Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Cái Say Trong Thơ Nguyễn Khuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 160 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN


NGUYỄN ANH TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CÁI SAY TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN ANH TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CÁI SAY TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Hướng dẫn khoa học: ThS. Lê Văn Lực

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018


LỜI CẢM ƠN


Có thể nói khóa luận tốt nghiệp là một công trình nghiên cứu đánh dấu sự
trưởng thành và tiếp nhận của sinh viên trong quá trình học tập và tích lũy kiến
thức chuyên ngành. Trải qua một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu thì đến nay,
khóa luận đã được hoàn thành. Góp phần quan trọng trong việc hoàn thành khóa
luận, ngoài những nỗ lực từ bản thân tác giả thì đó còn là sự hướng dẫn, giúp đỡ
tận tình của quý thầy (cô) và sự ủng hộ hết lòng của gia đình, bạn bè.
Qua khóa luận này, tác giả xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong
Khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư phạm TP.HCM mà đặc biệt xin được gửi lời
cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến với thầy hướng dẫn khoa học - ThS. Lê
Văn Lực. Cảm ơn thầy đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tác giả trong suốt quá
trình từ những ngày đầu ấp ủ ý tưởng đến lúc hoàn thành khóa luận.
Nhân đây, người viết cũng xin được cảm ơn cán bộ, nhân viên của hai thư
viện đó là Thư viện Trường Đại học Sư phạm TP.HCM và Thư viện Khoa học
Tổng hợp TP.HCM đã tận tình và tạo điều kiện cho tác giả tìm kiếm tài liệu trong
suốt thời gian nghiên cứu.
Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã quan tâm, giúp
đỡ và động viên tác giả trong suốt quá trình làm khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn tất cả!
TP.HCM, ngày 04 tháng 04 năm 2018
Tác giả khóa luận

Nguyễn Anh Trường


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến là công trình
nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS. Lê Văn Lực và chưa
từng công bố ở bất kì công trình nào trước đó.
Tôi xin cam đoan những lời trên là hoàn toàn đúng sự thật. Nếu có gì sai
sót, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm!

Tác giả khóa luận

Nguyễn Anh Trường


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 3
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 6
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 7
5. Đóng góp của khóa luận .................................................................................... 8
6. Kết cấu khóa luận .............................................................................................. 8
NỘI DUNG ......................................................................................................... 10
Chương 1: Một số vấn đề chung ......................................................................... 10
1.1. Tổng quan về cái say trong thơ ca ............................................................... 10
1.1.1. Khái niệm về “say” và biểu tượng “rượu” ........................................... 10
1.1.2. Mối quan hệ giữa cái say và biểu tượng rượu trong thơ ca .................. 12
1.1.3. Cái say trong thơ ca Việt Nam ............................................................... 13
1.1.3.1. Cái say trong ca dao - dân ca .......................................................... 13
1.1.3.2. Cái say trong thơ ca trung đại ......................................................... 19
1.1.3.3. Cái say trong thơ ca hiện đại........................................................... 27
1.2. Cơ sở hình thành cái say trong thơ Nguyễn Khuyến ................................... 35
1.3. Khảo sát số lần xuất hiện yếu tố “say (túy) – rượu (tửu)” trong thơ Nguyễn
Khuyến ................................................................................................................ 38



1.3.1. Trong thơ chữ Hán ................................................................................. 39
1.3.2. Trong thơ chữ Nôm ................................................................................ 40
Tiểu kết ................................................................................................................ 42
Chương 2: Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến nhìn từ phương diện nội dung ... 45
2.1. Cái say biểu hiện cho cuộc sống thanh nhã của nhà thơ .............................. 45
2.1.1. Cái say – một trong những thú tiêu khiển của nhà Nho ........................ 45
2.1.2. Cái say – niềm vui, hứng thú trong cuộc sống của một con người đời
thường .............................................................................................................. 52
2.2. Cái say, biểu hiện của nỗi niềm trước thời cuộc, thế cuộc .......................... 60
2.2.1. Mượn cái say để tự vấn cuộc đời mình .................................................. 60
2.2.2. Mượn cái say để bày tỏ nỗi niềm về hiện trạng đất nước...................... 63
2.2.3. Mượn cái say để bộc lộ sự lo lắng cho cuộc sống cơ cực của nhân dân
.......................................................................................................................... 69
2.3. Cái say – niềm an ủi kẻ thất thời .................................................................. 74
2.3.1. Say để quên đi những mối hận – hận mình, hận đời ............................. 75
2.3.2. Say để quên đi nỗi buồn về thời thế của một kẻ bất lực ........................ 84
2.3.3. Cái say ẩn chứa những ước mơ ............................................................. 87
Tiểu kết ................................................................................................................ 92
Chương 3: Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến nhìn từ phương diện nghệ thuật 94
3.1. Ngôn ngữ thể hiện cái say ............................................................................ 94
3.1.1. Ngôn ngữ mang đậm tính khẩu ngữ, tính nhân dân .............................. 94
3.1.2. Ngôn ngữ giàu sức gợi ........................................................................... 97
3.2. Giọng điệu say ............................................................................................ 101


3.2.1. Giọng điệu mỉa mai, châm biếm .......................................................... 102
3.2.2. Giọng hài hước, hóm hỉnh ................................................................... 106
3.2.3. Giọng điệu bi thương ........................................................................... 111
3.3. Không gian say ........................................................................................... 115
3.3.1. Không gian vũ trụ ................................................................................ 115

