Tải bản đầy đủ (.pdf) (400 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng năng lượng tái tạo tại thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.77 MB, 400 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG


TRẦN VĂN NAM

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TẠI THÀNH PHỐ
TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG


TRẦN VĂN NAM

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TẠI THÀNH PHỐ
TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số:


60 31 01 05

Quyết định giao đề tài:

Số 447/QĐ-ĐHNT ngày 10/5/2017

Quyết định thành lập hội đồng:

1273/QĐ-ĐHNT ngày 5/12/2017

Ngày bảo vệ:

13/12/2017

Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ CHÍ CÔNG
Chủ tịch hội đồng:
TS. HÀ VIỆT HÙNG
Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng năng lượng tái tạo tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên” là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu trong nghiên cứu này được thu thập và sử dụng một cách trung
thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn chưa được trình bày hay công bố
ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây. Các nguồn dữ liệu khác được sử dụng
trong luận văn đều có ghi nguồn trích dẫn và xuất xứ.


Nha Trang, tháng 09 năm 2017
Tác giả

Trần Văn Nam

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện tốt
nhất của quý khoa Sau Đại học, quý khoa Kinh tế trường Đại học Nha Trang. Đặc biệt là
sự hướng dẫn tận tình của Tiến sĩ Lê Chí Công đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài. Qua đây,
tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến sự giúp đỡ này.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến các quý Thầy, quý Cô trường Đại Đại học Nha
Trang đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt hai năm học vừa qua.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp đỡ,
động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, tháng 09 năm 2017
Tác giả

Trần Văn Nam

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ iii

MỤC LỤC...................................................................................................................... iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ................................................................................ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ...............................................................................................x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ..........................7
2.1. Một số khái niệm có liên quan ....................................................................................7
2.2. Lý thuyết hành vi tiêu dùng ........................................................................................8
2.2.1. Hành vi người tiêu dùng .......................................................................................8
2.2.2. Lý thuyết hành vi tiêu dùng hợp lý (TRA) ............................................................9
2.2.3. Lý thuyết về hành vi dự định (TPB)....................................................................10
2.2.4. Một số khái niệm có liên quan trong TPB...........................................................11
2.3. Các nghiên cứu có liên quan đến hành vi sử dụng năng lượng tái tạo........................12
2.3.1. Nghiên cứu ở nước ngoài....................................................................................12
2.3.2. Nghiên cứu tại Việt Nam ....................................................................................15
2.4. Đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu ..........................................................18
2.4.1. Đề xuất mô hình nghiên cứu ...............................................................................18
2.4.2. Phát triển các giả thuyết nghiên cứu....................................................................19
Tóm tắt chương 2...........................................................................................................23
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý
ĐỊNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TẠI THÀNH PHỐ TUY HÒA, TỈNH
PHÚ YÊN .......................................................................................................................24
3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................................24
3.2. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................................25
3.2.1. Xây dựng thang đo .............................................................................................25
3.2.2. Nghiên cứu sơ bộ................................................................................................28
iv



3.2.3. Nghiên cứu chính thức........................................................................................28
3.3. Kích thước mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu .....................................................29
3.3.1. Kích thước mẫu ..................................................................................................29
3.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu .............................................................................29
3.4. Xử lý số liệu .............................................................................................................29
3.4.1. Làm sạch số liệu .................................................................................................29
3.4.2. Thống kê mô tả và thống kê suy luận..................................................................30
3.4.3. Đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của thang đo.....................................................30
3.4.4. Kiểm định mô hình lý thuyết ..............................................................................31
Tóm tắt chương 3...........................................................................................................33
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý
ĐỊNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TẠI THÀNH PHỐ TUY HÒA ...........34
4.1. Giới thiệu chung về thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên .............................................34
4.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện lịch sử ..........................................................................34
4.1.2. Đặc điểm khí hậu................................................................................................35
4.1.3. Đặc điểm kinh tế.................................................................................................35
4.1.4. Đặc điểm văn hóa-xã hội ....................................................................................36
4.1.5. Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo tại tỉnh Phú Yên ...................................37
4.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ...............................................................................40
4.2.1.Đặc điểm của mẫu nghiên cứu .............................................................................40
4.2.2. Kết quả thống kê mô tả .......................................................................................53
4.3. Phân tích độ tin cậy thang đo ....................................................................................42
4.3.1. Kiểm định thang đo ý định sử dụng năng lượng tái tạo .......................................42
4.3.2. Kiểm định thang đo các nhân tố tác động đến ý định sử dụng năng lượng tái tạo 42
4.4. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ...........................................................................44
4.5. Phân tích nhân tố các thang đo thành phần................................................................44
4.6. Phân tích nhân tố thang đo ý định sử dụng năng lượng tái tạo...................................46
4.7. Phân tích tương quan, hồi quy...................................................................................47
4.7.1. Phân tích tương quan ..........................................................................................47

4.7.2. Mô hình hồi quy tuyến tính.................................................................................49
4.7.3. Kiểm định tự tương quan và hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình ...................51
4.7.4. Kiểm định tính phù hợp tuyến tính của mô hình .................................................52
v


4.8. Kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu ........................................................................53
Tóm tắt chương 4...........................................................................................................56
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH................................57
5.1. Kết luận từ câu hỏi nghiên cứu..................................................................................57
5.2. Gợi ý chính sách quản trị ..........................................................................................58
5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.....................................................63
5.5. Kết luận ....................................................................................................................64
KẾT LUẬN ....................................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................67
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

Ý nghĩa

NLTT
OEDC


Năng lượng tái tạo
Organization for Economic
Cooperation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế

TRA

Theory of Reasoned Action

Lý thuyết hành vi tiêu dùng
hợp lý

TPB

Theory of Planned Behavior

Lý thuyết hành vi tiêu dùng
dự tính

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thang đo ý định đối với việc sử dụng năng lượng tái tạo (06)..........................25
Bảng 3.2: Thang đo thái độ đối với việc sử dụng năng lượng tái tạo (06).........................26
Bảng 3.3: Nhóm tham khảo (04)......................................................................................26
Bảng 3.4: Thang đo kiểm soát hành vi nhận thức (04) .....................................................26
Bảng 3.5: Thang đo nhận thức về lợi ích của việc sử dụng năng lượng tái tạo (04) ..........27

