Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Tình hình các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh đồng nai ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (761.11 KB, 79 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THANH CHUNG

TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THANH CHUNG

TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số: 8.38.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN TẤT VIỄN

HÀ NỘI, năm 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu, tài liệu, trích dẫn và kết quả nghiên cứu trong luận
văn thạc sĩ Luật học “Tình hình các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai” là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và không trùng lặp với các đề tài
khác trong cùng lĩnh vực.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Chung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM
PHẠM SỞ HỮU ........................................................................................................5
1.1. Khái niệm, đặc điểm của tình hình các tội xâm phạm sở hữu .............................5
1.2. Phần hiện của tình hình các tội xâm phạm sở hữu .............................................11
1.3. Phần ẩn của tình hình các tội xâm phạm sở hữu ................................................16
1.4. Mối quan hệ giữa tình hình các tội xâm phạm sở hữu với nhân thânngười phạm
tội và nguyên nhân, điều kiện của tình hình các tội xâm phạm sở hữu ....................24
Chương 2: TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐỒNG NAI TỪ NĂM 2013 ĐẾN NĂM 2017 ............................................27
2.1. Phần hiện của tình hình các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ
năm 2013 đến năm 2017 ...........................................................................................28
2.2. Phần ẩn của tình hình các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ
năm 2013 đến năm 2017 ...........................................................................................46
Chương 3:NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA
CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI ..........50

3.1. Dự báo hình tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai .........................50
3.2. Các giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu............................52
KẾT LUẬN ..............................................................................................................69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANCT

An ninh chính trị

ANTT

An ninh trật tự

BLHS

Bộ luật hình sự

BLDS

Bộ luật dân sự

BLTTHS

Bộ luật tố tụng hình sự



Quyết định


TAND

Tòa án nhân dân

THTP

Tình hình tội phạm

TTATXH

Trật tự an toàn xã hội

TTXH

Trật tự xã hội

XPSH

Xâm phạm sở hữu


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Mức độ tổng quan tuyệt đối (mức độ cơ bản) của tình hình các tội
XPSH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2013-2017 .............................................. 29
Bảng 2.2: : Mức độ tổng quan tương đối – tỷ lệ tình hình các tội XPSH trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai ............................................................................................... 29
Bảng 2.3: Cơ số về mức độ của tình hình các tội XPSH trên cơ sở dân số tỉnh
Đồng Nai từ 2013-2017 …………………………………………………. .............. 30
Bảng 2.4: Tỷ lệ giữa số bị cáo và số vụ phạm tội XPSH đã xét xử từ năm

2013 đến năm 2017 ................................................................................................... 31
Bảng 2.5. Diễn biến tình hình các tội XPSH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ
năm 2013 đến năm 2017 ........................................................................................... 32
Bảng 2.6: Diễn biến các tội phạm cụ thể của nhóm các tội XPSH ................ 33
Bảng 2.7: Cơ cấu từng loại tội XPSH trong mối quan hệ với tình hình các tội
XPSH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến năm 2017 ................................ 36
Bảng 2.8: Cơ cấu tình hình các tội XPSH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai phân
theo 11 đơn vị hành chính cấp huyện từ 2013 đến 2017 .......................................... 39
Bảng 2.9: Cơ cấu theo loại hình phạt áp dụng của tình hình các tội xâm phạm
sở hữu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến năm 2017 ............................... 40
Bảng 2.10: Cơ cấu THTP XPSH xét theo độ tuổi người phạm tội ................ 42
Bảng 2.11: Cơ cấu THTP XPSH xét theo trình độ văn hóa .......................... 42
Bảng 2.12: Cơ cấu THTP XPSH xét theo nghề nghiệp ................................. 43
Bảng 2.13: Cơ cấu THTP XPSH xét theo đặc điểm tiền án, tiền sự; tái phạm,
tái phạm nguy hiểm ................................................................................................... 43
Bảng 2.14:Cơ cấu THTP XPSH xét hoàn cảnh gia đình của người phạm tội ........44
Bảng 2.15: Tỷ lệ tội phạm ẩn của THTP XPSH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ
2013-2017.................................................................................................................. 47
Biểu 2.1: Diễn biến tình hình các tội XPSH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ
năm 2013 đến năm 2017 ........................................................................................... 32