3.3.2. Không gian sinh hoạt ........................................................................... 119
3.3.3. Không gian tâm trạng .......................................................................... 124
3.4. Thời gian say .............................................................................................. 127
3.4.1. Thời gian vũ trụ .................................................................................... 127
3.4.2. Thời gian sinh hoạt .............................................................................. 131
3.4.3. Thời gian tâm trạng ............................................................................. 135
Tiểu kết .............................................................................................................. 139
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 141
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 144
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 148


1

MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài
Đã từ lâu, rượu luôn là nguồn cảm hứng bất tận trong thi ca. Người xưa có

nói “bát bửu” nghĩa là tám món phép của tiên, trong đó có bầu rượu của Lý Thiết
Quả. Người ta còn truyền tụng nhau trên đời có bốn thú chơi cao sang mà tao nhã.
Nguyễn Công Trứ ngợi ca đó là Cầm-Kỳ-Thi-Tửu:
Dở duyên với rượu khôn từ chén,
Trót nợ cùng thơ phải chuốt lời.
Cờ sẵn bàn son xe ngựa đó,
Đàn còn phím trúc tính tình đây.
(Cầm kỳ thi tửu)
Những ngày đầu tháng mười của năm 2016, khi học môn Văn học Việt Nam
từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1930, người viết đã có dịp làm về đề tài Nguyễn

Khuyến trong một bài luận được giao ở lớp. Trong quá trình tìm kiếm tài liệu, vô
tình người viết đã bắt gặp được tấm ảnh mà cụ Nguyễn Khuyến được chụp, trên
tay cầm chén rượu hạt mít duyên thật duyên. Nhanh chóng cái suy nghĩ làm về đề
tài cái say trong thơ của cụ Tam nguyên thoáng qua tâm trí của người viết; để rồi
biết bao ấp ủ, dự định làm một điều gì đó mới mẻ để hiểu thêm về những góc độ
trong cách sống cao đẹp của thi nhân này. Chưa bao giờ người viết có một thôi
thúc mãnh liệt làm đề tài về cái say trong thơ Nguyễn Khuyến đến như vậy. Trải
qua một quá trình học tập và sự cố gắng trong quá trình trau dồi kiến thức về nhà
thơ, ngày hôm nay người viết đã có cơ hội thực hiện đề tài thú vị liên quan đến
cái say trong thơ cụ Tam nguyên Yên Đổ.


2

Nhắc đến Nguyễn Khuyến (1835-1909), ông được người đời biết đến là
một trong những nhà thơ tiêu biểu sống vào cuối thế kỉ XIX đồng thời cũng là
một trong những sĩ phu lựa chọn con đường bất hợp tác để bộc lộ thái độ bất bình
trước triều đình và giữ trọn danh tiết. Tâm hồn nghệ sĩ của ông yêu cái đẹp thiên
nhiên, có mối đồng cảm sâu sắc với con người và cuộc sống thôn dã. Ông là một
trong những đại diện lớn của văn học Việt Nam trung đại…Tam nguyên Yên Đổ
hằn đậm tên tuổi trong lịch sử văn học, như một trong những tên tuổi đứng đầu
của văn học Việt Nam qua mọi thời kỳ. Những sáng tác bằng chữ Nôm và chữ
Hán của Nguyễn Khuyến mang những nét riêng, nét độc đáo của một nhà thơ tài
ba đồng thời vẫn mang những dấu ấn và đặc điểm chung của văn học trung đại
giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX. Tìm hiểu về thơ văn Nguyễn Khuyến sẽ cho thấy
được những đặc điểm chung của văn học thời kỳ này.
Có rất nhiều nhà thơ đã từng làm thơ với rượu, nhưng rượu trong thơ của
Nguyễn Khuyến có những nét đặc sắc và thú vị rất riêng biệt. Rượu trong thơ
Nguyễn Khuyến hiện lên với “cái say” độc đáo, là một thứ duyên dáng, là hơi thở,
là sự sống, đậm đà bản sắc dân tộc. Có những bài thơ ở đề tài khác, Nguyễn

Khuyến thường hay nhắc đến rượu để làm nổi bật “cái say”, mà “cái say” ở bài
nào cũng mang một tâm trạng, một hoàn cảnh rất khác nhau. Trong thơ Nguyễn
Khuyến rượu và cái say xuất hiện không phải là sự ngẫu nhiên mà nó là một đặc
điểm để nhận diện nhà thơ trong một tâm thế khác. Và tâm thế này làm nên một
Nguyễn Khuyến của nhân dân và vì nhân dân. Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến
chỉ được người ta khơi, chứ chưa thật sự đi sâu để mà làm rõ. Hoặc nếu có phân
tích đến thì chỉ là phân tích trên cơ sở tính bi kịch, chứ chưa có bài viết, công trình
nào nói về những hứng thú của thi nhân đối với rượu và say. Kết quả của những
phân tích này vẫn còn bị bỏ ngõ vì họ nhìn Nguyễn Khuyến dưới góc độ một nhà
Nho, nhà thơ và thời đại Nguyễn Khuyến sống (đây là thời kì tối tăm). Nên phần
nhiều họ đã liên tưởng đến trong hoàn cảnh ấy thì thi nhân này chỉ có bi kịch mà


