Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

thực trạng tham nhũng ở việt nam hiên nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.93 KB, 8 trang )

Định nghĩa “Tham nhũng”
Tham nhũng là gì? Có thể có nhiều câu trả lời cho câu hỏi này. Ở cấp độ phân tích, Vito Tanzi đã đưa ra
câu trả lời súc tích nhất: “Tham nhũng là hành động cố tình không tuân thủ các nguyên tắc công minh
nhằm trục lợi cho cá nhân hoặc cho những kẻ có liên quan tới hành động đó”. Có ba nội dung chính
trong định nghĩa này. Nội dung thứ nhất đề cập tới nguyên tắc công minh bởi lẽ nó đòi hỏi quan hệ cá
nhân hoặc các mối quan hệ khác không được xen vào các quyết định kinh tế có liên quan đến nhiều
bên. Việc đối xử bình đẳng với tất cả các chủ thể kinh tế là một yêu cầu cần thiết đối với một nền kinh
tế thị trường hoạt động có hiệu quả. Thái độ thiên vị đối với một số chủ thể kinh tế cụ thể nào đó chắc
chắn sẽ vi phạm nguyên tắc công minh và mở đường cho tham nhũng. Không có thiên vị thì sẽ không
có tham nhũng.
Còn có thêm hai điều kiện cần thiết khác dọn đường cho tham nhũng, hay nói cách khác, những điều
kiện cần thiết để hành động cố tình thiên vị (“không tuân thủ nguyên tắc công minh”) có thể được gọi
là tham nhũng. Điều kiện thứ nhất là thái độ thiên vị phải có chủ đích. Việc vô ý vi phạm nguyên tắc
công minh, chẳng hạn vì thiếu thông tin đầy đủ, không được coi là tham nhũng. Thứ hai, phải có ích lợi
nhất định nào đó cho cá nhân vi phạm nguyên tắc công minh; nếu không sẽ không có tham nhũng.
Việc vi phạm nguyên tắc không thiên vị đôi khi được coi là phân biệt đối xử, nhưng lại không phải là
tham nhũng.
Việc trục lợi hoặc dành lợi thế cho kẻ hối lộ có thể diễn ra dưới nhiều hình thức. Người ta thường cho
rằng tham nhũng có nghĩa là nhận tiền (loại tham nhũng này thường được gọi là nhận hối lộ), nhưng
những bổng lộc tương tự cũng có thể là món quà đắt tiền hoặc những ân huệ khác. Tặng một bộ trang
sức đắt tiền cho vợ của một người đã vi phạm nguyên tắc công minh và dành cho con trai của ông ta
một công việc (nhẹ nhàng) hậu hĩnh rõ ràng là tham nhũng.
Việc trục lợi hoặc hưởng lợi có thể diễn ra cùng lúc với việc vi phạm nguyên tắc công minh, nhưng
cũng có thể diễn ra ở những thời điểm khác nhau. Cụ thể, sự thiên vị của một cá nhân nhận hối lộ sẽ
khiến cho kẻ hối lộ có bổn phận hoặc đôi khi bắt buộc phải ngấm ngầm đền đáp lại sự ưu ái đó. Bổn
phận đó sẽ không mất đi theo thời gian, và vì vậy việc trục lợi từ những cá nhân hối lộ sẽ vẫn tiếp tục
trong tương lai. Nếu trả ơn bằng cách dành cho con trai của ông ta một công việc có thu nhập cao,
nhưng cậu ta lại vừa bắt đầu học đại học thì rõ ràng là giữa việc cho và nhận có một khoảng cách về
thời gian. Hơn nữa, khi thỏa thuận tham nhũng, đôi khi việc trả ơn thậm chí không được nêu cụ thể
nhưng hai bên vẫn ngầm hiểu đó là bổn phận cần phải thực hiện.
Còn một định nghĩa nữa về tham nhũng mà Ngân hàng Thế giới thường sử dụng. Theo đó, tham nhũng


là “lạm dụng công quyền để tư lợi”. Định nghĩa này cho rằng căn nguyên của tham nhũng xuất phát từ
công quyền và lạm dụng công quyền, tham nhũng gắn liền với nhà nước và các hoạt động của nhà
nước, việc nhà nước can thiệp vào thị trường và từ sự tồn tại của khu vực công. Nói cách khác, khái
niệm này loại trừ khả năng tham nhũng xảy ra trong khu vực tư nhân, và chỉ tập trung duy nhất vào
tình trạng tham nhũng trong khu vực công. Định nghĩa này phù hợp với quan điểm của Gary Becker,
người đã đoạt giải Nobel, cho rằng “nếu chúng ta xóa bỏ nhà nước thì chúng ta cũng xóa bỏ được tham
nhũng”.
Vấn đề ở đây là không phải tất cả mọi hành động lạm dụng quyền hành đều là tham nhũng. Hành vi đó


