Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

phân tích vấn đề đạo đức trong kinh doanh tại công ty coca cola việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (973.8 KB, 27 trang )

MỤC LỤC

MỤC LỤC ............................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... iii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu.................................................................................................... 2
1.5.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 2
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 2
1.6. Cấu trúc đề tài nghiên cứu ......................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TẠI CÔNG TY COCA-COLA
VIỆT NAM .......................................................................................................................... 4
2.1. Giới thiệu về công ty Coca-Cola ............................................................................... 4
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ...................................................................... 4
2.1.2. Trụ sở chính tại Việt Nam .................................................................................. 6
2.1.3. Tầm nhìn và sứ mệnh ......................................................................................... 6
2.1.4. Văn hoá doanh nghiệp của Coca-Cola Việt Nam............................................... 7
2.2. Vấn đề đạo đức kinh doanh tại công ty Coca-Cola Việt Nam .................................. 8
2.3. Bình luận về vấn đề đạo đức kinh doanh tại công ty Coca-Cola ............................ 10
2.4. Phân tích nguyên nhân và các bên liên quan ........................................................... 13
2.4.1. Nguyên nhân ..................................................................................................... 13
2.4.2. Các bên liên quan ............................................................................................. 15

i



CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TẠI
VIỆT NAM ........................................................................................................................ 17
3.1. Về phía cơ chế pháp lý ............................................................................................ 17
3.2. Về phía doanh nghiệp .............................................................................................. 17
3.3. Về phía người tiêu dùng .......................................................................................... 18
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. iv

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học môn “Đạo đức trong kinh doanh”, nhóm đã nhận được nhiều
sự quan tâm, giúp đỡ, ý kiến đóng góp của Cô cùng các bạn trong lớp.
Để hoàn thành được bài báo cáo này, nhóm xin chân thành cảm ơn đến Cô đã truyền
đạt cho chúng em những kiến thức hay và bổ ích về vấn đề đạo đức trong kinh doanh,
giúp chúng em có thêm nền tảng, là hành trang để có thể đứng vững trên thương trường.
Với sự lắng nghe, nỗ lực học hỏi trong thời gian qua, với cái nhìn chủ quan của sinh
viên ngành Kinh doanh quốc tế đang học tập tại trường, mặc dù báo cáo đã được hoàn
thành nhưng không thể không có những sai sót, hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm.
Do đó nhóm rất mong nhận được sự thông cảm và nhận xét góp ý từ quý Cô để nhóm có
thêm nhiều kinh nghiệm và hoàn thành tốt hơn trong tương lai.
Nhóm xin chân thành cảm ơn!

iii


Chương 1

TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, khoa học và xã hội ngày càng phát triển, những tiến bộ về công nghệ khoa
học kỹ thuật khiến cho nhu cầu và mong muốn của con người ngày càng cao hơn. Không
chỉ đáp ứng nhu cầu “ăn no mặc ấm” mà giờ đây còn phải đáp ứng với nhu cầu “ăn ngon
mặc đẹp”. Vì thế, việc đòi hỏi về vấn đề đạo đức càng ngày càng được đánh giá cao và
càng ngày càng được coi trọng.
Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn
dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn. Người Việt
Nam nói riêng cũng như người Châu Á nói chung là những con người chú trọng về lễ
nghĩa về những cách ứng xử, cư xử của mình như thế nào để người khác nhìn vào đánh
giá. Việc sai phạm về vấn đề đạo đức còn được chú trọng rất nhiều lần so với việc vi
phạm pháp luật. Vì nó không những ảnh hưởng tới giá trị vật chất còn ảnh hưởng tới vấn
đề tinh thần, tâm hồn, cách nhìn nhận của xã hội đối với mình. Đặc biệt là vấn đề đạo đức
trong kinh doanh ngày càng được coi trọng hơn.
Hiện nay, một số doanh nghiệp vi phạm đạo đức trong kinh doanh không những đã
gây tác hại cho người tiêu dùng, cho các nhà kinh doanh, cho xã hội mà còn ảnh hưởng
nghiêm trọng đến hình ảnh của doanh nghiệp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới một số lòng tin
làm doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ và lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia trên
thị trường quốc tế.
Về vấn đề vi phạm đạo đức trong kinh tế, cụ thể mặt tài chính ta có thể liệt kê ra rất
nhiều trường hợp như là các khoản chi phí không chính thức (tiền hoa hồng), báo cáo tài
chính về khoản lãi – lỗ không đúng thực tế,... Song, qua đó ta thấy rằng nhiều doanh
nghiệp chỉ nghĩ cho lợi ích cho bản thân mà không quan tâm đến cộng đồng. Họ chỉ vì
muốn có nhiều lợi nhuận chảy vào túi riêng nên đã có những “thủ thuật” để lách luật, trốn
thuế. Đó không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn là vấn đề vi phạm về đạo đức
trong kinh doanh và Coca Cola trong lịch sử kinh doanh hơn 100 năm của mình cũng mắc
phải lỗi vi phạm đạo đức kinh điển đó.
1



Vì vậy nhóm đã chọn đề tài “Phân tích vấn đề đạo đức kinh doanh tại công ty CocaCola Việt Nam” nhằm nói lên thực trạng vấn đề đạo đức trong kinh doanh hiện nay, từ đó
đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện vấn đề đạo đức trong kinh doanh, góp phần phát
triển đất nước ngày một tốt đẹp hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
Thứ nhất, tìm hiểu thực trạng vấn đề đạo đức trong kinh doanh tại công ty Coca-Cola
Thứ hai, phân tích, đánh giá vấn đề đạo đức trong kinh doanh hiện nay.
Thứ ba, đưa ra những giải pháp nhằm giúp cải thiện vấn đề đạo đức trong kinh doanh.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề đạo đức kinh doanh tại công ty Coca-Cola Việt Nam
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Coca-Cola Việt Nam
Thời gian khảo sát: Tháng 03/2018
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu bằng các phương pháp:
-

