Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả dạy nghề tại huyện thạnh phú, tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG

PHÂN TÍCH
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG HIỆU QUẢ DẠY NGHỀ
TẠI HUYỆN THẠNH PHÚ TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG

PHÂN TÍCH
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG HIỆU QUẢ DẠY NGHỀ
TẠI HUYỆN THẠNH PHÚ TỈNH BẾN TRE

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hướng dẫn khoa học: TS VÕ TẤT THẮNG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2017




i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này được dựa trên kết quả nghiên cứu do chính
tôi thực hiện tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Các đoạn trích dẫn, sô liệu sử dụng
đều có trích dẫn nguồn cụ thể và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết
của tôi.

Bến Tre, ngày 29 tháng 11 năm 2017
Học viên

Nguyễn Thị Hương Giang


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

1

LỜI CÁM ƠN

2

MỤC LỤC


2

TÓM TẮT

4

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

9

1.1 Vấn đề nghiên cứu

9

1. . M c tiêu nghiên cứu

10

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

11

1.4 Cấu trúc của nghiên cứu

11

CHƯƠNG : LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

13


.1 Lý thuyết liên quan.

13

. . Lược khảo nghiên cứu liên quan

17

.3 Các vấn đề liên quan đến đào tạo nghề

20

CHƯƠNG 3: KHUNG PHÂN TÍCH, DỮ LIỆU

36

3.1 Khung phân tích

36

3. Dữ liệu

38

3.2.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp

38

3.2.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp


38

3.3 Phương pháp nghiên cứu

40

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

46

4.1 Thông tin chung về tình hình học viên:

46

4.1.1 Thực trạng học viên

46


iii
4.1.2 Động lực học nghề

50

4.1.3 Thông tin tuyên truyền về đào tạo nghề

51

4.1.4 Ngành nghề lựa chọn theo học


52

4.1.5 Cách tiếp cận việc làm

54

4.1.6 Nghề nghiệp sau đào tạo

56

4. Hiệu quả đào tạo nghề:

57

4.2.1 Thời gian làm việc bình quân.

57

4.2.2 Mối quan hệ giữa đào tạo, giới và giải quyết việc làm

59

4.2.4 Mối quan hệ giữa nghề được đào tạo và việc làm sau đào tạo

62

4.2.5 Thu nhập

64


4.2.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo nghề

68

4.2.6.2 Các yếu tố cung dịch vụ đào tạo nghề

69

4.2.6.3 Các yếu tố cầu dịch vụ đào tạo nghề

72

4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề

74

4.3.1 Kết quả từ phương pháp phân tích lỗ hỏng (GAP)

74

4.3.2 Kết quả từ phương pháp phân tích Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách
thức (SWOT)
76
4.3.3 Đề xuất giải pháp

82

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

83


5.1 Kết luận.

85

5.2 Kiến nghị.

86

TÀI LIỆU THAM KHẢO

91

PHỤ LỤC

94


4

TÓM TẮT
Hoạt động đào tạo nghề là một trong những cách tiếp cận giảm nghèo thiết thực, là
cách thức hỗ trợ “cần câu” cho người lao động, giúp họ có kỹ năng nghề, tìm được việc
làm và tạo thu nhập cho bản thân.
Giống như các địa phương khác, Bến Tre rất chú trọng công tác đào tạo nghề, Tỉnh đã
chỉ đạo cho các huyện và thành phố đẩy mạnh đào tạo nghề, sử dụng hiệu quả nguồn
vốn đào tạo nghề, chủ yếu từ chương trình đào tạo nghề theo quyết định 1956 của
chính phủ và từ các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA trên địa bàn tỉnh.
Thạnh Phú là một trong 9 huyện/thành phố của tỉnh Bến Tre, là một trong 3 huyện ven
biển của tỉnh và nằm trong khu vực Cù lao Minh, giữa hai nhánh Hàm Luông và Cổ

Chiên trong hệ thống sông Tiền thông ra biển Đông. Huyện có vị trí thuận lợi phát triển
nuôi trồng, khai thác thủy hải sản và tương đối thuận lợi trong quá trình phát triển các
cây trồng ngọt hóa trên cơ sở các công trình thủy lợi được xây dựng trên địa bàn.
Huyện được xem là hành lang giao lưu về mặt kinh tế giữa các huyện ven biển cù lao
Bảo với tỉnh Trà Vinh. Ngoài ra, với vị trí cửa sông liên tục được bồi lắng, huyện
Thạnh Phú còn là địa bàn của bãi triều ven biển và khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập
mặn, có giá trị như vùng đệm sinh thái có độ đa dạng, sinh khối phong phú.
Theo kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số tháng 4 năm 2009, dân số trung bình trên địa
bàn huyện Thạnh Phú năm 2010 là 128.983 người. Mật độ dân số trung bình là 303
người/km2, nếu so sánh với toàn tỉnh Bến Tre, diện tích huyện Thạnh Phú chiếm
18,8%, nhưng dân số chỉ bằng 10,2%, mật độ dân số bằng 54% bình quân toàn tỉnh và
là huyện thưa dân nhất tỉnh. Dân số trên địa bàn Huyện có cơ cấu trẻ chiếm 24,3% năm
2010. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi chiếm 61,9% dân số. Lực lượng dân số nữ từ 56 tuổi
và nam từ 61 tuổi trở lên tăng từ 7,9% lên trên 8,7% và 11,4% dân số trong cùng thời
điểm. Hiện tượng trên cho thấy dân số huyện Thạnh Phú đang trong thời kỳ tỷ lệ lao


