Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

các bệnh cơ bản trong y học ho gà, uốn ván, bạch hầu, thủy đậu cần biết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.29 KB, 26 trang )

BỆNH BẠCH HẦU
Nguyên nhân

- Vi khuẩn Corynebacterium diphtheria gây ra bệnh bạch hầu
- Truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp
hoặc thông qua việc tiếp xúc với các đồ vật có chứa vi khuẩn
- Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc xì mũi

Yếu tố nguy cơ

- Không được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch
- Đi du lịch đến một đất nước không tiêm chủng vaccine bạch hầu
- Bị các rối loạn miễn dịch, ví dụ như bị AIDS
- Sống trong điều kiện môi trường không vệ sinh hoặc quá đông
đúc, chật hẹp

Đường lây

Lây nhiễm trực tiếp từ người qua người bằng con đường hô hấp
hoặc là tiếp xúc trực tiếp với nhau.

Dấu hiệu nhận
biết (biểu hiện)

- Triệu chứng dễ nhận thấy và phổ biến nhất của bệnh bạch hầu là
hình thành mảng màu xám, dày ở họng và amiđan. Các triệu chứng
phổ biến khác bao gồm: Sốt, ớn lạnh, sưng các tuyến ở cổ, ho như
chó sủa, viêm họng, sưng họng, da xanh tái, chảy nước dãi, có cảm
giác lo lắng, sợ hãi nói chung
- Một số triệu chứng khác có thể sẽ xuất hiện thêm trong quá trình
bệnh tiến triển, bao gồm: khó thở hoặc khó nuốt, thay đổi thị lực,


nói lắp, các dấu hiệu sốc, ví dụ như da tái và lạnh, vã mồ hôi và tim
đập nhanh

Mức độ nguy
hiểm (biến
chứng)

- Người mắc bệnh bạch hầu khi không được phát hiện và điều trị
kịp thời sẽ dẫn đến viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh dẫn truyền
cơ tim, tử vong do đột ngột trụy tim mạch. Một số bệnh nhân bị
viêm cơ tim và van tim sau nhiều năm gây ra bệnh tim mãn và suy
tim. Ngoài ra, bệnh cũng có thể dẫn đến thoái hóa thận, hoại tử ống
thận, chảy máu lớp tủy và vỏ thượng thận
- Không giống như các vi khuẩn thông thường khác, vi khuẩn bạch
cầu gây ra viêm họng, nóng, sốt. Nguy hiểm hơn, độc tố vi khuẩn sẽ
theo máu và tác động lên các cơ quan chính của cơ thể, có thể gây
ra viêm tim, viêm thận hoặc tác dụng lên hệ thần kinh làm liệt tay,
liệt chân, mắt lé, giọng nói có thể thay đổi do bị ngọng thanh quản.


Chăm sóc trẻ khi - Cho trẻ nghỉ ngơi ở phòng thoáng, tránh gió lùa, ăn lỏng, nóng, ăn
bị bệnh
nhiều bữa trong ngày, đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước đặc
biệt là nước hoa quả, vệ sinh răng miệng, mũi, họng, nhỏ mắt nhiều
lần trong ngày bằng dung dịch Cloramphenicol 1%.
Biện pháp phòng - Chúng ta phải phòng chống ngay từ đầu. Và thực hiện tốt các
nguyên tắc sau:
+ Nên đưa trẻ đi tiêm chủng đầu đủ phối hợp với việc phòng chống
bệnh bạch hầu đúng lịch.
+ Đẩm bảo vệ sinh nhà ở, lớp học thông thoáng và sạch sẽ.

+ Nếu có dấu hiệu mắc bệnh thì phải được cách y và đi khám kịp
thời.
+ Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, hạn chế tiếp xúc với người
bị bệnh hoặc người bị nghi ngờ là mắc bệnh.


BỆNH HO GÀ
Nguyên nhân

- Nguyên nhân chính gây bệnh ho gà là do sự xâm nhập
của vi khuẩn Bordetella pertussis đi vào đường hô hấp
trên rồi sau đó khu trú và phát triển ở lông mao biểu mô
trụ của đường thanh quản, khí quản, ở đó vi khuẩn sẽ tiết
ra một loại độc tố Pertussis toxin – đây là loại protein độc
lực chính đóng vai trò gây bệnh.
- Trong những ngày thời tiết thường xuyên ẩm ướt không
khí không nóng cũng không lạnh chính là điều kiện lý
tưởng để vi khuẩn Bordetella pertussis sinh sôi và phát
triển nhanh chóng.

Yếu tố nguy cơ

- Ổ chứa: Người là vật chủ duy nhất.
- Thời gian ủ bệnh: Thông thường từ 7 đến 20 ngày.
- Thời kỳ lây truyền: Bệnh ho gà lây truyền mạnh nhất
trong thời kỳ đầu viêm long, sau đó tính lây truyền giảm
dần và sẽ mất đi sau 3 tuần mắc bệnh, n ếu được điều trị
kháng sinh có hiệu lực thì thời gian lây truyền được rút
ngắn và thông thường khoảng 5 ngày.


Đường lây

Lây truyền do tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp có các
dịch tiết từ niêm mạc mũi họng bệnh nhân khi ho, hắt hơi

Dấu hiệu nhận biết
(biểu hiện)

- Thời gian đầu mắc bệnh, trẻ sẽ có những cơn ho nhẹ.
- Thời gian ủ bệnh của vi khuẩn ho gà là 7-10 ngày sau thì
trẻ bắt đầu ho nhiều hơn, chảy nước mũi.
- Khi hít thở sẽ có những tiếng rít như tiếng rít cổ ở gà.
- Nếu không được phát hiện sớm và điều trị thì bệnh trở
nên nặng hơn gây ho nặng hơn, kéo dài dẫn tới việc trẻ
nôn ọe, không ăn được, mệt mỏi, chảy nước mắt nước
mũi, sau những cơn ho trẻ thường đỏ mặt hay tím tái cả
người do ho nhiều không đủ dưỡng khí để thở, lâu dần gây
suy hô hấp.