Phương pháp thống kê

-

Phương pháp phân tích

-

Phương pháp tổng hợp

-


Phương pháp so sánh

1.5. Ý nghĩa nghiên cứu
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài đã đưa ra một cái nhìn rõ hơn về thực trạng vấn đề đạo đức kinh hiện nay,
đóng góp, bổ sung vào công trình nghiên cứu của các tác giả khác.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn

2


Đề tài góp phần giúp nhìn nhận mặt đúng sai vấn đề đạo đức kinh doanh và từ đó
thiết kế các chiến lược cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả vấn đề đạo đức kinh doanh.
1.6. Cấu trúc đề tài nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu
 Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên
cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài và kết cấu đề tài.
Chương 2: Thực trạng vấn đề đạo đức kinh doanh tại công ty Coca-Cola
 Giới thiệu về doanh nghiệp
 Thực trạng về vấn đề đạo đức kinh doanh
Chương 3: Kết luận và kiến nghị
 Tóm tắt đề tài.
 Đưa ra các kiến nghị.

3


Chương 2

VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TẠI CÔNG TY COCA-COLA

VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu về công ty Coca-Cola
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.1.1. Lịch sử Coca-Cola toàn cầu
Ngày 8.5.1886: tại Bang Atlanta – Hoa Kỳ, một dược sỹ tên là John S. Pemberton đã
chế ra một loại sy-rô có hương thơm đặc biệt và có màu caramen, chứa trong một bình
nhỏ bằng đồng. Ông đem chiếc bình này đến hiệu thuốc của Jabco, hiệu thuốc lớn nhất ở
Atlanta thời bấy giờ và cho ra mắt công chúng với giá 5 xu một cốc. Ngay sau đó người
trợ lý của John là Ông Frank M. Robinson đã đặt tên cho loại sy-rô này là Coca-Cola.
Năm 1891: Ông Asa G. Candler một dược sĩ đồng thời là thương gia ở Atlanta đã
nhận thấy tiềm năng to lớn của Coca-Cola nên ông quyết định mua lại công thức cũng
như toàn bộ quyền sở hữu Coca-Cola với giá 2,300 USD.
Năm 1892: Candler cùng với những người cộng tác khác thành lập một công ty cổ
phần tại Georgia và đặt tên là “Công ty Coca-Cola”. Asa G. Candler đặt tên cho công ty
sản xuất ra sy-rô Coca-Cola là công ty Coca-Cola.
Năm 1893: Thương hiệu Coca-Cola lần đầu tiên được đăng ký quyền sở hữu công
nghiệp.
Năm 1897: Coca-Cola bắt đầu được giới thiệu đến một số thành phố ở Canada và
Honolulu.
Ngày 31.1.1899: Một nhóm thương gia gồm Thomas & Whitehead cùng với đồng
nghiệp J.T. Lupton đã nhận được quyền xây dựng nhà máy đóng chai với mục đích đóng
chai và phân phối sản phẩm Coca-Cola đến khắp mọi nơi trên nước Mỹ.
Năm 1906: nhà máy đóng chai đầu tiên được thành lập ở Havana, Cuba.
Năm 1919: những người thừa hưởng gia tài của Candler bán Công ty Coca-Cola cho
Ernest Woodruff, một chủ ngân hàng ở Atlanta. Bốn năm sau, Ernest Woodfuff được bầu
làm Chủ Tịch Điều Hành Công Ty, bắt đầu sáu thập kỷ lãnh đạo và đưa Công ty CocaCola đến một tầm cao mới mà không một người nào có thể mơ thấy.
4


Đến thời điểm này sau hơn 100 năm thành lập và phát triển, Coca-Cola đã có mặt ở

hơn 200 nước trên thế giới.
2.1.1.2. Lịch sử Coca-Cola Việt Nam
Năm 1960: Lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu tại Việt Nam.
Tháng 2/1994: Coca-Cola trở lại Việt Nam và bắt đầu quá trình kinh doanh lâu dài.
Tháng 8/1995: Liên Doanh đầu tiên giữa Coca-Cola Đông Dương và công ty
Vinafimex được thành lập, có trụ sở tại miền Bắc.
Tháng 9/1995: Một Liên Doanh tiếp theo tại miền Nam mang tên Công ty Nước Giải
Khát Coca-Cola Chương Dương cũng ra đời do sự liên kết giữa Coca-Cola và công ty
Chương Dương của Việt Nam.
Tháng 1/1998: Thêm một liên doanh nữa xuất hiện tại miền Trung - Coca-Cola Non
Nước. Đó là quyết định liên doanh cuối cùng của Coca-Cola Đông Dương tại Việt Nam,
được thực hiện do sự hợp tác với Công ty Nước Giải Khát Đà Nẵng.
Tháng 10/1998: Chính Phủ Việt Nam đã cho phép các Công ty Liên Doanh trở thành
Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Các Liên Doanh của Coca-Cola tại Việt Nam lần
lượt thuộc về quyền sở hữu hoàn toàn của Coca-Cola Đông Dương, và sự thay đổi này đã
được thực hiện trước tiên bởi Công ty Coca-Cola Chương Dương – miền Nam.
Tháng 3 đến tháng 8/1999: Liên doanh tại Đà Nẵng và Hà Nội cũng chuyển sang hình
thức sở hữu tương tự.
Tháng 6/ 2001: Do sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, ba Công ty Nước Giải Khát
Coca-Cola tại ba miền đã hợp nhất thành một và có chung sự quản lý của Coca-Cola Việt
Nam, đặt trụ sở tại Quận Thủ Đức – Thành Phố Hồ Chí Minh.
Từ ngày 1/3/2004: Coca-Cola Việt Nam đã được chuyển giao cho Sabco, một trong
những Tập Đoàn Đóng Chai danh tiếng của Coca-Cola trên thế giới.
2.1.1.3. Lịch sử thương hiệu Coa-Cola
Coca-Cola (còn được gọi tắt là Coke) là nhãn hiệu nước ngọt được đăng ký năm 1893
tại Mỹ. Cha đẻ của Coca Cola là một dược sỹ và theo cách hiểu của người dân Mỹ thời kỳ
đó Coke (Coca Cola) là một loại thuốc uống. Sau này, khi mua lại Coca Cola, Asa
Candler - Nhà lãnh đạo tài ba bậc nhất của Coca Cola đã biến chuyển suy nghĩ của người
dân nước Mỹ về hình ảnh của Coca Cola. Ông cho những người tiêu dùng của mình hiểu
5