có thể là ăn cắp, gian lận, biển thủ hoặc một số hành động tương tự, nhưng chắc chắn không phải là
tham nhũng. Nếu một quan chức cao cấp trong chính phủ đơn giản chỉ chiếm đoạt một số tiền từ ngân
sách nhà nước mà không phục vụ hoặc ban ơn cho ai thì hành động đó không phải là tham nhũng. Đó
là một loại tội nhưng thuộc nhóm khác. Đó là hành vi mà xã hội không thể chấp nhận nhưng vẫn không
phải là tham nhũng. Nói cách khác, tham nhũng không phải là điều duy nhất không được chấp nhận
trong xã hội và trái luật. Hơn nữa, việc bẻ cong pháp luật cũng có thể mở đường cho việc cố tình không
tuân thủ nguyên tắc công minh, nhưng nếu không có ích lợi riêng cho kẻ bóp méo luật pháp (ví dụ một
thẩm phán hoặc công tố viên) thì việc vi phạm pháp luật như vậy không phải là tham nhũng. Điều
quan trọng là phải phân biệt giữa tham nhũng và các hành vi trái luật khác vì những nguyên nhân dẫn
tới tham nhũng và các chính sách chống tham nhũng thường và có thể rất khác với các nguyên nhân
và chính sách chống các loại hành vi vi phạm pháp luật khác.
Từ góc độ thực thi pháp luật, tham nhũng là một thỏa thuận. Đó là một thỏa thuận ngầm và vì đó là
hành động trái luật nên không có tòa án nào trên thế giới ủng hộ loại thỏa thuận như vậy nếu xảy ra
tranh chấp trong quá trình thực thi. Trái lại một tòa án nghiêm minh sẽ xử tham nhũng là một tội hình
sự. Chính tính chất đặc thù của tham nhũng là thỏa thuận trái luật như vậy đã làm nảy sinh chi phí
giao dịch đáng kể, trong đó quan trọng nhất là tìm đối tác, cùng thỏa thuận (đặc biệt có tính tới những
yếu tố bất ngờ có thể hoặc không thể lường trước), giám sát và thực thi thỏa thuận. Điều đó không có
nghĩa là các hợp đồng hợp pháp đúng chuẩn mực không phát sinh chi phí giao dịch. Điều đó có nghĩa
là do tính chất bất hợp pháp của những thỏa thuận tham nhũng nên những chi phí giao dịch của nó
nhân lên gấp bội. Khi phân tích hậu quả của tham nhũng, cần phải xem xét tới những chi phí giao dịch

của nó.
Nếu xét từ nguồn gốc của nó thì tham nhũng trong hầu hết mọi trường hợp là kết quả hành vi vơ vét
bổng lộc. Bổng lộc là nguồn thu nhập của người quản lý và lớn hơn những lợi ích cạnh tranh mà người
quản lý đó có thể giành được. Lợi ích cạnh tranh là kết quả của những gì gặt hái được qua cạnh tranh
trên thị trường, do vậy ở đâu có thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì ở đó sẽ không có bổng lộc. Tham
nhũng chỉ là hình thức vơ vét bổng lộc và phung phí tiền bạc, tức là một tình huống trong đó các chủ
thể kinh tế sẵn sàng hối lộ để được tham gia vào một đường dây hưởng bổng lộc. Họ sẵn sàng trả tiền
để được vơ vét bổng lộc. Khi bàn tới các nguyên nhân dẫn tới tham nhũng cần phải tính tới những
nguồn gốc này của tham nhũng. Những điều kiện có thể tạo ra bổng lộc là những những nhân tố tạo ra
mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng.
Cũng cần nói thêm về khía cạnh đạo đức trong định nghĩa về tham nhũng. Đối với tuyệt đại đa số
người dân, tham nhũng là điều không thể chấp nhận về mặt đạo đức. Đó là một tệ nạn cần phải chống
vì sự tồn tại của nó đã thách thức các nguyên tắc đạo đức cơ bản. Việc phân tích tham nhũng dưới đây
hoàn toàn mang tính trung lập về đạo đức. Bài viết này không bàn về vấn đề đạo đức. Nếu xét theo
góc độ đó thì định nghĩa của Tanzi về tham nhũng có tính trung lập về đạo đức.
Các loại tham nhũng cơ bản
Các loại tham nhũng cơ bản
Các loại hình tham nhũng gắn liền với quan điểm lý thuyết về tham nhũng. Lý thuyết kinh tế đã đưa ra
hai quan điểm cơ bản về tham nhũng. Quan điểm thứ nhất được nêu ra trong khuôn khổ lý thuyết về
cấp trên-cấp dưới. Cách tiếp cận này dựa trên giả định có sự bất đối xứng về thông tin giữa cấp trên
(các chính trị gia hoặc các nhà hoạch định chính sách) và cấp dưới (công chức hoặc bộ máy quan liêu).
Do đó, những chính trị gia thanh liêm không biết những hành động gian dối của cấp dưới của họ. Về


mặt phân tích, cách tiếp cận này rất rõ ràng và có cách lập luận rất chắc. Vì vậy, những mô hình lý
thuyết về tham nhũng dựa trên cách tiếp cận này mang phân tích cao vì chúng có thể lý giải một loạt
các hành vi của công chức, trong đó có cả tham nhũng trong bộ máy hành chính. Tuy nhiên, cách tiếp
cận này lại không lý giải được tham nhũng trong chính trị. Theo giả thuyết chính của nó, nhà nước
mang tính liêm chính và do vậy không có khả năng xảy ra tham nhũng trong chính trị. Chỉ có thể lý giải
và lường trước tham nhũng trong bộ máy hành chính (tham nhũng của các công chức). Vì hầu như ở

