Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

thực tập tốt nghiệp KHỐI NHÀ CT1 KHU NHÀ ở PHƯỜNG KIẾN HƯNG QUẬN hà ĐÔNG – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.76 KB, 27 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD:

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đơn vị thực tập:
KHỐI NHÀ CT1 - KHU NHÀ Ở PHƯỜNG KIẾN HƯNG- QUẬN HÀ
ĐÔNG – HÀ NỘI

Giáo viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện

:

Lớp

:

1


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD:

Nhận xét của GVHD:
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

Xác nhận của GVHD
Ngày

tháng

năm

(Ký, viết rõ họ tên)

2


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


GVHD:

Nhận xét của đơn vị thực tập
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

Xác nhận của đơn vị thực tập.
Ngày

tháng


năm 2017

(Ký, viết rõ họ tên)

3


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD:

LỜI NÓI ĐẦU
Môn học “Thực tập tốt nghiệp” là môn thực tập chuyên môn về xây dựng
dân dụng và công nghiệp, tạo điều kiện để sinh viên bước đầu làm quen với công
tác của người cán bộ kỹ thuật, cán bộ thiết kế, nắm được các yêu cầu thực tế, cụ
thể của việc khảo sát, tính toán, thiết kế kết cấu công trình, thiết kế kĩ thuật và tổ
chức thi công, các công tác của người cán bộ kĩ thuật và chỉ huy xây dựng tại công
trường, ý thức tổ chức kỉ luật trong xây dựng, các biện pháp an toàn lao động và tổ
chức thi công trực tiếp. Qua đó sinh viên sẽ có cơ hộ vận dụng những kiến thức đã
học kiểm nghiệm vào thực tế, đồng thời bổ sung kiến thức để thực hiện đồ án tốt
nghiệp.
Xin trân thành cảm ơn
(Thầy) :

Chức vụ: Giáo viên hướng dẫn

(Ông) :

Chức vụ: Hướng dẫn trực tiếp tại công trình


Và toàn thể ban lãnh đạo, cán bộ kĩ thuật Công ty .............................................
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ e nắm bắt được các quy trình thi công.

4


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD:

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH
1. Dự án
Tên dự án: Khu nhà ở Phường Kiến Hưng - Quận Hà Đông - TP. Hà Nội
Tên công trình:Khối nhà CT1 thuộc Khu nhà ở Phường Kiến Hưng - Quận Hà
Đông - TP. Hà Nội
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần hóa dầu quân đội
2. Địa điểm xây dựng
Vị trí: Phường Kiến Hưng, quận Hà Đông- Tp. Hà Nội
Hạ tầng kỹ thuật hiện có cho địa điểm:



Đường giao thông: Công trình có 1 mặt giáp đường giao thông khá
thuận tiện.



Cấp nước: Từ nguồn nước sạch của Thành phố kết hợp nước ngầm tự
khai thác.




Thoát nước: Do Nhà thầu tự xây dựng hệ thống thoát nước xung quanh
công trường


Cấp điện: Từ trạm biến áp tại công trường
3. Quy mô xây dựng
- Loại công trình: nhà cao tầng
- Chức năng: nhà ở phường Kiến Hưng – Quận Hà Đông – TP. Hà Nội
- CT01:Tổng số 01 công trình diện tích xây dựng 39.250 m2 chiều cao
86,5m, số tầng 25 tầng + 01 tầng hầm + tum
4. Giới thiệu về gói thầu.
- Phạm vi thực hiện gói thầu: thi công cọc khoan nhồi
PHẦN II: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ.
1. Công tác chuẩn bị.
-

Trình toàn bộ hồ sơ : Hồ sơ pháp lý, biện pháp thi công, tiến độ thi công, tổ
chức nhân lực, máy móc thiết bị, sơ đồ bố trí hiện trường và các tài liệu có
liên quan đến việc thi công cho Nhà đầu tư phê duyệt; Công tác chuẩn bị

-

Thực hiện thủ tục đăng ký với chính quyền địa phương và các đơn vị cơ quan
liên quan;

-

Phối hợp với công an, đội quản lý trật tự trị an của địa phương trên địa bàn thi

công nhằm đảm bảo trật tự, an ninh chống các hiện tượng tiêu cực trong suốt
thời gian thi công;
5


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD:

-

Trong quá trình thi công, với bất kỳ lý do nào như: ảnh hưởng của thời tiết, sự
cố... đều có các hình thức thông báo kịp thời về thời gian thực hiện công việc
rõ ràng cho toàn dân trong địa bàn thi công được biết để tạo điều kiện cho đơn
vị thi công theo đúng kế hoạch.

-

Ngay sau khi có quyết định thi công đại trà của Nhà đầu tư, Nhà thầu sẽ cử
đại diện đến công trình và nhận bàn giao mặt bằng hiện trạng, hệ thống tim
trục định vị, cao độ chuẩn và ranh giới công trường. Biên bản bàn giao mặt
bằng được lập theo quy định hiện hành.

-

Trên cơ sở các tim trục, cao độ chuẩn đã được bàn giao, Nhà thầu sẽ kiểm tra
đối chiếu với hồ sơ thiết kế, nếu có vấn đề gì không hợp lý, Nhà thầu sẽ thông
báo với Nhà đầu tư để có biện pháp giải quyết kịp thời. Sau đó, Nhà thầu sẽ
xây dựng hệ thống mốc dẫn phục vụ thi công trên toàn công trường và có biện
pháp bảo vệ tim cọc mốc và cao độ chuẩn trong suốt quá trình thi công.

2. Biện pháp thi công đảm bảo an toàn đối với công trình liền kề.
-

Do công trình được xây dựng trong khu vực đông dân cư nên rất dễ ảnh
hưởng đến các công trình xung quanh, vì vậy, ngay sau khi tiếp nhận mặt
bằng, Nhà thầu sẽ phối hợp với Nhà đầu tư, chính quyền địa phương khảo sát
hiện trạng thực tế xung quanh khu vực thi công với vòng ảnh hưởng dự tính
là 10m kể từ chân công trình. Trong thời gian thi công, Nhà thầu thường
xuyên theo dõi, cập nhật mọi biến động, nếu có sự cố xảy ra, sẽ có biện pháp
xử lý kịp thời nhằm giảm thiểu tối đa mực độ ảnh hưởng đến các công trình
lân cận;

-

Đất khoan sẽ được vận chuyển đến bãi thải ngay sau khi kết thúc thi công một
cọc, vị trí bãi thải do Nhà đầu tư chỉ định.
3. Hệ thống đèn chiếu sáng.
-

Để đảm bảo công tác ATLĐ, thi công được thuận lợi trong cả điều kiện ban
đêm, Nhà thầu bố trí hệ thống chiếu sáng trên công trường bằng các đèn công
suất cao được đặt trên các cột đèn xung quanh công trường;