thứ “thuốc uống” Coke là một loại đồ uống ngon lành và tươi mát. Cho đến ngày nay,
Coca Cola vẫn trung thành với tiêu chí này của hãng. Hình dạng chai Coca-Cola được
đăng ký bảo hộ năm 1960.
Cái tên Coca-Cola xuất phát từ tên lá coca và quả cola, hai thành phần của nước ngọt
Coca-Cola. Chính điều này đã làm Coca Cola có thời kỳ khuynh đảo vì người ta đã quy
kết Asa Candler là người đàn ông gây nghiện của thế giới. Hiện nay Coca-Cola trở thành
hãng nước ngọt nổi tiếng thế giới với rất nhiều sản phẩm đa dạng như Coca-Cola Light
(hay Diet Coke- Coca kiêng), Coca-Cola Cherry...
3.1.1.4. Những vùng hoạt động
Trên thế giới, Coca-Cola hoạt động tại 5 vùng: Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Châu Âu, Âu Á &
Trung Đông, Châu Á, Châu Phi
Ở Châu Á, Coca-Cola hoạt động tại 6 khu vực: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản,
Philipin, Nam Thái Bình Dương & Hàn Quốc (Úc, Indonesia, Hàn Quốc & New
Zealand), Khu vực phía Tây và Đông Nam Châu Á (SEWA)
2.1.2. Trụ sở chính tại Việt Nam
Tên công ty: Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam
Tên công ty (English): COCA-COLA Beverages Vietnam Ltd
Địa chỉ: 485 Hà Nội, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 38961000
Fax: (028) 38963519
Email:
Website: />Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh nước giải khát
2.1.3. Tầm nhìn và sứ mệnh
Sứ mệnh của Coca-Cola được đề ra khá đơn giản là: “Tại Công ty Coca-Cola, chúng
tôi luôn cố gắng để làm mới thế giới, truyền những khoảnh khắc của sự lạc quan và hạnh
phúc, tạo ra giá trị và sự khác biệt”.

6



Tầm nhìn của Coca-Cola: “Phục vụ như là khuôn khổ cho các lộ trình của chúng tôi và
định hướng trong mọi khía cạnh của việc kinh doanh bằng việc mô tả những gì chúng tôi
cần phải thực hiện để tiếp tục đạt được sự phát triển bền vững và chất lượng:
-

Con người: Trở thành môi trường làm việc tốt nhất nơi mà con người có cảm hứng
tốt nhất.

-

Hồ sơ: Mang đến cho thế giới một hồ sơ về thương hiệu nước giải khát có chất
lượng mà có thể tiên đoán và làm hài lòng mong muốn và nhu cầu của con người.

-

Các đối tác: Xây dựng một mạng lưới cung cấp nước uống cho khách hàng và các
nhà cung cấp, cùng nhau tạo dựng giá trị có lợi đôi bên mang tính lâu dài.

-

Hành tinh: Là công dân có trách nhiệm tạo nên sự khác biệt bằng cách xây dựng và
hỗ trợ cộng đồng mang tính bền vững.

-

Lợi nhuận: Tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông và đặt tinh thần trách nhiệm lên
hàng đầu.


-

Năng suất: Là một tổ chức hoạt động hiệu quả, gọn nhẹ và phát triển nhanh.

2.1.4. Văn hoá doanh nghiệp của Coca-Cola Việt Nam
Coca-Cola Việt Nam hoạt động trên nền tảng bảy giá trị văn hóa thuộc hai nhóm yếu
tố giá trị và yếu tố chuẩn mực từ đó tạo nên phong cách lãnh đạo của các nhà quản trị của
công ty và chi phối mọi hoạt động của các thành viên công ty.
 Nhóm yếu tố giá trị
Sáng kiến cá nhân: Công ty đề cao sáng kiến cá nhân của tất cả thành viên nhằm chủ
động hoàn thành các mục tiêu cá nhân, phòng ban nhằm hướng tới hoàn thành mục tiêu
chung của công ty. Công ty tạo điều kiện để các cá nhân phát huy thế mạnh của mình.
Tinh thần đồng đội: Kết quả tập thể được đánh giá cao hơn kết quả cá nhân. Công ty
khuyến khích nhân viên hoàn thành mục tiêu của mình, bên cạnh đó có sự quan tâm, giúp
đỡ các thành viên trong nhóm, trong phòng ban và trong công ty hoàn thành các mục tiêu
riêng của họ nhằm hoàn thành mục tiêu chung.
Lợi ích khách hàng: Công ty chủ trương hoạt động theo tôn chỉ “vượt xa so với kỳ
vọng của khách hàng”. Mong muốn đáp ứng cho người tiêu dùng các sản phẩm, các dịch

