Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tìm hiểu về luật dân sự và luật tài chính ngân sách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.36 KB, 13 trang )

Luật Dân Sự & Luật Tài Chính Ngân Sách

Bộ môn: Pháp Luật Đại Cương
Nhóm 3

Đề tài: Tìm hiểu về Luật Dân Sự và Luật Tài
Chính Ngân Sách.


Luật Dân Sự & Luật Tài Chính Ngân Sách

Luật Dân Sự
1. Khái niệm
Luật Dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp
luật nhà nước Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật
điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa – tiền tệ và
các quan hệ nhân thân phi tài sản trên cơ sở bình đẳng thỏa thuận
giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự.
2. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh Luật Dân
sự
2.1. Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự
Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự là những quan hệ tài
sản và quan hệ nhân thân trong quá trình sản xuất, phân phối, lưu
thông, tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu
hàng ngày của các thành viên trong xã hội.
2.1.1.

Quan hệ tài sản

Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Tài sản có thể là
vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Bất động sản và động sản


có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Quan
hệ tài sản là những quan hệ kinh tế - xã hội cụ thể thông qua việc
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với một tài sản nhất định theo
nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tuân thủ quy luật giá trị. Luật Dân
sự điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa – tiền tệ.


Bao gồm:

-

Quan hệ về sở hữu

-

Quan hệ về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự


Luật Dân Sự & Luật Tài Chính Ngân Sách
-

Quan hệ về thừa kế

-

Quan hệ về chuyển quyền sử dụng đất

-

Quan hệ về bồi thường thiệt hại


2.1.2. Quan hệ nhân thân
Là quan hệ giữa người với người về các giá trị nhân thân của
chủ thể (có thể là cá nhân hoặc tổ chức) được pháp luật thừa nhận
và luôn gắn liền với cá nhân hoặc tổ chức.
Quan hệ nhân thân được chia thành 2 loại:

Quan hệ nhân thân không gắn liền với tài sản: Là những
quan hệ xã hội có thuộc tính gắn liền với đời sống tinh thần của một
con người và không thể tách rời quan hệ đó (các giá trị này không
làm phát sinh ở chủ thể lợi ích vật chất). Ví dụ: Tên, danh dự, nhân
phẩm, uy tín… của công dân hoặc của một tổ chức nhất định.

Quan hệ nhân thân gắn liền với tài sản: Là những giá trị
nhân thân khi được xác lập sẽ làm phát sinh các quyền về tài sản. Ví
dụ: Quyền tác giả, quyền phát minh sáng chế… Đây là quyền nhân
thân không thể tách rời, chuyển dịch của người sáng tạo. Nhưng
đồng thời với việc được thừa nhận là tác giả của tác phẩm, người đó
được trả tiền tác giả. Như vậy lợi ích vật chất ở đây xuất phát từ một
quan hệ nhân thân có trước.
2.2.3.Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự
Là những biện pháp, cách thức mà nhà nước tác động lên các
quan hệ tài sản, các quan hệ nhân thân làm cho các quan hệ này phát
sinh, thay đổi hay chấm dứt phù hợp với ý chí và lợi ích của nhà
nước, của xã hội và của cá nhân.
Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự có đặc điểm:


Luật Dân Sự & Luật Tài Chính Ngân Sách


Bảo đảm sự bình đẳng về mặt pháp lý giữa các chủ thể
tham gia quan hệ pháp luật dân sự. Tức là không có bất kỳ sự phân
biệt nào về địa vị xã hội, tình trạng tài sản, giới tính, dân tộc... giữa
các chủ thể.


Độc lập về tổ chức và tài sản:

Tổ chức: Không có sự phụ thuộc vào quan hệ cấp trên cấp dưới, các quan hệ hành chính khác.
Tài sản: Khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, cá
nhân, tổ chức hoàn toàn độc lập với nhau, không có sự nhầm lẫn
hay đánh đồng giữa tài sản của cá nhân với tài sản của tổ chức...

Bảo đảm quyền tự định đoạt của các chủ thể trong việc
tham gia vào các quan hệ tài sản do các chủ thể tự quyết định
- Thứ nhất: chủ thể tự lựa chọn quan hệ mà họ muốn tham
gia.
- Thứ hai: chủ thể tự lựa chọn chủ thể tham gia quan hệ dân
sự với mình.
- Thứ ba: được tự do lựa chọn biện pháp, cách thức để thực
hiện, quyền và nghĩa vụ: Biện pháp và cách thức là những
phương thức mà các bên sử dụng để thực hiện nghĩa vụ của
mình cho bên có quyền.
- Thứ tư: các chủ thể tự lựa chọn và thỏa thuận với nhau các
biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, cách thức xử
lý tài sản khi có sự vi phạm.

