VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÝ THỊ THANH THOẢNG
PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ
ĐẾN THỜI TRẦN Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI, năm 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÝ THỊ THANH THOẢNG
PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ
ĐẾN THỜI TRẦN Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 82 29 001
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐỖ HƯƠNG GIANG
HÀ NỘI, năm 2018
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ, ngoài những nỗ lực của bản thân còn có sự
giúp đỡ tận tình của quý Thầy Cô, sự động viên to lớn từ gia đình và bạn bè thân thiết.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô - Tiến sĩ Đỗ Hương Giang, người
đã hết lòng giúp đỡ cũng như tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô của Học viện Khoa học xã hội đã tận tình truyền
đạt kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, các anh chị đồng
môn, bạn bè đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt khoảng thời gian 02
năm vừa qua.
Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2018
Tác giả
Lý Thị Thanh Thoảng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi.
Các kết quả được công bố trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Lý Thị Thanh Thoảng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
NỘI DUNG ................................................................................................................ 6
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG
HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO THỜI TRẦN ................................ 6
1.1. Khái quát điều kiện hình thành, phát triển Phật giáo thời Trần ........................... 6
1.1.1 Điều kiện Lịch sử ......................................................................................... 6
1.1.2 Điều kiện Kinh tế ......................................................................................... 7
1.1.3 Điều kiện Chính trị - Xã hội ...................................................................... 10
1.1.4 Điều kiện Văn hóa – Giáo dục .................................................................. 12
1.2. Những tiền đề tư tưởng hình thành, phát triển Phật giáo thời Trần ................... 14
1.2.1. Truyền thống yêu nước, tín ngưỡng bản địa và tư tưởng tam giáo.......... 14
1.2.2. Những nhà tư tưởng tiêu biểu của Phật giáo thời Trần ........................... 23
Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 28
Chương 2: NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO THỜI TRẦN VÀ
ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN THỜI KỲ NÀY Ở VIỆT NAMError! Bookmark
not defined.
2.1. Một số nội dung cơ bản và đặc điểm của Phật giáo Việt Nam thời Trần .......... 30
2.1.1. Nội dung cơ bản của Phật giáo thời Trần ................................................ 30
2.1.2. Đặc điểm của Phật giáo thời Trần ........................................................... 48
2.2. Ảnh hưởng của Phật giáo thời Trần đến Kinh tế, Chính trị, Văn hóa – Xã hội
của thời kỳ này ở Việt Nam ...................................................................................... 55
2.2.1. Ảnh hưởng của Phật giáo đến Kinh tế ..................................................... 55
2.2.2. Ảnh hưởng của Phật giáo đến Chính trị - Xã hội ..................................... 56
2.2.3. Ảnh hưởng của Phật giáo đến Văn hóa – Giáo dục ................................. 59
Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 65
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 66
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo sư Trần Văn Giàu từng nhận định: “Bình minh của dân tộc ta đã gắn liền
với Phật giáo. Phật giáo là ngọn đuốc văn minh ở xứ ta” [16, tr. 15]. Thật vậy, Phật
giáo du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu công nguyên, trải qua hơn 2000 năm
lịch sử - một chiều dài thời gian khá đủ để cho đạo Phật, dù là truyền từ Ấn Độ hay từ
Trung Hoa sang, đều được bản địa hóa, Việt Nam hóa, để những giá trị tinh hoa của
Phật giáo biến thành sở hữu thực sự của dân tộc Việt Nam. Với mục đích hướng con
người đến sự giải thoát, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Phật giáo đã minh chứng
được giá trị cũng như sức sống của mình trong lòng dân tộc. Trong xu thế hội nhập
ngày nay, nếu không biết chọn lọc trên cơ sở kế thừa và phát huy những giá trị tinh
thần văn hoá dân tộc, thì người Việt Nam có nguy cơ bị mất gốc. Khẳng định mối
quan tâm đó, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã nói: “Xây dựng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa
dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ, làm cho văn hóa gắn
kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng vững chắc,
sức mạnh nội sinh quan trọng của sự phát triển” [13, tr. 75 -76].