7


vụ với chất lượng tốt nhất. Mang đến cho các đối tác mức lợi nhuận đảm bảo trong dự án
kinh doanh của họ.
Phát triển nhân lực: Mỗi nhân viên có một tiềm năng nhất định để phát triển nghề
nghiệp thành công tại Coca-Cola Việt Nam. Công ty có một lộ trình đào tạo rõ ràng, cụ
thể để khơi gợi và phát triển các tiềm năng đó.
 Nhóm yếu tố các chuẩn mực
Sự liêm chính: Tính trung thực, sự cởi mở và thẳn thắn là nền tảng cho sự lựa chọn
nhân viên, nó được bị ràng buộc bởi các quy định và được nuôi dưỡng trong một môi

trường thuận lợi.
Tôn trọng và tin cậy: Các cá nhân luôn tôn trọng lẫn nhau và cùng tạo dựng niềm tin.
Cam kết: Có trách nhiệm và thực hiện những gì đã cam kết với cấp trên, với đồng
nghiệp, với cấp dưới và với khách hàng.
2.2. Vấn đề đạo đức kinh doanh tại công ty Coca-Cola Việt Nam
Tại thị trường Việt Nam, Coca-Cola thành lập 3 liên doanh tại 3 miền Việt Nam:
- Miền Bắc là liên doanh giữa Coca-Cola Đông Dương và Công ty Nông nghiệp và
thực phẩm Vinafimex (tháng 8/1995);
- Miền Nam là Coca-Cola Chương Dương;
- Miền Trung là Coca-Cola Non Nước (tháng 1/1998).
Tuy nhiên, các liên doanh đều không có lãi, khiến các đối tác Việt Nam với năng lực
tài chính yếu hơn không thể trụ vững. Sau đó, chính phủ cho phép các công ty liên doanh
trở thành công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Chính sách này giúp Coca Cola mua lại
phần vốn góp của các đối tác Việt Nam, sở hữu toàn bộ 3 liên doanh, để rồi năm 2001
chính thức trở thành công ty 100% vốn nước ngoài, với số vốn đầu tư 350 triệu USD. Khi
đó, tổng công suất 3 nhà máy của Coca Cola khoảng 400 triệu lít/năm.
Sau khi trở thành công ty 100% vốn nước ngoài, Coca-Cola vẫn “bền bỉ” báo lỗ trong
suốt một thời gian dài. Tính đến năm 2012, lỗ luỹ kế được công ty xác nhận là 3.768 tỷ
đồng, vượt quá vốn chủ sở hữu 2.950 tỷ đồng.
Khi Cục thuế Tp.Hồ Chí Minh cho biết kết quả kinh doanh của Coca Cola Việt Nam,
cộng đồng đã không khỏi bất ngờ bởi những con số lỗ triền miên sau nhiều năm hoạt
8


động của doanh nghiệp này. Những nghi vấn về Coca Cola là hoàn toàn có cơ sở, khi thị
trường nước giải khát tại Việt Nam rất rộng lớn và đang mở rộng nhanh chóng trong vài
năm gần đây.

Hình 1: Biểu đồ doanh thu, lợi nhuận của Coca-Cola giao đoạn 2004-2010
Dựa vào hình trên cho thấy, doanh thu của Coca Cola thì từ năm 2004 tới năm 2010

ngày càng tăng lên ở Việt Nam. Nhưng lợi nhuận đi kèm từ năm 2004 tới 2010 càng ngày
càng lỗ. Cụ thể tổng lợi nhuận trong giai đoạn này Coca-Cola đã lỗ 1036 tỷ đồng. Điều
này khiến ai xem con số thống kê như trên của cục thuế đều không khỏi ngạc nhiên tới bất
ngời vì càng ngày càng mở rộng thị trường, khu vực sản xuất mà công ty Coca Cola vẫn
báo lỗ trong suốt 20 năm qua.
Gần 20 năm đầu tư và đến giờ chưa có lãi, nhưng cuối năm 2012, Chủ tịch Tập đoàn
Coca Cola - Muhtar Kent đã tuyên bố sẽ đầu tư thêm 300 triệu USD vào Việt Nam. Tuyên
bố này cùng lời khẳng định của ông Irial Finan - Phó chủ tịch Tập đoàn Coca Cola rằng:
“Mặc dù công việc kinh doanh của Coca Cola đang phát triển, tuy nhiên nguồn doanh
thu lớn của Coca Cola hiện tại vẫn chưa thể bù đắp nổi chi phí để có lãi...” cho thấy sự
mâu thuẫn trong việc kinh doanh của Coca Cola
9


Điệp khúc thua lỗ - mở rộng khiến nhiều người đặt ra nghi vấn Coca Cola chuyển giá,
lách thuế. Thế nhưng, điều đặc biệt là sau khi dư luận xôn xao về việc Coca Cola báo lỗ,
cùng nghi vấn chuyển giá, thì doanh nghiệp này liền bất ngờ... báo lãi. Số liệu từ Cục thuế
TPHCM cho biết, năm 2013 và 2014 Coca Cola báo lãi lần lượt 150 tỷ và 357 tỷ đồng,
giúp xoa dịu câu chuyện không nộp thuế của Coca Cola.

Hình 2: Hoạt động kinh doanh của Coca-Cola Việt Nam giai đoạn 2004-2014
Trong những năm gần đây, lợi nhuận của công ty bắt đầu giảm, cụ thể năm 2016 %
biên lợi nhuận khoảng hơn 15% nhưng đến năm 2017 giảm còn khoảng 3%.

