Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

NHỮNG vấn đề PHÁP lý CHUNG về các LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT của VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.07 KB, 8 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CHUNG VỀ CÁC LOẠI HÌNH
DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM

CƠ CẤU VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

 Đặt vấn đề: Vốn là gì? Cơ cấu vốn của doanh nghiệp của nước ta như thế
nào?
I.Khái niệm vốn
Bất kì một doanh nghiệp nào muốn bắt đầu tạo lập hoặc duy trì hoạt động sản xuất
kinh doanh đều cần sử dụng vốn. Vốn là điều kiện quyết định sự sống còn của doanh
nghiệp. Vậy vốn là gì? Các doanh nghiệp cần sử dụng bao nhiêu vốn và sử dụng như
thế nào để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình?
Trong doanh nghiệp, vốn đuợc hiểu là các loại hàng tham gia vào hoạt động sản xuất
kinh doanh cùng với các yếu tố khác nhau (lao động, tài nguyên thiên nhiên)
Trong phạm vi nền kinh tế, vốn được hiểu là hàng hóa dùng để sản xuất ra hàng hóa
khác lớn hơn chính nó về mặt giá trị.
Về phương diện tài chính, vốn được hiểu:
Trong phạm vi doanh nghiệp, vốn là tài sản bỏ ra lúc đầu, thường được biểu hiện
bằng tiền dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục
đích lợi nhuận.
Trong phạm vi kinh tế, vốn là lượng tiền tệ đưa vào lưu thông nhằm mục đích sinh
lời.
Vậy “vốn của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ vật tư, tài sản được
đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lời”.
Tuy nhiên, tiền không phải là vốn. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là một quỹ tiền
tệ đặc biệt. Tiền tệ này phải được đầu tư vào sản xuất kinh doanh và phải nhằm mục
đích sinh lời. Vốn luôn thay đổi hình thái biểu hiện, khi thì là vật tư sản xuất hoặc tài
sản vô hình, khi thì là hình thái tiền tệ nhưng kết thúc vòng tuần hoàn thì luôn là hình
thái tiền.
Vốn luôn vận động không ngừng, chuyển từ hình thái này sang hình thái khác nhưng
điểm cuối cùng của chuỗi hình thái này là tiền nên có thể kết luận vốn là toàn bộ giá


trị bằng tiền mà doanh nghiệp bỏ ra trước và trong quá trình sản xuất kinh doanh
nhằm tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu doanh nghiệp.
 Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp.
2.1. Về mặt pháp lý
Vốn là tiền đề cho sự ra đời của doanh nghiệp. Để có thể đi vào sản xuất kinh doanh,
trước tiên doanh nghiệp phải dăng kí vốn điều lệ cùng hồ sơ xin cấp giấy phép kinh
doanh. Trên cơ sở đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận doanh nghiệp có
khả năng tồn tại và phát triển hay không, từ đó đưa ra quyết định có nên cấp giấy
phép kinh doanh cho doanh nghiệp hay không.

1


Thêm vào đó, vốn điều lệ mà công ty dăng ký phải lớn hơn vốn pháp định, là lượng
vốn tối thiểu mà pháp luật quy định doanh nghiệp phải có để tồn tại và phát triển.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp không đạt đủ lượng
vốn pháp định này thì sẽ bị tước mất quyền hoạt động như quyết định phá sản hoặc
sáp nhập. Vậy vốn là một trong những điều kiện để xác định tư cách pháp nhân của
doanh nghiệp trước pháp luật.
2.2. Về mặt kinh tế
2.2.1.a. Vốn là điều kiện tiền đề của quá trình sản xuất kinh doanh.
Một quá trình sản xuất kinh doanh cần rất nhiều điều kiện để diễn ra: yếu tố vốn, yếu
tố lao động, yếu tố công nghệ. Trong đó, yếu tố vốn là một yếu tố vô cùng quan trọng.
Vốn được sử dụng để mua sắm máy móc, dây truyền, công nghệ sản xuất, bằng sáng
chế, phát minh phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
2.2.b.2. Vốn là điều kiện để duy trì hoạt động của doanh nghiệp được thường xuyên
liên tục.
Khi các yêu cầu về lao động và công nghệ đã được đảm bảo thì vốn cũng phải được
đảm bảo để quá trình sản xuất diễn ra thường xuyên liên tục. Mỗi loại hình doanh
nghiệp có nhu cầu về vốn rất khác nhau. Đối với doanh nghiệp sản xuất, vốn dùng để