Bảng 3.6: Thang đo kiến thức về nguồn năng lượng tái tạo (04) ......................................27
Bảng 3.7: Thang đo niềm tin sản phẩm thân thiện với môi trường (04)............................28
Bảng 4.1: Thống kê đặc điểm nhân khẩu học trong mẫu nghiên cứu................................41
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến quan sát ....................................................................54
Bảng 4.3: Kiểm định độ tin cậy thang đo ý định sử dụng NLTT ......................................42
Bảng 4.4: Kiểm định độ tin cậy thang đo đo các nhân tố tác động đến ý định sử dụng năng
lượng tái tạo.....................................................................................................................43
Bảng 4.5: Kết quả EFA thang đo các nhân tố tác động đến ý định sử dụng năng lượng tái tạo tại
thành phố Tuy Hòa ............................................................................................................44
Bảng 4.6: Kết quả EFA thang đo các nhân tố tác động đến ý định sử dụng năng lượng tái
tạo ...................................................................................................................................45
Bảng 4.7: Kết quả EFA thang đo ý định sử dụng năng lượng tái tạo ................................47
Bảng 4.8: Kết quả phân tích hệ số tương quan Pearson thể hiện trong ma trận tương quan....48
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter của mô hình ...............................50
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định phương sai ANOVA ........................................................50
Bảng 4.11: Mô hình hồi quy theo lý thuyết ......................................................................50
Bảng 5.1: Kiểm định giả thuyết nghiên cứu .....................................................................58

viii


DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 2.1: Lý thuyết về Hành động hợp lý (Fishbein & Ajzen 1975) ................................10
Hình 2.2: Lý thuyết về hành vi dự tính (Ajzen, 1985) ......................................................10
Hình 2.3: Đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu .................................................18
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu .......................................................................................24
Hình 4.1: Đồ thị phân tán giữa phần dư chuẩn hóa và giá trị ước lượng...........................52
Hình 4.2: Đồ thị phân phối chuẩn của phần dư ................................................................53


ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng năng lượng tái tạo tại
thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên” được thực hiện với mục đích xem xét các yếu tố ảnh
hưởng đến ý định sử dụng năng lượng tái tạo, xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng
của các yêu tố khác nhau đến ý định sử dụng năng lượng tái tạo của hộ gia đình tại thành
phố Tuy Hòa. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách khuyến khích ý định
và hành vi sử dụng năng lượng tái tạo của hộ gia đình tại thành phố Tuy Hòa trong thời
gian tới.
Để đạt được mục tiêu đặt ra, trên cơ sở các quan điểm về tiêu dùng xanh, năng
lượng tái tạo. Phát triển theo lý thuyết hành vi tiêu dùng có kế hoạch (TPB) kết hợp với
việc kế thừa các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam. Luận văn đã phát triển mô hình
nghiên cứu nhằm kiểm định các yếu tố có thể ảnh hưởng đến ý định sử dụng năng lượng
tái tạo. Nhóm thứ nhất là các yếu tố gốc trong mô hình TPB và nhóm thứ hai là các yếu tố
mở rộng phù hợp với bối cảnh sử dụng năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường và
phát triển bền vững. Các giả thuyết nghiên cứu đã được lập luận dựa trên các chứng cứ
khoa học trước làm cơ sở cho việc kiểm định mô hình nghiên cứu.
Nghiên cứu này tiếp cận cả phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính.
Phương pháp nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước, nghiên cứu sơ bộ và nghiên
cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm và phỏng vấn thử. Sau
đó, nghiên cứu chính thức sử dụng kỹ thuật bằng việc phát bản câu hỏi khảo sát cho hộ gia
đình tại thành phố Tuy Hòa, Phú Yên với kích thước mẫu là n = 170.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tất cả thang đo đều đạt độ tin cậy và giá trị. Đồng
thời, kết quả cũng cho thấy mô hình lý thuyết đề ra phù hợp với dữ liệu thị trường. 6/6 giả
thuyết đề xuất trong mô hình nghiên cứu có tác động cùng chiều và mạnh đến ý định sử
dụng năng lượng tái tạo tại thành phố Tuy Hòa, theo thứ tự: (1) Khả năng kiểm soát hành
vi; (2) Niềm tin về sản phẩm thân thiện với môi trường; (3) Kiến thức về việc sử dụng
năng lượng tái tạo; (4) Ảnh hưởng của nhóm tham khảo;(5) Nhận thức về lợi ích của việc

sử dụng năng lượng tái tạo; (6) Thái độ đối với việc sử dụng năng lượng tái tạo. Dựa trên
kết quả nghiên cứu định lượng chính thức, luận văn đã đưa ra những kiến nghị nhằm có
thể cải thiện mức độ ý định sử dụng năng lượng tái tạo của người tiêu dùng (hộ gia đình)
theo hướng thuận tiện hơn cho cả người tiêu dùng và cơ quan quản lý ngành điện với yêu
cầu của hội nhập và phát triển bền vững. Đồng thời, nghiên cứu cũng đề cập đến một số
hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo. Nghiên cứu này cũng đã khẳng định vai
trò quan trọng của ý định sử dụng năng lượng tái tạo của hộ gia đình hỗ trợ trong hoạt động
tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, sử dụng có hiệu quả nguồn lực nhằm góp phần phát
triển nền kinh tế mỗi địa phương theo hướng bền vững trong thời gian tới.
Từ khóa: Ý định; năng lượng tái tạo; thành phố Tuy Hòa
x