Doanh thu
Thu nhập Ròng
% Biên Lợi nhuận (Trục Bên phải)
Hình 3: Hoạt động kinh doanh của Coca-Cola Việt Nam giai đoạn 2014-2017
2.3. Bình luận về vấn đề đạo đức kinh doanh tại công ty Coca-Cola
 Tính chủ động:


10


Qua vấn đề đạo đức kinh doanh đã phân tích ở trên, nhóm nhận thấy rõ ràng Coca
Cola đã chủ động thực hiện vấn đề vi phạm đạo đức kinh doanh này nhằm mục đích trốn
thuế, gia tăng lợi nhuận cũng như lợi ích từ việc vi phạm. Để thực hiện được công ty đã
chủ động sử dụng các tiêu thức như chuyển giá, lách thuế,…
 Tính phổ biến:
Một cuộc điều tra toàn quốc về tình trạng trốn thuế cho thấy 83% công ty nước ngoài
dùng các thủ đoạn khác nhau để giảm thiểu trách nhiệm đóng thuế năm 2013.
Dẫn chứng từ Tổng cục Thuế, 720 trong số 870 công ty nước ngoài ở Việt Nam có
gian lận thuế trong năm 2013. Các công ty này đã bị yêu cầu hoàn trả gần 400 tỷ đồng
tiền thuế và phạt. Vậy nên có thể thấy tại Việt Nam, vấn đề chuyển giá trốn thuế diễn ra
rất phổ biến.
 Tính lợi ích của vấn đề:
-

Tăng một lượng lợi nhuận khổng lồ thay vì trả tiền thuế

-

Làm giàu cho công ty mẹ - Tập đoàn Coca Cola ở Mỹ

-

Gia tăng cơ hội đầu tư sản xuất tại nước vi phạm vấn đề đạo đức này để tăng lợi
nhuận đáng kể

Việc công ty Coca Cola trốn thuế, nhóm nhận thấy có nhiều người dân rất bức xúc.

Một ý kiến cho rằng:
-

“Đây là cách giải thích đúng bản chất tư bản của các tập đoàn đa quốc gia. Rất
nhiều tập đoàn tuyên bố là góp phần vào xây dựng, đóng góp cho cộng đồng, tạo
công ăn việc làm,... điều đó nhìn vào ở bề mặt thì đúng như vậy hết. Nhưng nếu
nhìn phần chìm thì sẽ thấy là họ trả lương bao nhiêu cho công nhân? Tác động đến
môi trường như thế nào?... Hãy nhìn vào hãng công nghệ hàng đầu của Mỹ là
Apple thì sẽ thấy. Họ đóng bao nhiêu thuế cho chính phủ nước họ, đời sống của
công nhân sản xuất sản phẩm của họ ở Trung Quốc thì sao? Hãy là người tiêu dùng
thông thái. Bản thân tôi đã không uống một giọt Coca Cola hay Pepsi nào”.

-

Hay ý kiến khác cũng bức xúc vì câu trả lời của Coca cola: “Làm ăn ở nước ta 20
năm mà vẫn không nộp đồng thuế nào, trong khi giá thành Coca thì thấp, giá bán
thì cao. Coca Cola đã thu quá nhiều lợi nhuận ở Việt Nam mà không hề đóng góp
gì cho đất nước này”.
11


-

Hay là “Hoạt động gần 20 năm, nhiều máy móc thiết bị đã khấu hao xong mà vẫn
chưa có lãi? Đã thế còn tăng đầu tư thêm 300 triệu USD. Cách giải thích không
một chút thuyết phục. Ở Đà Nẵng, chính quyền bác thẳng thừng đề nghị thuê thêm
đất để mở rộng quy mô của Cocacola là hết sức sáng suốt”. Những ý kiến trên đã
cho thấy được sự bức xúc của người dân về vấn đề trốn thuế rành rành của công ty
Coca Cola với những tuyên bố hay sứ mệnh lịch sử, mục tiêu phát triển của công
ty khi tới Việt Nam hoàn toàn khiến người dân Việt Nam thất vọng.


Tuy nhiên, việc chứng minh Coca Cola vi phạm pháp luật là rất khó, bởi không có cơ
sở so sánh, đối chiếu giá nguyên liệu với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề, vì
nguyên liệu là do công ty mẹ của Coca-Cola Việt Nam độc quyền cung cấp. Giá mà
Coca-Cola Việt Nam hạch toán vào giá thành chiếm trên 60% giá bán sản phẩm. Cũng
không thể lấy chi phí nguyên phụ liệu của doanh nghiệp Việt Nam cùng ngành nghề để so
sánh vì đây là doanh nghiệp đặc thù. Vậy nên việc nghi ngờ Coca Cola có hành vi
“chuyển giá” để trốn thuế chỉ trong mức nghi ngờ của chính phủ và các cơ quan nhà
nước và dựa vào thống kê của chi cục Thuế.
Tuy nhiên vẫn không thể phủ định những lợi ích mà Coca-Cola mang đến cho Việt
Nam. Chẳng hạn, con số lợi nhuận 357 tỉ đồng năm 2014 của Coca Cola được Tổng cục
thuế công bố lớn hơn khá nhiều so với con số ban đầu mà công ty này đưa ra. Áp lực lớn
từ chính quyền và dư luận trong năm ngoái đã khiến các công ty đa quốc gia này phải có
những bước nhún nhường.
Bên cạnh đó, các nhà làm luật chắc hẳn cũng sẽ không muốn một hành động trừng
phạt mạnh tay. Các doanh nghiệp đa quốc gia, dù không đóng thuế, nhưng đang tạo hàng
trăm nghìn việc làm cho lao động tại Việt Nam, và đóng góp 1 phần không nhỏ vào GDP.
Nhóm hy vọng Coca Cola sẽ nhớ và thực hiện đúng lời tự vấn chính mình: “Tại sao
phải đổ hết tất cả công sức bao nhiêu năm chỉ vì một thời gian ngắn làm những điều sai
trái nhằm thu lợi bất chính. Mọi thứ sẽ bị phá huỷ khi chúng tôi kinh doanh không nghiêm
túc và tuân thủ pháp luật”.