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Đồng Nai là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam, với diện tích tự nhiên
là 5.907,2 km2 lớn thứ ba ở miền nam. Dân số Đồng Nai hiện nay đang đứng thứ 5
trong 63 tỉnh thành nước ta. Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu, phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, Bình Dương. Đồng Nai có vị trí
hết sức quan trọng, là cửa ngõ phía đông Thành phố Hồ Chí Minh và là một trung
tâm kinh tế lớn của cả phía Nam, nối Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên với toàn bộ

vùng Đông Nam Bộ. Theo số báo cáo của cục thống kê năm 2016 dân số toàn tỉnh
đạt gần 3.100 triệu người, mật độ dân số đạt 890 người/ km2. Trong đó dân số nông
thôn chiếm khoảng 66,3%, thành thị khoảng 33,7%; nam chiếm 49,2%, nữ giới
chiếm 50,8%. Tỉnh Đồng Nai có đủ 54 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống.
Tỉnh Đồng Nai có 13 tôn giáo khác nhau, nhiều nhất là Công giáo chiếm 29,9% dân
số, Phật giáo chiếm khoảng 12,7%, Cao Đài khoảng 5,2%, còn lại là các tôn giáo
khác như Tin Lành, Hồi Giáo ...
Với vị trí địa lý thuận lợi, được xem là một tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tế
Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển, năng động nhất cả nước, kết hợp cùng với
nền văn hóa đa dạng, phong phú, Đồng Nai trở thành một trong ba góc nhọn của
tam giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai. Kinh tế tỉnh
Đồng Nai phát triển mạnh, đời sống xã hội chuyển biến tích cực, dân trí được nâng
cao.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực do nền kinh tế thị trường mang
lại thì tình hình trật tự, trị an trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp như tình trạng
nhập cư, cư trú trái phép, các vấn đề về tệ nạn xã hội, lối sống trụy lạc… kéo theo
đó là sự biến động của tình hình tội phạm nói chung và tình hình các tội xâm phạm
sở hữu nói riêng ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp về quy mô, tính chất, mức
độ nguy hiểm. Do vậy việc nhận thức nguyên nhân, điều kiện dẫn đến tội phạm,
tình hình tội phạm và hành động trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm
phải có những chuyển biến phù hợp với tình hình thực tế.
1


Theo số liệu thống kê từ TAND tỉnh Đồng Nai, trong 05 năm từ năm 2013
đến năm 2017 , TAND các cấp đã giải quyết 15.316 vụ với 29.928 bị cáo; trong đó
đã xét xử các tội XPSH là 5.415 vụ với 8.328 bị cáo. Cụ thể năm 2013 số vụ án
XPSH 1.166 vụ với 1.927 bị cáo; năm 2014 số vụ án XPSH 1.123 vụ với 1.792 bị
cáo; năm 2015 số vụ án XPSH 1.158 vụ với 1.863 bị cáo; năm 2016 số vụ án XPSH
1.070 vụ với 1.519 bị cáo; năm 2017 số vụ án XPSH 898 vụ với 1.227 bị cáo.