Mức độ nguy hiểm

- Viêm phổi nặng: là biến chứng hô hấp hay gặp, nhất là ở


(biến chứng)

trẻ sơ sinh và trẻ suy dinh dưỡng.
- Viêm não: là một biến chứng nặng của bệnh ho gà, tỷ lệ
tử vong cao. Trẻ sốt rất cao, li bì, hôn mê, co giật.
- Biến chứng cơ học: Lồng ruột, thoát vị, sa trực tràng.

Trường hợp nặng có thể gặp vỡ phế nang, tràn khí trung
thất hoặc tràn khí màng phổi.
- Biến chứng khác: Xuất huyết võng mạc, kết mạc mắt, rối
loạn nước điện giải, bội nhiễm các vi khuẩn khác.

Chăm sóc trẻ khi bị
bệnh

- Đảm bảo môi trường sống tránh chất kích thích như:
khói thuốc lá, bụi, hóa chất.
- Cho trẻ nghỉ ngơi, yên tĩnh, tránh kích thích.
- Với trẻ bú mẹ tiếp tục cho bú mẹ bình thường. Với trẻ ăn
dặm và trẻ lớn: cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, ăn ít một, chia làm
nhiều bữa.
- Vệ sinh thân thể, mũi miệng cho trẻ. Sau mỗi cơn ho vệ
sinh sạch đờm ở miệng của trẻ, dùng khăn mềm lau sạch
miệng bằng nước muối ấm. Có thể nhỏ mũi cho trẻ bằng
nước muối sinh lý 9‰. Với trẻ lớn vệ sinh răng miệng và
súc miệng bằng nước muối
- Cách ly trẻ bị bệnh với những trẻ khác để tránh lây lan
bệnh
- Cho trẻ uống thuốc theo đơn của bác sĩ nếu có.

Biện pháp phòng

- Tiêm phòng: Tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà cho trẻ là
biện pháp đạt hiệu quả phòng bệnh cao nhất lên tới 90%.
- Cách ly người bệnh: Cho trẻ tránh xa những người có
dấu hiệu bị ho gà. Những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh
cũng không nên cho tiếp xúc với trẻ nhỏ, nhất là những trẻ

chưa được tiêm phòng. Nếu trong gia đình có người bị ho
gà thì cần phải điều trị dứt điểm, các thành viên khác cần
đeo khẩu trang khi tiếp xúc gần người bệnh và có hướng
điều trị, kiểm tra cho cả gia đình xem có bị lây truyền
bệnh không vì bệnh rất dễ lây lan qua đường không khí.



BỆNH UỐN VÁN
Nguyên nhân

- Do bị trầy xát và viết thương tiếp xúc trực tiếp với trực
khuẩn uốn ván Clostridium tetani có trong đất, cát bụi, phân
trâu bò ngựa và gia cầm, cống rãnh, dụng cụ phẫu thuật
không tiệt trùng kỹ …, xâm nhập vào các vết thương, vết
xây xước phát triển thành ổ nhiễm trùng gây bệnh uốn ván.

Yếu tố nguy cơ

- Người làm vườn.
- Người làm việc ở các trang trại, các nông trường chăn nuôi
gia súc và gia cầm.
- Người dọn vệ sinh cống rãnh, chuồng trại.
- Công nhân xây dựng các công trình.
- Bộ đội và thanh niên xung phong.

Đường lây

- T hông thường nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua
các vết thương sâu bị nhiễm đất bẩn, bụi đường, phân người

hoặc phân súc vật, qua các vết rách, vết bỏng, vết thương
dập nát, vết thương nhẹ, hoặc do tiêm chích nhiễm bẩn.
- Đôi khi có trường hợp uốn ván sau phẫu thuật, nạo thai
trong những điều kiện không vệ sinh.
- Có trường hợp tổ chức của cơ thể bị hoại tử và/hoặc các dị
vật xâm nhập vào cơ thể bị nhiễm bẩn tạo ra môi trường yếm
khí cho nha bào uốn ván phát triển.

Dấu hiệu nhận
biết (biểu hiện)

- Tê lưỡi, cứng cơ hàm là dấu hiệu đầu tiên của bệnh uốn
ván.
- Cứng cổ, khó nuốt, co cứng cơ bụng (lưng cong cứng, ưỡn
ngược ra sau như cái đòn gánh).
- Cơ co thắt, vã mồ hôi, sốt.
- Trẻ sơ sinh bị uốn ván sơ sinh vẫn bú và khóc bình thường
trong 2 ngày đầu sau sinh (bệnh xuất hiện vào ngày thứ 3
đến ngày thứ 28 sau khi sinh) sau đó không bú được, co
cứng, co giật, hầu hết trẻ thường tử vong.
- Uốn ván có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm: Co thắt
và co giật các cơ; Rối loạn nhịp tim, hôn mê, viêm phổi và

Mức độ nguy
hiểm (biến


chứng)

Chăm sóc trẻ khi

bị bệnh

Biện pháp phòng

các nhiễm trùng khác; Khi mắc bệnh uốn ván tỷ lệ tử vong
rất cao 25 – 90% . Đặc biệt là uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh, tử
vong trên 95%.
- Cần xử lý sạch vết thương ngay sau khi bị trầy xước, đâm
vào đinh, sắt, cát, bụi bẩn… sau đó đến bệnh viện để khám
và tiêm phòng uốn ván.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ vết thương để tránh nhiễm trùng đề
phòng hoại tử...
Phương pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh uốn ván ở trẻ sơ
sinh, phụ nữ có thai, phụ nữ trong tuổi sinh đẻ, người trưởng
thành… là tiêm vacxin uốn ván để phòng bệnh. Đây là
phương pháp chủ động, chi phí lại không tốn kém.