12


2.4. Phân tích nguyên nhân và các bên liên quan
2.4.1. Nguyên nhân
Quan việc phân tích, nhìn nhận vấn đề, nhóm nhận thấy việc Coca-Cola có thể dễ
dàng thực hiện việc tránh thuế bởi những nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, sự thay đổi về chính sách của nhà nước nhằm thu hút các nhà đầu tư nước

ngoài.
Tháng 10/1998, Chính Phủ Việt Nam đã cho phép các công ty liên doanh trở thành
công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Điều này đã tạo điều kiện cho Coca Cola mua lại
phần vốn góp của các đối tác Việt Nam và cả 3 công ty liên doanh đều lần lượt vào tay
của Tập đoàn Mỹ. Tuy nhiên, công ty Coca Cola Việt Nam từ khi xuất hiện đã luôn ở
trong tình trạng không có lãi. Là một nguyên nhân khiến bên đối tác liên doanh ở Việt
Nam không thể tiếp tục đầu tư mà quyết định chuyển nhượng phần vốn của mình cho
Coca Cola.
Để thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài, trong những năm qua Việt Nam đã
thực hiện chính sách “trải thảm đỏ” kêu gọi thu hút đầu tư nước ngoài bằng nhiều chính
sách, khuyến khích, ưu đãi đầu tư, trong đó có chính sách ưu đãi về thuế. Cụ thể: Luật
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) được ban hành năm 2008 và Luật số
32/2013/QH13 sửa đổi một số điều của Luật Thuế TNDN được Quốc hội thông qua ngày
19/6/2013 (có hiệu lực từ 01/01/2014) được đánh giá là có sự đổi mới mạnh mẽ với nhiều
chính sách ưu đãi, khuyến khích DN đầu tư phát triển. ưu đãi thuế suất (10% lên đến 15
năm và 20% lên đến 10 năm); miễn, giảm thuế có thời hạn (tối đa đến 9 năm); cho phép
chuyển lỗ (trong vòng 5 năm); miễn đánh thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài; hoàn thuế
cho lợi nhuận tái đầu tư; cho phép được khấu hao nhanh...
Thứ hai, thực tế cho thấy chẳng có doanh nghiệp nào thích đóng thuế cả, kể cả khi là
đóng thuế “làm giàu quê hương”.
Nghiên cứu cho thấy dù thuế thu nhập doanh nghiệp ở các nước OECD – Tổ chức
Hợp tác và Phát triển Kinh tế đã giảm từ mức trung bình 32,6% năm 2000 xuống còn
25,4% vào năm 2011, việc chuyển giá để né thuế vẫn tiếp tục tăng.
Với việc kinh doanh đa quốc gia và tận dụng được lợi thế từ các nước có mức thuế
suất thấp, mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp trung bình của Tập đoàn các năm qua là
13


22,5% - thấp hơn mức 35% tại Mỹ. Khiến cho công ty càng ngày càng lợi hơn thay vì
phải đóng thuế nhiều cho nhà nước.

Thứ ba, việc quản lý, thu thuế các doanh nghiệp chưa thật sự chặt chẽ
Được người dân ủy nhiệm, Chính phủ giao quyền, ngành thuế có trách nhiệm thu thuế
các doanh nghiệp cho Ngân sách Quốc gia. Do vậy, nếu có việc trốn thuế của các doanh
nghiệp, mà cụ thể là Coca Cola, thì lỗi phải kể đến đó là trách nhiệm của ngành thuế đối
với nhân dân.
Về nguyên tắc, Cục Thuế TP HCM sẽ phải chịu một phần trách nhiệm bởi lẽ đây là cơ
quan trực tiếp quản lý hoạt động đóng thuế, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, cũng phải nói thêm là Cục thuế TP HCM cũng đã rất nhiệt tình trong công tác
chống chuyển giá, ở đây là sự “lách luật” rất khéo của doanh nghiệp.
Thứ tư, ngành thuế là một trong những ngành có xu hướng tham nhũng nhất.
Ngành thuế có đặc thù, đó là thẩm quyền “tự làm theo ý mình” (discretion) của ngành
thuế rất lớn. Từ việc ấn định các khoản thuế tùy từng trường hợp, đến việc quyết định các
khoản nào được miễn, giảm thuế… đã tạo cho các “công bộc” ngành thuế có những
quyền hạn, mà các doanh nghiệp rất muốn chi phối.
Ở nhiều nước phát triển, những người làm trong cơ quan thuế được hưởng mức lương
đãi ngộ, nhưng tài sản của họ sẽ phải công khai. Một khi, có sự gia tăng “bất thường” thì
những người này có trách nhiệm giải trình về khối tài sản tăng thêm. Đây có thể xem như
yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo cho những người làm việc trong ngành thuế làm việc
có “hiệu quả”.
Thứ năm, cơ chế để thu thuế, kê khai thu chi của doanh nghiệp có lẽ đang có vấn đề.
Và ngành thuế đã không đề xuất Chính phủ sửa đổi kịp thời.
Thứ sáu, các doanh nghiệp FDI lợi dụng sơ hở trong quản lý nhà nước, sử dụng các
thủ đoạn gian lận thương mại, gian lận trong hạch toán để doanh nghiệp lỗ trên sổ sách
kế toán và lãi trên thực tế để trốn thuế.
Do có sự khác biệt về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giữa các quốc gia, ngành
công nghiêp hỗ trợ của Việt Nam hiện nay phát triển còn quá yếu, chưa thể đáp ứng được
nhu cầu về linh kiện, vật tư, các sản phẩm trung gian cấu thành của quá trình sản xuất
14