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Giới thiệu
Trong chương này, luận văn sẽ làm rõ tính cấp thiết của đề tài dưới góc độ
thực tiễn và lý luận; tiếp đến nội dung của chương 1 sẽ trình bày về mục tiêu, đối
tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Cuối cùng, những đóng góp về lý luận và
thực tiễn của luận văn cũng sẽ được đề cập.
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Về mặt thực tiễn
Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng nhiều nước trên thế giới, Việt Nam đang
đứng trước những thách thức về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trước sự gia
tăng dân số, kéo theo đó là nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội. Vì vậy, việc
triển khai và áp dụng các chính sách tiêu dùng xanh, mua sắm xanh ở Việt Nam nhằm
khuyến khích sản xuất và tiêu dùng bền vững là một nhu cầu bức thiết hiện nay.
Thực tiễn đã chứng minh rằng, hành vi tiêu dùng của người dân có ảnh hưởng
sâu sắc đến việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và tác động đến chất lượng
môi trường (OECD, 2013). Việc sử dụng không hợp lý các tài nguyên và các hành vi xả

thải vô ý thức, sử dụng phương tiện giao thông gây hiệu ứng nhà kính; những hành vi
này dẫn đến những hậu quả về mặt môi trường này sẽ tác động ngược lại chất lượng
sống của con người. Thay đổi hành vi tiêu dùng theo hướng tiêu dùng xanh đóng vai trò
quan trong trong bảo vệ môi trường, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đóng góp quan
trọng vào mục tiêu tăng trưởng xanh. Nghiên cứu về hành vi sử dụng năng lượng tái tạo
nhận được sự quan tâm ngày càng lớn của chính phủ các quốc gia, các tổ chức phát
triển.
Thực tế cho thấy, những cải tiến công nghệ khiến cuộc sống của con người tiện
lợi và gọn nhẹ bao nhiêu thì thiên nhiên lại bị tàn phá và ô nhiễm bấy nhiêu. Với
những nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, một lượng lớn túi ni lông, đồ tiêu dùng
bằng nhựa khó tiêu hủy được xả thải ra môi trường… Song, những việc làm tưởng
chừng như bình thường này của mọi người đang dẫn đến những hậu quả khôn lường
về việc biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, tình trạng xâm nhập mặt do nước biển
dâng, các nguồn tài nguyên dần cạn kiệt do khai thác không khoa học, hợp lý...Nhằm
hạn chế tình trạng này, nhiều chuyên gia cho rằng, điều quan trọng nhất là con người
1


phải thay đổi được hành vi mua sắm và tiêu thụ của mình. Bởi vì, tiêu dùng - sức mua
là bản chất, cội rễ của sự phát triển. Phải có cầu mới có cung và phát triển nguồn cung,
đây chính là gốc rễ cho sự phát triển bền vững của một nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu
hóa. Nếu một người tiêu dùng thay đổi các thói quen tiêu dùng của mình thì các nhà
sản xuất cũng thay đổi, xã hội từ đó cũng thay đổi theo và hướng xã hội đến hành vi
tiêu dùng bền vững.
Thành phố Tuy Hòa, một trong những thành phố đầy tiềm năng cho phát triển
công nghiệp và dịch vụ của khu vực Nam Trung Bộ thời gian tới. Hành vi và ý định sử
dụng năng lượng tái tạo của người dân thành phố rất được quan tâm trong các định
hướng chiến lược và chính sách của tỉnh và thành phố bởi lẽ nó không chỉ đóng góp
trực tiếp vào công tác bảo vệ môi trường mà còn định hướng và thay đổi hành vi sản
xuất kinh doanh của các tổ chức hướng đến tính bền vững trong thời gian tới.

Về mặt lý luận
Đến nay có khá nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề hành vi sử dụng năng
lượng tái tạo của cộng đồng (OECD, 2011a). Các nghiên cứu về sử dụng năng lượng
theo hướng tiêu dùng xanh, thân thiện với môi trường đa đề cập đến nhiều khía cạnh
khác nhau của vấn đề. OEDC (2011a, 2013) đã khảo sát hành vi tiết kiệm năng lượng
về cả hành vi cắt giảm sử dụng năng lượng và lắp đặt thiết bị hiệu quả về năng lượng ở
mười nước OEDC. Những năm gần đây, các nghiên cứu của Sardianou (2007), Lynn
và Longhi (2011), Wang và cộng sự (2011), Mills và Schleich (2012) đã đề cập đến
những yếu tố tác động đến hành vi tiết kiệm năng lượng của hộ gia đình.
Tại Việt Nam, theo hiểu biết của tác giả cho đến nay có một số nghiên cứu hàn
lâm đã luận bàn đến vấn đề sử dụng năng lượng tái tạo và hành vi tiêu dùng xanh. Cụ
thể nghiên cứu của Nguyễn Trọng Hoài (2014) với chủ đề “Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến ý định sử dụng năng lượng tái tạo tại Việt Nam” được đăng trên Tạp chí
Kinh tế và Phát triển. Nguyễn Trọng Hoài (2014) với chủ đề “Phân tích sử dụng năng
lượng của người dân: Nghiên cứu điển hình hành vi tiết kiệm điện tại thành phố Hồ
Chí Minh” được đăng trên Tạp chí Kinh tế và Phát triển. Nghiên cứu của Phạm Thị
Lan Hương (2014) với chủ đề “Dự đoán ý định mua xanh của người tiêu dùng trẻ: Ảnh
hưởng của các nhân tố văn hóa và tâm lý” được đăng trên Tạp chí Kinh tế và Phát
triển. Nguyên cứu của Nguyễn Lưu Bảo Đoan và Nguyễn Trọng Hoài (2015) với chủ
đề “Đo lường tác động của thái độ tiêu dùng đến hành vi góp phần tái chế chất thải
2


trong hộ gia đình: Nghiên cứu tình huống tại Cần Thơ và TP.HCM” được đăng trên
Tạp chí Phát triển Kinh tế. Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Hoài (2015) với chủ đề
“Các yếu tố tác động đến hành vi tiết kiệm nước của người dân đô thị: Nghiên cứu
điển hình tại TP. Hồ Chí Minh” được đăng trên Tạp chí Phát triển Kinh tế.
Tuy nhiên, việc áp dụng lý thuyết hành vi tiêu dùng có kế hoạch (TPB) vào lĩnh
vực nghiên cứu ý định sử dụng năng lượng tái tạo vấn còn những hạn chế nhất định.
Theo hiểu biết của tác giả các nghiên cứu đến nay chủ yếu sử dụng các lý thuyết về