Trên cơ sở nghiên cứu thực tế tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu thiết kế
hệ thống phòng ngừa đạt hiệu quả trên thực tế nhằm làm giảm tình hình các tội xâm
phạm sở hữu nói riêng, tình hình tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Với mong muốn đó cùng với mức độ hiểu biết của mình, học viên chọn nghiên cứu
đề tài: “Tình hình các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” làm luận
văn thạc sĩ luật học chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa tội phạm.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến đề tài “Tình hình các tội XPSH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”,
tác giả có tham khảo một số công trình nghiên cứu sau:
- ĐặcđiểmtộiphạmhọccủaTHTPởnướctahiệnnay,PhạmVănTỉnh,2004.
- Một sốvấnđềlýluậnvềTHTPởViệtNam,PhạmVănTỉnh,Nxb.Tưpháp,2007.
- Một số vấn đề về THTP ẩn ở Việt Nam, Trần Hữu Tráng, Tạp chí Luật học,
số 3,2000.
- Ngoài ra, những giáo trình như: Giáo trình Tội phạm học của Trung tâm
đào tạo từ xa Đại học Huế (1999) tác giả Võ Khánh Vinh; Giáo trình Tội phạm học
của Học viện Cảnh sát nhân dân (2002), Đại học Luật Hà Nội (2007); sách chuyên
khảo Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm (Nguyễn Xuân Yêm, 2001),
đều là nguồn tài liệu có giá trị cho đề tài tham khảo và kếthừa.
Đồng thời, tác giả luận văn có tham khảo một số đề tài luận văn để coi đó là
kinh nghiệm học tập và viết luận văn này như:
-Cao Thị Thu Trang (2017), Tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em ở
Việt Nam hiện nay; Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xãhội.
- Cao Vũ Lộc (2017), Tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Cái Bè, tình
2


Tiền Giang; Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xãhội.
- Nguyễn Thi Soa (2017), Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội
xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Luận văn thạc sĩ luật học,
Học viện Khoa học xãhội.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiêncứu
-Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu vận dụng lý thuyết về tìnhhình
tội phạm, Đề tàilàm rõ đặc điểm tình hình các tội xâm phạm sở hữu trên địabàn tỉnh
Đồng Nai, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp phòng ngừa và tổ chức thựchiện phòng
ngừa các tội phạm này trên địa bàn.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Xuất phát từ mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu
được đặt ra là:
+ Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về THTP XPSH theo pháp luật
Việt Nam.
+ Nghiên cứu tình hình các tội phạm XPSH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ
năm 2013 đến 2017 trên cơ sở lý luận về tình hình tội phạm.
+ Dự báo về THTP XPSH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.
+ Đề xuất giải pháp phòng ngừa và tổ chức thực hiện phòng ngừa THTP
XPSH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiêncứu
- Đối tượng nghiên cứu: tình hình các tội XPSH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học.
- Về không gian: địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Về thời gian: các số liệu nghiên cứutrong 05 năm từ năm 2013 – 2017.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Cơ sở phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Các quan
điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta về phòng, chống
tội phạm.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã sử
3


dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp;

+ Phương pháp thống kê;
+ Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp;
+ Phương pháp trao đổi, tòa đàm.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luậnvăn
- Kết quả nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận về phòng ngừa tội
phạm XPSH; xác định những vấn đề có tính quy luật trong đặc điểm của tội phạm
XPSH,những thiếu sót trong công tác quản lý xã hội và nguyên nhân.
- Dự báo THTP XPSH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới, từ đó
đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống
tội phạm này của các cơ quan chức năng trong thời giantới.
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ thêm
cơ sở lý luận về phòng chống tội phạm nói chung, tội phạm XPSH nói riêng từ thực
tiễn của tỉnh Đồng Nai.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được nghiên cứu,
sử dụng trong công tác phòng ngừa tội phạm XPSH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
cũng như các tỉnh khác có điều kiện kinh tế-xã hội tương tự như Đồng Nai.
7. Kết cấu của luậnvăn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung
của luận văn được cấu trúc thành 3 chương, cụ thể là:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tình hình các tội xâm phạm sở hữu.
Chương 2: Tình hình các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
từ năm 2013 đến năm 2017.
Chương 3: Các giải pháp phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm sở hữu
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