Xuất phát từ sự bình đẳng của các chủ thể, quyền tự định
đoạt của các chủ thể trong việc tham gia vào các quan hệ đó nên đặc



Luật Dân Sự & Luật Tài Chính Ngân Sách
trưng của các tranh chấp dân sự là hòa giải hoặc tự thỏa thuận của
các bên. Nếu không thỏa thuận được hoặc không hòa giải được thì
xét xử theo thủ tục tố tụng dân sự thuộc thẩm quyền của tòa án.


Luật Dân Sự & Luật Tài Chính Ngân Sách
3. Ví dụ về quan hệ pháp luật
3.1. Ví dụ 1
Quan hệ tài sản dân sự:
A (30 tuổi) muốn mua lại ô tô của B (32 tuổi). Sau khi đến
xem và bàn bạc, A quyết định mua với giá 1 tỷ. Việc mua bán được
thành lập thành hợp đồng tuân thủ đúng pháp luật. B hẹn A 3 ngày
sau khi làm xong thủ tục chuyển nhượng, A đến nhận xe và giấy tờ
tại nhà B và đặt cọc 50 triệu, có giấy tờ đặt cọc.

Chủ thể: A và B từ đủ 18 tuổi trở lên, cả 2 đều có năng
lực chủ thể bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự
đầy đủ, không thuộc các trường hợp mất năng lực hành vi dân sự
theo Bộ luật dân sự, có khả năng nhận thức, có những quyền và
nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ quan hệ mua bán ô tô.

Khách thể: những xử sự của A và B mà thông qua đó,
quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể được thực hiện. Đó là hành
vi giao xe và giấy tờ của B, hàng vi trả tiền đặt cọc của A. Đối
tượng của nghĩa vụ là chiếc ô tô của B và 1 tỷ của A.

Mục đích quan hệ mua bán tài sản: lợi ích vật chất phục
vụ cho bản thân


Nội dung của quan hệ pháp luật bao gồm toàn bộ quyền
và nghĩa vụ của A và B trong quan hệ mua bán ô tô.

Sự kiện pháp lý: hợp đồng chuyển nhượng tuân thủ đúng
pháp luật.


Luật Dân Sự & Luật Tài Chính Ngân Sách
3.2. Ví dụ 2
Quan hệ tài sản dân sự:
Anh A có 2 tỷ đồng nên quyết định mua chiếc ô tô Mercedes
C100 cũ của anh B cùng cơ quan. Ngày 30/10/2016 anh A đến nhà
anh B xem xe và quyết định mua với giá 1 tỷ đồng, việc mua bán
được lập thành hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật. Để có
thời gian làm thủ tục chuyển nhượng, anh B hẹn ngày 1/12/2016
anh A đến nhận xe và giấy tờ và yêu cầu anh A đặt cọc 20 triệu, có
giấy tờ chứng nhận việc đặt cọc.
- Chủ thể: anh A và anh B
- Khách thể: hành vi giao xe và giấy tờ của anh B; hành vi
trả tiền của anh A. Đối tượng của nghĩa vụ ở đây là chiếc
ô tô Mecedes C100 và số tiền 1 tỷ của anh A
- Nội dung: tổng hợp các quyền về mua bán tài sản của
anh A và anh B.


Luật Dân Sự & Luật Tài Chính Ngân Sách
Luật Tài Chính Ngân Sách
1. Khái niệm
Luật Tài chính và Ngân sách là một ngành luật trong hệ thống pháp

luật Việt nam, bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan
hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hoạt động tài chính của nhà
nước . Đó là hoạt động xây dựng, phê chuẩn phân bố, sử dụng thu –
chi ngân sách nhà nước, hoạt động tín dụng.
2. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh
2.1. Đối tượng điều chỉnh
Các quan hệ xã hội của Luật Tài chính và Ngân sách thường
được chia theo 2 cách dựa vào các tiêu chí khác nhau:
- Căn cứ vào lĩnh vực mà các quan hệ tài chính được hình thành, đối
tượng của Luật Tài chính và Ngân sách được phân biệt thành:
+ Các quan hệ Tài chính-Ngân sách. Đây là nhóm quan hệ tài
chính phát sinh gắn liền với việc hình thành, phân phối, sử dụng quỹ
tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước là quỹ ngân sách nhà nước.
+ Các quan hệ tài chính doanh nghiệp. Đây là nhóm quan hệ
phát sinh trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp gắn liền với
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Các quan hệ tài chính trong lĩnh vực bảo hiểm. Những quan
hệ lien quan đến việc các tổ chức kinh doanh bảo hiểm huy động
được nguồn vốn và đưa chúng thamn gia vào thị trường tài chính
bằng các hình thức khác nhau đáp ứng nhu cầu về vốn của nền kinh
tế.
+ Các quan hệ tín dụng. Các quan hệ liên quan đến hoạt động
huy động vốn, cho vay vốn của các tổ chức trung gian tài chính
trong quá trình hình thành các nguồn tài chính cho nhu cầu vốn của


