Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Hóa 9 Các Loại Hợp Chất Vô Cơ || Phân Dạng và Luyện tập (nâng cao)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.96 KB, 17 trang )

Các Loại Hợp Chất Vô Cơ I
Dạng 1: Sơ Đồ Chuyển Hóa.
VD1: Viết PTHH của các phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau:
a, Ca3(PO4)2→P→P2O5→H3PO4→NaH2PO4→Na2HPO4→Na3PO4→Ag3PO4→H3PO4.
b, NaCl→NaOH→Na2SO4→NaNO3→O2→Fe3O4→FeCl2→FeCl3→CuCl2→Cu(OH)2→CuO→Cu→CuCl2→CuS→Cu(NO3)2
c,
FeS2→Fe2O3→Fe3O4→FeO→Fe→Fe(NO3)2→Fe2O3→FeCl3→Cl2→H2SO4→H2S→S→SO2→Na2SO3→Na2SO4→NaNO3→CuO
5
6
7
10
Ag 2S‡ˆ ˆ†
→ Fe(NO3 )3 
→ NO 2 
→ NaNO2 ‡ˆ ˆ†
NaNO3 
→ NO
ˆ2 ˆ Ag ‡ˆ ˆ†
ˆ4 ˆ AgNO3 
ˆˆ
9
1

3

8

d,
VD2: Xác định các chất A, B, C, E, F, G, H để hoàn thành các phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau:
o


FeS + O2

t



A+B

F+B→G+E

K+A→H+E

o

t



A + O2
C
FeS + F → I + K
C+E→F
I+F→G+A+E
VD3: Viết PTHH của các phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa:
CaCO3→X→Y→Z→CaCO3→A→B→C→CaCO3
VD4: Cho các chất: Al, Al2O3, AlCl3, Al(OH)3, NaAlO2. Viết sơ đồ chuyển hóa giữa các chất trên và viết PTHH theo sơ đồ
chuyển hóa đó.
Dạng 2: Điều Chế.
VD1: Từ nước, không khí, muối ăn, quặng pirit sắt, quặng photphoric, đá vôi. Hãy viết PTHH điều chế:
a, NaOH

b, Fe2(SO4)3
c, Ca(OH)2
d, Ca(H2PO4)2 e, (NH4)2HPO4 f, (NH2)2CO.
VD2: Viết 5 PTHH khác nhau, trực tiếp tạo ra:
a, CO2
b, SO2
c, MgO
d, HCl
VD3: Từ các chất: KMnO4, FeS, Ca(HCO3)2, axit HCl có thể điều chế được những khí gì? Viết PTHH của các phản ứng xảy
ra.
VD4: Viết PTHH trực tiếp điều chế các loại phân đạm sau:
a, NH4NO3
b, (NH4)2SO4
c, NH4Cl
d, KNO3
Dạng 3: Giải Thích Hiện Tượng.
VD1: Nêu hiên tượng xảy ra và viết PTHH cho mỗi trường hợp sau:
a, Cho AgNO3 vào dung dịch HCl.
h, Cho Na2S vào dung dịch MgCl2.
b, Cho NaHCO3 vào dung dịch Ba(OH)2.
i, Sục H2S vào dung dịch FeCl3.
c, Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
k, Sục Na2S vào dung dịch FeCl3.
d, Cho FeS vào dung dịch H2SO4 loãng.
l, Sục SO2 vào dung dịch KMnO4.
e, Cho CaCO3 vào dung dịch HNO3.
m, Sục CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.
f, Cho Na2SO3 vào dung dịch BaCl2.
n, Sục SO2 tới dư vào dung dịch Ba(OH)2.
g, Cho Na2CO3 và dung dịch FeCl3

VD2: Nung hỗn hợp M gồm NaHCO3, BaCO3, MgCO3 trong bình chân không đến khối lượng không đổi, thu được hỗn
hợp rắn X, hỗn hợp khí và hơi Y. Cho X vào H2O dư, thu được dung dịch A và kết tủa Z. Hấp thụ toàn bộ Y vào A, thu
được kết tủa B và dung dịch C. Dung dịch C tác dụng với dunng dịch NaOH lại thu được kết tủa B. Xác định X, Y, Z, A, C
và viết PTHH xảy ra.
VD3: Cho lần lượt từng chất: HCl, BaCO3, Al2O3, KOH vào lần lượt các dung dịch: NaHSO4, AgNO3. Hãy viết các PTHH xảy
ra.
VD4: Thực hiện các thí nghiệm: Nung KMnO4 ở nhiệt độ cao thu được khí A; Cho HCl tác dụng với dung dịch KMnO 4
thu được khí B; Đốt cháy FeS2 trong O2 vừa đủ thu được khí D; Cho Zn tác dụng với HCl thu được khí E.
a, Xác định các khí A, B, D, E và viết PTHH.
b, Cho các khí A, B, D, E lần lượt tác dụng với nhau từng đôi một trong điều kiện thích hợp, hãy viết PTHH xảy ra.
1|Page


Các Loại Hợp Chất Vô Cơ I
Dạng 4: Nhận Biết – Tách Chất.
VD1: Trình bày PPHH nhận biết các khí riêng biệt: SO 2, CO2, O2, HCl, H2S, H2.
VD2: Chỉ dùng thêm 1 thuốc thử, phân biết các dung dịch sau: HCl, Na 2CO3, MgCl2, H2SO4, NaOH.
VD3: Không dùng thêm thuốc thử, hãy phân biết các dung dịch riêng biệt sau: NaHCO 3, Na2CO3, BaCl2, NaOH, H2SO4.
VD4: Chỉ dùng thêm dung dịch HCl làm thuốc thử. Hãy phân biết các dung dịch riêng biệt sau: NaHCO 3, Na2CO3, NaOH,
MgCl2, BaCl2, NH4Cl.
VD5: Chỉ dùng thêm dung dịch HCl (không sử dụng nhiệt độ để nhiệt phân), hãy nhận biết 4 chất rắn: Na 2CO3, BaCO3,
NaHCO3, BaSO4.
VD6: Cho hỗn hợp kim loại Mg, Fe vào dung dịch chứa hỗn hợp muối Cu(NO 3)2, AgNO3. Phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được hỗn hợp rắn A gồm 3 kim loại và dung dịch chứa 2 muối . Trình bày phương pháp tách riêng từng kim loại ra
khỏi hỗn hợp A mà không làm thay đổi lượng của chúng có trong A. Viết PTHH xảy ra.
VD7: Khí CO2 có lẫn tạp chất khí là HCl và H2O. Trình bày PPHH tinh chế khí CO2.
VD8: Có 3 mẫu phân bón ở thể rắn đựng trong các lọ riêng biệt: NH 4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4. Hãy phân biết các mẫu
phân bón trên bằng PPHH.
VD9: a, Có 4 chất rắn riêng biệt: Na2O, P2O5, MgO, Al2O3. Chỉ được dùng thêm H2O và quỳ tím, hãy nêu cách phân biệt
từng chất.

b, Bằng PPHH hãy tách từng chất ra khỏi hỗn hợp rắn gồm FeCl 3, CaCO3, AgCl.
VD10: Chỉ dùng dung dịch HCl, bằng PPHH hãy phân biệt 6 dung dịch riêng biệt sau: FeCl 3, KCl, Na2CO3, AgNO3,
Zn(NO3)2, NaAlO2. Viết PTHH.
VD11: Có hỗn hợp gồm 4 muối khan: Na2SO4, MgSO4, BaSO4, Al2(SO4)3. Chỉ dùng thêm quặng pirit, H2O, muối ăn, các
thiết bị, điều kiện đầy đủ. Hãy trình bày phương pháp tách Al 2(SO4)3 tinh khiết ra khỏi hỗn hợp.
Dạng 5: Oxit Axit Tác Dụng Với Dung Dịch Kiềm.
VD1: Hấp thụ hoàn toàn 7,84 lít (đktc) khí CO 2 vào 200 ml dung dịch KOH 1,5M và K2CO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy
ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Tính khối lượng mỗi muối có trong dung dịch X.
VD2: Hấp thụ hoàn toàn 0,4 mol khí CO2 vào dung dịch chứa 0,15 mol Ca(OH) 2 và 0,2 mol KOH. Sau khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Tính m.
VD3: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Na2CO3 0,3M và NaOH x mol/lít. Sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch CaCl 2 dư, thu được 10 gam kết
tủa. Tính x.
VD4: Hấp thụ hết 6,72 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch chứa KOH 1M và NaOH xM. Sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn , làm khô dung dịch thu được 32,8 gam chất rắn khan. Giả sử trong quá trình làm khô dung dịch không xảy
ra phản ứng hóa học. Tính x.
VD5: Cho 28,4 gam P2O5 vào 750 ml dung dịch NaOH 1,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch
chứa m gam muối. Tính m.
VD6: Cho m gam P2O5 vào 19,6 gam dung dịch H3PO4 5% thu được dung dịch X. Cho dung dịch X phản ứng hết với 100
ml dung dịch KOH 1M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 6,48 gam chất rắn khan.
a, Viết PTHH các phản ứng có thể xảy ra.
b, Tính khối lượng các chất có trong 6,48 gam chất rắn và giá trị m.
Dạng 6: Kim Loại Tác Dụng Với Axit.
VD1: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe 3O4 trong 500 ml dung dịch H2SO4 aM (loãng), thu được dung
dịch Y. Cho Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 1,6 mol NaOH, thu được 52 gam kết tủa. Tính m, a.
VD2: Hoàn tan m gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe (tỉ lệ mol tương ứng 7:6) vào dung dịch HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được dung dịch Y; 23,072 lít khí H 2 (đktc) và 0,3m gam chất rắn.
a, Tính m.
b, Cho Y tác dụng với dung dịch Ba(OH) 2 dư. Lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được a
gam chất rắn khan. Tính a.