tất cả mọi quốc gia trên thế giới đều có danh sách dài các chính trị gia tham nhũng và các vụ bê bối
chính trị gắn liền với họ nên dường như những giả thuyết của mô hình này không những không thực tế
mà những dự đoán của nó về tham nhũng trong chính trị cũng sai. Tham nhũng trong chính trị không
thể lý giải được trong khuôn khổ của mô hình này.
Đặc điểm chính của cách tiếp cận này là tham nhũng là yếu tố ngoại sinh trong hệ thống chính trị, do
vậy mối quan hệ giữa những yếu nhân và cấp dưới của họ (và mức độ và phạm vi của tình trạng bất
đối xứng về thông tin) không bị hệ thống chính trị và những chế độ chính trị ảnh hưởng nhiều như kết
quả của hệ thống đó. Nói cách khác, tham nhũng không được thể chế hóa. Tuy vậy, nếu tham nhũng
được coi là nhân tố nội sinh trong hệ thống chính trị thì nó sẽ được thể chế hóa và mức độ và mô hình
của nó phụ thuộc vào chế độ chính trị của một quốc gia. Tham nhũng không phải là cái gì khác ngoài
kết cục của hệ thống chính trị. Gần đây, Charap và Harms đã tạo được bước đột phá trong lý luận về
tham nhũng. Lý luận của họ dựa trên những đóng góp mới đây vào việc phân tích khía cạnh kinh tế của
xung đột và chiếm đoạt của công, khía cạnh kinh tế của tội phạm có tổ chức, và khía cạnh kinh tế
chính trị của chế độ độc tài.
Trong bối cảnh như vậy, tham nhũng được coi là hình thức vơ vét bổng lộc của kẻ thống trị. Tham
nhũng là chìa khóa cho sự cấu kết nội bộ của những nhóm người muốn lợi dụng lẫn nhau. Người ta sẽ
tạo ra những công chức tham nhũng để thỏa mãn lòng mong muốn của kẻ cầm quyền đảm bảo được
sự trung thành bằng cách ban chức tước cho họ. Bộ máy hành chính tham nhũng không là gì khác
ngoài việc mở rộng hệ thống vơ vét bổng lộc của kẻ thống trị. Người ta thường trục lợi bằng cách bán
một số lượng hạn chế những giấy phép cho hoạt động kinh tế nào đó. Hơn nữa, việc giành quyền cấp
phép cho một số ít các công chức sẽ cho phép họ biến số tiền thu được cho ngân sách nhà nước qua
cấp phép thành món lợi riêng. Chắc chắn các công chức như vậy sẽ câu kết với nhau vì họ có phần
trong những món hời đó. Tham nhũng là hình thức khống chế, giảm thiểu khả năng những công chức
tham nhũng cấp dưới bất hợp tác hoặc nổi loạn. Vì những công chức này nằm trong ê-kíp tham nhũng
nên họ không thể công khai tố cáo cơ chế đó. Những kẻ độc tài, nếu cần thiết, có thể tìm một cái cớ
nào đó để buộc tội một công chức bất hợp tác là tham nhũng. Do vậy, họ vừa có củ cà rốt lại vừa có
cây gậy để tăng cường lòng trung thành.
Cách tiếp cận này rất hay bởi lẽ nó chỉ ra những căn nguyên để người ta có thể hiểu và lý giải mối
quan hệ giữa tham nhũng và hệ thống chính trị. Tuy vậy, phương pháp tiếp cận này lại không cung cấp
một cơ sở phân tích rõ ràng để xem xét mức độ và cơ cấu của tham nhũng. Vấn đề chính ở đây là

người ta đã không lý giải được cơ chế thôi thúc các nhà hoạch định chính sách chính trị hành động như
vậy và sự thay đổi trong cơ chế đó. Do đó, chúng ta không biết những động lực nào thúc đẩy sự thay
đổi mặc dù mô hình này đề cập đến cơ chế khuyến khích người ta vơ vét bổng lộc.
Nhìn chung, chúng ta có thể xác định được ba loại hình tham nhũng cơ bản căn cứ theo một trong hai
trường phái lý thuyết. Thứ nhất là tham nhũng để đạt được hoặc đẩy nhanh việc thực hiện một quyền
cụ thể nào đó mà công dân hoặc pháp nhân nào đó có quyền được hưởng – tham nhũng nhưng không
có “ăn cắp” như Shleider và Wishney đã nêu. Nếu một người đút lót một cán bộ phụ trách cấp hộ chiếu
mà anh ta có quyền được cấp, tức là không có rào cản pháp lý nào đối với việc cấp hộ chiếu của anh
ta, thì đây chính xác là loại tham nhũng đầu tiên. Một hình thức cụ thể và lộ liễu hơn của nó là hối lộ
các quan chức để họ “ưu tiên” giải quyết vấn đề gì đó nhưng hoàn toàn hợp pháp. Nói cách khác, các
công chức nhận đút lót mới làm công việc của họ hoặc làm công việc đó nhanh hơn thường lệ, thay vì
không làm. Mức độ thường xuyên của loại tham nhũng này là một bằng chứng rõ ràng chứng tỏ năng
lực và mức độ hiệu quả trong bộ máy hành chính của nhà nước. Nói cách khác, nó chỉ rõ năng lực hành


