Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

phân biệt tư cách của những người tham gia tố tụng theo luật tố tụng hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.06 KB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHÓA 37 (2012-2014)

Đề Tài

PHÂN BIỆT TƯ CÁCH
CỦA NHỮNG NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG
THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn:
Th.S Mạc Giáng Châu
Bộ môn Tư pháp

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Phong Trần
MSSV: B110149
Lớp: LK1163B2

Cần Thơ, 4/2014


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………



NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………


Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .1

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH TƯ
CÁCH NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .4
1.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về tư cách người tham gia tố
tụng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
1.1.1. Khái niệm người tham gia tố tụng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
1.1.1.1. Định nghĩa. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
1.1.1.2. Đặc điểm về tư cách người tham gia tố tụng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .7
1.1.2. Những người tham gia tố tụng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .9
1.1.2.1. Người bị hại. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
1.1.2.2. Nguyên đơn dân sự. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .11
1.1.2.3. Bị đơn dân sự. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
1.1.2.4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
1.1.2.5. Người làm chứng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
1.1.2.6. Người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .17

1.2. Cơ sở lý luận về tư cách người tham gia tố tụng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .19
1.2.1. Một số nguyên tắc cơ bản liên quan đến việc phân biệt tư cách của
những người tham gia tố tụng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .19
1.2.1.1. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự. . . . . . . 19
1.2.1.2. Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố
tụng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
1.2.1.3. Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .20
1.2.2. Ý nghĩa của việc phân biệt tư cách của những người tham gia tố tụng. . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .21
1.2.2.1. Xác định làm rõ sự thật của vụ án. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
1.2.2.2. Giải quyết đúng đắn quyền và lợi ích hợp pháp của người tham
gia tố tụng có liên quan đến hành vi phạm tội. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .21
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

SVTH: Nguyễn Phong Trần


Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 2. DẤU HIỆU ĐỂ PHÂN BIỆT TƯ CÁCH GIỮA NHỮNG
NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
MÀ TRONG THỰC TIỄN DỄ BỊ NHẦM LẪN. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .23
2.1. Phân biệt căn cứ vào thiệt hại đã xảy ra và mối quan hệ giữa hậu quả
với hành vi phạm tội. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
2.1.1. Người bị hại và nguyên đơn dân sự. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .23
2.1.2. Người bị hại và người có quyền lợi liên quan đến vụ án. . . . . . . . . . . . . . . . . 25
2.1.3. Người có quyền lợi liên quan đến vụ án và nguyên đơn dân sự. . . . . . . . 29

2.2. Phân biệt căn cứ vào nội dung việc thực hiện nghĩa vụ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .32
2.2.1. Người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án và bị đơn dân sự. . . . . . . . . . . . . . . . .32
2.2.2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người làm chứng.
...........................................................................................................

35

2.2.3. Người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của
bị can, bị cáo. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 39

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT. . . . . . . . . . . . . . . 42
3.1. Những quan điểm khác nhau về việc xác định tư cách tham gia tố tụng
của người tham gia tố tụng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .42
3.1.1. Nhầm lẫn giữa người bị hại và người có quyền lợi liên quan đến vụ án.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .42
3.1.2. Nhầm lẫn giữa người bị hại và nguyên đơn dân sự. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45
3.1.3. Nhầm lẫn giữa người có quyền lợi liên quan đến vụ án và nguyên đơn
dân sự. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 47
3.1.4. Nhầm lẫn giữa người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án và bị đơn dân
sự. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .51
3.1.5. Nhầm lẫn giữa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và
người làm chứng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .56
3.1.6. Nhầm lẫn giữa người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại
diện hợp pháp của bị can, bị cáo. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .57
3.1.7. Các trường hợp nhầm lẫn khác. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 58
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

SVTH: Nguyễn Phong Trần



Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

3.2. Một số biện pháp khắc phục. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .60
3.2.1. Đối với người bị hại. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .61
3.2.2. Đối với nguyên đơn dân sự. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 62
3.2.3. Đối với bị đơn dân sự. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 62
3.2.4. Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. . . . . . . . . . . . . . .63
3.2.5. Đối với người là chứng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 64
3.2.6. Đối với người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .65

KẾT LUẬN. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 67

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

SVTH: Nguyễn Phong Trần


Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Người tham gia tố tụng có vai trò nhất định trong tố tụng hình sự, tuy họ

không có nghĩa vụ chứng minh như các chủ thể khác, nhưng sự tham gia của họ có
ý nghĩa nhất định trong quá trình chứng minh nhằm làm sáng tỏ sự thật của vụ án và
việc giải quyết triệt để các quyền, lợi ích bị xâm phạm. Bộ luật tố tụng Hình sự quy
định cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm giải
thích và bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố
tụng theo quy định của pháp luật. Trước khi giải thích quyền và nghĩa vụ của người
tham gia tố tụng thì cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải xác định
họ tham gia tố tụng với tư cách gì?
Tư cách tố tụng là khách quan, cần phải được tôn trọng và xem xét một cách
khách quan, toàn diện cả về mặt luật pháp và cả về vấn đề xã hội. Việc xác định
đúng đắn tư cách của người tham gia tố tụng là trách nhiệm của cơ quan tiến hành
tố tụng, người tiến hành tố tụng, là sự thực thi triệt để những quy định của pháp luật
vào trong đời sống xã hội. Việc xác định chính xác tư cách của người tham gia tố
tụng là một yêu cầu và là một nhiệm vụ quan trọng của Điều tra viên, Kiểm sát
viên, Thẩm phán… Những nhầm lẫn về việc xác định tư cách người tham gia tố
tụng sẽ làm sai lệch quyền và nghĩa vụ của họ hoặc đặt họ vào quan hệ pháp luật tố
tụng hình sự không cần thiết, nghiêm trọng hơn có thể sẽ tước đi quyền tố tụng mà
pháp luật bảo đảm cho họ.
Hậu quả của việc xác định không đúng tư cách người tham gia tố tụng không
những ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức mà còn
gây lãng phí thời gian, tiền của cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Bởi lẽ, trong một
số trường hợp, việc xác định không đúng tư cách người tham gia tố tụng là một
trong những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng khiến cho bản án hoặc quyết định
bị hủy và phải giải quyết vụ án lại từ đầu theo quy định của pháp luật.
Để đảm bảo việc xác định đúng, chính xác tư cách người tham gia tố tụng
đòi hỏi cần phải có sự nhận thức đúng đắn và thống nhất các quy định của pháp luật
về tư cách người tham gia tố tụng. Nhằm tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề về khái
niệm của người tham gia tố tụng, đưa ra dấu hiệu phân biệt người tham gia tố tụng
này với người tham gia tố tụng khác để trách những nhầm lẫn là lý do mà người viết
chọn nội dung đề tài “Phân biệt tư cách của những người tham gia tố tụng theo

Luật tố tụng Hình sự Việt Nam”.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