kinh doanh cho các doanh nghiệp, hệ thống phát luật của Việt Nam chưa hoàn thiện, còn
nhiều kẽ hở và thường có độ trễ so với tình hình phát triển kinh tế của đất nước,…)
Một cán bộ cục thuế TPHCM cho biết: “Bí quyết để doanh nghiệp này có thể liên tục
kê khai lỗ nằm ở chi phí nguyên phụ liệu, trong đó chủ yếu là hương liệu được nhập trực
tiếp từ công ty mẹ với giá rất cao”. Cụ thể, trung bình chi phí nguyên phụ liệu chiếm tới
70% giá vốn của Coca Cola, cá biệt có năm lên tới 80-85% giá vốn.
2.4.2. Các bên liên quan
 Nhà nước
Các doanh nghiệp đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam hiện nay đều có hiện tượng
chuyển giá. Coke nói riêng đã đưa các sản phẩm của họ từ nước ngoài nhập vào Việt Nam
với giá rất cao, trong khi đó, khi xuất khẩu sản phẩm từ Việt Nam sang các chi nhánh của
họ tại nước ngoài thì họ lại tính với mức giá rất thấp. Chính vì vậy nên họ luôn luôn báo
lỗ, và mặc dù lỗ nhưng họ vẫn cứ mở rộng sản xuất, mở rộng quy mô. Do lỗ liên tục như
vậy nên các doanh nghiệp này không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.
Việc này đã dẫn đến thất thu ngân sách Nhà nước. Rõ ràng, thị trường Việt Nam là
mảnh đất màu mỡ cho các công ty đa quốc gia như Coca-Cola làm giàu, thế nhưng nhà
nước không được hưởng lợi, thất thu thuế dẫn đến việc nhà nước không có tiền để chi cho
các chương trình phúc lợi xã hội, vì thuế là nguồn thu chính của quốc gia. Nhà nước sẽ
không có tiền xoay chuyển đầu tư cho y tế, giáo dục, kinh tế dẫn tới nước ta vẫn đang
chậm phát triển so với các nước lân cận.
Bên cạnh đó, còn tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp trong
nước, tác động không tốt đến môi trường đầu tư của Việt Nam.
 Cộng đồng, người tiêu dùng
Việc Coke chuyển giá dẫn tới tình trạng thất thu ngân sách Nhà nước dẫn đến hệ lụy
người dân sẽ phải gánh 1 phần khi nhà nước chính phủ bị nguy khó. Người dân bị đánh
thuế cao hơn để bù đắp khoảng tiền mà nhà nước thất thoát duy trì hoạt động của nhà
nước,…
Phúc lợi xã hội của người tiêu sẽ dùng giảm, vì nguồn thu ngân sách nhà nước giảm.
Do đó, chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng cũng sẽ giảm theo. Không những thế,
15



những người lao động trong các công ty cùng ngành nghề với Coca Cola sẽ bị mất việc,
do công ty phá sản, không thể cạnh tranh lại Coca Cola.
 Đối tác
Trước đó, Coca Cola đã trải qua một thời kỳ dài liên doanh, liên kết với các đối tác
Việt Nam. Sau nhiều năm hoạt động, việc liên doanh nằm trong tình trạng không có lời,
lỗ triền miên, Coca Cola dần dần loại bỏ từng đối tác Việt Nam khiến cho bên đối tác Việt
Nam đành trao quyền lại cho phía nước ngoài. Và với sự thay đổi chính sách của chính
phủ Coca Cola đã trở thành công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, “đẩy” doanh nghiệp
Việt ra khỏi liên doanh.
 Các doanh nghiệp trong nước
Các công ty nội địa cùng ngành nghề bị thua lỗ nhưng họ vẫn phải đóng thuế dẫn tới
một thực tế ngược đời: người giàu lách luật thì càng giàu hơn còn kẻ nghèo làm ăn đúng
luật thì cứ mãi nghèo đi. Các công ty Việt Nam non yếu và thiếu kinh nghiệm đành phải
ngậm đắng nuốt cay tự phá sản hoặc rơi vào tay các công ty ngoại, để lại việc các di sản
của họ như lượng khách hàng, hệ thống phân phối, bất động sản,… bị lọt vào tay ngoại
với giá bèo.
So sánh với doanh nghiệp nước giải khát rất nhỏ cùng ngành nghề của Việt Nam là
Chương Dương. Năm 2011, dù chỉ còn thị phần ở hai sản phẩm là soda chai và nước xá
xị, doanh thu chỉ có 422 tỉ đồng nhưng lợi nhuận lên đến 30 tỉ đồng với số thuế nộp cho
ngân sách lên đến 7.5 tỉ đồng. Như vậy có thể thấy ẩn đằng sau con số lỗ của Coca Cola
có thể là khoản lãi rất lớn hằng năm chảy về cho công ty mẹ dưới dạng tiền trả nguyên
phụ liệu.
 Nội bộ
Việc chuyển giá để cho giá vốn mua của công ty mẹ nhập vào cao hơn mà giá bán lại
thấp dẫn đến tình trạng công ty con ở bên Việt Nam lỗ, còn công ty mẹ càng ngày càng
béo tốt và rót tiền về cho công ty con để mở rộng quy mô sản xuất và mở rộng phát triển
các thiết bị kỹ thuật của nhà máy với danh nghĩa đầu tư vào Việt Nam nhưng thực chất lợi
dụng và tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có của Việt Nam để khai thác và xâm lược một