kinh tế để giải thích khía cạnh hành vi ví như sử dụng các đặc điểm nhân khẩu học:
tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ dân trí,…Trong khi đó, hành vi tiêu dùng của con
người sẽ thay đổi thường xuyên và chịu tác động của nhiều biến số bên trong khá phức
tạp. Ví dụ, các đặc điểm của con người liên quan đến khả năng kiểm soát hành vi nhận
thức (PBC) theo đề xuất của Ajzen (1991), những tác động về mặt xã hội (sức ép, áp
lực) của cộng đồng và xã hội (Ajzen, 1991). Khía cạnh khác nhau liên quan đến thái
độ/sở thích tiêu dùng sản phẩm. Đặc biệt các biến số về kiến thức, sự quan tâm và lợi
ích của việc sử dụng sản phẩm cần thiết phải được đưa vào trong mô hình nghiên cứu
nhằm giải thích ý định hành vi. Những điểm hạn chế ở trên là cơ sở quan trọng cho tác
giả phát triển nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng năng lượng tái tạo.
Xuất phát từ vấn đề trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến ý định sử dụng năng lượng tái tạo tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú
Yên” nhằm tìm ra các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ý định sử dụng năng lượng tái
tạo của người dân thành phố Tuy Hòa, từ đó có hướng đi đúng đắn để phát triển địa
phương theo hướng bền vững trong thời gian tới.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Phát triển mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý
định sử dụng năng lượng tái tạo của người dân thành phố Tuy Hòa và mức độ tác động
của các yếu tố này, từ đó đề xuất các kiến nghị chính sách nhằm khuyến khích ý định
sử dụng năng lượng tái tạo của người dân, cũng như phát triển thành phố Tuy Hòa theo
hướng bền vững.
Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng năng lượng tái tạo
- Phân tích mức độ tác động của các yếu tố đến ý định sử dụng năng lượng tái
tạo của người dân thành phố Tuy Hòa.
3


- Đề xuất một số kiến nghị chính sách phù hợp nhằm thức đẩy ý định sử dụng
năng lượng tái tạo của người dân thành phố Tuy Hòa.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Đâu là những yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định sử dụng năng lượng tái tạo của
người dân thành phố Tuy Hòa?
- Mức độ tác động của các yếu tố này đến ý định sử dụng năng lượng tái tạo
của người dân thành phố Tuy Hòa?
- Làm thế nào để đẩy mạnh ý định sử dụng năng lượng tái tạo của người dân
thành phố Tuy Hòa?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Khung lý thuyết hành vi tiêu dùng, hành vi sử dụng
năng lượng tái tạo, các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng năng lượng tái tạo của
người dân thành phố Tuy Hòa.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài thực hiện khảo sát trên địa bàn thành phố Tuy
Hòa, tỉnh Phú Yên từ tháng 6/2017 đến tháng 08/2017.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Cách tiếp cận nghiên cứu:
Để đạt được các mục tiêu đề ra thì quy trình nghiên cứu được tổ chức hai giai
đoạn bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính
bao gồm định hướng mô hình lý thuyết, từ đó thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu
có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng bao gồm hai nội dung
cơ bản là xây dựng phiếu điều tra, hoàn thiện bảng câu hỏi và nghiên cứu chính thức
bằng cách tiến hành điều tra theo phiếu điều tra. Sau khi có kết quả điều tra, tiến hành
phân tích thống kê mô tả và hồi quy Bội. Trên cơ sở kết quả phân tích thống kê, gợi ý
chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy hành vi tiêu dùng NLTT của người dân thành phố
Tuy Hòa.
1.5.2. Thiết kế mẫu:
1.5.2.1. Tổng thể
Tổng thể của khảo sát này là các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Tuy Hòa.
Một số điều kiện cụ thể như sau: (1) Công dân Việt Nam trên 22 tuổi và đang sống tại
thành phố Tuy Hòa; (2) Là nhân viên, công chức, viên chức, quản lý hoặc chủ doanh
nghiệp tại các cơ quan; (3) Đã từng sử dụng hoặc từ nghe thông tin về NLTT.

4


1.5.2.2. Phương pháp chọn mẫu
Nghiên cứu này tiếp cận dựa trên lý thuyết hành vi, việc xác định quy mô mẫu
phụ thuộc chính vào mức độ chính xác của ước lượng thống kê đặt ra. Tuy nhiên,
trong điều kiện hạn chế của cá nhân (thời gian và chi phí), phương pháp lấy mẫu phi
xác suất bằng hình thức lấy mẫu thuận tiện được thực hiện vì thế số lượng các biến
dùng để phân tích nhân tố là yếu tố giữ vai trò chính trong xác định quy mô mẫu.
1.5.2.3. Kích thước mẫu
Các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng phân tích nhân tố đòi hỏi quy mô mẫu
phải lớn. Tuy nhiên, quy mô mẫu lớn là bao nhiêu thì chưa hoàn toàn có sự thống nhất.
Theo (Hair và cộng sự, 2010), một quy mô mẫu lớn hơn 100 quan sát cho phân tích
nhân tố khám phá, với ít nhất là 5 lần so với số biến quan sát để phân tích và tốt hơn
nếu tỉ lệ đó là 10 lần. Do đó, với 30 biến để đo lường các ảnh hưởng lên ý định sử
dụng năng lực tái tạo tại thành phố Tuy Hòa, mẫu tối thiểu nên là 170 quan sát.
1.6. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu
Về mặt lý thuyết: Luận văn sẽ cung cấp luận cứ khoa học cho các kiến nghị
chính sách nhằm khuyến khích ý định sử dụng năng lượng tái tạo cho cộng đồng dân
cư tại một địa phương cụ thể.
Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn với việc xác định được các
nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng năng lượng tái tạo của người dân thành phố
Tuy Hòa sẽ giúp các nhà quản lý kinh doanh của địa phương xác định được tính cấp
thiết của phát triển chính sách nhằm khuyến khích cộng đồng sử dụng năng lượng tái
tạo, năng lượng xanh, năng lượng thân thiện với môi trường. Điều này sẽ đóng góp
quan trọng giúp ngăn chặn và làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu;
đồng thời vạch ra được hướng đi đúng đắn và bền vững cho sự phát triển thành phố
Tuy Hòa nói riêng và tỉnh Phú Yên nói chung trong thời gian tới.
1.7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần kết luận, luận văn bao gồm 5 chương với nội dung như sau:

Chương 1. Giới thiệu chung về vấn đề nghiên cứu
Trong chương này, luận văn sẽ làm rõ tính cấp thiết của đề tài dưới góc độ
thực tiễn và lý luận; tiếp đến nội dung của chương 1 sẽ trình bày về mục tiêu, đối
tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Cuối cùng, những đóng góp về lý luận và
thực tiễn của luận văn cũng sẽ được đề cập.
5


Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến ý định sử dụng năng lượng tái tạo
Trong chương 2, luận văn sẽ làm rõ thế nào là năng lượng tái tạo, hành vi tiêu
dùng xanh; việc áp dụng lý thuyết hành vi tiêu dùng và tiêu dùng xanh trong sử dụng
năng lượng tại tạo được thực hiện như thế nào? Chương 2 cũng rẽ phân tích và luận
giải nhằm hình thành mô hình và các giả thuyết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
ý định sử dụng năng lượng tái tạo.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu các yếu tố ý định sử dụng năng lượng
tái tạo tại thành phố Tuy Hòa
Để đạt được mục tiêu đặt ra của luận văn, nghiên cứu này tiếp cận cả phương
pháp nghiên cứu định lượng và định tính. Theo đó, phần đầu của chương 3 giới thiệu
toàn bộ quy trình nghiên cứu, xây dựng thang đo nháp, thang đo hoàn chỉnh và tiến
hành điều tra thử. Tiếp đó, luận văn sẽ trình bày các công cụ và kỹ thuật phân tích định
lượng nhằm xử lý dữ liệu thu thập được từ phỏng vấn người dân ở thành phố Tuy Hòa,
tỉnh Phú Yên.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng
năng lượng tái tạo tại thành phố Tuy Hòa
Chương 4 trình bày các kết quả của cả hai nghiên cứu. Thứ nhất, nghiên cứu sơ
bộ của 20 hộ gia đình được phân tích để đánh giá độ tin cậy nhằm hiệu chỉnh độ tin
cậy của thang đo. Những phát hiện từ cuộc điều tra ban đầu dẫn đến việc hoàn tất các
công cụ để nghiên cứu chính thức. Tiếp đến, luận văn mô tả các đặc tính của mẫu và
trình bày thống kê mô tả trong nghiên cứu chính thức. Trong nghiên cứu chính thức,

độ tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy
nhằm kiểm định các giả thuyết của mô hình đề xuất.
Chương 5. Kết luận và khuyến nghị chính sách
Chương 5 thảo luận về những tác động về mặt lý thuyết và thực tiễn của nghiên
cứu được thực hiện trong nghiên cứu này, và từ đó, rút ra kết luận sau đó được thảo
luận chi tiết cho trường hợp thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

6


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
Giới thiệu
Trong chương 2, luận văn sẽ làm rõ thế nào là năng lượng tái tạo, hành vi tiêu
dùng xanh; việc áp dụng lý thuyết hành vi tiêu dùng và tiêu dùng xanh trong sử dụng
năng lượng tại tạo được thực hiện như thế nào? Chương 2 cũng rẽ phân tích và luận
giải nhằm hình thành mô hình và các giả thuyết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
ý định sử dụng năng lượng tái tạo.
2.1. Một số khái niệm có liên quan
Khái niệm Tiêu dùng xanh (green consumer) được hiểu là việc sử dụng hàng
hóa để đáp ứng những nhu cầu cơ bản và nâng cao chất lượng cuộc sống trong khi sử
dụng ít hơn tài nguyên thiên nhiên và chất độc hại, đồng thời giảm phát thải và chất
lây ô nhiễm trong chu trình sống của sản phẩm hay dịch vụ và không làm tổn hại tới
việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau (Salmela & Varho, 2006). Sau cuộc
khủng hoảng dầu mỏ năm 1970, nhận thức tăng lên của công chúng về các vấn đề liên
quan đến năng lượng đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu hành vi tiêu dùng
năng lượng xanh (McDougall, Claxton, và Ritchie, 1981). Những nghiên cứu ban đầu
cho thấy nhận thức về môi trường khuyến khích người tiêu dùng giảm tiêu thụ năng
lượng (Kasulis, Huettner & Dikeman, 1981) và sử dụng năng lượng mặt trời (Labay &

Kinnear, 1981). Thuật ngữ “Năng lượng xanh - Green energy” hoặc “năng lượng tái
tạo - renewable energy” có nguồn gốc từ các nguồn năng lượng tái tạo, bao gồm năng
lượng mặt trời, năng lượng sinh học, năng lượng địa nhiệt và năng lượng gió. Hiện tại,
một số người tiêu dùng phải trả mức giá cao cho một số thương hiệu cung cấp năng
lượng tái tạo như: Green Mountain Energy (Mỹ), Ecotricity (Anh), Lichtblick (Đức),
NaturEnergie (Áo).
Khái niệm Năng lượng tái tạo (renewable energy) được hiểu là một thuật ngữ
kỹ thuật, năng lượng có được từ tài nguyên thiên nhiên, trong đó năng lượng mặt trời
được tích hợp từ ánh sáng mặt trời không giới hạn, gió, tách nước, quá trình sinh học,
thủy triều đại dương,… năng lượng tái tạo là dạng năng lượng có thể sử dụng bền
vững, thân thiện với mọi người và bảo vệ môi trường. Hiện nay, các nguồn năng lượng
có triển vọng thay thế nguồn năng lượng truyền thống bao gồm năng lượng gió, năng
7


lượng mặt trời, năng lượng sinh khối và thủy điện công suất nhỏ “Khung phân tích và
bằng chứng thực nghiệm tại khu vực đô thị Việt Nam” (Salmela & Varho, 2006). Vào
cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, chi phí sản xuất và giá thị trường cao hơn đã tạo
thành rào cản chủ yếu đối với việc người tiêu dùng chấp nhận năng lượng tái tạo
(Salmela & Varho, 2006). Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có đến 30% người tiêu dùng
sẵn sàng trả cao hơn cho năng lượng tái tạo (Zarnikau, 2003). Tuy nhiên, đến nay, thị
phần của các thương hiệu năng lượng tái tạo vẫn còn thấp và chi phí cao hơn 20% so
với điện năng thông thường làm cản trở hầu hết người tiêu dùng tiềm năng (Salmela &
Varho, 2006). Một số nghiên cứu chỉ ra rằng thành công trong tương lai của năng
lượng tái tạo phụ thuộc vào các chiến lược truyền thông tiếp thị, và xây dựng thương
hiệu hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng (Roe và cộng sự, 2001).
Mặc dù các đặc điểm kỹ thuật và ghi nhãn điện xanh mang lại những lợi ích thiết thực
cho người tiêu dùng, việc mua năng lượng tái tạo cũng có thể mang lại lợi ích tâm lý.
2.2. Lý thuyết hành vi tiêu dùng
2.2.1. Hành vi người tiêu dùng