SVTH: Nguyễn Phong Trần
1


Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

2. Phạm vi nghiên cứu
Trong vụ án hình sự, những người tham gia tố tụng được xác định với nhiều
tư cách khác nhau, tùy thuộc vào từng vụ án cụ thể. Theo đó, có thể là người bị tạm
giữ; bị can; bị cáo; người bị hại; nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự; người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; người làm chứng; người bào chữa; người bảo vệ
quyền lợi của đương sự; người giám định; người phiên dịch. Ngoài ra, trong từng
trường hợp cụ thể còn có những người như: người đại diện hợp pháp của người bị
tạm giữ, của bị can, của bị cáo; người đại diện hợp pháp của người bị hại, của
nguyên đơn dân sự, của bị đơn dân sự, của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
đến vụ án. Trong một vụ án cụ thể không cùng một lúc có đầy đủ những người tham
gia tố tụng với các tư cách này, nhưng trong tất cả các vụ án hình sự thì buộc phải
có bị can, bị cáo. Theo từng tư cách cụ thể, pháp luật tố tụng hình sự cũng quy định
đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của từng người khi tham gia tố tụng, nhưng để xác
định quyền và nghĩa vụ đối với vụ án thì có người chỉ có quyền, có người chỉ có
nghĩa vụ, có người vừa có quyền, vừa có nghĩa vụ. Do vậy, khi giải quyết một vụ án
cụ thể, việc xác định chính xác tư cách của người tham gia tố tụng đóng vai trò rất
quan trọng và trực tiếp ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Tuy nhiên,
trong thực tế, do cách hiểu không thống nhất nên vẫn có một số tư cách người tham

gia tố tụng trong quá trình xác định thường xảy ra tranh cãi, bị nhầm lẫn.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, người viết không đi sâu nghiên cứu địa
vị pháp lý của những người tham gia tố tụng, mà chỉ tập trung vào việc phân biệt
các loại người tham gia tố tụng mà trong thực tiễn dễ bị nhầm lẫn. Đó là các cập:
Người bị hại và nguyên đơn dân sự; Người bị hại và người có quyền lợi liên quan
đến vụ án; Người có quyền lợi liên quan đến vụ án và nguyên đơn dân sự; Người có
nghĩa vụ liên quan đến vụ án và bị đơn dân sự; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đến vụ án và người làm chứng; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ
án và người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu nội dung quy định về tư cách người tham gia tố tụng
trong Bộ luật tố tụng Hình sự và các vấn đề liên quan đến lý luận về việc xác định
tư cách người tham gia tố tụng khi giải quyết một vụ án hình sự, đề tài chỉ ra những
tư cách tố tụng thường dễ bị nhầm lẫn, có thể dẫn đến xác định sai tư cách tố tụng.
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu làm sáng tỏ hơn nữa khái niệm người tham
gia tố tụng trong Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2003, đưa ra những dấu hiệu để phân
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

SVTH: Nguyễn Phong Trần
2


Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

biệt tư cách của những người tham gia tố tụng thường có sự nhầm lẫn trong thực
tiễn, trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu một cách có chọn lọc những tri thức khoa học
luật tố tụng hình sự, các bản án, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời

đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện một số quy định của pháp luật, tạo điều kiện
cho việc áp thống nhất, đúng đắn và khách quan.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu nội dung quy định của Bộ luật tố tụng Hình sự
năm 2003 về tư cách người tham gia tố tụng, các giáo trình, tài liệu, sách báo, các
văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật… và tham khảo các tài liệu pháp lý có liên
quan, đề tài sẽ được nghiên cứu bằng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp
phân tích, so sánh và phương pháp đàm thoại, trao đổi trực tiếp với những cán bộ có
nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các vụ án hình sự, từ đó đánh giá, rút ra kết
luận và đề xuất phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có ba chương:
- Chương 1: Những vấn đề chung về việc xác định tư cách người tham gia tố
tụng.
- Chương 2: Dấu hiệu để phân biệt tư cách giữa những người tham gia tố tụng
theo quy định của pháp luật mà trong thực tiễn dễ bị nhầm lẫn.
- Chương 3: Một số tồn tại và giải pháp đề xuất.
Đề tài “Phân biệt tư cách của những người tham gia tố tụng theo Luật tố
tụng Hình sự Việt Nam” rất phức tạp, nó đòi hỏi người nghiên cứu phải có kiến
thức sâu, rộng. Do bản thân người viết chưa có kinh nghiệm thực tiễn, vốn kiến
thức hiểu biết ít và điều kiện nghiên cứu về lý luận có hạn nên chất lượng của đề tài
chắc chắn có rất nhiều hạn chế và khiếm khuyết cả về nội dung lẫn hình thức. Tuy
bản thân là một sinh viên học văn bằng 2, nhưng đây là lần đầu tiên làm quen với
một đề tài nghiên cứu ở lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, vì vậy, hạn chế, thiếu
sót và sai lầm là điều không thể tránh khỏi. Người viết rất mong nhận được ý kiến
đánh giá, góp ý của thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn.

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

SVTH: Nguyễn Phong Trần

3


Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG
1.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về tư cách người tham gia tố tụng
Trong một vụ án hình sự, người phạm tội bao giờ cũng hướng tới một đối
tượng tác động nhất định để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho đối tượng
tác động đó. Bất cứ tội phạm nào cũng làm biến đổi tình trạng bình thường của
những đối tượng tác động cụ thể. Khi đối tượng tác động của tội phạm là con người,
người phạm tội đã gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của
con người; còn đối tượng tác động là tài sản, người phạm tội đã làm biến đổi tình
trạng bình thường của tài sản một cách trái pháp luật bằng các hành vi chiếm đoạt,
chiếm giữ, sử dụng, hủy hoại hoặc làm hư hỏng và hậu quả làm cho tài sản bị mất,
bị hư hỏng hoặc giảm sút giá trị sử dụng của chúng.
Khi giải quyết một vụ án hình sự, nếu có sự thiệt hại là tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm của con người hoặc là tài sản của cá nhân, tổ chức thì nhiệm vụ
của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không chỉ dừng lại ở việc
làm sáng tỏ vụ án, xử lý về hình sự đối với người phạm tội mà còn phải giải quyết
vấn đề dân sự có liên quan tới lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức đã bị thiệt hại.
Thực chất đây là quan hệ pháp luật dân sự, cụ thể là quan hệ pháp luật bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng (quan hệ pháp luật này không phát sinh từ những giao dịch
dân sự trước đó, mà chỉ xuất hiện khi có hành vi trái pháp luật của người phạm tội
gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác và tài

sản của cá nhân, tổ chức). Đây là chế định pháp luật dân sự được giải quyết bằng
pháp luật tố tụng hình sự1. Trong quan hệ bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra,
người bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường, yêu cầu trả lại tài sản và họ có thể là
người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi liên quan đến vụ án hoặc
người đại diện hợp pháp của những người này. Còn bên có trách nhiệm phải bồi
thường, phải trả lại tài sản, thì họ có thể là bị can, bị cáo, người có nghĩa vụ liên
quan đến vụ án, bị đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của những người này.
Thực tế việc giải quyết một vụ án hình sự đã không ít trường hợp xảy ra sự nhầm
lẫn trong việc xác định tư cách giữa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ
án với người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người làm chứng, người đại