4


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU


1.1. Khái niệm, đặc điểm của tình hình các tội xâm phạm sở hữu
1.1.1. Khái niệm tình hình các tội xâm phạm sở hữu
a) Khái niệm các tội xâm phạm sở hữu theo pháp luật hình sự Việt Nam
Các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy
định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một
cách cố ý và vô ý xâm phạm chế độ sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức
và cá nhân. Xâm phạm vào quyền sở hữu đối với tài sản có nghĩa là làm mất đi
quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, hoặc quyền định đoạt đối với tài sản. Đối tượng
tác động của nhóm tội này là tài sản, quyền sở hữu ở đây là sở hữu về tài sản.
Các tội phạm cụ thể XPSH được quy định tại chương XIV BLHS năm 1999
(sửa đổi, bổ sung năm 2009) và chương XVI Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017)
Nghiên cứu về cấu thành tội phạm của các tội XPSH, có thể chỉ ra một số
dấu hiệu pháp lý chung như sau:
- Khách thể của các tội XPSH là các quan hệ sở hữu đối với tài sản. Nội
dungcủa quan hệ sở hữu thể hiện quyền của chủ sở hữu về tài sản, bao gồm quyền
chiếmhữu, sử dụng, định đoạt tài sản và được quy định trong Luật Dân sự [10, tr.
264]. Đối tượng tác động của các tội XPSH. Theo quy định tại Điều 105 BLDS năm
2015, thì tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Trong đó,
giấy tờ có giá là giấy tờ được xác định mệnh giá và có thể lưu thông dân sự được
(mua bán). Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối
với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ và quyền tài sản khác. Tài sản với tư cách là đối
tượng tác động của các tội XPSH bao gồm vật, tiền và giấy tờ có giá.
Trong các loại tài sản thì một số tài sản đặc biệt không phải là đối tượng của
tộiXPSH mà là đối tượng của một số tội phạm khác. Ví dụ: Công trình, phương tiện
giaothông vận tải, thông tin liên lạc, các loại vũ khí quân dụng…
5



- Mặt khách quan của các tội XPSH thể hiện ở các hành vi:
+ Hành vi chiếm đoạt tài sản: người phạm tội cố ý chuyển dịch một cách trái
pháp luật tài sản đang thuộc truyền sở hữu của chủ thể khác thành tài sản “của
minh”… Hành vi chiếm đoạt bao giờ cũng thực hiện bằng hành động tích cực, cụ
thể và luôn là cố ý trực tiếp: Mong muốn biến tài sản của người khác thành tài sản
của mình.
+ Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản: Một hình thức thấp hơn, cũng được
thể hiện bằng sự chuyển dịch tài sản từ chủ thể khác, chủ thể quản lý tài sản đã mất
khả năng thực tế thực hiện quyền chiếm hữu đối với tài sản. Ở đây chủ thể phạm tội
khẳng định sự mong muốn chiếm hữu tài sản không phải của mình bằng cách tỏ
những thái độ định đoạt đối với tài sản kể trên.
+ Hành vi sử dụng trái phép tài sản: Đó là việc khai thác giá trị, giá trị sử
dụng các tài sản mà không được phép, không được sự đồng ý của chủ sở hữu hoặc
người có chức năng quản lý về nghiệp vụ đối với loại tài sản bị khai thác trái phép
đó.
+ Hành vi hủy hoại, làm hư hỏng tài sản, làm mất mát, lãng phí tài sản: Đó là
những hành vi được thể hiện thông qua đối tượng tác động làm mất hoàn toàn giá
trị, giá trị sử dụng của tài sản (hủy hoại), làm mất giá trị từng phần có thể khôi phục
được (làm hư hỏng), làm thất thoát gây thiệt hại cho chủ sở hữu…
Hậu quả tài sản bị chiếm đoạt, bị hủy hoại xảy ra là dấu hiệu bắt buộc của
một số cấu thành tội phạm như: trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản….
Các tội cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài
sản,cướp giật tài sản là những tội phạm có cấu thành hình thức, nên dấu hiệu về mặt
khách quan của các tội phạm này chỉ bao gồm một yếu tố là hành vi phạm tội mà
không gồmhậu quả của tội phạm và mối quan hệ giữa hành vi phạm tội với hậu quả
do tội phạm gây ra..
Về thời điểm hoàn thành của tội phạm, tùy thuộc vào từng cấu thành tội
phạm cụ thể mà thời điểm hoàn thành tội phạm có thể khác nhau.
- Chủ thể của tội phạm XPSH
6



Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full














×