Luật Dân Sự & Luật Tài Chính Ngân Sách
nền kinh tế sẽ thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Tài chính và
Ngân sách.
- Căn cứ vào hệ thống các chủ thể tham gia các hoạt động tài chính,

đối tượng điều chỉnh của Luật tài chính và Ngân sách bao gồm:
+ Quan hệ tài chính giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương
với cơ quan nhà nước ở địa phương trong hoạt động thu, chi, phân
cấp quản lý ngân sách nhà nước.
+ Quan hệ tài chức giữa các cơ quan tài chính, tổ chức tín
dụng với nhau phát sinh trong quá trình quản lý, sử dụng quỹ ngân
sách nhà nước và các quỹ tiền tệ khác.
+ Quan hệ tài chính giữa cơ quan tài chính, tổ chức tài chính
với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. các quan hệ này
phát sinh trong việc cấp phát vốn, thu nộp thuế và ngân sách nhà
nước.
+ Nhóm quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp.


Luật Dân Sự & Luật Tài Chính Ngân Sách
2.2. Phương pháp điều chỉnh của Luật Tài chính và Ngân
sách
Luật Tài chính và Ngân sách sử dụng hai phương pháp điều
chỉnh chủ yếu là phương pháp mệnh lệnh bắt buộc và phương pháp
bình đẳng thỏa thuận.
- Phương pháp mệnh lệnh: Thể hiện mối quan hệ bất bình đẳng
giữa các chủ thể tham gia trong quan hệ pháp luật tài chin, một
bên nhân danh nhà nước có quyền ra lệnh buộc chủ thể bên kia
phải phục tùng
- Phương pháp bình đẳng thỏa thuận: Thể hiện các chủ thể tham
gia trong quan hệ tài chính bình đẳng về địa vị pháp lý.


Luật Dân Sự & Luật Tài Chính Ngân Sách
3. Ví dụ quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp nhà nước A và

ngân sách nhà nước:
Chủ thể: nhà nước; doanh nghiệp nhà nước A đã được thành
lập, đã đi vào hoạt động và được nhà nước công nhận.
Khách thể: các quan hệ tài chính, cụ thể là các giá trị về mặt
tiền tệ như các quỹ tiền tệ mà nhà nước cung cấp, hỗ trợ cho doanh
nghiệp nhà nước A; cũng như các loại thuế, lệ phímà doanh nghiệp
A phải nộp theo quy định của nhà nước.
Nội dung:
+ Các doanh nghiệp có quyền kinh doanh, hoạt động dưới sự
cho phép của nhà nước và phải tuân theo các quy định của nhà
nước.
+ Được nhà nước cấp phát, hỗ trợ vốn và góp vốn cổ phần
theo những nguyên tắc nhất định để tiến hành sản xuất kinh doanh
và phân chia lợi nhuận.
+ Các doanh nghiệp phải đảm bảo nộp thuế, phí, lệ phí đầy đủ
và đúng thời hạn vào ngân sách nhà nước theo quy định của nhà
nước.
Sự kiện pháp lý: bắt đầu từ thời điểm doanh nghiệp đó nộp
đơn xin thành lập doanh nghiệp, và được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận.


Luật Dân Sự & Luật Tài Chính Ngân Sách


Luật Dân Sự & Luật Tài Chính Ngân Sách
Đánh giá thành viên
1. Trần Thị Thu Huệ
2. Phan Thị Mai (rất hợp tác)
3. Nguyễn Thị Thảo Ly (rất hợp tác)

4. Hồ Hữu Huỳnh (rất hợp tác)
5. Nguyễn Thị Cẩm Huyền (rất hợp tác)
6. Nguyễn Thị Thu Hương (153) (rất rất hợp tác)
7. Nguyễn Thị Thu Hương (127) (rất hợp tác)
8. Lê Thị Ngọc Lan (rất hợp tác)
9. Nguyễn Thanh Mai (rất hợp tác)
10. Ngô Văn Huy (hợp tác)
11. Hoàng Mạnh Linh (rất hợp tác)
12. Tạ Văn Hưng (hợp tác)



×