Phật giáo trong mối quan hệ với văn hóa dân tộc được biểu hiện hết sức đa
dạng và phong phú trên nhiều bình diện và tầng lớp. Tuy nhiên, phải đến thời Trần,
mối quan hệ giữa Phật giáo và văn hóa Việt Nam mới đạt đến đỉnh cao của sự hỗn
dung. Triều Trần (1226 – 1400) là một trong những triều đại lớn nhất của lịch sử
trung đại Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của vua quan nhà Trần, nhân dân Đại Việt đã
ba lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông thắng lợi, bảo vệ nền độc lập của đất
nước, ghi một dấu son vàng trong lịch sử phát triển của dân tộc ta. Nhắc đến nhà
Trần không chỉ riêng gì những chiến công vang dội trước quân xâm lược hung hãn
mà gót giày xâm lược đã đặt đến các miền khác nhau của lục địa Á Âu, mà hơn hết,
đó là nói về nghệ thuật lãnh đạo toàn dân kháng chiến của vua quan nhà Trần. Có
điều khi nói đến nhà Trần mà chỉ đề cập đến những thành tựu quân sự thì chưa đủ.
Bởi vì, bên cạnh những chiến công vang dội về quân sự thì văn hóa giai đoạn này
1
cũng đạt được những thành tựu nhất định. Một trong những đỉnh cao góp phần
mang bản sắc riêng biệt của văn hoá Đại Việt đó là sự phát triển của Phật giáo lên
ngang tầm thời đại. Ngày nay, nếu chúng ta tiếp thu được những nét đẹp tuyệt vời
của Phật giáo nói chung và tư tưởng Phật giáo thời Trần nói riêng, chắc chắn Phật
giáo sẽ là ngọn đuốc soi đường cho nhân loại thoát khỏi những xung đột, hận thù, chiến
tranh, khổ đau để xây dựng một ngôi nhà chung an vui, hòa bình trên thế giới [27, tr. 311].
Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc
ta trong tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam, trên cơ sở đó phát huy sức mạnh của
những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và lâu đời của dân tộc trong cuộc sống
hôm nay là việc làm vừa có ý nghĩa lý luận lâu dài vừa có tính thời sự cấp bách.
Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, Phật giáo thời Trần nổi lên như một dấu son, góp
phần khắc họa khá đậm nét bản sắc, cốt cách tâm hồn người Việt nói chung và đặc
trưng của triết học Phật giáo nói riêng trong suốt quá trình phát triển. Việc dung hợp
các nguồn tư tưởng từ quá khứ của dân tộc với triết lý phong phú, sâu sắc, thâm
trầm của Nho, Lão, đặc biệt là triết lý Phật giáo, bằng sự kế thừa có chọn lọc, các
nhà tư tưởng thời Trần đã xây dựng nên hệ tư tưởng Phật giáo hoàn chỉnh góp phần
kiến tạo nên mạch nguồn về vai trò của Phật giáo và sự đồng quy hài hòa giữa tam
giáo, làm nên những nét đẹp thiết yếu của bản sắc văn hóa trong chiều sâu tâm thức
dân tộc, để lại một ảnh hưởng sâu sắc, lâu dài đến các giai đoạn phát triển về sau
của dân tộc.
Do đó, tác giả đã chọn vấn đề: “Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến thời
Trần ở Việt Nam” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Phật giáo nói chung và tư tưởng Phật giáo thời Trần nói riêng từ trước đến nay
đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến, với nhiều chủ đề và màu sắc, các vấn
đề nghiên cứu có thể được khái quát như sau:
Thứ nhất, đó là các công trình nghiên cứu về Phật giáo thời Trần trên phương
diện lịch sử. Tiêu biểu cho chủ đề này phải kể đến các tác phẩm lớn như: Đại Việt
sử ký toàn thư, tập 2, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998; Đại cương lịch sử Việt
2
Nam do Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn chủ biên, Nxb. Giáo
dục, Hà Nội, 2005,… các công trình khoa học trên đã trình bày và phân tích khá
khái quát và sâu sắc điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cũng như các tiền đề lý luận
hình thành tư tưởng Phật giáo thời Trần.