5

động cao nhất và bắt đầu đi vào cơ cấu già, một mặt do kết quả của chương trình kế
hoạch hóa, một mặt do số dân trong độ tuổi lao động xuất cư nhiều.
Lao động trong độ tuổi tăng bình quân trong thời kỳ 2001-2010 khoảng gần 800
người/năm, hầu hết đều có công ăn việc làm tại địa phương hoặc đi làm công nhân tại
trong tỉnh, tỉnh thành khác. Tỷ lệ lao động được đào tạo kể cả truyền nghề khoảng
31,1% năm 2010, gồm 3,1% cao đẳng-đại học-sau đại học, 2,8% trung học chuyên
nghiệp, 2,2% công nhân kỹ thuật và 23,0% công nhân được đào tạo sơ cấp/truyền
nghề. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề đạt 8,1% còn ở mức rất thấp. Hàng năm Huyện
giải quyết hầu hết số lao động mới bước vào tuổi lao động. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi
còn đi học ở mức độ khá cao, chiếm 8% lao động trong độ tuổi và là một trong những
điều kiện phát triển nguồn nhân lực trong tương lai.

Năm 2010, toàn huyện có 570 cơ sở công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp thu dụng 1.555
lao động, giảm bình quân 1,4%/năm về cơ sở nhưng tăng 2%/năm về lao động.
Về đào tạo nghề, hiện tại trên địa bàn huyện có 1 Trung tâm dạy nghề và giới thiệu
việc làm chịu sự chỉ đạo về chuyên môn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
tỉnh, ngoài chức năng giúp Ủy ban nhân dân huyện (thông qua phòng Nội vụ - Lao
động - Thương binh và Xã hội huyện) quản lý nhà nước về giới thiệu việc làm, Trung
tâm còn tổ chức dạy nghề sơ cấp và bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật cho cán bộ,
công chức và lao động là nông dân, thanh niên nông thôn, lao động nữ chưa có việc
làm. Đồng thời, ngành giáo dục cũng tham gia hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh
phổ thống các cấp. Ngành nghề đào tạo chủ yếu phục vụ cho các lĩnh vực nông nghiệp,
công nghiệp như: chăn nuôi thú y, nuôi trồng thủy sản, bon sai - cây kiểng, điện cơ,
điện gia dụng, điện lạnh, sửa chữa máy nổ, sửa chữa xe gắn máy, hàn, tiện, may công
nghiệp và các ngành nghề khác như: tin học ứng dụng, kỹ thuật máy tính liên kết đào
tạo Anh văn thực hành, ngoại ngữ và giáo dục định hướng xuất khẩu lao động.


6

Năm 2010 đã đào tạo nghề cho khoảng 900 lao động (23% đào tạo dài ngày, 77% đào
tạo ngắn ngày). Số lao động qua đào tạo trên địa bàn năm 2010 chiếm khoảng 31% lao
động trong độ tuổi, trong đó tỉ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ chiếm trên 2%; lao
động tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học chiếm gần
6% và khoảng 23% lao động sơ cấp, truyền nghề. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục-đào
tạo, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học vẫn chưa đáp ứng
yêu cầu chuẩn bị nguồn nhân lực cho phát triển, đặc biệt từ cấp trung học. Công tác
đào tạo nghề chưa đảm bảo nguồn lao động trình độ cao. (Quy hoạch phát triển kinh tế
- xã hội của huyện đến năm 2020).
Theo Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Bến Tre năm 2011, trong báo cáo tình
hình thực hiện chương trình việc làm, dạy nghề giai đoạn 2006-2010 nêu một số hạn
chế như chương trình đào tạo chưa thống nhất, kinh phí bồi dưỡng giáo viên còn hạn

chế, đầu tư trang thiết bị chưa phù hợp với nghề mà học viên lựa chọn. Vấn đề không
chỉ nhằm gia tăng số lượng lao động qua đào tạo, hay tăng quy mô đầu tư cho các cơ sở
mà chủ yếu tập trung hiệu quả sau đào tạo nghề, học viên tìm được việc làm theo đúng
ngành nghề đã được đào tạo để phát huy năng lực đã được đào tạo, tính ổn định của
việc làm, từ đó tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững.
Trong báo cáo đánh giá kết quả đào tạo nghề giai đoạn 2011-2015 Trung tâm Dạy nghề
của huyện Thạnh Phú cũng tìm ra một số hạn chế như việc gắn kết doanh nghiệp trong
đào tạo nghề còn gặp khó khăn, một số nơi chưa làm tốt việc lập kế hoạch đào tạo,
thiếu định hướng và giải pháp trong tuyên truyền vận động lao động nông thôn học
nghề, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn cao, một số tham gia học nghề chưa xuất
pháp từ nhu cầu, chỉ chạy theo phong trào, nhiều lao động thuộc hộ nghèo chưa mạnh
dạn học nghề do rào cản về tâm lý, trình độ học vấn, về điều kiện kinh tế mưu sinh
nhất là vốn, tư liệu sản xuất, việc làm sau học nghề, trong khi chính sách hỗ trợ học


7

nghề chưa đủ sức lôi kéo họ buông bỏ những nghề thu nhập thấp hiện tại, để theo nghề
mới, được đào tạo bài bản và hứa hẹn một tương lai tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên, đa số các báo cáo chỉ định tính và vì thế chưa thể dựa vào đó để đề xuất giải
pháp phù hợp, giúp việc đào tạo nghề thực sự hiệu quả và đạt hiệu suất cao, trong khi
nguồn kinh phí phân bổ cho đào tạo nghề hàng năm khá đa dạng và không nhỏ, hơn
nữa, từ nay đến năm 2020 địa phương vẫn tiếp tục triển khai đào tạo nghề theo phương
thức truyền thống và sẽ giải ngân hết số vốn được phân bổ cho đào tạo nghề.
Trong khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả chọn địa bàn huyện Thạnh Phú là địa bàn có
điều kiện tiếp cận trong công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm khó khăn hơn so
với các huyện/thành phố của tỉnh Bến Tre đề làm điển hình nghiên cứu, tìm kiếm giải
pháp tháo gỡ cho địa phương, từ đó đề xuất hướng cải thiện hiệu quả đào tạo nghề ở
quy mô rộng cho cả tỉnh. Đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả dạy nghề tại
huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre” được thực hiện với mục đích trên.