BỆNH LAO
Nguyên nhân

- Gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis hay
Bacille de Koch (BK) tấn công bất cứ phần nào của cơ thể
nhưng thông thường nhất là phổi.
- Người khoẻ mạnh bị truyền vi khuẩn lao qua đường hô
hấp trong môi trường không khí từ ho hoặc hắt hơi từ phía
người nhiễm bệnh.

Yếu tố nguy cơ


- Thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: khói
bụi, nhiều khí uế, ẩm ướt, tối tăm, bụi bẩn…
- Do việc tiếp xúc trực tiếp với người đang mắc bệnh, bị lây
khi chăm sóc người bệnh, qua đường hô hấp…
- Do dính phải những nguồn nhiễm khuẩn như đờm, nước
dãi, nước bọt khi hắt hơi, tiếp xúc chất thải chứa vi khuẩn.
- Vật nuôi cũng là nguyên nhân khiến bạn mắc lao phổi khi
chúng đang bị nhiễm khuẩn, những vết xước, cào, cắn từ
động vật cũng khiến cơ thể bị mắc các bệnh như lao da, lao
dạ dày, lao ống tiêu hóa…

Đường lây

Vi khuẩn lao lan truyền trong không khí từ người này sang
người nọ. Khi một người hít phải vi khuẩn lao, chúng sẽ
khu trú ở phổi và bắt đầu sinh sản.

Dấu hiệu nhận biết
(biểu hiện)

- Ho khạc kéo dài trên 2 tuần (lúc đầu ho khan sau có đờm,
đôi khi đờm có dính vài tia máu).
- Giảm cân, ăn không ngon, cảm giác mỏi mệt toàn thân,
sụt cân trong những tháng đầu.
- Ra nhiều mồ hôi vào ban đêm.
- Sốt nhẹ về chiều, đau ngực, biếng ăn.
- Ho ra máu
- Có những cơn lạnh run.
- Đôi khi bệnh không biểu hiện gì rõ ràng, người bệnh vẫn
khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường, chỉ khi kiểm tra sức

khỏe mới phát hiện mình đã mắc bệnh lao.


Mức độ nguy hiểm - Nếu không điều trị kịp thời, bệnh lao phổi có thể gây ra
(biến chứng)
một số biến chứng nặng như tràn khí màng phổi, tràn dịch
màng phổi, ho ra máu. Những biến chứng này khiến cho
quá trình điều trị lao phổi trở nên phức tạp hơn.
- Ngoài ra, sau khi chữa khỏi bệnh lao phổi vẫn có thể để
lại một số di chứng như: dãn phế quản, suy hô hấp mãn,
tràn khí màng phổi, u nấm phổi...
Chăm sóc trẻ khi
bị bệnh

- Trẻ em mắc lao sơ nhiễm cần được điều trị bằng thuốc
kháng lao. Trẻ được uống thuốc lao hàng ngày, trong thời
gian ít nhất 6 tháng.
- Thuốc lao có nhiều tác dụng phụ, do đó trẻ cần được theo
dõi, tái khám đầy đủ theo hẹn của bác sĩ trong quá trình
dùng thuốc để đánh giá kết quả điều trị cũng như gải quyết
những tác dụng phụ của thuốc lao nếu có.

Biện pháp phòng

- Chủng ngừa: Ngày nay cho trẻ tiêm BCG là biện pháp
hiệu quả nhất để chủ động phòng ngừa bệnh lao. Các trẻ đã
tiêm ngừa BCG thường tránh được những thể lao nặng
nguy hiểm như lao màng não, lao kê, lao cột sống là những
bệnh có thể gây chết người hoặc để lại di chứng tàn tật suốt
đời.

- Đối với bệnh nhân: Cần phát hiện và điều trị sớm, uống
thuốc đều đặn, tái khám thường xuyên để bác sĩ biết việc
điều trị có đạt hiệu quả hay không.Bệnh nhân không được
khạc nhổ bừa bãi, ho hay hắt hơi đều phải lấy tay hoặc khăn
giấy che miệng lại, khi bệnh đang phát triển cần được ngủ
riêng giường, dùng bát đũa, cốc chén riêng và phải luộc sôi
sau khi dùng; áo quần, chăn màn hàng tuần phải được luộc
sôi sau khi giặt.
- Đối với mọi người dân: Cần giữ nơi ở thoáng khí, đầy đủ
ánh sáng, tránh làm việc quá sức, rèn luyện thân thể, có chế
độ dinh dưỡng hợp lý, khi có các biểu hiện nghi bị nhiễm
lao phải đi khám bệnh ngay.


BỆNH BẠI LIỆT
Nguyên nhân

Do virut Polio gây ra,virut này sau khi vào cơ thể sẽ đến ác
hạch bạch huyết, xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung
ương rồi gây tổn thương ở các tế bào sừng trước tủy sống
và tế bào thần kinh vận động của vỏ não.

Yếu tố nguy cơ

- Đi du lịch đến vùng có virus bại liệt hoặc đang có dịch bại
liệt ở đó;
- Đang sống với người có mang virus bại liệt trong người;
- Đang mắc bệnh suy giảm miễn dịch như là HIV/AIDS;
- Đã bị cắt amiđan trước đây;
- Bị stress hoặc hoạt động cường độ nặng trong thời gian

dài rồi tiếp xúc với virus bại liệt, vì hai điều trên có thể làm
giảm khả năng đề kháng của bạn.

Đường lây

Lây truyền từ người sang người chủ yếu là qua đường phân
- miệng. Vi-rút bại liệt chủ yếu từ phân ô nhiễm vào nguồn
nước, thực phẩm rồi vào người qua đường ruột. Cũng có
khi lây truyền qua đường hầu họng. Không bao giờ lây
nhiễm qua côn trùng trung gian.

