Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Đánh giá kiến trúc nhà ở thấp tầng khu đô thị GAMUDA GARDENS theo tiêu chí hiệu quả năng lượng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (788.82 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN HUY CƯỜNG

ĐÁNH GIÁ KIẾN TRÚC NHÀ Ở THẤP TẦNG
KHU ĐÔ THỊ GAMUDA GARDENS
THEO TIÊU CHÍ HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN HUY CƯỜNG
KHÓA 2016 - 2018

ĐÁNH GIÁ KIẾN TRÚC NHÀ Ở THẤP TẦNG
KHU ĐÔ THỊ GAMUDA GARDENS
THEO TIÊU CHÍ HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG



LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: KIẾN TRÚC
MÃ SỐ: 60.58.01.02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ AN KHÁNH

HÀ NỘI – 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa học
của chính bản thân. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả

Nguyễn Huy Cường


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ An Khánh đã hướng
dẫn tôi tận tình trong suốt quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Ban giám hiệu Trường Đại
học Kiến trúc Hà Nội, khoa Sau Đại học, đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn giúp
đỡ, động viên tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả

Nguyễn Huy Cường


MỤC LỤC

Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục hình ảnh minh họa
Danh mục bảng,biểu

PHẦN MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài .................................................................................... 01
* Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 02
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 02
* Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 02
* Ý nghĩa khoa học ................................................................................... 03


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC NHÀ Ở THẤP TẦNG VÀ
VẤN ĐỀ HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG
1.1. Vấn đề hiệu quả năng lượng trong kiến trúc .................................. 04
1.1.1.Tính cấp thiết của vấn đề hiệu quả năng lượng trong kiến trúc ..... 04
1.1.2. Khái niệm “ kiến trúc hiệu quả năng lượng “ và các thuật ngữ liên
quan

.................................................................................................. 05

1.1.3. Những lợi ích của kiến trúc hiệu quả năng lượng ......................... 07
1.2. Tình hình phát triển kiến trúc hiệu quả năng lượng trên thế giới và
tại Việt Nam............................................................................................. 09
1.2.1. Tình hình phát triển nhà ở hiệu quả năng lượng trên thế giới ....... 09


1.2.2. Một số công trình tiêu biểu theo xu hướng kiến trúc hiệu quả năng
lượng trên thế giới .................................................................................. 12
1.2.3. Phát triển kiến trúc hiệu quả năng lượng ở Việt Nam ................... 15
1.3. Thực trạng nhà ở thấp tầng khu đô thị Gamuda Gardens ............ 19
1.3.1. Tổng quan khu đô thị Gamuda Gardens........................................ 19
1.3.2. Những công trình nhà ở thấp tầng trong khu đô thị Gamuda
Gardens .................................................................................................. 23
1.3.3. Nhận xét chung............................................................................. 32

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐÁNH GIÁ KIẾN TRÚC NHÀ Ở
THẤP TẦNG THEO TIÊU CHÍ HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG
2.1. Cơ sở pháp lý .................................................................................... 36
2.1.1. Tiêu chuẩn thiết kế xây dựng nhà ở thấp tầng ............................... 36

2.1.2. Tiêu chuẩn thông gió, điều hòa không khí trong nhà ở ................. 38
2.1.3. Quy chuẩn TCVN 09:2013/BXD về công trình sử dụng năng lượng
hiệu quả.................................................................................................. 41
2.2. Cơ sở lý thuyết .................................................................................. 46
2.2.1. Nguyên tắc thiết kế nhà ở hiệu quả năng lượng ............................ 46
2.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề tiết kiệm năng lượng trong nhà
ở thấp tầng ............................................................................................ 46
2.2.3. Các bộ công cụ đánh giá hiệu quả năng lượng trong công trình .... 49
2.3. Cơ sở thực tiễn .................................................................................. 52
2.3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................ 52
2.3.2. Kinh nghiệm thiết kế nhà thấp tầng hiệu quả năng lượng trên thế
giới

.................................................................................................. 59

2.3.3. Kinh nghiệm trong nước về thiết kế nhà ở thấp tầng hiệu quả năng
lượng

............................................................................................... 67


CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KIẾN TRÚC NHÀ Ở THẤP TẦNG KHU ĐÔ
THỊ GAMUDA GARDENS THEO TIÊU CHÍ HIỆU QUẢ NĂNG
LƯỢNG
3.1. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kiến trúc nhà ở thấp tầng hiệu
quả năng lượng ........................................................................................ 74
3.1.1. Quan điểm và nguyên tắc xây dựng tiêu chí ................................. 74
3.1.2. Hệ thống tiêu chí và phương pháp đánh giá ................................. 75
3.2. Đánh giá kiến trúc nhà thấp tầng khu đô thị Gamuda Gardens theo
tiêu chí hiệu quả năng lượng .................................................................. 78

3.2.1. Đánh giá theo tiêu chí về quy hoạch …… .................................... 78
3.2.2. Đánh giá theo tiêu chí về kiến trúc …… ....................................... 82
3.2.3. Đánh giá theo tiêu chí về lớp vỏ công trình …….......................... 88
3.2.4. Đánh giá theo tiêu chí về thông gió và chiếu sáng tự nhiên …… .. 92
3.2.5. Đánh giá theo tiêu chí về sử dụng thiết bị giúp tiết kiệm
năng lượng ............................................................................................ 97
3.2.6. Tổng hợp kết quả đánh giá …… ................................................... 99
3.3. Định hướng giải pháp thiết kế hướng tới kiến trúc hiệu quả năng
lượng ...................................................................................................... 102

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................ 105
2. PHẦN KIẾN NGHỊ ........................................................................... 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA
Số hiệu hình

Tên hình

Hình 1.1

Trung tâm Genzyme ở Cambridge, Mass, Anh

Hình 1.2

Hội trường Noain City, Tây Ban Nha


Hình 1.3

Tòa nhà Diamond, Malaysia

Hình 1.4

Phối cảnh khu đô thị Gamuda Gardens

Hình 1.5

Vị trí Gamuda Gardens

Hình 1.6

Phối cảnh tổng thể dự án Gamuda Gardens

Hình 1.7

Mẫu nhà liền kề ST1 khu đô thị Gamuda Gardens

Hình 1.8

Mẫu nhà liền kề ST2 khu đô thị Gamuda Gardens

Hình 1.9

Mẫu nhà liền kề ST3 khu đô thị Gamuda Gardens

Hình 1.10


Mẫu nhà phố thương mại SH2 khu đô thị Gamuda Gardens

Hình 1.11

Mẫu nhà phố thương mại SH3 khu đô thị Gamuda Gardens

Hình 1.12

Mẫu biệt thự song lập SD 2 khu đô thị Gamuda Gardens

Hình 1.13

Mẫu biệt thự đơn lập SV 23 khu đô thị Gamuda Gardens

Hình 1.14

Mặt bằng tổng thể khu đô thị Gamuda Gardens

Hình 1.15

Đường giao thông trong khu đô thị Gamuda Gardens

Hình 1.16

Đường dạo trong khu đô thị Gamuda Gardens

Hình 2.1

Biểu đồ BXMT vào 26/5


Hình 2.2

Biểu đồ BXMT vào 19/7

Hình 2.3

Tổ hợp Zero năng lượng Beddington/Bedzed tại Anh

Hình 2.4

Hình ảnh khu nhà Solar tại Vauban

Hình 2.5

Một ngôi nhà thụ động tại Vauban

Hình 2.6

Các mái nhà được lợp bằng các tấm pin năng lượng mặt trời
tại Vauban

1


Hình 2.7

Các không gian công cộng khu đô thị xanh Hammarby
Sjöstad được tận dụng triệt để tổ chức các hoạt động, gắn
kết cộng đồng


Hình 2.8

Khu đô thị xanh Hammarby Sjöstad

Hình 2.9

Nhà truyền thống ở làng quê Bắc Bộ

Hình 2.10

Biệt thự phong cách miền trung nước Pháp tại ngã ba Điện
Biên Phủ - Chu Văn An ( nguồn: Vietnamnet.vn )

Hình 3.1

Vị trí nhà liền kề ST2 Gamuda Gardens( tiểu khu Botanic )

Hình 3.2

Vị trí nhà phố thương mại SH3 Gamuda Gardens

Hình 3.3

Vị trí biệt thự song lập SD2 Gamuda Gardens( tiểu khu
Botanic )