mua nguyên vật liệu, với doanh nghiệp kinh doanh thưong mại thì vốn dùng để mua
hàng để bán… ngoài ra, vốn còn được dùng để trả lương nhân viên, để thanh toán,
giao dịch…
Tuy nhiên, không phải lúc nào vốn trong doanh nghiệp cũng vừa đủ, có khi ít, có khi
nhiều. Có nhiều nguyên nhân gây ra thiếu vốn như hàng tồn kho đọng lại nhiều,
khách hàng chưa thanh toán. Trong các trường hợp đó, cần phải kịp thời huy động
vốn để quá trình hoạt động của doanh nghiệp được trôi chảy, liên tục.
II. Cơ cấu vốn doanh nghiệp
1.

Vốn điều lệ
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một
thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền
Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở
hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật… Góp vốn được hiểu đơn giản là việc đưa
tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu của công ty. Việc góp vốn điều lệ là sự
cam kết mức trách nhiệm vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác. Đồng
thời, đây là vốn đầu tư cho hoạt động của DN và là cơ sở để phân chia lợi nhuận,
cũng như rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn.
Ý nghĩa của vốn điều lệ:
• Là sự cam kết mức trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên với khách hàng,
đối tác, cũng như đối với doanh nghiệp;
• Là vốn đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp;
• Là cơ sở để phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro trong kinh doanh đối với các
thành viên góp vốn.



Từ góc độ pháp lý:


2


Luật không quy định mức vốn điều lệ cụ thể hoặc bắt buộc đối với từng loại hình
doanh nghiệp. Vốn điều lệ do nhà đầu tư chủ động định mức khi dự định thành lập
doanh nghiệp hoặc khi thay đổi vốn điều lệ.


2.

Dưới góc độ thực tiễn thương mại:
Đối với mỗi quan hệ hợp tác, yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của mỗi
doanh nghiệp trước đối tác là vốn đăng ký kinh doanh (vốn điều lệ) thể hiện tại Giấy
phép kinh doanh của Doanh nghiệp. Số vốn đăng ký kinh doanh giúp đối tác có nhận
thức rõ hơn và đặt niềm tin nhiều hơn vào năng lực tài chính của mỗi công ty. Vì lẽ
đó, mỗi nhà đầu tư cần dựa trên lĩnh vực kinh doanh và kế hoạch kinh doanh thực tế
để lựa chọn mức vốn điều lệ sao cho hợp lý.

Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là chỉ số kinh tế phản ánh khả năng tài chính thực sự của doanh
nghiệp.
Vốn chủ sở hữu phản ánh số liệu và tình hình tăng, giảm các loại nguồn vốn thuộc sở
hữu của chủ DN, của các thành viên góp vốn trong công ty. Nguồn vốn chủ sở hữu là
số vốn của các chủ sở hữu mà DN không phải cam kết thanh toán. Nguồn vốn chủ sở
hữu do chủ DN và các NĐT góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh, do đó
nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ. Một DN có thể có một hoặc
nhiều chủ sở hữu vốn.
Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm vốn đóng góp của các NĐT để thành lập mới hoặc
mở rộng DN. Chủ sở hữu vốn của DN có thể là Nhà nước, cá nhân hoặc các tổ chức
tham gia góp vốn, các cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu. Ngoài ra, vốn chủ sở hữu

còn bao gồm các thành phần quan trọng khác như các khoản thặng dư vốn cổ phần
do phát hành cổ phiếu cao hơn mệnh giá; các khoản nhận biếu, tặng, tài trợ; vốn
được bổ sung từ kết quả sản xuất, kinh doanh của DN theo quy định của chính sách