Dấu hiệu nhận biết
(biểu hiện)

- Thể liệt mềm cấp điển hình: Chiếm 1% với các triệu
chứng sốt, chán ăn, nhức đầu, buồn nôn, đau cơ các chi,
gáy và lưng, dần dần mất vận động dẫn đến liệt không đối
xứng. Mức độ liệt tối đa là liệt tủy sống, liệt hành tủy dẫn
đến suy hô hấp và tử vong. Liệt ở chi, không hồi phục làm
bệnh nhân khó vận động hoặc mất vận động.
- Thể viêm màng não vô khuẩn: Sốt, nhức đầu, đau cơ,
cứng gáy.
- Thể nhẹ: Sốt, khó ngủ, nhức đầu, buồn nôn, nôn, táo bón,
có thể hồi phục trong vài ngày.
- Thể ẩn, không rõ triệu chứng là thể thường gặp, song thể
nhẹ có thể chuyển biến sang nặng.

Mức độ nguy hiểm - Khi bị bệnh khiến nhiều cơ quan trên cơ thể trẻ bị tê liệt



(biến chứng)

không hoạt động được.
- Trẻ khó thở và có thể ngừng thở bất cứ lúc nào.
- Một số khác lại liệt tủy sống dẫn đến tử vong

Chăm sóc trẻ khi
bị bệnh

- Trẻ đang trong tình trạng mới khởi phát bệnh, hãy cách ly
trẻ tối thiểu trong 1 tuần.
- Nếu trẻ có đau nhức, mỏi cơ, trẻ có thể dùng Paracetamol
hoặc Aspirin nhưng tuyệt đối phải có sự đồng ý của bác sĩ.
- Tuyệt đối không bế nách, không cho trẻ cử động mạng
kẻo bị biến dạng.
- Trẻ muốn ngồi, phụ huynh cần đỡ trẻ và phải ngồi trên
ghế có lưng tựa, giá đỡ tay chân.
- Khi nằm, tư thế đúng là khi hai bàn chân của trẻ áp sát
vào thành chắn tạo vuông góc. Đặt gối nhỏ ở dưới lưng các
các nếp gấp chi. Giường nằm của trẻ đảm bảo có thành
chắn ở cuối.
- Nếu trẻ khó tiểu, tiểu bí dắt, bạn nên chườm ấm nơi vùng
bàng quang. Nếu nặng hơn, hãy nhờ đến nhân viên y tế đặt
ống thông tiểu.
- Giữ ấm các chi cho trẻ là điều cần thiết. Bạn nên đắp chăn
hoặc xoa bóp nhẹ các chi và cơ của trẻ.
- Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả
nhất.Vắc xin sống giảm động lực đường uống (OPV) hiện
đang được triển khai cho trẻ được 2,3 và 4 tháng tuổi trong
chương trình Tiêm chủng mở rộng.Vắc xin bát hoạt đường

tiêm (IPV) có tính an toàn cao hơn đã được Bộ Y tế đồng ý
triển khai tiêm 1 mũi cho trẻ dưới 1 tuổi, thay thế dần vắc
xin OPV trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
- Bại liệt rất dễ lây qua đường phân-miệng và hầu-họng cho
nên bạn hãy ăn uống sạch sẽ, ăn chín uống sôi để phòng
tránh bệnh.

Biện pháp phòng


BÊNH VIÊM GAN A
Nguyên nhân

Nhiễm virus siêu vi gan A

Yếu tố nguy cơ

Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm gan A, đặc biệt là trẻ
em. Tuy nhiên, một số trường hợp sau có khả năng mắc
bệnh cao hơn:
- Quan hệ tình dục với người bị viêm gan A (nhất là quan
hệ tình dục không an toàn, sinh hoạt tình dục đồng tính)
- Có người trong gia đình bị viêm gan A
- Du lịch hoặc cư trú ở vùng lãnh thổ có tỉ lệ người dân mắc
viêm gan A cao
- Những người chích ma túy
- Làm việc trong cơ sở nghiên cứu có tiếp xúc với virus.
- Mắc bệnh máu khó đông hoặc dung các yếu tố đông máu
để điều trị bệnh khác.
- Đôi khi viêm gan A có thể lây truyền qua truyền máu.


Đường lây

Dễ lây truyền nếu như thường xuyên tiếp xúc với các
nguyên nhân sau:
1. Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh
2. Uống nước bị ô nhiễm
3. Ăn động vật có vỏ từ nguôn nước ô nhiễm
4. Được truyền máu chứa virus (điều này rất hiếm)
5. Tiếp xúc gần gũi với người bị viêm gan A

Dấu hiệu nhận biết
(Biểu hiện)

- Vàng da, ngứa, đau cơ, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau bụng, buồn
nôn, chán ăn… Các triệu chứng này sẽ xuất hiện sau khi bị
nhiễm virus khoảng 2 – 3 tuần và tùy theo cơ địa của từng
người mà có những triệu chứng nặng nhẹ khác nhau.