Một số kết quả lớn ghi nhận được như sau:
Huyện với nguồn lao động có trình độ học vấn thấp, tính sẵn lòng học nghề của học
viên chưa cao, thiếu định hướng việc làm ngay từ khi đăng ký học nghề ảnh hưởng rất
lớn đến nguồn Cung dịch vụ đào tạo nghề.
Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên phục vụ cho công tác giảng dạy với trình độ chuyên
môn nghiệp vụ chưa cao, thiếu kinh nghiệm; cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy đầu tư
dàn trải, thiếu thốn; Chương trình giảng dạy lỗi thời, lạc hậu, chậm đổi mới, chưa theo
kịp nhu cầu của xã hội, nặng về lý thuyết mà thiếu dạy về thực hành, dẫn đến học viên
khi tốt nghiệp khó tìm việc làm, hoặc không áp dụng vào sản xuất tại nông hộ.
Ngành nghề đào tạo tại các Trung tâm hay cơ sở dạy nghề và nhu cầu tuyển dụng lao
động của các doanh nghiệp chưa gặp nhau, chưa có sự gắn kết trong đào tạo và tuyển
dụng dẫn đến mất căn bằng trong Cung - Cầu, chưa cung ứng được cho thị trượng lao
động. Ngoài ra, định hướng tìm kiếm thị trường cho sản phẩm cũng như chính sách hỗ


8

trợ tiếp cận vốn vay chưa được chú trọng, dẫn đến doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm
chừng, chưa mở rộng quy mô sản xuất để có thể thu hút và giải quyết thêm việc làm
cho lao động nông thôn.
Đề xuất chính sách:
Các nhà hoạch định chính sách cần đảm bảo cung và cầu gặp nhau, phát huy cầu nối
cung - cầu (cán bộ đào tạo nghề ở các cấp, cơ sở dạy nghề) để liên kết phía cầu (người
muốn học nghề) với phía cung (các cở sở, doanh nghiệp sản xuất) cùng với những
chính sách hỗ trợ kịp thời về thông tin đào tạo, thị trường lao động, thông tin tuyển
dụng và những chính sách hỗ trợ vốn vay nhằm thúc đẩy đam mê lập nghiệp thoát
nghèo và khởi nghiệp làm giàu từ các chương trình phát động của chính quyền hiện
nay.



9

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Vấn đề nghiên cứu
Tính đến Quý 3 năm 2016, cả nước có hơn 71,5 triệu người từ 15 tuổi trở lên, trong đó
khoảng 54,4 triệu người thuộc lực lượng lao động (chiếm 76%), Mặc dù tiến trình đô
thị hóa ở Việt Nam đã và đang diễn ra nhưng đến nay lao động nông thôn vẫn được
xem là đông đảo, hiện chiếm gần 67,8% lực lượng lao động (Báo cáo điều tra lao động
việc làm quý 3 năm 2016, Tổng Cục thống kê). Tuy nhiên, theo Song Nhi (2007) chỉ
có khoảng 3% lao động nông thôn được dạy nghề. Đây là thách thức không nhỏ đối với
các nhà làm chính sách trước yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn, từng
bước góp phần kéo giảm tỷ lệ nghèo của tỉnh.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của
cả nước. Với nguồn lao động dồi dào khoảng 17,5 triệu người, trong đó có 13,8 triệu
người sống ở nông thôn. Tuy nhiên, số người từ 15 tuổi trở lên chưa được đào tạo
chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao nhất nước (93,4%) (Huỳnh Thị Gấm và Phạm
Ngọc Trâm, 2009).
Bến Tre là một trong số 13 tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Nhận thức
được vấn đề trên, hàng năm, tỉnh Bến Tre có kế hoạch đào tạo cho khoảng 10.000 lao
động, trong đó đào tạo cho lao động nông thôn chiếm 50%. Theo Báo cáo tổng kết Đề
án “Dạy nghề cho lao động nông thôn thực hiện theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ” giai đoạn 2010- 2014, tổng số lao động nông thôn được hỗ trợ
học nghề theo chính sách Đề án là 25.657 người, đạt 48,27% kế hoạch. Tuy nhiên, qua
đánh giá thì đào tạo nghề thời gian qua chưa theo kế hoạch, chưa gắn với quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ngoài ra, việc đào tạo nghề cho lao động
nông thôn có một số khó khăn do đào tạo nghề chưa gắn với nhu cầu doanh nghiệp nên
nhiều học viên sau đào tạo bị thất nghiệp trong khi kinh phí tổ chức đào tạo không nhỏ,
chiếm 99,871 tỷ đồng giai đoạn 2010-2014.