3


tài chính hoặc quyết định của các chủ sở hữu vốn, của HĐQT. Các khoản chênh lệch
do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong quá trình đầu tư xây
dựng cơ bản và các quỹ hình thành từ lợi nhuận sau thuế, cùng với giá trị cổ phiếu
quỹ làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu cũng nằm trong phân mục này trong bảng cân
đối kế toán của DN.
Bộ phận chủ yếu trong vốn chủ sở hữu của DN có thể bao gồm: Vốn điều lệ, lợi
nhuận sau thuế chưa phân phối, quỹ dự trữ, gía trị tăng lên của tài sản cố định ...
Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm:
• Vốn đóng góp của các nhà đầu tư để thành lập mới hoặc mở rộng doanh nghiệp.
Chủ sở hữu vốn của doanh nghiệp có thể là Nhà nước, cá nhân hoặc các tổ chức
tham gia góp vốn, các cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu;
• Các khoản thặng dư vốn cổ phần do phát hành cổ phiếu cao hơn hoặc thấp hơn
mệnh giá;
• Các khoản nhận biếu, tặng, tài trợ (nếu được ghi tăng vốn chủ sở hữu);
• Vốn được bổ sung từ kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp theo quy
định của chính sách tài chính hoặc quyết định của các chủ sở hữu vốn, của Hội
đồng quản trị,. . .
• Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh
trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản, và các quỹ hình thành tư lợi nhuận sau
thuế (Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, các quỹ khác thuộc vốn chủ
sở hữu, lợi nhuận chưa phân phối, nguồn vốn đầu tư XDCB,. . .);
• Giá trị cổ phiếu quỹ làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu.
3.


Vốn pháp định

Là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để có th để thành lập một
doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, mà nó được xem
là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác
nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.
Theo quy định của các nghị định của chính phủ, thì hiên nay ở Việt Nam, nhà đầu tư
thành lập doanh nghiệp tong các ngành nghề sau đây thì phải đáp ứng yêu cầu vốn
pháp định:
• Kinh doanh tiền tệ-tín dụng;
• Kinh doanh chứng khoán;
• Kinh doanh bảo hiểm;
• Kinh doanh vận chuyển hàng không;
• Kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê;
• Kinh doanh sản xuất phim;
• Kinh doanh dịch vụ bảo vệ;
• Kinh doanh bất động sản.
Ví dụ:
I. Tổ chức tín dụng (Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006)
1. Ngân hàng thương mại cổ phần: 1000 tỷ đồng
2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu USD

4


II.
1.
2.
III.

1.
2.
IV.

Quỹ tín dụng nhân dân (Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006)
Quỹ tín dụng nhân dân trung ương: 1000 tỷ đồng
Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở: 0.1 tỷ đồng
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng (Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006)
Công ty tài chính: 300 tỷ đồng
Công ty cho thuê tài chính: 100 tỷ đồng
Kinh doanh bất động sản: 6 tỷ đồng (Điều 3 NĐ 153/2007/NĐ-CP ngày
15/10/2007)
V.
Dịch vụ đòi nợ: 2 tỷ đồng (Điều 13 NĐ 104/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007)
VI. Dịch vụ bảo vệ: 2 tỷ đồng (không được kinh doanh các ngành, nghề và dịch vụ
khác ngoài Dịch vụ bảo vệ) (NĐ 52/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008)
VII. Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: 5 tỷ đồng (Điều 3 NĐ
126/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007)
VIII. Sản xuất phim: Doanh nghiệp phải có GCN đủ điều kiện kinh doanh do Cục
Điện ảnh cấp trước khi ĐKKD (Điều 11 NĐ 96/2007/NĐ-CP ngày 6/6/2007)
IX.
Kinh doanh cảng hàng không: (Khoản 1 Điều 22 NĐ 83/2007/NĐ-CP ngày
25/5/2007)
1. Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế: 100 tỷ đồng
2. Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: 30 tỷ đồng
X. Cung cấp dịch vụ hàng không mà không phải là doanh nghiệp cảng hàng
không: (Khoản 2 Điều 22 NĐ 83/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007)
1. Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế: 30 tỷ đồng
2. Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: 10 tỷ đồng
XI. Kinh doanh vận chuyển hàng không: (Khoản 1 Điều 8 NĐ 76/2007/NĐ-CP ngày