-

Tại các khu vực riêng Nhà thầu bố trí các đèn di động để đảm công tác thi
công được thuận lợi nhất.
4. Văn phòng công trường.
-


Vị trí lán trại sẽ được thống nhất với đại diện Nhà đầu tư tại công trường trước
khi thực hiện;
6


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

-

GVHD:

Văn phòng này dành cho Ban chỉ huy công trường làm việc hàng ngày, họp
giao ban với các đối tác liên quan và lập phương án chỉ đạo thi công phù hợp
với từng giai đoạn;

-

Văn phòng sẽ được trang bị đầy đủ các phương tiện thông tin liên lạc và có
thể liên hệ vơí các bên có liên quan trong mọi lúc. Ngoài ra còn có các thiết bị
văn phòng khác để phục vụ thi công như máy tính, máy điện thoại...
5. Kho vật tư, thiết bị.
-

Kho này dùng để chứa vật tư nhỏ, máy móc dụng cụ cầm tay với diện tích
10m2 và được đặt ngay sát văn phòng công trường.
6. Khu vực tập kết xe máy, thiết bị thi công.
Khu vực này được bố trí đối diện với văn phòng công trường, đồng thời phải ở
vị trí dễ nhìn từ phía nhà bảo vệ để thuận lợi trong việc điều động và quản lý xe
máy, thiết bị trong quá trình thi công.
7. Nhà vệ sinh công cộng.

Nhà vệ sinh tạm của công trường đặt ở góc công trường và cuối hướng gió
chính. Nhà vệ sinh này luôn được vệ sinh, cọ rửa sạch sẽ để đảm bảo yêu cầu vệ
sinh môi trường chung trong công trình. Nước thoát được đi qua bể phốt bán tự
hoại để xử lý trước khi thải ra ống thoát chung của khu vực.
8. Hệ thống điện phục vụ thi công và sinh hoạt.
-

Nguồn điện sẽ được lấy từ hệ thống điện lưới và máy phát điện của Nhà thầu
để phục vụ trong quá trình thi công;

-

Đường dây tải điện và mạng lưới dây dẫn điện dùng các loại cáp điện bọc
PVC, tiết diện dây dẫn được tính toán đảm bảo an toàn trong mọi trường hợp
sử dụng. Các dây dẫn này được kéo trên các cột cao và tại từng khu vực thi
công đều có hộp điện với các thiết bị đóng ngắt an toàn.
9. Nước phục vụ thi công và sinh hoạt.
-

Nhà thầu dự kiến sẽ sử dụng nguồn nước tự nhiên được khai thác từ 2 giếng
khoan. Nước được bơm và được chứa vào trong các thùng tank chứa nước để
phục vụ thi công.
10.Mặt bằng và đường tạm để thi công.
 Công tác chuẩn bị mặt bằng thi công:
-

Tại vị trí máy móc di chuyển thi công Nhà thầu bố trí dải tôn lên mặt bằng
dày 2cm.
7



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

-

GVHD:

Bố trí hệ thống ống mềm dẫn Bentonite đến vị trí thi công cọc xung quanh
công trường;

- Chuẩn bị các nguồn lực thi công như con người, vật tư, máy móc thiết bị đúng về
số lượng, chất lượng như đã trình bày ở trong phần biện pháp thi công tổng thể;
 Công tác định vị mặt bằng:
-

Ngay từ khi nhận mặt bằng, Nhà thầu cho tiến hành định vị lại toàn bộ công
trình. Căn cứ trên mặt bằng vị trí công trình, các mốc chuẩn do Nhà đầu tư
cung cấp, bằng các máy toàn đạc và các máy thuỷ bình chúng tôi sẽ xác định
được chính xác tim trục và cao độ của toàn bộ công trình;

-

Các mốc tim trục và cao độ của công trình sẽ được đánh dấu và duy trì trong
suốt quá trình thi công;

-

Từ hệ mốc tim trục này bằng máy toàn đạc, thuỷ bình và các dụng cụ chuyên
dụng như mia, gương, dọi...Nhà thầu sẽ xác định một cách chính xác vị trí
của các cọc khoan nhồi và thường xuyên kiểm tra hiệu chỉnh chính xác trong

suốt quá trình thi công, đồng thời chúng tôi sẽ dùng mọi biện pháp để lưu giữ
an toàn tuyệt đối hệ tim trục này trong suốt quá trình thi công cho đến khi bàn
giao đưa vào sử dụng;

-

Sau đó, dựa vào hệ tim trục, hồ sơ thiết kế, mở sổ sách theo dõi lưu giữ mọi
tài liệu đo đạc từ đầu đến cuối một cách hệ thống, liên tục để bàn giao đồng
bộ cho Ban quản lý công trình khi bàn giao công trình.
11.Hệ thống phòng cháy, chữa cháy.
Để đề phòng và xử lý cháy nổ trong quá trình thi công, Nhà thầu sẽ đặt các bình
cứu hoả tại những vị trí cần thiết dễ xảy ra hoả hoạn;
Hàng ngày sẽ có cán bộ chuyên trách an toàn của công trường đi kiểm tra
thường xuyên về việc phòng cháy nổ.
12.Việc hoàn trả mặt bằng sau khi bàn giao công trình.
Sau khi thi công xong, toàn bộ máy móc, trang thiết bị thi công và các lán trại,
văn phòng tạm sẽ được tháo dỡ, chuyển ra khỏi phạm công trường và dọn dẹp để
bàn giao hạng mục công trình cho Chủ đầu tư phục vụ thi công các hạng mục tiếp
theo.

8


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD:

PHẦN III: CÔNG TÁC THI CÔNG PHẦN NGẦM
I. THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI.
 TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG.