Mức độ nguy hiểm Khiến người bệnh suy gan khiến người bệnh tử vong.
(biến chứng)
Người ta chia bệnh làm các dạng khác nhau đó là:

Chăm sóc trẻ bị
bệnh

- Viêm gan cấp tính
- Viêm gan tối cấp
- Viêm gan kéo dài
- Nên để trẻ nghỉ ngơi đầy đủ: , trẻ cần phải nằm yên một

chỗ để nghỉ ngơi, để tăng thêm lưu lượng máu trong gan,


giảm nhẹ gánh nặng của gan, thúc đẩy khôi phục tế bào của
gan.
- Phải xây dựng chế độ ăn uống cho trẻ thật hợp lý: tăng
cường các chất protein, đường và các vitamin, không nên
ăn nhiều các loại thức ăn có dầu mỡ, dùng một số thuốc
tiêu hóa dạng men, chế độ ăn uống nên ở dạng sền sệt
không đặc, giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu
như trứng gà, cháo thịt bằm, … trái cây khoảng 250g, sang
giai đoạn phục hồi, lúc này trẻ thấy thèm ăn bố mẹ nên cho
trẻ ăn từ ít tới nhiều, không nên tăng đột ngột. không nên
cho trẻ uống thuốc trợ gan quá nhiều, bởi thuốc trợ gan
cũng chỉ có tác dụng bổ trợ.
-Nên đảm bảo vệ sinh: cách ly 40 ngày, Dụng cụ ăn uống
của trẻ cần phải đun sôi luột kỹ 30 phút trở lên sau mỗi lần
sử dụng, và quần áo, chăn màng cũng như thế, những đồ
dùng mà trẻ thường tiếp xúc khác cũng phải đem phơi dưới
ánh nắng gắt một ngày. Phân và nước tiểu cũng phải cho
thêm 20% thuốc tẩy bột để xử lý khử trùng, mỗi lần dùng
bô xong phải dùng dung dịch thuốc tẩy bột 3% để tẩy rửa
sạch sẽ.
Biện pháp phòng

1. Thực hiện tốt vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân.
2. Rửa tay trước khi ăn hoặc chuẩn bị đồ ăn, sau khi đi
vệ sinh và sau khi thay tã cho trẻ.
3. Không dùng chung các dụng cụ cá nhân như khăn
mặt, bàn chải đánh răng…

4. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn chính uống
sôi.
5. Dùng các dụng cụ bảo vệ khi QHTD với người mắc
viêm gan A
6. Tiêm phòng vaxcin viêm gan A đầy đủ.


BÊNH VIÊM GAN B
Nguyên nhân

- Do nhiễm siêu vi viêm gan B (Hepatitis B Virus viết tắt
là HBV).Vi rút viêm gan B có trong máu của người bệnh,
nước bọt, chất tiết âm đạo phụ nữ, trong tinh dịch nên dễ
dàng xâm nhập vào cơ thể người lành. Vi rút viêm gan B
tấn công lá gan có thể gây viêm gan cấp tính và mạn tính.

Yếu tố nguy cơ

- Công việc của bạn có tiếp xúc với máu người.
- Chung sống với người bị nhiễm vi-rút viêm gan B mạn
tính.
- Sinh hoạt tình dục với người nhiễm vi-rút viêm gan B.
Có nhiều bạn tình.
- Truyền máu mà không kiểm tra đầy đủ các xét nghiệm
về vi-rút viêm gan B.
- Có cha mẹ sinh ra ở châu Á, châu Phi, vùng lòng chảo
Amazone ở Nam Mỹ, những đảo vùng Thái Bình Dương,
Đông Âu hoặc Trung Đông. Được sinh ra trong những
vùng kể trên.
- Được nhận làm con nuôi từ những vùng kể trên.

- Là dân cư vùng Alaska.
- Bị bệnh ưa chảy máu.
- Là một bệnh nhân hoặc là làm việc trong các bệnh viện ở
các nước đang phát triển.
- Là một tù nhân trong thời gian dài.
- Đi du lịch đến những vùng có tỉ lệ lưu hành vi-rút viêm
gan B cao.

Đường lây

- Mẹ truyền sang con
- Đường máu: dùng chung bơm kim tiêm, xăm trổ không
tiệt trùng kỹ…
- Đường tình dục
- Virus viêm gan B có những diễn biến phức tạp và phần
lớn người bệnh bị nhiễm vi rút viêm gan B nhưng không
có biểu hiện của bệnh nên khó phát hiện và điều trị kịp
thời.
- Một số ít người bị nhiễm virut viêm gan B có biểu hiện
giống cảm cúm, chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi.

Dấu hiệu nhận biết
(biểu hiện)


Mức độ nguy hiểm
(biến chứng)

- Vi rút viêm gan B tấn công lá gan có thể gây viêm gan
cấp tính và mạn tính.

- Dễ lây nhiễm.
- Xơ gan: Viêm gan B mạn tính có thể diễn tiến thành xơ
gan (sẹo hóa nhiều hay xơ hóa). Sẹo trong gan có thể làm
suy giảm chức năng gan. Người bệnh có thể có dấu hiệu
yếu người, mệt mỏi, dễ bị nhiễm khuẩn. Nhiều trường hợp
không có các triệu chứng lâm sàng
- Ung thư gan: Những người bị nhiễm viêm gan B mạn
tính có nguy cơ ung thư gan cao. Có khoảng 60-80% bệnh
nhân ung thư gan có tiền sử viêm gan B. Virus viêm gan
làm cơ quan này suy yếu, xơ hóa và dẫn đến hình thành
các tổ chức tế bào ác tính

Chăm sóc trẻ khi bị
bệnh

- Về dinh dưỡng, bệnh nhân viêm gan nên ăn các loại thực
phẩm giàu đạm (thịt cá, trứng, sữa...), đường và vitamin
như hoa quả tươi, sữa chua...; giảm tối thiểu các thức ăn
có mỡ, kể cả các món xào, rán; kiêng tuyệt đối rượu bia;
- Khi ốm cần phải sử dụng thuốc phải hỏi ý kiến thầy
thuốc để bảo đảm rằng loại thuốc đó không gây độc cho
gan.
- Phải giữ gìn vệ sinh thực phẩm để phòng ngừa ngộ độc
thực phẩm. Vì gan là cơ quan có chức năng chính là xử lý
và đào thải chất độc cho cơ thể, nên khi bị ngộ độc thực
phẩm, gan sẽ phải làm việc nhiều hơn, có thể đẩy nhanh
thêm quá trình tổn thương ở gan.
- Để phòng tránh tối đa bệnh Viêm gan Virus B thì tiêm
phòng viêm gan B là vô cùng cần thiết. Điều này sẽ làm
giảm tỉ lệ người nhiễm virus viêm gan B, hạn chế viêm

gan Virus B mạn tính, xơ gan, ung thư gan .
- Tiêm phòng Vacxin viêm gan B cho trẻ trong vòng 12
giờ ngay sau khi sinh.
- Những người bị nhiễm viêm gan Virus phải lành mạnh
trong sinh hoạt tình dục và dùng bao cao su an toàn, khi
khám và điều trị phải sử dụng các dụng cụ tiệt trùng để
phòng tránh lây nhiễm cho cộng đồng…

