Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

TRẢ lời câu hỏi KIỂM TRA SINH CUỐI KHÓA hè 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.3 KB, 2 trang )

TRẢ LỜI CÂU HỎI KIỂM TRA CUỐI KHÓA HÈ 2018
MÔN SINH (THẦY SÁNG)
Câu 1: Lá cây có màu đỏ có quang hợp hay không? Vì sao?
Trả lời: Lá cây có màu đỏ có quang hợp vì những loại cây tuy có lá màu đỏ nhưng trong lá còn
chứa diệp lục. Còn sỡ dỉ có màu đỏ vì nó chứa chất antocyan màu đỏ. Tỉ lệ chất này trong lá
nhiều hơn so với diệp lục dẫn đến lấn át màu xanh của diệp lục và hình thành lá màu đỏ. Do đó,
lá cây có màu đỏ vẫn xảy ra quá trình quang hợp vì vẫn có diệp lục trong cấu tạo sắc tố quang
hợp của lá.
Câu 2: Tại sao lại gọi là thực vật C3, thực vật C4 và thực vật CAM. Đặc điểm chung của ba
loài thực vật này là gì? Loài thực vật nào có năng suất sinh học cao nhất? Vì sao?
Trả lời: - Thực vật C3: QH kiểu C3, những thực vật này có sản phẩm quang hợp đầu tiên là các
hợp chất hữu cơ có 3 nguyên tử C - axít phôtpho glixêric(APG). Quá trình cố định CO2 ở các
thực vật này theo chu trình Canvin.
- Thực vật C4: QH kiểu C4. Những TV này có SP QH đầu tiên là các hợp chất hữu cơ có 4 CAOA (axít ôxalô axêtic). Quá trình cố định CO2 theo chu trình Hatch- Slack.
- Thực vật CAM: Quá trình cố định CO2 vào ban đêm và SPQH đầu tiên là các axít hữu cơ chủ
yếu là axít malic (AM). Nhóm TV này sống ở vùng khô hạn, sa mạc và bán sa mạc, thường
xuyên bị thiếu nước và để tiết kiệm nước đến mức tối đa, các khí khổng đã khép lại vào ban
ngày để tránh thoát hơi nước. Như vậy, CO2 củng sẽ không từ không khí vào lá để thực hiện
quá trình cố định CO2 vào ban ngày và quá trình này chuyển vào ban đêm, khi khí khổng mở.
- Thực vật C4 có năng suất sinh học cao nhất vì không có hô hấp sáng.
Câu 3: Tại sao bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả, người ta phải khống chế sao cho cường
độ hô hấp luôn ở mức tối thiểu? Nêu một số biện pháp bảo quản sao cho cường độ hô hấp luôn
ở mức tổi thiểu.
Trả lời:
- Vì nếu không như vậy các đối tượng bảo quản sẽ hô hấp mạnh hơn dẫn đến các hậu quả: giảm
số lượng và chất lượng, làm giảm O2 và tăng CO2 môi trường, nếu quá mức đối tượng bảo
quản có thể nhanh chóng bị phá hủy.
- Thường sử dụng 3 biện pháp: Bảo quản khô; Bảo quản lạnh; Bảo quản trong điều kiện nồng
độ CO2 cao gây ức chế hô hấp.
Câu 4: Để cho cây lúa không bị ngã đổ lúc bông sắp chín, ta phải bón loại phân bón gì? Vì sao?
Trả lời: Để cho cây lúa không bị ngã đổ lúc bông sắp chín, người ta thường bón phân có nhiều


Kali. Vì Kali giúp tích lũy xenlulôzơ, hemixenlulôzơ và pectin trong vách tế bào thực vật, làm
cho tế bào cứng cáp hơn, giúp tăng khả năng chống ngã đổ của lúa.
Câu 5: Vì sao việc thoát hơi nước ở lá lại cần thiết?


Trả lời:
+Trước tiên có lợi cho chính bản thân thực vật thoát hơi nước! Nếu không thoát hơi nước để
làm giảm nhiệt độ bề mặt lá thì có lẽ thực vật đã bị thiêu cháy dưới sức nóng của mặt trời rồi!
+Thoát hơi nước sẽ làm cho khí khổng mở ra tạo điều kiện hấp thu CO2, là chất cần thiết cho
quá trình quang hợp.
+Khi thoát hơi nước, trong các mạch của cây sẽ có được một sức hút ở bên trên, tạo điều kiện
cho bộ rễ dễ dàng hút nước từ đất (mà trong đất các các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước mà
cây hút lên), từ đó sẽ cung cấp dinh dưỡng cho cây để cây tiếp tục sinh trưởng và phát triển.
Câu 6: Nguyên nhân dẫn đến việc khí khổng đóng và mở?
* Nguyên nhân của sự đóng mở khí khổng:
- Nếu chuyển cây từ trong bóng tối ra ngoài ánh sáng thì khí khổng mở và ngược lại. Vậy,
nguyên nhân gây ra sự đóng mở khí khổng chính là ánh sáng
- Tuy nhiên, một số cây sống trong điều kiện thiếu nước, sự đóng mở chủ động của khí khổng
khi thiếu nước là do sự thay đổi nồng độ axit abxixic (AAB) trong cây
* Cơ chế:
- Cơ chế ánh sáng:
+ Khi đưa cây ra ngoài ánh sáng, lục lạp trong tế bào khí khổng tiến hành quang hợp làm thay
đổi nồng độ CO và pH
+ Kết quả: Hàm lượng đường tăng ⇒ tăng áp suất thẩm thấu ⇒ 2 tế bào khí khổng trương nước
⇒ khí khổng mở.
- Cơ chế axit abxixic (AAB):
+ Khi cây bị hạn, hàm lượng AAB trong tế bào khí khổng tăng ⇒ kích thích các bơm ion hoạt
động ⇒ các kênh ion mở ⇒ các ion bị hút ra khỏi tế bào khí khổng áp suất thẩm thấu giảm
⇒sức trương nước mạnh ⇒ khí khổng đóng.




×