- 9395:2012 : Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu Cọc khoan nhồi
 MÁY MÓC.
- Máy khoan
- Máy cẩu: chọn phụ thuộc và sức nặng của vật cần cẩu, chiều dài tay cần,
chiều cao yêu cầu, công suất máy…
- Máy bơm bê tông: dung tích bê tông
- Máy nén khí…
Kỹ thuật thi công cọc khoan nhồi là công tác thi công cọc bê tông cốt thép
bằng cách sử dụng gầu khoan đào trong dung dịch Bentonite. Trong quá trình
đào, thành vách hố đào được giữ ổn định bằng dung dịch Bentonite. Sau khi
hoàn tất việc đào, lồng thép được hạ xuống hố khoan trong dung dịch
Bentonite, quá trình thổi rửa làm sạch bùn cát đáy hố đào được thực hiện trước
khi đổ bê tông. Công tác bê tông thi công theo phương pháp đổ bêtông bằng
ống “Tremie”. Khi cao trình bê tông dâng lên, dung dịch Bentonite dâng lên sẽ
được thu hồi về để tái sử dụng.
Quy trình thi công cọc khoan nhồi bao gồm các công đoạn sau:


Bước 1: Công tác chuẩn bị;



Bước 2: Công tác định vị tim cọc;



Bước 3: Công tác hạ ống vách khoan và bơm dung dịch Bentonite;




Bước 4: Xác nhận độ sâu đáy hố khoan và xử lý cặn lắng đáy hố cọc;



Bước 5: Công tác chuẩn bị và hạ lồng thép;



Bước 6: Lắp ống đổ bê tông;



Bước 7: Đổ bê tông.
Quy trình thi công cọc khoan nhồi được thể hiện như trên sơ đồ khối :

9


BO CO THC TP TT NGHIP

GVHD:

kiểmt ra
chọ n tr ạm
cung cấp BT

chuẩn bị

g ia công


vận chuyển

cốt t hép

t ập kết

đặt
ố ng vách

định vị

t rộn
bento nit e

cất chứa
bento nite

kho an

nạo vét

chọn
t hành phần
cấp phố i BT

t rộ n thử
kiểmt ra

l ắp đ
ặt

cốt t hép

l ắp ố ng đổ
bê t ông

cấp
bento nit e

xử lý
cặn lắng

l ọc cát

t rộn
bê t ông

đổ
bê t ông

r út ố ng
vá ch

t hu hồi
bento nit e

1. Cụng tỏc xỏc nh tim cc.
V trớ tim cc c xỏc nh theo bn v thit
k c phờ duyt. xỏc nh tim cc s dựng
mt mỏy ton c xỏc nh tim cc. Trc khi
xỏc nh v trớ tim cc trờn hin trng phi xỏc

nh rừ ta trờn giy. Khi xỏc nh xong s
tin hnh dựng cỏc bin phỏp khỏc kim tra li
trỏnh sai sút.
Trc khi tin hnh cụng tỏc khoan, mi tim
cc s c gi vo cỏc v trớ A2, A1, B2, B1
nh trờn hỡnh v c ỏnh du bng 04 cc thộp. Mc ớch ca vic dựng cỏc
im gi ny l nh v tim cc khi h ng vỏch. Cỏc im ny phi c bo
v v duy trỡ n khi h v kim tra xong ng vỏch.
Sai s trong quỏ trỡnh giao hi 2 im X <5mm , Y <5mm.
2. Cụng tỏc h ng vỏch, khoan v bm dung dch gi thnh l khoan
a. H ng vỏch (casing)
ng vỏch l mt ng bng thộp cú ng kớnh trong ln hn ng kớnh cc t
3264(mm), dy à = 10mm, chiu di ng vỏch theo h s thit k k thut c
phờ duyt.
-

Nhim v ca ng:
+ nh v v dn hng cho mỏy khoan trong sut quỏ trỡnh khoan;
+ Gi n nh cho b mt h khoan v chng sp thnh h khoan;
+ Bo v t ỏ, thit b khụng ri xung h khoan;
+ Lm sn tm v thao tỏc buc mi ni v lp dng ct thộp, treo lng
ct thộp, lp dng v thỏo d ng bờ tụng.
10


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

-

GVHD:


Phương pháp hạ ống vách bằng máy khoan: Đây là phương pháp phổ

biến hiện nay. Sau khi định vị tim cọc, dùng máy khoan khoan xuống độ sâu nhỏ
hơn chiều dài ống vách 50cm. Tiếp theo dùng máy cẩu để hạ ống vách xuống hố
khoan. Dùng cần khoan đóng chặt ống vách xuống sao cho đỉnh ống vách cao
hơn mặt đất tự nhiên 30 cm. Sử dụng hai thanh thép hình để kê hai bên tai của
ống vách để giữ ổn định, tránh hiện tượng tụt ống vách. Sau đó chèn chặt ống
vách bằng đất sét và nèn chặt, cố định không cho ống vách dịch chuyển trong quá
trình khoan..
b. Khoan tạo lỗ.
Bentonite là một dạng đất sét mà khi trộn với nước sẽ tạo ra một dung dịch
Thixotropic có tác dụng giữ ổn định bề thành hố khoan trong suốt quá trình thi công;
Khi lỗ khoan đã đầy dung dịch Bentonite, áp lực cao hơn áp lực nước ngầm sẽ
tạo ra xu hướng là Bentonite thấm vào lớp đất vách hố khoan. Thế nhưng nhờ có các
hạt đất sét có trong dung dịch mà sự kết khối tạo nên tức thì khiến cho áp lực
Bentonite và áp lực nước cách ly nhau, áp lực Bentonite tạo ra một lực ổn định trên
thành vách hố khoan. Trong đất sét, độ dày của lớp kết khối rất thấp, nhưng trong lớp
đất không kết dính, nó có thể cao hơn 1-2 mm và có tác dụng như một lớp màng ngăn
không cho bentonite tiêu tán vào lòng đất. Khi dòng nước bị cản lại, sự ổn định của
vách hố đào được tạo ra chủ yếu bởi hiệu ứng vòm, góc ma sát trong và một phần bởi
áp lực thuỷ tĩnh của dung dịch;
Bentonite được dùng có các thông số kỹ thuật chính như sau:
Tỷ trọng

: từ 1,05 – 1,15 g.ml

Độ nhớt

: từ 18 – 45 giây (dùng phễu loại 500 hoặc700ml tùy theo điều


kiện thực tế)
Hàm lượng cát : < 6%
PH

:7-9

11


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD:

Trên công trường, dung dịch Bentonite sẽ được trộn bằng máy có vận tốc cao và
dung dịch Bentonite được chứa vào các bình chứa trên công trường. Dung dịch thu
hồi để dùng lại sẽ được lọc sạch bằng máy lọc cát. Trong quá trình thi công, dung
dịch sẽ được kiểm tra thường xuyên..
Trong quá trình khoan tạo lỗ phải thường xuyên theo dõi các lớp địa chất mà
mũi khoan đi qua và đối chiếu với tài liệu khảo sát địa chất.
Dung dịch khoan luôn được bổ sung trong quá trình khoan sao cho dung dịch
trong hố luôn cao hơn mực nước ngầm 1m để đảm bảo độ ổn định của thành hố
khoan.
Thường xuyên theo dõi độ thẳng đứng của cọc, độ ổn định của ống vách để đảm
bảo chất lượng thi công cọc.
Công tác khoan được tiến hành liên tục và không được phép nghỉ nếu không có
sự cố gì về máy móc và thiết bị khoan.
Đối với đất cát, cát pha tốc độ quay gầu khoan

20


 30 vòng/ phút; đối với đất sét, sét pha: 20  22
vòng/phút, đá khoảng 9-15 vòng/phút. Khi gầu
khoan đầy đất, gầu sẽ được kéo lên từ từ với tốc độ

0,3

 0,5 m/s đảm bảo không gây ra hiệu ứng Pit-tông
làm sập thành hố khoan. Trong quá trình khoan cần
theo dõi, điều chỉnh cần khoan luôn ở vị trí thẳng
đứng bằng cách dùng hai con dọi đặt vuông góc với
nhau.
Dùng gầu khoan để lấy đất trong hố khoan đối với khu vực địa chất không phức
tạp. Nếu tại vị trí khoan gặp dị vật hoặc gặp địa chất phức tạp thì thay đổi mũi khoan
cho phù hợp.