chính yếu kém hoặc chất lượng phục vụ tồi trong bộ máy hành chính. Chúng ta nên nhớ rằng người ta
hoàn toàn có thể tạo ra sự khan hiếm dịch vụ hành chính nhằm tạo ra bổng lộc và phân phối lại bổng
lộc thông qua tham nhũng.
Loại tham nhũng thứ hai là vi phạm các quy định của pháp luật, hoặc việc thực thi pháp luật mang
nặng tính thiên vị. Đây là tham nhũng trong bộ máy hành chính và là loại tham nhũng được nói tới
nhiều nhất – đại đa số những đóng góp về lý thuyết trong lĩnh vực này đều bàn về tham nhũng trong
bộ máy hành chính. Lý do là vì mỗi chủ thể kinh tế đều có những động cơ và nhân tố khuyến khích rõ
ràng, và mối quan hệ giữa chúng cũng rất rõ. Loại tham nhũng này phù hợp với mô hình cấp trên–cấp
dưới trong tham nhũng vì toàn bộ việc thực hiện tham nhũng đều do các công chức gây ra (đòi hối lộ
để vi phạm các quy định). Hậu quả trực tiếp nghiêm trọng nhất của loại tham nhũng này là các đạo
luật và chính sách của nhà nước không được thực hiện một cách công bằng. Một cách tiếp cận mang
tính giễu cợt khác đối với vấn đề này ở những quốc gia nơi nạn tham nhũng tràn lan cho rằng một số
chính sách của nhà nước quá tồi, do vậy đối với xã hội, tốt hơn là những chính sách đó không nên được
thực hiện. Vì vậy tham nhũng được coi là giải pháp tốt thứ hai. Có thể sẽ tốt hơn nếu những chính sách
này hoàn toàn không được thực hiện. Tuy vậy, vì hệ thống chính trị có chính sách tồi (và trước mắt

không có giải pháp khả thi nào thay thế cho hệ thống đó) nên tham nhũng được coi là một giải pháp
cho những chính sách tồi của chính phủ, cho dù nguồn gốc của những chính sách này là gì đi chăng
nữa. Tuy vậy, chúng ta nên tính tới chi phí của hình thức tham nhũng như vậy, đặc biệt là chi phí của
nó với tư cách là một biện pháp phá vỡ các chính sách tồi của nhà nước.
Cuối cùng, đó là “bẻ cong pháp luật ” – tham nhũng nhằm mục đích thay đổi các quy định của pháp
luật thành những quy định phục vụ cho quyền lợi của những kẻ tham nhũng. Khái niệm bẻ cong luật
pháp do Ngân hàng Thế giới đưa ra chủ yếu nhằm lý giải thực trạng đời sống chính trị ở các nền kinh tế
đang trong thời kỳ chuyển đổi. Giả định chính ở đây là các đạo luật và chính sách của nhà nước chịu sự
chi phối của một số ít những tên đầu sỏ chính trị – những doanh nhân rất có có thế lực – đã hối lộ các
đại biểu quốc hội. Nói cách khác, các chính sách của nhà nước chắc chắn được ban hành để phục vụ
thiểu số những kẻ có thế lực chứ không phải nhân dân nói chung. Mặc dù hệ thống như vậy tồn tại trên
thực tế và loại tham nhũng này có thể lý giải một số nhân tố cơ bản trong chính sách công ở nhiều
quốc gia (chứ không chỉ riêng các quốc gia đang trong thời kỳ quá độ), song khái niêm “bẻ cong luật
pháp” vẫn thiếu tính rõ ràng về mặt phân tích. Vấn đề chính ở đây là ở tất cả mọi quốc gia, các nhóm
lợi ích có ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định của các đại biểu quốc hội. Việc ráo riết vận động hành
lang là một hoạt động hoàn toàn hợp pháp và chính đáng ở những nền dân chủ đã phát triển. Vấn đề
chính mang tính phân tích trong khái niệm “bẻ cong pháp luật” là phân định rạch ròi giữa vận động
chính trị hợp pháp và “bẻ cong pháp luật” do tham nhũng gây ra. Pháp luật của nhà nước có thể bị bẻ
cong trước tình trạng vận động hành lang ồ ạt và tham nhũng. Do vậy, vấn đề chính ở đây là kết quả
của chính sách công do vận động hành lang và tham nhũng bất hợp pháp khác nhau tới mức độ nào,
và cụ thể hơn những chính sách công do vận động hành lang tác động có tốt hơn những chính sách do
tham nhũng tác động hay không? Hơn nữa, vấn đề vẫn là liệu những chi phí với xã hội (chi phí cơ hội
của những nguồn lực được sử dụng) của vận động hành lang lớn hơn hay nhỏ hơn so với chi phí xã hội
của nạn tham nhũng. Tóm lại, mặc dù cần thiết phải xem xét loại hình tham nhũng ảnh hưởng tới chính
sách công, song cơ sở phân tích của khái niệm “bẻ cong pháp luật” cần phải bổ sung nhiều hơn để có
thể lý giải chính xác hơn những cơ chế của nó và giúp người ta có thể hiểu rõ hơn về quá trình đó.
Như Shleifer và Wishney đã phân tích, điểm khác biệt quan trọng đối với trường hợp tham nhũng là cơ
cấu tổ chức của nó, tức là hình thức tham nhũng tập trung hay phân quyền. Tiền đề cơ bản của tình
trạng tham nhũng tập trung là khả năng đảm bảo lợi ích chung khi nhận hối lộ. Nó gắn liền với việc câu
kết, lũng đoạn thị trường. Người ta đã chỉ rõ rằng khi các các chính phủ có một bộ máy cảnh sát hữu