3

thôi; chứ không đi sâu và nhìn Nguyễn Khuyến bằng con mắt của một con người
đời thường cũng thích uống rượu. Có lúc uống rượu không chỉ thể hiện chí, tình
mà đơn giản thi nhân uống vì muốn uống hoặc trong những sinh hoạt đời thường
cần có rượu.
Để góp phần tìm hiểu thêm về những giá trị thơ mà Nguyễn Khuyến mang
lại, cùng với niềm say mê và hứng thú riêng của bản thân, người viết đã mạnh dạn
thực hiện đề tài kết thúc cho một quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại
học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh với tên Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến.
Với đề tài này, người viết sẽ vận dụng những kiến thức về lí luận, vốn hiểu biết
về “cái say trong thơ” nói chung; cuộc đời và thơ Nguyễn Khuyến nói riêng, đồng
thời vận dụng những kiến thức đã được tích lũy trong suốt bốn năm đại học để
tìm hiểu, khám phá những cái hay, những sáng tạo của thi nhân về “Cái say” trong
thơ ông. Hy vọng rằng với đề tài này, chúng ta sẽ được cảm nhận rõ hơn, đầy đủ
và toàn diện hơn đề tài mới trong thơ của Tam nguyên Yên Đổ. Từ đó giúp chúng
ta khai thác đầy đủ, toàn diện về vẻ đẹp nội dung cũng như nghệ thuật trong thơ

Nguyễn khuyến. Và “cái say” là một đề tài góp phần mình vào để nâng cao thêm
sự tiếp cận của thế hệ sinh viên có niềm yêu thích đặc biệt với tác gia có tầm ảnh
hưởng nhất định trong nền văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX.
2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Theo dòng lịch sử, tác phầm văn chương luôn chịu sự thử thách hết sức

khắc nghiệt của thời gian. Có những tác giả và tác phẩm đã bị chìm vào quên lãng.
Và cũng có những tác giả và tác phẩm nổi tiếng, được mang ra luận bàn một cách
sôi nổi. Có thể nói, những tác giả và tác phẩm ấy có tầm ảnh hưởng đối với đại
chúng và tác phẩm của họ mang nhiều tâm tư sâu sắc, thể hiện những biến chuyển
của xã hội và dự báo một điều gì đó cho hậu thế. Có một nhà thơ mà tên tuổi của
ông là bảo chứng cho điều vừa nói trên. Xung quanh nhà thơ này, có rất nhiều


4

điều mà mấy mươi năm qua các nhà nghiên cứu luôn tìm tòi, khám phá nhưng
không sao lý giải hết được sự hấp dẫn của thơ ông đối với người đọc. Hơn nữa,
hành trình mang tên thi nhân này đến gần hơn với hậu thế là một con đường lắm
truân chuyên và gian khổ. Nó không phải là một con đường trải hoa hồng mà nó
cần có những con người nghiêm túc và một trái tim yêu thích thật sự với thi nhân.
Người đó chính là Nguyễn Khuyến.
Trong thơ Nguyễn Khuyến ta bắt gặp rất nhiều đề tài từ những nỗi niềm
tâm sự của nhà thơ đến những đề tài liên quan đến làng cảnh dân tình Việt Nam.
Trong những năm gần đây, những đề tài ấy được khai quật và mang ra luận bàn
và có thể nói chúng không còn là những đề tài xa lạ đối với nhiều nhà nghiên cứu
và các bạn sinh viên. Nhưng có một đề tài mà cho tới nay người ta chỉ nhắc đến
tên, chứ chưa thực sự mang ra để phân tích như một công trình khoa học thật sự.

Đó chính là vấn đề Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến. Bằng những nghiên cứu và
tìm tòi, chúng tôi đã thu thập được một số bài nghiên cứu liên quan đến cái say
trong thơ của cụ Tam nguyên (từ những bài phê bình đến luận văn, luận án …) để
thấy được cái say trong thơ của ông cũng có một chỗ đứng nhất định và nó là một
đề tài cũng không kém phần hấp dẫn so với những vấn đề khác.
Trên phương diện nội dung, ta luận án phó tiến sĩ Ngữ văn Thơ Nôm Đường
luật (từ Hồ Xuân Hương đến Trần Tế Xương) (1996) của Nguyễn Thanh Phúc đã
cho ta thấy hệ thống chủ đề, đề tài từ Hồ Xuân Hương đến Trần Tế Xương rất đa
dạng và trong đó có đề tài cái say trong thơ Nguyễn Khuyến. Nguyễn Thanh Phúc
đã chỉ ra rằng “…khi nhà thơ muốn dùng chén rượu để tự trào, vừa say vừa tự
trào, thì không chỉ là muốn tìm chút tri âm trong chén rượu, uống rượu để say, để
quên đi nỗi buồn nào đó của riêng mình, mà là say, là buồn cho đời, cho vận
nước, là qua chén rượu, cái chếnh choáng hơi men, nhà thơ tìm gặp những ước
mơ, những khát vọng. Phải chăng vì vậy mà: Chén rượu say rồi nói chửa say (Tự
thuật)”.[29; 66]