VD3: Chia m gam hỗn hợp M gồm Fe, Cu thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch H 2SO4
2|Page


Các Loại Hợp Chất Vô Cơ I
loãng, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Cho phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch H 2SO4 đặc nóng, thu được 7,28 lít
khí SO2 duy nhất (đktc).
a, Tính m.
b, Hấp thụ hoàn toàn lượng SO2 trên vào lượng dư dung dịch KMnO4. Tính khối lượng KMnO4 phản ứng.
VD4: Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam bột Fe vào dung dịch H 2SO4 đặc nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được dung dịch chứa 32,8 gam muối và V lít SO 2 duy nhất (đktc). Tính V.
VD5: Cho 7,3 gam hỗn hợp X gồm Zn và kim loại M (III) vào lượng dư dung dịch H 2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy
ra hoàn toàn, thu được 6,16 lít H2 (đktc). Mặt khác, cho 4,05 gam kim loại M phản ứng hết với dung dịch HCl thì lượng
H2 sinh ra bé hơn 5,6 lít (đktc). Xác định M.
Dạng 7: Kim Loại Tác Dụng Với Dung Dịch Muối.
Loại 1: Một Kim Loại Tac Dụng Với Dung Dịch Chứa Một Muối.
VD1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO 4. Sau một thời gian, khối lượng dung dịch giảm 1,2 gam so với khối lượng
dun g dịch ban đầu. Tính khối lượng Fe đã phản ứng.
VD2: Hòa tan hỗn hợp X gồm 3,2 gam Cu và 23,2 gam Fe 3O4 bằng lượng dư dung dich H2SO4 loãng, thu được dung dịch
Y. Cho NaOH dư vào Y thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất
rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính m.
VD3: Cho m gam hỗn hợp X gồm Na, K và Ba phản ứng hết với dung dịch chứa 0,1 mol FeCl 2 và 0,15 mol CuCl2. Kết
thúc các phản ứng thu được kết tủa Z, dung dịch Y và 0,3 mol H 2. Cô cạn dung dịch Y thu được 40,15 gam chất rắn
khan.
a, Viết PTHH xảy ra.
b, Tính m.
VD4: Cho m gam bột Fe vào 50 ml dung dịch Cu(NO 3)2 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X và 4,88 gam chất rắn Y.
Cho 4,55 gam bột Zn vào dung dịch X, kết thúc phản ứng thu được 4,1 gam chất rắn Z và dung dịch chứa 1 muối duy
nhất. Tính m.
VD5: Cho m gam bột Fe vào dung dịch chứa 0,15 mol CuSO 4 và 0,2 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu

được 0,725m gam hỗn hợp kim loại. Tính m.
VD6: Cho m gam bột Cu vào 400 ml dung dịch AgNO 3 0,2M, sau một thời gian phản ứng thu được 7,76 gam hỗn hợp
chất rắn X và dung dịch Y. Lọc tách X, rồi thêm 5,85 gam bột Zn vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được
10,53 gam chất rắn Z. Tính m.
VD7: Nhúng thanh kim loại M (II) vào 500 ml dung dịch CuSO 4 1M. Sau một thời gian, lấy thanh kim loại ra cân lại thấy
khối lượng thanh giảm 0,1 gam so với khối lượng ban đầu và nồng độ mol của CuSO 4 trong dung dịch thu được giảm
20% so với ban đầu. Coi toàn bộ lượng Cu sinh ra đều bám hết vào thanh kim loại M. Xác định tên kim loại M.
Loại 2: Một Kim Loại Tác Dụng Với Dung Dịch Cứa 2 Muối.
VD1: Cho 16,25 gam bột Zn vào 200 ml dung dịch chứa AgNO 3 1M và Cu(NO3)2 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y.
a, Tính m.
b, Cho 800 ml dung dịch NaOH vào X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được a gam kết tủa. Tính a.
VD2: Cho m gam bột Zn vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO 3)2 1,5M và AgNO3 2M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được
34,45 gam chất rắn. Tính m.
VD3: Cho 6,75 gam bột Al vào 200 ml dung dịch X chứa CuCl 2 aM và FeCl2 bM. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn,
thu được dung dịch Y và 23,4 gam chất rắn. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, thu được 2,25 gam kết tủa.
Tính a, b.
VD4: Cho 11,2 gam bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl 2 0,5M và FeCl3 0,75M. Sau khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Tính m.
Loại 3: Hai Kim Loại Phản Ứng Với Dung Dịch Chứa Một Muối.
VD1: Chia 26,4 gam hỗn hợp bột X gồm Fe, Cu thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch H 2SO4
loãng, thu được 3,36 lít H2 (đktc). Cho phần 2 tác dụng với 500 ml dung dịch AgNO 3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra
3|Page


Các Loại Hợp Chất Vô Cơ I
hoàn toàn, thu được dung dịch Y và m gam chất rắn Z.
a, Tính m.
b, Dung dịch Y hòa tan tối đa bao nhiêu gam bột Cu.
VD2: Cho 13,9 gam hỗn hợp bột X gồm Al và Fe vào 300 ml dung dịch CuSO 4 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn

toàn, thu được dung dịch Y và 22 gam chất rắn Z.
a, Tính khối lượng mỗi kim loại trong X.
b, Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch Na 2CO3. Tính khối lượng kết tủa tạo thành.
VD3: Cho hỗn hợp X gồm 0,01 mol Al và a mol Fe vào dung dịch AgNO 3 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được m gam
chất rắn Y và dung dịch Z chứa 3 muối. Cho Z tác dụng với dung dịch NaOH dư trong điều kiện không có không khí, thu
được 1,97 gam kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 1,6 gam chất rắn chỉ chứa 1
chất duy nhất. Tính m, a.
VD4: Cho m gam hỗn hợp bột X gồm Mg, Fe vào 200 ml dung dịch chứa CuCl 2 0,5M và HCl 1M. Sau khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp Y gồm 2 kim loại. Tính khối lượng Mg trong m gam hỗn hợp X.
VD5: Cho 9,2 gam hỗn hợp bột Mg, Fe vào 400 ml dung dịch CuSO 4 aM. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
được dung dịch X chứa 2 muối và 15,6 gam chất rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y bằng 1 lượng dư dung dịch H 2SO4 đặc,
nóng thu được 6,16 lít SO2 duy nhất (đktc). Tính a.
VD6: Cho 18,85 gam hỗn hợp bột X gồm Al, Zn, Cu vào 250 ml dung dịch Cu(NO 3)2 1M, sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được dung dịch Y (không còn màu xanh) và 25,65 gam chất rắn Z. Hòa tan hết Z trong dung dịch H 2SO4
đặc, nóng, dư sinh ra 8,96 lít SO2 duy nhất (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại Cu trong 18,85 gam X.
VD7: Hỗn hợp X gồm Fe và Cu. Cho m gam X tác dụng với dung dịch CuSO 4 dư. Kết thúc phản ứng thu được (m+1,2)
gam chất rắn khan. Cũng m gam X trên phản ứng hết với dung dịch H 2SO4 đặc, nóng thu được 94 gam dung dịch Y và
6,384 lít khí SO2 duy nhất (đktc). Biết trong Y lượng axit dư có nồng độ 44,83% và giả sử nước không bay hơi trong quá
trình phản ứng. Tính m và C% của H2SO4 ban đầu.
VD8: Cho 14,8 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe vào 175 ml dung dịch FeCl 3 2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn,
thu được dung dịch Y và 4,8 gam chất rắn Z . Cho Z vào dung dịch H 2SO4 loãng không thấy khí thoát ra. Cho Y tác dung
với lượng dư dung dịch Na2S, thu được m gam kết tủa. Tính m.
Loại 4: Hai Kim Loại Tác Dụng Với Dung Dịch Chứa Hai Muối.
VD1: Chia 20,7 gam hỗn hợp bột X gồm Mg và Al thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dung với dung dịch NaOH
dư, thu được 8,4 lít H2 (đktc). Cho phần 2 tác dụng với 1 lít dung dịch gồm AgNO 3 0,2M và Cu(NO3)2 0,35M. Sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và m gam chất rắn Z. Tính m.
VD2: Cho 8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa 0,1 mol CuCl 2 và 0,1 mol HCl. Sau khi kết thúc các phản
ứng thu được khí H2, dung dịch Y và 9,2 gam chất rắn khan. Tính %m mỗi kim loại trong X.
Dạng 8: Dung Dịch Muối Tác Dụng Với Dung Dịch Muối.
VD1: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp MgCl2, FeCl3, CuCl2 vào H2O thu được dung dịch X. Cho từ từ dòng khí H 2S sục vào X

đến dư thì thu được 16 gam kết tủa. Mặt khác, cho toàn bộ X tác dung với dung dịch Na 2S dư, thu được 30,6 gam kết
tủa. Nếu thay FeCl3 trong X bằng FeCl2 (cùng số mol) rồi cho tác dụng với dịch Na 2S dư thì lượng kết tủa thu được là 29
gam. Tính khối lượng mỗi muối trong X.
VD2: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Fe và Zn trong m 1 gam dung dịch H2SO4 98% dư thu được m1 gam dung
dịch Y và V lít khí SO2 duy nhất (đktc).
a, Xác định %m mỗi kim loại trong X.
b, Dung dịch Y hòa tan vừa đủ m2 gam MgCO3 thu được 4,48 lít khí (đktc) và dung dịch Z. Cho tiếp BaCl 2 dư vào dung
dịch Z thu được 233 gam kết tủa. Xác định m, m 1, m2, V.
VD3: Hòa tan hoàn toàn 8,025 gam một muối clorua (X) vào H 2O thu được 300 ml dung dịch Y. Lấy 50 ml dung dịch Y
đem tác dụng với dung dich AgNO3 dư thu được 3,5875 gam muối kết tủa trắng. Tìm X.
Dạng 9: Oxit Bazơ Tác Dụng Với Dung Dịch Axit.
VD1: Một hỗn hợp A gồm Al, Al2O3, CuO tan hết trong 1 lít dung dịch H2SO4 1M, thu được dung dịch B và 6,72 lít khí H 2
(đktc). Khi thêm 0,1 lít dung dịch NaOH 1M vào dung dịch B thì thấy kết tủa bắt đầu xuất hiện và để kết tủa bắt đầu
4|Page


Các Loại Hợp Chất Vô Cơ I
không thay đổi nữa thì thể tích dung dịch NaOH 1M đã dùng tổng cổng là 2,2 lít, dung dịch thu được khi đó là dung
dịch C.
a, Tính %m từng chất trong A.
b, Thêm dung dịch HCl 1M vào dung dịch C. Tính thể tích dung dịch HCl 1M phải dùng để thu được kết tủa sau khi
nung nóng cho ra 15,3 gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
VD2: Chia 16 gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3 thành 2 phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dung hết với dung dịch HCl dư,
thu được 15,7 gam muối khan. Phần thứ 2 tác dụng hết với 100 ml dung dịch Y gồm hỗn hợp HCl, H 2SO4 loãng, thu
được 16,95 gam muối khan.
a, Tính %m mỗi chất trong X.
b, Tính CM của các axit trong dung dịch Y.
VD3: Hỗn hợp X gồm kim loại M (II, III) và MxOy. Cho 32,8 gam X tác dung với 0,8 lít HCl 2M thì hỗn hợp X tan hết cho
dung dịch A và 4,48 lít khí (đktc). Để trung hòa lượng axit dư trong dung dịch A cần 0,6 lít dung dịch NaOH 1M. Xác
định M, MxOy.

