Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Đấu giá tài sản để THADS theo pháp luật việt nam từ thực tiễn thành phố hà nội ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.06 KB, 71 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ LƯƠNG

ĐẤU GIÁ TÀI SẢN ĐỂ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Luật Kinh Tế
Mã số

: 8.38.01.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN ĐÌNH HẢO

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và
trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn là kết quả quá trình tìm tòi
nghiên cứu!
Người cam đoan

TRẦN THỊ LƯƠNG




MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẤU GIÁ TÀI SẢN ĐỂ THI
HÀNH ÁN DÂN SỰ ...........................................................................................7
1.1. Khái niệm, đặc điểm của đấu giá tài sản để thi hành án dân sự ...................7
1.2. Vai trò của đấu giá tài sản để thi hành án dân sự .........................................11
1.3. Các yếu tố bảo đảm hiệu quả đấu giá tài sản để thi hành án dân sự.............13
Chương 2: THỰC TIỄN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN ĐỂ THI HÀNH ÁN DÂN
SỰ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI .......................................................................19
2.1. Thực trạng pháp luật về đấu giá tài sản để thi hành án dân sự .....................19
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về đấu giá tài sản để thi hành án dân sự tại
thành phố Hà Nội .................................................................................................33
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO HIỆU QUẢ ĐẤU
GIÁ TÀI SẢN ĐỂ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỪ THỰC TIỄN THÀNH
PHỐ HÀ NỘI

.............................................................................51

3.1. Quan điểm đảm bảo hiệu quả đấu giá tài sản để thi hành án dân sự từ thực
tiễn thành phố Hà Nội

.............................................................................51

3.2. Giải pháp bảo đảm hiệu quả đấu giá tài sản để thi hành án dân sự trên địa
bàn thành phố Hà Nội .........................................................................................54
KẾT LUẬN ........................................................................................................64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................66



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đấu giá tài sản là một phương thức phổ biến được áp dụng ở nhiều
nước trên thế giới. Mục đích của đấu giá tài sản là bán tài sản một cách công
khai để thu được giá trị bán tài sản cao nhất cho người có quyền sở hữu, sử
dụng tài sản. Ở Việt Nam, đấu giá tài sản lần đầu tiên quy định trong Pháp
lệnh THADS năm 1989 (bán đấu giá tài sản kê biên để thi hành án) và ngày
càng được hoàn thiện với những dấu mốc lập pháp quan trọng như Nghị định
số 86/1996/NĐ-CP ngày 19/12/1996 về việc ban hành quy chế bán đấu giá tài
sản; Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu
giá tài sản; Luật THADS năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014); Luật Đấu
giá tài sản năm 2016. Vì vậy, có thể nói rằng quá trình hoàn thiện pháp luật về
đấu giá tài sản đã tạo cơ sở cho hoạt động bán đấu giá tài sản ngày càng đi
vào nề nếp, chuyên nghiệp hơn và giảm thiểu tiêu cực phát sinh, nhất là đấu
giá tài sản trong thi hành án dân sự (sau đây gọi tắt là THADS).
Trong THADS, đấu giá tài sản là việc tổ chức bán tài sản bị áp dụng
biện pháp cưỡng chế kê biên để đảm bảo thi hành án, khôi phục quyền và lợi
ích hợp pháp cho người được thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án và cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền; góp phần nâng cao hiệu quả THADS và giảm lượng án tồn đọng
phải thi hành. Trong năm công tác 2017 (từ 01/10/2016 đến 30/9/2017), tổng
số việc bán đấu giá thành tài sản để THADS trong toàn quốc là 2.145 việc,
tương ứng với số tiền là 3.350.176.350.000 đồng, chiếm tỷ lệ 61,9% về việc
và 51,74% về tiền [3]. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt
động bán đấu giá tài sản để THADS cũng còn những tồn tại, hạn chế nhất
định. Chất lượng nhiều phiên đấu giá nhìn chung còn chưa có hiệu quả; còn
tồn tại tình trạng “quân xanh, quân đỏ”, thông đồng, dìm giá; giá trị tài sản