5

Vũ Thanh trong Nguyễn Khuyến qua thơ tự trào được in trong tập Nguyễn
Khuyến, Thơ – lời bình và giai thoại, Nhà xuất bản Văn hóa – thông tin năm 2000,
dù chỉ dành một phần nhỏ để nói về cái say nhưng cái say được Vũ Thanh đề cập
là một cái say của một con người ngoài mặt thì vui thích uống rượu nhưng sâu
trong lòng lại ẩn chứa một nổi buồn thầm kín không chỉ riêng nhà thơ mà còn
hằng đậm trong lòng độc giả.
Bài viết Thêm một túy ông của bà Bùi Thị Xuân trong cuốn Nguyễn Khuyến
– về tác gia và tác phẩm do Vũ Thanh sưu tầm và biên soạn được xuất bản bởi
Nhà xuất bản Giáo dục năm 2001. Bài viết đã làm rõ quan điểm của người viết đó
chính là xét và xem Nguyễn Khuyến là một trong những túy ông của làng say Việt
Nam; nhận diện cái say của Nguyễn Khuyến trên phương diện là một cái say ngất

ngưởng: “Một “túy ông” ngất ngưởng cứ hiện diện đây đó, đó đây trong nhà nho
Nguyễn Khuyến thâm trầm và mực thước.” [37; 278], say nhưng không say:
“Nguyễn Khuyến không say! Xưa nay ít người say tự nhận mình say, còn những
người tự xưng là uống rượu, say để mà nói chuyện đời, chuyện người thì tỉnh, tỉnh
lắm…” [37; 279] từ ấy làm nên bi kịch của thi nhân này.
Tiếp đến, là bài viết mang tên Tính bi kịch trong thơ Nguyễn Khuyến của
Vũ Đức Phúc cũng trong cuốn Nguyễn Khuyến – về tác gia và tác phẩm (2001),
đã cho thấy thơ Nguyễn Khuyến là những trường ca bi kịch, những vần thơ đượm
buồn với thế thái nhân tình, đó cũng có thể là nguyên nhân chính ông tìm đến
rượu để giải khuây, để tìm sự quên lãng.
Luận văn thạc sĩ Văn hóa Việt trong thơ Nguyễn Khuyến của Đoàn Thị
Tuyết, bảo vệ năm 2017 tại Trường Đại học Thái Nguyên, cũng có nhắc đến cái
say trong thơ Nguyễn Khuyến, luận văn đã đề cập đến cái say như một khía cạnh
của văn hóa. Văn hóa thưởng rượu với bạn bè khi vui thú trong những dịp lễ lạt


6

làm nên một phong cách cho thơ Nguyễn Khuyến: “Đến Nguyễn Khuyến, ông
cũng không quên đưa thú vui tao nhã, đầy tính nhân văn này vào trong những
trang thơ của mình. Đối với ông, duyên ngộ trên đời không đơn thuần chỉ là gặp
gỡ biết nhau, mà trên tất cả đó chính là được ngồi quây quần bên nhau, cùng đàm
đạo chuyện đời, cùng nâng tay chạm cốc uống với nhau những chén rượu thân
tình.” [38; 46]
Trên phương diện nghệ thuật, ta có bài nghiên cứu Sự kết hợp phức điệu
trào phúng với trữ tình trong Nguyễn Khuyến về tác gia và tác phẩm (2001) của
Nguyễn Hữu Sơn, đã chỉ ra cho ta thấy được sự kết hợp độc đáo giữa giọng điệu
trữ tình và giọng điệu trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến nói chung và với
những vần thơ nhắc đến cái say nói riêng. Bài viết đã phân tích để chứng minh
cho luận điểm ấy: “Khi chỉ trích ông phỗng đá bất lực, ngơ ngác trước cuộc đời

thì liền đó nhà thơ có sự đồng cảm “Duyên hội ngộ là duyên tuổi tác, chén chú,
chén anh, chén tôi, chén bác”. ” [37; 332]
Phải nói rằng số lượng những bài viết, những bài nghiên cứu về Nguyễn
Khuyến là khá nhiều. Chỉ căn cứ vào các công trình nghiên cứu về Nguyễn
Khuyến ở phần phụ lục II (trang 358) trong Nguyễn Khuyến về tác gia và tác phẩm
(2001) của Vũ Thanh thì có đến 106 công trình. Ngoài ra còn có thêm các luận
văn, luận án, trong đó đã có một số bài viết, công trình khoa học nói đến cái say
của Nguyễn Khuyến. Theo các tác giả, nhà nghiên cứu này thì vấn đề Cái say
trong thơ Nguyễn Khuyến cũng là một trong những nội dung quan trọng. Cái say
trong thơ Yên Đổ là một biểu hiện của bi kịch trong ông hay nó còn là một phương
tiện để thi nhân tiêu khiển, tạo hứng thú trong cuộc sống; hoặc nó còn là biểu hiện
của nét văn hóa cổ truyền. Tuy nhiên, vấn đề này theo chúng tôi vẫn cần phải đi
sâu hơn nữa; tìm hiểu, nghiên cứu thấu đáo hơn.
3.

Mục đích và phạm vi nghiên cứu


7

Khóa luận sẽ đi vào tìm hiểu, nghiên cứu về cái say trong thơ Nguyễn
Khuyến xem nó xuất phát từ đâu, nó có những biểu hiện như thế nào, nó cho ta
thấy gì về thế giới tâm hồn cụ Yên Đổ. Cũng trong khóa luận này, người viết cũng
sẽ đi vào tìm hiểu những phương thức biểu hiện cái say trong thơ Nguyễn Khuyến
như ngôn ngữ, thời gian – không gian, giọng điệu. Từ những nội dung ấy, người
viết hy vọng giúp độc giả hiểu hơn nữa con người, biết hơn nữa nội dung và nghệ
thuật trong sự nghiệp thơ ca của cụ Tam nguyên.
Để thực hiện đề tài này, về mặt văn bản tác phẩm khóa luận sẽ sử dụng
cuốn: Nguyễn Khuyến tác phẩm của Nguyễn Văn Huyền, Nhà xuất bản Khoa học
Hà Nội, 1984 và cuốn Tuyển tập thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến của Trần Văn Nhĩ,

Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ, 2016. Ngoài ra chúng tôi cũng sẽ tham khảo
những bài viết, những công trình nghiên cứu về Nguyễn Khuyến để phục vụ cho
khóa luận này.
4.