10

Trong số đó thì đào tạo nghề thông qua các Trung tâm dạy nghề và cơ sở nghề cũng
đang được thực hiện với quy mô tương đối lớn và cơ cấu ngành nghề phong phú và
hiệu quả đào tạo và giải quyết việc làm cũng chưa cao. Rất nhiều người sau khi đã tốt
nghiệp tại các khóa dạy nghề ngắn hạn vẫn không đáp ứng được yêu cầu công việc.
Nguyên nhân quan trọng của hiện tượng này là do thiếu cán bộ chuyên môn làm công
tác tư vấn dạy nghề, cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy thiếu thốn, trình độ giáo viên
dạy nghề và chương trình giảng dạy chưa phù hợp; hơn nữa, quá trình cung đào tạo do
các TTDN đưa ra, chủ yếu dựa trên khả năng của mình mà không tính tới nhu cầu
tương ứng từ các doanh nghiệp. Điều này dẫn đến sự mất cân đối Cung – Cầu đào tạo
cả về quy mô, cơ cấu và đặc biệt là chất lượng, gây ra những lãng phí lớn và giảm hiệu
quả trong đào tạo nghề. Xuất phát từ thực tế đào tạo nghề trên của địa phương, đề tài
“Phân tích các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả dạy nghề tại huyện Thạnh Phú tỉnh Bến
Tre” là rất cần thiết và có ý nghĩa trong quá trình thực hiện “Đề án đào tạo nghề cho
lao động nông thôn giai đoạn 2016-2020 - Đề án 1956 - của Chính phủ”) trên địa bàn
tỉnh Bến Tre. Đề tài này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo nghề của
huyện và từ đó tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả dạy nghề cho cả tỉnh Bến Tre.
1. . M c tiêu nghiên cứu
- Phân tích các yếu tố cung dịch vụ đào tạo nghề như đội ngũ giáo viên, cơ sở vật
chất phục vụ giảng dạy, chương trình giảng dạy ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo nghề
của huyện Thạnh Phú.
- Phân tích các yếu tố cầu dịch vụ đào tạo nghề như trình độ học viên, tính sẵn
lòng học nghề của học viên, nhu cầu việc làm và thu nhập trên thị trường đối với các
ngành nghề được đào tạo ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo nghề.
- Đề xuất giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho tỉnh trong
thời gian tới.


11


1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu này lựa chọn các đối tượng là những người đã qua các lớp đào tạo nghề tổ
chức trong 3 năm gần đây tại 3 xã của huyện Thạnh Phú, các doanh nghiệp/cở sở sản
xuất trên địa bàn huyện, các trung tâm/cở sở đào tạo nghề và các cán bộ làm công tác
quản lý về đào tạo nghề.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả dạy nghề của huyện Thạnh
Phú như: tính phù hợp của chương trình giảng dạy; chất lượng giảng dạy của giáo viên;
kết nối tạo việc làm; số lượng học viên có việc làm sau đào tạo; thu nhập từ việc làm
sau đào tạo. Do giới hạn phạm vi nghiên cứu nên các kết luận và nhận xét chủ yếu dựa
trên những yếu tố ảnh hưởng được liệt kê bên trên.
1.4 Cấu trúc của nghiên cứu
Tiếp theo Chương I đã trình bày trên, Chương II nêu lý thuyết, trong đó nêu rõ khái
niệm về nghề, đào tạo nghề và hiệu quả của đào tạo nghề; các kết quả nghiên cứu thực
nghiệm liên quan đến hiệu quả đào tạo nghề. Chương III nêu phương pháp nghiên
cứu, các dữ liệu thực hiện và nêu các nguồn tài liệu tham khảo của nghiên cứu.
Chương IV nêu tổng quan thực trạng và kết quả đào tạo nghề của huyện Thạnh Phú từ
số liệu thứ cấp; so sánh kết quả với các nghiên cứu trước đây; Và cuối cùng, Chương
V là phần kết luận, các kiến nghị và gợi ý chính sách để giúp nâng cao hiệu quả đào tạo
nghề, giải quyết việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn dựa trên những phân
tích, lập luận của các chương trước và đúc kết nội dung nghiên cứu.


12

Tóm tắt Chương 1

Mục đích của chương này là nhằm xác định tính cần thiết của đề tài “Phân tích

các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả dạy nghề tại huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre”, xác lập
các mục tiêu và phương pháp nghiên cứu để phân tích các yếu tố cung dịch vụ đào tạo
nghề như đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, chương trình giảng dạy
ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo nghề của huyện Thạnh Phú; và các yếu tố cầu dịch vụ
đào tạo nghề như trình độ học viên, tính sẵn lòng học nghề của học viên, nhu cầu việc
làm và thu nhập trên thị trường đối với các ngành nghề được đào tạo ảnh hưởng đến
hiệu quả đào tạo nghề; qua đó đề xuất giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả đào
tạo nghề cho toàn tỉnh trong thời gian tới.


13

CHƯƠNG : LÝ THUYẾT
VÀ LƯỢC KHẢO NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
.1 Lý thuyết liên quan.
Khái niệm về nghề: Nghề nghiệp nảy sinh, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển
của xã hội loài người.
Cho đến nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về nghề:
Theo giáo trình “kinh tế lao động” của trường Đại học Kinh tế Quốc dân thì khái niệm
nghề là một dạng xác định của hoạt động trong hệ thống phân công lao động của xã
hội, là toàn bộ kiến thức (hiểu biết) và kỹ năng mà một người lao động cần có để thực
hiện các hoạt động xã hội nhất định trong một lĩnh vực lao động nhất định (Đỗ Thanh
Bình, 2003).
Nghề là lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có
được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần
nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội (Bộ Lao Động-TBXH, Tổng Cục Dạy
Nghề, 2011).
Theo Nguyễn Hùng (2008, p.11): “Những chuyên môn có những đặc điểm chung, gần
giống nhau được xếp thành một nhóm chuyên môn và được gọi là nghề. Nghề là tập
hợp của một nhóm chuyên môn cùng loại, gần giống nhau. Chuyên môn là một dạng

lao động đặc biệt, mà qua đó con người dùng sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần
của mình để tác động vào những đối tượng cụ thể nhằm biến đổi những đối tượng đó
theo hướng phục vụ mục đích, yếu cầu và lợi ích của con người”.
Khái niệm về đào tạo: Đào tạo là quá trình trang bị tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, hình
thành nhân cách người lao động, chuẩn bị cho các cá nhân tham gia vào hoạt động lao
động cụ thể, chuyên nghiệp xã hội.