1


bán vượt mức giá khởi điểm chưa cao; chưa có tiêu chí lựa chọn tổ chức bán
đấu giá, cơ chế kiểm soát việc bán đấu giá; còn nhiều vụ việc đã kê biên, định
giá lại và đấu giá nhiều lần nhưng không bán được tài sản; việc bàn giao tài
sản cho người mua được tài sản bán đấu giá còn gặp nhiều khó khăn, ảnh
hưởng đến quyền và lợi ích của người mua được tài sản ngay tình...(trong
năm 2017, tổng số vụ việc đã kê biên, định giá lại và đấu giá nhưng không
thành là 7.535 việc, tương ứng với số tiền là 10.898 tỷ 734 triệu 293 nghìn
đồng, chiếm 1,09% số việc và 11,8% số tiền có điều kiện thi hành của toàn
quốc, trong đó số việc bán đấu giá từ 3 lần trở lên là 5.225 việc, tương ứng
với số tiền là 11.572 tỷ 942 triệu 820 nghìn đồng)[3].
Nguyên nhân của thực trạng trên là một số quy định pháp luật về đấu
giá tài sản để thi hành án còn vướng mắc, bất cập; các quy định về bán đấu
giá tài sản chưa có sự tách bạch rõ ràng giữa hoạt động bán đấu giá với các
hoạt động thi hành án khác, dẫn tới tình trạng các tổ chức bán đấu giá tài sản
can thiệp sâu vào hoạt động THADS, thao túng, vi phạm pháp luật trong hoạt
động bán đấu giá tài sản để thi hành án; một số tổ chức bán đấu giá hoạt động
không chuyên nghiệp...
Thực trạng và nguyên nhân nêu trên đòi hỏi phải có những phương
hướng, giải pháp để khắc phục tồn tại, khó khăn và nâng cao hiệu quả đấu giá
tài sản để THADS. Vì vậy, xuất phát từ thực tiễn thành phố Hà Nội là một
trong những địa bàn có số lượng việc THADS cũng như bán đấu giá tài sản để
thi hành án lớn nhất trong cả nước, tác giả chọn đề tài “Đấu giá tài sản để
THADS theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hà Nội” nhằm
nhận diện, đánh giá thực trạng hoạt động đấu giá tài sản để THADS và đưa ra
các kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động này trên địa bàn thành
phố Hà Nội cũng như trên phạm vi toàn quốc.


2


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến đấu giá tài sản nói chung, đấu giá để THADS nói riêng
đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố. Có thể kể đến một số công
trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn như: "Những vướng
mắc cần tháo gỡ trong công tác bán đấu giá tài sản" của tác giả Phạm Văn
Chung đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 10 năm 2006; “So sánh
đấu giá hàng hóa trong Luật Thương mại với đấu giá tài sản trong Luật Dân
sự" của tác giả Nguyễn Mạnh Cường đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp
luật, số 7 năm 2008; “Pháp luật về đấu giá tài sản trong thương mại ở Việt
Nam" của tác giả Nguyễn Mạnh Cường, Luận văn Thạc sĩ luật học, Học viện
Khoa học xã hội, 2012; “Quản lý nhà nước về hoạt động bán đấu giá tài sản
từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh" của tác giả Phạm Văn Sỹ, Luận văn
Thạc sĩ quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia năm 2006; "Bán đấu giá
tài sản - thực trạng và hướng hoàn thiện" của tác giả Đỗ Khắc Trung đăng
trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 11/2007; “Bán đấu giá tài sản theo
pháp luật Việt Nam” của tác giả Đỗ Thị Hoa, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa
luật- Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2010; “Những khó khăn vướng mắc trong
công tác kiểm soát việc bán đấu giá tài sản thi hành án” của tác giả Nguyễn
Hồng Sinh đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 23, tháng 12/2011; “Một số vướng
mắc về bán đấu giá tài sản để thi hành án” của Đinh Duy Bằng đăng trên Tạp
chí Dân chủ và pháp luật số chuyên đề tháng 02/2012; “Một số bất cập trong
việc định giá, định giá lại tài sản kê biên" của tác giả Vũ Hòa đăng trên Tạp
chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề tháng 12/2012; “Bán đấu giá tài sản
trong THADS vẫn còn là điểm nghẽn” của tác giả Nguyễn Quang Thái & Đào
Thị Thúy Lan đăng trên ; “Nâng cao hiệu quả bán
đấu giá tài sản trong THADS” của tác giả Bùi Thị Thu Hiền đăng trên Tạp
chí Dân chủ và pháp luật, Số chuyên đề tháng 7/2015 về THADS.


