Tải bản đầy đủ (.pptx) (27 trang)

Phân biệt người tham gia tố tụng vì ngĩa vụ pháp lý với tư cách người làm chứng và người chứng kiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.1 KB, 27 trang )

BÀI TẬP THUYẾT TRÌNH NHÓM: 9


Chủ đề thuyết
trình nhóm:
Phân biệt người tham gia tố
tụng vì ngĩa vụ pháp lý với tư
cách người làm chứng và người
chứng kiến?


BỐ CỤC

TÀI LiỆU THAM
KHẢO

MỞ ĐÀU

NỘI DUNG
TÍNH DỰ BÁO
KẾT LUẬN


A. MỞ ĐẦU
Đi đôi với quá trình hội nhập phát triển kinh tế là yêu cầu xây dựng
một xã hội có những thiết chế pháp luật chặt chẽ và cụ thể, trong đó quyền
con người phải được tôn trọng và bảo vệ. Người làm chứng được quy định
trong Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) là cơ sở pháp lý quan
trọng để nâng cao vai trò, vị trí và bảo vệ người làm chứng - là một chủ thể
trong vụ án hình sự góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án, là một
chế định lâu đời trong hệ thống pháp luật của nhà nước ta và các nước


khác trên thế giới, xuất phát từ lời khai của người làm chứng là một trong
những chứng cứ có vai trò rất quan trọng giúp vụ án được sáng tỏ.


a. Người làm chứng:
Người làm chứng là người biết các tình tiết có liên quan đến vụ án và
được các cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập để khai báo về những sự
việc cần xác minh trong vụ án. Lời khai của người làm chứng là một
trong những nguồn chứng cứ quan trọng để xác định sự thật của vụ án
hình sự. Việc xác định xuất xứ thông tin, lý do vì sao người làm chứng
biết được tình tiết đó là một điều cần thiết.
b.Người chứng kiến:
Để bảo đảm cho hoạt động điều tra được tiến hành một cách khách
quan, đúng thủ tục pháp luật, Điều 176 quy định: Người chứng kiến được
mời tham dự trong một số hoạt động điều tra như khám xét, thu giữ, tạm
giữ đồ vật, tài liệu, kê biên tài sản, khám nghiệm hiện trường, khám
nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra, nhận dạng, xem xét dấu vết trên thân
thể.v.v…


B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận

Từ ngày 01/01/2018, Bộ LTTHS 2015 chính thức có hiệu lực,
cũng từ đây nhiều khái niệm mới bắt đầu được làm rõ hơn.
Nếu chỉ nghe qua về người làm chứng, người chứng kiến, thì
chắc hẳn các bạn sẽ nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Như vậy
nhóm chúng tôi sẽ làm rõ sự so sánh, phân biệt giữa hai khái
niệm người làm chứng và người chứng kiến.



Người làm chứng


Người làm chứng


Người chứng kiến


Người chứng kiến


2. Cơ sở pháp lý
Tiêu chí
phân biệt
Khái niện

Bản chất

Người làm chứng

Người chứng kiến

Là người biết được
những tình tiết liên quan
đến nguồn tin về tội
phạm, về vụ án và được
cơ quan có thẩm quyền
tiến hành tố tụng triệu

tập đến
Biết được tình tiết liên
quan đến vụ án, tội phạm
và được cơ quan có thẩm
quyền triệu tập đến làm
chứng.

Là người được cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng yêu cầu
chứng kiến việc tiến hành hoạt
động tố tụng theo quy định của Bộ
luật này.

Được cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng yêu cầu chứng kiến.


Người
không được
làm

Người bào chữa của người bị
buộc tội;
Người do nhược điểm về tâm
thần hoặc thể chất mà không
có khả năng nhận thức được
những tình tiết liên quan
nguồn tin về tội phạm, về vụ
án hoặc không có khả năng
khai báo đúng đắn.


- Người thân thích của người bị
buộc tội, người có thẩm quyền
tiến hành tố tụng;
- Người do nhược điểm về tâm
thần hoặc thể chất mà không có
khả năng nhận thức đúng sự việc;
- Người dưới 18 tuổi;


Quyền

- Được thông báo, giải thích
quyền và nghĩa vụ theo quy
định.

- Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa
vụ theo quy định.
- Yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng tuân thủ quy định của pháp luật, bảo
vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp
khác của mình, người thân thích của mình
khi bị đe dọa.

