Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Mô hình tổ chức hệ thống NSNN ở VN qua các thời kỳ, sự phù hợp của mô hình đó với tình hình kinh tế chính trị của đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.64 KB, 12 trang )

Đề bài :
Mô hình tổ chức hệ thống NSNN ở VN qua các thời kỳ, sự phù hợp của mô
hình đó với tình hình kinh tế chính trị của đất nước.


TỔ CHỨC HỆ THỐNG NSNN
Ở VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ


Mô hình tổ chức hệ thống NSNN ở VN qua các giai đoạn
- Từ năm 1945-1978
- Từ năm 1978-2002
- Từ năm 2002- nay.

1.

Giai đoạn từ năm 1945-1978
Năm 1945. Hệ thống ngân sách nhà nước không có sự phân
cấp. ( không phù hợp với tình hình hiện tại của đất nước)

Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, chính quyền Nhà nước ta vẫn
còn non trẻ; hậu quả của nạn đói chưa khắc phục được, thiên tai như lũ
lụt, hạn hán liên tiếp xảy ra; nhà máy xí nghiệp vẫn nằm trong tay tư bản
Pháp, sản xuất trong nước chưa phục hồi, hành hóa khan hiếm, giá cả leo
thang, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn nên Nhà nước vẫn áp
dụng các khoản thu tài chính cho Ngân sách như dưới thời Pháp thuộc
để không gây những xáo trộn không cần thiết. Việc không có sự phân
cấp trong hệ thống dẫn đến việc trì trệ trong thu chi ngân sách, và k đảm
bảo được tiến độ xây dựng, cải thiện phải triển kinh tế xã hội sau khi
dành độc lập.
Năm 1946 Pháp lăm le đánh phá trở lại Việt Nam tập chung vào


chiến trường miền Nam và 1 số tỉnh thành miền bắc và miềm bắc lại
chịu sự lăm le xâm lược của Trung Hoa tuy nhiên nền kinh tế- xã hội
từng bước được phục hồi và phát triển.Tháng 7/ 1946, một hệ thống
ngân sách mới được hình thành gồm:





Ngân sách trung ương
Ngân sách ba kỳ Bắc, Trung, Nam và ngân sách 2 tỉnh Hà Nội Hải Phòng
Với hệ thống này đảm bảo cho việc thu chi ở các khu vực 1 cách

cụ thể. Tuy nhiên khá hạn chế vì phạm vi khá rộng.
Năm 1947, do chiến sự lan rộng, không có điều kiện lập ngân sách
nên Bộ Tài chính chỉ lập một quỹ chi tiêu cho cả nước và phân cấp công
quỹ cho mỗi tỉnh để tránh việc địch chia cắt, phong tỏa.
Năm 1948-1966, tình hình trong nước đã sáng sủa và tương đối ổn
định hơn, nên cần phải lập ngân sách để Chính phủ có phương tiện quản
lý thu chi của Nhà nước, tránh chi tiêu tùy tiện, lãng phí. Hệ thống ngân
sách được lập lúc bấy giờ gồm 2 cấp: ngân sách Trung ương và ngân
sách xã.
 Ngân sách Trung ương chia làm hai phần: phần chi thu thường do
các nguồn thu thường xuyên bảo đảm (thuế, công trái, các quỹ) và
phần chi tiêu quốc phòng, phần lớn dựa vào phát hành giấy bạc.
Trong phần chi thu thường của ngân sách Nhà nước có ba loại chi
quan trọng nhất là: chi hành chính (nội chính; ngoại giao, tư pháp,
quốc hội, bộ máy chính quyền các cấp...), chi kinh tế (canh nông,
giao thông, thủy lợi) và chi văn hóa xã hội (giáo dục, y tế, thương



binh, cứu tế...).
Ngân sách xã đảm bảo những chi tiêu của xã, thăng bằng do những
nguồn thu riêng của xã và nếu thiếu thì quỹ hỗ trợ xã hoặc ngân
sách Nhà nước trợ cấp. Việc thành lập ngân sách xã nhằm đáp ứng
yêu cầu củng cố chính quyền nhân dân ở cấp cơ sở đồng thời chấn


chỉnh công tác tài chính ở xã, tránh việc huy động tùy tiện và sử
dụng lãng phí tài sản của nhân dân.
Trong thời gian này nhà nước chú trọng trong việc phân chia quyền
hạn và nhiệm vụ cho 2 cấp.
Theo thể lệ chi thu và kế toán đại cương ban hành năm 1948 thì tài
chính Nhà nước được quản lý theo nguyên tắc tập trung, thống nhất: mọi
quyền hạn về thu, chi đều tập trung ở Trung ương nhưng có ủy quyền
trong phạm vi nhất định cho các địa phương.