1

Điều 28 Bộ luật tố tụng Hình sự 2003

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

SVTH: Nguyễn Phong Trần
4


Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

diện hợp pháp của bị can, bị cáo. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu những quy định của
pháp luật tố tụng hình sự về tư cách của những người tham gia tố tụng này.
1.1.1. Khái niệm người tham gia tố tụng
Khi xét xử vụ án hình sự, ngoài những người tiến hành tố tụng thì trong vụ

án phải có những thành phần khác tạo thành một mối quan hệ nhất định, theo đó,
một bên xâm phạm và một bên bị xâm phạm, hoặc có liên quan đến mối quan hệ xã
hội bị xâm phạm đó… Và thành phần này được gọi là những người tham gia tố
tụng. Xem xét một cách khái quát, có thể hiểu người tham gia tố tụng trong vụ án
hình sự là người được các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng xác
định họ có vai trò nhất định vào việc làm rõ các tình tiết của vụ án và họ phải có
những quyền lợi, nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Như vậy, theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì người tham gia tố tụng là
những chủ thể như thế nào?, chúng ta sẽ tìm hiểu sau đây.
1.1.1.1. Định nghĩa
Người tham gia tố tụng là những chủ thể có quyền và lợi ích bản thân cần
được bảo vệ trước pháp luật, những người có nghĩa vụ pháp lý phải tham gia vào
việc giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự; và những
người tham gia tố tụng để hỗ trợ pháp lý cho những người tham gia tố tụng khác.2
Định nghĩa cho thấy, người tham gia tố tụng gồm những chủ thể sau: Những
người có quyền và lợi ích bản thân cần được bảo vệ trước pháp luật; những người
có nghĩa vụ pháp lý phải tham gia vào việc giải quyết vụ án hình sự theo quy định
của pháp luật tố tụng hình sự; những người tham gia tố tụng để hỗ trợ pháp lý cho
những người tham gia tố tụng khác.
- Những người có quyền và lợi ích bản thân cần được bảo vệ trước pháp luật
là những cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra hoặc những người
có lợi ích bị xâm phạm liên quan đến hành vi phạm tội. Những thiệt hại và lợi ích
này được pháp luật bảo vệ.
Ngoài ra, người có quyền và lợi ích bản thân cần được bảo vệ trước pháp luật
còn là những người bị tình nghi phạm tội. Pháp luật bảo đảm các quyền của họ
trong tố tụng hình sự.

2

Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu: Những vấn đề chung của Luật tố tụng Hình sự, Giáo trình Luật tố tụng

Hình sự Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, 2010, tr. 49.

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

SVTH: Nguyễn Phong Trần
5


Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

Ví dụ: Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội
phạm gây ra; Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội
phạm gây ra; Người có quyền lợi liên quan đến vụ án là người có lợi ích vật chất
hoặc tinh thần bị xâm phạm có liên quan đến hành vi phạm tội của bị cáo. Thiệt hại
của người bị hại, của nguyên đơn dân sự và lợi ích của người có quyền lợi liên quan
đến vụ án được pháp luật bảo vệ.
Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là những người bị tình nghi phạm tội, các
quyền của họ khi tham gia tố tụng hình sự được pháp luật bảo vệ.
- Người tham gia tố tụng theo nghĩa vụ pháp lý là người bắt buộc phải tham
gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Họ có trách nhiệm phải tham
gia tố tụng, nếu họ không thực hiện đúng các yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng
hoặc người tiến hành tố tụng đặt ra thì họ phải chịu các biện pháp cưỡng chế của
Nhà nước hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Khi tham
gia tố tụng, những người này không có quyền lợi cá nhân mà chỉ là những người có
nghĩa vụ do cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập hoặc trưng cầu để giải quyết vụ án
hình sự3.
Ví dụ: Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là những người bị tình nghi phạm tội,

họ có thể bị khởi tố về hành vi phạm tội của mình và có thể bị Tòa án quyết định
đưa ra xét xử. Họ có nghĩa vụ phải tham gia tố tụng theo yêu cầu của các cơ quan
tiến hành tố tụng, nếu họ không thực hiện đúng các yêu cầu của cơ quan tiến hành
tố tụng hoặc người tiến hành tố tụng đặt ra thì họ phải chịu các biện pháp cưỡng chế
của Nhà nước hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;
Người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án và bị đơn dân sự có trách nhiệm dân sự đối
với những thiệt hại mà tội phạm đã gây ra và họ có nghĩa vụ phải tham gia tố tụng
theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng; Người làm chứng là người biết được
những tình tiết liên quan đến vụ án và họ có nghĩa vụ phải tham gia tố tụng khi
được các cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập; Người giám định và người phiên dịch
được các cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu để giải quyết vụ án hình sự.
- Người tham gia tố tụng để hỗ trợ pháp lý cho những người tham gia tố tụng
khác là người có kiến thức pháp luật hoặc kiến thức về những vấn đề chuyên môn
có liên quan cần phải có để trợ giúp cho những người tham gia tố tụng nếu họ có
yêu cầu hoặc được chỉ định. Họ tham gia tố tụng không chỉ để bảo vệ quyền lợi của
những người tham gia tố tụng theo nghĩa vụ pháp lý mà còn giúp các cơ quan tiến
3

Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu: Những vấn đề chung của Luật tố tụng Hình sự, Giáo trình Luật tố tụng
Hình sự Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, 2010, tr. 55.

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

SVTH: Nguyễn Phong Trần
6


Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam


Luận văn tốt nghiệp

hành tố tụng làm rõ những tình tiết liên quan đến vụ án, góp phần đảm bảo tính
chính xác, khách quan, bảo vệ pháp chế trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Trong một số trường hợp nhất định, sự tham gia của những người này là bắt buộc
để đảm bảo tính dân chủ, bình đẳng trong hoạt động tố tụng4.
Ví dụ: Người bào chữa là người tham gia tố tụng để làm sáng tỏ những tình
tiết của vụ án nhằm chứng minh về sự vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý của
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và giúp họ những hoạt động pháp lý cần thiết.
Trong trường hợp bị can, bị cáo bị khởi tố hoặc xét xử về tội có khung hình phạt
cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật tố tụng Hình sự hoặc bị can, bị cáo là
người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì sự tham
gia của người bào chữa là bắt buộc, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp
của họ không mời người bào chữa thì người bào chữa sẽ được các cơ quan chức
năng hoặc tổ chức có trách nhiệm cử ra; Người bảo vệ quyền lợi của đương sự là
người tham gia tố tụng (có thể là luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác)
có kiến thức pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền lợi của người bị hại, của nguyên đơn
dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Người
bảo vệ quyền lợi của đương sự có nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy
định để góp phần làm rõ sự thật của vụ án và giúp đương sự về mặt pháp lý nhằm
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
1.1.1.2. Đặc điểm về tư cách người tham gia tố tụng
Người tham gia tố tụng khi tham gia vào quan hệ tố tụng sẽ thực hiện quyền
và nghĩa vụ của mình với tư cách cá nhân hoặc tổ chức không mang quyền lực nhà
nước.5
Trong việc giải quyết vụ án hình sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể được
người tiến hành, cơ quan tiến hành tố tụng xác định tư cách tham gia tố tụng là
người bị tạm giữ; bị can; bị cáo; người bị hại; nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự;
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; người làm chứng; người bào
chữa; người bảo vệ quyền lợi của đương sự; người giám định; người phiên dịch.