VD4: Biết A là oxit của 1 kim loại, khử hoàn toàn 3,2 gam A cần dùng vừa đủ 896 ml H 2 (đktc). Nếu lấy toàn bộ lượng
kim loại thu được cho phản ứng với dung dịch H 2SO4 đặc, nóng, dư thì thu được V lít SO2 duy nhất (đktc). Xác định A
và tính V.
VD5: Cho hỗn hợp gồm 6,4 gam CuO và 8 gam Fe 2O3 tác dụng với 155 ml dung dịch H2SO4 1M đến khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn thấy có m gam chất rắn không tan. Tính m.
VD6: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Cu tác dụng với lượng dư dung dịch HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn, thu được dung dịch Y và 1,6 gam kim loại không tan. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch chứa
NaOH 1M và KOH 1M, thu được 36,8 gam kết tủa. Tính n HCl ban đầu và m.
Dạng 10: Bazơ Tác Dụng Với Dung Dịch Axit.
VD1: Cho 14,8 gam hỗn hợp rắn X gồm kim loại M(II), oxit của M và muối sunfat của M hòa tan trong dung dịch H 2SO4
loãng, dư thì thu được dung dịch A và 4,48 lít khí (đktc). Cho NaOH dư vào dung dịch A thì thu được kết tủa B. Nung B
ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì còn lại 14 gam chất rắn. Mặt khác, cho 14,8 gam hỗn hợp X vào 0,2 lít
dung dịch CuSO4 2M. Sau khi phản ứng kết thúc, tách bỏ chất rắn, đem phần dung dịch cô cạn đến hết nước thì còn lại
62 gam chất rắn.
a, Xác định kim loại M.
b, Xác định %m các chất trong X.
VD2: Hỗn hợp A gồm 3 kim loại Al, Fe, Cu. Cho m gam hỗn hợp A vào dung dịch CuSO 4 dư, sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được 35,2 gam kim loại. Nếu cũng hòa tan m gam hỗn hợp A vào 500 ml dung dịch HCl 2M đến khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,96 lít khí (đktc), dung dịch Y và a gam chất rắn.
a, Viết PTHH và tính a.
b, Cho từ từ dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y và khuấy đều đến khi bắt đầu thấy xuất hiện kết tủa thì dùng hết V 1
lít dung dịch NaOH 2M. Tiếp tục cho tiếp dung dịch NaOH vào đến khi lượng kết tủa không có sự thay đổi nữa thì
lượng dung dịch NaOH 2M đã dùng hết 600 ml. Tính m, V 1.
VD3: Cho từ từ dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch chứa HCl 0,5M và AlCl 3 1M đến dư.
a, Nêu hiện tượng và viết các PTHH xảy ra để giải thích.
b, Tính thể tích dung dịch KOH đã dùng để thu được lượng kết tủa lớn nhất.
c, Tính thể tích dung dịch KOH đã dùng để thu được 3,9 gam kết tủa.
VD4: Hòa tan hết 37,725 gam hỗn hợp X gồm những lượng bằng nhau về số mol của NaHCO 3, KHCO3, CaCl2, BaCl2 vào
130 ml nước cất, sau đó thêm tiếp 4,65 gam Na 2O. Khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau đó lọc bỏ kết
tủa, thu được dung dịch Y. Tính C% của từng chất trong Y. Giả thiết rằng kết tủa ở dạng khan, các chất không bị thất

thoát trong quá trình thí nghiệm.
VD5: Dung dịch X là dung dịch HCl, dung dịch Y là dung dịch NaOH. Cho 60 ml dung dịch X vào cốc chứa 100 gam dung
dịch Y, tạo ra dung dịch chỉ chứa 1 chất tan. Cô cạn dung dịch, thu được 14,175 gam chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng
không đổi thì chỉ còn lại 8,775 gam chất rắn.
5|Page


Các Loại Hợp Chất Vô Cơ I
a, Tính CM của dung dịch X, C% của dung dịch Y và tìm công thức của Z.
b, Cho 16,4 gam hỗn hợp X1 gồm Al, Fe vào cốc đựng 840 ml dung dịch X. Sau phản ứng thêm tiếp 1600 gam dung
dịch Y vào cốc. Khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn, lọc kết tủa, đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi,
thu được 13,1 gam chất rắn Y1. Tính %m các kim loại trong X1.
VD6: Hòa tan hoàn toàn a gam hỗn hợp Al và Fe vào dung dịch H 2SO4 loãng, dư thu được dung dịch A và 11,2 lít khí
(đktc). Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch A đến khi lượng kết tủa bắt đầu không đổi nữa (kết tủa B); lọc B thu
được dung dịch C; đem nung B trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16 gam chất rắn D.
a, Viết các PTHH và xác định A, B, C, D.
b, Tính a.
c, Cho từ từ dung dịch HCl 2M vào dung dịch C, sau phản ứng thu được 7,8 gam kết tủa. Tính VDd HCl 2M đã dùng.
VD7: Hòa tan hoàn toàn 2,74 gam hỗn hợp bột Al và Fe trong 200 ml dung dịch A gồm H 2SO4 0,45M và HCl 0,2M (vừa
đủ). Cho dung dịch thu được tác dụng với 280 ml dung dịch NaOH 1M. Lọc lấy kết tủa, đem nung trong không khí đến
khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Tính m và %m mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Dạng 11: Muối Tác Dụng Với Axit.
VD1: Cho m gam hỗn hợp X gồm KHCO3 và CaCO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Hấp thụ toàn bộ lượng khí
CO2 sinh ra vào 300 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm KOH 1M và Ca(OH) 2 0,75M thu được 18 gam kết tủa. Tính m
VD2: Cho 5,68 gam hỗn hợp MgCO3 và CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư, khí CO 2 thu được cho hấp thụ hoàn toàn
vào 50 ml dung dịch Ba(OH)2 0,9M tạo ra 5,91 gam. Tính khối lượng MgCO3, CaCO3 trong hỗn hợp ban đầu.
VD3: Đặt 2 cốc có khối lượng bằng nhau lên 2 đĩa cân, cân thăng bằng. Cho 10,6 gam Na 2CO3 vào cốc A và 11,82 gam
BaCO3 vào cốc B, sau đó thêm tiếp 12 gam dung dịch H 2SO4 98% vào cốc A thì cân mất thăng bằng. Nếu thêm dung
dịch HCl 14,6% vào cốc B cho tới khi cân trở lại thăng bằng thì tốn hết bao nhiêu gam dung dịch? Giả sử HCl, H 2O bay
hơi không đang kể.

VD4: Trộn m1 gam bột Fe với m2 gam bột S rồi nung ở nhiệt độ cao, trong chân không thu được hỗn hợp A. Hòa tan A
bằng dung dịch HCl dư thu được 1,6 gam chất rắn B, dung dịch C và hỗn hợp khí D (tỉ khối so với H 2 là 9). Cho hỗn hợp
khí D sục từ từ qua dung dịch CuCl 2 dư tạo thành 9,6 gam kết tủa đen.
a, Tính m1, m2.
b, Cho dung dịch C tác dụng với dung dịch NaOH dư trong không khí rồi lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi thì
thu được bao nhiêu gam chất rắn?
VD5: Cho 31,6 gam dung dịch một muối hiđrocacbonat (A) nồng độ 6,25% vào dung dịch H 2SO4 loãng vừa đủ, sau khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,65 gam muối sunfat trung hòa . Mặt khác cũng cho lượng dung dịch muối A
như trên vào dung dịch HNO3 vừa đủ, rồi cô cạn từ từ dung dịch sau phản ứng thì thu được 4,7 gam muối B. Xác định
công thức của A và B.
Dạng 12: Phản Ứng Nhiệt Phân Muối.
VD1: Nung 9,28 gam hỗn hợp A gồm FeCO3 và 1 oxit sắt trong không khí đến khối lượng không đổi. Sau khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thu được 8 gam 1 oxit sắt duy nhất và khí CO 2. Hấp thụ hết lượng khí CO2 vào 300 ml dung dịch
Ba(OH)2 0,1M, kết thúc phản ứng thu được 3,94 gam kết tủa.
a, Tìm công thức oxit sắt.
b, Cho 9,28 gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B. Dẫn 448
ml khí Cl2 (đktc) vào dung dịch B thu được dung dịch D. Hỏi D hòa tan tối đa bao nhiêu gam Cu?
VD2: Nung a gam hỗn hợp A gồm MgCO3, Fe2O3, CaCO3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B
có khối lượng bằng 72,4% khối lượng hỗn hợp A. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn a gam hỗn hợp A bằng dung dịch HCl
thu được khí C và dung dịch D. Cho D tác dụng với NaOH dư, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được 16
gam hỗn hợp 2 oxit. Cho khí C hấp thụ hoàn toàn vào 2 lít dung dịch Ba(OH) 2 0,075M. Sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn, lọc lấy dung dịch rồi thêm tiếp Ca(OH)2 dư thu được 14,85 gam kết tủa.
a, Tính thể tích khí C (đktc).
b, Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A.
VD3: Nung 10 gam hỗn hợp MgCO3, CaCO3, Al2O3 (trong đó Al2O3 chiếm 10% về khối lượng) đến khi các phản ứng xảy
6|Page