Thứ hai: đó là các công trình nghiên cứu về Phật giáo thời Trần dưới góc độ
lịch sử tư tưởng văn hóa, tôn giáo. Liên quan đến chủ đề này phải kể đến các công
trình như: Thơ văn Lý - Trần, do Viện Văn học biên soạn, Nxb. Khoa học Xã hội,
Hà Nội, 1989; Ủy ban Khoa học Xã hội - Viện Triết học cho xuất bản quyển Lịch sử
Phật giáo Việt Nam do Nguyễn Tài Thư chủ biên. Công trình này bàn về Phật giáo
Việt Nam từ Ấn Độ du nhập sang vào thế kỷ thứ II cho đến thế kỷ XIX; Quyển Lịch
sử Phật giáo Việt Nam, tập III (từ Lý Thánh Tông đến Trần Nhân Tông) của Lê
Mạnh Thát được Nxb. TP. Hồ Chí Minh ấn hành năm 2002. Quyển Tư tưởng Việt
Nam thời Trần của Trần Thuận được Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh xuất bản
năm 2014,…tất cả các công trình thuộc chủ đề này giúp ta thấy rõ giá trị về văn hóa,
tư tưởng, tôn giáo mà Phật giáo thời Trần đã đóng góp cho lịch sử tư tưởng Việt Nam.
Thứ ba, đó là các công trình nghiên cứu về Phật giáo thời Trần dưới góc độ
tư tưởng triết học như các tác phẩm của Nguyễn Đăng Thục: Thiền học Việt Nam,
Lịch sử tư tưởng Việt Nam (nhiều tập), Lịch sử triết học Phương Đông (nhiều tập)…
bàn về Thiền tông Việt Nam và tính kế thừa của nó qua nhiều thời kỳ; Năm 1995,
quyển Thiền học đời Trần do Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam xuất bản, gồm 28
bài viết của nhiều tác giả xoay quanh vấn đề tác phẩm, tư tưởng của các thiền gia
đời Trần; Nguyễn Hùng Hậu viết Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, tập I, từ
khởi nguyên đến thế kỷ XIV, Nxb. Khoa học Xã hội, năm 2000; Trương Văn Chung
xuất bản cuốn Tư tưởng triết học của Thiền phái Trúc Lâm đời Trần năm 1998,
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Gần đây nhất, có thể kể đến là cuốn Triết học
Phật giáo Việt Nam thời Trần của Đỗ Hương Giang, được Nxb. Khoa học Xã hội ấn
hành năm 2017, cuốn sách đã trình bày cụ thể quá trình hình thành và phát triển của
Phật giáo thời Trần, cũng như nội dung tư tưởng và các đặc điểm của triết học Phật
giáo Việt Nam thời kỳ này. Các công trình trên đã thể hiện nội dung của triết học
3
Phật giáo thời Trần qua việc phân tích hành trạng và tác phẩm của từng nhân vật
như: Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền
Quang.
Quả thật, các công trình khoa học trên thực sự là những tài liệu bổ ích để tác
giả học tập, kế thừa, phát triển trong luận văn của mình. Tiếp tục thành quả của các
công trình nghiên cứu đó, trong phạm vi đề tài của mình, tác giả sẽ nghiên cứu sâu
hơn sự tác động của Phật giáo đến mọi mặt đời sống xã hội nhà Trần cũng như sự
phản ánh của cuộc sống đương thời đến việc hình thành những đặc điểm Phật giáo
riêng biệt chỉ có ở thời đại này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích
Từ việc nghiên cứu nội dung, đặc điểm tư tưởng Phật giáo Việt Nam giai đoạn
1226 - 1400, phân tích ảnh hưởng của nó đến đời sống Kinh tế, Chính trị - Xã hội,
Văn hóa – Giáo dục thời Trần.
Nhiệm vụ
- Trình bày, phân tích các cơ sở xã hội và những tiền đề tư tưởng hình thành nên
tư tưởng Phật giáo Việt Nam thời Trần.