Biện pháp phòng



Bệnh Viêm Não Nhật Bản
* Nguyên nhân:
Viêm não Nhật Bản do virus thuộc nhóm flavivirus gây ra, có thể ảnh hưởng
đến cả người và động vật. Virus này truyền từ động vật sang người khi bị muỗi
nhiễm bệnh đốt. Lợn và chim hoang dã là những loài mang mầm bệnh chính của
virus viêm não Nhật Bản. Muỗi bị nhiễm virus sau khi hút máu từ động vật hoặc
chim bị bệnh.
Muỗi mang virus viêm não Nhật Bản thường ở các vùng nông thôn, đặc biệt
là nơi có ruộng lúa hoặc đầm lầy. Ngoài ra, muỗi mang mầm bệnh cũng đã được
tìm thấy ở các khu vực thành thị. Chúng thường hoạt động giữa hoàng hôn và lúc
mặt trời mọc. Bệnh viêm não Nhật Bản không thể lây từ người sang người.
* Yếu tố nguy cơ:
Có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
- The areas visited vùng lưu hành.
- The time of year of the visit Thời gian (mùa)
- The activities Một số hoạt động có hoặc không có chủ đích.
* Đường lây:
- Là đường máu, qua trung gian truyền bệnh là muỗi Culex là chủ yếu

- Muỗi đốt súc vật bị nhiễm và sau đó truyền bệnh khi đốt trẻ em.
- Ở Việt Nam loại muỗi Culex tritaeniorhynchus sinh sản mạnh vào mùa hè (nhất
là từ tháng 3 đến tháng 7), hoạt động mạnh vào buổi chập tối. Loại muỗi này có
mật độ cao ở vùng đồng bằng và trung du, nó là trung gian truyền bệnh chủ yếu
bệnh viêm não Nhật Bản ở nước ta.
* Biểu hiện:
Một số triệu chứng thường gặp bao gồm nhức đầu sốt cao. Tuy nhiên, trong
một số trường hợp, người bệnh sẽ có một số triệu chứng nặng hơn như nôn mửa,
có các cơn động kinh và viêm não… các triệu chứng này khá nguy hiểm và là mối
đe dọa lớn đối với tính mạng người bệnh.
* Biến chứng:


- Hôn mê.
- Lú lẫn.
- Suy nhược cơ thể.
- Tổn thương một dây thần kinh nào đó trong não.
- Nhức đầu dữ dội.
- Sốt cao trên 380C.
- Viêm màng não.
- Khó vận động.
- Cổ cứng.
- Co giật.
- Nôn mửa
* Chăm sóc trẻ khi bệnh:
Cho đến nay, chưa có một phương pháp điều trị đặc hiệu nào cho bệnh này.
Chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng đỡ bệnh nhân trong các đơn vị hồi sức cấp
cứu (chống sốt, chống co giật, chống phù não, trợ tim mạch, hô hấp, chống rối loạn
thần kinh thực vật, chăm sóc tích cực, dinh dưỡng tốt…). Trong giai đoạn phục
hồi, người bệnh cũng cần được huấn luyện phục hồi chống các di chứng.

* Biện pháp phòng tránh:
- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại để
muỗi không có nơi trú đậu, nên dời chuồng gia súc xa nhà.
- Ngủ màn, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc, đặc biệt lúc chập tối, đề
phòng muỗi đốt. Các hộ gia đình thường xuyên sử dụng các biện pháp thông
thường để xua, diệt muỗi.
- Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung
ương cần phải đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.


Bệnh Quai Bị
* Nguyên nhân:
Nguyên nhân xuất phát bệnh quai bị là do virus thuộc nhóm Paramyxovirus. Đây là
loại virus có tốc độ lây nhiễm rất nhanh, chỉ cần một người nhiễm bệnh thì khả
năng những người xung quanh bị lây lan rất cao
* Yếu tố nguy cơ:
Các yếu tố sau sẽ làm tăng khả năng mắc quai bị:
- Độ tuổi: trẻ em ở độ tuổi từ 2 đến 12 (đặc biệt là ở những trẻ chưa được tiêm
phòng vắc xin ngừa quai bị);
- Tiếp xúc hoặc dùng chung đồ vật với người bệnh;
- Hệ thống miễn dịch yếu.
* Đường lây:
Lây trực tiếp bằng đường hô hấp, hay gây thành dịch trong trẻ em, thanh thiếu niên
do virus quai bị gây nên.
* Biểu hiện:
- Khi mới nhiễm virus quai bị, bệnh nhân cảm thấy khó chịu, sợ gió, nhức đầu, đau
trước tai, khó nhai (xuất hiện khoảng một đến hai ngày).
- Bệnh nhân bị sốt cao từ 39 đến 40 độ C trong 3 đến 4 ngày, chảy nước bọt.
- Một bên má (tuyến mang tai) bắt đầu sưng to, sau một hoặc vài ngày sẽ lan sang
bên kia gây đau khi nuốt nước bọt.