Trong giai đoạn 1948-1950, việc thu chi ngân sách còn nhiều thiếu
sót, bất cập:
Việc ủy quyền thu chi ngân sách cho địa phương còn hẹp, địa phương có
ít quyền hạn thực tế nên ít quan tâm đến công tác tài chính, việc kiểm
soát bị buông lỏng, tham ô, lãng phí khá phổ biến. Cách xây dựng ngân
sách không phản ánh được hoạt động của các ngành kinh tế và sự đóng
góp của các tầng lớp nhân dân.Ngân sách cũng không làm cho các địa
phương thấy rõ nhiệm vụ của mình đối với Nhà nước, nặng về trông
chờ, ỷ lại vào trung ương. Quá trình xây dựng và xét duyệt ngân sách lại
quá giản đơn. Việc quản lý ngân sách thiếu chặt chẽ. Nhiều khoản quyên
góp và khoản thu của địa phương nằm ngoài ngân sách Nhà nước, làm
cho tài chính bị phân tán, nhân dân kêu ca đóng góp nhiều nhưng tiền
không vào trong ngân khố quốc gia.



Đến giai đoạn năm 1951-1954: Việc thống nhất quản lý ngân sách
trong hệ thống ngân sách được thực hiện như sau: các khoản thu đều do
Chính phủ quy định và tập trung, thống nhất quản lý để việc đóng góp
của nhân dân được công bằng, hợp lý hơn, khả năng của công quỹ được
dồi dào thêm. Mặt khác lại chấm dứt được việc địa phương đặt ra nhiều
khoản đóng góp lặt vặt chồng chất lên thuế của Trung ương, có khi huy
động quá khả nâng của nhân dân. Về chi thì Chính phủ thống nhất quản
lý các khoản chi tiêu của Nhà nước cho đến cấp huyện, làm cho tiền của
do nhân dân đóng góp được sử dụng một cách tiết kiệm, có trọng điểm,
tập trung vào việc cung cấp cho tiền tuyến. Từ đó giúp rạch ròi các
khoản thu chi,thu chi cân đối, làm giảm sức nặng tài chính cho nhân
dân,tăng quyền lực cho Nhà nước.
Những năm tiếp theo, Nhà nước bắt tay vào việc củng cố quản lý thu chi
ngân sách. Hệ thống tài chính lúc này đã được xây dựng hoàn chỉnh với
đủ 5 khâu: ngân sách Nhà nước, tài chính xí nghiệp, tín dụng, bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm Nhà nước.Giai đoạn 1960-1965, Nhà nước tiến hành
cải tiến chế độ thu ngân sách nhà nước với chế độ Thu quốc doanh (đại
bộ phận tích luỹ tiền tệ của xí nghiệp được tập trung vào ngân sách Nhà
nước qua một hình thức thu cố định gọi là Thu quốc doanh).
Giai đoạn 1967-1978,hê thống ngân sách nhà nước chia thành ngân
sách trung ương vs ngân sách các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương.
Đây là giai đoạn gấp rút cho quá trình giải phóng toàn bộ đất nước.
Lúc này nền kinh tế ở miền bắc đang dần ổn định cung cấp hết sức cho


chiến trường miền Nam..Nhưng cũng chính trong giai đoạn này, để đáp
ưng nhu cầu tài chính của quốc gia cho việc xây dựng nền xã hội chủ

nghĩa với công cuộc chống đế quốc Mỹ xâm lược, ngân sách nhà nước
rơi vào tình trạng bội chi liên tục, càng về cuối giai đoạn kết thúc chiến
tranh con số bội chi càng tăng cao. Và hậu quả của việc bội chi ngân
sách giai đoạn này đã trở thành gánh nặng cho nền tài chính đất nước
cho kỳ sau. Chính phủ trung ương chỉ phân giao cho chính quyền địa
phương thực hiện một số nghiệp vụ nhất định trong hoạt động của
NSNN có liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của
cấp chính trên địa bàn mình quản lý. Và thực tế đã cho thấy, tổ chức hệ
thống NSNN theo mô hình này đã không khuyến khích các cấp chính
quyền địa phương phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc khai thác
và huy động nguồn tài chính trên địa bàn để phục vụ nhu cầu phát triển
kinh tế, xã hội của địa phương minh. Từ đó tạo tư tưởng ỷ lại, trông chờ
của các đơn vị hành chính cấp tỉnh vào sự trợ giúp của ngân sách cấp
tỉnh, còn cấp tỉnh lại dựa dẫm vào sự tài trợ từ cấp trung ương.


Cần có 1 tổ chức lại hệ thống ngân sách nhà nước mới.

2.

Giai đoạn 1978-2002:



Năm 1978, ngân sách địa phương được chia thành hai cấp: ngân sách
tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương và ngân sách huyện/quận



Việc thừa nhận hệ thống NSNN gồm ba cấp đã phần nào khắc phục

nhược điểm của hệ thống ngân sách hai cấp, khuyến khích địa
phương khai thác tiềm năng và thế mạnh trong việc huy động các
nguồn thu phát sinh trên địa bàn mình quản lý.