hiệu để theo dõi hoạt động của công chức, chẳng hạn như KGB của Liên Xô trước đây, thì tham nhũng
ở đất nước đó sẽ mang tính tập trung. Theo cách tiếp cận cho rằng nhà nước là liêm chính thì việc
phân tích cơ cấu tổ chức của tham nhũng sẽ không thể lý giải tại sao một số chính phủ (liêm chính) lại
có những cơ quan như KGB trong khi các chính phủ khác thì không. Ngoài những tiền đề cần thiết cho
cơ cấu tổ chức của tham nhũng, một điểm khác biệt cơ bản khác là chi phí giao dịch. Đối với tham


nhũng phi tập trung, cá nhân một kẻ đi hối lộ dính líu tới nhiều, chứ không phải chỉ một, thỏa thuận
tham nhũng (những giao dịch), do đó chi phí giao dịch cũng được nhân lên. Nói cách khác, hình thức
tham nhũng tập trung có vẻ tốt hơn hình thức tham nhũng phi tập trung nếu xét về mức độ chi phí của
các giao dịch.
hững nguyên nhân cơ bản của tham nhũng
Tất cả các chủ thể kinh tế đều muốn tối đa hóa lợi ích riêng của họ. Do vậy, lợi ích cá nhân hẹp hòi của
các chủ thể kinh tế là động lực chính thúc đẩy các giao dịch kinh kế giữa họ. Người ta sẽ phân bổ
nguồn lực cho các hoạt động đem lại lợi ích lớn nhất cho họ (quyết định phân bổ nguồn lực). Nói cách
khác, tùy từng trường hợp, người ta sẽ có những quyết định kinh tế tối ưu. Như đã nêu ở trên, bổng lộc
là một nguồn thu nhập lớn hơn mức lương cạnh tranh (chi phí cơ hội) của người cầm quyền. Do việc vơ
vét bổng lộc sẽ giúp tối đa hóa lợi ích cá nhân nên các chủ thể kinh tế sẽ lao vào quá trình tạo ra và
phân chia bổng lộc. Về mặt lý thuyết, bổng lộc có thể được tạo ra theo nhiều cách khác nhau, nhưng
trên thực tế, cách thức quan trọng nhất là biện pháp can thiệp của chính phủ, tức là vi phạm nguyên
tắc hoạt động tự do của thị trường. Một thuật ngữ tương tự thường được sử dụng để chỉ hình thức can
thiệp như vậy của chính phủ là “điều tiết”. Nói cách khác, thay vì cho phép thị trường tự do điều chỉnh
các mối quan hệ và giao dịch giữa các chủ thể kinh tế thì chính phủ, cho dù động cơ của họ là gì đi
chăng nữa, lại trực tiếp can thiệp và điều chỉnh những mối quan hệ như vậy.
Phần lớn các biện pháp can thiệp vào thị trường của chính phủ đều mang tính chất cấm đoán, tức là
các chủ thể kinh tế không được phép làm điều gì đó trừ phi chính phủ công khai cho phép một số được
làm như vậy. Điển hình là việc cấp phép nhập khẩu. Chỉ những công ty được cấp phép nhập khẩu mới
được nhập một số loại hàng hóa nào đó và chỉ với số lượng cụ thể đã nêu trong giấy phép. Điều đó
chắc chắn sẽ gây ra sự khan hiếm trên thị trường, cung không được tính toán theo chi phí cận biên của
các nhà sản xuất/nhập khẩu mà thông qua số lượng được áp đặt bằng mệnh lệnh hành chính. Với số

lượng bị khống chế như vậy, giá cả do cầu quyết định (tức là số tiền người tiêu dùng sẵn sàng trả để
mua thêm một đơn vị hàng hóa) sẽ cao hơn chi phí sản xuất/nhập khẩu của nó. Sự chênh lệch đó chính
là lợi ích kinh tế và sẽ được chia nhau sau khi mọi giao dịch đã được tiến hành. Bằng cách đút lót để
được cấp phép nhập khẩu, một phần của số bổng lộc sẽ rơi vào túi kẻ đi hối lộ, và phần còn lại (dưới
hình thức đút lót) sẽ rơi vào túi kẻ nhận hối lộ. Rõ ràng, nếu không đưa ra quy định cấp phép nhập
khẩu thì sẽ không có bổng lộc, và do vậy sẽ không có tham nhũng. Có một số trường hợp tham nhũng
không liên quan tới bổng lộc, nhưng loại tham nhũng phổ biến nhất và có hậu quả nghiêm trọng lại
gắn liền với thái độ vòi vĩnh bổng lộc.
Vì thế, càng có nhiều quy định bất di bất dịch của chính phủ thì càng hạn chế hoạt động của thị trường
tự do và do vậy càng gây ra nhiều tham nhũng. Tuy vậy, ngoài nội dung các đạo luật cho phép chính
phủ ban hành các quy định thì điều quan trọng là phải xem xét những quy định này và quá trình thực
hiện nó được cụ thể hóa như thế nào. Đối với việc cụ thể hóa các quy định, để có thể thực thi một cách
hiệu quả, những quy định này phải đơn giản, rõ ràng và ai cũng có thể dễ dàng hiểu được. Các quy
định càng phức tạp, mập mờ và khó hiểu bao nhiêu, càng có nhiều cơ hội cho tham nhũng bấy nhiêu.
Có thể thấy một ví dụ tiêu biểu trong hàng loạt các mức thuế nói chung và áp dụng mức thuế cho các
sản phẩm cụ thể tương tự nhau. Nếu mức thuế với một mặt hàng nào đó là 3% và đối với mặt hàng
tương tự khác là 30% thì sẽ có động lực rất mạnh cho tham nhũng nhằm phân loại sai hàng hóa và
giảm thuế bất hợp pháp bằng cách áp dụng mức thuế thấp hơn.
Hơn nữa, luật tố tụng – các quy định liên quan tới việc thực hiện các quy định pháp luật khác – cũng có
vai trò quan trọng đối với tham nhũng. Đạo luật phức tạp và không minh bạch quy định cụ thể trình tự
tố tụng chậm chạp (những trình tự tố tụng mà không có thời hạn quy định cụ thể hoặc không có thời
hạn chót), với sự tùy tiện của các cán bộ trong quá trình thực hiện, sẽ tạo ra một cơ hội lớn cho tham
nhũng. Không chỉ đạo luật đó tạo ra động cơ cho tham nhũng mà nó còn giảm thiểu khả năng bị phát
hiện, do đó làm cho những kẻ hối lộ và nhận hối lộ không còn tin nhiều vào những mối đe dọa với
chúng.