- Chỗ sưng đau nhưng không tấy đỏ, da bóng lên, ấn không lún, không hóa mủ,
họng hơi đỏ, lỗ ống Stenon hơi tấy lên.
* Biến chứng:
Viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến lệ, viêm thần kinh thị giác (gây giảm thị
lực tạm thời), viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, rối loạn chức năng gan, xuất
huyết do giảm tiểu cầu. Vì viêm tuyến mang tai còn có thể gây ra do các virus khác
(Coxackie, Influenza), do vi trùng (Staphylococcus aureus), do tắc ống dẫn tuyến
nước bọt vì sỏi và viêm tinh hoàn còn có thể do lao, Leptospirose.
* Chăm sóc trẻ khi bệnh:


- Cần cho trẻ một chế độ nghỉ ngơi hợp lý: không cho trẻ vận động nhiều, đặc biệt
trong trường hợp trẻ sưng tinh hoàn thì trẻ cần được nghỉ ngơi tuyệt đối, theo
Vnexpress.
- Chế độ dinh dưỡng: không kiêng cữ, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ, thông thường
các bé bị quai bị ăn uống rất khó khăn, cần phải chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, nhiều
chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Nếu trẻ sốt hoặc quá đau, có thể cho trẻ uống thuốc giảm sốt.
- Cho trẻ uống nhiều nước.
- Không cho trẻ ra ngoài để tránh gió, nên giữ trẻ trong nhà cho đến khi vùng sưng
tấy có dấu hiệu giảm. Trẻ mắc bệnh không cho đến trường, các khu vực vui chơi
công cộng vì có thể lây bệnh cho những bạn khác.
- Vệ sinh cá nhân và tẩy uế sát trùng các chất dịch tiết ra.
- Tránh tự ý bôi hoặc đắp, phun những loại thuốc dân gian ở tuyến mang tai đề
phòng nhiễm độc.
* Biện pháp phòng tránh:
- Những người đã tiếp xúc với bệnh nhân bị quai bị mà chưa tiêm vắc xin phòng
bệnh quai bị thì cần phải tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị ngay để có thể bảo vệ
bản thân tránh nhiễm bệnh quai bị. Lưu ý cần tiêm vắc xin phòng quai bị không
quá 72h sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh quai bị.

- Người mắc bệnh quai bị cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác phòng
tránh lây nhiễm bệnh cho người khác.
- Ngoài ra có thể cải thiện chế độ dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể,
giữ gìn vệ sinh thân thể, đặc biệt đường hô hấp.


Bệnh Thủy Đậu
* Nguyên nhân:
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và
thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.
* Yếu tố nguy cơ:
- Hiện nay, hầu hết các tỉnh thành cả nước đều bước vào mùa mưa. Trong thời tiết
này, độ ẩm cao tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn phát triển mạnh.
Cùng với đó môi trường ẩm thấp, nắng mưa thất thường nên sự lây lan của các loại
vi-rút rất nhanh chóng, làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh thủy đậu.
- Do độ ẩm lớn và điều kiện vệ sinh kém đặc biệt ở các vùng nông thôn, vùng
trũng thường xuyên xảy ra ngập úng càng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển đặc
biệt trong gia đình có người bị bệnh.
- Vào mùa mưa hiện tượng ngập úng thường xuyên xảy ra, nguồn nước bị ô nhiễm
nặng nề mang theo các loại vi khuẩn gây các bệnh truyền nhiễm và ngoài da.
* Đường lây:
Virus gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp (hoặc không khí), người
lành dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy
đậu ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi. Ngoài ra, khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu, bệnh
có thể lây từ bóng nước khi bị vỡ ra, lây từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét từ
người mắc bệnh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai không may bị nhiễm bệnh sẽ rất dễ
lây cho thai nhi thông qua nhau thai.
* Biểu hiện:
- Khi khởi phát, người bệnh có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, một số trường
hợp nhất là trẻ em có thể không có triệu chứng báo trước.

- Khi bị thủy đậu, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt rạ”. Đây là những nốt
tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12 – 24 giờ, các nốt này sẽ tiến triển thành
những mụn nước, bóng nước. Nốt rạ có thể mọc khắp toàn thân hay mọc rải rác
trên cơ thể, số lượng trung bình khoảng 100 – 500 nốt. Trong trường hợp bình
thường những mụn nước này khô đi, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn trong 4 – 5
ngày.


- Ở trẻ em, thủy đậu thường kéo dài khoảng 5 – 10 ngày dẫn đến việc phải nghỉ
học hoặc nghỉ đến nơi giữ trẻ.
* Biến chứng:
- Thông thường, thủy đậu là bệnh lành tính. Nhưng bệnh cũng có thể gây biến
chứng nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng
nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan… Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu
người bệnh không được điều trị kịp thời.
- Viêm phổi do thủy đậu, ít khi xảy ra hơn, nhưng rất nặng và rất khó trị.
- Viêm não do thủy đậu cũng xảy ra, không hiếm: sau thủy đậu trẻ bỗng trở nên vật
vã, kích thích, nhiều khi kèm theo co giật, hôn mê. Những trường hợp này có thể
mang di chứng thần kinh lâu dài: bị điếc, chậm phát triển, động kinh v.v…
- Người mẹ mắc bệnh thủy đậu khi đang mang thai có thể sinh con bị dị tật bẩm
sinh sau này.
* Chăm sóc trẻ khi bệnh:
- Nên cắt móng tay cho trẻ, giữ móng tay trẻ sạch hoặc có thể dùng bao tay vải để
bọc tay trẻ nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng da thứ phát do trẻ gãi gây trầy xước
các nốt phỏng nước.
- Ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả.
- Dùng dung dịch xanh Milian (xanh Methylene) để chấm lên các nốt phỏng nước
đã vỡ.
- Trường hợp sốt cao, có thể dùng các thuốc hạ sốt giảm đau thông thường nhưng
phải theo hướng dẫn của thầy thuốc, có thể dùng kháng sinh trong trường hợp nốt

rạ bị nhiễm trùng: nốt rạ có mủ, tấy đỏ vùng da xung quanh.
* Biện pháp phòng chống:
Mặc dù bệnh có thể lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, nhưng hiện tại đã có
biện pháp chủ động để phòng ngừa bệnh thủy đậu, đó là chủng ngừa bằng vắc-xin.
Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi tới 12 tuổi, tiêm 1 liều và liều thứ 2 nên tiêm thêm
cách liều thứ nhất 6 tuần trở đi hoặc trong khoảng 4 – 6 tuổi để gia tăng hiệu quả
phòng bệnh và giảm việc mắc bệnh thuỷ đậu trở lại mặc dù trước đó đã tiêm
phòng. Đối với trẻ trên 13 tuổi, thanh niên và người lớn, tiêm 2 liều cách nhau tốt
nhất là sau 6 tuần.