Ngoài ra, trong từng trường hợp cụ thể còn có những người như: người đại diện hợp
pháp của người bị tạm giữ, của bị can, của bị cáo; người đại diện hợp pháp của
người bị hại, của nguyên đơn dân sự, của bị đơn dân sự, của người có quyền lợi,
4

Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu: Những vấn đề chung của Luật tố tụng Hình sự, Giáo trình Luật tố tụng
Hình sự Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, 2010, tr. 57.
5
Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu: Những vấn đề chung của Luật tố tụng Hình sự, Giáo trình Luật tố tụng
Hình sự Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, 2010, tr. 49.

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

SVTH: Nguyễn Phong Trần
7


Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Khi tham gia vào quan hệ tố tụng, những người này
sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách cá nhân hoặc tổ chức không
mang quyền lực nhà nước. Điều này được thể hiện trong các quy định của pháp luật
tố tụng hình sự.
Ví dụ: Một công an viên bị truy tố về tội “sử dụng trái phép công cụ hỗ trợ”
theo Điều 233 Bộ luật tố tụng Hình sự, thì người công an viên này được cơ quan
tiến hành tố tụng xác định tư cách tham gia tố tụng là bị cáo phạm tội “sử dụng trái
phép công cụ hỗ trợ”. Trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự này thì những người

tiến hành tố tụng như: Chủ tọa phiên tòa, Thư ký phiên tòa... là những người mang
quyền lực nhà nước, còn người công an viên được xác định là bị cáo và không còn
mang quyền lực nhà nước.
Đối với vụ án chống người thi hành công vụ. Nếu các bị cáo bị truy tố về tội
“chống người thi hành công vụ” thì người thi hành công vụ không phải là người
tham gia tố tụng trong vụ án hình sự. Tuy nhiên, nếu người thi hành công vụ bị gây
thương tích có tỷ lệ thương tật 50% sức khỏe thì người thi hành công vụ được xác
định tư cách tham gia tố tụng là người bị hại trong vụ án nhưng là người bị hại đối
với bị cáo phạm tội “cố ý gây thương tích” chứ không phải người bị hại đối với bị
cáo phạm tội “chống người thi hành công vụ”. Trong trường hợp này, người thi
hành công vụ tham gia tố tụng hình sự với tư cách một cá nhân và không phải là
người mang quyền lực nhà nước (người thi hành công vụ) trong vụ án “cố ý gây
thương tích” ở trên.
Một ví dụ khác, trên cơ sở những quy định Bộ luật Dân sự 2005 thì bị đơn
dân sự trong tố tụng hình sự có thể là:
- Cơ quan, tổ chức mà theo quy định của pháp luật phải bồi thường những
thiệt hại do hành vi phạm tội của bị can, bị cáo là cán bộ, nhân viên của cơ quan, tổ
chức mình gây ra.
Cơ quan, tổ chức này tham gia tố tụng với tư cách là bị đơn dân sự trong vụ
án hình sự và trong quan hệ tố tụng này, cơ quan, tổ chức không còn mang quyền
lực nhà nước (nếu là cơ quan, tổ chức có mang quyền lực nhà nước), đồng thời có
trách nhiệm phải bồi thường những thiệt hại do hành vi phạm tội của bị can, bị cáo
là cán bộ, nhân viên của cơ quan, tổ chức mình gây ra.
- Cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường thiệt hại do người có thẩm
quyền của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử.

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

SVTH: Nguyễn Phong Trần
8



Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

Cơ quan tiến hành tố tụng là cơ quan mang quyền lực nhà nước, có thẩm
quyền thực hiện các chức năng tố tụng trong việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ
án hình sự. Tuy nhiên, trong trường hợp này, cơ quan tiến hành tố tụng được xác
định là bị đơn dân sự trong vụ án hình sự và không còn mang quyền lực nhà nước,
đồng thời phải bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của mình gây ra trong
khi thực hiện nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử.
1.1.2. Những người tham gia tố tụng
1.1.2.1. Người bị hại
Khoản 1 Điều 51 Bộ Luật tố tụng Hình sự quy định: “Người bị hại là người
bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra”.
Theo quy định tại Điều 51 Bộ Luật tố tụng Hình sự, người bị hại trong vụ án
hình sự phải là một con người cụ thể, họ là đối tượng bị tội phạm gây thiệt hại hoặc
đe dọa gây thiệt hại. Người bị thiệt hại về thể chất có thể là bị thiệt hại về tính mạng
(bị giết, bị gây tai nạn…), có thể bị thiệt hại về sức khỏe (bị gây thương tích, bị gây
tổn hại cho sức khỏe…); người bị thiệt hại về tinh thần như bị lăng nhục, bị xúc
phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm…; người bị thiệt hại về tài sản như tài
sản bị chiếm đoạt, bị hủy hoại hoặc làm hư hỏng… Do đó, người bị hại được coi là
đối tượng tác động của tội phạm.
Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam chỉ coi con người cụ thể là người bị hại. Đều
là những thiệt hại về tài sản, nếu bên bị thiệt hại là cá nhân thì họ có thể được xác
định là người bị hại hoặc là nguyên đơn dân sự (nếu có đơn yêu cầu bồi thường thiệt
hại), nếu bên bị thiệt hại là cơ quan, tổ chức thì họ chỉ có thể được xác định là
nguyên đơn dân sự.