12


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD:

Khi khoan qua lớp đất lấp, sét mềm, cát, sỏi nhỏ, sỏi chặt thì dùng gầu khoan
thùng và máy khoan đất chuyên dụng hoặc có thể dùng gầu khoan có gắn răng hợp
kim và máy khoan đất chuyên dụng.
Quá trình khoan được lặp đi lặp lại tới khi đạt chiều sâu thiết kế.
Để xác định chính xác ta dùng quả dọi thép trong lượng > 01kg buộc vào đầu
thước dây thả xuống đáy để đo chiều sâu hố khoan.
Không được khoan cọc khi khoảng cách đến cọc vừa đổ bê tông nhỏ hơn 03 lần

đường kính cọc và trước 24h để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng cọc.
c. Công tác vận chuyển đất.
Để đảm bảo vệ sinh môi trường và công tác thi công được liên tục, Nhà thầu sẽ
hợp đồng với các đơn vị vận chuyển đất thải chuyên nghiệp. Đất thải sẽ được
chuyển đến các bãi đổ theo đúng quy định. Nhà thầu sẽ bố trí 01 máy đào trên công
trường để phục vụ việc xúc đất lên xe ô tô vận chuyển.
Trong quá trình thi công khoan, đất khoan lên được tập kết và được vận chuyển
ra khỏi công trường bằng ô tô chuyên dụng.
3. Xác định độ sâu đáy hố khoan và xử lý cặn lắng đáy hố khoan
Cặn lắng được chia làm hai loại:
Loại chủ yếu: là trong quá trình khoan, đất cát không kịp đưa lên sẽ lưu lại ở
gần đáy hố, sau khi dừng khoan thì sẽ lưu lại tại đáy hố đào. Loại cặn lắng này tạo
thành bởi những hạt có đường kính tương đối to, vì thế lắng đọng dưới đáy và không
thể dùng biện pháp đơn giản mà moi lên được.
Loại thứ 2 là những hạt rất nhỏ lơ lửng trong dung dịch Bentonite, sau khi
khoan hố xong một thời gian sẽ lắng xuống đáy.
Như vậy, phương pháp xử lý cặn lắng có thể chia ra làm hai bước:
Xử lý cặn lắng bước 1: Xử lý các hạt thô, công việc này được tiến hành ngay
sau khi công tác khoan kết thúc đến độ sâu thiết kế và chờ lắng từ 30 – 60 phút, thiết
bị khoan tiếp tục thao tác vét đáy hố đến khi hoàn toàn sạch sẽ cặn lắng ở đáy hố mới
thôi;
Xử lý cặn lắng bước 2: xử lý các hạt nhỏ, được tiến hành trước khi thả khung
cốt thép hoặc trước khi đổ bê tông. Để tránh hiện tượng cát lắng dưới đáy hố khoan,
13


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD:


dung dịch Bentonite có chứa các hạt đất và cát lơ lửng được đẩy ra khỏi hố khoan
bằng phương pháp air lift với máy bơm công suất lớn, qua ống đổ bê tông và chuyển
về máy lọc cát, dung dịch Bentonite mới được bổ sung thêm cho đên khi nào thoả
mãn các yêu cầu kỹ thuật.
a. Xử lý cặn lắng bằng phương pháp thổi rửa.
Do các hạt mịn, cát lơ lửng trong dung dịch Bentonite lắng xuống tạo thành lớp
bùn đất, lớp này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức chịu tải của cọc. Thổi rửa trước
sau đó lắp đặt cốt thép và ống đổ bê tông, đo lại chiều sâu đáy hố khoan. Nếu lớp
cặn lắng này lớn hơn so với quy định (5cm) thì phải tiến hành xử lý cặn lắng.
Sử dụng phương pháp làm sạch đáy hố
khoan bằng máy nén khí (hoặc bơm hút đáy
tùy theo điều kiện thi công thực tế).
Ứng dụng phương pháp airlift để thổi
rửa đáy hố khoan. Việc thổi rửa được thực
hiện bằng ống tremie, khí nén được cấp
bằng ống cao su 34. Áp lực khí nén được
giữ thường xuyên là 1,5 lần áp lực cột dung
dịch đáy hố khoan và lưu lượng khí không
ít hơn 15m3/phút.
Thiết bị dùng để thổi rửa hố khoan:
Máy nén khí có áp suất làm việc P =
8kg/cm2.
Bentonite và mùn khoan ở đáy cọc
được hút đẩy ra ngoài qua hệ thống ống.
Trong quá trình thổi phải liên tục bổ
sung Bentonite mới vào hố khoan đảm bảo mức dung dịch giữ vách như trong quá
trình khoan.
14



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD:

Công nghệ khí nâng được dùng để làm sạch hố khoan, khí nén được đưa xuống
sát đáy hố, khí nén trộn với bùn nặng tạo thành tạo thành loại bùn nhẹ dâng lên theo
phương đổ bê tông ra ngoài, bùn nặng dưới đáy ống đổ bê tông lại được trộn với khí
nén thành bùn nhẹ; dung dịch Bentonite được bổ sung liên tục bù cho bùn nặng đã
trào ra; quá trình thổi rửa tiến hành cho tới khi các chỉ tiêu của dung dịch khoan và
độ lắng cặn đạt yêu cầu quy định.
b. Xử lý cặn lắng bằng phương pháp bơm hút đáy
Thiết bị sử dụng cho phương pháp trên là bơm chuyên dụng, có công suất từ
11KW trở lên, ống đổ bê tông đường kính D273mm
Thông thường thời gian thổi rửa tầm 20 – 30 phút (tùy thuộc và chất lượng
bentonite và cao độ đáy cọc có thể kéo dài thời gian thổi rửa lâu hơn), dung dịch
Bentonite tại đáy hố khoan rút ra có hàm lượng cát < 6%, độ sâu lớp cặn lắng đạt yêu
cầu so với quy định. Khi đó quá trình thổi rửa được hoàn thành.
4. Gia công lồng thép và bảo vệ đầu cọc.
Công tác gia công lồng thép và thép bảo vệ đầu cọc được thực hiện tại hiện
trường.
Các ống siêu âm cọc cũng sẽ được gia công và được buộc và lồng thép
Để đảm bảo ống thép nằm đúng cao độ thiết kế sau khi thi công thì chiều dài lồng
thép sau cùng phải được Nhà thầu tính toán cẩn thận.
Các con kê bê tông cũng sẽ được buộc sẵn vào lồng thép theo đúng quy định
trong bản vẽ triển khai thi công được phê duyệt.
5. Công tác hạ lồng thép.
Khung cốt thép được chế tạo theo đúng số lượng và chủng loại đã thiết kế, cốt
thép phải được chế tạo thành các khung sẵn, sau đó đưa vào vị trí thi công.
Công tác hạ khung cốt thép phải tiến hành khẩn trương, tiết kiệm tối đa thời gian
để giảm lượng chất lắng đọng dưới đáy hố khoan cũng như khả năng làm sụt thành

