Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

BÁO CÁO Tổng kết năm học 20152016 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học 20162017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.95 KB, 16 trang )

UBND TỈNH HÀ GIANG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: 442/BC-SGDĐT

Hà Giang, ngày 29 tháng 6 năm 2016

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO
Tổng kết năm học 2015-2016
và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2016-2017
Thực hiện Quyết định số 1443/QĐ-UBND ngày 06/8/2015 của UBND tỉnh
Hà Giang về việc ban hành kế hoạch thời gian năm học 2015-2016 đối với giáo
dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Hà
Giang; Chỉ thị số 1630/CT-UBND ngày 31/8/2015 của UBND tỉnh Hà Giang về
thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang năm
học 2015-2016, Ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Giang đã triển khai kế
hoạch năm học 2015-2016 đảm bảo phù hợp với chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, của
UBND tỉnh, sát tình hình thực tế của địa phương và hoàn thành nhiệm vụ năm
học theo đúng tiến độ đề ra. Sở GD&ĐT Hà Giang báo cáo kết quả năm học
2015-2016 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2016-2017 với các nội dung sau:
Phần I
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2015-2016
I. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN
1. Thuận lợi
Ngành GD&ĐT Hà Giang luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ
GD&ĐT, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh. Trong năm học, Bộ GD&ĐT, tỉnh
Hà Giang đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, xây dựng các Nghị quyết, chương


trình, đề án, kế hoạch nhằm phát triển GD&ĐT góp phần đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục đào tạo; sự phối hợp tích cực của các Sở, ban, ngành, đoàn thể,
Hội, cấp ủy, chính quyền các huyện, thành phố, các xã/phường/thị trấn đã góp
phần quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ năm học.
Các điều kiện để tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo được tăng
cường. Chính sách của Trung ương và của Tỉnh đối với học sinh dân tộc thiểu
số, học sinh vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh
nghèo... đã có tác dụng lớn trong việc huy động, duy trì sĩ số học sinh, là yếu tố
quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục.
Tập thể cán bộ công chức, viên chức ngành giáo dục cơ bản đoàn kết,
thống nhất, yêu nghề, có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
2. Khó khăn
Điều kiện tự nhiên phức tạp, địa hình hiểm trở, dân cư phân tán, khí hậu
khắc nghiệt đã tạo nên rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức huy động học sinh
tới trường và duy trì sĩ số.
Đội ngũ nhà giáo đảm bảo về trình độ đào tạo nhưng một bộ phận năng
lực, chuyên môn, kiến thức, chất lượng dạy-học còn nhiều hạn chế.
1


Nguồn kinh phí các cơ sở giáo dục được cấp hàng năm chủ yếu đáp ứng chi
cho con người. Kinh phí thực hiện đề án chuyển học sinh tiểu học từ các điểm
trường về học tại trường chính, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, phổ cập giáo
dục - Chống mù chữ... còn hạn hẹp, chưa đảm bảo. Các mục chi khác dành cho các
hoạt động chuyên môn, mua sắm, sửa chữa tỷ lệ thấp, chưa đáp ứng những hoạt
động giáo dục trong thực tế hiện nay. Còn nhiều trường, lớp học, nhà lưu trú học
sinh, giáo viên, nhà ăn, nhà bếp chưa được đầu tư xây dựng kiên cố ảnh hưởng
rất lớn đến đời sống sinh hoạt, sự an toàn của học sinh, cán bộ, giáo viên; ảnh
hưởng đến công tác phổ cập, chất lượng giáo dục.
II. QUY MÔ TRƯỜNG LỚP, GIÁO VIÊN, HỌC SINH