Các Loại Hợp Chất Vô Cơ I
ra hoàn toàn, thu được 5,688 gam chất rắn. Khí thoát ra được hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dung dịch Ba(OH) 2 0,4M

thu được m gam kết tủa A.
a, Tính %m mối muối cacbonat trong hỗn hợp.
b, Tính m.
VD4: Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam muối sunfua của kim loại M (công thức MS) trong oxi dư. Chất rắn sau phản ứng
đem hòa tan trong một lượng vừa đủ dung dịch HNO 3 37,8% thấy C% của muối trong dung dịch thu được là 41,72%.
Khi làm lạnh dung dịch này thì thoát ra 8,08 gam muối rắn. Lọc tách muối rắn thấy C% của muối trong dung dịch này là
34,7%. Xác định công thức của muối rắn.
VD5: Nung m gam hỗn hợp gồm Fe(NO3)2 và CuS trong bình kín chân không. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn,
thu được chất rắn Y và 14,56 lít hỗn hợp khí Z (đktc). Chất rắn Y tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch H 2SO4 aM, thu
được dung dịch A và còn lại 4,8 gam chất rắn không tan. Tính m, a.
VD6: Đốt cháy hoàn toàn 12 gam muối sunfua của kim loại R (II) thu được chất rắn A và khí B. Hòa tan hết A bằng một
lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 24,5% thu được dung dịch muối có nồng độ là 33,33%. Khi làm lạnh dung dịch muối
xuống nhiệt độ thấp hơn thì có 1 lượng tinh thể muối ngậm nước tách ra, có khối lượng là 15,625 gam. Phần dung
dịch bão hòa còn lại có nồng độ là 22,54%. Xác định R và công thức của muối ngậm nước nói trên.
Dạng 13: Oxit Kim Loại Tác Dụng Với H2 Hoặc CO.
VD1: Người ta dùng khí CO dư ở nhiệt độ cao để khử hoàn toàn 53,5 gam hỗn hợp X chứa CuO, Fe 2O3, PbO, FeO thu
được hỗn hợp kim loại Y và hỗn hợp khí Z. Cho Z tác dụng hết với dung dịch Ca(OH) 2 dư, phản ứng xong thu được 60
gam kết tủa trắng.
a, Viết PTHH.
b, Tính khối lượng hỗn hợp kim loại Y.
VD2: Hỗn hợp rắn X gồm Cu và Fe3O4. Dẫn luồng khí H2 dư đi qua 42,4 gam hỗn hợp X và đun nóng đến khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn B có khối lượng là 36 gam. Đem 4,24 gam hỗn hợp X trên cho
vào 400 ml dung dịch HCl 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được chất rắn C và dung dịch D. Cô cạn
dung dịch D thu được m gam muối khan. Biết rằng trong dung dịch, kim loại Cu khử được muối Fe(III) thành muối
Fe(II).
a, Tính khối lượng mỗi kim loại trong B.
b, Tính khối lượng chất rắn C.
c, Tính m.
VD3: Thổi dòng khí CO dư đi qua ống sứ chứa 3,63 gam hỗn hợp A gồm CuO, Al 2O3 và một oxit của kim loại M đốt
nóng, tới khi phản ứng hoàn toàn thì chất rắn còn lại trong ống có khối lượng 2,83 gam. Toàn bộ lượng chất rắn này

phản ứng vừa đủ với 180 ml dung dịch HCl 0,5M. Sau phản ứng thấy thoát ra 0,672 lít khí H 2 (đktc) và còn lại 0,64 gam
chất rắn không tan.
a, Viết các PTHH xảy ra.
b, Xác định kim loại M và công thức oxit của M trong A.
VD4: Dẫn khí CO đến dư đi qua 12,8 gam hỗn hợp X gồm Fe 3O4, MgO, CuO nung nóng, thu được 10,4 gam chất rắn.
Mặt khác, để hòa tan hết 0,3 mol hỗn hợp X thì cần vừa đủ 450 ml dung dịch HCl 2M. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Hãy viết các PTHH xảy ra và tính số mol mỗi chất trong 12,8 gam hỗn hợp X.
VD5: Khử hoàn toàn 8,12 gam một oxit kim loại M bằng 6,272 lít CO (đktc) ở nhiệt độ cao thành kim loại và khí X. Tỉ
khối của X so với H2 là 18. Nếu lấy lượng kim loại M sinh ra hòa tan hết vào m gam dung dịch H 2SO4 98% đun nóng thì
thu được khí SO2 duy nhất và dung dịch Y. Xác định công thức của oxit kim loại và tính giá trị nhỏ nhất của m.
VD6: E là oxit kim loại M, trong dó O chiếm 20% về khối lượng. Cho dòng khí CO thiếu đi qua ống sứ chứa x gam chất
rắn E đốt nóng. Sau phản ứng khối lượng chất rắn còn lại trong ống sứ là y gam. Hòa tan hết y gam này vào lượng
HNO3 loãng, dư, thu được dung dịch F và khí NO duy nhất. Cô cạn dung dịch F thu được 3,7x gam muối G. Xác định
công thức của E, G. Tính thể tích NO (đktc) theo x và y.
Dạng 14: Tính Độ Dinh Dưỡng Của Phân Bón.
VD1: Một loại phân kali có thành phần chính là KCl (còn lại là tạp chất không chứa K) được sản xuất từ quặng xinvinit
7|Page


Các Loại Hợp Chất Vô Cơ I
(KCl.NaCl) có %m của KCl là 85%. Tính độ dinh dưỡng của loại phân kali này.
VD2: Một loại phân supephotphat kép có chứa 75% muối canxi đihiđrophotphat, còn lại gồm các chất không chứa
photpho. Tính độ dinh dưỡng của loại phân lân này.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Viết PTHH theo sơ đồ chuyển hóa sau:
Zn→ZnCl2→Zn(NO3)2→Zn(OH)2→ZnO→Zn→ZnSO4
Na2ZnO2→Zn(OH)2→ZnSO4→ZnCl2→Zn(OH)2→K2ZnO2→KCl
Câu 2: Chỉ dùng thêm 1 thuốc thử, nêu PPHH nhận biết các dung dịch riêng biệt sau: Fe 2(SO4)3, FeSO4, Al2(SO4)3,
Na2SO4, MgSO4, (NH4)2SO4.
Câu 3: a, Có 4 gói bột đựng từng chất sau: Fe, FeO, Fe 3O4, Ag. Chỉ dùng 2 thuốc thử là dd HCl và dd NaOH. Hãy nhận

biết 4 chất đó và viết PTHH.
b, Chỉ có H2O và khí CO2 làm thế nào để phân biệt được 5 chất bột trắng đựng trong các lọ riêng biệt sau: NaCl,
Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4.
Câu 4: Xác định CTPT của các chất A, B, C, D, E, F và viết PTHH theo dãy chuyển hóa sau:
o

+ O2 ,xt: V2 O5 ,t
+ NaOH
+ HCl
A →
B 
→ C 
→ D →
E 
→ F 
→ BaSO 4
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)

Biết A là hợp chất của S với 2 nguyên tố khác.
Câu 5: Cho hỗn hợp rắn gồm FeS2, CuS, Na2O. Chỉ dùng thêm H2O và các điều kiện cần thiết đầy đủ. Hãy viết PTHH
điều chế FeSO4, Cu(OH)2.
Câu 6: Dẫn luồng khí CO dư qua hỗn hợp các chất: BaO, CuO, Fe 3O4, Al2O3 nung nóng (các chất đều có số mol bằng
nhau). Kết thúc các phản ứng thu được chất rắn X và khí Y. Cho X vào H 2O dư thu được dung dịch E và phần không tan
Q. Cho Q vào dung dịch AgNO3 (số mol AgNO3 bằng 2 lần tổng số mol các chất trong hỗn hợp ban đầu) thu được dung
dịch T và chất rắn F. Lấy khí Y cho sục qua dung dịch E thu được dung dịch G và kết tủa H. Hãy xác định thành phần các

chất của X, Y, E, Q, F, T, G, H. và viết các PTHH xảy ra.
Câu 7: Cho sơ đồ biến hóa sau:
+ Y1
→
(2)

X1

X

+ Y2



(3)

X2

X3

(4)
(6)
(8)

→ X 
→ X 
→X

+ Y3
→

(5)

+ Y4


(7)

X4
X5
X6
Biết X là NaCl. Hãy tìm các chất X1, X2,…, Y1, Y2… và hoàn thành các PTHH theo sơ đồ chuyển hóa.
Câu 8: Chỉ dùng 1 thuốc thử hãy phân biệt các dung dịch riêng biệt không màu mất nhãn sau: NaOH, NaHCO 3, Na2CO3,
NaHS. Nêu cách làm và viết PTHH.
Câu 9: Xác định các chất A, B, C, D, E, F và hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau:
A→B→C→D→E→F→A
Biết A là kim loại; B, C, D, E, F là một trong các loại hợp chất vô cơ đã học và chúng đều là hợp chất của kim loại A.
Câu 10: Nêu hiện tượng có giải thích ngắn gọn và viết PTHH cho các thí nghiệm sau:
a, Nhúng đinh sắt vào dung dịch CuSO 4.
b, Cho mẫu nhỏ kim loại Na vào H2O có pha vài giọt phenolphtalein.
c, Cho Fe vào dung dịch NaHSO4.
8|Page


Các Loại Hợp Chất Vô Cơ I
d, Cho AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.
Câu 11: Cho mẫu kim loại K vào các dung dịch sau: NH 4Cl, FeCl3, Ba(HCO3)2, AgNO3. Nêu hiện tượng và viết PTHH xảy
ra.
Câu 12: Cho BaO vào dung dịch H2SO4 thu được kết tủa A, dung dịch B. Thêm một lượng dư bột Al vào dung dịch B thu
được dung dịch C và khí H2 bay lên. Thêm dung dịch K2CO3 vào dung dịch C thấy tách ra kết tủa D. Xác định thành phần
A, B, C, D và viết PTHH của các phản ứng xảy ra.