- Yêu cầu cơ quan triệu tập
bảo vệ tính mạng, sức khoẻ,
danh dự, nhân phẩm, tài sản
và quyền, lợi ích hợp pháp
khác của mình, người thân

thích của mình khi bị đe dọa. - Xem biên bản tố tụng, đưa ra nhận xét về
- Khiếu nại quyết định, hành hoạt động tố tụng mà mình chứng kiến.
vi tố tụng của cơ quan,
-Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của
người có thẩm quyền tiến
cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố
hành tố tụng liên quan đến
tụng liên quan đến việc mình tham gia
việc mình tham gia làm
chứng kiến.
chứng. Được cơ quan triệu
-Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí
tập thanh toán chi phí đi lại
theo quy định của pháp luật
và những chi phí khác theo
quy định pháp luật


Nghĩa vụ

-Có mặt theo giấy triệu tập của
cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng. Trường hợp cố ý
vắng mặt mà không vì lý do
bất khả kháng hoặc không do
trở ngại khách quan và việc
vắng mặt của họ gây trở ngại
cho việc giải quyết nguồn tin
về tội phạm, khởi tố, điều tra,
truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn

giải;

- Có mặt theo yêu cầu của cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố
tụng;
- Chứng kiến đầy đủ hoạt động
tố tụng được yêu cầu;
- Ký biên bản về hoạt động mà
mình chứng kiến;
- Giữ bí mật về hoạt động điều
tra mà mình chứng kiến;


Xử lý vi
phạm trong
trường hợp
cung cấp
thông tin
sai sự thật.

- Phạt cảnh cáo
-Phạt cải tạo không giam giữ đến
01 năm- Phạt tù từ 03 tháng đến
07 năNgoài ra, còn có thể bị cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất
định từ 01 năm đến 05 năm.

Không bị xử lý.



Xử lý vi phạm trong
trường hợp từ chối thực
hiện nếu không có lý do
chính đáng

(Không áp dụng đối với
ông, bà, cha, mẹ, con,
cháu, anh chị em ruột,
vợ hoặc chồng của
người phạm tội)

Không bị xử lý

- Phạt cảnh cáo
- Phạt cải tạo không
giam giữ đến 01 năm

Căn cứ pháp lý

- Phạt tù từ 03 tháng
đến 01 năm.
Điều 66 Bộ luật tố tụng
hình sự 2015.

Điều 67 Bộ luật tố tụng
hình sự 2015


3. Nhận xét của nhóm về sự khác nhau giữa người làm chứng và

người chứng kiến.
Qua bảng phân tích sự khác nhau giữa người tham gia tố tụng vì nghĩa
vụ pháp lý với tư cách người làm chứng ,người chứng kiến chúng ta có thể
phân biệt rõ ràng hơn giữa người làm chứng, người chứng kiến từ đó có thể
áp dụng một cách chính xác vào quá trình tố tụng, góp phần cung cấp các
chứng cứ ,tình tiết có liên quân nhằm tìm ra sự thật khách quan của vụ án.
Ngoài ra việc phân biệt rõ ràng giữa người làm chứng và người chứng
kiến cũng góp phần giúp cho những người tham gia tố tụng, cơ quan tiến
hành tố tụng có thể hiểu rõ và thực hiện tốt các quy định về quyền, nghĩa vụ
và các quy định khác từ đó có thể thực hiện tốt công tác điều tra, giúp các
cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án khách quan, chính xác.


Ví dụ:
Người chứng kiến: Khi cơ quan điều tra tiến hành các hoạt
động kê biên tài sản; khám chỗ ở, địa điểm của bị can thì điều
tra viên phải mời đồng thời người đại diện chính quyền địa
phương, người láng giềng và đương sự, người chủ hoặc người
đã thành niên trong gia đình của bị can cùng tham gia chứng
kiến hoạt động điều tra.


C. KẾT LUẬN
Người làm chứng, chứng kiến là người không có quyền, lợi ích liên
quan đến vụ án nhưng được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
triệu tập đến để khai báo về những việc cần xác minh trong vụ án hình
sự. Lời khai của người làm chứng có ý nghĩa quan trọng, là chứng cứ
giúp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tìm ra sự thật của vụ án, là
chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự. Việc quy định người làm
chứng có ý nghĩa pháp lý, chính trị và xã hội to lớn. Đó là căn cứ pháp lý

để người làm chứng thực hiện các hành vi tố tụng; là cơ sở pháp lý xác
định quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan tố tụng đối với người làm
chứng. Việc quy định người làm chứng trong BLTTHS còn tạo điều kiện
bảo đảm quyền con người, quyền công dân khuyến khích được toàn dân
tham gia vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm góp phần vào
công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của
nhân dân, do nhân,vì đân.


TÍNH DỰ BÁO
Căn cứ vào những điểm mới được quy định trong BLTTHS 2015 nhóm 9
đưa ra những dự báo sau: ( trong vòng 10 năm tới ).
Trong điều kiện hội nhập kinh tế và mở rộng giao lưu hợp tác nhiều mặt với
các nước, các tổ chức quốc tế. Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, quá
trình công nghiệp hóa hiện đại hóa trong thời gian tới. Để phù hợp hơn với sự
phát triển đó, pháp luật sẽ cần có những thay đổi để kịp thời điều chỉnh những
quan hệ xã hội mới phát sinh, chính vì vậy nhóm chúng tôi đưa ra một số dự
báo trong thời gian 10 năm tiếp theo như sau:
Mặc dù trong thời gian qua, hoạt động xây dựng các văn bản luật đã các cơ
quan chức năng có thẩm quyền đã quan tâm đến việc ban hành, sửa đổi các văn
bản luật để đảm bảo có khả năng giải quyết được các vấn đề phát sinh trong xã
hội, đồng thời tiên liệu được những vấn đề sẽ phát sinh trong tương lai.