Theo Khoản 1 Điều 51 Bộ Luật tố tụng Hình sự thì người bị hại là người bị
thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra. Có ý kiến cho rằng, “tội
phạm” ở đây là hành vi của người phạm tội trong vụ án hình sự đã gây ra những
thiệt hại thể chất, tinh thần hoặc tài sản và ai là người bị thiệt hại đều là người bị hại
trong vụ án hình sự. Ví dụ: Trong vụ án gây rối trật tự công cộng có hành vi phá
phách làm hư hỏng một số tài sản, nhưng hành vi này chưa đến mức cấu thành tội
“cố ý làm hư hỏng tài sản” nhưng người bị hư hỏng tài sản vẫn là người bị hại, vì họ
là người bị thiệt hại về tài sản do hành vi của người phạm tội gây ra.
Cách hiểu như trên là không đúng, đã đồng nhất khái niệm “tội phạm” với
“hành vi vi phạm” của người phạm tội là một, vì trong quá trình thực hiện tội phạm,
người phạm tội không chỉ thực hiện một hoặc một số hành vi cấu thành một tội
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

SVTH: Nguyễn Phong Trần
9


Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

phạm mà trong số những hành vi đó, có hành vi cấu thành tội phạm (hành vi phạm
tội), có hành vi chưa cấu thành tội phạm (hành vi vi phạm). Những hành vi cấu
thành tội phạm và hành vi đó đã gây ra những thiệt hại về thể chất, về tinh thần
hoặc về tài sản thì người bị thiệt hại mới là người bị hại trong vụ án hình sự6.
Các văn bản pháp luật trước đây cũng đã xác định cụ thể, rõ ràng về người bị
hại và khái niệm về người bị hại cũng giống như khái niệm được quy định trong Bộ
luật tố tụng Hình sự hiện hành. Để xác định là người bị hại thì thiệt hại mà tội phạm
đã gây ra phải là thiệt hại trực tiếp, là hậu quả của tội phạm (một dấu hiệu thuộc mặt

khách quan của cấu thành tội phạm). Tức là thể chất, tinh thần hoặc tài sản phải là
đối tượng của sự xâm hại. Nếu đối tượng tác động (bộ phận hợp thành của khách
thể) chưa bị xâm hại thì chưa có thiệt hại xảy ra, vì đối tượng tác động của tội
phạm là bộ phận hợp thành của khách thể của tội phạm mà chỉ có thông qua việc
tác động đến nó tội phạm mới có thể xâm hại được đến các quan hệ xã hội (khách
thể) được luật hình sự bảo vệ7. Khi đã có thiệt hại xảy ra và thiệt hại đó là hậu quả
của hành vi phạm tội thì thiệt hại đó được coi là thiệt hại trực tiếp (thiệt hại xảy ra
có mối quan hệ nhân quả với hành vi phạm tội, phù hợp với mục đích của người
phạm tội). Nếu thiệt hại xảy ra là thiệt hại trực tiếp thì người bị thiệt hại đó được
xác định là người bị hại, nếu thiệt hại xảy ra không có mối quan hệ nhân quả với
hành vi phạm tội (thiệt hại gián tiếp) thì người bị thiệt hại đó có thể được xác định
là nguyên đơn dân sự hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
Hậu quả (thiệt hại) đối với người bị hại trong một số trường hợp được coi là
một trong những yếu tố cấu thành tội phạm, trong một số trường hợp khác lại được
coi là tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo. Hậu quả này
chính là đối tượng cần chứng minh trong vụ án hình sự.
Trong trường hợp người bị hại chết thì người đại diện hợp pháp của họ có
quyền như người bị hại (Khoản 5 Điều 51 Bộ Luật tố tụng Hình sự). Trường hợp
người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm
thần thì theo tinh thần nội dung Điều 51 Bộ Luật tố tụng Hình sự, người đại diện
hợp pháp của người bị hại trong trường hợp này được tham gia tố tụng nhưng
không được thực hiện các quyền của người bị hại. Tuy nhiên, theo tinh thần của quy
định tại Điều 59 Bộ Luật tố tụng Hình sự thì người bảo vệ quyền lợi cho người bị
6

Đinh Văn Quế, trang tin Luật Hình sự: Một số quy định của Bộ luật tố tụng Hình sự về người tiến hành tố
tụng và người tham gia tố tụng, [truy cập ngày 14/4/2014].
7
Phạm Văn Beo: Luật Hình sự Việt Nam – Quyển 1: Phần chung, Tái bản lần 1 có sữa chữa, bổ sung, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010, tr.170.


GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

SVTH: Nguyễn Phong Trần
10


Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

hại được tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích của người bị hại. Nội dung các
quyền của người này không khác nhiều so với nội dung các quyền quy định cho
người bị hại tại Điều 51 Bộ Luật tố tụng Hình sự. Do đó, trong trường hợp người bị
hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì
người đại diện hợp pháp có thể đại diện người bị hại để thực hiện quyền của người
bị hại8.
Trong trường hợp người bị hại được xác định là mất tích thì Bộ Luật tố tụng
Hình sự chưa có quy định cụ thể và người đại diện hợp pháp của họ có thể đại diện
người bị hại để thực hiện quyền của người bị hại hay không. Mặc khác, trường hợp
nếu không xác định được ai là người đại diện hợp pháp của người bị hại hoặc người
bị hại không còn ai là người đại diện hợp pháp thì Bộ Luật tố tụng Hình sự cũng
chưa có quy định cụ thể. Ngoài ra, nếu người đại diện hợp pháp của người bị hại có
quyền và nghĩa vụ mâu thuẫn với nhau thì quy định cũng không rõ ràng.
Tóm lại: Người bị hại phải là con người cụ thể chứ không phải là cơ quan, tổ
chức. Họ là người bị thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản. Người bị hại
là đối tượng tác động của tội phạm. Các thiệt hại về thể chất, về tinh thần, về tài sản
phải là thiệt hại do tội phạm gây ra, thiệt hại xảy ra phải có mối quan hệ nhân quả
với hành vi phạm tội, phù hợp với mục đích của người phạm tội. Nếu đó là những

thiệt hại xảy ra nhưng không phải do tội phạm gây ra thì người bị thiệt hại không
phải là người bị hại.
Hậu quả (thiệt hại) đối với người bị hại trong một số trường hợp được coi là
một trong những yếu tố cấu thành tội phạm, trong một số trường hợp khác lại được
coi là tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo.
1.1.2.2. Nguyên đơn dân sự
Theo Khoản 1 Điều 52 Bộ luật tố tụng Hình sự quy định: “Nguyên đơn dân
sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi
thường thiệt hại”.
Từ quy định trên có thể thấy rằng, cũng giống người bị hại, thiệt hại xảy ra
đối với nguyên đơn dân sự phải là thiệt hại do tội phạm gây ra.

8

Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu: Những vấn đề chung của Luật tố tụng Hình sự, Giáo trình Luật tố tụng
Hình sự Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, 2010, tr. 52.