9/5/2007)
1. Vận chuyển hàng không quốc tế:
- Khai thác từ 1 đến 10 tàu bay: 500 tỷ đồng
- Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 800 tỷ đồng
- Khai thác trên 30 tàu bay: 1000 tỷ đồng
2. Vận chuyển hàng không nội địa:
- Khai thác từ 1 đến 10 tàu bay: 200 tỷ đồng
- Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 400 tỷ đồng
- Khai thác trên 30 tàu bay: 500 tỷ đồng
XII. Kinh doanh hàng không chung: 50 tỷ đồng (Khoản 2 Điều 8 NĐ 76/2007/NĐCP ngày 9/5/2007)
4.

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp:
Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành bất kỳ một quá trình sản xuất
kinh doanh nàonào, các doanh nghiệp cũng cần phải có các yếu tố cơ bản sau:
Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Để có được các yếu tố
này đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn nhất định phù hợp với quy
mô và điều kiện kinh doanh, đó gọi là vốn kinh doanh. Vốn kinh doanh của
doanh nghiệp thường xuyên vận động và chuyển hoá từ hình thái ban đầu là
tiền chuyển sang hình thái hiện vật và cuối cùng lại trở về hình thái ban đầu là
tiền. Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp số tiền thu được
do tiêu thu sản phẩm phải đảm bảo bù đắp toàn bộ các chi phí đã bù đắp toàn

5


bộ các chi phí đã bỏ ra và có lãi. Như vậy, số tiền đã ứng ra ban đầu không
những chỉ được bảo tồn mà còn được tăng thêm do hoạt động kinh doanh
mang lại. Toàn bộ giá trị ứng ra ban đầu và các quá trình tiếp theo cho sản
xuất kinh doanh được gọi là vốn. Vốn được biểu hiện cả bằng tiền lẫn cả giá

trị vật tư tài sản và hàng hoá của doanh nghiệp, tồn tại dưới cả hình thái vật
chất cụ thể và không có hình thái vật chất cụ thể.
Từ những phân tích trên có thể hiểu: "Vốn kinh doanh của doanh
nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vô
hình được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời".
Vốn kinh doanh bao gồm vốn của chủ sở hữu và vốn vay.Vốn kinh doanh mới là vốn
thực sự được sử dụng vào ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
 1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của vốn kinh doanh:
• • Vốn kinh doanh là một quỹ tiền tệ đặc biệt của doanh nghiệp có trước
• khi diễn ra các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp phải đạt tới mục tiêu sinh lời và
• vốn luôn thay đổi hình thái biểu hiện vừa tồn tại dưới hình thái tiền vừa tồn
tại dưới hình thái vật tư hoặc tài sản vô hình của doanh nghiệp nhưng kết thúc
vòng tuần hoàn phải là hình thái tiền.
• Ở đây cần có sự phân biệt giữa tiền và vốn.
- Trong nền kinh tế hàng hoá
thì vốn là tiền nhưng tiền thì không chắc đã là vốn.
Tiền được gọi là vốn kinh doanh khi thoả mãn những điều kiện:
Tiền phải được đảm bảo bằng một lượng tài sản có thực
(tức là lượng hoá được về mặt giá trị).
Tiền phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất
định, đủ sức để đầu tư cho một dự án kinh doanh.
Khi đã đủ về số lượng, tiền phải được vận động nhằm mục
đích sinh lời.
-Trong nền kinh tế thị trường hiện nay có thể nhận thấy rõ ràng vai trò
quyết định của vốn kinh doanh đối với doanh nghiệp. Việc quản lý và sử dụng
Vốn kinh doanh có các đặc trưng cơ bản sau:
• Vốn phải được biểu hiện bằng một lượng giá trị tài sản. Đó có thể là
những tài sản hữu hình (vật tư, máy móc, thiết bị, đất đai,...) hoặc tài sản vô
hình của doanh nghiệp (thương hiệu, bí quyết công nghệ, bằng phát minh

sáng chế, lợi thế thương mại.
• Vốn phải vận động và đạt mục tiêu sinh lời.

Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu đang có chiều hướng lan rộng
như hiện nay, nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ trong nước, bắt
đầu co cụm và thu hẹp các hoạt động kinh doanh theo kiểu “liệu cơm gắp mắm”.
Bài viết dưới đây chia sẻ một vài kinh nghiệm đối phó với tình hình eo hẹp nguồn
vốn tiền mặt – làm thế nào để doanh nghiệp, với số vốn hạn chế, vẫn có thể xoay
xở được để tiếp tục làm ăn thay vì phải co cụm, cắt giảm phần lớn hoạt động

 Thực trạng và giải pháp:
6


Thực trạng :
Hiện nay khó khăn về vốn tín dụng, tức là vốn vay cho sản xuất kinh doanh đang là
mối lo lớn của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do khả năng
tiếp cận vốn vay ngân hàng kém hơn.
Không có vốn tiếp tục cho các hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, thì hàng
loạt hợp đồng thi công, hợp đồng cung ứng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ,... không
thực hiện được. Tiếp theo đó là người lao động không có việc làm, máy móc thiết bị
phải bỏ không, gây lãng phí và thiệt hại lớn cho bản thân doanh nghiệp cũng như nền
kinh tế. Thậm chí có thể doanh nghiệp rơi vào nguy cơ bị phá sản.
Thực ra tình trạng khó khăn về vốn tín dụng của doanh nghiệp bắt đầu tư giữa quý
I/2008, khi chính sách tiền tệ bị thắt chặt. Song trong các tháng qua, không ít doanh
nghiệp vẫn có thể vay được vốn của một số NHTM, hoặc "giật gấu vá vai” chạy vạy
chỗ này chỗ khác, chiếm dụng vốn của đối tác, trây ỳ công nợ đối với bạn hàng,...
nhưng tình trạng đó không thể kéo dài mãi được.
Bên cạnh đó chuẩn bị bước vào quý IV, giai đoạn khẩn trương hoàn thành các hợp
đồng kinh tế đã ký kết trước khi kết thúc năm 2008; chuẩn bị hàng hoá tiêu thụ cuối

năm và giao hàng, xuất khẩu hàng cho đối tác của năm mới, tiêu thụ lúa hàng hoá và
thu mua cá tra, cá ba sa,... cho chế biến xuất khẩu ở các tỉnh vùng ĐBSCL,... nên tình
hình vốn của doanh nghiệp lại càng có tính cấp bách và trở thành chủ đề nóng hổi.
Vậy đâu là nguyên nhân của tình hình trên? Hầu hết các doanh nghiệp khi được hỏi
đều trả lời theo hai hướng chính là do doanh nghiệp có vốn điều lệ thấp và ngân hàng
siết chặt tín dụng, không cho vay nhiều.
Ngoài hai nguyên nhân chính nêu trên, các nguyên nhân dưới đây cũng được xe là có
tác động không nhỏ đến lượng tiền mặt cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp: bị
khách hàng chiếm dụng công nợ; bị nhà cung cấp siết nợ; quản lý dòng tiền mặt kém.
Vi dụ:
Thực trạng doanh nghiệp qua các con số