Câu 13: Chỉ dùng bơm khí CO2, dd NaOH không rõ nồng độ, 2 cốc thủy tinh có chia vạch thể tích. Hãy nêu cách điều
chế dung dịch Na2CO3 không lẫn NaOH hay NaHCO3 mà không dùng thêm hóa chất và các phương tiện khác.
Câu 14: Hoàn thành các PTHH sau:
A + HCl→B + C↑ + D↓(vàng)
G + Fe→B
o

A + O2

t



E↓ + F↑

G + C→B + D↓ + HCl

o

C+F

t



o

D↓ + H2O

D + O2


t



F↑
o

E + HCl→ G + H2O
C + O2 (dư)
Câu 15: Viết PTHH theo sơ đồ chuyển hóa sau:

t



F↑ + H2O

+ CO2
+ H2O
+ CO2
+ HCl
+ HCl
+T
Na 2O 
→(X) 
→(Y) 
→(Z) 
→(T) 
→(Y) 

→(X)
1:1
1:1

Câu 16: Bằng PPHH hãy phân biệt các dung dịch riêng biệt:
a, Năm dung dịch: NaOH, NaCl, KI, K2S, NaNO3 bằng 1 thuốc thử duy nhất.
b, Tám dung dịch: FeCl3, AlCl3, NH4Cl, CuCl2, AgNO3, ZnCl2, MgCl2, KCl bằng 1 thuốc thử duy nhất.
Câu 17: Cho hỗn hợp Al2O3, Cu, Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch X và chất rắn Y. Cho từ từ
dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch X thu được dung dịch Z và kết tủa M. Nung M ngoài không khí tới khối lượng
không đổi thu được chất rắn N. Cho khí H 2 dư đi qua N nung nóng thu được chất rắn P. Sục khí CO 2 tới dư vào dung
dịch Z thu được kết tủa Q. Xác định thành phần các chất trong X, Y, Z, M, N, P, Q. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Viết PTHH xảy ra.
Câu 18: Khi cho bột nhôm tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng thu được dung dịch X 1 và khí X2. Thêm vào X1 một ít
tinh thể NH4Cl rồi tiếp tục đun nóng thấy tạo thành kết tủa X 3 và có khí X4 thoát ra. Xác định X1, X2, X3, X4. Viết PTHH
biễu diễn các phản ứng xảy ra.
Câu 19: a, Bằng PPHH hãy tách CO2 ra khỏi hỗn hợp các khí: SO2, SO3, O2, CO2.
b, Bằng PPHH hãy tách riêng từng oxit ra khỏi hỗn hợp gồm: MgO, Al 2O3, Fe2O3, CuO.
Câu 20: Phân biệt 5 hóa chất đựng trong 5 lọ riêng biệt bị mất nhãn (không dùng thêm hóa chất bên ngoài): HCl,
NaOH, Ba(OH)2, K2CO3, MgSO4.
Câu 21: Nêu hiện tượng xảy ra và viết PTHH cho các trường hợp sau:
a, Cho KHSO3 vào dung dịch Ba(OH)2.
b, Cho Al vào dung dịch KHSO4.
c, Cho hỗn hợp Cu, Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng.
d, Sục khí SO2 tới dư vào dung dịch Ba(OH)2.
e, Sục khí SO2 vào dung dịch nước Br2.
Câu 22: Hỗn hợp X gồm Al2O3, Fe2O3, MgO, Cu. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y và chất
rắn Z. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch H 2SO4 loãng, thu được dung dịch A. Cho A tác dụng với Z thu được dung
dịch B làm quỳ tím hóa đỏ và chất rắn C. Cho B tác dung với lượng dư H 2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch D và khí E.
Xác định A, B, D, E, Y, Z và viết PTHH xảy ra.
Câu 23: Chỉ dung dung dịch BaCl2 và dung dịch NaOH, bằng PPHH hãy phân biệt 5 dung dịch mất nhãn riêng biệt:

Na2SO4, NaNO3, Mg(NO3)2, MgSO4, Fe(NO3)2.
9|Page


Các Loại Hợp Chất Vô Cơ I
Câu 24: Từ những chất đã cho: KMnO4, Al, dd HCl, S và các điều kiện cần thiết. Hãy viết PTHH điều chế các chất: O 2,
Cl2, H2, H2SO4.
Câu 25: Nêu và giải thích hiện tượng trong các trường hợp sau:
a, Cho một sợi dây đồng nhỏ vào ung dịch H 2SO4 98% dư, đun nóng.
b, Sục từ từ đến dư khí CO2 vao dung dịch nước vôi trong.
c, Trộn dung dịch Na2CO3 với dung dịch Al2(SO4)3.
d, Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2.
Câu 26: Một loại phèn có công thức MNH4(SO4)2.12H2O.
a, Hòa tan 4,53 gam phèn trên vào nước được dung dịch X. Cho dung dịch BaCl 2 dư vào X thu được 4,66 gam kết tủa
trắng. Tìm kim loại M.
b, Cho M tác dung với dung dịch HNO3 rất loãng, dư thu được dung dịch A và không có khí thoát ra. Cho A tác dung
với dung dịch KOH, đun nóng, được kết tủa B, dung dịch C và khí D. Cho từ từ dung dịch HCl vào C lại thấy xuất hiện
kết tủa B. Cho kết tủa B và khí D vào dung dịch H 2SO4 loãng được dung dịch E. Từ E có thể điều chế được phèn trên.
Viết các PTHH xảy ra.
Câu 27: Cho các sơ đồ phản ứng:
o

t



Oxit (X1) + dd Axit (X2) đặc
(X3)↑ + …
Oxit (Y1) + dd Bazơ (Y2) → (Y3)↓ + …
o


t



Muối (Z1)
(X1) +(Z2)↑ + …
Muối (Z1) + dd Axit (X2) đặc → (X3)↑ + …
Biết khí X3 có màu vàng lục, muối Z1 màu tím, phân tử khối của các chất thỏa mãn điều kiện:

M Y1 + M Z1 = 300; M Y2 − M X 2 = 37,5
. Xác định các chất X1, X2, X3, Y1, Y2, Y3, Z1, Z2. Viết PTHH xảy ra.
Câu 28: Từ các nguyên liệu ban đầu là FeS2, NaCl, H2O, các thiết bị và hóa chất cần thiết, có thể điều chế được FeSO 4,
Fe(OH)3, NaHSO4. Viết PTHH điều chế các chất đó.
Câu 29: Bằng PPHH, hãy tách riêng Al2O3 ra khỏi hỗn hợp gồm: Al2O3, Fe2O3, SiO2.
Câu 30: Từ KMnO4, NH4HCO3, Fe, MnO2, NaHSO3, BaS và các dung dịch Ba(OH)2, HCl đặc có thể điều chế được những
khí gì? Viết PTHH. Khi điều chế các khí trên thường có lẫn hơi nước, để làm khô tất cả các khí đó chỉ bằng 1 hóa chất
thì chọn chất nào trong số các chất sau đây: CaO, CaCl 2 khan, H2SO4 đặc, P2O5, NaOH rắn.
Câu 31: Hỗn hợp A gồm MgO, CuO, Al2O3. Cho một luồng khí H2 đi qua hỗn hợp A nung nóng thu được hỗn hợp rắn B.
Cho hỗn hợp B phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư thu được dung dịch C và chất rắn D. Thêm một lượng Mg
vào dung dịch C, phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch E và chất rắn F. Cho chất rắn F phản ứng hoàn toàn vời dung
dịch HCl dư thu được chất rắn D, dung dịch H và khí I. Cho dung dịch E phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư
thu được kết tủa K. Nung kết tủa K đến khối lượng không đổi thu được chất rắn M. Xác định thành phần của B, C, D, E,
F, H, I, K, M. Viết PTHH xảy ra.
Câu 32: Trình bày 2 PPHH (không dùng điện phân), tách lấy dung dịch CuCl 2 từ dung dịch chứa hỗn hợp 3 chất tan:
CuCl2, BaCl2, AlCl3.
Câu 33: Viết thứ tự các PTHH xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a, Cho từ từ Na vào dung dịch HCl.
b, Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch chứa Na 2CO3 và NaHCO3.
c, Cho từ từ dung dịch chứa NaHCO3 và Na2CO3 vào dung dịch HCl.

Câu 34: Có 5 hợp chất A, B, C, D, E. Khi đốt cháy A, B, C, D, E trên ngọn lửa vô sắc đều cho ngọn lửa màu vàng. A tác
dụng với nước nóng thu được O2, B tác dung với nước nóng thu được khí NH 3. Cho C tác dung với D ta thu được chất
X. C tác dụng với E thu được chất Y. X, Y là những chất khí, biết tỉ khối của X so với O 2 và Y so với NH3 đều bằng 2. Hãy
xác định A, B, C, D, E, X, Y và viết PTHH xảy ra.
10 | P a g e


Các Loại Hợp Chất Vô Cơ I
Câu 35: Cho các dung dịch sau: Ba(NO3)2, K2CO3, MgCl2, KHSO4, Al2(SO4)3. Những cặp dung dịch nào phản ứng được với
nhau? Viết PTHH xảy ra.
Câu 36: Chỉ dùng thêm dung dịch Na2S làm thuốc thử, hãy trình bày PPHH để phân biệt các dung dịch riêng biệt:
NaNO3, Fe(NO3)3, NaHSO4, Cu(NO3)2, Cd(NO3)2.
Câu 37: Cho 2 đơn chất X, Y tác dụng với nhau thu được khí A có mùi trứng thôi. ĐỐt cháy A trong khí O 2 dư thu được
khí B có mùi hắc. A lại tác dung với B tạo ra đơn chất X và khi cho X tác dung với Fe ở nhiệt độ cao thu được chất C.
Cho C tác dung với dung dịch HCl lại thu được khí A. Gọi tên X, Y, A, B, C.
Câu 38: Viết PTHH theo sơ đồ chuyển hóa sau:
X
(4)
(3)
(7)
Cu(NO3)2

(1)

(2)

Y
(8)

(6)


CuCl 2
(5)

