Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

CẢM NHẬN VỀ ĐOẠN THƠ EM ƠI EM... CÓ NỘI THÙ THÌ VÙNG LÊN ĐÁNH BẠI TRONG ĐOẠN TRÍCH ĐẤT NƯỚC NGUYỄN KHOA ĐIỀM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.75 KB, 2 trang )

VĂN MẪU LỚP 12
CẢM NHẬN VỀ ĐOẠN THƠ EM ƠI EM... CÓ NỘI THÙ THÌ VÙNG LÊN
ĐÁNH BẠI TRONG ĐOẠN TRÍCH ĐẤT NƯỚC NGUYỄN KHOA ĐIỀM
I/ Mở bài :
- Nguyễn Khoa Điềm (1943) thuộc thế hệ nhà thơ chống Mỹ cứu nước.Đất nước, nhân
dân, cách mạng luôn là nguồn cảm hứng phong phú của thơ ông.
- “Đất nước”là một đọan trích thuộc chương V trong bản trường ca “Mặt đường khát
vọng” của Nguyễn Khoa Điềm, sáng tác năm 1971, tại chiến trường Bình Trị Thiên.
- Đọan thơ sau đây là sự khẳng định của nhà thơ về vai trò của nhân dân trong việc làm
nên lịch sử và truyền thống dựng nước và giữ nước :
“ Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
……………………
Có nội thù thì vùng lên đánh bại”.
II/ Thân bài :
- Thật vậy, sau khi đã khẳng định vai trò của nhân dân làm nên bức tranh địa lý- văn hóa
muôn màu muôn vẻ, nhà thơ tiếp tục baỳ tỏ những suy tư, nhận thức của mình về vai trò của
nhân dân trong việc làm ra lịch sử và truyền thống của đất nước.
+ Trước hết, nghĩ về bốn ngàn năm của đất nước, nhà thơ đã nhận thức được một sự thật
đó là : người làm nên lịch sử không chỉ là những anh hùng nổi tiếng mà còn là những con
người vô danh bình dị.Thật sự trong bề dày bốn ngàn năm dựng nước, giữ nước, có biết bao
thế hệ cha anh dũng cảm, chiến đấu, hy sinh và trở thành anh hùng mà tên tuổi của họ “cả
anh và em đều nhớ”:
“ Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ”
+ Nhưng cũng có hàng triệu , hàng triệu người cũng trong quá trình xây dựng và bảo vệ
đất nước đã ngã xuống , họ đã “sống và chết, không ai nhớ mặt đặt tên”, nhưng tất cả, họ
đều có công “ làm ra Đất Nước”. Có thể nói, đây là một quan niệm mới mẻ về đất nước của
nhà thơ.Và từ quan niệm này, Nguyễn Khoa Điềm đã hết lời ca ngợi và tôn vinh lòng yêu
nước của nhân dân :



“Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh…’
+ Với tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”, tác giả đã khẳng định tất cả những gì do nhân
dân làm ra, những gì thuộc về nhân dân như “hạt lúa, ngọn lửa, giọng nói, tên xã tên
làng”…cũng như chính những con người vô danh bình dị đó đã góp phần giữ và truyền lại
cho thế hệ sau mọi giá trị văn hóa, văn minh tinh thần và vật chất của đất nước. Chính họ đã
tạo dựng nền móng sự sống cho đất nước, cho nhân dân.Không những vậy, họ còn lu của
mình.ôn sẵn sàng vùng lên chống ngoại xâm, đánh nội thù để giữ gìn sự sống đó và bảo vệ
đất nước thân yêu
“Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại”.
Ở đây, nhận thức về đất nước và lòng yêu nước của nhà thơ đã gắn liền với lòng biết ơn
nhân dân, bởi nhân dân mới là những chủ thể đích thực làm ra đất nước và bảo vệ đất nước.
- Tóm lại, với hình ảnh thơ giản dị, mộc mạc, giọng thơ vừa tự sự vừa trữ tình…đọan thơ
vừa là lời tâm tình,vừa là lời nhắn nhủ của nhà thơ với tất cả mọi người phải nhận thức
đúng vai trò to lớn của nhân dân trong việc làm nên truyền thống lịch sử, văn hóa của đất
nước bằng chính lòng biết ơn của mình.
III/ Kết bài :
- Chủ đề về đất nước, quê hương không phải là một chủ đề mới lạ trong văn học Việt
Nam.Bởi lẽ, trước Nguyễn Khoa Điềm đã có nhiều bài thơ về đất nước của nhiều nhà thơ có
tên tuổi…Nhưng,có thể nói “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định được vai
trò to lớn của nhân dân với đất nước một cách dễ hiểu, dễ cảm, dễ nhớ và sâu sắc.
- Đọan thơ đã thức tỉnh được nhận thức của tuổi trẻ Miền Nam thời chống Mỹ và tuổi trẻ
hôm nay khi họ đang lún sâu vào lối sống ngoại lai .Từ đó, đọan thơ đã làm sống lại truyền
thống yêu nước hào hùng trong mỗi chúng ta.




×