- Trình bày, phân tích những nội dung, đặc điểm của Phật giáo thời Trần và ảnh
hưởng của những tư tưởng đó đến các mặt của đời sống xã hội bấy giờ để chỉ ra giá
trị của Phật giáo đối với sự hình thành và phát triển của thời đại nhà Trần trong dòng
chảy của lịch sử dân tộc.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ trên, luận văn dựa trên cơ sở thế giới quan
và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Đồng thời, tác giả còn sử dụng tổng hợp các phương pháp sử học, hệ thống cấu trúc,
lôgic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, so sánh và đối chiếu,…
để nghiên cứu và trình bày luận văn. Luận văn được tiếp cận dưới góc độ triết học
lịch sử và triết học tôn giáo.
4
5. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phật giáo, đặc biệt là thiền tông và ảnh hưởng của nó đến
các lĩnh vực Kinh tế, Chính trị - Xã hội, Văn hóa – Giáo dục của thời đại nhà Trần ở
Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Thiền tông Việt Nam thời Trần
Thời gian: Phần nội dung chính, tác giả luận văn tập trung vào giai đoạn nhà
Trần (1225 – 1400). Tuy nhiên, các tiền đề hình thành thì sẽ liên quan đến thời gian
trước đó. Đồng thời, tác giả cũng không tránh khỏi việc phải tìm hiểu, nghiên cứu
những nhận xét, đánh giá của các nhà tư tưởng cũng như các nhà nghiên cứu từ sau
thời nhà Trần đến hiện nay.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học
Luận văn góp phần hệ thống lại quá trình hình thành Phật giáo ở Việt Nam và
những ảnh hưởng của hệ tư tưởng này đến sự hình thành và phát triển của thời Trần ở
Việt Nam, thời kỳ hưng thịnh của Phật giáo Việt Nam, từ đó giúp người đọc tìm hiểu
một cách sâu sắc về giá trị của Phật giáo trong mọi mặt của đời sống xã hội thời Trần.
Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của Phật giáo đến toàn bộ quá trình
hình thành và phát triển của thời Trần, có thể rút ra những bài học lịch sử bổ ích góp
phần vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong công cuộc đổi mới
và hội nhập quốc tế hiện nay. Kết quả nghiên cứu luận văn có thể sử dụng làm tài liệu
tham khảo trong công tác nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử tư tưởng Việt Nam cho
sinh viên và học viên cao học các ngành Triết học, Tôn giáo học, Văn hóa học, Sử
học trong các trường Cao đẳng và Đại học.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 2
chương, 4 tiết và 11 tiểu tiết.
5
Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG
VỀ PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI TRẦN
1.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của thời Trần ở Việt Nam
Trải qua bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã chứng minh
được rằng: để trường tồn và phát triển trên mảnh đất đầy hiểm họa xâm lăng và có
nguy cơ bị đồng hóa, ông cha ta phải dựa vào sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc
để thực hiện quyền độc lập, tự do của mình. Một trong những sức mạnh tổng hợp đó
chính là bản sắc văn hóa truyền thống, giá trị tinh thần dân tộc. Do đó, việc nghiên
cứu tư tưởng Phật giáo thời Trần chính là đi tìm một trong những khía cạnh bản sắc,
giá trị tinh thần của dân tộc để hiểu và tin tưởng vào truyền thống văn hóa tốt đẹp,
lâu đời của dân tộc ta. Trên cơ sở đó, biết chọn lọc để đáp ứng được nhiệm vụ mà
Đảng ta đã đề ra cho lĩnh vực văn hóa là: xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc. Trong phạm vi đề tài, tác giả bắt đầu từ việc khái quát các điều
kiện hình thành của Phật giáo ở thời đại nhà Trần.
1.1.1 Điều kiện Lịch sử
Mùa đông năm 938, với chiến thắng quân Nam Hán của Ngô Quyền trên Bạch
Đằng giang đã chứng minh tinh thần yêu nước quật cường, sức đấu tranh bền bỉ và
mưu lược tài ba của quân, dân ta. Đánh dấu một trang sử mới – trang sử độc lập, tự
do của dân tộc. Tuy nhiên, một thực tế đáng lo ngại sau chặng đường đấu tranh hơn
mười thế kỷ nhằm thoát khỏi sự đô hộ của giặc phương Bắc là tài nguyên cạn kiệt,
nhân dân mệt mỏi sau thời gian dài bị áp bức, cộng thêm những hậu quả của âm
mưu đồng hóa,… đã đặt ra cho thế hệ đi đầu một nhiệm vụ vô cùng cấp thiết.