Hình 3.4

Vị trí biệt thự đơn lập SV23 Gamuda Gardens( tiểu khu
Botanic )


Hình 3.5

Mặt bằng nhà liền kề ST2

Hình 3.6

Trồng cây xanh ở sân trước nhà liền kề ST2

Hình 3.7

Mặt bằng nhà phố thương mại SH3

Hình 3.8

Kết cấu che nắng nhà phố thương mại SH3

Hình 3.9

Mặt bằng biệt thự song lập SD2

Hình 3.10

Mặt bằng biệt thự đơn lập SV23

Hình 3.11

Kết cấu che nắng biệt thự đơn lập SV23

Hình 3.12


Cửa sổ nhà liền kề ST2

Hình 3.13

Mặt đứng nhà liền kề ST2

Hình 3.14

Mặt đứng nhà phố thương mại SH3

Hình 3.15

Mặt đứng bên biệt thự song lập SD2

Hình 3.16

Mặt đứng biệt thự đơn lập SV23

Hình 3.17

Sơ đồ nguyên lý của pin năng lượng mặt trời

2


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu hình

Tên hình


Bảng 2.1

Kích thước vạt góc tính từ điểm giao nhau với các lộ giới

Bảng 2.2

Hệ số SHGC của kính phụ thuộc vào tỉ số WWR

Bảng 2.3

Hiệu suất phát sáng tối thiểu của bóng đèn huỳnh quang
thẳng

Bảng 2.4

Hiệu suất phát sáng tối thiểu của bóng đèn huỳnh quang
compact

Bảng 2.5

Số liệu cường độ BXMT (W/m2) trung bình và nhiệt độ
trung bình của ba tháng nóng nhất trong năm ở Hà
Nội (nguồn GS.TS. Trần Ngọc Chấn, 2010)

Bảng 2.6

Biểu đồ nhiệt độ hàng tháng tại Hà Nội

Bảng 2.7


Lượng BXMT mỗi ngày trong các tháng tại Hà Nội

Bảng 2.8

Số giờ nắng và lượng bức xạ mặt trời mỗi ngày trong các
tháng tại Hà Nội

Bảng 3.1

Bảng đánh giá thông gió tự nhiên nhà liền kề ST2 - khu đô
thị Gamuda Gardens

Bảng 3.2

Bảng đánh giá thông gió tự nhiên nhà phố thương mại SH3
– khu đô thị Gamuda Gardens

Bảng 3.3

Bảng đánh giá thông gió tự nhiên biệt thự song lập SD2 –
khu đô thị Gamuda Gardens

Bảng 3.4

Bảng đánh giá thông gió tự nhiên biệt thự song lập SV23 –
khu đô thị Gamuda Gardens

Bảng 3.5


Bảng tổng kết đánh giá kết quả nhà liền kề ST2 – khu đô thị
Gamuda Gardens

3


Bảng 3.6

Bảng tổng kết đánh giá kết quả nhà phố thương mại
SH3 – khu đô thị Gamuda Gardens

Bảng 3.7

Bảng tổng kết đánh giá kết quả biệt thự song lập SD2 – khu
đô thị Gamuda Gardens

Bảng 3.8

Bảng 3.8 - Bảng tổng kết đánh giá kết quả biệt thự
đơn lập SV23 – khu đô thị Gamuda Gardens

4


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, bảo vệ môi trường là một trong nhiều mối
quan tâm hàng đầu của thế giới, đặc biệt là của các quốc gia đã và đang phát