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

SVTH: Nguyễn Phong Trần
11


Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì nguyên đơn dân sự trước
hết là cá nhân khi người đó chỉ bị thiệt hại về vật chất và có đơn yêu cầu bồi thường

thiệt hại do tội phạm gây ra. Tuy nhiên, những thiệt hại về vật chất do tội phạm gây
ra không phải là đối tượng mà người phạm tội nhằm tác động tới và không phù hợp
với mục đích của họ.
Nguyên đơn dân sự còn là người tuy không bị người phạm tội trực tiếp xâm
hại, nhưng bị thiệt hại về vật chất vì tội phạm gây ra hoặc tuy bị người phạm tội
trực tiếp xâm hại đến tài sản, nhưng hành vi này chưa đến mức hoặc không bị truy
cứu trách nhiệm hình sự, mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về
hành vi khác.
Ví dụ: Do mẫu thuẫn với Trung từ trước, Quốc đánh Trung để trả thù trong
quán cơm làm hư hỏng chiếc tivi của chị Hoa. Quốc bi truy cứu trách nhiệm hình sự
về tội “Cố ý gây thương tích”. Chị Hoa có đơn yêu cầu bồi thường chiếc tivi bị hư
hỏng. Rõ ràng chiếc tivi của chị Hoa bị hư hỏng không phải là đối tượng mà Quốc
nhằm hướng tới. Mục đích của Quốc chỉ nhằm gây thương tích cho Trung. Trong
vụ án này, Trung được xác định là người bị hại, chị Hoa tham gia tố tụng với tư
cách là nguyên đơn dân sự.
Thiệt hại đối với nguyên đơn dân sự là cá nhân không phải là tình tiết để
đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, đồng thời cũng không
được xem là tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội
khi quyết định hình phạt.
Nguyên đơn dân sự có thể đồng thời là người bị hại trong vụ án, trong trường
hợp này thì họ có cả quyền của người bị hại và quyền của nguyên đơn dân sự. Tuy
nhiên, họ chỉ sử dụng quyền của người bị hại khi tham gia tố tụng là đủ. Thiệt hại
trong trường hợp này là hậu quả tiếp theo mà người bị hại cần được khắc phục9.
Nếu nguyên đơn dân sự là người chưa thành niên hoặc là người có nhược
điểm về thể chất hoặc tâm thần thì người đại diện hợp pháp có thể thay mặt họ thực
hiện những quyền của nguyên đơn dân sự10. Trong trường hợp người được người bị
hại ủy quyền kháng cáo (nếu chỉ kháng cáo về phần bồi thường thiệt hại) có thể
tham gia tố tụng như người đại diện hợp pháp của nguyên đơn dân sự.
9


Đinh Văn Quế, trang tin Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh: Điều kiện nào thành nguyên đơn trong án hình
sự?, [truy cập ngày
14/4/2014].
10
Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu: Những vấn đề chung của Luật tố tụng Hình sự, Giáo trình Luật tố
tụng Hình sự Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, 2010, tr. 53.

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

SVTH: Nguyễn Phong Trần
12


Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

Ngoài ra, nguyên đơn dân sự còn có thể là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về vật
chất do tội phạm gây ra. Ví dụ như tài sản của cơ quan bị trộm cắp, tham ô, hủy
hoại… Tuy nhiên, để được xác định tư cách là nguyên đơn dân sự thì cơ quan, tổ
chức đó phải có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Việc xác định tư cách tố tụng của
cơ quan, tổ chức bị thiệt hại không khó khăn và ít có sự nhầm lẫn với những người
tham gia tố tụng khác (nguyên đơn dân sự là cơ quan hoặc tổ chức thì cơ quan, tổ
chức này phải là cơ quan, tổ chức bị người phạm tội gây thiệt hại về tài sản11).
Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về vật chất do tội
phạm gây ra và chỉ khi họ có đơn yêu cầu mới xác định tư cách tham gia tố tụng của
họ là nguyên đơn dân sự. Việc họ có lời khai trước cơ quan điều tra không thể coi là
đơn yêu cầu. Nếu trong báo cáo, kê khai thiệt hại đã thể hiện rõ nội dung yêu cầu
bồi thường thiệt hại thì cũng được coi là có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại và họ

được xác định tư cách tham gia tố tụng là nguyên đơn dân sự.
Tóm lại: Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội
phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Nguyên đơn dân sự là cơ quan hoặc tổ chức thì cơ quan, tổ chức này phải là
cơ quan, tổ chức bị người phạm tội gây thiệt hại về tài sản.
Nguyên đơn dân sự là cá nhân là người tuy không bị kẻ phạm tôi trực tiếp
xâm hại nhưng bị thiệt hại về tài sản vì tội phạm gây ra hoặc tuy bị người phạm tội
trực tiếp xâm hại đến tài sản nhưng hành vi này chưa đến mức hoặc không bị truy
cứu trách nhiệm hình sự, mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về
hành vi khác.
Thiệt hại của nguyên đơn dân sự là do tội phạm gây ra nhưng thiệt hại này
không phải là đối tượng tác động của tội phạm. Hay nói một cách khác, thiệt hại của
nguyên đơn dân sự là do hành vi của người phạm tội gây ra nhưng thiệt hại này
không phải là hậu quả của hành vi khách quan mà người phạm tội bị truy cứu.
Nguyên đơn dân sự có thể đồng thời là người bị hại trong vụ án. Thiệt hại
trong trường hợp này là hậu quả tiếp theo mà người bị hại cần được khắc phục.
Hậu quả (thiệt hại) đối với nguyên đơn dân sự không có ý nghĩa với việc
định tội hoặc là tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo.

11

Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu: Những vấn đề chung của Luật tố tụng Hình sự, Giáo trình Luật tố
tụng Hình sự Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, 2010, tr. 53.

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

SVTH: Nguyễn Phong Trần
13



Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

1.1.2.3. Bị đơn dân sự
Khoản 1 Điều 53 Bộ luật tố tụng Hình sự quy định: “Bị đơn dân sự là cá
nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường đối
với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra”.
Bị đơn dân sự trong vụ án hình sự trước hết là bị can, bị cáo là người đã gây
ra thiệt hại khi thực hiện tội phạm. Nếu có thiệt hại xảy ra, cho dù vụ án được giải
quyết ở giai đoạn nào thì bị can, bị cáo vẫn phải có nghĩa vụ bồi thường những thiệt
hại mà họ gây ra.
Trên cơ sở những quy định tại các Điều 618, 619, 620, 621 Bộ luật Dân sự
2005 thì bị đơn dân sự trong tố tụng hình sự có thể là:
- Cha, mẹ, người giám hộ của bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người
có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần. Đây là đối tượng khi phạm tội còn hạn
chế năng lực hành vi, phần lớn sống phụ thuộc vào cha, mẹ nên không có khả năng
bồi thường. Do vậy cha, mẹ, người giám hộ có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại
do hành vi của con cái mình hoặc người được giám hộ gây ra.
- Bệnh viện, trường học phải liên đới cùng cha, mẹ, người giám hộ của bị
can, bị cáo dưới 15 tuổi hoặc hạn chế năng lực hành vi bồi thường những thiệt hại
do hành vi phạm tội của bị can, bị cáo gây ra trong thời gian bệnh viện, trường học
quản lý (nếu các cơ quan này cũng có lỗi trong việc quản lý người đó).
- Bị đơn dân sự còn có thể là cơ quan, tổ chức mà theo quy định của pháp
luật phải bồi thường những thiệt hại do hành vi phạm tội của bị can, bị cáo là cán
bộ, nhân viên của cơ quan, tổ chức mình gây ra.
- Cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường thiệt hại do người có thẩm
quyền của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử.
Ngoài ra, trong một vụ án đồng phạm, nếu có bị can tuy được miễn trách

nhiệm hình sự những vẫn có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại thì họ tham gia tố
tụng với tư cách là bị đơn dân sự để thực hiện việc bồi thường những thiệt hại mà
mình và các bị can khác đã gây ra cho người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc người
có quyền lợi liên quan đến vụ án.
Tóm lại: Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định
phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