14

Đào tạo là sự phát triển có hệ thống những kiến thức và kỹ năng mà mỗi cá nhân cần
có để thực hiện một nghề hoặc một nhiệm vụ cụ thể. Sự cần thiết đó có thể do nhu cầu
cá nhân của người được đào tạo hoặc do nhu cầu phát triển của tổ chức. Theo mục đích
học của người được đào tạo thì có các tiêu chí phân loại: đào tạo, đào tạo lại và bồi
dưỡng. Tương ứng với nội dung, thời gian đào tạo và mức độ đánh giá kết quả đào tạo
thì có cấp bằng hay chứng chỉ (Nguyễn Công giáp và ctv, 2005).
Khái niệm về đào tạo nghề :
Theo giáo trình “kinh tế lao động” của trường Đại học Kinh tế Quốc dân thì khái niệm
đào tạo nghề được trình bày là “Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình trang bị kiến thức
nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động, để họ có thể đảm nhận được
một số công việc nhất định” (Mai Quốc Chánh, 1998). Theo tài liệu của Bộ Lao động Thương binh - Xã hội xuất bản năm 2002 thì khái niệm đào tạo nghề được hiểu như
sau “Đào tạo nghề là hoạt động nhằm trang bị cho người lao động những kiến thức, kỹ
năng và thái độ lao động cần thiết để người lao động sau khi hoàn thành khóa học, học
viên học được “một nghề trong xã hội” (Đỗ Thanh Bình, 2003).
Như vậy, đào tạo nghề là một hoạt động có tổ chức được điều khiển trong một thời
gian xác định nhằm trang bị những kiến thức về chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo và hình
thành nhân cách để người lao động có thể đảm nhận và nâng cao tay nghề đối với một
công việc cụ thể.
Đặc trưng của đào tạo nghề: Là một công việc chuyên làm, là phương tiện sinh sống
gắn liền với cả cuộc đời hoặc phần lớn cuộc đời người lao động, bao gồm cả lao động

trí óc và lao động chân tay, phù hợp với yêu cầu của xã hội (Bộ Lao Động-TBXH,
Tổng Cục Dạy Nghề, 2011).
Khái niệm về hiệu quả : Hiệu quả là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả
thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả
đó trong thời gian nhất định.


15

Nếu K là kết quả nhận được theo hướng mục tiêu đo bằng các đơn vị khác nhau, C là
chi phí bỏ ra được đo bằng các đơn vị khác nhau; E là hiệu quả; ta có công thức tính
hiệu quả chung là :
E=K-C ( hiệu quả tuyệt đối).
E=K/C (hiệu quả tương đối).
Một cách chung nhất, kết quả (K) mà chủ thể nhận được theo hướng mục tiêu trong
hoạt động của mình càng lớn chi phí (C) bỏ ra bao nhiêu thì càng có lợi bấy nhiêu. Vì
vậy, hiệu quả là chỉ tiêu để phân tích, đánh giá các phương án hành động.
Hiệu quả đào tạo nghề :
- Có nhiều loại hiệu quả như : hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường,
hiệu quả đạo đức, trong đó có hiệu quả đào tạo nghề .
- Chủ thể được hưởng hiệu quả của đào tạo nghề là toàn bộ xã hội mà người đại diện
chính là Nhà nước. Vì vậy, lợi ích và chí phí của đào tạo nghề được xem xét với góc
độ toàn bộ nền kinh tế - xã hội.
- Hiệu quả đào tạo nghề là hiệu quả chung phản ánh kết quả thực hiện mọi mục tiêu
đào tạo nghề mà chủ thể là Nhà nước đặt ra trong một giai đoạn nhất định quan hệ chi
phí để có được những kết quả đó.
- Mục tiêu của đào tạo nghề là đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động về những công
nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ có trình độ, năng lực hành nghề thể hiện ở các kiến
thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp được trang bị trong quá trình đào tạo. Đội ngũ lao
động được đào tạo phải đáp ứng được đòi hỏi của thị trường lao động về số lượng, chất

lượng, cơ cấu ngành nghề.
- Hiệu quả đào tạo nghề được đánh giá dựa trên kết quả đào tạo và ảnh hưởng của nó
đối với xã hội.
- Kết quả đào tạo là mức độ hoàn thành khóa học, năng lực đạt được và khả năng thích
ứng của học viên.
- Các tiêu chí đánh giá hiệu quả đào tạo nghề:


16

+ Số lượng học viên được đào tạo.
+ Cơ cấu ngành nghề được đào tạo.
+ Kết quả tốt nghiệp của học viên.
+ Mức độ phù hợp và thích ứng của người tốt nghiệp với thị trường lao động
như tỷ lệ có việc làm sau khi tốt nghiệp, năng lực hành nghề tại các vị trí làm việc, khả
năng phát triển nghề nghiệp.
- Hiệu quả đào tào nghề là kết quả của học viên sau khi học nghề tìm được việc làm và
có nguồn thu nhập ổn định.
Phân loại và các hình thức đào tạo nghề:
Có rất nhiều cách phân loại đào tạo nghề, tuỳ theo mỗi loại tiêu thức ta có thể phân loại
đào tạo nghề thành các loại hình khác nhau. Trong phạm vi bài này chỉ xét hai tiêu thức
phân loại như sau:
- Căn cứ vào thời gian đào tạo nghề:
+ Đào tạo ngắn hạn: Là loại hình đào tạo nghề có thời gian đào tạo dưới một năm, chủ
yếu áp dụng đối với phổ cập nghề. Loại hình này có ưu điểm là có thể tập hợp được
đông đảo lực lượng lao động ở mọi lứa tuổi, những người không có điều kiện học tập
tập trung vẫn có thể tiếp thu được tri thức ngay tại chỗ, đối tượng thuộc diện được
hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu
số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác thời gian đào tạo dưới 3 tháng, với sự hỗ
trợ đắc lực của các cơ quan đoàn thể, địa phương, Nhà nước về mặt giáo trình, giảng

