Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

tham luat nang cao chat luong day va hoc mon vat li o truong THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.28 KB, 3 trang )

THAM LUẬN
Kính thưa: - Các quý vị đại biểu.
-Thưa toàn thể Hội nghị!
Lời đầu tiên cho tôi gửi đến các vị đại biểu và toàn thể hội nghị lời chúc sức khỏe,
hạnh phúc và chúc hội nghị thành công tốt đẹp.
Trước hết, tôi hoàn toàn nhất trí với với báo cáo giữa nhiệm kỳ của Chi bộ
nhiệm kỳ 2015-2020 và phương hướng hoạt động của Chi bộ nữa cuối nhiệm kỳ 20152020 do đồng chí Bí thư chi bộ vừa trình bày trước hội nghị.
Được sự cho phép của Hội nghị, sau đây tôi xin trình bày ý kiến tham luận của
cá nhân về vấn đề:
“Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn vật lí ở THPT Phạm Văn Đồng”
I. Thực trạng bộ môn:
1. Thuận lợi
- Được sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sát sao của cấp ủy, chi bộ nhà trường. Được BGH,
ban chuyên môn, và các tổ chức đoàn thể trong trường cũng như của ngành, địa
phương và đặc biệt là CMHS, đã hết sức quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt để tổ làm
tốt công tác nâng cao chất lượng chuyên môn.
- Các thành viên trong tổ luôn nhiệt tình, đoàn kết, có năng lực chuyên môn khá vững
vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, tất cả vì học sinh thân yêu.
- Đa số học sinh ngoan, có ý thức trong học tập và ham hiểu biết
- Cơ sở vật chất của nhà trường cơ bản đáp ứng đủ cho việc dạy và học. Không gian,
cảnh quan nhà trường đẹp, Môi trường học tập thân thiện tạo hứng thú học tập cho học
sinh và giảng dạy cho giáo viên.
2. Khó khăn.
- Dụng cụ, thiết bị học tập bộ môn, phần thí nghiệm thực hành còn thiếu và hư hỏng
nhiều gây khó khăn trong quá trình thực hành của học sinh.
- Chất lượng học sinh đầu vào của nhà trường thấp, trình độ không đồng đều, địa bàn
phân bố của học sinh rộng. một bộ phận không nhỏ học sinh còn chưa xác định được
động cơ học tập.( Nhiều em đi học để cha mẹ vui).
- Kiến thức bộ môn khó (Các em vừa phải nắm được bản chất, vừa phải vận dụng để
làm bài tập, vừa phải vận dụng thực tế).
- Với những thuận lợi và khó khăn như trên bản thân đã cùng với các thành viên


trong tổ luôn tìm suy nghĩ Làm thế nào để chất lượng dạy và học bộ môn được nâng
cao?
- Từ thực tế giảng dạy của bản thân và kinh nghiệm của anh chị em đồng nghiệp
tôi xin đưa ra các một số giải pháp sau đây:
II. Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
1. Tìm hiểu mục tiêu và các năng lực chuyên biệt môn học.


1.1 Mục tiêu môn học: Sau khi học xong môn vật lí các em có thể; “Vận dụng
những kiến thức, kĩ năng một cách tự tin, hiệu quả và thích hợp trong hoàn cảnh phức
hợp và có biến đổi, trong học tập cả trong nhà trường và ngoài nhà trường, trong đời
sống thực tiễn”.
1.2. Xác định các năng lực chuyên biệt của môn vật lí.
Người ta sẽ dựa trên đặc thù nội dung, phương pháp nhận thức và vai trò của môn
học đối với thực tiễn để đưa ra hệ thống năng lực.
Môn Vật lí giúp hình thành các năng lực sau:
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác
- Năng lực thực nghiệm
- Năng lực quan sát
- Năng lực tự học
- Năng lực sáng tạo
Việc xác định được mục tiêu và các năng lực chuyên biệt, bộ môn rất quan trọng,
nó giúp cho giáo viên thay đổi được phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá trên cơ sở
tổng thể các năng lực chuyên biệt của bộ môn.
2. Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá.
2.1. Một là mỗi giáo viên cần biết quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu HS. Từ đó nắm
bắt được tâm sinh lí, hoàn cảnh riêng, khả năng nhận thức, tiếp thu của cá nhân HS để
có các phương pháp dạy học tích cực, phù hợp.
2.2. Hai là, thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả trong từng tiết lên lớp, tích hợp