SVTH: Nguyễn Phong Trần
14


Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

Bị đơn dân sự có trách nhiệm phải bồi thường những thiệt hại do người khác
gây ra hoặc có trách nhiệm phải bồi thường nếu bản thân đã tham gia và gây thiệt
hại cùng các đồng phạm khác.
Bị đơn dân sự là cá nhân là người đã gây thiệt hại vật chất cho các nguyên
đơn dân sự. Nếu người gây ra thiệt hại về vật chất là người chưa thành niên thì họ
phải có người đại diện hợp pháp. Cơ quan, tổ chức là bị đơn dân sự khi cán bộ, công
nhân viên chức của cơ quan này là người gây thiệt hại vật chất cho nguyên đơn dân
sự12.
1.1.2.4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
Bộ Luật tố tụng Hình sự không đưa ra khái niệm về người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Theo khoản 4 Điều 56 Bộ Luật tố tụng Dân sự thì:
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là người mà việc giải quyết vụ án

có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Vì vậy, từ khái niệm này cũng có thể
hiểu và áp dụng đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trong vụ
án hình sự vì có cùng nội dung giống nhau.
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án là người có quyền lợi và
nghĩa vụ bị ảnh hưởng bởi các quyết định của Tòa án13. Khi giải quyết vụ án dân sự
hay vụ án hình sự đều phải giải quyết vấn đề có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ
của họ nên cũng có thể hiểu họ là người mà quyền lợi, nghĩa vụ bị ảnh hưởng trực
tiếp bởi quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng. Điều 54 Bộ Luật tố tụng Hình sự
quy định hai tư cách tham gia tố tụng có quyền và lợi ích hoàn toàn khác nhau,
thậm chí đối lập nhau, đó là “người có quyền lợi liên quan đến vụ án” và “người có
nghĩa vụ liên quan đến vụ án”. Đây là hai tư cách tố tụng được quy định trong cùng
một điều luật. Không phải trường hợp nào họ cũng là người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan đến vụ án mà nhiều trường hợp họ chỉ có quyền lợi chứ không có nghĩa
vụ hoặc ngược lại họ chỉ có nghĩa vụ mà không có quyền lợi. Tuy nhiên, trong một
số trường hợp họ vừa có quyền lợi và vừa có nghĩa vụ nên thường có sự nhầm lẫn
giữa người có quyền lợi liên quan đến vụ án và người bị hại, nguyên đơn dân sự;
nhầm lẫn giữa người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án và bị đơn dân sự, người đại
diện hợp pháp của bị can, bị cáo. Do đó cần phải phân biệt tư cách tham gia tố tụng
của hai loại người này (người có quyền lợi liên quan đến vụ án và người có nghĩa
12

Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu: Những vấn đề chung của Luật tố tụng Hình sự, Giáo trình Luật tố
tụng Hình sự Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, 2010, tr. 54.
13
Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu: Những vấn đề chung của Luật tố tụng Hình sự, Giáo trình Luật tố
tụng Hình sự Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, 2010, tr. 54.

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

SVTH: Nguyễn Phong Trần

15


Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

vụ liên quan đến vụ án), từ đó xác định đúng tư cách tham gia tố tụng của họ trong
vụ án hình sự.
- Người có quyền lợi liên quan đến vụ án: Là người có lợi ích vật chất hoặc
tinh thần bị xâm phạm có liên quan đến hành vi phạm tội của bị cáo và được cơ
quan tiến hành tố tụng công nhận. Chỉ những lợi ích vật chất hoặc tinh thần có liên
quan đến hành vi phạm tội thì người có lợi ích đó mới được công nhận là người có
quyền lợi liên quan đến vụ án.
Người có quyền lợi liên quan đến vụ án không phải là người bị thiệt hại trực
tiếp do hành vi phạm tội gây ra, tức là thiệt hại xảy ra không phải là đối tượng tác
động của tội phạm, thiệt hại xảy ra do hành vi của người phạm tội gây ra nhưng
hành vi gây thiệt hại chưa đủ yếu tố cấu thành một tội phạm độc lập.
- Người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án: Là người mà hành vi của họ có liên
quan đến tội phạm do bị cáo thực hiện và theo pháp luật họ phải có trách nhiệm về
hành vi của mình, trách nhiệm này chủ yếu là trách nhiệm vật chất. Tuy nhiên, trong
một số trường hợp, người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án chỉ có trách nhiệm về
mặt tinh thần.
Tóm lại, có thể hiểu một cách khái quát: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đến vụ án có thể là người trực tiếp tham gia vào việc thực hiện tội phạm,
nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc được miễn trách nhiệm hình sự.
Hoặc có thể là người không liên quan đến việc thực hiện tội phạm, nhưng các cơ
quan tiến hành tố tụng phải xử lý theo pháp luật về những vấn đề có liên quan đến
quyền lợi, nghĩa vụ của họ.

Hay nói một cách khác: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là
người không tham gia thực hiện tội phạm nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ gián tiếp bị
tác động bởi hành vi phạm tội hoặc có tham gia thực hiện tội phạm nhưng không bị
truy cứu trách nhiệm hình sự được cơ quan tiến hành tố tụng công nhận để giải
quyết những vấn đề có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ14.
Nếu người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án là người chưa thành
niên hoặc là người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì người đại diện hợp
pháp của họ có thể thay mặt họ để thực hiện quyền và nghĩa vụ15.
14

Lê Thái Sơn: Một số ý kiến về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trong luật tố tụng hình sự,
Tạp chí Công an nhân dân, kỳ 2, tháng 9/2013, tr. 56.
15
Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu: Những vấn đề chung của Luật tố tụng Hình sự, Giáo trình Luật tố
tụng Hình sự Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, 2010, tr. 54.

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

SVTH: Nguyễn Phong Trần
16


Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

1.1.2.5. Người làm chứng
Khoản 1 Điều 55 Bộ Luật tố tụng Hình sự quy định: “Người nào biết được
những tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng”.