viên (Bộ Lao Động-TBXH, Tổng Cục Dạy Nghề, 2011).
+ Đào tạo dài hạn: Là loại hình đào tạo nghề có thời gian đào tạo từ một năm trở lên,
chủ yếu áp dụng đối với đào tạo công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ. Đào tạo
nghề dài hạn thường có chất lượng cao hơn các lớp đào tạo ngắn hạn, dạy nghề trình độ
trung cấp nghề trở lên thời gian học từ 2,5-3 năm (Bộ Lao Động-TBXH, Tổng Cục
Dạy Nghề, 2011).
+ Đào tạo mới: Là loại hình đào tạo nghề áp dụng cho những người chưa có nghề (đào


17

tạo mới là để đáp ứng yêu cầu tăng thêm lao động có nghề).
+ Đào tạo lại: Là quá trình đào tạo nghề áp dụng với những người đã có nghề song vì
lý do nào đó, nghề của họ không còn phù hợp nữa.
+ Đào tạo nâng cao: Là quá trình bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kinh nghiệm làm
việc để người lao động có thể đảm nhận được những công việc phức tạp hơn.
- Các hình thức đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng nhìn chung là rất phong
phú và đa dạng. Tuy nhiên, về cơ bản đào tạo nghề hiện nay thường áp dụng một số
hình thức chính sau đây:
+ Đào tạo nghề phi chính quy : Đào tạo tại các cơ sở thực hiện các dự án, các khóa đào
tạo có tổ chức, có thể do trung tâm đào tạo của Nhà nước hoặc trung tâm đào tạo của tư
nhân hay xí nghiệp gồm có đào tạo tại cơ sở và đào tạo không tại cơ sở nghề.
+ Đào tạo nghề chính quy: Theo quy định của Luật dạy nghề, đào tạo nghề chính quy
được thực hiện với các chương trình sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề tại
các cơ sở dạy nghề theo các khoá học tập trung và liên tục. Đào tạo nghề chính quy là
loại hình đào tạo tập trung tại các trung tâm dạy nghề, các trường nghề với quy mô đào
tạo tương đối lớn, chủ yếu là đào tạo các công nhân kỹ thuật có trình độ lành nghề cao.
. . Lược khảo nghiên cứu liên quan
Trong xu thế hội nhập, phát triển chung của thế giới. Các nhà kinh tế đã chỉ ra
rằng sự phát triển bền vững phụ thuộc chặt chẽ vào sự phát triển nguồn nhân lực quốc

gia đó. Chính vì vậy, các nước phát triển và các nước có tốc độ phát triển kinh tế cao
như các nước mới công nghiệp hóa, Trung Quốc... đã có sự đầu tư lớn vào nguồn nhân
lực. Không chỉ đầu tư về hệ thống giáo dục, một số nước đã nhận thấy việc đào tạo,
đào tạo lại, bồi dưỡng và đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn đóng vai trò quan
trọng trực tiếp đến quá trình phát triển đất nước (Nguyễn Công Giáp, 2005).
Cụ thể, giáo dục ở Đức thuộc dạng giáo dục kép, chú trọng kết hợp cả lý thuyết
lẫn thực hành, trong đó chú trọng và tăng cường thực hành nhiều hơn. Có nhiều lao


18

động trẻ tham gia các khóa học nghề nông nghiệp (Wilhelm Wehren, 2010). Nguyên
nhân tạo nên tính hấp dẫn trong trong đào tạo nghề theo mô hình nước Đức là sự tương
hợp giữa dạy nghề và yêu cầu của thị trường lao động, sự kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo
lý thuyết tại trường và đào tạo thực hành tại xí nghiệp. Tiêu chuẩn nghề nghiệp được
xác lập bởi doanh nghiệp và quy định của từng nghề nghiệp cụ thể. Cải thiện chất
lượng đào tạo không chỉ chú trọng đến việc tăng cường cơ sở vật chất, cải thiện các
trang thiết bị dạy nghề, mà cần phải tăng chất đội ngũ giáo viên, tăng thời gian học
nghề tại doanh nghiệp, thực hành tại các vị trí sẽ đảm nhiệm trong tương lai (Horst
Sommer, 2013).
Theo Nguyễn Trần Dương (2004), đào tạo nghề ngắn hạn, tạo nhiều nghề cho
người lao động - nhu cầu thực sự, cấp bách và khả thi nhằm đáp ứng nhu cầu công
nghiệp hóa – hiện đại hóa. Cần nhanh chóng tổ chức những hệ thống liên kết đào tạo
nghề ngắn hạn (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng) theo đối tượng thâm canh, theo sản phẩm của
các làng nghề, theo các loại dịch vụ nhằm triển khai có hiệu quả đề án “ Đào tạo nghề
cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
Theo Thanh Xuân (2005), thì nguồn lao động hiện nay tập trung chủ yếu ở nông
thôn, không bắt kịp nhịp độ phát triển đang lớn dần trong xu thế hội nhập. Do tâm lý từ
nền văn hóa nông nghiệp an nhàn lâu nay nên lao động nông thôn không chịu nổi
cường độ làm việc trong môi trường công nghiệp, dịch vụ, nơi môi trường kỷ luật

nghiêm và cường độ lao động cao. Do đó, việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn là
rất cần thiết trong quá trình đô thị hóa.
Về kết quả đào tạo nghề, Loan Phương (2008) cho rằng: Việc đào tạo nghề cho
lao động nông thôn còn nhiều bất cập, đào tạo nghề và giải quyết việc làm chưa gắn
với nhu cầu doanh nghiệp, nên nhiều học viên sau khi ra trường hay lao động đã qua
đào tạo vẫn không tìm được việc làm, phải chịu cảnh thất nghiệp, trong khi doanh
nghiệp thì hô hào tuyển dụng, đưa nhu cầu lao động làm việc tại các cơ sở của họ. Do