Z

Câu 39: Nung nóng hỗn hợp gồm CuO, Fe3O4, Fe2O3, CaO và C dư ở nhiệt độ cao (trong chân không) đến khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn A và khí B duy nhất. Cho chất rắn A vào dung dịch HCl dư thu được chất rắn X,
dung dịch Y và khí H2. Cho chất rắn X vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thấy X tan hết. Viết PTHH.
Câu 40: Chất bột A là Na2CO3, chất bột B là Ca(HCO3)2. Viết PTHH xảy ra (nếu có) khi:
- Nung nóng A, B.
- Hòa tan A, B bằng dung dịch H 2SO4 loãng.
- Cho CO2 đi qua dung dịch A và dung dịch B.
- Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch A và dung dịch B.
(1)
- Cho A và B vào dung dịch BaCl 2
Câu 41: Cho 5 lọ hóa chất khác nhau, mỗi lọ chứa một trong các dung dịch sau: NaOH, HCl, H 2SO4, BaCl2, NaHSO3. Chỉ
dùng thêm dung dịch phenolphtalein (điều kiện, dụng cụ thí nghiệm đầy đủ). Hãy trình bày PPHH nhận biết các lọ
dung dịch trên.
Câu 42: Hỗn hợp X gồm hai muối cacbonat trung hòa của hai kim loại thuộc phân nhóm IIA trong bảng tuần hoàn.
Nung m gam hỗn hợp X một thời gian thu được 3,36 lít CO 2 (đktc) và còn lại chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch
HCl dư thu được dung dịch B và V lít CO 2 (đktc). Cho V lít CO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ba(OH) 2 thu được 9,85
gam kết tủa và dung dịch D. Đun nóng dung dịch D thu được tối đa 9,85 gam kết tủa nữa. Phần dung dịch B đem cô
cạn thu được 38,15 gam muối khan.
a, Tính m.
b, Biết tỉ lệ khối lượng mol của 2 kim loại trong muối ban đầu là 3,425. Xác định tên hai kim loại và tính khối lượng
mỗi muối trong hỗn hợp X.
Câu 43: Hòa tan hoàn toàn 5,22 gam một muối cacbonat vào HNO 3 dư, sau phản ứng thu được hỗn hợp X gồm CO 2 và
0,015 mol NO. Xác định công thức muối cacbonat và viết PTHH xảy ra.
Câu 44: Cho 3,58 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu vào 200 ml dung dịch Cu(NO 3)2 0,5M, sau khi phản ứng hoàn toàn thu

được dung dịch A và chất rắn B. Nung B trong không khí ở nhiệt độ cao đến phản ứng hoàn toàn thu được 6,4 gam
chất rắn C. Cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư, nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi, tách bỏ
CuO thì thu được 1,6 gam chất rắn D. Tính %m mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 45: Đốt cháy hoàn toàn 84 gam hỗn hợp X gồm FeS 2, Cu2S bằng lượng O2 dư ta được chất rắn A và 20,16 lít SO 2
(đktc), chuyển toàn bộ SO2 thành SO3 rồi hấp thụ vào H2O thu được dung dịch B. Cho toàn bộ A vào B khuấy kỹ cho các
phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi lọc, rửa phần không tan thu được chất rắn C.
a, Viết các PTHH xảy ra.
b, Tính mC.
11 | P a g e


Các Loại Hợp Chất Vô Cơ I
Câu 46: Cho 44,8 lít khí HCl (đktc) hòa tan hoàn toàn vào 327 gam H 2O được dung dịch A.
a, Tính C% của dd A.
b, Cho 50 gam CaCO3 vào 250 gam dd A, đun nhẹ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch B. Tính C
% các chất trong dd B.
Câu 47: Hòa tan hoàn toàn a gam CuO vào 420 gam dung dịch H 2SO4 40% ta được dung dịch X chứa H2SO4 dư nồng độ
14% và CuSO4 x%. Tính a, x.
Câu 48: Hòa tan hoàn toàn một oxit kim loại hóa trị II không đổi vào một lượng dung dịch H 2SO4 20% (vừa đủ) ta được
dung dịch muối Y có nồng độ 22,64%. Xác định công thức của oxit.
Câu 49: Cho khí thoát ra khi cho 3 gam Zn tác dung với 18,69 ml dung dịch HCl 14,6% (d=1,07 g/ml) đi qua 4 gam CuO
đun nóng. Tính thể tích dung dịch H2SO4 19,6% (d=1,14 g/ml) tối thiểu cần dùng để chế hóa với hỗn hợp thu được để
lấy kim loại đồng ra.
Câu 50: Dung dịch A chứa đồng thời 2 muối AgNO 3 và Cu(NO3)2 với nồng độ mol muối đồng gấp 4 lần nồng độ mol
muối bạc.
a, Nhúng một thanh Zn vào 250 ml dung dịch A. Sau một thời gian, lấy thanh Zn ra và làm khô, thấy khối lượng thành
Zn tăng 1,51 gam. Biết rằng lúc này dung dịch sau phản ứng chứa 3 muối. Tính nộng độ mol của muối Zn trong dung
dịch sau phản ứng.
b, Nếu giữ thanh Zn trong 250 ml dung dịch A một thời gian đủ lâu thì thấy sau phản ứng, dung dịch thu được chỉ
chứa 1 muối duy nhất với nồng độ 0,54M. Tính C M các muối trong dung dịch A ban đầu.

c, Trong thí nghiệm ở Câu b khối lượng thanh Zn sau phản ứng thay đổi bao nhiêu so với ban đầu?
(Trong cả bài, chấp nhận tất cả kim loại mới sinh ra đều bám vào thanh Zn và thể tích dung dịch không thay đổi trong
quá trình phản ứng.)
Câu 51: Nung một hỗn hợp chứa MgCO3, CaCO3 cho đến khi khối lượng không đổi, thấy khối lượng hỗn hợp giảm mất
47,5%. Xác định %m các chất có trong hỗn hợp ban đầu và sau phản ứng.
Câu 52: Cần phải pha bao nhiêu gam dung dịch Al 2(SO4)3 17,1% với 100 gam dung dịch K2SO4 17,4% để thu được dung
dịch X chứa 2 muối Al2(SO4)3 và K2SO4 theo tỉ lệ mol 1:1? Sau khi để dung dịch X ở 20 oC thong một thời gian dài, tinh
thể muối kép ngậm nước K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O sẽ tách ra. Tính khối lượng tinh thể muối ngậm nước thu được. Biết
rằng 100 gam nước có thể hòa tan tối đa 14 gam K 2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
Câu 53: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe, Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20% thu được dung dịch Y.
Biết nồng độ của MgCl2 trong dung dịch Y là 11,787%.
a, Viết PTHH xảy ra.
b, Tính C% của muối sắt trong dung dịch Y.
c, Nếu thêm vào dung dịch Y nói trên một lượng dung dịch NaOH 10% vừa đủ thì C% của chất có trong dung dịch sau
phản ứng là bao nhiêu?
Câu 54: Một hỗn hợp bột A gồm Fe và kim loại M (hóa trị không đổi). Nếu hòa tan hết m gam hỗn hợp A trong dung
dịch HCl thì thu được 7,84 lít H 2 (đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp A tác dung hoàn toàn với khí Cl 2 thì thể tích Cl2 cần
dùng là 8,4 lít (đktc).
a, Viết PTHH.
b, Tính thể tích khí Cl2 đã hóa hợp với kim loại M (đktc).
c, Xác định M nếu biết m = 8,2 gam.
d, Tính thể tích H2 (đktc) thu được khi hòa tan m/10 gam hỗn hợp A trong dung dịch NaOH dư.
Câu 55: Cho oxit MxOy của kim loại M có hóa trị không đổi.
a, Xác định công thức oxit trên biết rằng 3,06 gam M xOy nguyên chất tan trng HNO3 dư thu được 5,22 gam muối.
b, Khi cho 7,05 gam oxit trên có lẫn tạp chất trơ để trong không khí, một phần hút ẩm, một phần biến thành muối
cacbonat, sau một thơi gian khối lượng mẫu oxit đó là 7,184 gam. Hòa tan mẫu oxit này vào nước thu được dung dịch
A, khối lượng cặn còn lại là 0,209 gam. Hòa tan cặn trong dung dịch HCl dư, còn lại 0,012 gam chất rắn không tan. Tính
%m tạp chất trong mẫu oxit ban đầu. Tính %m oxit đã bị hút ẩm và đã bị biến thành muối cacbonat.
c, Lấy 4,2 gam hỗn hợp B gồm MgCO3, CaCO3 cho tác dụng với dung dịch HCl dư, khí CO 2 thu được cho hấp thụ hoàn
12 | P a g e



Các Loại Hợp Chất Vô Cơ I
toàn bới dung dịch A ở trên. Tính khối lượng kết tủa thu được.
Câu 56: Từ 5 tấn quặng hemantit có chứa 48% Fe 2O3 và 1,2 tấn cacbon sẽ sản xuất được bao nhiêu tấn gang chứa 96%
Fe và 4% C (Giả thiết các nguyên tố Mn, Si…không đáng kể và H%=100%).
Câu 57: Chia m gam hỗn hợp M gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 thành 2 phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng hết với dung
dịch HCl dư thu được 10,03 gam muối khan. Phần thứ 2 tác dụng hết với 100 ml dung dịch X là hỗn hợp HCl 0,8M và
H2SO4 0,5M (loãng). Viết PTHH và tính m.
Câu 58: Cho 55 gam dung dịch NaOH 20% tác dụng với 24,5 gam dung dịch H 3PO4 40%, sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn thu được dung dịch X. Tính C% các chất có trong dung dịch X.
Câu 59: Cho 0,2 mol CuO tan hết trong dung dịch H 2SO4 20%, đun nóng (vừa đủ) sau đó làm nguội dung dịch đến 10 oC.
Tính khối lượng tinh thể CuSO4.5H2O đã tách ra khỏi dung dịch biết rằng độ tan của CuSO 4 ở 10oC là 17,4 gam.
Câu 60: Cho hỗn hợp Zn, Al vào dung dịch chứa 2 muối CuSO 4, FeSO4. Phản ứng xảy ra hoàn toàn.
+ TH1: Sau phản ứng thu được dung dịch A chỉ chứa 1 muối và chất rắn B.
+ TH2: Sau phản ứng thu được dung dịch X và chất rắn Y chỉ chứa 1 kim loại.
Xác định thành phần từng chất trong A, B, X, Y và viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
Câu 61: Khi nung quặng đolomit CaCO3.MgCO3 (lẫn 8% tạp chất trơ) ở nhiệt độ cao, thu được hỗn hợp rắn có khối
lượng bằng 67% khối lượng quặng trước khi nung.
a, Tính H% phân hủy quặng.
b, Tính %m từng chất có trong hỗn hợp rắn sau khi nung.
Câu 62: Khi hấp thụ hoàn toàn 0,05 mol CO2 hoặc 0,35 mol CO2 vào 500 ml dung dịch Ba(OH)2 aM đều thu được m
gam kết tủa. Tính m và a.
Câu 63: Trộn V lít dung dịch Pb(NO3)2 0,5M với V lít dung dịch AgNO3 0,6M thu được dung dịch X. Đem 1,2 gam bột Al
tác dung với 100 ml dung dịch X. Sau phản ứng lọc, làm khô tách được t gam chất rắn và dung dich Y. Thêm từ từ dung
dịch Z chứa NaOH 0,2M và Ba(OH)2 bM vào dung dịch Y đến khi lượng kết tủa đạt cực đại thì dùng hết 50 ml dung
dịch Z. Viết PTHH xảy ra và tính t, b.
Câu 64: Chia 49,7 gam một hỗn hợp A gồm MgO, Al 2O3 thành 2 phần bằng nhau. Cho phần 1 vào 500 ml dung dịch HCl
xM đun nóng và khuấy đều đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Làm bay hơi cẩn thận hỗn hợp sau phản ứng, thu
được 59,225 gam chất rắn khan. Phần 2 cho vào 750 ml dung dịch HCl xM rồi tiến hành thí nghiệm như phần 1 thu