Năm 1983 Chính phủ đã ban hành quyết định, theo đó chính quyền
cấp xã cũng được coi là một cấp ngân sách.



Như vậy, từ đây hệ thống NSNN gồm bốn cấp: ngân sách trung
ương, ngân sách tỉnh/thành phố, ngân sách huyện/quận và ngân sách
xã/phường đã được thừa nhận và áp dụng tại Việt Nam và vẫn được
duy trì cho đến nay.



Hiện nay, theo luật Ngân sách Nhà nước năm 2002 thì “Ngân sách
nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương”.
Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp
huyện và ngân sách cấp xã. Cụ thể, cơ cấu hệ thống NSNN hiện hành
của Việt Nam được mô tả theo sơ đồ sau:

Hệ thống NSNN

NSTW

NSĐP


NS Tỉnh, TP

NS Quận, Huyện

NS Xã, Phường




Trong hệ thống ngân sách này, Quốc hội chỉ phân giao nguồn thu
và nhiệm vụ chi cụ thể cho ngân sách trung ương, đồng thời xác
định tổng khối lượng thu, chi trong năm ngân sách cho ngân sách
địa phương, còn chính quyền nhân dân mỗi cấp địa phương sẽ
quyết định phân phối thu, chi của cấp mình. Giữa các cấp ngân
sách có sự tương tác lẫn nhau trong quá trình thu, chi NSNN. Hệ
thống NSNN được điều hành tốt vừa là kết quả vừa là nguyên nhân
của một nền kinh tế - xã hội ổn định. Một cấp ngân sách được điều
hành tốt không chỉ liên quan đến việc ổn định, thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội trong phạm vi của cấp chính quyền tương ứng quản
lý mà còn góp phần vào việc điều hành ngân sách cấp khác, địa
phương khác thuận lợi hơn và ngược lại.

3.

Giai đoạn 2002 – nay:

Luật NSNN năm 2002 được coi là kim chỉ nam cho mọi hoạt động
ngân sách của nước ta. Với mô hình nhà nước thống theo khoản 1
Điều 4 Luật ngân sách nhà nước 2002 thì: “Ngân sách nhà nước gồm

ngân sách trung ương và ngân sách địa phương”. Nhìn một cách tổng
thể, quy định này cho thấy mô hình về tổ chức hệ thống ngân sách
nhà nước gồm hai cấp là ngân sách trung ương và ngân sách địa
phương. Trong hệ thống ngân sách này, Quốc hội chỉ phân giao nguồn
thu và nhiệm vụ chi cụ thể cho ngân sách trung ương, đồng thời xác
định tổng khối lượng thu, chi trong năm ngân sách cho ngân sách địa
phương. Luật ngân sách nhà nước 2002 đã trao quyền quyết định
cho cơ quan quyền lực nhà nước cấp tỉnh trong việc phân phối nguồn
thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương. Các bộ


phận cấu thành của ngân sách địa phương theo quy định của Luật
ngân sách nhà nước 2002: “Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách
của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân”(khoản 1 Điều 4). Vì vậy ngân sách địa phương cũng gồm ngân
sách tỉnh, ngân sách huyện và ngân sách xã.

Như vậy, nói một cách đầy đủ, hệ thống ngân sách nhà nước ở Việt
Nam gồm 2 cấp: Ngân sách trung ương và ngân sách địa phương
trong đó ngân sách địa phương gồm có ba cấp là ngân sách cấp tỉnh,
ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã.
Hiện nay mô hình tổ Theo nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày
06/6/2003 của chính phủ thì ngân sách cấp dưới là bộ phận hợp thành
của ngân sách cấp trên. Ngân sách cấp trên không chỉ bao gồm ngân
sách cấp mình mà còn bao gồm cả ngân sách cấp dưới trực thuộc.
Ngân sacchs cấp xã được lồng vào ngân sách cấp huyện, ngân sách
cấp huyện được lồng vào ngân sách cấp tỉnh.