Khái niệm Hành vi tiêu dùng để chỉ hành vi mà người tiêu dùng thể hiện trong
việc tìm kiếm, mua, sử dụng, đánh giá và loại bỏ các sản phẩm/dịch vụ mà người tiêu
dùng mong muốn/kỳ vọng sẽ thỏa mãn nhu cầu của họ (Kotler, 2013). Hành vi người
tiêu dùng phụ thuộc vào cá nhân ra các quyết định như thế nào để sử dụng tốt nhất các
nguồn lực hiện có vào quá trình tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ. Quá trình ra quyết định
tiêu dùng bao gồm các bước sau:
Bước 1: nhận biết nhu cầu được hiểu là cảm giác của người tiêu dùng về một sự
khác biệt giữa trạng thái hiện có với trạng thái họ mong muốn, có thể phát sinh do kích
thích bên trong (các quy luật sinh học, tâm lý…) hoặc bên ngoài (kích thích của
marketing) hoặc cả hai. Khi nhu cầu trở nên bức xúc, người tiêu dùng sẽ hành động để
thỏa mãn. Các nhà marketing nghiên cứu cần trả lời các câu hỏi như: những loại nhu
cầu nào đang phát sinh? Cái gì tạo ra chúng? Và người tiêu dùng muốn thỏa mãn
chúng bằng những sản phẩm, dịch vụ cụ thể nào? Từ đó triển khai các hoạt động
marketing, tạo sự quan tâm và thúc đẩy nhu cầu người tiêu dùng (Kotler, 2013).
Bước 2, tìm kiếm thông tin: khi nhận biết được nhu cầu, con người sẽ tìm kiếm
thông tin liên quan đến sản phẩm dịch vụ qua các nguồn như: nguồn thông tin cá nhân,
nguồn thông tin thương mại, nguồn thông tin đại chúng, kinh nghiệm… Nghiên cứu và
8


tìm hiểu cụ thể ở bước này giúp doanh nghiệp phản ứng kịp thời, cung cấp các nguồn
thuận lợi để người tiêu dùng dễ dàng nhận ra và tiếp thu thông tin đó.
Bước 3, đánh giá các phương án: bước này nhằm tìm kiếm được thương hiệu
mà người tiêu dùng cho là hấp dẫn nhất. Dự đoán đươc cách thức đánh giá của người
tiêu dùng giúp doanh nghiệp chủ động hơn, đưa ra sản phẩm đáp ứng được các điều
kiện mà khách hàng mong muốn.
Bước 4, quyết định mua: người tiêu dùng có một “bộ nhãn hiệu lựa chọn” được
sắp xếp theo thứ tự trong ý định mua. Song, ý định mua chưa phải là chỉ báo đáng tin
cậy cho quyết định mua cuối cùng. Từ ý định mua đến quyết định mua còn chịu sự chi
phối của rất nhiều yếu tố kìm hãm như: gia đình, bạn bè, dư luận, rủi ro đột xuất, sự

sẵn có, thiếu hụt của sản phẩm…Nghiên cứu ở bước này giúp các nhà marketing tháo
gỡ ảnh hưởng của các yếu tố kìm hãm giúp tạo điều kiện cho quyết định mua được
suôn sẻ.
Bước 5, đánh giá sau khi mua: sự hài lòng hoặc không hài lòng sau khi mua và
sử dụng sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến hành vi mua tiếp theo của người tiêu dùng, theo
các chuyên gia marketing “một khách hàng hài lòng là người quảng cáo tốt nhất của
chúng ta”. Tuy nhiên, tiếp nhận những phàn nàn của khách hàng cũng được xem là con
đường ngắn nhất, tốt nhất để biết được những gì khách hàng chưa hài lòng, từ đó điều
chỉnh các hoạt động marketing của mình. Nỗ lực marketing nào tạo được một thiện chí
ở khách hàng chính là những giải pháp tốt giúp doanh nghiệp gia tăng thị trường và
duy trì lượng khách hàng trung thành.
2.2.2. Lý thuyết hành vi tiêu dùng hợp lý (TRA)
Fishbein và Ajzen (1975) giới thiệu Lý thuyết Hành động hợp lý (TRA) cung
cấp một khuôn khổ hữu ích cho phân tích này. Các nhà nghiên cứu dựa trên tâm lý xã
hội, mô tả hành vi có ý thức để xác định mối quan hệ giữa thái độ và hành vi. Theo mô
hình mở rộng của Fishbein, được biết đến như là lý thuyết của hành động hợp lý
(TRA), hành vi được xác định bởi ý định, do đó được xác định bởi thái độ và các chỉ
tiêu chủ quan (Ajzen và Fishbein, 1980).
Trong lý thuyết về Hành động hợp lý (TRA), có ba cấu trúc chung là Hành vi
(BI), Thái độ (A) và Tiêu chuẩn Chủ quan (SN). Mục tiêu Hành vi (BI) được hướng
dẫn từ việc sáp nhập Thái độ (A) và Tiêu chuẩn Chủ quan (SN), hoặc có thể được viết
lại như (BI) = (A) + (SN).
9


Lý thuyết mô hình hành động hợp lý như sau:

Hình 2.1: Lý thuyết về Hành động hợp lý (Fishbein & Ajzen 1975)
2.2.3. Lý thuyết về hành vi dự định (TPB)
Lý thuyết về hành vi dự định (TPB) do Ajzen phát triển năm 1985. Nó được

phát triển dựa trên lý thuyết hành động hợp lý (TRA). Lý thuyết về hành vi theo kế
hoạch được sử dụng để giải thích và dự đoán ý định theo các khuynh hướng cụ thể
(Ajzen, 2005). Lý thuyết này là việc mở rộng Lý thuyết Hành động hợp lý (TRA) để
giải thích điều kiện rằng các cá nhân không có toàn quyền kiểm soát hành vi của họ
(Safavi, 2007). Do hạn chế, Ajzen đã thêm vào các biến gọi là cảm nhận hành vi kiểm
soát để mô hình của TRA. Trong mô hình này, thái độ có nghĩa là cảm giác đối với
một hành vi cụ thể có thể là một cách tốt hay xấu.
Thái độ đối với
hành vi

