Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

“BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẦM NON THEO CÁC TIẾP CẬN CỘNG ĐỒNG CHO TRẺ MẦM NON TẠI QUẬN LONG BIÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.8 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ NGỌC THƯ

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẦM NON THEO CÁC TIẾP CẬN
CỘNG ĐỒNG CHO TRẺ MẦM NON TẠI QUẬN LONG BIÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ NGỌC THƯ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẦM
NON THEO CÁC TIẾP CẬN CỘNG ĐỒNG CHO TRẺ MẦM NON TẠI
QUẬN LONG BIÊN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2017


1. Lý do chọn đề tài:
Giáo dục môi trường (GDMT) ở trường mầm non sẽ hình thành những phản
xạ, những thói quen đầu tiên trong việc bảo vệ môi trường. Thông qua các hoạt


động trải nghiệm sẽ hình thành cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường; giáo dục trẻ có
thái độ, ứng xử đúng đắn với môi trường, tôn trọng và giữ gìn môi trường, biết
cách sống tích cực và thân thiện với môi trường.
Trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường mầm non có rất nhiều các
hoạt động giáo dục: hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời; hoạt động âm nhạc;
hoạt động tạo hình; hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh. Thông qua các hoạt động này, giáo
viên lên kế hoạch tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động với những trải nghiệm
khác nhau. Từ đó, trẻ được tiếp cận với những tình huống có vấn đề và tự đưa ra
các cách giải quyết các vấn đề đó.
Học thông qua trải nghiệm là gì?
Học tập qua trải nghiệm (experiential learning) là một cách học thông qua làm,
với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực
tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có.
Như vậy, thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được cũng cấp các kiến thức, kĩ
năng từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm.
Trong các hoạt động trải nghiệm, giáo viên mầm non có vai trò định hướng, hỗ
trợ, đánh giá, uốn nắn, sửa sai cho trẻ. Tùy thuộc và từng hoạt động trải nghiệm,
giáo viên đưa các tình huống có vấn đề để trẻ trải nghiệm với các tình huống đó.
Như vậy, trẻ rất hứng thú và kiến thức, kĩ năng sẽ hình thành một cách nhẹ nhàng,
tự nhiên.
Thông qua hoạt động ngoài trời, các hoạt động khám phá khoa học, giáo viên
lôi cuốn trẻ tham gia vào các cuộc trò chuyện bằng những câu hỏi ngắn về kinh
nghiệm của trẻ, tạo hứng thú bước đầu cho trẻ đối với những nội dung đặt ra về
bảo vệ môi trường. Ví dụ: Tại sao chúng ta phải trồng cây? Cây sống được là nhờ
đâu? Muốn cây xanh trong sân trường tươi tốt chúng ta phải làm gì?...
Tùy theo từng điều kiện, cô có thể thiết kế các thí nghiệm cho trẻ. Hàng ngày,
cô cùng trẻ tưới nước cho hạt và cùng nhau quan sát sự nảy mầm của hạt. Đối với
con vật nuôi, cây xanh cho trẻ tìm hiểu về đặc điểm, giá trị, vẻ đẹp của con vật,