 Doanh nghiệp đăng ký mới giảm, giải thể và phá sản tăng: Quý I/2012
có hơn 18.700 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 10,2% so với cùng kỳ. Số
doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh có thời hạn là gần 18.700. Số giải thể, phá
sản và ngừng hoạt động là 10.350 doanh nghiệp, tăng 14,8% so với cùng kỳ.
Tính đến cuối quý I/2012, cả nước có 445.500 doanh nghiệp đang hoạt động,
tăng 5,7% so với cùng kỳ và tăng 1,1% so với cuối năm 2011. Một số ngành
có số doanh nghiệp thành lập mới giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2011, như
công nghiệp khai khoáng, kinh doanh bất động sản, tài chính, ngân hàng, bảo
hiểm, xây dựng; Một số ngành có số doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh có
thời hạn và ngừng hoạt động tăng cao như kinh doanh bất động sản và xây
dựng.
 Doanh thu giảm: Doanh thu bán hàng hoá dịch vụ trong quý I/2012 giảm
7% so với cùng kỳ năm 2011. Hầu hết các ngành kinh tế đều có doanh thu
giảm so với cùng kỳ (15/21 ngành chính), như xây dựng giảm 26%; thương
mại, bán buôn, bán lẻ giảm 22%; sản xuất giảm 9%; dịch vụ khách sạn, ăn
uống giảm 8%…
 Thu thuế giảm: Tổng thu nội địa quý I/2012 đạt thấp (140.813 tỷ đồng),
chỉ bằng 96,9% so với cùng kỳ 2011, đây là năm đầu tiên thu nội địa giảm so

cùng kỳ trong các năm gần đây (quý I/2011 tăng 40,9%, quý I/2010 tăng
37,6% so với cùng kỳ). Số thu thuế giá trị gia tăng trong quý I/2012 (đạt
33.096 tỷ đồng), tăng 6% so với cùng kỳ 2011, là mức thấp nhất trong các
năm gần đây (quý I/2011 tăng 26,2%; quý I/2010 tăng 35,6%). Số thu hải

7


quan quý I/2012 đạt 46.653 tỷ đồng, tương đương hơn 15 nghìn tỷ
đồng/tháng, giảm 2,2% so với cùng kỳ 2011).
 Nợ thuế tăng: Đến cuối năm 2011 số nợ thuế phải thu chiếm tỷ trọng
6,95% so với số thuế đã nộp vào ngân sách nhà nước, tăng 1,76% so với năm
2010. Tính đến hết tháng 2/2012, số thuế nợ tăng 28,5% so với 31/12/2011.
Một số ngành có số nợ thuế giá trị gia tăng tăng cao so với cùng kỳ 2011 như
bất động sản, vận tải, sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nông- lâm nghiệp,
thuỷ sản, công nghiệp khai khoáng, dịch vụ ăn uống khách sạn.

Giải pháp:
Thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng
Tăng cường nghiệp vụ thuê, mua tài chính
Ngân hàng nên có chính sách hỗ trợ vốn thông qua hình thức nới lỏng các quy định vay
vốn....
Cải tiến chính sách đất đai tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các DN thế chấp quyền sử hữu
đất để vay vốn
Tổ chức thành lập quỹ theo kiểu hiệp hội kinh doanh (VITAS, VASEP, LESAFO, Vina
Fruit)
Đa dạng hoá hình thức huy động vốn. Có thê huy động vốn từ các nguồn tín dụng sau:
phát hành trái phiếu; vay vốn và góp vốn của công nhân viên; vay nóng tiền vốn giữa các
doanh nghiệp, tín dụng trả góp...
Tăng cường công tác kế hoạch hoá tài chính để DN chú trọng hơn và có thời gian để lựa

chọn các hình thức huy động vốn có hiệu quả nhất.
Kết hợp huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Đào tạo và tổ chức một đội ngũ cán bộ tài chính DN có năng lực, trình độ chuyên môn
cao.
NHÓM 1:
1. Trương Vũ Hoàng Anh
2. Nguyễn Thị Vân Anh
3. Lê Thị Bé
4. Lê Thị Tuyết Cầm
5. Võ Minh Cảnh
6. Hà Thị Phương Châu
7. Đoàn Thị Kim Chi
8. Trần Mạnh Dũng
9. Nguyễn Thị Mỹ Duyên

8



×