Do đó, khả năng thực hiện việc sửa đổi bổ sung các văn bản luật ngày
càng được nâng lên theo thời gian.
Trên cơ sở đó có nhiều thành tích trong việc ban hành các văn bản luật
mới nhưng tính dự báo không cao, hầu như chỉ mới giải quyết được vấn đề
hiện tại mà chưa có khả năng giải quyết được vấn đề trong tương lai.
Bên cạnh đó, nhiều văn bản không còn phù hợp với thực tiễn nữa nhưng

chậm được sửa đổi, bổ sung. Có văn bản chỉ mang tính chủ trương, “khẩu
hiệu” mà thiếu tính thực tiễn nên không có khả năng triển khai được trong
thực tế. Theo nhóm chúng tôi thì cần đảm bảo đủ các yếu tố sau cho việc
ban hành một số văn bản luật:


Thứ nhất là, phải có tính dự báo và tính ổn định tương đối. Tính dự báo
của văn bản thể hiện văn bản không chỉ có khả năng giải quyết được những
vấn đề đang đặt ra cho xã hội mà còn có khả năng giải quyết được những vấn
đề trong tương lai gần. Vì xã hội luôn biến động và phát triển, do đó nếu nội
dung văn bản luật không có tính dự báo thì sẽ bị lạc hậu ngay sau khi ban
hành và điều đó làm cho văn bản không có khả năng thực hiện được. Việc
đảm bảo tính dự báo của văn bản sẽ đảm bảo văn bản tồn tại trong một
khoảng thời gian dài và có nghĩa là văn bản có tính ổn định. Tính ổn định của
văn bản sẽ đảm bảo sự ổn định trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội và
điều đó tạo cho xã hội ổn định và phát triển.
Thứ hai là, phải đáp ứng kịp thời nhu cầu quản lý nhà nước của địa
phương. Trong xã hội đầy biến động và các quan hệ xã hội ngày càng đa
dạng, phong phú thì nhu cầu quản lý nhà nước cũng ngày càng đa dạng, phức
tạp.


Thứ ba là, phải đảm bảo sự toàn diện của các biện pháp, sự tương xứng,
hợp lý của các quy định, các chế tài trong văn bản so với yêu cầu giải quyết
vấn đề.
Yêu cầu giải quyết vấn đề ở mức độ nào thì đưa ra các quy định, các chế
tài ở mức độ đó, chế tài phải tương xứng với tính chất, mức độ hành vi vi
phạm, tránh lạm dụng các quy định, các chế tài làm hạn chế quyền và lợi ích
hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
Nhưng cũng tránh tình trạng đưa ra những quy định, chế tài không đáp

ứng được yêu cầu giải quyết vấn đề, không giải quyết hết các mục tiêu đặt
ra.
Để giải quyết vấn đề quản lý thì nội dung văn bản cũng phải có cơ chế
bảo đảm thực thi theo hướng xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trình tự, thủ
tục thực hiện.


Thứ tư là, phải phù hợp với trình độ dân trí và khả năng thực hiện văn
bản của đối tượng chịu tác động. Để có được điều này thì nội dung văn bản đó
trước hết là phải phù hợp với trình độ dân trí, bên cạnh đó, nội dung văn bản
cũng phải đảm bảo các đối tượng chịu tác động có khả năng thực hiện được,
nếu quy định văn bản ban hành không phù hợp sẽ không thể thực hiện được và
dẫn đến tình trạng không chấp hành và có thể là phản đối.
Thứ năm là, phải phù hợp với điều kiện đảm bảo để thực hiện văn bản
như: bộ máy, nhân lực, nguồn tài chính để thực hiện văn bản, trình độ quản lý.
Văn bản phải phù hợp với trình độ quản lý của cơ quan, người có thẩm quyền
thực hiện (gồm trình độ kiến thức, năng lực lãnh đạo và quản lý), nếu văn bản
vượt quá tầm của cơ quan thực hiện thì việc thực hiện văn bản sẽ rất khó khăn.


=> Từ những yếu tố trên có thể thấy được rằng pháp luật của nước ta đang
chú trọng đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, bảo vệ
quyền con người, pháp luật sẽ có những quy định nhằm tạo điều kiện cho họ
được thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình, cũng như các cơ
quan có thẩm quyền điều tra và xét xử như tòa án có nhiệm vụ chứng minh sự
thật của vụ án, để đảm bảo công lý và sự thật khách quan.
Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân, định hướng
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vì vậy trong thời gian tới các
cơ quan tư pháp (trọng tâm là cơ quan toà án) sẽ là cơ quan có thẩm quyền cao
nhất trong hoạt động điều tra và xét xử vì các cơ quan tư pháp là các cơ quan

thực thi, áp dụng pháp luật nhiều nhất trong thực tiễn, đụng chạm nhiều vấn đề
liên quan đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, đồng thời cũng là các
cơ quan thường ban hành các thông tư hướng dẫn áp dụng luật và giải thích
luật.


×