Phương pháp nghiên cứu
4.1.

Phương pháp lịch sử

Với phương pháp này, chúng tôi sẽ hướng đến việc tìm hiểu bối cảnh lịch
sử, thời đại Nguyễn Khuyến sống và sáng tác. Hơn nữa, với phương pháp này,
chúng tôi còn tìm hiểu cả những nhà thơ trước và sau Nguyễn Khuyến có làm thơ
về cái say theo dòng chảy tuyến tính của lịch sử.
4.2.

Phương pháp thống kê - phân loại

Với phương pháp này, chúng tôi sẽ thống kê số bài thơ có nhắc đến cái say
và rượu của Nguyễn Khuyến, đồng thời phân loại chúng vào từng nội dung biểu
hiện cái say và cả nghệ thuật biểu hiện của cái say.
4.3.

Phương pháp phân tích


8

Phương pháp phân tích là phương pháp giúp cho chúng tôi đi sâu vào những
đặc trưng của cái say trong thơ Nguyễn Khuyến bằng việc phân tích những cái

hay, những nét độc đáo trong thơ nói về cái say của nhà thơ trên phương diện nội
dung và nghệ thuật biểu hiện cái say. Đồng thời sẽ cho người đọc một cái nhìn từ
bao quát đến chi tiết cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến với phương pháp này.
4.4.

Phương pháp tổng hợp

Đây là phương pháp quan trọng, giúp chúng tôi có thể tổng hợp những tài
liệu (bao gồm những bài viết, bài phê bình, luận văn, luận án) liên quan đến đề tài
đã sưu tầm được.
Ngoài ra, với phương pháp tổng hợp chúng tôi còn liên kết từng mặt, từng
bộ phận những gì đã phân tích ở khía cạnh nội dung và nghệ thuật lại một cách
đầy đủ và sâu sắc về cái say trong thơ Nguyễn Khuyến để người đọc dễ hình dung
nhất.
4.5.

Phương pháp so sánh

Với phương pháp này, chúng tôi sẽ vận dụng so sánh cái say trong thơ
Nguyễn Khuyến với các tác giả trước và sau ông để thấy được những nét tương
đồng giữa họ và những khác biệt mà chỉ riêng thơ của thi nhân mới có được.
5. Đóng góp của khóa luận
Chúng tôi mong muốn khóa luận có thể đóng góp được cho thơ Nguyễn
Khuyến thêm một đề tài cũng không kém phần mới lạ và hấp dẫn. Song song với
những đề tài khác, cái say trong thơ Nguyễn Khuyến góp phần vào hệ thống những
đề tài của thơ ông, tạo điều kiện để đánh giá toàn diện những nội dung thơ Nguyễn
Khuyến.
6.

Kết cấu khóa luận



9

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục thì khóa luận
được triển khai thành ba chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến nhìn từ phương diện nội dung
Chương 3: Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến nhìn từ phương diện nghệ
thuật


10

NỘI DUNG
Chương 1: Một số vấn đề chung
1.1.

Tổng quan về cái say trong thơ ca
Tố Hữu đã từng nói: “Thơ ca phải say mới thích”. Đúng vậy, đi từ ca dao -

dân ca (văn học truyền miệng) đến thơ ca trung đại, rồi hiện đại (văn học viết), tất
thảy đều thấy bóng dáng của cái say (dù ít dù nhiều) xuất hiện trên thi đàn. Say
trong thơ ca có đến dăm bảy loại, thi nhân say không hẳn vì uống rượu mà có thể
say vì những thứ khác ngoài rượu. Và khi cái say ngấm vào người thì cũng là lúc
nhà thơ “xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”1 hơn. Mỗi vần thơ say viết ra
như chính con người thật của thi nhân mà lúc tỉnh táo họ ít khi nào tâm sự được.
Và cái say đã nhập cuộc, nó là chiếc cầu nối tâm trạng nhà thơ với những tâm sự
của họ.
1.1.1. Khái niệm về “say” và biểu tượng “rượu”

Qua việc tìm hiểu định nghĩa cái say dựa vào hai cuốn từ điển là Từ điển
tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) và Từ điển Biểu tượng Văn hóa thế giới (Phạm
Vĩnh Cư dịch), chúng tôi xin được nêu ra dưới đây những định nghĩa về cái say
và biểu tượng rượu như sau:
Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê biên soạn, thì ở dạng động từ, say
được hiểu là “trạng thái bị ngây ngất, choáng váng, nôn nao do tác động của
rượu, thuốc hay những yếu tố có tác dụng kích thích nào đó. Say nắng. Nôn nao
như người bị say sóng. Rượu lạt uống lắm cũng say”. [28; 1075].

[1] Nguyên văn câu nói của Ngô Thì Nhậm: “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”.
Người viết đã lược bỏ đi chữ “Hãy” để hợp hơn với văn cảnh và cấu trúc câu văn.


