Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Vai trò của chính quyền cấp huyện trong việc thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình từ thực tiễn huyện tam nông phú thọ ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.47 KB, 85 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN LAN NGỌC

VAI TRÕ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN
TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN TAM NÔNG - PHÖ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI, 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN LAN NGỌC

VAI TRÕ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN
TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN TAM NÔNG - PHÖ THỌ
Chuyên ngành : Chính trị học
Mã số: 8310201

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. HỒ VIỆT HẠNH


HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu do tôi trực tiếp thực
hiện. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa
được ai công bố trong luận văn nào.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đề đã
được chỉ rõ nguồn gốc./.
Tác giả luận văn

Nguyễn Lan Ngọc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VAI TRÒ CỦA
CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH .................................................. 10
1.1. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................... 10
1.2. Vai trò của chính quyền cấp huyện trong thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình................................................................................... 13
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN
TAM NÔNG – PHÚ THỌ TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN
SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH ............................................................ 22
2.1. Các yếu tố tác động đến vai trò của chính quyền huyện Tam Nông
trong thực hiện chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ...................... 22
2.2. Khảo sát vai trò của chính quyền cấp huyện trong thực hiện chính sách
Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ở huyện Tam Nông ,tỉnh Phú Thọ ............ 34
2.3. Đánh giá vai trò của chính quyền huyện Tam Nông trong thực hiện
chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình ................................................... 45

Chƣơng 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CHÍNH QUYỀN CẤP
HUYỆN TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ TỪ
THỰC TIỄN HUYỆN TAM NÔNG – TỈNH PHÚ THỌ ......................... 61
3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp ................................................................ 61
3.2. Giải pháp nâng cao vai trò của chính quyền cấp huyện Tam Nông – tỉnh
Phú Thọ trong công tác thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia
đình…........................................................................................................... 62
KẾT LUẬN .................................................................................................... 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 74


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. CNH – HĐH:

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.

2. CTV DS:

Cộng tác viên Dân số

3. DS-KHHGĐ:

Dân số - kế hoạch hóa gia đình.

4. HĐND:

Hội đồng Nhân dân

5. MCBGT:


Mất cân bằng giới tính

6. SKSS - KHHGĐ:

Sức khỏe sinh sản – Kế hoạch hóa gia đình

7. UBND:

Ủy ban Nhân dân.


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượt cán bộ cấp huyện bình quân được tập huấn hằng năm chia
theo nội dung ................................................................................................... 41


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân số là nguồn lực quan trọng để xây dựng và phát triển đất nước. Chính
vì vậy Đảng và Nhà nước luôn đề cao vai trò của Dân số, Nghị quyết số 04NQ/HNTW của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII)
ngày 14 tháng 01 năm 1993 về chính sách DS-KHHGĐ đã chỉ rõ: "Công tác DSKHHGĐ là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là một
trong những vấn đề kinh tế- xã hội hàng đầu của nước ta, là một yếu tố cơ bản để
nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội".
Pháp lệnh Dân số cũng đã xác định: "Dân số là một trong những yếu tố quyết định
sự phát triển bền vững của đất nước" [32].
Chính sách Dân số Việt Nam khởi đầu bằng Quyết định 216/CP ngày
26/12/1961 của Hội đồng Chính phủ về việc “sinh đẻ có hướng dẫn”, trọng tâm là
giảm sinh. Ngày 29/1/2008, Chính phủ ban hành Quyết định số 18/2008/QĐ-TTg
của Thủ tướng chính phủ về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Tổng cục DS- KHHGĐ thuộc Bộ Y tế. Đại hội XI (2011): “Thực

hiện tốt các chính sách DS-KHHGĐ, duy trì mức sinh thay thế, bảo đảm cân bằng
giới tính hợp lý, nâng cao chất lượng dân số”. Đại hội XII (2016): Tiếp tục đổi
mới, hoàn thiện chính sách DS-KHHGĐ… Thực hiện tốt chiến lược dân số, gia
đình, chương trình hành động vì trẻ em... đầu tư nâng cao chất lượng dân số, chỉ
số phát triển con người, bảo đảm tổng tỉ suất sinh thay thế, giảm dần sự mất cân
bằng giới tính khi sinh và bảo đảm quyền trẻ em. Nghị quyết số 21 ngày
25/10/2017 nêu rõ: “Dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Công tác dân số là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp thiết vừa lâu
dài; là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Chính sách dân số phải bảo đảm cân
bằng, hài hòa giữa quyền và nghĩa vụ của mọi người dân; giữa việc tuyên truyền,
vận động, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi với thực thi nghiêm kỷ cương
1


pháp luật; giữa việc mở rộng, ứng dụng các kỹ thuật mới với việc nâng cao chất
lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Đầu tư cho công tác
dân số là đầu tư cho phát triển. Nhà nước ưu tiên bố trí ngân sách, đồng thời đẩy
mạnh xã hội hóa; tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế để bảo đảm nguồn lực cho công
tác dân số” [70].
Hội nghị TƯ 6 khóa XII cũng xác định phải kiếm soát quy mô, nâng cao
chất lượng dân số: “Trong 25 năm qua, cả nước ta đã kiên trì, kiên quyết thực hiện
chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, mỗi cặp vợ chồng chỉ có 2 con theo
tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII”.
Ngày 25/10/2017 Hội nghị làn thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác Dân số trong tình
hình mới. Trong Nghị quyết có nhận mạnh trong nhiệm vụ và giải pháp đó là:
Tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, đề cao
tính tiên phong, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện chủ
trương, chính sách về công tác Dân số, nhất là sinh đủ 2 con, chú trọng nuôi dạy
con tốt, gia đình hạnh phúc, tạo sức lan tỏa rộng trong toàn xã hội.