Nhưng chính trên đống hoang tàn ấy, các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần,…
bằng ý chí kiên cường, tinh thần quật khởi, dân tộc ta đã từng bước xây dựng một
nhà nước phong kiến độc lập ngày càng hùng mạnh. Mặc dù vậy, lịch sử dân tộc
cũng không tránh khỏi những cuộc nội chiến với âm mưu thay thế triều đại, cụ thể
sau thời kỳ hoàng kim, từ khoảng giữa thế kỷ XII đến đầu thế kỷ XIII, triều đình
nhà Lý bước vào giai đoạn suy tàn. Đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội
6
trầm trọng. Tình trạng nông dân và những người tự do ngày càng tồi tệ bởi một mặt,
họ bị quan lại bóc lột nặng nề, sưu cao thuế nặng. Mặt khác, thiên tai, mất mùa, đói
kém, dịch bệnh hoành hành khắp nơi làm cho nền kinh tế ngày càng sa sút dẫn đến
tình trạng ở nhiều địa phương, các thế lực địa chủ phong kiến đã tập hợp lực lượng
nổi dậy chống phá triều đình. Nổi bật trong số các thế lực cát cứ thời bấy giờ là tập
đoàn quân sự của anh em họ Trần ở vùng Hải Ấp (Thái Bình). Do có công giúp nhà
Lý dẹp loạn, lập lại trật tự, gia tộc họ Trần được triều đình trọng dụng đã thao túng
quyền bính và dần thâu tóm mọi quyền lực trong tay.
Năm 1225, Lý Huệ Tông nhường ngôi cho con gái là Chiêu Thánh vừa mới
bảy tuổi, rồi lên làm Thái Thượng hoàng và sau đó xuất gia đi tu ở chùa Chân Giáo,
lấy hiệu là Huệ Quang đại sư. Theo sự dàn xếp của Trần Thủ Độ, Chiêu Hoàng đã
kết hôn với Trần Cảnh. “Mùa đông, tháng 12, ngày 12 năm Ất Dậu (1225) nhận
thiền vị của Chiêu Hoàng, lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là Kiến Trung” [37, tr. 7]
dưới sự giúp đỡ, ủng hộ của Trần Thủ Độ và họ hàng. Nhà Trần trải qua các triều
vua đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm phát triển các mặt kinh tế, chính trị, xã hội,
thúc đẩy xã hội tiến lên một bước đáng kể. Dưới triều Trần Thái Tông và Trần Nhân
Tông, nước ta ba lần chiến thắng quân Nguyên – Mông xâm lược, góp phần nâng
cao vị trí nhà Trần trong lịch sử.
Với sự khôn khéo của Trần Thủ Độ, chính quyền nhà Lý nhanh chóng chuyển
sang họ Trần như một tất yếu vốn có của lịch sử. Do sự suy thoái của nhà Lý, sự tiếp
nối của triều đại nhà Trần nhằm trả lời những câu đố mà lịch sử đặt ra cho con dân
Đại Việt như: giải quyết tình trạng cát cứ, ổn định tình hình xã hội, chăm lo phát triển
kinh tế, văn hóa – giáo dục. Và đó cũng chính là cơ sở quan trọng cho các nhà tư
tưởng tiêu biểu của Phật giáo thời Trần xây dựng một hệ thống tư tưởng hoàn chỉnh.
1.1.2 Điều kiện Kinh tế
Cũng như thời Lý, các vua Trần chú trọng đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, đặc
biệt là chế độ sở hữu ruộng đất. Các hình thức sở hữu ruộng đất cơ bản thời kỳ nhà
Trần là ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước và ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân. Có hai
bộ phận cấu thành ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước: Một là, ruộng đất do nhà nước
7
Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full