triển. Nhân loại phải đối mặt với rất nhiều các vấn đề môi trường như biến đổi
khí hậu, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm, giảm đa dạng sinh học…
Điều đáng nói, chính con người là một trong những nguyên nhân chính gây ra
các tác động xấu này. Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa mang lại sự
tăng trưởng vượt bậc cho nền kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống con người
nhưng cũng kéo theo nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, điển hình như
gia tăng nhu cầu sử dụng năng lượng trên mọi lĩnh vực. Hệ quả này đã đặt ra
cho chúng ta nhiều thách thức về vấn đề sử dụng tài nguyên hiệu quả, cũng
như khiến chúng ta phải nhìn nhận rằng việc tiết kiệm năng lượng trong lĩnh
vực xây dựng dân dụng là một nhu cầu tất yếu, một giải pháp cần thiết trong
hiện tại và tương lai. Nếu con người có thể khai thác tối ưu tiềm năng tiết
kiệm năng lượng trong công tác thiết kế và xây dựng, đây sẽ là một thay đổi
rất tích cực, góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường, cải thiện không
gian sống.
Theo số liệu của Ngân hàng thế giới (tháng 10/2017), quá trình đô thị hóa
tại Việt Nam thời gian qua diễn ra với tốc độ 3,2%/năm, là mức rất nhanh so
với khu vực và cao gấp đôi tốc độ tăng dân số cả nước. Tính riêng với Hà
Nội, nơi tập trung gần 8 triệu dân, mức gia tăng dân số trung bình mỗi năm là
khoảng 200 nghìn người tương đương với dân số một huyện. Đây đang là một
trong những áp lực lớn lên hạ tầng cơ sở và sự phát triển chung của Thủ đô.
Để đáp ứng nhu cầu về nhà ở của người dân đang đang ngày một gia tăng,
nhiều khu đô thị mới được xây dựng lên, trong đó loại hình nhà thấp tầng có
triển vọng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc sử dụng năng lượng của các


2

công trình nhà thấp tầng tại nước ta nói chung, tại Hà Nội nói riêng chưa thật
sự hiệu quả và chưa được chú trọng đúng mức. Vì vậy công tác đánh giá và
định hướng xây dựng các công trình nhà thấp tầng tiết kiệm năng lượng là rất

thiết thực và đáng được quan tâm.
Xuất phát từ bối cảnh và nhu cầu thực tiễn trên, tôi quyết định chọn đề tài “
Đánh giá kiến trúc nhà ở thấp tầng khu đô thị Gamuda Gardens theo tiêu chí
hiệu quả năng lượng “ làm đề tài nghiên cứu của mình.

2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá việc quy hoạch, tổ chức không gian, thiết kế mặt đứng kiến
trúc, sử dụng vật liệu công trình nhà ở thấp tầng trong khu đô thị Gamuda
Gardens theo tiêu chí hiệu quả năng lượng.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Loại hình công trình nhà ở thấp tầng trong khu đô
thị mới
- Phạm vi nghiên cứu: Khu đô thị Gamuda Gardens – Hoàng Mai – Hà
Nội

4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực trạng ( đo đạc, phỏng vấn, sử dụng
phiếu điều tra …)
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp thu thập tài liệu và kinh nghiệm thực tế
- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia

5. Ý nghĩa khoa học


3

Ý nghĩa khoa học: Phân tích tổng hợp các cơ sở khoa học, lý luận và
thực tiễn về kiến trúc nhà ở thấp tầng trong các khu đô thị mới ở Hà Nội. Cơ

sở khoa học và tư liệu tham khảo cho việc nghiên cứu về hiệu quả năng lượng
trong thiết kế kiến trúc.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn là cơ sở cho việc phát triển kiến trúc của
nhà ở thấp tầng trong khu đô thị Gamuda Gardens cũng như các khu đô thị
mới tại Hà Nội.

6. Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và
Phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC NHÀ Ở THẤP TẦNG
VÀ VẤN ĐỀ HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG
- CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ KIẾN
TRÚC NHÀ Ở THẤP TẦNG THEO TIÊU CHÍ HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG
- CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KIẾN TRÚC NHÀ THẤP TẦNG KHU
ĐÔ THỊ GAMUDA GARDENS THEO TIÊU CHÍ HIỆU QUẢ NĂNG
LƯỢNG