Cùng với công tác DS-KHHGĐ cả nước nói chung, chính quyền huyện
Tam Nông nói riêng đã đạt được những thành tựu về lãnh đạo chỉ đạo hết sức tự
hào, như: Đã thực hiện giáo dục nhận thức của người dân về vấn đề DS –
KHHGĐ, ngày càng trưởng thành về số lượng để đáp ứng nhu cầu thực tiễn công
tác.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu Chiến lược Dân số-SKSS giai đoạn 2011 2020, góp phần thực hiện thành công các chỉ tiêu, mục tiêu của Nghị quyết Đại
hội Đảng nhiệm kỳ 2011-2015; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước và
của huyện giai đoạn 2011-2020; đặc biệt là chủ động với những thách thức mới
đang đặt ra cho công tác dân số; đòi hòi phải có các giải pháp đồng bộ và thực thi
có hiệu quả.
2


Cùng với công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên cả nước, chính quyền
huyện Tam Nông đã đạt được một số thành tựu cơ bản như: Đã đưa ra và thực
hiện tốt chính sách giảm sinh, bồi dưỡng được những cán bộ có chuyên môn và
nghiệp vụ tốt, nhận thức người dân về tầm quan trọng của DS-KHHGĐ tăng lên
rõ rệt,…tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất – kỹ thuật; nhận thức
của nhân dân tăng lên nhưng còn chưa sâu; tình trạng dân cư dàn trải nên cán bộ
ngành dân số gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tuyên truyền, phổ biến kiến
thức và lối sống mới. Chính quyền huyện Tam Nông chưa thực sự quan tâm sâu
sắc tới công tác dân số nên công tác bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, công tác dân
số còn chưa đạt hiệu quả cao vì thế chưa phát huy được vai trò của chính quyền
cấp huyện trong việc thực hiện chính sách DSKHHGĐ.
Những hạn chế, yếu kém trên ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công
tác dân số và phát huy vai trò của chính quyền cấp huyện trong công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, tôi chọn đề tài “Vai trò của chính quyền cấp huyện trong
việc thực hiện chính sách dân số-KHHGĐ từ thực tiễn huyện Tam Nông - Phú
Thọ” để nghiên cứu. Từ đó đề xuất những giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động lãnh đạo và chỉ đạo của chính quyền cấp huyện trong công
tác Dân số - KHHGĐ.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Dân số là một đề tài lớn, thu hút rất nhiều các nhà khoa học, các tổ chức
nghiên cứu. Chính vì vậy, có rất nhiều công trình được công bố về vấn đề này,
như:
Về giáo trình:
Nguyễn Văn Thanh (2005), “Dân số học và Địa lý dân cư”. NXB
ĐHKHXHNV HCM. Công trình đã đưa ra một số vấn đề lớn như: Một số vấn đề
về nhập môn Dân số học; Vấn đề phân bố dân cư; Cơ cấu dân số; Biến động dân
số; đặc biệt là khái quát tình hình dân số Việt Nam.
3


Trường Cao đẳng y tế Hà Đông (2013), “Dân số học cơ bản”. Công trình
đã đưa ra một số nội dung cơ bản về Nhập môn dân số ; chất lượng dân số và các
yếu tố ảnh hưởng; Tình hình dân số địa phương và xây dựng tháp dân số của địa
phương làm tiền đề nghiên cứu.
Về Tạp chí, luận văn, có các công trình:
Dương Đình Thiện (2003), “Thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ,
dân số kế hoạch hóa gia đình tại huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội”, Tạp chí
nghiên cứu Y học, số 22 (2) – 2003. Tác giả đã đưa ra những số liệu cho thấy các
bà mẹ chưa quan tâm tới sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình trên cơ sở đó
đưa ra những biện pháp nhằm thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
Bùi Thị Hồng Lâm (2005), “Một số biện pháp quản lý nâng cao năng lực
đội ngũ cán bộ làm công tác quan hệ quốc tế của Đại học quốc gia Hà Nội trong
bối cảnh hội nhập”. Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục - Đại học Quốc gia Hà
Nội. Tác giả đã đưa ra 3 vấn đề cơ bản: Thứ nhất, Cơ sở lý luận về quản lý nâng
cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quan hệ quốc tế; thứ hai, thực trạng
năng lực đội ngũ làm công tác quan hệ quốc tế tại Đại học Quốc gia Hà Nội; thứ
ba, các biện pháp quản lý nhằm hình thành và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán
bộ làm công tác quan hệ quốc tế.