11

Có thể nói rằng, về mặt từ loại, say có thể ghép với những từ đơn khác để
tạo thành những từ, cụm từ biểu hiện cho nhiều cái say mang ý nghĩa khác nhau.
Ví dụ như say khướt, say mềm, say đắm, say sưa, say hoa đắm nguyệt,…
Cũng theo từ điển này, rượu được định nghĩa là “chất lỏng, vị cay nồng,
thường cất từ chất bột hoặc trái cây đã ủ men. Rượu mơ. Cất rượu. Say rượu.
Rượu vào lời ra.” [28; 1063].
Rượu có mặt ở tất cả các nền văn hóa, dù là ở phương Tây hay các nước
phương Đông. Rượu được xem như là một biểu tượng, là một hằng số biểu hiện
cho văn hóa và đặc trưng của từng quốc gia mà khi nhắc đến chúng, ta có thể biết
được xứ sở của thứ cực phẩm tinh túy này như: rượu Sochu ở Hàn Quốc, rượu
Gin ở Hà Lan, rượu Sake Nhật Bản, rượu Vodka ở Nga… Trong cuốn Từ điển
Biểu tượng Văn hóa thế giới, có nói đến mối quan hệ giữa rượu với các nền văn
minh cổ đại như Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Hoa,… không những thế rượu cũng còn
xuất hiện trong các bài giảng của Kinh thánh như Kinh Tân Uớc; của các tôn giáo
khác nhau như Kitô giáo, đạo Hồi. Nói đến đây, cũng đủ cho ta hình dung được

rằng “rượu hiển nhiên là mang đầy ý nghĩa biểu tượng, mà không phải lúc nào
cũng dễ dàng xác định được ý nghĩa đó.” [16; 789]. Và dù cho có là nền văn minh
nào, tôn giáo nào đi chăng nữa thì rượu cũng là một đại diện tiêu biểu nhất cho
thấy nó “như là biểu tượng của tri thức và khai tâm…”. [16; 788]
Giống như rượu, cái say cũng hiện diện trong nhiều nền văn hóa, văn minh.
Có thể thấy, ở đâu có rượu thì ở đó có cái say, từ say nhẹ dịu đến say khướt, say
mèm tùy thuộc vào tửu lượng của người uống. Và khi rượu ngấm vào người thì
cũng chính là lúc con người ta say, cái say gây nên “tình trạng mất nhận thức về
tất cả những gì khác với chân lý, thậm chí quên mất cả chính sự quên của
mình…”. [16; 803].


12

Tóm lại, qua việc tìm hiểu về hai khái niệm “rượu” và “say” dựa vào hai
cuốn từ điển: Từ điển tiếng Việt và Từ điển Biểu tượng Văn hóa thế giới, ta thấy
rằng rượu và cái say chính là sợi dây liên kết với văn hóa, tinh thần của con người
ở mọi thời đại và mọi nền văn minh. Con người ta đôi khi phải giải phóng chính
mình bằng việc uống rượu, hơn hết họ còn mượn cái say về thể chất để đạt đến
niềm say sưa tinh thần. Và điều này các thi nhân đã vận dụng rất tốt, họ xem nó
là mảnh đất màu mỡ để ngòi bút của mình tỏa sáng, tạo nên một món ăn tinh thần,
một sáng tạo độc đáo cho thi ca, góp giọng điệu mình vào thi đàn tạo nên một âm
hưởng vọng về từ quá khứ.
1.1.2. Mối quan hệ giữa cái say và biểu tượng rượu trong thơ ca
Song song với những biểu tượng trong thi ca như buổi chiều, con đò, cây
đa, bến nước,… thì rượu cũng là một biểu tượng nên thơ mà thi nhân đã dành sự
trang trọng nhất để viết về nó. Nói đến rượu thì không thể không nhắc đến cái say.
Say và rượu là hai biểu tượng luôn sóng đôi với nhau, rượu là hình thức, là phương
tiện để dẫn đến cái say. Cái say luôn là một mảng đề tài hay cho các thi nhân mặc
sức mà chạm trổ hồn mình. Nguyễn Khánh2 đã từng nói: “Nếu cuộc sống là gạo

đã nấu thành cơm thì thơ là cơm đã cất thành rượu mà người đời ít ra ai cũng
một lần say”. Nếu như trong cuộc sống, rượu và cái say là biểu tượng cho văn hóa
tinh thần và thể chất của con người thì trong thi ca rượu và cái say chính là niềm
giao cảm, là phương tiện gián tiếp để thi nhân bày tỏ nỗi lòng của mình.
Trong cuộc sống bình thường, rượu là thức uống, là thức nhắm nháp của
những kẻ bình thường dùng rượu để đạt đến cái say tinh thần tầm thường thì trong
văn học những vần thơ chếnh choáng, lúy túy hơi men được làm nên từ việc

[2] Trưởng phòng GD&ĐT huyện Tiên Phước- Quảng Nam.
( truy cập lúc 23h43m, ngày 03.03.2018