Người làm chứng trước hết là những người biết được những tình tiết có liên
quan đến vụ án, tức là những tình tiết cần phải chứng minh (sự việc phạm tội, thời
gian, địa điểm xảy ra hành vi phạm tội, người thực hiện tội phạm, lỗi, động cơ, mục
đích phạm tội…) họ có thể trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy hoặc được người khác kể
lại về những tình tiết có liên quan. Điều cần thiết là họ phải chỉ ra được nguồn của
những tin tức đó. Theo sự triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc họ tự nguyện
đến để khai báo về các tình tiết mà mình biết, được xác định là người làm chứng
trong vụ án hình sự. Trong tố tụng hình sự, vai trò của người làm chứng rất quan
trọng, họ là người biết các tình tiết liên quan đến vụ án nhưng vì họ không có quyền
và lợi ích liên quan đến vụ án nên lời khai của họ thường trung thực, khách quan
giúp các cơ quan tiến hành tố tụng nhanh chóng tìm ra sự thật của vụ án. Với vai trò
của người làm chứng có ý nghĩa nhất định đối với việc làm sáng tỏ sự thật khách
quan của vụ án nên việc tham gia tố tụng của người làm chứng không thể thay thế
và cũng không thể ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng thay mình. Họ được
cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập tham gia tố tụng để khai báo những gì mà họ biết
về vụ án nên họ phải trực tiếp tham gia mà không thể thông qua người đại diện để
thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình.
Để bảo đảm tính xác thực, khách quan của chứng cứ, pháp luật quy định
những người có nhược điểm về thể chất, tâm thần mà không có khả năng nhận thức
được những tình tiết của vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn và những
người là người bào chữa của bị can, bị cáo thì không được làm chứng16.
1.1.2.6. Người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo
Trong Bộ Luật tố tụng Hình sự không có điều luật riêng quy định về người
đại diện nhưng dựa trên cơ sở những quy định tại các Điều 139, 140, 141, 142, 143,
144 Bộ luật Dân sự 2005 thì có thể hiểu đại diện là việc một người (gọi là người đại
diện) nhân danh một người khác (gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao
dịch trong phạm vi thẩm quyền đại diện. Quan hệ đại diện được xác lập theo pháp
luật hoặc ủy quyền.
16


Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu: Những vấn đề chung của Luật tố tụng Hình sự, Giáo trình Luật tố
tụng Hình sự Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, 2010, tr. 55.

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

SVTH: Nguyễn Phong Trần
17


Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

Trên cơ sở nghiên cứu những quy định của pháp luật tố tụng hình sự và Bộ
luật Dân sự 2005 về người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc
tâm thần ta thấy rằng:
Trong tố tụng hình sự, người bị hại; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
đến vụ án; nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự có thể tự mình tham gia tố tụng hoặc
ủy quyền cho người khác tham gia. Nhưng không phải người tham gia tố tụng nào
cũng có thể ủy quyền cho người khác mà phải tự mình tham gia tố tụng. Bởi vì vai
trò của họ trong quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là không thể thay thế được như
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người làm chứng. Tuy nhiên, trong tố tụng hình sự
nếu bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất
hoặc tâm thần khi tham gia tố tụng phải có người đại diện. Sở dĩ họ phải có người
đại diện vì người chưa thành niên là người ở lứa tuổi chưa phát triển đầy đủ cả về
thể chất và trí tuệ, khả năng nhận thức về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành
vi phạm tội bị hạn chế và nhiều khi họ còn bị tác động mạnh bởi những điều kiện
bên ngoài. Đối với bị can, bị cáo là người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất
(như người bị mù, câm điếc, khuyết tật về tâm, sinh lý…) khi tham gia tố tụng cũng

cần phải có người đại diện, vì đây là những đối tượng có khó khăn trong việc biểu
lộ ý chí khi tham gia tố tụng và nhiều trường hợp không có khả năng gánh vác
nghĩa vụ
Người đại diện cho bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có
nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần là những người đại diện theo pháp luật.
Người đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định. Họ bao gồm: Cha, mẹ người chưa thành niên hoặc
người có nhược điểm về thể chất, tâm thần. Trường hợp bị can, bị cáo không còn
cha, mẹ hoặc cha, mẹ cũng là người có nhược điểm về thể chất, tâm thần mà không
có người giám hộ thì những người thân thích trong gia đình (ông, bà, anh, chị, cô,
chú…) cử ra một người đại diện.
Người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo có phạm vi quyền rất rộng, họ có
quyền có mặt khi hỏi cung bị can, được tham gia phiên tòa, có quyền đề nghị thay
đổi người tiến hành tố tụng, quyền được tranh luận, quyền được kháng cáo hoặc
khiếu nại bản án, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng… nhưng họ có nghĩa vụ
phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do hành vi phạm tội của người mà họ đại
diện gây ra nên họ có thể được xác định là bị đơn dân sự. Nếu là bị đơn dân sự, họ
chỉ được kháng cáo phần liên quan đến trách nhiệm bồi thường, trong khi đó, người
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

SVTH: Nguyễn Phong Trần
18


Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

đại diện hợp pháp có thể được kháng cáo toàn bộ bản án (tội danh, trách nhiệm hình

sự, trách nhiệm dân sự, án phí…), do đó, trong những trường hợp này họ được ưu
tiên xác định là người đại diện hợp pháp chứ không chỉ là bị đơn dân sự.
1.2. Cơ sở lý luận về tư cách người tham gia tố tụng
1.2.1. Một số nguyên tắc cơ bản liên quan đến việc phân biệt tư cách của
những người tham gia tố tụng
1.2.1.1. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự
Điều 3 Bộ luật tố tụng Hình sự quy định: “Mọi hoạt động tố tụng hình sự của
cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng phải
được tiến hành theo quy định của Bộ luật này”.
Pháp chế là nguyên tắc quan trọng trong sinh hoạt xã hội, trong tổ chức và
hoạt động của các cơ quan Nhà nước, của các tổ chức xã hội, của những người có
chức vụ, quyền hạn và của công dân. Đây là nguyên tắc Hiến định (được quy định
trong Hiến pháp) được hiểu là việc thường xuyên, nhất quán trong việc tuân thủ và
chấp hành các quy định của pháp luật. Trong pháp luật tố tụng hình sự, nguyên tắc
này được cụ thể hóa trong việc xác lập trật tự, tiến trình giải quyết vụ án hình sự.
Nguyên tắc này đòi hỏi mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được luật điều chỉnh
chặt chẽ, cụ thể và các quy định của pháp luật phải được mọi tổ chức, công dân tuân
thủ một cách triệt để và nghiêm minh. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa là tư
tưởng chỉ đạo được quán triệt trong toàn bộ quá trình nhận thức, xây dựng và áp
dụng pháp luật tố tụng hình sự17.
1.2.1.2. Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
Điều 12 Bộ luật tố tụng Hình sự quy định: “Trong quá trình tiến hành tố
tụng, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực
hiện những quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về những hành vi,
quyết định của mình. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý
kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Việc xác định đúng đắn tư cách của người tham gia tố tụng là trách nhiệm
của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, là sự thực thi triệt để những
17


Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu: Những vấn đề chung của Luật tố tụng Hình sự, Giáo trình Luật tố
tụng Hình sự Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, 2010, tr. 7.

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

SVTH: Nguyễn Phong Trần
19


×