Hoàng Công Mỳ (2008), “Vấn để sinh con thứ 3+ trở lên, thực trạng,
nguyên nhân, hậu quả và đề xuất các giải pháp”. Tác giả đã đưa ra tổng quan về
huyện Bắc Sơn – Lạng Sơn; chỉ ra thực trạng, nguyên nhân, hậu quả sau đó đưa ra
giải pháp khắc phục tình trạng sinh con thứ 3 trở lên, nhấn mạnh đến đội ngũ cán
bộ ngành dân số. Khóa Luận TN.
Nhóm cán bộ dân số huyện Điện Biên – Lai Châu (2010), “Kiện toàn hệ
thống tổ chức và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân số - kế
hoạch hóa gia đình ở huyện Điện Biên Đông – tỉnh Lai Châu”. Nhóm tác giả đã
khái quát đặc điểm tự nhiên, xã hội, chính trị của huyện Điên Biên Đông; sau đó
4


đưa ra thực trạng hệ thống tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác dân số kế
hoạch hóa gia đình ở huyện rồi đưa ra những nhiệm vụ và giải pháp cũng cố kiện
toàn năng lực hệ thống bộ máy quản lý dân số - kế hoạch hóa gia đình. Đề tài Tốt
nghiệp.
Nguyễn Thành Dũng (2012), “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp huyện ở các tỉnh Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay”. Luận án đã chỉ
ra thực trạng về trình độ, phẩm chất và đặc điểm địa lý – xã hội của các huyện
thuộc tỉnh Tây Nguyên. Sau đó, một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ chủ chốt trong tỉnh Tây Nguyên.
Nguyễn Thị Hồng Hoa (2012), “Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ
làm công tác Truyền thông – Giáo dục về Dân số - Kế hoạch hoá gia đình”. Công
trình này tác giả đã đưa ra một số vấn đề lí luận, thực tiễn về dân số; chỉ ra thực
trạng cán bộ làm công tác tuyên truyền dân số - kế hoạch hóa gia đình và đưa ra
một số giải pháp để phát triển cán bộ dân số cơ sở của tỉnh Nghệ An.
Nguyễn Kim Tuyến (2014), “Nâng cao chất lượng công tác dân số - kế
hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tính đến năm 2025”. Luận văn
Thạc sĩ Kinh tế - Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Cồn trình đã đưa ra
một số vấn đề chung về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình; Thực trạng công

tác dân số trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2010 – 2013; Đưa ra một số giải
pháp nhằm nâng cao công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai đến năm 2025.
Phạm Văn Hùng (2014), “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ dân số kế
hoạch hóa gia đình trên địa bàn huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh”. Tác giả đã đưa
ra một số lý luận cơ bản về công tác DS – KHHGĐ; đưa ra thực trạng chất lượng
đội ngũ cán bộ dân số, qua đó chỉ ra những giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ
DS – KHHGĐ huyện Gia Bình.

5


Đặng Thị Huyền (2014), “Quản lý công tác dân số kế hoạch hóa gia đình
trên địa bàn huyền Gia Lâm, thành phố Hà Nội”. Luận văn Thạc sĩ Quản lý Kinh
tế - Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn
trong công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, tổ chức bộ máy dân số ở huyện Gia
Lâm qua đó đưa ra kiến nghị về chính sách thực hiện công tác dân số.
Nguyễn Duy Vương (2014), “Công tác xã hội với việc thực hiện dân số kế hoạch hóa gia đình của xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”.
Luận văn Thạc sĩ quản lý – Học viện Nông nghiệp Viêt Nam. Tác giả chia ra làm
3 phần: Thứ nhất, là tổng quan về địa bàn nghiên cứu; thứ hai, là đưa ra thực trạng
về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình; cuối cùng, đưa công tác xã hội là vai
trò với việc thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình.
Nguyễn Thị Thu Huyền (2015), “Nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn
huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội”. Luận văn Thạc sĩ Quản lý Kinh tế, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam. Tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận của đề tài, kết quả nghiên
cứu thực trạng chất lượng dân số rồi đưa ra một vài kiến nghị quan trọng trong
việc thực hiện nâng cao chất lượng dân số ở huyện Gia Lâm.
Nguyễn Thị Thu (2015), “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác dân số kế hoạch hóa gia đình tại huyện Quế Võ – tỉnh Bắc Ninh”. Luận văn Thạc sĩ quản
lý Kinh tế. Công trình này đã khái quát về công tác dân số huyện Quế Võ; đưa ra
thực trạng về bộ máy tổ chức ngành công tác dân số rồi đưa ra biện pháp để nâng

cao công tác dân số của huyện.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu, mỗi công trình lại nghiên cứu
cách tiếp cận khác nhau về đội ngũ cán bộ lãnh đạo ngành dân số, nhân lực,... Tuy
nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về vai trò của chính quyền cấp
huyện trong thực hiện chính sách dân số- KHHGĐ huyện Tam Nông - Phú Thọ.

6


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full














×