việc HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH. Trong
tiết học người thầy luôn giữ vai trò gợi ý, hướng dẫn, tổ chức, giúp cho HS tự tìm
kiếm, khám phá những tri thức mới. Làm tốt vai trò trọng tài, cố vấn điều khiển tiến
trình giờ dạy, nêu tình huống, kích thích hứng thú và phân xử các ý kiến đối lập của
học sinh; từ đó hệ thống hóa các vấn đề, tổng kết bài giảng, khắc sâu những kiến thức
cần nắm vững. Chú trọng đến kĩ năng thực hành, vận dụng và giải quyết các vấn đề
thực tiễn, coi trọng rèn luyện và tự học. Yêu cầu học sinh phải chuẩn bị bài kĩ ở nhà
trước khi đến lớp và phải mạnh dạn, tự tin bộc lộ ý kiến, quan điểm.
Bảo đảm nội dung và phương pháp dạy học phù hợp từng đối tượng học sinh, nghĩa
là phải cá thể hóa hoạt động dạy học, tạo điều kiện cho tất cả học sinh được tham gia
phát biểu, chữa bài trước lớp, giúp các em xóa bỏ mặc cảm và tự tin hơn trong học tập.
Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học qua đó giúp cho bài học
thêm sinh động, hấp dẫn, cuốn hút học sinh.
2.3.Ba là phát huy tối đa các năng lực chuyên biệt bộ môn; kích thích năng lực tự
học, sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề, làm việc nhóm của học sinh. Trong mỗi học
kỳ, của năm học tôi thường yêu cầu mỗi tổ học sinh (Mỗi lớp chia làm 04 tổ) làm 02 bộ
dụng cụ học tập bộ môn. Trong mỗi bộ dụng cụ này các em tự do thiết kế, lên ý tưởng


về dụng cụ mà các em sẽ làm. Nhưng các em phải giải thích được cấu tạo và nguyên lí
hoạt động cũng như vận dụng của sản phẩm dùng để làm gì?
2.4. Bốn là: Với các thành viên trong tổ tiếp thu sự chỉ đạo của BGH ở đẫu mỗi
năm học, mỗi giáo viên xây dựng một kế hoạch cá nhân từng tháng, từng kỳ và cả năm
học. Tổ chuyên môn có kế hoạch cho hoạt động từng tuần, từng tháng, từng kỳ và cả
năm học. Tổ trưởng chuyên môn phân công các thành viên trong tổ biên soạn bộ giáo
án ôn tập, bộ đề cương ôn tập từng học kỳ, dùng chung cho cả khối, qua đó giúp tạo ra
sự thông nhất cao trong chương trình.
Riêng với học sinh khối 12 tôi đã biên soạn bộ sách CÁC CHUYÊN ĐỀ ÔN
THI ĐẠI HỌC- CAO ĐẲNG- TN THPT từ năm học 2013- 2014 và có chính sữa bổ
sung qua các năm học cho phù hợp với phương pháp tổ chức thi THPT QUỐC GIA của

BGD hiện nay. Đây cũng là một nguồn tham khảo của học sinh khá hiệu quả.
Riêng đối với chương trình khối 10 và 11 đón đầu xu thế thi THPT quốc gia của
bộ trong thời gian tới tôi có kế hoạch biên soạn bộ bộ sách chuyên đề như
2.5. Năm là tích cực đổi mới kiểm tra, đánh giá, dựa vào các năng lực chuyên biệt
bộ môn. Nghĩa là chúng ta đánh gia quá trình học tập của học sinh một cách linh động,
nhiều mặt dựa theo các năng lực chuyên biệt của bộ môn.
Đánh giá chất lượng giáo dục gồm nhiều vấn đề, trong đó hai vấn đề cơ bản là
đánh giá chất lượng dạy của thầy và đánh giá chất lượng học của trò. Đánh giá thực
chất sẽ tạo được động lực nâng cao chất lượng dạy và học.
Những yêu cầu và nội dung kiểm tra phải bám sát quá trình học tập, bám sát mục
tiêu môn học, chuẩn kiến thức, có sự phân hóa theo từng đối tượng học sinh. Với vai
trò, chức năng quan trọng như thế, giáo viên luôn không ngừng đổi mới thúc đẩy đổi
mới phương pháp dạy học, cập nhật phương pháp mới phù hợp điều kiện của trường
lớp và đối tượng học sinh. Kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo chính xác, khách quan,
nghiêm túc. Có thái độ tôn trọng kết quả của các em; động viên, biểu dương kịp thời;
nhắc nhở, phê bình khéo léo, tránh cho các em mặc cảm hoặc chán nản.
III. Kết quả đạt được.
Trong nhiều năm học gần đây bộ môn vật lí luôn có học sinh giỏi trong các cuộc
thi olympic 10/3. HSG 12 có học sinh tham gia và đạt giải cao trong các cuộc thi
KHKT cấp tỉnh. Trong kỳ thi THPT QUỐC GIA năm 2017 học sinh trường THPT
Phạm Văn Đồng dự thi môn vật lí xếp thứ 8 trong toàn tỉnh Đắk Lắk.
Trên đây là những ý kiến chỉ mang tính cá nhân, tôi xin mạnh dạn đưa ra để anh
chị em đồng nghiệp cùng trao đổi.
Tôi tin rằng, quý vị lãnh đạo, các đồng chí, đồng nghiệp của tôi sẽ có nhiều cách
giải hay hơn cho bài toán nâng cao chất lượng dạy và học. Kính mong ý kiến bổ sung
của quý vị và anh chị em đồng nghiệp.
Cuối cùng kính chúc quý vị đại biểu, các đồng chí trong chi bộ dồi dào sức khỏe,
hạnh phúc! Chúc trường ta có một kỳ thi THPT Quốc gia đạt thành tích cao. Chúc hội
nghị thành công tốt đẹp!




×