3


Ngoài ra còn có một số bài viết đăng trên các báo, tạp chí đề cập đến
đấu giá tài sản để THADS ở các góc độ khác nhau…Nhìn chung, các công
trình được công bố đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về đấu giá
tài sản nói chung, đấu giá tài sản để THADS nói riêng nhưng ít có công trình
nghiên cứu nào đề cập trực tiếp đến đấu giá tài sản để THADS từ thực tiễn
một địa bàn cụ thể là thành phố Hà Nội. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này
nhằm phân tích, đánh giá tương đối toàn diện về đấu giá tài sản để THADS ở
thành phố Hà Nội và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động này trên
địa bàn thành phố Hà Nội và phạm vi toàn quốc nói chung có ý nghĩa cấp
thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận
về đấu giá tài sản để THADS ở góc độ thể chế và thực tiễn ở thành phố Hà
Nội, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật; bảo đảm thực hiện
pháp luật, nâng cao hiệu quả đấu giá tài sản để THADS nói chung và ở thành
phố Hà Nội nói riêng trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có một số nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu một một số vấn đề lý luận về đấu giá tài sản để THADS
như: xây dựng khái niệm, làm rõ đặc điểm, vai trò, và các yếu tố ảnh hưởng
đến đấu giá tài sản để THADS.
- Đánh giá thực trạng đấu giá tài sản để THADS ở thành phố Hà Nội
(trong đó chú trọng những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc và nguyên nhân).
- Xác định mục tiêu, quan điểm và kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp
luật, nâng cao hiệu quả đấu giá tài sản để THADS đáp ứng yêu cầu công tác


4


THADS nói chung và ở thành phố Hà Nội nói riêng trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực trạng hoạt động đấu giá tài
sản trong THADS ở thành phố Hà Nội để từ đó luận giải các giải pháp hoàn
thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả đấu giá tài sản để THADS.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động THADS nói chung, đấu giá tài sản để THADS nói riêng có
thể được nghiên cứu, tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau. Trong khuôn khổ
luận văn thạc sĩ, tác giả tập trung nghiên cứu đấu giá tài sản để THADS ở
thành phố Hà Nội từ năm 2013 đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của học thuyết MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
xây dựng Nhà nước pháp quyền; cải cách tư pháp và cải cách nền hành chính
nhà nước ở Việt Nam.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng phương pháp duy vật biện chứng của triết học Mác
- Lênin theo quan điểm phát triển, toàn diện và kết hợp sử dụng các phương
pháp nghiên cứu như: phân tích, lịch sử, tổng hợp, thống kê, so sánh, tổng kết
thực tiễn. Cụ thể là:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng chủ yếu tại chương 1
để phân tích cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu, qua đó khái quát hóa