cây, hoa, lá.... Nói về sự sinh trưởng của cây xanh, cô cùng trẻ tham gia hoạt động
thực tế: “gieo hạt”. Cô cho trẻ xem về quá trình phát triển, thay đổi của đối tượng:
Hạt - nảy mầm - cây có chồi - lá non - lá xanh thẫm, to hơn, sau đó trẻ được xem
cả quá trình lao động chăm sóc cây trồng.Tùy theo điều kiện tôi chọn những thí
nghiệm làm cho trẻ xem và sau đó trò chuyện với trẻ: Điều gì xảy ra nếu không có
nước? Phải làm những công việc gì để bảo vệ nguồn nước? Chúng ta làm gì để góp
phần tiết kiệm nước? Chính hoạt động trải nghiệm này sẽ mang lại cho trẻ sự hứng
thú khi hàng ngày được chăm sóc và tham gia các hoạt động như các bác nông dân
thực thụ. Từ đó, trẻ biết trân trọng cây xanh và bảo mệ môi trường.
Những tình huống trong các hoạt động mà trẻ trải nghiệm cũng hình thành cho
trẻ ý thức về bảo vệ môi trường. Ví dụ: thông qua tranh, ảnh, băng, đĩa trẻ được
nhìn thấy những hành vi phá hoại môi trường và những ảnh hưởng khi môi trường
bị ô nhiễm như: phá hoại cây xanh, vứt rác bừa bãi, săn bắn động vật… Từ đây trẻ
có cái nhìn đúng, sai về ý thức và hành vi bảo vệ môi trường sống.
Qua những hình ảnh trên máy chiếu, cho trẻ xem những vùng, miền thiếu nước,
cây cối thiếu nước, đất đai thiếu nước hoặc nguồn nước bị ô nhiễm hay hình ảnh
lãng phí nước sẽ tác động đến tình cảm của trẻ. Khi được xem và tìm hiểu về nước,
các bé đã xây dựng được ý thức tiết kiệm và hình thành thói quen tắt nước khi
không sử dụng.
Có thể nói rằng, các hoạt động trải nghiệm có tác động rất lớn tới việc giáo dục
ý thức về bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động chơi
Hoạt động vui chơi có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của trẻ mầm non nói
chung và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nói riêng. Thông qua vai chơi, hoàn
cảnh chơi, các tình huống chơi trẻ biết phân biệt những hành vi đúng, sai trong việc
bảo vệ môi trường, từ đó có ý thức đúng đắn đối với môi trường sống
Hoạt động chơi ngoài trời: đây là cơ hội trẻ được tiếp xúc với đa dạng các đối
tượng về môi trường: cỏ, cây, hoa, lá, các hiện tượng thiên nhiên xung quanh trẻ.
Trong quá trình quan sát môi trường, giáo viên dùng biện pháp đàm thoại, tạo tình
huống có vấn đề để trẻ tự giải quyết đó. Ví dụ: quan sát cây bị héo. Cô hỏi: Tại sao

cây bị héo? Cây sống được là do đâu? Muốn cây xanh tốt chúng ta phải làm gì?


Chính những câu hỏi, lời dẫn dắt của giáo viên dần hình thành ở trẻ ý thức về bảo
vệ xây xanh.
Hoạt động chơi ở các góc: Căn cứ vào nội dung giáo dục cô sắp xếp các góc
chơi phù hợp, thu hút trẻ vào các góc chơi. Trong quá trình chơi, cô đưa các tình
huống về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường để trẻ trải nghiệm như: đóng vai bác
nông dân chăm sóc vườn rau; cô lao công đang quét rọn đường phố;… Tất cả
những tình huống, vai chơi, hoàn cảnh chơi giáo viên đều có thể tạo cơ hội để trẻ
trải nghiệm nhằm lồng ghép các nội dung giáo dục.
Thông qua các trò chơi: trò chơi xây dựng, trò chơi học tập giáo viên lồng ghép các
nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
Ở trường mầm non, hoạt động lao động rất có ý nghĩa đối với trẻ. Ngoài việc
giúp trẻ phát triển thể chất, hoạt động lao động còn giúp trẻ yêu quý hoạt động lao
động và được tiếp xúc nhiều với môi trường. Đây là phương tiện rất tốt để giáo dục
ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ.
Công việc lao động hàng ngày của trẻ ở trường có thể lồng ghép qua hoạt động
chơi, có thể được tổ chức cuối giờ. Trẻ được chăm sóc cây hoa trong sân trường,
chăm sóc vườn trường. Trong quá trìn hoạt động cô hướng dẫn, giảng giải, giải
thích, định hướng cho trẻ những hành vi bảo vệ môi trường.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh
Thông qua các công việc hàng ngày như ăn, ngủ, vệ sinh cũng là một cơ hội
tốt để trẻ được trải nghiệm. Trẻ tự chăm sóc, vệ sinh cá nhân sạch sẽ cũng là một
cách bảo vệ môi trường xung quanh trẻ. Vì vậy, việc để cho trẻ tự trải nghiệm
những hoạt động vệ sinh cá nhân trẻ cũng có vai trò lớn đối với việc giáo dục ý
thức vảo vệ môi trường cho trẻ.
Hiểu được tầm trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non
nên thời gian gần đây các bộ ban ngành đoàn thể, các tổ chức, các nhà trường cũng
đã đưa các kiến thứcnội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục

quốc dân. Các kiến thức thông những hoạt động tích hợp bước đầu đã cung cấp cho
trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thân nói riêng và của con
người nói chung, trẻ biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát


triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ. Song để trẻ mầm non khắc sâu được trong tiềm
thức và hình thành thói quen thì cần có những dự án riêng biệt về giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường cho trẻ. Các dự án cần được nghiên cứu kĩ từ những những biện
pháp tổ chức hoạt động sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ, đặc điểm
vùng miền, cộng đồng nơi trẻ sinh sống để đạt kết quả tốt nhất. Từ những lý do
trên mà tôi lựa chọn đề tài : “BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẦM NON THEO CÁC
TIẾP CẬN CỘNG ĐỒNG CHO TRẺ MẦM NON TẠI QUẬN LONG BIÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”.

2. Mục đích nghiên cứu


Đề xuất các biện pháp tổ chức các hoạt động dự án giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho trẻ Mầm non theo tiếp cận cộng đồng để từ đó đào tạo được thế hệ trẻ
mầm non - lực lượng kế thừa xây dựng đất nước sau này ý thức bảo vệ môi
trường, biết cách sống tíchcực trong môi trường và thân thiện với môi trường.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu :
Trẻ đang học tại các trường Mầm non của Quận Long Biên - Thành phố Hà Nội.
3.2. Đối tượng nghiên cứu :
Biện pháp tổ chức các hoạt động dự án giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ
Mầm non theo tiếp cận cộng đồng.
4. Giả thuyết khoa học :
Các kiến thức giáo dục trẻ hiện nay chỉ là thông qua những hoạt động tích hợp
chưa có những dự án chương trình riêng biệt, chưa có sựu phối kết hợp đồng bộ

nênchỉ mới dừng lại ở cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường.
Nếu có biện pháp tổ chức các hoạt động dự án giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
cho trẻ Mầm non theo tiếp cận cộng đồng thì trẻ mầm non khắc sâu được trong
tiềm thức và hình thành thói quen, và tạo được sự quan tâm ý thức của cả cộng
đồng tại Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng
trong công tác giáo dục trẻ mầm non ý thức bảo vệ môi trường ngày từ khi bước vào
môi trường mẫu giáo.


- Khảo sát thực trạng phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong việc tổ
chức các hoạt động giáo dục ý thức, các kiến thức về môi trường tại các trường
Mầm non trên địa bàn Quận Long Biên – Thành Phố Hà Nội.
- Đề xuất các biện pháp phối hợp có hiệu quả, đồng bộ giữa nhà trường và
cộng đồng trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức, các kiến thức về môi
trường của các nhà trường nhằm đưa chất lượng hoạt động dậy học của nhà trường
thực sự là một hoạt động chuyên môn đáp ứng mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ
và là sân chơi hấp dẫn của trẻ, giáo viên và các lực lượng xã hội cùng tham gia.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn
Quận Long Biên: Đảng ủy, Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ; Đơn vị kết nghĩa: Tổ
dân phố; Các doanh nghiệp; Phụ huynh học sinh trường tại các phường trên địa
bàn Quận Long Biên – Thành Phố Hà Nội
- Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Các trường mầm non trên địa bàn Quận Long
Biên – Thành Phố Hà Nội
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu một số văn bản chỉ đạo của Chính phủ và Bộ GD&ĐT có nội
dung liên quan đến công tác phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong chăm

sóc giáo dục trẻ mầm non.
Mục đích, ý nghĩa, nội dung, tầm quan trọng của công tác phối hợp giữa nhà
trường và cộng đồng trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục cho trẻ
mầm non trên địa bàn các trường Mầm non Quận Long Biên – Thành Phố Hà Nội
trong giai đoạn hiện nay.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:


- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp tổng kết thực tiễn
7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

8. Dự kiến cấu trúc của luận văn

CHƯƠNG 1


CƠ SỞ LÝ LUẬNVỀ DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG TỔ CHỨC CÁC HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẦM
NON THEO CÁCH TIẾP CẬN CỘNG ĐỒNG
1. 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1.Dự án và dạy học
1.1.2. Hoạt động giáo dục ý thức
1.1.3. Bảo vệ môi trường
1.1.4.Trẻ mầm non
1.1.5. Tiếp cận cộng đồng
1.2. Các hoạt động dự án cho trẻ mầm non
1.2.1. Hoạt động dự án
1.2.2. Các hoạt động dự án cho trẻ mầm non

1.3. Biện pháp tổ chức các hoạt động dự án giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
cho trẻ mầm non
1.3.1. Khái niệm giáo dục bảo vệ môi trường.
1.3.2. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
1.4. Tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm
non, theo phương thức tiếp cận, gắn liền với các hoạt động của cộng đồng
1.3.1. Tiến trình dạy học dự án trong tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức bảo
vệ môi trường cho trẻ mầm non
1.4.2. Mô hình dạy học dự ántrong tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường cho trẻ mầm non
1.4.3. Phương pháp dạy học dự ántrong tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non


1.4.4. Tài liệu sử dụng và nguồn lực cần thiếttrong tổ chức các hoạt động giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non
1.4.5. Các chương trình dạy học dự ántrong tổ chức các hoạt động giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non
1.4.6. Ý nghĩa, nội dung giáo dục ý thức cho trẻ mầm non theo cách tiếp cận
cộng đồng.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tácdạy học dự án trong tổ chức các hoạt
động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non
1.5.1. Nhân tố khách quan
1.5.2. Nhân tố chủ quan
1.6. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong công tác dạy học dự án
trong tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm
nonvà bài học kinh nghiệm cho quận Long biên, thành phố Hà Nội
1.6.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
1.6.2. Bài học kinh nghiệm cho quận Long biên, thành phố Hà Nội
Kết luận chương 1


CHƯƠNG 2


THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG TỔ CHỨC CÁC
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ
MẦM NON THEO CÁCH TIẾP CẬN CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2. 1. Khái quát tình hình hoạt động các trường mầm non trên địa bànquận
Long Biên,thành phố Hà Nội
2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội tại thành phố Hà Nội
2.1.2. Đặc điểm tình hình hoạt động tại các trường mầm non trên địa bàn quận
Long Biên, thành phố Hà Nội
2.2. Thực trạng nội dung dạy học dự án trong tổ chức các hoạt động giáo dục
ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm nontrên địa bàn quận Long Biên,
thành phố Hà Nội
2.2.1. Tiến trình dạy học dự ántrong tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức bảo
vệ môi trường cho trẻ mầm nontrên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội
2.2.2. Mô hình dạy học dự án trong tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức bảo
vệ môi trường cho trẻ mầm nontrên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội
2.2.3. Phương pháp dạy học dự án trong tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường cho trẻ mầm nontrên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà
Nội
2.2.4. Tài liệu sử dụng và nguồn lực cần thiết trong tổ chức các hoạt động giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm nontrên địa bàn quận Long Biên,
thành phố Hà Nội
2.2.5. Các chương trình dạy học dự án trong tổ chức các hoạt động giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm nontrên địa bàn quận Long Biên, thành
phố Hà Nội