19

chất lượng đào tạo không cao, chỉ bó hẹp trong một số ngành, trình độ lao động thấp
nên chưa phù hợp với yêu cầu sản xuất hàng hóa và đáp ứng cho nhu cầu phát triển.
Những năm qua, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song phải nhìn nhận một thực tế
là công tác đào tạo nghề, tạo việc làm trên địa bàn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
vẫn còn hạn chế. Đó là đầu vào các cơ sở dạy nghề còn thấp, quy mô nhỏ hẹp; cơ sở
vật chất và đội ngũ giáo viên phục vụ dạy nghề thiếu. Bên cạnh đó là những khó khăn
xuất phát từ chính bản thân những người cần đào tạo nghề. Từ trước tới nay, lao động
nông thôn đã quen với cách sản xuất truyền thống, nên dù được đào tạo tận tình, nhưng
sau khi học xong, rất nhiều lao động nông thôn lại quay về với cách làm cũ hoặc vẫn
duy trì thói quen ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Lao động nông thôn tham gia học
nghề hầu hết tuổi cao, trình độ học vấn thấp, điều kiện giao thông đi lại khó khăn; cùng
với tâm lý lo ngại sau khi đi học không tìm được việc làm, không có vốn... đã làm hạn
chế đáng kể sự tham gia tự giác, nhiệt tình của người có nhu cầu học nghề. Đây cũng là
khó khăn chung của nhiều địa phương trên cả nước trong quá trình triển khai Chương
trình Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Tạp chí Cộng Sản, 2012).
Nhìn chung, nhu cầu học nghề của lao động vùng nông thôn là rất lớn, chính
sách hỗ trợ học nghề và nguồn lực đầu tư của Nhà nước phục vụ đào tạo nghề cũng
không ít, tuy nhiên, việc đào tạo và hiệu quả sau đào tạo vẫn chưa song hành và gắn kết
với nhau. Thực tế các trung tâm dạy nghề cho lao động nông thôn hiện nay đều thiếu

giáo viên và yếu chất lượng chuyên môn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc phục
vụ các hoạt động dạy nghề thiếu và lạc hậu. Lao động có trình độ văn hóa thấp, nên
khó tiếp thu những kỹ thuật tiên tiến và sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại. Kỷ luật lao
động, tác phong lao động công nghiệp chưa được quan tâm trong dạy nghề. Vấn đề đào
tạo nghề cho lao động nông thôn cần phải được xã hội hoá, có sự tham gia đầy đủ của
các cấp chính quyền, ngành nghề trong nước, doanh nghiệp, có sự hỗ trợ của các tổ
chức quốc tế (Lê Mạnh Hùng, 2005 và Song Nhi, 2007).


20

.3 Các vấn đề liên quan đến đào tạo nghề
Chính sách của Nhà nước:
Dạy nghề trong những năm gần đây đã được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và
Nhà nước. Điều đó được thể hiện thông qua các Nghị quyết của Đại, Quốc hội và chính
phủ.
Nghị quyết Đại hội đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cũng đã xác
định: “Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu phát triển của xã hội; có cơ chế và chính
sách thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo. Xây dựng
và thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực cho các ngành, lĩnh vực mũi
nhọn, đồng thời chú trọng đào tạo nghề cho nông dân, đặc biệt đối với người bị thu hồi
đất; nâng cao tỉ lệ lao động qua đào tạo” và “Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng
dạy nghề và giáo dục chuyên nghiệp. Rà soát, hoàn thiện quy hoạch và thực hiện quy
hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng và dạy nghề trong cả nước”
Nghị Quyết của Quốc Hội số 35/2009/NQ - QH12 ngày 19 tháng 06 năm 2009
về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ
năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015: nhà nước đảm bảo vai trò đầu tư chủ
yếu cho giáo dục và đào tạo; hỗ trợ các cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập đào
tạo nâng cao trình độ giáo viên và cán bộ quản lý; ưu tiên ngân sách cho phát triển dạy
nghề;

Thể chế hoá chủ trương của Đảng về phát triển dạy nghề, Quốc Hội đã ban hành
Luật Giáo dục - năm 2005, quy định dạy nghề có ba trình độ đào tạo (sơ cấp nghề,
trung cấp nghề, cao đẳng nghề); Luật Dạy nghề - năm 2006, quy định chi tiết về tổ
chức, hoạt động của cơ sở dạy nghề; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia
hoạt động dạy nghề. Trong Luật Dạy nghề đã xác định chính sách đầu tư của nhà nước
về phát triển dạy nghề: “Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để đổi mới nội dung, chương
trình và phương pháp dạy nghề, phát triển đội ngũ giáo viên, hiện đại hoá thiết bị, đẩy
mạnh nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề; tập trung xây dựng


21

một số cơ sở dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới; chú trọng
phát triển dạy nghề ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đầu tư
đào tạo các nghề thị trường lao động có nhu cầu, nhưng khó thực hiện xã hội hoá”.
Khoản 4, Điều 7 Luật Dạy nghề cũng xác định: “Hỗ trợ các đối tượng được
hưởng chính sách người có công, quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người
thuộc hộ nghèo, người tàn tật, khuyết tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, người
trực tiếp lao động trong các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác và các đối
tượng chính sách xã hội khác nhằm tạo cơ hội cho họ được học nghề để tìm việc làm,
tự tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp”.
Những quan điểm, định hướng trên của Đảng, Nhà nước về phát triển dạy nghề
đã tạo tiền đề quan trọng để cụ thể hóa hơn nữa các chính sách về phát triển dạy nghề
nói chung và chính sách dạy nghề cho các đối tượng nói riêng.
Đặc biệt, Đề án 1956 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với quan điểm bảo
đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn;
chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của
cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu
của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương.