được 63,35 gam chất rắn khan. Tìm x và khối lượng mỗi oxit trong A.
Câu 65: Hòa tan 6,94 gam hỗn hợp X gồm bột Al và một oxit Fe trong 180 ml dung dịch H 2SO4 1M (loãng) thu được
0,672 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Lượng axit lấy dư 20% so với lượng cần phản ứng. Tìm CTHH của oxit và khối lượng
mỗi muối trong dung dịch Y.
Câu 66: Hòa tan hoàn toàn 17,2 gam hỗn hợp kim loại kiềm A và oxit của nó vào H 2O được dung dịch B. Cô cạn dung
dịch B thu được 22,4 gam hiđroxit khan. Xác định tên kim loại và khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 67: Hòa tan hỗn hợp X gồm 5,6 gam kim loại M và 34,8 gam oxit M xOy trong 2 lít dung dịch HCl vừa đủ, thu được
dung dịch A và 2,24 lít khí (đktc). Nếu cũng hòa tan hỗn hợp X đó trong 2 lít dung dịch HNO 3 vừa đủ thì thu được dung
dịch B và 3,36 lít khí NO (đktc, duy nhất).
a, Xác định M, MxOy.
b, Tính CM của các chất trong dung dịch A và B (coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể).
Câu 68: Cho m gam nhôm phản ứng vừa đủ với 400 gam dung dịch HNO 3 x% thu được 1,344 lít hỗn hợp khí B gồm
N2O và N2 (đktc). Biết tỉ khối của hỗn hợp khí B so với H 2 bằng 18.
a, Tính m, x.
b, Tính C% của dung dịch muối thu được.
Câu 69: Để hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe 2O3, MgO cần phải dùng 450 ml dung dịch HCl 2M. Mặt
khác, nếu đốt nóng 24 gam X trong dòng khí CO dư để phản ứng hoàn toàn, thu được 20 gam chất rắn Y và hỗn hợp
khí D.
a, Tính %m mỗi chất trong X.
b, Dẫn hỗn hợp khí D hấp thụ vào 175 ml dung dịch Ba(OH) 2, sau phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa. Tính C M của
13 | P a g e


Các Loại Hợp Chất Vô Cơ I
dung dịch Ba(OH)2.
Câu 70: Để hòa tan hoàn toàn 7,92 gam hỗn hợp Q gồm Fe 2O3, CuO, Fe3O4 cần dùng hết 540 ml dung dịch HCl 0,5M.
Mặt khác, nếu lấy 0,275 mol hỗn hợp Q đốt nóng trong ống sứ (không có không khí), rồi thổi một luồng khí H 2 dư đi
qua để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m gam chất rắn và 12,15 gam H 2O. Tính m và %m các chất có trong Q.
Câu 71: Hòa tan hoàn toàn 2,16 gam hỗn hợp X gồm Al và kim loại M bằng 200 ml dung dịch HCl thu được 2,352 lít khí
(đktc) và dung dịch Y. Cho Y tác dung với dung dịch AgNO 3 dư thu được 35,875 gam kết tủa.

a, Tính CM của dung dịch HCl đã dùng.
b, Xác định kim loại M và %m mỗi kim loại trong X. Biết M có hóa trị II trong muối tạo thành và n M>nAl.
Câu 72: Cho 4,6 gam kim loại Na vào 200 ml dung dịch AlCl 3 0,3M thấy thoát ra khí A, xuất hiện kết tủa B. Lọc kết tủa B
nung đến khối lượng không đổi cân nặng a gam. Viết PTHH và tính a.
Câu 73: Lắc 4,86 gam bột Al trong 600 ml dung dịch G chứa AgNO 3 và Cu(NO3)2 một thời gian thu được chất rắn A và
dung dịch B. Cho A tác dung với dung dịch NaOH dư thu được 1,008 lít khí H 2 (đktc) và còn lại 38,01 gam hỗn hợp 2
kim loại. Cho B tác dung với dung dịch NaOH dư, được kết tủa, đem nung đến khối lượng không đổi thu được 6 gam
một oxit. Tính CM của AgNO3, Cu(NO3)2 trong G.
Câu 74: Hòa tan một lượng oxit FexOy bằng dung dịch HNO3 thu được 0,224 lít khí NO (đktc). Cô cạn dung dịch thu
được 7,26 gam muối khan.
a, Tìm FexOy.
b, Dẫn 0,56 lít CO (đktc) qua 1,44 gam oxit Fe trên nung nóng. Sau khi dừng phản ứng thu được khí X có tỉ khối so với
H2 bằng 18. Tính H% quá trình khử oxit Fe.
Câu 75: Hòa tan hoàn toàn 6,9 gam một kim loại kiềm M vào H 2O, thu được 100 ml dung dịch A và 3,36 lít khí (đktc).
Cho 8,7 gam MnO2 phản ứng với dung dịch HCl đặc, dư thu được khí B. Sục khí B vào dung dịch A thì được dung dịch
C.
a, Xác định M.
b, Tính CM các chất trong dung dịch C (giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể).
Câu 76: Cho 43,6 gam hỗn hợp nhôm oxit và một oxit sắt tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch HCl 4M (loãng). Cũng
lượng hỗn hợp đó tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M được dung dịch A và chất rắn B. Lấy B nung nóng
trong khí CO dư tới phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn C.
a, Tìm công thức oxit sắt.
b, Tính mC.
Câu 77: Chia 6,48 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3 thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho vào cốc đựng lượng dư dung dịch
CuSO4, sau khi phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 3,32 gam chất rắn. Hòa tan hết phần 2 bằng dung dịch HNO 3
loãng dư thu được dung dịch A và 0,336 lít NO (đktc, duy nhất). Tính %m mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 78: Nhiệt phân MgCO3 sau một thời gian thu được khí B và chất rắn A. Hấp thụ hoàn toàn khí B vào dung dịch
NaOH thu được dung dịch C có khả năng phản ứng với BaCl 2 và KOH. Chất rắn A cho tác dụng với dung dịch HCl thấy
có khí B thoát ra. Viết PTHH xảy ra.
Câu 79: Cho 12 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO hòa tan hết trong 450 ml dung dịch HCl. Sau phản ứng cần trung hòa

lượng axit còn dư bằng 100 gam dung dịch Ca(OH) 2 14,8%, sau đó đem cô cạn dung dịch nhận được 47,95 gam muối
khan. Tính %m mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu và nồng độ mol của dung dịch HCl.
Câu 80: Trong công nghiệp điều chế H2SO4 từ quặng pirit sắt FeS2.
a, Viết PTHH và ghi rõ điều kiện.
b, Tính lượng axit H2SO4 98% được điều chế từ 1 tấn quặng chứa 60% FeS 2. Biết H% = 80%.
Câu 81: Cho Fe3O4 vào 400 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch A.
a, Sục 448 ml khí Cl2 (đktc) vào dung dịch A thì phản ứng vừa đủ và thu được dung dịch B. Tính C M các chất trong dung
dịch A và tính khối lượng muối khan thu được sau khi cô cạn hoàn toàn dung dịch B.
b, Nếu cho vào dung dịch A một thanh Fe dư, thì khối lượng dung dịch thu được thay đổi như thế nào so với khối
lượng dung dịch A sau khi các phản ứng kết thúc.
Câu 82: Đổ từ từ V ml dung dịch NaOH 0,25M vào 250 ml dung dịch AlCl 3 0.5M.
14 | P a g e


Các Loại Hợp Chất Vô Cơ I
a, Viết PTHH có thể xảy ra và tính khối lượng kết tủa tối đa có thể tạo thành.
b, Thể tích dung dịch NaOH 0,25M tối thiểu bằng bao nhiêu thì sau phản ứng sẽ không có chất kết tủa hoặc khối
lượng kết tủa bằng ½ lượng kết tủa tối đa?
Câu 83: Hòa tan hoàn toàn 22,95 gam BaO vào H 2O được dung dịch A.
a, Sục luồng khí CO2 từ từ vào dung dịch A, sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 19,7 gam kết tủa. Tính thể tích CO 2
đã phản ứng (đktc).
b, Hòa tan hoàn toàn 8,4 gam hỗn hợp X gồm CaCO 3, MgCO3 bằng dung dịch HCl thu được khí B. Nếu cho khí B hấp
thụ hoàn toàn vào dung dịch A thì có kết tủa xuất hiện không? Giải thích.
Câu 84: Cho 4,48 lít CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 150 ml dung dịch Ba(OH) 2 1M thu được a gam kết tủa. Tính a.
Câu 85: Dẫn 6,72 lít khí CO (đktc) qua một ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp bột oxit kim loại gồm Al 2O3, CuO, Fe3O4
cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Tỉ khối của Y so với H 2 là
19,333. Chia X thành 2 phần bằng nhau.Phần 1 được hòa tan vào trong dung dịch HCl dư thu được 1,344 lít khí H 2
(đktc). Phần 2 nhâm kĩ trong 400 ml dung dịch NaOH 0,4M. Để trung hòa hết NaOH dư phải dùng hết 40 ml dung dịch
HCl 1M.
a, Viết PTHH xảy ra.