Bệnh Cúm
* Nguyên nhân:
Nguyên nhân gây bệnh cúm là vi-rút Orthomyxovirus influenzae, gồm 3 tuýp A, B,
C phân biệt nhờ phản ứng huyết thanh. Bệnh lây nhanh, có thể thành dịch.
* Yếu tố nguy cơ:
- Tuổi tác
- Nghề nghiệp
- Hệ miễn dịch suy yếu
- Điều kiện sống
- Thời gian trong năm
- Bệnh mạn tính
* Đường lây:
- Bệnh cúm lây lan qua đường hô hấp, qua nước bọt hay dịch tiết mũi họng của
bệnh nhân chứa vi-rút cúm khi hắt hơi, nói chuyện, ho. Vi-rút xâm nhập vào cơ thể
qua đường mũi họng. Khả năng lây bệnh càng mạnh nếu tiếp xúc trực tiếp với
người bệnh, ở nơi đông người như trường học, bệnh viện…
Trong điều kiện thời tiết lạnh, độ ẩm sâu, nhiệt độ thấp, vi-rút cúm có thể tồn tại
trong nhiều giờ. Ở nhiệt độ 0-4oC, vi-rút cúm sống được vài tuần và ở -20oC, virút cúm sống được cả năm
* Biểu hiện:

- Chảy nước mũi, nước mũi, nghẹt mũi, hắt xì,đau tai, ngứa và khô cổ họng, và ho.

- Ăn không ngon, mệt mỏi.

- Khả năng vị giác và khứu giác có thể bị giảm, khan giọng, nói nhưng nghẹt mũi.


- Người lớn có thể bị nóng sốt nhẹ, nhưng trẻ em có thể bị nóng nhiều hơn.

- Triệu chứng cảm sinh ra là do phản ứng miễn nhiễm của cơthể, lúc vi trùng xâm
nhập vào mũi và cổ họng.
* Biến chứng:
- Triệu chứng cảm thấy bất thường, có vẻ trầm trọng hơn, nóng sốt nhiều hơn.( 102
độ F hay cao hơn). Người đờ đẫn.

- Vùng xoang (sinus) bị đau hay cảm thấy đau răng.

- Đau lỗ tai, nổi hạch ở cổ.

- Khó thở.

- Ho nhiều hơn, mặc dầu thấy triệu chứng cảm lại có vẻ bớt hơn. Ho ra đờn xanh,
vàng, là nhiễm thêm vi trùng, làm viêm xoang, hay viêm cuống phổi.

- Cảm có thể làm thành xuyễn. Nếu đang bị hen, xuyễn, hay viêm cuống phổI kinh
niên, thì bệnh có thể nặng hơn, và kéo dài nhiều tuần lễ.
* Chăm sóc trẻ khi bệnh:
Nên dùng máy làm ẩm không khí để cho mũi trẻ khỏi bị khô. Trong trường hợp trẻ
đã lớn tuổi, có thể dùng thuốc nhỏ mũi hoặc rửa mũi, để làm cho thông mũi (nên
hỏi ý kiến Bác sĩ). Cũng giống như người lớn, có thể dùng acetaminophen để chữa

nóng và đau nhức. Ibuprofen (Children’s Motrin hay Children’s Advil) cũng dùng
được để chữa nóng và đau nhức cho trẻ em nhỏ tuổi. Không nên cho uống aspirine,
vì nếu lỡ con trẻ không phải bị bệnh cảm mà là cúm, thì có thể sinh ra Reye’s
syndrome, làm chết người. Reye’s syndrome là loại bệnh hiếm có, có thể làm
hưgan, viêm màng óc, và tử vong, 30 phần trăm).


Sau hết, chúng ta thử tìm hiểu vài tập tục khác chữa cảm:

. Uống nhiều Sinh tố C chưa được chứng minh là dùng để trị cảm hay phòng ngừa
cảm. Nhưng có thể uống một liều lượng tối thiểu hằng ngày.

. Thuốc có chất kẽm (Zinc lozenges) chưa biết rõ có thể làm bệnh cảm chóng bình
phục hay không, vì thử nghiệm chưa có kết quả cụ thể.

. Nên tránh đắp rượu cồn (alcohol), khi bị lạnh.

. Ăn súp gà, không phải để chữa bệnh cảm, nhưng cũng tốt, vì cơ thể bệnh nhân
cần thêm nước.

. Mặc aó ấm, không phải để tránh cảm cúm, nhưng cũng tốt, có thể đề phòng bệnh
viêm sưng phổi.
* Biện pháp phòng tránh:
- Bệnh cảm khá thông thường, khó mà tìm cách tránh được. Tuy nhiên cũng xin
trình bày vài phương pháp căn bản để tránh cảm:

- Nên tránh không gần người đang bị cảm, nhất là trong 3 ngày đầu, vì lúc đó , siêu
vi trùng dễ truyền nhiễm nhiều nhất.

- Nên rửa tay nếu lỡ chạm vào da người có bệnh, hoặc ngay cả sau khi bạn và

người mắc bệnh cùng rờ vào một vật gì.

- Không nên để ngón tay vào mũi hay mắt của bạn.


×