Đề án 1956 đã đề ra mục tiêu tổng quát: “Bình quân hàng năm đào tạo nghề cho
khoảng 1 triệu lao động nông thôn, trong đó đào tạo, bồi dưỡng 100.000 lượt cán bộ,
công chức xã. Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng
thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu
kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn”. Đối
tượng của Đề án này là lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn
và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Trong đó ưu tiên đào tạo nghề cho các đối
tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng,


22

hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu
số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác
Đề án 1956 được thực hiện từ nay đến năm 2020 và để thành công, các nhiệm
vụ, yêu cầu đặt ra, đòi hỏi phải huy động mọi nguồn lực, sự phối hợp, chung tay của cả
hệ thống chính trị. Gắn đào tạo với việc làm sao cho khi học nghề xong, người dân
nông thôn tự tạo được việc làm, lập cơ sở sản xuất, mở trang trại, góp phần chuyển
dịch cơ cấu lao động nông thôn hoặc có cơ hội tiếp cận việc làm tại các doanh nghiệp
chính là chỉ tiêu chủ yếu, quan trọng nhất đánh giá thành công của Đề án 1956. Để làm
được điều này, một trong những nhân tố quan trọng, cốt lõi là sự phối hợp, gắn kết chặt
chẽ giữa cơ sở dạy nghề (ở đây chủ yếu là cơ sở dạy nghề) và cơ sở sử dụng lao động
(gọi chung là doanh nghiệp). "Kết nối giữa đào tạo nghề với việc làm" được hiểu theo
nghĩa rộng là quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, có tác động qua lại và bổ sung cho
nhau giữa hai hệ thống: Hệ thống đào tạo nhân lực với hệ thống sử dụng nhân lực,
trong đó mối quan hệ trực tiếp giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp được đặc biệt coi
trọng.
Tại Hội nghị toàn quốc sơ kết 2 năm thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày
21/11/2009 về phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tới năm 2020 đã
nhận định Đề án 1956 - lần đầu tiên những mục tiêu định lượng về số lao động được

đào tạo nghề và hiệu quả của các lớp học được đưa ra. Theo đó, bình quân hàng năm
đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, giai đoạn 2011 – 2015 đào tạo
nghề cho 5,2 triệu lao động nông thôn. Khoảng 120.000 người thuộc diện hộ nghèo,
người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh
tế được học nghề theo đơn đặt hàng. Về hiệu quả, Đề án đặt mục tiêu tỷ lệ có việc làm
sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 70%.


23

Thực trạng dạy nghề trong cả nước:
Thực hiện các Nghị quyết của Đảng về định hướng phát triển dạy nghề, chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dạy nghề từ 1998 đến nay, dạy nghề đã được phục
hồi sau một thời gian dài bị suy giảm, từng bước được đổi mới và phát triển đáp ứng
ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong SXKD, dịch vụ phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể:
- Đã hình thành hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách tương đối đồng bộ và
thống nhất tạo hành lang pháp lý để điều chỉnh hoạt động dạy nghề, gôm: Luật Giáo
dục, Luật Dạy nghề, Bộ Luật Lao động và hơn 120 văn bản quy phạm pháp luật quy
định chi tiết và hướng dẫn thực hiện hầu hết những lĩnh vực quan trọng, cần thiết để
triển khai Luật Dạy nghề như: các quy định về phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề,
các điều kiện, thủ tục thành lập cơ sở dạy nghề, các quy định về xây dựng chương trình
dạy nghề, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề, tuyển sinh học nghề,
tổ chức thi, kiểm tra, cấp văn bằng chứng chỉ, còng như các quy định về bảo đảm chất
lượng dạy nghề, kiểm soát chất lượng dạy nghề.
- Hình thành hệ thống dạy nghề theo 3 cấp trình độ (Sơ cấp, trung cấp và cao
đẳng nghề) thay thế hệ thống dạy nghề ngắn hạn và dài hạn trước đây; từng bước đáp
ứng được nhu cầu đa dạng về trình độ nhân lực kỹ thuật trực tiếp của thị trường lao
động, trong đó có nguồn nhân lực trình độ kỹ năng nghề cao;
- Mạng lưới cơ sở dạy nghề được phát triển rộng khắp ở 63 tỉnh, thành phố, 637

huyện, quận, thị xã, các khu công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề. Đến hết năm 2010,
cả nước có 123 trường cao đẳng nghề, 304 trường trung cấp nghề, 788 trung tâm dạy
nghề và trên 1.000 cơ sở dạy nghề khác tại doanh nghiệp, tại các cơ sở giáo dục khác.
Xóa được tình trạng không có trường dạy nghề trên địa bàn ở 15 tỉnh; không có trường
dạy nghề của địa phương ở 27 tỉnh, không có trung tâm dạy nghề tại 40 tỉnh.
- Quy mô tuyển sinh học nghề lnăm 2010 đạt gần 1,748 triệu người, đạt 100%
(trong đó có 430.000 người học nghề theo chính sách của Đề án đào tạo nghề cho lao


×