b, Tính %m mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
c, Tính thể tích dung dịch H2SO4 1M để hòa tan hết hỗn hợp bột oxit kim loại trên.
Câu 86: Có 2 dung dịch: H2SO4 (A) và NaOH (B). Trộn 0,2 lít dung dịch A với 0,3 lít dung dịch B thu được 0,5 lít dung
dịch C. Lấy 20 ml dung dich C, thêm một ít quỳ tím vào, thấy có màu xanh. Sau đó thêm từ từ dung dịch HCl 0,05M tới
khi quỳ tím đổi thành màu tím thì hết 40 ml dung dịch HCl. Trộn 0,3 lít A với 0,2 lít B được 0,5 lít dung dịch D. Lấy 20
ml dung dịch D, thêm một ít quỳ tím vào thấy có màu đỏ. Sau đó thêm từ từ dung dịch NaOH 0,1M tới khi quỳ tím đổi
thành màu tím thấy hết 80 ml dung dịch NaOH.
a, Tính CM của 2 dung dịch A và B.
b, Trộn VB lít dung dịch NaoH và VA lít dung dịch H2SO4 ở trên ta thu được dung dịch E. Lấy V ml dung dịch E cho tác
dụng với 100 ml dung dịch BaCl2 0,15M được kết tủa F. Mặt khác lấy V ml dung dịch E cho tác dụng với 100 ml dung
dịch AlCl3 1M được kết tủa G. Nung F hoặc G ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì đều thu được 3,262 gam
chất rắn. Tính tỉ lệ VB:VA.
Câu 87: Trên 2 đĩa cân ở vị trí cân bằng có 2 cốc để hở trong không khí, mỗi cốc đều đựng 100 gam dung dịch HCl
3,65%. Thêm vào cốc thứ nhất 8,4 gam MgCO 3, thêm vào cố thứ hai 8,4 gam NaHCO3.
a, Sau khi kết thúc phản ứng, cân còn giữ vị trí thăng bằng không? Nếu không thì lệch về bên nào? Giải thích.
b, Nếu mỗi bên đĩa cân cũng lấy 100 gam dung dịch HCl nhưng nồng độ là 10% và cũng làm như thí nghiệm ban đầu
thì khi phản ứng kết thúc, cân còn giữ vị trí thằng bằng không? Giải thích.
Câu 88: Cho dung dịch HCl 0,5M tác dụng vừa đủ với 10,8 gam hỗn hợp A gồm Fe, FeO, FeCO 3 thấy thoát ra một hỗn
hợp khí có tỉ khối so với H2 là 15 và tạo ra 15,875 gam muối clorua.
a, Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng.
b, Tính %m mỗi chất trong hỗn hợp A.
Câu 89: Cho một dung dịch chứa 0,3 mol CuCl 2 tác dụng với dung dịch có chứa 0,4 mol KOH và 0,35 mol NaOH được
kết tủa A và dung dịch B. Nung kết tủa A đến khi khối lượng không đổi, được chất rắn C. Cho dung dịch B tác dụng với
dung dịch HCl thu được dung dịch D. Điện phân dung dịch D có màng ngăn thu được chất khí Cl 2.
a, Viết PTHH xảy ra.
b, Tính mC.
c, Tính V Cl2 (đktc) tối đa thu được.
Câu 90: Hòa tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp A gồm BaO, BaCO 3 bằng dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch B
và 6,72 lít CO2 (đktc). Đem cô cạn dung dịch B thu được 83,2 gam muối khan.
a, Viết PTHH xảy ra.

b, Tính khối lượng mỗi chất trong A.
c, Xác định khối lượng dung dịch HCl 7,3% cần dùng để hòa tan hoàn toàn vừa hết lượng hỗn hợp A trên.
15 | P a g e


Các Loại Hợp Chất Vô Cơ I
Câu 91: ĐỐt cháy hoàn toàn m gam một mẫu C chứa 8% tạp chất trơ bằng O 2 thu được 2,24 lít hỗn hợp A gồm 2 khí
(đktc). Sục từ từ A vào 40 ml dung dịch hỗn hợp Ba(OH) 2 1M và KOH 0,5M, sau phản ứng thu được 5,91 gam kết tủa.
a, Viết PTHH xảy ra.
b, Tính m và V O2 (đktc) đã dùng.
Câu 92: Trộn lẫn 150 ml dung dịch HCl aM với 250 ml dung dịch NaOH bM, được dung dịch X. Lập biểu thức toán học
thể hiện mối quan hệ giữa a và b, biết dung dịch X hòa tan vừa hết 7,8 gam Al(OH) 3.
Câu 93: Cho hỗn hợp A gồm MgO, Al2O3 và một oxit kim loại hóa trị II kém hoạt động. Lấy 32,4 gam A cho vào ống sứ
nung nóng rồi cho một luồng khí H 2 dư đi qua cho đến phản ứng hoàn toàn. Lượng hơi H 2O thoát ra được hấp thụ
bằng 30,6 gam dung dịch H2SO4 90%, thu được dung dịch H2SO4 85%. Chất rắn còn lại trong ống đem hòa tan trong
dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch B và 6,4 gam chất rắn không tan. Cho dung dịch B tác dụng với 1,64 lít dung
dịch NaOH 1M, lọc kết tủa, sấy khô và nung nóng đến khối lượng không đổi, được 12,16 gam chất rắn. Xác định kim
loại hóa trị II và khối lượng các chất trong A.
Câu 94: a, Cho 3,24 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 tác dụng vừa đủ với 0,045 mol H2 ở nhiệt độ cao sinh ra Fe. Mặt
khác, hòa tan hoàn toàn 3,24 gam hỗn hợp X trong H 2SO4 đặc, nóng, dư thu được sản phẩm gồm dung dịch muối
sunfat và khí SO2. Viết PTHH và tính V SO2 (đktc).
b, Cho V ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch chứa 0,1 mol NaAlO 2 thu được 5,85 gam kết tủa. Viết PTHH và tính V ml
dung dịch HCl.
Câu 95: Khí X được điều chế bằng cách nung nóng chất rắn A và được thu vào ống nghiệm bằng phương pháp đẩy
nước theo sơ đồ sau:

a, Nếu chất rắn A là: NaHCO3; NH4Cl và CuO; CH3COONa, NaOH và CaO; KMnO4. Khí X sinh ra trong trường hợp nào
phù hợp với sơ đồ trên. Giải thích.
b, Trong sơ đồ lắp ráp dụng cụ trên, vì sao ống nghiệm được lắp nghiêng với miệng ống nghiệm thấp hợp đáy ống
nghiệm.

Câu 96: Cho hỗn hợp A gồm 3 oxit: Al2O3, K2O, CuO. Tiến hành 3 thí nghiệm sau:
+ TN1: Nếu cho A vào H2O dư thấy còn lại 30 gam chất rắn không tan.
+ TN2: Nếu cho thêm vào A một lượng Al2O3 bằng 50% lượng Al2O3 trong A ban đầu rồi lại hòa tan vào nước dư. Sau
thí nghiệm còn lại 42 gam chất rắn không tan.
+ TN3: Nếu cho thêm vào A một lượng Al2O3 bằng 75% lượng Al2O3 trong A ban đầu rồi lại hòa tan vào nước dư, thấy
còn lại 50 gam chất rắn không tan. Tính khối lượng mỗi oxit trong A.
Câu 97: Trộn 500 ml dung dịch HCl (A) với 300 ml dung dịch HCl (B) thì được 800 ml dung dịch mới (C). Lấy ¼ thể tích
dung dịch C tác dụng với AgNO3 dư thì thu được 7,8925 gam kết tủa.
a, Tính CM dung dịch C.
b, Tính CM dung dịch A và dung dịch B. Biết nồng độ mol của dung dịch B gấp 2 lần nồng độ mol của dung dịch A.
Câu 98: Dùng dung dịch NaOH dư hòa tan hoàn toàn 13,5 gam Al thu được khí A. Khi B thu được bằng cách lấy axit
HCl đặc, dư hòa tan hết 3,16 gam KMnO4. Nhiệt phân hoàn toàn 24,5 gam KClO3 có xúc tác thu được khí C. Cho A, B, C
vào một bình kín rồi đốt cháy để các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau đó bình được làm lạnh để ngưng tụ hết hơi nước
và giả sử các chất tan hết vào nước thu được dung dịch D. Tính C% dung dịch D.
Câu 99: Hai cốc đựng dung dịch HCl trên 2 đĩa cân A và B, cân ở trạng thái cân bằng. Cho 9,4 gam CaCO 3 vào cốc A và
7,728 gam M2CO3 (M là kim loại) vào cốc B. Sau khi 2 muối đã tan hoàn toàn, cân trở lại vị trí cân bằng. Xác định M.
16 | P a g e


Các Loại Hợp Chất Vô Cơ I
Câu 100: Dùng 15 tấn quặng Fe3O4 để luyện gang (95% Fe). Tính khối lượng gang thu được. Cho biết hàm lượng Fe 3O4
trong quặng là 80% và H% = 93%.
Câu 101: Cho m gam hỗn hợp Na2CO2, K2CO3 vào 110,88 gam H2O được 110,88 ml dung dịch A có d = 1,0822 g/ml. Cho
dung dịch HCl 0,2M từ từ vào dung dịch A và luôn khuấy đều thấy thoát ra 2,2 gam khí CO 2 và còn lại dung dịch B. Cho
dung dịch B tác dụng với dung dịch Ca(OH) 2 dư thu được 3 gam kết tủa.
a, Tính m.
b, Tính V dung dịch HCl 0,2M đã dùng.
c, Tính C% các chất trong dung dịch A. X
Câu 102: Cho m gam P2O5 tác dụng với 500 ml dung dịch KOH 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được
dung dịch X (không chứa H3PO4). Cô cạn dung dịch X thu được 193m/71 gam chất rắn khan.

a, Tính m.
b, Cho X tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl 2. Tính khối lượng kết tủa thu được sau khi kết thúc các phản ứng.
Câu 103: Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 75 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm
dung dịch NaOH 1M vào X, thu được kết tủa. Để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì cần tối thiểu 150 ml dung dịch
NaOH. Tính V.
Câu 104: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FeS 2, FeS, CuS vào dung dịch HNO3 vừa đủ, thu được dung dịch Y
chỉ chứa (m + 28,8) gam hai muối sunfat trung hòa và 44,8 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO, NO 2.
a, Tính số mol HNO3 phản ứng.
b, Cho toàn bộ lượng Z trên tác dụng với dung dịch chứa 1,5 mol NaOH. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được
dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được a gam chất rắn khan. Tính a.

17 | P a g e



×