Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

THUYỀN VÀ BIỂN với SÓNG của Xuân Quỳnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.16 KB, 2 trang )

Còn đây:
Thuyền và biển với Sóng của Xuân Quỳnh
Thuyền và biển của Xuân Quỳnh đã đợc Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc. Bài hát chinh
phục mọi ngời không chỉ do chất nhạc hay của giọng ca sĩ mà còn ở chính phần lời. Khi
cha đợc phổ nhạc Thuyền và biển đã có một đời sống riêng. Nó đợc chép trong nhiều sổ
tay, và truyền qua nhiều thế hệ. Nhng ngời đã yêu, đang yêu và sẽ yêu vô cùng cảm ơn nữ
thi sĩ. Bởi lẽ Xuân Quỳnh đã nói hộ nỗi lòng của bao nhiêu lứa đôi. Nhà thơ đã biến hóa
một cách sáng tạo cách nói của dân gian. Có lẽ không ngời Việt Nam nào không thuộc
câu ca dao:
Thuyền ơi có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền!
Thuyền và Bến trở thành cách nói quen thuộc gần gũi. Xuân Quỳnh giữ lại ở bài ca
dao kia hình ảnh con thuyền, còn bến vào thơ chị đã hóa thành biển. Từ bến đến
biển là một sự thay đổi về chất. Có thể nói Xuân Quỳnh đã hiện đại hóa cách nói của
quần chúng. Điều này làm cho Thuyền và biển của chị rất mới lạ.
Mạch nguồn sâu xa của Thuyền và biển là ca dao nhng khó nhận ra dấu vết ca dao trong
bài thơ của chị. ở đây, Xuân Quỳnh không chỉ diễn tả tâm trạng kẻ ở ngời đi mà diễn tả
tâm trạng chung của ngời đang yêu:
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhờng nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu về đâu.
Ngời ta nói rằng khi yêu có thể đoán đợc ý nghĩ của nhau, họ vẫn truyền cho nhau
những bức điện vô hình, giữa họ dờng nh có một trờng điện từ nên có thể thần giao
cách cảm. Một cử chỉ, một lời nói, một ánh mắt, một tiếng thở dài đều mang mộit ý nghĩ
đặc biệt mà chỉ họ hiểu với nhau. Ngời ngoài không thể nào hiểu đợc. Xuân Quỳnh, chính
bằng kinh nghiệm và sự từng trải của mình đã khẳng định và diễn tả một cách hình ảnh
điều này. Nhng đây cha phải là những câu thơ đặc sắc. Những câu sau đây mới là những
câu thơ thật hay:
Những ngày không gặp nhau
Sóng bạc đầu thơng nhớ


Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau- rạn vỡ
Nỗi nhớ tình yêu bao nhiêu ngời đã nói, thế mà Xuân Quỳnh vẫn tìm đợc một cách nói
khác lạ, trớc chị cha ai nói nh vậy. Có những câu thơ phải qua phân tích mới hiểu đợc cái
hay, nhng cũng có những câu thơ đọc lên đã thấy hay chẳng cần phải phân tích. Bốn câu
thơ trên của Xuân Quỳnh thuộc loại thứ hai. Ngời đọc cảm nhận cái hay của nó bằng trực
giác. Những câu thơ đợc cảm bằng trực giác nh thế thờng lu giữ khá lâu trong trí nhớ. Có
thể phân tích lời nói theo kiểu nhân hóa, có thể phân tích cách láy lại của một điệp từ, có
thể phân tích hình ảnh: bạc đầu hay Lòng thuyền đau- rạn vỡ vân vân và vân vân. Nh-
ng cứ làm nh thế tôi e rằng thể hoàn chỉnh của nó. Cứ để nguyên nh thế cho toàn bộ tâm
hồn thơ Xuân Quỳnh lắng lại trong lòng độc giả. Tôi rất sợ cái việc làm thô bạo của mình
phơng hại đến d âm của những câu thơ.
Khác với Thuyền và biển, Sóng không bắt nguồn từ ca dao mà từ bài thơ tình rất hay của
Xuân Diệu. Xuân Quỳnh có mợn hình ảnh sóng để bày tỏ lòng mình, song cách thể
hiện của Xuân Quỳnh hoàn toàn khác. Bởi tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh khác với tình
yêu trong Biển của Xuân Diệu. Nếu Xuân Diệu thông qua sóng để bày tỏ tình yêu mãnh
Hong Minh Phng (tuyn chn)
liệt, vồ vập, sôi nổi của mình thì Xuân Quỳnh thông qua sóng để thể hiện khát vọng v-
ơn tới của một tình yêu đầy trắc trở. Tình yêu trong sóng của Xuân Quỳnh là một tình
yêu không bình thờng, một tình yêu đầy băn khoăn...day...dứt. Trớc sóng ta ít thấy
trong thơ tình Việt Nam diễn tả trạng thái phức tạp nh Xuân Quỳnh. Xuân Quỳnh là một
trong số những ngời ít ỏi đã mạnh dạn nói lên điều sâu kín của cõi lòng mình. Bốn câu thơ
mở đầu báo hiệu cho ta thấy điều này:
Dữ dội và dịu êm
ồn ào và lặng lẽ
Sóng không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Sóng của Xuân Diệu đã là sóng của biển, còn sóng của Xuân Quỳnh vốn là sóng
của sóng. Nhng vì, sóng không hiểu nổi mình nên sóng tìm ra tận bể, khác nhau
là ở chỗ ấy. Đáng lẽ sóng nên an phận. Bao nhiêu sóng đã an phận nh thế. Sóng của

Xuân Quỳnh không an phận, sóng cố vùng vẫy để thoát khỏi sông để vơn tới cái rộng
lớn hơn, hiểu mình hơn, phù hợp với mình hơn. Đó chính là khát vọng vơn tới của con ng-
ời có bản lĩnh trong cuộc sống. Bạn đọc đồng cảm với sóng của Xuân Quỳnh, tìm thấy
trong sóng của Xuân Quỳnh niềm khát khao của mình. Sóng thể hiện một phẩm hạnh
mới, một quan niệm mới, khác hẳn những gì đã thành nếp xa nay. Cách xử sự của Xuân
Quỳnh không nh cách xử sự của ngời phụ nữ trong bài ca dao quen thuộc:
Anh nói em cũng nghe anh
Bát cơm lỡ đã chan canh mất rồi
Nuốt vào đắng lắm anh ơi
Nhả ra thì để tội trời ai mang!
Nghe anh có nghĩa là em đã yêu anh nhng muộn mất rồi! Bát cơm đã chan canh rồi,
đành chịu vậy. Yêu cị cũng yêu mà bỏ chồng thì sợ tội trời. Thế là chị tự nhận về mình
hai nỗi đau: đau khổ vì phải từ chối ngời mình yêu, đau khổ vì cố nuốt cho trôi bát canh
đắng kia. Xuân Quỳnh thì không nh thế, chị quyết tâm dứt bỏ cái không phù hợp với
mình để vơn tới cái phù hợp với mình hơn. Nhng từ sông ra biển là một chặng đờng
đầy trắc trở. Ra đợc biển rồi cũng không dễ gì đến đợc với bờ. Bao nhiêu là vật cản,
bao nhiêu là ràng buộc đòi hỏi sóng phải vợt qua. Tình yêu có một sức mạnh phi thờng:
ở ngoài kia đại dơng
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng đến bờ
Dù muôn vời cách trở!
Từ một tình yêu cụ thể, một hoàn cảnh cụ thể, Xuân Quỳnh đã kín đáo thể hiện khát
vọng vơn tới của mình trong cuộc sống. Bài thơ vì thế tuy rất riêng nhng cũng lại rất
chung. Có lẽ vì vậy mà bạn đọc yêu mến, nâng niu, trân trọng Sóng của Xuân Quỳnh mặc
dầu đã có Biển rất hay của Xuân Diệu.
Bài viết của tác giả Mai Văn Hoan (Huế)
Hong Minh Phng (tuyn chn)

×