2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác dạy học dự án trong tổ chức các hoạt
động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm nontrên địa bàn quận
Long Biên, thành phố Hà Nội
2.3.1. Nhân tố khách quan
2.3.2. Nhân tố chủ quan
2.4. Đánh giá chung
2.4.1.Kết quả
2.4.2.Hạn chế
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế
Kết luận chương 2

CHƯƠNG 3
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG TỔ CHỨC CÁC
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ
MẦM NON THEO CÁCH TIẾP CẬN CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI


3.1.Các nguyên tắc đề xuất giải pháp
3.2 . Hoàn thiện công tác dạy học dự án trong tổ chức các hoạt động giáo dục
ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non theo cách tiếp cận cộng đồng trên
địa bàn quận Long Biên, TP. Hà Nội
3.2.1. Hoàn thiện mô hình dạy học dự án trong tổ chức các hoạt động giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non
3.2.2. Hoàn thiệnphương pháp dạy học dự án trong tổ chức các hoạt động giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non
3.2.3. Hoàn thiện tài liệu sử dụng và nguồn lực cần thiết trong tổ chức các hoạt
động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm
3.2.4. Hoàn thiện các chương trình dạy học dự án trong tổ chức các hoạt động

giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non
3.2.5. Các giải pháp khác
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Đảng, nhà nước
3.3.2. Kiến nghị với UBND thành phố Hà Nội
Kết luận chương 3
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Chương trình Giáo dục Mầm non Nxb Giáo
dục Việt Nam.


2.

Điều 93, Luật Giáo dục năm 2005.

3.

Quyết định số 149/TTg ban hành "Đề án phát triển Giáo dục mầm non giai
đoạn 2006 - 2015"

4.

Quyết định số 11/2008/QĐ-BGDĐT ký ngày 28/3/2008 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.

5.


Ngày 23/12/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chỉ thị số 71/2008/CTBGDĐT về tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác
giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên.

6.

Ngày 25 tháng 7 năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Thông tư số
17/2009/TT-BGDĐT ban hành Chương trình Giáo dục mầm non, văn bản
hướng dẫn thực hiện Chương trình.

7.

Quyết định 239/QĐ-TTg ngày 9/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
"Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 - 2015"

8.

Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020 (Ban hành kèm theo
Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính
phủ

9. Ngô Hiểu Huy (2015) Phương pháp Giáo dục Montessori – Phương pháp giáo
dục tối ưu dành cho trẻ 0-6 tuổi, Nxb Phụ nữ.
10. Lương Thị Bình – Phan Lan Anh (2014) Các hoạt động giáo dục tình cảm và kĩ
năng xã hội cho trẻ Mầm non, Nxb Giáo dục Việt Nam.
11.Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình Giáo dục Mầm non Nxb Giáo
dục Việt Nam.
12. Viện chiến lược và chương trình giáo dục – Trung tâm nghiên cứu chiến lược


và phát triển chương trình Giáo dục Mầm non (2006), Tuyển chon trò chơi, bài

hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề cho trẻ 3-4 tuổi; 4-5 tuổi; 5-6 tuổi Nxb
Bản đồ.
13. TS Hoàng Thị Oanh – Ths Nguyễn Thị Xuân – (2014) Giáo trình phương pháp
cho trẻ làm quen với môi trường xung quang Nxb Đại học Huế.
14. Đề án Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân",
theo Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17-10-2001.
15. Quyết định số 6621/QĐ-BGDĐT-KHCN ngày 30-12-2002 phê duyệt "Chính
sách và Chương trình hành động giáo dục môi trường trong trường phổ thông
giai đoạn 2001 - 2010"..
16. Viện chiến lược và chương trình giáo dục – Trung tâm nghiên cứu chiến lược
và phát triển chương trình Giáo dục Mầm non (2007), Tổ chức hoạt động phát
triển vận động cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp, Nxb Giáo dục




×