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


105


PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. PHẦN KẾT LUẬN
Luận văn nghiên cứu những vấn đề chính sau:
 Luận văn chỉ ra rằng vấn đề thiết kế Nhà ở thấp tầng theo hướng hiệu
quả năng lượng là rất quan trọng và cần phải được nghiêm túc quan
tâm ngay.
 Từ các cơ sở lý luận và thực tiễn luận văn đã đề xuất ra 5 tiêu chí đánh
giá kiến trúc theo xu hướng hiệu quả năng lượng cho Nhả ở thấp tầng
khu đô thị Gamuda Gardens nói riêng và các khu đô khác tại Hà Nội
nói chung:
- Tiêu chí về quy hoạch (hướng công trình, mặt bằng tổng thể)
- Tiêu chí về kiến trúc (bố cục không gian)
- Tiêu chí về lớp vỏ công trình
- Tiêu chí về chiếu sáng, thông gió tự nhiên
- Tiêu chí về sử dụng thiết bị giúp tiết kiệm năng lượng
 Luận văn đã thử nghiệm đánh giá một số mẫu Nhà ở thấp tầng trong
khu đô thị Gamuda Gardens - Hoàng Mai - Hà Nội và đã rút ra những
đánh giá làm cở sở cho việc đề xuất các giải pháp thiết kế theo hướng
hiệu quả năng lượng và phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Hà Nội.
 Kiến trúc nhà ở thấp tầng khu đô thị Gamuda Gardens nhìn chung còn
chưa đáp ứng được tốt yêu cầu về tiết kiệm năng lượng. Lớp vỏ công
trình còn sử dụng những vật liệu thông thường, chưa áp dụng những
biện pháp cách nhiệt thích hợp. Tuy nhiên về quy hoạch tổng thể của
khu đô thị cũng đã ưu tiên bố trí phần lớn công trình ở hướng tốt, tránh
được nắng nóng và bức xạ mặt trời. Bố cục không gian có sự thông


106


thoáng, tận dụng ánh sáng tự nhiên. Có ưu điểm sử dụng những thiết bị
hiện đại giúp tiết kiệm năng lượng, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.

2. PHẦN KIẾN NGHỊ
 Cần áp dụng ngay tiêu chí thiết kế hiệu quả năng lượng vào thực tiễn
thiết kế các công trình kiến trúc nói chung và nhà ở thấp tầng nói riêng.
 Cần sớm xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn hướng dẫn cụ thể về
thiết kế nhà ở thấp tầng hiệu quả năng lượng trong giai đoạn phát triển
hiện nay cũng như trong tương lai, theo định hướng phát triển chung
của quốc gia đối với kiến trúc bền vững nói chung và kiến trúc hiệu quả
năng lượng nói riêng.
 Cần nghiên cứu và áp dụng thực tiễn vào một trong số khu đô thị mới,
không làm ảnh hưởng đến môi trường và địa điểm xây dựng, góp phần
tiết kiệm sử dụng năng lượng của người dân, bảo vệ môi trường sống
trong khu đô thị và có khả năng áp dụng cao.
 Cần phát triển khoa học kỹ thuật trong xây dựng, áp dụng những vật
liệu tiên tiến để tối ưu hóa nguồn năng lượng trong công trình. Đảm
bảo sự phát triển bền vững trong tương lai.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TÀI LIỆU TRONG NƯỚC
1. Bộ xây dựng ( 2013 ), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09:2013/
BXD về “ Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả “
2. Bộ xây dựng ( 2012 ), TCVN 9411:2012 - Nhà ở liên kế - Tiêu chuẩn
thiết kế
3. Bộ xây dựng ( 1991 ), TCXD 29:1991 Chiếu sáng tự nhiên trong công
trình dân dụng – tiêu chuẩn thiết kế
4. Bộ xây dựng ( 2010 ), TCVN 5687:2010 Thông gió – điều hòa không
khí – Tiêu chuẩn thiết kế

5. GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng (2014): Các giải pháp thiết kế công trình
xanh ở Việt Nam, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội
6. Hội đồng công trình xanh Việt Nam ( 2016 ), LOTUS HOME Pilot –
Hướng dẫn kĩ thuật
7. Ngô Đức Hạnh ( 2016 ), Đánh giá nhà thấp tầng tại một số khu đô thị
mới Hà Nội theo tiêu chí thiết kế thụ động, Luận văn thạc sỹ, Trường
Đại Học Kiến Trúc Hà Nội
8. TS.KTS Nguyễn Quang Minh (2017) ”Kiến Trúc hiệu quả năng
lượng”, báo điện tử Kienviet.net
9. Trịnh Quang Minh ( 2017 ), Đánh giá kiến trúc nhà ở thấp tầng trong
khu nhà ở Hoàn Sơn – Tiên Du – Bắc Ninh, Luận văn thạc sỹ, Trường
Đại Học Kiến Trúc Hà Nội
10. PGS.TS Phạm Đức Nguyên (2002), Kiến trúc sinh khí hậu, Nhà xuất
bản xây dựng, Hà Nội
11. PGS.TS Phạm Đức Nguyên (2011), Biến đổi khí hậu với thiết kế kiến
trúc các công trình có hiệu quả năng lượng