cách “ gián tiếp” mà vẫn được Việt Nam tôn vinh và chào mời vào quốc gia.
16


Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TẠI
VIỆT NAM
Có thể nói đạo đức trong kinh doanh là một vấn đề có từ rất lâu, từ khi doanh nghiệp
bắt đầu hình thành và diễn ra trong suốt quá trình kinh doanh của mình. Tuy nhiên, do
chạy theo lợi nhuận cũng như các hoạt động kinh doanh khác nhằm cạnh tranh với các
doanh nghiệp đối thủ đã khiến họ “đôi khi” quên mất bản chất thực sự của công ty mình
dẫn đến việc làm sai trái gây nguy hại đến người khác. Do đó, chúng ta cần phải giữ vững
lập trường tuân theo những điều lệ mà từ đầu công ty của mình đã lập ra. Sau đây, là một
số giải pháp nâng cao đạo đức trong kinh doanh Việt Nam mà nhóm đề xuất:
3.1. Về phía cơ chế pháp lý
Trước hết ta cần phải nghiên cứu để bổ sung, hoàn thiện khung luật pháp Việt Nam
nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho đạo đức kinh doanh, tránh tình trạng các công ty
sử dụng khoảng trống của luật pháp để “lách luật”. Kê khai lỗ hay lãi là việc của doanh
nghiệp. Do đó, nhà nước có trách nhiệm ban hành các chính sách phù hợp, để không còn
chỗ cho việc “gian” hay “lậu” đó, cũng như giao cho những người có năng lực thực hiện
quyền mà nhân dân giao phó.
Nâng cao nhận thức về đạo đức bán hàng nói riêng và trong kinh doanh nói chung ở
đất nước Việt Nam. Không chỉ cho các cán bộ cấp cao của công ty mà còn cả về các
thành viên, nhân viên trong tập thể công ty đó.
Cần có những biện pháp khuyến khích doanh nghiệp nâng cao đạo đức kinh doanh của
mình. Chẳng hạn như yêu cầu các cán bộ, quản lý phải tham gia các lớp học về việc hiểu
biết lợi ích bền vững của việc kinh doanh có đạo đức,…
3.2. Về phía doanh nghiệp
Cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp hướng thiện, tinh thần làm việc quyết liệt vì

những mục đích tốt đẹp cho doanh nghiệp và xã hội ngay khi công ty vừa mới thành lập
và có các chính sách, biện pháp duy trì điều đó trong suốt quá trình hoạt động của doanh
nghiệp mình.
17


Yêu cầu các nhà sản xuất phải minh bạch cung cấp thông tin chính xác cho người tiêu
dùng, và các trách nhiệm với các sản phẩm mình làm ra.
Cho nhân viên học tập và làm việc song hành với các khóa huấn luyện nghiệp vụ là
các khóa học về đạo đức trong bán hàng nói riêng và kinh doanh của công ty mình nói
chung.
3.3. Về phía người tiêu dùng
Người tiêu dùng cũng cần phải có kiến thức, hiểu biết và sự tỉnh táo trong việc tự bảo
về mình trong việc mua dùng hàng hóa, dịch vụ. Trong nhiều trường hợp cũng là lỗi của
người tiêu dùng khi không không quan tâm hoặc không biết thực hiện đúng các hướng
dẫn của nhà sản xuất về phương pháp sử dụng hàng hóa, dịch vụ.

18


KẾT LUẬN
Tóm lại, chúng ta có thể thấy vai trò quan trọng của đạo đức kinh doanh đối với các cá
nhân, đối với doanh nghiệp, đối với xã hội và sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia nói
chung. Các cổ đông muốn đầu tư vào các doanh nghiệp có chương trình đạo đức hiệu quả,
quan tâm đến xã hội và có danh tiếng tốt. Các nhân viên thích làm việc trong một công ty
để họ có thể tin tưởng được và khách hàng đánh giá cao về tính liêm chính trong các mối
quan hệ kinh doanh. Môi trường đạo đức của tổ chức vững mạnh sẽ đem lại niềm tin cho
khách hàng và nhân viên, sự tận tâm của nhân viên và sự hài lòng của khách hàng, mang
lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tư cách công dân của doanh nghiệp cũng có mối quan hệ
tích cực với lợi nhuận mang lại của các khoản đầu tư, tài sản và tăng doanh thu của doanh

nghiệp. Đạo đức còn đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển và thịnh vượng của một
quốc gia. Đạo đức kinh doanh nên được tập thể quan tâm trong khi lập kế hoạch chiến
lược như: các lĩnh vực kinh doanh khác, sản xuất, tài chính, đào tạo nhân viên và các mối
quan hệ với khách hàng.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Đức Tuấn (22/12/2012), “Nếu Coca Cola trốn thuế, ngành Thuế phải chịu trách
nhiệm?”, Giáo dục, được truy cập tại , truy cập ngày
29/3/2018.
2. Minh Quân (06/7/2016) “Hành trình 20 năm không cần lãi của Coca-Cola Việt Nam”,
CafeF, được truy cập tại truy cập ngày 28/3/2018.
3. Website Coca-Cola truy cập ngày 29/3/2018.
4. P. Liễu (09/6/2013), “Coca Cola đầu tư 20 năm không có lãi. Tôi không tin!”, Giáo
dục, được truy cập tại , ngày truy cập 27/3/2018
5. An An (06/7/2016), “Hành trình 20 năm 'không cần lãi' của Coca-Cola Việt Nam”, Văn
hoá doanh nhân, được truy cập tại , truy cập ngày 28/3/2018.
6. (11/6/2013), “Coca Cola và chiến lược 20 năm vẫn lỗ”, Viet Nam Net, được truy cập tại
/>, ngày truy cập 27/3/2018.
7. TS. Nguyễn Thị Lan (13/5/2016), “Chính sách ưu đãi thuế đối với hoạt động đầu tư
nước ngoài”, Tạp chí tài chính, được truy cập tại , truy cập ngày 28/3/2018.
8. MSN tài chính, />truy cập ngày 03/4/2018.

iv


BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC
STT


Họ và tên

MSSV

Phần trăm hoàn
thành

1

Nguyễn Thuý An

71506026

100%

2

Tạ Bích Loan

71504121

100%

3

Lê Thị Ngọc Hoa

71506156


100%

4

Phan Nguyễn Yến Nhi

71505204

100%

5

Nguyễn Tấn Ngọc Tâm

71505255

100%

v


TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẢN BIỆN
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------vi


×