vách, và nên được tiến hành ngay sau khi làm sạch hố khoan và trước khi đổ bê tông.
Việc hạ lồng cốt thép phải thực hiện hết sức nhẹ nhàng tránh va đập vào thành hố
khoan gây sụt lở thành vách.
15


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD:

Sau khi lồng cốt thép được hạ đến độ
cao yêu cầu cần tiến hành neo cố định
lồng cốt thép vào ống vách thép để
tránh chuyển vị trong quá trình đổ bê
tông.
Để cho tâm cốt thép đặt đúng vào
tâm hố khoan thì trên khung cốt thép
phải đặt sẵn các con kê.
Cốt thép được buộc sẵn thành
lồng dài 11,7m đặt trên giá gần hố
khoan. Sau khi kiểm tra lớp bùn, cát
lắng dưới đáy hố khoan đạt yêu cầu thì
tiến hành hạ, lắp đặt cốt thép. Cốt thép được hạ xuống từng lồng một, sau đó các lồng
được liên kết với nhau theo đúng quy định của bản vẽ thiết kế thi công được phê
duyệt. Các lồng thép hạ trước được neo giữ tạm thời trên miệng ống vách bằng cách
dùng thanh thép ngáng qua đai gia cường buộc sẵn cách đầu lồng khoảng 1,5m hoặc
dùng móc treo lồng thép. Dùng cẩu đưa lồng thép tiếp theo tới nối vào và tiếp tục hạ
®æbª t « ng
đến khi hạ xong.
6. Lắp ống đổ bê tông.

Lắp ống đổ bê tông: Loại ống đổ bê tông thường dùng làm
bằng thép có đường kính 273mm chế tạo thành từng đoạn có
chiều dài thay đổi theo modul 0,5m, 01m, 1,5m, 02m, 03m để có
thể lắp giáp tổ hợp theo chiều sâu hố đào.
Có hai cách nối ống hiện nay là nối ống bằng ren và nối ống
bằng cáp. Nối bằng ren không đòi hỏi phải có cáp và biện pháp
chống Bentonite xâm nhập đơn giản hơn.
Các ống đổ được lắp dần từ dưới lên nhờ vào một hệ giá đỡ
đặc biệt cấu tạo như một thang thép đặt qua miệng hố khoan, trên
thang có hai nửa vành khuyên có bản lề. Khi hai nửa vành khuyên
này sập xuống tạo thành hình côn ôm khít lấy thân ống đổ bê
tông, miệng các ống đổ có đường kính to hơn nên bị giữ lại trên
hai nửa vành khuyên đó. Đáy dưới của ống đổ cách đáy hố đào
20cm đề phòng tắc ống do đất đá dưới đáy hố khoan nút lại.
7. Công tác đổ bê tông.
16

A-a
11
A

A


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD:

Được tiến hành ngay sau khi thổi rửa hố khoan và lắp đặt lồng thép vì để lâu
bùn cát sẽ tiếp tục lắng ảnh hưởng đến chất lượng

cọc.
Vì bê tông đổ trong dung dịch bentonite bằng
ống dẫn nên tỷ lệ cấp phối bê tông phải phù hợp về
độ sụt, dễ chảy trong ống dẫn mà không hay bị gián
đoạn.
Dùng loại bê tông thương phẩm hoặc trạm trộn
tại hiện trường có độ sụt và mác theo thiết kế (18 ±
2)cm. Bê tông được đổ từ xe chuyên dụng qua
máng chảy vào phễu, đổ liên tục từ khi bắt đầu đến
lúc kết thúc.
Trước khi đổ bê tông, để đảm bảo mẻ bê tông
đầu tiên không tiếp xúc trực tiếp với dung dịch
Bentonite, chúng tôi sử dụng quả cầu bằng xốp có
kích thước bằng đường kính trong của ống đổ. Đáy
ống đổ được rút lên cách đáy cọc khoảng 20cm để
quả cầu xốp và bê tông có thể dễ dàng thoát ra ngoài.
Kỹ thuật đổ bê tông trong dung dịch Bentonie theo phương pháp rút ống: Khi
vữa bê tông trong hố đào dâng cao, ống đổ cũng được nâng lên bằng cách cắt ống
nhưng vẫn đảm bảo độ ngập của ống trong bê tông tối thiểu là 1,5m để tránh tạp chất
và dung dịch bentonite lẫn vào trong bê tông. Khi ống đổ được nối bằng ren, thì
người ta tháo phễu của ống ra, lắp một cái móc vào miệng ống thông qua ren đầu
ống, dùng cần cầu nâng ống đổ lên, tháo ống đổ bằng khóa xích chuyên dụng, dùng
cần cẩu cẩu đi, lắp phễu vào và tiếp tục đổ bê tông.
Bê tông đổ xuống nhờ có sự chênh lệch tỷ trọng giữa bê tông và dung dịch
bentonite để đảm bảo công tác đổ bê tông thuận lợi.
Qúa trình đổ bê tông phải liên tục kiểm tra chiều cao dâng bê tông sau khi đổ
các xe bê tông để theo dõi độ ngập của ống Tremie trong bê tông cũng như các sự cố
bất thường trong quá trình đổ bê tông như: Sập vách...
Trong quá trình đổ bê tông phải kiểm tra độ sụt cho từng xe bê tông hoặc từng
mẻ trộn, đúc mẫu bê tông tại hiện trường để kiểm tra cường độ ( mẫu bê tông được

lấy theo tiêu chuẩn TCVN9395- 2012)
17


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD:

Trong quá trình đổ không cho ống chạy ngang, để có thể tăng sự chuyển động
của bê tông trong ống đổ thì có thể cho ống đổ chuyển động lên xuống.
Không được phép rung động hoặc khoan cọc khác trong vòng 01 ngày kể từ khi
kết thúc đổ bê tông cọc trong phạm vi 03 lần đường kính cọc.
8. Một số hiện tượng sự cố khi thi công cọc khoan nhồi
8.1.