Chuẩn chủ quan

Ý định hành vi

Hành vi thực sự

Kiểm soát
hành vi nhận thức

Hình 2.2: Lý thuyết về hành vi dự tính (Ajzen, 1985)
10


TPB là lý thuyết hành vi theo dự tính được mở rộng từ TRA. TPB cho rằng thái
độ đối với hành vi, chuẩn chủ quan và sự kiểm soát hành vi là ba yếu tố quyết định
khái niệm độc lập về ý định hành vi (Ajzen, 1991).
Sự khác biệt lớn giữa hai mô hình là TPB kết hợp thêm một nhân tố là kiểm soát
hành vi như một yếu tố quyết định về xu hướng hành vi. Nhân tố này được liên kết đến
việc kiểm soát niềm tin. Nó bao gồm yếu tố niềm tin rằng việc thực hiện hành vi dễ
dàng hay khó khăn phụ thuộc vào việc sở hữu các nguồn tài nguyên thiết yếu và cơ hội

để thực hiện một hành vi cụ thể. TPB đã được sử dụng như là cơ sở để điều tra hành vi
bền vững nói chung và ý định hành vi tiêu dùng xanh nói riêng (Han & Kim, 2010).
Các nhà phê bình TPB cho rằng ý định hành vi không chuyển thành hành vi và một vài
nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng liên kết này thực sự là khá yếu.
2.2.4. Một số khái niệm có liên quan trong TPB
Khái niệm Hành vi được hiểu là một tập hợp các phản ứng có thể quan sát được
trong một tình huống nhất định đối với một đối tượng (mục tiêu) nhất định. Trong mô
hình TPB hành vi là một khái niệm chịu ảnh hưởng của ý định và kiểm soát hành vi
nhận thức (Ajzen, 1991).
Khái niệm ý định hành vi được hiểu là một dấu hiệu về mặt nhận thức của sự sẵn
sàng thực hiện hành vi, nó được xem là tiền đề trung gian đứng trước hành vi (Ajzen,
1991). Theo Ajzen (1991), các ý định được giả định để nắm bắt các 5 yếu tố động lực
ảnh hưởng đến hành vi, chúng cho biết con người đã cố gắng như thế nào để sẵn sàng
thử và đã nỗ lực nhiều như thế nào để thực hiện hành vi. Và ông nhấn mạnh thêm rằng
khi con người có ý định hành vi mạnh mẽ hơn, họ sẽ có khuynh hướng thực hiện hành
vi cao hơn (Ajzen, 1991). Samin và cộng sự (2012) cho rằng ý định là động lực của
con người trong chính ý nghĩ thực hiện hành vi của họ. Trong khi Long và Ching
(2010) định nghĩa ý định mua là biểu trưng cho những gì chúng tôi sẽ mua trong tương
lai. Một trong những nghiên cứu của Blackwell, Miniard, và Engel (2001) khám phá
rằng ý định mua hàng đại diện cho những gì người tiêu dùng sẽ mua. Lý thuyết về
hành vi phát biểu rằng ý định mua hàng bị tác động bởi 3 yếu tố: thái độ, nhóm ảnh
hưởng, nhận thức. Các yếu tố này liên quan và tác động mạnh mẽ đến ý định mua hàng
thông qua những hành vi và tình huống cụ thể.
Khái niệm Thái độ được hiểu là niềm tin tích cực hay tiêu cực của con người và sự
đánh giá về hành vi của mình. Thái độ nói đến sự đánh giá của con người về kết quả của
11


một hành vi (Ajzen, 1991). Theo giả thuyết của Fishbein về hành động có lý trí (TRA),
hành vi được xác định bởi ý định, do đó được xác định bởi thái độ và các chỉ tiêu chủ

quan (Ajzen và Fishbein, 1980). Thái độ biểu thị một khuynh hướng học hỏi để đáp ứng
một đối tượng một cách nhất quán thuận lợi hoặc bất lợi (Wilkie, 1994).
Khái niệm Chuẩn chủ quan được Fishbein và Ajzen (1975) định nghĩa các tiêu
chuẩn chủ quan là nhận thức của người đó rằng hầu hết những người quan trọng đối
với anh ta nghĩ anh ta nên hoặc không nên thực hiện hành vi đang được đề cập đến, là
áp lực xã hội cảm nhận để thực hiện hay không thực hiện hành vi (Ajzen, 1991), nó là
một khái niệm hạn chế hơn so với quan điểm xã hội của các định mức.
Khái niệm Kiểm soát hành vi nhận thức được định nghĩa là sự dễ dàng nhận thức
của một cá nhân hay khó khăn trong việc thực hiện hành vi cụ thể (Ajzen, 1988) là
nhận thức của người tiêu dùng về hành vi có nằm trong tầm kiểm soát của họ hay
không (Ajzen, 1991).
2.3. Các nghiên cứu có liên quan đến hành vi sử dụng năng lượng tái tạo
2.3.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
Nghiên cứu của Jordi và Aman (2015) với chủ đề “Factors Affecting Green
Purchase Behaviour and Future Research Directions”. Nghiên cứu đã xem xét 53 bài
báo thực nghiệm về hành vi tiêu dùng xanh từ năm 2000 đến năm 2014. Đây là một
trong những nghiên cứu đầu tiên xem xét các bài viết liên quan đến thái độ không phù
hợp trong bối cảnh tiêu dùng xanh. Nghiên cứu đã xem xét được các động cơ, nỗ lực
hỗ trợ và rào cản phổ biến khác nhau có ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng xanh
cũng như gợi ý các lập luận cho những điểm khác biệt về nghiên cứu hành vi tiêu dùng
xanh trước đây. Các tác giả đã tổng hợp được nhóm những yếu tố liên quan đến các
đặc điểm độc đáo của người tiêu dùng cá nhân và những người được xem xét trong
thực tế. Mối quan tâm về môi trường và các thuộc tính của người tiêu dùng đã xuất
hiện như hai yếu tố quyết định chính trong hành vi tiêu dùng xanh. Nghiên cứu đã làm
rõ những dự báo chính về hành vi tiêu dùng xanh trong tương lai. Kết quả nghiên cứu
đã góp phần giúp các nhà nghiên cứu thực nghiệm và nhà hoạch định chính sách và
các nhà quản lý trong xây dựng và thực hiện chiến lược khuyến khích hành vi tiêu
dùng xanh trong tương lai.
Nghiên cứu của Aydin (2016) với chủ đề “Some Determinants of Green
Consumption Behavior: AStudy on Green Consumers” được đăng trên Tạp chí Journal