Việc phân tích các nguyên nhân dẫn tới tham nhũng là một điều kiện cần thiết đối với một chiến lược
chống tham nhũng có hiệu quả vì chiến lược đó phải tính tới và giải quyết những căn nguyên chính của
tham nhũng. Nếu cho rằng bổng lộc là căn nguyên cơ bản nhất của tham nhũng và biện pháp can

thiệp của chính phủ tạo ra bổng lộc thì nội dung quan trọng đối với bất cứ chiến lược chống tham
nhũng có hiệu quả nào cũng phải là phi điều tiết. Phi điều tiết có nghĩa là xóa bỏ hình thức can thiệp
mang tính cấm đoán của chính phủ, do đó sẽ cho phép các quy luật của thị trường được tự do phát huy
tác dụng. Quy luật của thị trường tự do sẽ buộc các công chức phải cạnh tranh để hưởng mức thù lao
tương xứng chứ không thể trông chờ vào bổng lộc nhờ biện pháp can thiệp của chính phủ. Do đó sẽ
không còn nguyên nhân dẫn tới tham nhũng. Sẽ không còn tình trạng khan hiếm trên thị trường, không
còn cảnh xếp hàng mua những loại hàng hóa khan hiếm, không còn thị trường chợ đen và không còn
bổng lộc được tạo ra từ việc xếp hàng dài và thị trường chợ đen như vậy.
Theo một quan điểm khác, việc phi điều tiết sẽ giảm thiểu và trong một số trường hợp có thể triệt
thoái tham nhũng do các công chức không còn khả năng hành động tùy tiện. Do vậy sẽ không còn
động lực nào thúc đẩy các cá nhân phải hối lộ các công chức vì họ không còn có khả năng dành sự ưu
ái cho những kẻ đi hối lộ nữa. Ví dụ, nếu không có quy định về các giấy phép nhập khẩu thì ai cũng có
thể nhập bất kỳ mặt hàng nào với số lượng mà họ cho là có thể đem lại lợi nhuận hoặc có lợi cho
doanh nghiệp của họ. Do vậy, sẽ không có những rào cản đối với việc nhập khẩu mà lẽ ra chỉ có giấy
chứng nhận của một công chức nào đó cấp mới có thể khắc phục. Các cán bộ này sẽ mất đi khả năng
quyết định tiền đồ của các doanh nhân và công dân.
Phi điều tiết và giảm vai trò của chính phủ cũng có những hạn chế. Lý do chính khiến chúng ta cần phải
có chính phủ là đảm bảo chế độ pháp trị. Đối với những chủ thể kinh tế, khía cạnh quan trọng nhất của
chế độ pháp trị là bảo vệ quyền sở hữu tư nhân thông qua việc thực thi có hiệu quả các hợp đồng. Nếu
xét về pháp trị thì quyền lực của chính phủ không nên bị giảm đi, mà trái lại nên được tăng cường. Do
vậy, chính phủ không nên rút lui khỏi lĩnh vực này với tư cách là một nhân tố chính của chiến lược
chống tham nhũng. Trái lại, chế độ pháp trị nghiêm minh là một trong những thành tố của một chiến
lược chống tham nhũng có hiệu quả. Vì vậy, tất cả các biện pháp tăng cường pháp trị chắc chắn sẽ góp
phần thúc đẩy cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Một trong những nhân tố quan trọng trong việc tăng
cường pháp trị là ban hành những quy định đơn giản, rõ ràng và minh bạch để tất cả các bên hữu quan
đều có thể hiểu được. Những luật chơi như vậy – và tên của cuộc chơi đó là cạnh tranh thị trường – sẽ
giảm thiểu những tranh chấp liên quan tới việc thực thi những quy định đó. Kết quả là, điều đó cũng sẽ
giảm thiểu tính bất ổn mà các chủ thể kinh tế phải gánh chịu và giảm đáng kể khả năng tham nhũng.
Đơn giản và minh bạch hóa luật tố tụng cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi lẽ nó giảm thiểu tình
trạng bất định đối với các chủ thể kinh tế, giảm khả năng hành động tùy tiện của các công chức và