Nghiêng lệch hố khoan do khi khoan

a. Trong giai đoạn hạ ống vách (Casing).
- Kiểm tra bằng thước máy toàn đạc điện tử.
b. Trong giai đoạn khoan.
- Độ nghiêng của tháp khoan, cái này chỉ có ở 1 số thiết bị như là máy khoan
BG của Đức, máy khoan Soilmec, Buma (Hàn Quốc),... Độ thẳng đứng của
tháp khoan được điều chỉnh bằng thiết bị điện tử có trong buồng điều khiển,
cân chỉnh như máy toàn đạc.
- Độ nghiêng của cần khoan cũng cần được kiểm tra, tuy nhiên nó phụ thuộc
phần lớn vào tháp khoan và đầu bò. Với máy khoan KH, máy này độ nghiêng
của cọc thường lớn. Không có nhiều số liệu thống kê, nhưng có khi đáy cọc
lệch tới 2m (đối với cọc 50m)
8.2.


Khối lượng bê tông nhiều hơn hoặc ít hơn so với tính toán.

Nếu thừa bê tông tức là hố khoan đã sập và không có chổ cho bê tông xuống
nữa nên bị đầy; còn nếu nó thiếu so với mức quy định; chứng tỏ hố khoan bị sập về
hai phía tạo thành 1 khoảng không gian quá lớn.
Yếu tổ chính ảnh hưởng đến khối lượng bê tông cọc khoan nhồi (mức độ hao
hụt bê tông)là:
Yếu tố khách quan
Địa chất khoan là yếu tố quan trọng nhất. Nếu địa chất tốt như vào lớp sét chằng
hạn thì độ ổn đình và kích thươc lỗ khoan không bị thay đổi nên mức độ hao hụt ít.
Còn địa chất xấu vào những tầng cát, cát chảy, túi bùn... ảnh hưởng rất lớn đến kích
thước lỗ khoan thường gây ra sạt lỡ thành vách dẫn đến kích thước cọc bị phình ra
cho nên mức hao hụt bê tông sẽ lớn. Gặp mạch nước ngâm có dòng chảy qua. Dung

18


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD:

dịch bentonite thấm vào trong đất cũng có thể do dung dịch chất lượng không tốt nên
nó có thể thấm vào đất.
Yếu tố chủ quan
- Bê tông tắc trong ống đỗ: đẩy ống đỗ cao hơn mặt bêtông trong lỗ do độ sụt

của bê tông quá thấp dẫn đến bị kẹt trong ống dẫn bê tông, bê tông bị kẹt trong ống
không xuống được mà vẫn thi công
- Do dung dịch giữ thành lỗ khoan không đảm bảo đúng tiêu chuẩn về độ nhớt,


tỉ trọng, độ PH... dẫn đến sạt lở thành lỗ khoan.
- Kiểm soát kích thước dao cạnh của gầu khoan thường thì theo kinh nghiệm
cách này có thể làm tăng hoặc giảm kích thươc của lỗ khoan bằng cách chỉnh cho con
dao cạnh của gầu khoan lớn hoặc nhỏ hơn.
- Khoan quá nhanh cũng gây ra ảnh hưởng đến kích thước lỗ khoan (lỗ khoan

giống như tạo ren) và dể gây ra sạt lở do dung dịch giữ thành chưa kịp tạo được
màng ngăn giữ ổn định vách.
- Hạ lồng thép không thẳng sẽ làm lồng thép trà vào vách lỗ khoan gây sạt lở.
- Kiểm soát quá trình thổi rửa, làm sạch đáy hố khoan trước khi đổ bê tông.

Khâu này được đánh giá là quan trọng nhất trong quá trình thi công cọc vì nó quyết
định đến chất lượng cọc, khả năng chịu tải của cọc.
8.3.

Sập thành hố khoan.

- Nhận biết của thợ lái máy khoan trong quá trình khoan: Đối với thợ kinh
nghiệm thì cảm giác gầu sẽ biết được (máy khoan ko có cảm biến đo sâu). Đối với
máy khoan có cảm biến độ sâu thì sẽ hiển thị ngay trên màn hình khi sự cố xảy ra.
- Sau khi sàng cát, trước khi hạ lồng, sau khi hạ lồng, trước khi đổ bê tông đều
cần phải đo lại độ sâu.
- Chiều cao dâng bất thường của bê tông trong quá trình đổ cũng rất đáng nghi
vấn.
8.4.

Sụt lở thành hố khoan.
Các nguyên nhân chủ yếu ở trạng thái tĩnh:

19



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD:

- Độ dài của ống vách tầng địa chất phía trên không đủ qua các tầng địa chất
phức tạp.
- Duy trì áp lực cột dung dịch không đủ.
- Mực nước ngầm có áp lực tương đối cao
- Trong tầng cuội sỏi có nước chảy hoặc không có nước, trong hố xuất hiện hiện
tượng mất dung dịch.
- Tỷ trọng và nồng độ của dung dịch không đủ.
- Dung dịch không đáp ứng kịp thời
- Tại vị trí khoan không có chống thành vách thì có lớp địa chất nhão có tỉ trọng
lớn hơn tỉ trọng của bentonite
- Sử dụng dung dịch giữ thành không thoả đáng.
- Do tốc độ làm lỗ nhanh quá nên chưa kịp hình thành màng dung dịch ở trong
lỗ.
8.5.

Các nguyên nhân chủ yếu ở trạng thái động.
- Ống vách bị biến dạng đột ngột hoặc hình dạng không phù hợp.
- Ống vách bị đóng cong vênh, khi điều chỉnh lại làm cho đất bị bung ra.

- Dùng gầu ngoạm kiểu búa, khi đào hoặc xúc mạnh cuội sỏi dưới đáy ống vách
làm cho đất ở xung quanh bị bung ra.
- Khi trực tiếp để bàn quay lên trên ống giữ, do phản lực chấn động hoặc quay
làm giảm lực dính giữa ống vách với tầng đất.
- Khi hạ khung cốt thép va vào thành hố phá vỡ màng dung dịch hoặc thành hố.

- Thời gian chờ đổ bê tông quá lâu ( qui định thông thường không quá 24 h) làm
cho dụng dịch giữ thành bị tách nước dẫn đến phần dung dịch phía trên không đạt
yêu cầu về tỷ trọng nên sập vách.
- Rút gàu khoan quá nhanh tạo nên hiệu ứng piston làm giảm áp suất trong lỗ
khoan (phần dưới gàu khoan).
Ngoài ra còn có một nguyên nhân khá quan trọng khác là áp dụng công nghệ
khoan không phù hợp với tầng địa chất.
20


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

8.6.