5



thành những quan điểm làm cơ sở cho việc nghiên cứu các nội dung khác
trong luận văn.
- Phương pháp phân tích, so sánh được áp dụng nhằm làm rõ những nội
dung của chương 2. Đây là chương đánh giá thực trạng đấu giá tài sản để
THADS ở thành phố Hà Nội, qua đó nhận diện những ưu điểm, hạn chế và đề
xuất các giải pháp ở chương 3.
- Phương pháp phân tích, chứng minh được sử dụng chủ yếu ở chương
3 nhằm làm rõ những yêu cầu, giải pháp về đấu giá tài sản để THADS.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu tương đối toàn diện, có hệ thống về
cơ sở lý luận, thực tiễn thực hiện pháp luật về đấu giá tài sản để THADS.
Luận văn đã chỉ ra những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của thực
trạng đấu giá tài sản để THADS ở thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất một số
giải pháp hoàn thiện pháp luật; nâng cao hiệu quả đấu giá tài sản để THADS
nói chung và ở thành phố Hà Nội nói riêng. Vì vậy luận văn có thể là tài liệu
tham khảo cho học viên, sinh viên tại các cơ sở đào tạo pháp luật và cá nhân,
tổ chức quan tâm.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu gồm 3 chương, 7 tiết.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về đấu giá tài sản để THADS.
Chương 2: Thực trạng đấu giá tài sản để THADS tại thành phố Hà Nội
Chương 3: Quan điểm và giải pháp bảo đảm hiệu quả đấu giá tài sản để
THADS từ thực tiễn thành phố Hà Nội.

6



Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẤU GIÁ
TÀI SẢN ĐỂ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

1.1. Khái niệm, đặc điểm của đấu giá tài sản để thi hành án dân sự
1.1.1. Khái niệm đấu giá tài sản để thi hành án dân sự
Đấu giá tài sản là một trong những cách thức bán tài sản, chuyển quyền
sở hữu, quyền sử dụng tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác nhằm góp
phần thúc đẩy hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội. Đấu giá tài sản có thể
được nghiên cứu, tiếp cận theo các góc độ khác nhau. Có quan điểm cho rằng
"Đấu giá tài sản là hình thức bán công khai một tài sản, một khối tài sản, theo
đó có nhiều người muốn mua tham gia trả giá, người trả giá cao nhất nhưng
không thấp hơn giá khởi điểm là người mua được tài sản" [25, tr.31]. Quan
điểm khác cho rằng “Đấu giá là quá trình mua và bán tài sản hoặc dịch vụ
bằng cách đưa món hàng cần đấu giá, ra giá và sau đó bán món hàng cho
người trả giá cao nhất” [Bách khoa toàn thư mở Wikipedia]. Cũng có quan
điểm cho rằng “Đấu giá là hình thức bán những tài sản hoặc tài sản thường
thuộc loại đắt tiền, hàng quý hiếm. Người bán đặt mức giá chuẩn, những
người mua trả giá từ thấp đến cao, tài sản được bán cho người mua trả cao
nhất” [13, tr.136]. Đấu giá tài sản còn được hiểu là hình thức bán tài sản có từ
hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục được
quy định tại Luật này, trừ trường hợp đấu giá trong trường hợp chỉ có một
người đăng ký tham gia đấu giá, một người tham gia đấu giá, một người trả
giá, một người chấp nhận giá [19]...
Như vậy, tuy có thể có nhiều quan điểm khác nhau về đấu giá tài sản,
nhưng về bản chất đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản công khai theo