12. PGS.TS Phạm Đức Nguyên (2008), Thiết kế và xây dựng công trình có
hiệu quả năng lượng
13. TS.KTS Hoàng Mạnh Nguyên ( 2014) Hiện thực Kiến trúc xanh trong
điều kiện Khí hậu, Kinh tế, Văn hóa và Xã hội tại Việt Nam
14. Jon Kristinsson – TS. Hoàng Mạnh Nguyên dịch (2015) Thiết kế tích
hợp bền vững
15. Đầu Đại Phú ( 2011 ), Nhà ở thấp tầng sử dụng năng lượng tự nhiên và
tái tạo tại Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại Học Kiến Trúc Hà
Nội
16. Trường đại học kiến trúc TP.Hồ Chí Minh : Sổ tay thiết kế kiến trúc
hiệu quả năng lượng
17. Viện Kiến trúc nhiệt đới (2007) “ Kiến trúc nhiệt đới Việt Nam ”


II. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI
18. KTS.Ken Yeang (1995): Designing With Nature
19. KTS.Ken Yeang (2009): Eco Master Planning
20. KTS.Ken Yeang (2006): Eco Design
21. Michael A. Waibel (2013): Handbook For Green Products

III. CÁC WEBSITE THAM KHẢO
Ashui.com
Archdaily.com
Architizer.com
Archnet.org
E4g.org
Tapchikientruc.com.vn
Kienviet.net


Chikiennguyen.wordpress.com
Ita.vn
Wikipedia.org


PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT MỨC ĐỘ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
CỦA CƯ DÂN TRONG KHU ĐÔ THỊ GAMUDA GARDENS

I. Thông tin về chủ hộ
1. Họ tên chủ hộ:
2. Loại nhà Ông/Bà (Anh/Chị) đang sở hữu:
 Biệt thự đơn lập

 Biệt thự song lập
 Nhà liền kề
 Nhà phố thương mại (Shop House)
3. Địa chỉ nhà của Ông/Bà (Anh/Chị):
4. Ông/Bà (Anh/Chị) đã chuyển đến đây ở được bao lâu:
5. Ông/Bà (Anh/Chị) có đánh giá chung về môi trường sống ở đây như
thế nào:

II. Thông tin về việc sử dụng năng lượng trong nhà
1. Hướng nhà Ông/Bà (Anh/Chị) đang ở:

2. Ông/Bà (Anh/Chị) vui lòng cho biết điện năng tiêu thụ của gia đình
trong tháng gần nhất:

3. Ông/Bà (Anh/Chị) có sử dụng vật liệu cách nhiệt cho tường không ?
 Có
 Không


4. Ông/Bà (Anh/Chị) có sử dụng vật liệu cách nhiệt cho mái không ?
 Có
 Không

5. Ông/Bà (Anh/Chị) có sử dụng vật liệu kính cách nhiệt cho cửa sổ
không ?
 Có
 Không

6. Ông/Bà (Anh/Chị) sử dụng giải pháp chiếu sáng như thế nào vào ban
ngày ?

 Chiếu sáng tự nhiên (lợi dụng các ô cửa sổ để lấy sáng)
 Chiếu sáng nhân tạo (sử dụng bóng đèn điện)

7. Ông/Bà (Anh/Chị) sử dụng giải pháp thông gió như thế nào?
 Thông gió tự nhiên
 Sử dụng quạt thông gió

8. Gia đình có thường xuyên sử dụng thiết bị điều hòa không khí không ?
 Thường xuyên
 Sử dụng ít
 Không sử dụng

9. Gia đình có sử dụng thiết bị nấu nướng chạy bằng năng lượng điện
không ?
 Có
 Không


10. Gia đình có sử dụng bình nước nóng thái dương năng không
 Có
 Không

11. Gia đình có sử dụng pin mặt trời hoặc thiết bị tạo ra điện khác không ?
 Có
 Không

12. Gia đình có thói quen tiết kiệm điện năng khi sử dụng các thiết bị trong
nhà không ?
 Có
 Không




×