tăng cường khả năng phát hiện các trường hợp tham nhũng, tức là những trường hợp vi phạm luật tố
tụng. Một hệ thống như vậy sẽ tăng cường khả năng phát hiện những hành vi tham nhũng và bắt được
những công chức tham nhũng. Việc tăng cường khả năng bắt giữ và khung hình phạt sẽ làm nhụt chí
những công chức muốn nhận hối lộ, do vậy sẽ giảm đi những động cơ tham nhũng. Tăng lương cho
công chức cũng là một nội dung quan trọng trong chiến lược chống tham nhũng. Tuy vậy, nội dung này
của chiến lược nên được xem xét trong bối cảnh có các nhân tố răn đe, hay còn gọi là trừng phạt. Một
trong những biện pháp trừng phạt tham nhũng là đuổi việc những công chức được hưởng mức lương
cao hơn mức lương trên thị trường lao động, tức là lương trong khu vực tư nhân. Với ý nghĩa đó, dành
mức lương cao (cao hơn so với khu vực tư nhân) cho công chức chỉ có thể là động lực thúc đẩy họ
không chấp nhận hối lộ khi và chỉ khi nguy cơ bị bắt giữ và trừng phạt là rất lớn, trong đó có biện pháp
giảm thu nhập trong tương lai của họ. Vì vậy, việc sử dụng lương với tư cách là một nội dung của chiến
lược chống tham nhũng phải luôn được xem xét cùng với khả năng bắt giữ. Hơn nữa, mức lương quá
cao trong khu vực công cũng có thể có tác động tiêu cực tới việc phân bổ lực lượng lao động vì những
tài năng sẽ bị thu hút khỏi khu vực tư nhân vốn thường tạo thêm nhiều giá trị.
Tuy vậy, tiền đề quan trọng nhất cho những chiến lược chống tham nhũng có hiệu quả vẫn là quyết
tâm chính trị mạnh mẽ và tự nguyện. Chỉ có thể có một ý chí như vậy nếu người ta nhận thấy những


hậu quả nghiêm trọng nhất của nạn tham nhũng. Nếu có một quyết tâm như vậy thì các chính phủ có
thể sẽ phải phát đi một thông điệp rõ ràng và đáng tin cậy tới tất cả các bên hữu quan rằng chính phủ
cam kết sẽ chống lại tham nhũng. Dùng từ mạnh là cần thiết nhưng chưa đủ để có được sự tin cậy.
Những ngôn từ đó phải gắn liền với những hành động và thành tựu trong quá trình đổi mới chính sách
và thể chế cùng với đường lối và hành động cụ thể trong lĩnh vực truy cứu trách nhiệm hình sự tội
tham nhũng.
Hậu quả của tham nhũng
Về hậu quả của tham nhũng, chúng ta cần phải nhận thấy rằng bản chất của hối lộ không là gì khác
ngoài việc phân phối lại thu nhập. Nói cách khác, bản thân tham nhũng không phải là làm mất đi phúc
lợi – quy mô của phúc lợi xã hội vẫn không đổi, mà chỉ phân phối lại mà thôi. Mặc dù xét một cách chi
ly thì điều này là đúng, song nếu chỉ nhấn mạnh đến khía cạnh phân phối thu nhập của tham nhũng thì
đó lại là một trong những kiểu ngụy biện nguy hiểm nhất trong nghiên cứu về tham nhũng.