13

thưởng rượu của các thi nhân. Rượu là chất xúc tác giúp thi nhân thăng hoa trong
việc sáng tác của mình. Rượu kết hợp với thi sĩ sẽ tạo nên những vần thơ mang
dáng dấp của sự say sưa. Có lúc quay cuồng, điên đảo như Vũ Hoàng Chương, có
lúc lúy túy như Tản Đà hay cũng có lúc như Lý Bạch mà thốt lên rằng: “Cử bôi
tiêu sầu, sầu cánh sầu”.
Tóm lại, rượu và cái say trong thi ca là sợi dây giúp giải phóng tâm trạng
của nhà thơ với cuộc đời thực. Nhà thơ đã thi vị hóa cái say bình thường thành
những vần thơ mang hơi men mà ở đó không chỉ nhà thơ mà người đọc cũng say
sưa theo điệu say của thi sĩ. Nó thuộc về biệt tài và vốn am hiểu với rượu và cái
say một cách có chọn lọc của thi nhân.
1.1.3. Cái say trong thơ ca Việt Nam
Có thể thấy rằng, thi nhân luôn dành cho cái say vì rượu một sự ưu ái khá
đặt biệt. Xuyên suốt dòng chảy của văn học nói chung và thơ ca nói riêng, cái say
luôn hiện diện trong các sáng tác của các nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn
Bỉnh Khiêm, Cao Bá Quát, Phạm Thái, Nguyễn Công Trứ, Tản Đà, mà đặc biệt
là Nguyễn Khuyến trong nhiều trang thơ cũng đã không ít lần cho thấy cái say của

mình. Những vần thơ say đã tạo nên một âm hưởng thực khác lạ, khiến người đọc
như hòa cùng với nó. Cái say có mặt trong hầu khắp các bộ phận, các giai đoạn
của văn học từ ca dao – dân ca đến thơ ca trung đại, rồi hiện đại; ở mỗi thời kì,
cái say và việc mượn cái say để biểu hiện tư tưởng mỗi khác.
1.1.3.1. Cái say trong ca dao - dân ca
Trong ca dao – dân ca, tác giả dân gian thường say, họ say trong những dịp
lễ lạt, say trong sự lạc thú. Nhưng tác giả dân gian cũng rất chừng mực, tuy say
sưa nhưng họ nhận ra cái nguy cơ của rượu và cái say đối với cơ thể, hay cách
ứng xử của mình với người xung quanh. Và người xưa có câu “rượu vào lời ra”


14

để chỉ tình trạng không làm chủ được lời nói, hành động của mình khi quá chén.
Từ đó những câu ca dao phê phán thói quá đà trong việc dùng rượu và thường
xuyên say (của đa phần là nam giới) xuất hiện như một lời khuyên nhủ, nhắc nhở.
Cái say bắt nguồn từ rượu, rượu sở dĩ ngon là nhờ tửu tính, tức là cái men
trong rượu, khiến cho con người ta ngà ngà say khi uống vừa đủ và say khướt khi
quá chén với thân hữu:
Rượu ngon vì bởi men nồng
Vợ mà biết ở ắt chồng phải theo.
Cái men đó tinh túy đến độ phải cất giữ kĩ thì sẽ bền vững với thời gian:
Rượu ngon chắt để bàn thờ
Ba bốn năm không lạt, sao giờ lạt đi?
Cái men cay nồng của rượu khiến người ta say, nó như hút, như kéo người
uống, người thưởng thức rượu lại gần hơn với bầu rượu, hay nói cách khác là gần
hơn với sự say sưa. Chất men ấy như thứ hấp lực, nó thách thức mọi vật chứa:
Rượu ngon bất luận be sành,
Áo rách khéo vá hơn lành vụng may.
Một thức rượu ngon không phụ thuộc vào việc nó được chứa đựng trong môi

trường nào. Vì đơn giản bản thân nó đã ngon thì dù có đựng trong be sành thì nó
vẫn không thay mùi đổi vị. Điều này có nghĩa là, thưởng thức rượu là thưởng mùi
vị chứ không phải là để ngắm nghía cái sự vật chứa rượu nó đẹp ra sao.
Rượu không chỉ là ngón thưởng thức trứ danh của mặc khách tao nhân
khiến các vị này say sưa và làm ra những vần thơ say xuất thần mà nó cũng còn
là một thứ nhắm nháp của hạng tửu nang phạn đại. Có thể thấy họ say rất nhiều,


15

say vì sự cộng hưởng của rượu và người đẹp mà chúng tôi gọi đó là cái say gắn
với sự lạc thú. Sự say sưa đó được tác giả dân gian khắc họa:
Còn trời, còn nước, còn non,
Còn cô bán rượu, anh còn say sưa.
hay:
Con tằm bối rối vì tơ;
Anh say sưa vì rượu, em ngẩn ngơ vì tình.
Cái say gắn với rượu là cái say của lí tính (cái say mang tính chất vật lí, đời
thường) nhưng cái say gắn với cái đẹp là cái say của cảm giác. Cái say lí tính cộng
hưởng với cái say của cảm giác như sợi dây gắn chặt tình duyên giữa các cặp nam
nữ dân gian. Họ mượn cái say để bộc bạch nỗi lòng của mình với đối phương. Và
điều đó càng chứng minh rằng, rượu là chất xúc tác khiến con người mạnh dạn
hơn trong việc bày tỏ cảm xúc của chính mình. Và lời nói của kẻ say rượu thì
không đáng trách! Những lời nói say sưa vì rượu hay vì “cô bán rượu” đã khiến
chàng trai say? Dù pha một chút bông đùa trong câu “còn cô bán rượu anh còn
say sưa” nhưng ta vẫn thấy một sự thực rằng anh chàng này hiển nhiên có say vì
rượu nhưng cũng say một phần vì “cô bán rượu” (có thể là sắc đẹp hoặc tính nết).
Hay đây, cái say ngấm, say ngầm của rượu cũng được ví von với vẻ đức
hạnh của nữ giới trong việc chinh phục và giữ người đàn ông của đời mình:
Rượu sen càng nhắp càng say,

Càng yêu vì nết, càng say vì tình
Đầy vơi chúc một chén quỳnh
Vì duyên nên uống, vì tình nên say...