GVHD:

Các biện pháp dề phòng sụt lở thành hố.
Theo các nguyên trên, để đề phòng sụt lở thành hố phải chú ý các việc sau:
- Khi lắp dựng ống vách phải chú ý độ thẳng đứng của ống giữ.

- Công tác quản lý dung dịch chặt chẽ trong phương pháp thi công phản tuần
hoàn.
- Khi xuất hiện nước ngầm có áp, tốt nhất là nên hạ ống vách qua tầng nước
ngầm. Khi làm lỗ nếu gặp phải tầng cuội sỏi mà làm cho rò gỉ mất nhiều dung dịch
thì phải dừng lại để xem xét nên tiếp tục sử lý hay thay đổi phương án. Vì vậy công
tác điều tra khảo sát địa chất ban đầu rất quan trọng.
- Duy trì tốc độ khoan lỗ theo qui định tránh tình trạng tốc độ làm lỗ nhanh quá
khiến màng dung dịch chưa kịp hình thành trên thành lỗ nên dễ bị sụt lở.
- Cần phải thường xuyên kiểm tra dung dịch trong quá trình chờ đổ bê tông để
có giải pháp sử lý kịp thời tránh trường hợp dung dịch bị lắng đọng tách nước làm

sập vách.
- Khi làm lỗ bằng guồng xoắn, để đề phòng đầu côn quay khi lên xuống làm sạt
lở thành lỗ, phải thao tác với một tốc độ lên xuống thích hợp và phải điều chỉnh cho
vừa phải thành ngoài của đầu côn quay với cạnh ngoài của dao cắt gọt cho có cự ly
phù hợp.
- Khi thả khung cốt thép phải thực hiện cẩn thận tránh cho cốt thép va chạm
mạnh vào thành lỗ. Sau khi thả khung cốt thép xong phải thực hiện việc dọn đất cát
bị sạt lở, thuờng dùng phương pháp trộn phun nước, sau đó dùng phương pháp không
khí đây nước, bơm cát v.v... để hút thứ bùn trộn ấy lên, lúc này phải chú ý bơm nước
áp lực không đuợc quá mạnh tránh làm cho lỗ khoan bị phá hoại nhiều hơn.
8.7.

Biện pháp xử lý khắc phục.

- Nếu nguyên nhân sụt lở thành vách do dụng dịch giữ thành không đạt yêu cầu
thì biện pháp chung là bơm dung dịch mới có tỷ trọng lớn hơn vào đáy lỗ khoan và
bơm đuổi dung dịch cũ ra khỏi lỗ khoan. Sau đó mới tiến hành xúc đất và vệ sinh lỗ
khoan. Trong quá trình lấy đất ra khỏi lỗ khoan luôn luôn duy trì mức dung dịch
trong lỗ khoan đảm bảo theo qui định cao hơn mực nước thi công 2m.

21


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD:

- Nếu nguyên nhân do ống vách chưa hạ qua hết tầng đất yếu thì giả pháp duy
nhất là tiếp tục hạ ống vách xuống qua tầng đất yếu và ngập vào tầng đất chịu lực tối
thiểu bằng 1m.

- Nếu do lực ma sát lớn không hạ được ống vách chính thì dùng các ống vách
phụ hạ theo từng lớp xuống dưới để giảm ma sát thành vách. Số luợng ống vách phụ
phụ thuộc vào chiều sâu tầng đất yếu.Ông vách phụ trong cùng có chiều dài xuyên
suốt và đường kính bằng ống vách chính ban đầu. Các lớp ống vách phụ hạ trước đó
có chiều dài ngắn hơn một đoạn theo khả năng hạ được của thiết bị hạ ống vách chịu
ma sát trên đoạn đó và có đường kính lớn hơn 10 cm theo từng lớp từ trong ra ngoài.
8.8.

Lồng thép bị trồi lên hay tụt xuống khi hạ.

Do sụt lở hố khoan nên hạ xuống bị lồng thép bị trồi lên; khi quá trình liên kết
các lồng thép không chặt khi đổ bê tông sẽ bị tụt xuống ; hay bị đứt lồng thép ; do
trước khi đổ không kiểm tra nghiệm thu hố khoan kỹ; không nạo vét vệ sinh .
Trường hợp trồi cốt thép do ảnh hưởng của quá trình rút ống vách:
- Nguyên nhân 1: Thành ống bị méo mó, lồi lõm.
- Cách phòng ngừa: Kiểm tra kỹ thành trong ống vách nhất là ở phần đáy. Nếu bị

biến dạng hoặc méo mó thì phải nắn sửa.
- Nguyên nhân 2: Cự ly giữa đường kính ngoài của khung cốt thép với thành trong

của ống vách nhỏ quá, vì vậy sẽ bị kẹp cốt liệu to vào giữa khi rút ống vách cốt
thép sẽ bị kéo lên theo.
- Cách phòng ngừa: Quản lý chặt chẽ cốt liệu bê tông. Cự ly giữa thành trong ống

vách và thành ngoài của cốt đai lớn đảm bảo gấp 2 lần đường kính lớn nhất của cốt
liệu thô.
- Nguyên nhân 3: Do bản thân khung cốt thép bị cong vênh, ống vách bị nghiêng

làm cho cốt thép đè chặt vào thành ống.
Cách phòng ngừa: Phải tăng cường độ chính xác ở khâu gia công cốt thép, đề

phòng khi vận chuyển bị biến dạng và kiểm tra độ thẳng đứng của ống vách trước khi
thả lồng cốt thép.
Cách sử lý sự cố : Khi bắt đầu đổ bê tông thấy phát hiện cốt thép bị trồi lên thì
phải lập tức dừng việc đổ bê tông lại và kiên nhẫn rung lắc ống vách , di động lên
22


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD:

xuống hoặc quay theo một chiều để cẳt đứt sự vướng mắc giữa khung cốt thép và ống
vách. Trong khi đang đổ bê tông, hoặc khi rút ống lên mà đồng thời cố thép và bê
tông cùng lên theo thì đây là một sự cố rất nghiêm trọng : hoặc thân cọc với tầng đất
không được liên kết chặt, hoặc là xuất hiện khoảng hổng. Cho nên trường hợp này
không được rút tiếp ống lên trước khi gia cố tăng cường nền đất đã bị lún xuống.
8.9.

Trường hợp cốt thép bị trồi lên do lực đẩy động của bê tông.