Lý do thứ nhất là vì chi phí giao dịch phát sinh trong tham nhũng rất lớn. Như đã được phân tích, tham
nhũng là một thỏa thuận trái pháp luật và do vậy những chi phí giao dịch của nó rất lớn. Và những chi
phí giao dịch như vậy là có thực – chi phí cơ hội của việc sử dụng các nguồn lực trong các hoạt động
giao dịch. Theo một số ước tính (Tanzi), các nhà quản lý cấp cao ở những quốc gia có nạn tham nhũng
hoành hành phải dành 20% thời gian làm việc của họ để đạt được thỏa thuận về tham nhũng và thực
hiện những thỏa thuận đó. Đây là sự lãng phí nguồn lực rất lớn nếu xét theo chi phí cơ hội của việc sử
dụng nguồn nhân lực trình độ cao.
Một quan niệm tương đối phổ biến khác cho rằng tham nhũng là hình thức bù đắp cho đồng lương bèo
bọt cho những công chức nhận hối lộ. Do vậy không cần phải tăng lương và không cần phải tăng thuế.
Nói cách khác, theo cách tiếp cận này, gánh nặng tham nhũng bản thân nó đã là một “gánh nặng
thuế”, do đó nó sẽ cho giúp giảm một số lượng thuế nhất định. Tuy nhiên, việc đánh thuế công minh
(cùng với việc quản lý thuế một cách hiệu quả) sẽ giảm chi phí giao dịch và tính bất ổn. Do đó, “đánh
thuế” bằng tham nhũng là hạ sách nếu xét về hiệu quả kinh tế.
Hơn nữa, người ta đã chứng minh rằng những việc tìm cách hưởng bổng lộc có mối quan hệ chặt chẽ
với tham nhũng. Nguồn gốc của việc tranh thủ bổng lộc xuất phát từ những chính sách tăng cường can
thiệp của nhà nước và vô hiệu hóa hoạt động của thị trường tự do. Những chính sách đó có thể sẽ được
người ta cố tình tận dụng vì chúng đem lại nhiều bổng lộc. Những chính sách này có thể sẽ bị những
nhóm lợi ích gây ảnh hưởng (bất kể là do vận động hành lang hợp pháp hay do hành động “bẻ cong
pháp luật”) vì họ được hưởng lợi trong việc tạo ra và vơ vét bổng lộc. Mặc dù những chính sách này có
lợi cho các nhóm lợi ích, nhưng lại hoàn toàn tồi tệ nếu xét theo góc độ tối đa hóa hiệu quả kinh tế và
phúc lợi xã hội. Nói cách khác, chúng không có lợi cho công chúng nói chung. Tham nhũng vi phạm
nguyên tắc pháp trị trong khi chế độ pháp trị lại là tiền đề của một nền kinh tế thị trường. Nếu không
có pháp trị thì không có bảo vệ sở hữu tài sản tư nhân và không thể thực thi được các giao kết hợp
đồng. Sẽ có rất ít trao đổi giữa các chủ thể vì điều đó không có lợi cho họ. Lý do là vì việc bảo vệ quyền
tài sản tư nhân quá yếu và không có đủ sự hỗ trợ để thực hiện các hợp đồng. Vì ít có trao đổi giữa các
doanh nghiệp nên tất cả các doanh nghiệp sẽ tự sản xuất phần lớn những yếu tố đầu vào thay vì mua
trên thị trường. Nói cách khác, sẽ không có phân công lao động xã hội và không có tiền đề cho chuyên
môn hóa. Vì không có tiền đề cho chuyên môn hóa nên sẽ không có cơ sở cho việc tăng cường hiệu
quả kinh tế. Đây là một hình thức gián tiếp làm suy giảm hiệu quả kinh tế và kế đến là phúc lợi xã hội
của tham nhũng. Tham nhũng sẽ làm tăng tính chất bất ổn định đối với các doanh nghiệp, đặc biệt liên

quan tới bảo vệ quyền sở hữu. Tình trạng bất ổn định đó sẽ làm giảm hiệu quả đầu tư của các nhà đầu
tư tiềm năng. Các nhà đầu tư đưa ra những quyết định của họ trên cơ sở tính toán hiệu quả đầu tư. Họ
sẽ không muốn đầu tư nếu hiệu quả đầu tư giảm đi. Điều đó đặc biệt đúng với các nhà đầu tư nước
ngoài trực tiếp. Họ luôn so sánh hiệu quả đầu tư – tức là tốc độ quay vòng vốn đầu tư ở nhiều nước
khác nhau và quyết định đầu tư vốn vào quốc gia có hiệu quả cao nhất. Vì tham nhũng làm giảm hiệu
quả đầu tư nên các quốc gia có tham nhũng thu hút được ít đầu tư nước ngoài trực tiếp hơn và do vậy


sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn.
Còn một lý do khác khiến các quốc gia có nạn tham nhũng hoành hành lại không thể đạt được tốc độ
tăng trưởng cao. Nó có mối liên hệ trực tiếp với óc kinh doanh và tư duy đổi mới. Như Baumol đã nêu,
óc kinh doanh là một nguồn lực có thể được lựa chọn phân bổ cho các hoạt động sản xuất hoặc các
hoạt động phi sản xuất và có tính phá hoại. Nguồn lực này sẽ chảy tới những hoạt động cho phép nhà
kinh doanh được hưởng lợi nhuận cao nhất từ hoạt động của mình. Tham nhũng chắc chắn là một hoạt
động phi sản xuất và thậm chí đôi khi còn mang tính phá hoại. Nếu tham nhũng lan tràn, tức là nếu có
khả năng kiếm lời cao nhất từ tham nhũng thì các nhà kinh doanh thay vì chú trọng tới các hoạt động
sản xuất, tạo ra của cải vật chất sẽ tập trung vào tham nhũng, các hoạt động phân phối lại nhu nhập
và dồn tài năng của họ vào những việc như vậy. Hậu quả là những nguồn lực khác cũng sẽ được dùng
cho các hoạt động phân phối lại thu nhập. Sự đổi mới vốn là kết quả của óc kinh doanh sẽ lại dồn sang
các hoạt động tái phân phối thu nhập và tham nhũng. Người ta sẽ tìm ra các biện pháp tham nhũng
mới chứ không phải các sản phẩm mới và phương pháp sản xuất mới.
Đây chính là thế tiến thoái lưỡng nan đối với tất cả mọi quốc gia: Liệu những nguồn lực hiện có sẽ được
dùng để tạo ra của cải vật chất hay chỉ là phân phối lại chúng? Tình trạng tham nhũng tràn lan là một
triệu chứng của một xã hội thối nát nghiêm trọng, trong đó phần lớn những nguồn lực và sự đổi mới lại
được dành cho việc tái phân phối chúng. Nói tới tham nhũng không phải là nói tới một số lượng tiền
nào đó được chuyển từ tay người này qua tay người khác hay “chất dầu mỡ bôi trơn cỗ máy kinh
doanh”. Nói tới tham nhũng là nói tới tương lai của một dân tộc. Và chính dân tộc đó phải tự quyết định
xử lý tham nhũng như thế nào.




×