7



nguyên tắc và trình tự, thủ tục nhất định; có hai chủ thể trở lên tham gia đấu
giá và người mua được tài sản là người trả giá cao nhất.
Với bản chất đấu giá tài sản như trên, có thể thấy rằng tài sản đưa ra
đấu giá rất đa dạng, song có thể chia thành hai loại: tài sản thuộc quyền sở
hữu, quyền sử dụng của cá nhân (ví dụ quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng
đất) được người có tài sản tự nguyện đưa ra đấu giá và tài sản đưa ra bán đấu
giá theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (ví dụ đấu giá tài
sản là tang vật vi phạm hành chính, đấu giá tài sản bị kê biên để đảm bảo thi
hành án...).
Trong hoạt động THADS- hoạt động thi hành các bản án, quyết định về
dân sự có hiệu lực pháp luật của Tòa án, Trọng tài thương mại, Hội đồng xử
lý vụ việc cạnh tranh [18, Điều 1] khi người phải thi hành án có điều kiện thi
hành án nhưng không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên cơ quan THADS
sẽ xác minh, kê biên tài sản của người phải thi hành án (kể cả tài sản của
người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ) để đảm bảo thi hành án. Sau
khi kê biên tài sản, nếu người phải thi hành án và người được thi hành án
không thỏa thuận được về việc nhận tài sản kê biên để thi hành án thì Chấp
hành viên căn cứ vào quy định của pháp luật về loại tài sản, giá trị tài sản để
thực hiện trình tự, thủ tục thẩm định giá, bán đấu giá tài sản kê biên hoặc tự tổ
chức bán đấu giá tài sản để đảm bảo thi hành án. Bởi vậy, tài sản đưa ra đấu
giá để THADS phải là tài sản của người phải thi hành án bị hạn chế quyền sở
hữu, quyền sử dụng bởi quyết định cưỡng chế kê biên tài sản của Chấp hành
viên cơ quan THADS; trên cơ sở kết quả kê biên tài sản, Chấp hành viên đề
nghị tổ chức đấu giá tài sản thực hiện việc bán đấu giá tài sản kê biên hoặc tự
bán đấu giá tài sản theo quy định pháp luật. Từ đó, có thể khái niệm: Đấu giá
tài sản để THADS là bán công khai tài sản của người phải thi hành án đã bị
kê biên theo trình tự, thủ tục pháp luật về đấu giá tài sản.

8



1.1.2. Đặc điểm của đấu giá tài sản để THADS
Mục đích của đấu giá tài sản để THADS là thu hồi tiền thi hành án với
giá trị cao nhất có thể, vì vậy, đấu giá tài sản để THADS có những đặc điểm
chung của đấu giá tài sản, đó là: việc bán đấu giá tài sản công khai; có từ hai
chủ thể trở lên tham gia đấu giá và người mua tài sản là người trả giá cao
nhất. Ngoài ra, đấu giá tài sản để THADS có một số đặc điểm cơ bản sau đây:
Một là, tài sản đưa ra đấu giá để THADS là tài sản đã bị kê biên theo
quyết định cưỡng chế của Chấp hành viên cơ quan THADS.
Hoạt động THADS nhằm đảm bảo thi hành nghiêm chỉnh các bản án,
quyết định có hiệu lực pháp luật và khi đương sự không tự nguyện thi hành án
thì cơ quan THADS sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế pháp luật quy định
để đảm bảo thi hành án, trong đó có biện pháp "Kê biên, xử lý tài sản của
người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ" [18, Điều
71]. Vì vậy, điểm khác biệt quan trọng của đấu giá tài sản để THADS so với
đấu giá tài sản thông thường là tài sản đưa ra đấu giá là tài sản đã bị kê biên.
Điều này có nghĩa là người phải thi hành án mặc dù có quyền sở hữu, sử dụng
tài sản nhưng bị hạn chế quyền quyết định việc đưa tài sản ra bán đấu giá;
quyền đưa tài sản đã kê biên ra đấu giá thuộc về Chấp hành viên, trừ trường
hợp trước khi mở cuộc bán đấu giá 01 ngày làm việc, người phải thi hành án
nộp đủ tiền thi hành án và thanh toán các chi phí thực tế, hợp lý đã phát sinh
từ việc cưỡng chế thi hành án, tổ chức bán đấu giá để nhận lại tài sản [Luật
THADS, Điều 101]. Thực tế cho thấy rằng việc đấu giá tài sản kê biên để thi
hành nghĩa vụ về tiền thường gắn với các tài sản đảm bảo có giá trị lớn, có
tính đặc thù (nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, tàu biển, nhà ở, quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu trí tuệ, cổ phần....) nên việc xử lý tài sản thông qua đấu giá
thường gặp nhiều khó khăn, kéo dài do không có người mua tài sản, do người
phải thi hành án trì hoãn, cản trở việc giao tài sản cho người trúng đấu giá.

9



Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full














×