Một số ví dụ về hệ thống ngân sách nhà nước được thiết kế theo mô
hình hệ thống chính quyền

Ở Mỹ, các cấp chính quyền nhà nước ở cấp liên bang và địa phương
đều có ngân sách của mình, mỗi cấp chính quyền nhà nước có những
nguồn thu riêng, tuy nhiên chính quyền cấp cấp bang và địa phương
ngoài nguồn thu riêng còn được hưởng những khoản trợ cấp từ Chính
phủ liên bang để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình
(2) Ở các nhà nước tổ chức hành chính theo kiểu nhà nước đơn nhất
như Trung Quốc và Nhật Bản: hệ thống ngân sách gồm các khâu:
ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ở Nhật Bản, ngân
sách địa phương gồm ngân sách tỉnh, ngân sách huyện/quận/thị xã,
ngân sách thị trấn/xã/phường


Sự phù hợp của mô hình đó với tình hình kinh tế chính trị xã hội
của nước ta
Tại nước ta, tổ chức hệ thống NSNN gắn bó chặt chẽ với việc tổ chức
bộ máyNhà nước và vai trò, vị trí của bộ máy đó trong quá trình phát
triển kinh tế xã hộicủa đất nước theo Hiến pháp. Mỗi cấp chính quyền có
một cấp ngân sách riêng cung cấp phương tiện vật chất cho cấp chính
quyền đó thực hiện chức năng, nhiệmvụ của mình trên vùng lãnh thổ.
Việc hình thành hệ thống chính quyền Nhà nướccác cấp là một tất yếu
khách quan nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trên mọi
vùng lãnh thổ của đất nước. Chính sự ra đời của hệ thống chính quyền
Nhà nước nhiều cấp đó là tiền đề cần thiết để tổ chức hệ thống ngân
sáchnhà nước nhiều cấp.
Cấp ngân sách được hình thành trên cơ sở cấp chính quyền Nhà nước,
phù hợpvới mô hình tổ chức hệ thống chính quyền Nhà nước ta hiện nay,
hệ thống ngânsách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân
sách
địa
phương:

Ngân sách trung ương phản ánh nhiệm vụ thu, chi theo ngành và giữ vai
trò chủđạo trong hệ thống ngân sách nhà nước. Nó bắt nguồn từ vị trí,
vai trò của chínhquyền trung ương được Hiến pháp quy định đối với việc
thực hiện các nhiệm vụkinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.
Ngân sách trung ương cấp phát kinh phí choyêu cầu thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của Nhà nước trung ương (sự nghiệp vănhoá, sự nghiệp
an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, đầu tư phát triển…). Nó còn
là trung tâm điều hoà hoạt động ngân sách của địa phương. Trên thực tế,
ngânsách trung ương là ngân sách của cả nước, tập trung đại bộ phận
nguồn tài chínhquốc gia và đảm bảo các nhiệm vụ chi tiêu có tính chất
huyết mạch của cả nước.ngân sách trung ương bao gồm các đơn vị dự
toán của cấp này, mỗi bộ, mỗi cơquan trung ương là một đơn vị dự toán
của ngân sách trung ương. Ngân sách trung ương bao gồm:


-

Ngân sách cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương (gọi
chung làngân sách cấp tỉnh)
Ngân sách cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi
chung làngân sách cấp huyện).
Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp
xã).

* Ngân sách địa phương là tên chung để chỉ các cấp ngân sách của các
cấp chínhquyền bên dưới phù hợp với địa giới hành chính các cấp.
Ngoài ngân sách xã chưacó đơn vị dự toán, các cấp ngân sách khác đều
bao gồm một số đơn vị dự toán củacấp ấy hợp thành.





Ngân sách cấp tỉnh phản ánh nhiệm vụ thu, chi theo lãnh thổ, đảm
bảothực hiện các nhiệm vụ tổ chức quản lý toàn diện kinh tế, xã
hội của chính quyềncấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương.
Chính quyền cấp tỉnh cần chủ động,sáng tạo trong việc động viên
khai thác các thế mạnh trên địa bàn tỉnh để tăngnguồn thu, đảm
bảo chi và thực hiện cân đối ngân sách cấp mình.
NS cấp xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cơ sở có tầmquan
trọng đặc biệt và cũng có đặc thù riêng: nguồn thu được khai thác
trực tiếptrên địa bàn và nhiệm vụ chi cũng được bố trí để phục vụ
cho mục đích trực tiếpcủa cộng đồng dân cư trong xã mà không
thông qua một khâu trung gian nào. NS cấp xã là cấp ngân sách cơ
sở trong hệ thống NSNN, đảm bảo điều kiện tàichính để chính
quyền xã chủ động khai thác các thế mạnh về đất đai, phát
triểnkinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới, thực hiện các chính
sách xã hội, giữ gìnan ninh, trật tự trên địa bàn.

Trong hệ thống ngân sách Nhà nước ta, NS trung ương chi phối
phần lớn các khoản thu và chi quan trọng, còn ngân sách địa phương chỉ
được giao nhiệmvụ đảm nhận các khoản thu và chi có tính chất địa
phương. Quan hệ giữa các cấpngân sách được thực hiện theo nguyên tắc
sau: NS trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương
đượcphân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể.Thực hiện việc bổ sung


từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để đảm bảo công bằng,
phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương. Số bổ sung này là
khoản thu của ngân sách cấp dưới.Trường hợp cơ quan quản lý Nhà
nước cấp trên uỷ quyền cho cơ quan quản lý Nhà nước




×