12


of Environmental Management and Tourism. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng các
sản phẩm thân thiện với môi trường đã được phát triển trong những năm gần đây, và
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng năng lượng tái tạo. Nghiên cứu này giải thích
ảnh hưởng của một số yếu tố quyết định quan trọng đối với hành vi tiêu dùng xanh.
Các yếu tố này bao gồm: hiệu quả của người tiêu dùng, kiến thức về môi trường và
mối quan tâm về môi trường được xác định là các biến đầu vào trong mô hình đề xuất;
Hành vi tiêu dùng xanh là một biến đầu ra. Nghiên cứu thực hiện khảo sát với người
tiêu dùng xanh tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Các kết quả chỉ ra rằng nhận thức về hiệu quả
của người tiêu dùng, mối quan tâm về môi trường và kiến thức về môi trường có tác
động tích cực đáng kể đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng ở Istanbul. Kết
quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng cho những người làm chính sách trong việc
khuyến khích hành vi tiêu dùng xanh tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Nghiên cứu của Adams (2011) với chủ đề “South African consumer attitudes
towards domestic solar power systems”. Tác giả cho rằng sự thành công của chính
sách Nam Phi nhằm giảm phát thải các bon và kết hợp sản xuất năng lượng mặt trời
vào hỗn hợp năng lượng quốc gia một phần phụ thuộc vào khả năng thuyết phục các
chủ hộ gia đình trở nên tiết kiệm năng lượng hơn và khuyến khích lắp đặt hệ thống
năng lượng mặt trời trong nước. Năng lượng mặt trời là một sự đổi mới ở Nam Phi và
chính sách hiện tại của việc kích thích thị trường với các khoản trợ cấp cho máy nước
nóng năng lượng mặt trời không phải là dẫn đến phổ biến rộng rãi. Chi phí trả trước
cao đã là một rào cản trong quá khứ nhưng khi nhiều nhà cung cấp cung cấp các lựa
chọn tài chính, đã có sự gia tăng dần về mua sắm nhưng không phải ở mức cần thiết để
tiết kiệm 578 MW điện trong vài năm tới.
Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát của hai nhóm người tiêu dùng (người “mới sử
dụng” và “đã sử dụng” ở Nam Phi với mục đích: (1) Nghiên cứu thái độ của người tiêu
dùng đối với các đặc tính của năng lượng mặt trời; (2) Sử dụng lý thuyết phổ biến về
đổi mới để hiểu các thuộc tính ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của người tiêu

dùng và; (3) Giới hạn các đặc tính ngăn ngừa thực tế “người chấp nhận chính” từ việc
áp dụng công nghệ tạo ra năng lượng mặt trời.
Kết quả cho thấy, trong khi “người đã sử dụng” thể hiện sự nhận thức tích cực về
các đặc điểm môi trường của năng lượng mặt trời, các đặc điểm về tài chính, hoạt động
và thẩm mỹ của nó đang hạn chế việc sử dụng. Sự khác biệt tồn tại giữa hai nhóm thể
13


hiện sự ủng hộ cho khái niệm “khoảng cách” giữa các đối tượng mới sử dụng và đã sử
dụng. Nghiên cứu kết luận rằng nếu người tiêu dùng không thể xác định được lợi thế
tương đối của năng lượng mặt trời đối với nguồn điện hiện tại được cung cấp một cách
dễ dàng và rẻ tiền thông qua lưới điện quốc gia thì sẽ không có sự chấp nhận rộng rãi
như hiện nay. Kết quả nghiên cứu gợi ý một số chính sách quan trọng cho Chính phủ
Nam Phi trong việc tuyên truyền/khuyến khích rộng rãi lợi ích của việc sử dụng năng
lượng mặt trời nhằm khuyến khích người dân sử dụng nó trong thời gian tới.
Nghiên cứu của Hartmann & Apaolaza-Ibáñez (2012) với chủ đề “Consumer
attitude and purchase intention toward green energy brands: The roles of psychological
benefits and environmental concern” được đăng trên Tạp chí Journal of Business
Research. Nghiên cứu đã chứng minh rằng các chiến dịch quảng cáo hướng đến nhu cầu
tiêu dùng năng lượng tái tạo ngày càng tăng lên. Đồng thời việc các chương trình quảng
cáo không chỉ nhấn mạnh đến mối quan tâm của người tiêu dùng về môi trường và
những lợi ích thực tiễn mà còn mang lại lợi ích cho các nhà cung cấp năng lượng tái tạo.
Mô hình nghiên cứu được phát triển dựa trên ba loại lợi ích tâm lý khác nhau
ảnh hưởng đến thái độ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm năng lượng tái tạo và
tăng các ý định sử dụng năng lượng tái tạo đó là: (1) độ sáng dễ chịu; (2) tiết kiệm và
(3) trải nghiệm tự nhiên. Nghiên cứu tiến hành khảo sát một mẫu với 726 người tiêu
dùng đã chỉ ra với những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ và ý định tiêu dùng năng lượng
tái tạo.
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức về lợi ích của năng lượng tái tạo ảnh
hưởng ảnh và tích cực nhấ lên thái độ và ý định sử dụng năng lượng tái tạo. Đồng thời

trải nghiệm tự nhiên từ việc sử dụng năng lượng tái tạo có ảnh hưởng đến thái độ của
người sử dụng.
Các kết luận của nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng đối với thái độ và ý định
hành vi tiêu dùng xanh. Lợi ích về mặt tâm lý bên cạnh lợi ích môi trường làm tăng
thái độ đối với việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Để người tiêu dùng nhận ra
mức độ lợi ích thiết thực, quảng bá thương hiệu cần cung cấp thông tin chi tiết và có
liên quan đến lợi ích các sản phẩm năng lượng tái tạo. Các chương trình ghi nhãn năng
lượng hiện tại quá hạn chế cho mục đích này. Thông tin được cung cấp bao gồm phát
thải khí quyển, hỗn hợp năng lượng và lượng năng lượng tái tạo mới được cài đặt. Bên
cạnh đó, cần thúc đẩy mối liên hệ giữa những lợi ích tâm lý thông qua việc quảng cáo
14


×