16

Câu ca dao trên đã cho so sánh rượu với phụ nữ, tác giả dân gian đã rất tinh tế khi
chỉ ra được nét tương đồng ấy. Và điều đó cho ta thấy rằng, trong ca dao, lối nói
so sánh điểm gây say giống nhau giữa rượu và người phụ nữ là điều rất phổ biến.
Có thể nêu ra một số câu tương tự như:
Rượu ngon chưa uống đã say,
Lựu, lan chưa bẻ đã bay mùi nồng.
hay:
Đèo bồng mang tiếng thị phi
Bầu không có rượu lấy gì mà say?
Cái say như đã nói, nó gắn liền với văn hóa và khi đã nhắc đến văn hóa thì
không thể nào không nhắc đến những ngày lễ. Có lẽ tác giả dân gian thường uống
rượu và say nhiều trong những dịp lễ như thế. Ca dao đã ghi lại không ít những
cảnh tác giả dân gian thưởng thức rượu, chúc tụng nhau trong những này lễ tết
truyền thống của dân tộc hay nghi lễ mà ca dao thường nêu hơn cả là cưới hỏi.
Rượu lúc này như một bảo chứng cho tình yêu và lời thề gắn kết trăm năm. Rượu
(cùng với cau trầu) là lễ vật bắt buộc khi cưới hỏi. Thử đọc lời đối đáp sau của
một đôi trai gái:
Anh có thương em thì lo một buồng cau cho tốt, một hũ rượu cho đầy,
Đặt lên bàn thượng, hạ xuống bàn xây,
Chàng đứng đó, thiếp đứng đây,
Lẽ mô thầy với mẹ lại không kết nghĩa sum vầy cho con?
Hay:
Tay anh ôm hũ rượu, buồng cau,



17

Đi ngả đường sau, thầy mẹ chê khó, đi ngả cửa ngõ, chú bác chê nghèo,
Nhắm chừng duyên nợ cheo leo,
Sóng to, thuyền nặng không biết chống chèo có đặng (được) không.
Cô gái tưởng tượng nên một viễn cảnh êm thấm, thuận chiều, trong lúc chàng trai
tỏ ra thực tế hơn trước trở lực, do cái nghèo tạo ra. Giả như cô gái thơ ngây và có
tình cảm trong sáng kia thuyết phục được bố mẹ mình chấp thuận cuộc hôn nhân
do cô chủ động, thì việc tiếp theo sẽ là:
Rượu lưu li chân quỳ tay rót,
Cha mẹ uống rồi dời gót theo anh.
Đôi vợ chồng mới, hoặc trai gái đã đính hôn, cũng dùng miếng trầu, chén
rượu khi trao lời hẹn ước thủy chung:
Ăn một miếng trầu, năm ba lời dặn,
Uống một chén rượu, năm bảy lời giao,
Anh chớ nghe ai sóng bể ba đào,
Em đây giữ niềm tiết hạnh, anh chớ lãng xao em buồn.
Việc uống rượu quá đà, đắm chìm và tự hoại mình thành ma men trong bể
rượu là điều không thể chấp nhận được. Việc say sưa tối ngày là điều xấu. Chính
vì lẽ đó mà để răn dạy con cháu đời sau, cũng như khuyên nhủ lớp người cùng
thời hãy cai rượu mà tác giả dân gian đã cho ra đời những câu ca dao mang tính
chất châm biếm, giễu cợt những kẻ nghiện rượu, họ tỏ ra chán ngán và sợ cảnh
suốt ngày phải thấy những con ma men vất vưởng, tay cầm chai rượu lè nhè:
Ở đời chẳng biết sợ ai,
Sợ thằng say rượu nói dai tối ngày.


18


Và không mấy ai tin lời người say, cho dù có nói hay như thế này:
Say thời, say ngải say tình,
Say chi chén rượu mà mình nói say!
Hay đây, cái cảnh người phụ nữ lấy phải một người chồng nát rượu, suốt
ngày chỉ biết “Đem tiền mau lấy cái say”:
Con thì đói khóc như ri,
Chồng thì uống rượu li bì ngày đêm
Đem tiền mau lấy cái say,
Hơi men giở giọng bầy nhầy bên tai.

Và đây nữa, say sưa đến độ quên đi công việc đồng áng, quả là đáng trách:
Anh ơi uống rượu thì say
Bỏ ruộng ai cày, bỏ giống ai gieo
Cũng vì say sưa mà những nhân vật trong các bài ca dao quên đi bổn phận,
trách nhiệm của mình với xã hội thì lấy đâu ra sự đầy đủ, ấm no cho gia đình của
họ. Và ta lại có câu ca dao sau để thấy được cái say sưa triền miên, tối ngày đích
thị là một thói xấu, nó làm băng hoại đi những điều vốn dĩ tốt đẹp, nó làm cho
nhiều cảnh nhà rơi vào bế tắc, khổ sở và bất hạnh; khiến họ mãi không thể trở nên
khấm khá:
Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa
Sang đâu đến kẻ say sưa rượu chè


×