Đây là là nguyên nhân nhân chính gây ra sự cố trồi cố thép, lực đẩy động bê
tông xuất hiện ở đáy lỗ khoan khi bê tông rơi từ miệng ống xuống (thế năng chuyển
thành động năng ). chiều cao rơi bê tông càng lớn, tốc độ đổ bê tông càng nhanh thì
lực đẩy động càng lớn. cốt thép sẽ không bị trồi nếu lực đẩy động nhỏ hơn trọng
lượng lồng thép.
- Vì vậy có thể giảm thiểu sự trồi cốt thép nếu hạn chế tối đa chiều cao rơi bê
tông và tốc độ đổ bê tông. chiều cao này có thể không chế căn cứ vào trọng lượng
lồng thép.
- Mặt khác có thể coi bê tông rơi xuống đáy lỗ khoan là trên nền đàn hồi, vì vậy
việc giảm thiểu tốc độ đổ bê tông sẽ làm giảm thiểu phản lực đẩy ở đáy lỗ khoan.

Sự cố tụt cốt thép chủ trong công nghệ khoan xoay vách
Nguyên nhân :
- Khi xoay ống vách thì cốt thép chủ bị xoay theo do tỳ vào ống ách qua các con
kê và các cốt liệu lớn. nhất là khi toàn bộ khung cốt thép tỳ lên ống vách thông qua
các con kê do không dùng hệ khung cốt thép treo tạm thời khi đổ bê tông thì ảnh
hưởng dao động của cốt thép khi xoay ống vách càng lớn. khi đó dưới tác động của
việc xoay ống vách và trọng lượng của khung cốt thép thì toàn bộ khung cốt thép
phần trên sẽ bị tụt xuống.
Biện pháp xử lý và phòng ngừa:
- Khung cốt thép dùng mối nối buộc phải buộc thật chắc chắn và cẩn thận các
mối nối giữa cốt thép chủ với cốt chủ, giữa cốt chủ với cốt đai và các cốt thép với
nhau.
- Để hạn chế ảnh hưởng tác động của ống vách khi xoay vách tốt nhất là nên
dùng các cốt thép tạm nối với cốt chủ nhô lên khỏi ống vách và treo toàn bộ lồng cốt
thép trong lúc đổ bê tông. cách này sẽ hạn chế tối đa lực tỳ của lồng thép lên ống
23


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD:

vách. nếu việc treo này vướng cho công tác đổ bê tông thì có thể không treo nhưng
phải thường xuyên theo dõi cao độ cốt thép phụ tạm hoặc khi xoay ống vách phải
treo lên.
8.10. Ống vách bị kẹt không rút lên được.
Nguyên nhân:
- Do điều kiện đất (chủ yếu là tầng cát). Lực ma sát giữa ống chống với đất ở
xung quanh lớn hơn lực nhổ lên ( lực nhổ và lực rung) hoặc khả năng cẩu lên của
thiết bị làm lỗ không đủ. Trong tầng cát thì sự cố kẹp ống thường xảy ra, do ảnh

hưởng của nước ngầm khá lớn, ngoài ra còn do ảnh hưởng của mật độ cát với việc cát
cố kết lại dưới tác dụng của lực rung. Còn trong tầng sét, do lực dính tương đối lớn
hoặc do tồn tại đất sét nở v.v...
- Ống vách hoặc thiết bị tạo lỗ nghiêng lệch nên thiết bị nhổ ống vách không
phát huy hết được năng lực.
- Lưỡi nhọn ống vách bị mài mòn lên làm tăng lực ma sát giữa ống vách với
tầng đất.
- Thời gian giữa hai lần lắc ống dài quá cũng làm cho khó rút ống đặc biệt là khi
ống vách đã xuyên vào tầng chịu lực.
- Bê tông đổ một lượng quá lớn mới rút ống vách hoặc đổ bê tông có độ sụt quá
thấp làm tăng ma sát giữa ống vách và bê tông.
- Có thể do quá trình thi công lâu quá ; máy móc đi lại xung quanh ; làm cho đất
lèn chặt và ép thành ống vách chặt lại nên không rút ra được.
Biện pháp phòng ngừa, khắc phục:
- Chọn phương pháp thi công và thiết bị thi công đảm bảo năng lực thiết bị đủ
đáp ứng nhu cầu cho công nghệ khoan cọc.
- Sau khi kết thúc việc làm lỗ và trước lúc đổ bê tông phải thường xuyên rung
lắc ống, đồng thời phải thử nâng hạ ống lên một chút ( khoảng 15 cm) để xem có rút
được ống lên hay không. Trong lúc thử này không được đổ bê tông vào.
- Khi sử dụng năng lực của bản thân máy mà nhổ ống chống không lên được thì
có thể thay bằng kích dầu có năng lực lớn để kích nhổ ống lên.

24


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD:

- Trước khi lắc ống lợi dụng van chuyển thao tác, lúc lắc với một góc độ nhỏ

làm cho lực cản giảm đi, để cho nó từ từ trở lại trạng thái bình thường rồi lại nhổ lên,
và phải đảm bảo hướng nhổ lên của máy trùng với hướng nhổ lên của ống. Nếu ống
bị nghiêng lệch thì phải sửa đổi thế máy cho chuẩn.
- Nếu phát hiện ra lưỡi nhọn ống vách bị mài mòn phải kịp thời dùng phương
pháp hàn chồng để bổ xung.
8.11. Hư hỏng bê tông ở mũi và thân cọc.
Khi dùng sóng siêu âm người ta thấy khuyết tật của cọc sau khi thi công ; những
nguyên nhân trên có thể là tác nhân gây cho cọc có khuyết tật.
Công đoạn khoan tạo lỗ
- Kỹ thuật, thiết bị khoan hoặc loại cọc ấn định kém thích hợp với đất nền.
- Sự mất dung dịch khoan bất ngờ(khi gặp hang caster ) hoặc sự trồi lên đột ngột
của đất bị sụt lở vào lỗ khoan.
- Sự quản lý kém khi khoan tạo lỗ do sử dụng loại dung dịch có thành phần
không thích hợp với đất nền.
- Sự nghiêng lệch bấp bênh hoặc hệ thống khoan tạo lỗ của máy khi gặp đá mò
côi hoặc lớp đá nghiêng.
- Làm sạch lỗ khoan không đầy đủ, đáy lỗ khoan có một lớp cặn dày ít nhiều
sinh ra một sự tiếp xúc không tốt tại mũi cọc và làm nhiễm bẩn bê tông.
Công đoạn đổ bê tông cọc
- Thiết bị đổ bê tông không thích hợp.
- Sai sót trong việc nối ống đổ bê tông, dứt đoạn đổ bê tông, do sự rút ống dẫn
bê tông quá nhanh.
- Sự cấp liệu không đều dẫn đến lượng bê tông chiếm chỗ ban đầu không đủ do
đổ nhanh (chẳng hạn giữa ống dẫn và đai bọc).
- Sự dụng bê tông có thành phần không thích hợp, khong đủ tính dẻo và dễ phân
tầng.
- Sự lưu thông mạch nước ngầm làm trôi cục bộ bê tông tươi.

25



×