Quy mô mạng lưới trường lớp không ngừng được củng cố và phát triển.
Toàn tỉnh có 853 trường và cơ sở giáo dục (không tính trường dạy nghề, cơ sở
dạy nghề, tăng 03 trường so với năm học trước), trong đó: có 214 trường Mầm
non, 196 trường Tiểu học, 171 trường THCS, 30 trường Phổ thông cơ sở, 09
trường THCS&THPT, 23 trường THPT, 01 Trung tâm GDTX tỉnh, 01 Trung tâm
Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp tỉnh, 10 Trung tâm GDNN-GDTX huyện, 01
trường Cao đẳng Sư phạm, 02 trường Trung cấp (Trung cấp Y tế, Trung cấp
Kinh tế - Kỹ thuật) và 195 Trung tâm Học tập cộng đồng.
Toàn ngành giáo dục Hà Giang (tính cả trường CĐSP) có 20.401 cán bộ
quản lý, giáo viên, nhân viên phục vụ. Trong đó: trường CĐSP có 112 giảng viên;
Giáo viên Mầm non có 5.341 người, giáo viên tiểu học có 7.250 người, giáo viên
THCS có 4.417 người, giáo viên THPT có 1.514 người, nhân viên phục vụ có
1.767 người. Số giáo viên và giảng viên có trình độ trên đại học là 274 người (trong
đó có 06 Tiến sỹ). Đến nay ngành giáo dục có 02 Đảng bộ và 672 chi bộ với 12.873
đảng viên (chiếm tỷ lệ 63,1% tổng số cán bộ giáo viên của toàn Ngành); số đảng
viên mới được kết nạp trong năm học 2015-2016 là 957 đồng chí.
Tổng số trẻ mầm non, mẫu giáo, học sinh, học viên: 222.495 (tăng 2.825
học sinh so với năm học trước). Trong đó: bậc học mầm non có 71.122; bậc phổ
thông có 151.373 (trong đó Tiểu học có 86.652 học sinh, THCS có 47.479 học
sinh, THPT có 15.054 học sinh, Trung tâm GDTX có 2.188 học viên).
Tổng số học sinh, sinh viên các trường chuyên nghiệp là 2.137 (giảm 405
học sinh, sinh viên so với năm học trước), trong đó đào tạo chính quy: 1.623 học
sinh, sinh viên (trường CĐSP Hà Giang có 1.023 học sinh, sinh viên; Trường
Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật có 400 học sinh; Trường Trung cấp Y tế có 200
học sinh); Hệ vừa làm vừa học: 514 học viên.
III. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
1. Công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành được triển khai sát thực tế,
kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển GD&ĐT và đổi mới giáo dục
Toàn ngành tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện Kế hoạch số 198/KHUBND, ngày 11/11/2014 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình số 104CTr/TU, ngày 23/4/2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang (khóa XV)
thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ Tám Ban

Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
2


và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; Nghị quyết Đại
hội Đảng các cấp, Nghị quyết Hội đồng Nhân dân tỉnh khóa XVI về lĩnh vực
giáo dục và đào tạo.
Kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
chuyên môn các ngành học, cấp học; chỉ đạo thực hiện đổi mới trong các kỳ thi,
kiểm tra, đánh giá; thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục, đặc biệt là phổ cập
giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi.
Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chương trình, đề án, kế hoạch
phù hợp với thực tiễn để thực hiện mục tiêu giáo dục như: Đề án đưa kỹ năng
sống và văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số vào giảng dạy trong các trường
học trên địa bàn tỉnh Hà Giang; Đề án chuyển học sinh tiểu học từ các điểm
trường về học tại trường chính năm học 2016-2017 và các năm tiếp theo; Kế
hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, giai đoạn 2016-2020.
Phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện/thành phố thực
hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ học sinh, giáo viên đảm bảo theo đúng quy định;
thực hiện thành công đề án sáp nhập Trung tâm giáo dục thường xuyên và Trung
tâm dạy nghề cấp huyện; Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học, nâng tỷ lệ tuyển sinh vào các trường chuyên nghiệp trên địa
bàn tỉnh; Xây dựng xã hội học tập, giữ gìn phẩm chất, đạo đức nhà giáo...
Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý và triển khai nhiệm vụ chuyên môn từ Sở GD&ĐT đến các cơ sở
giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Chất lượng giáo dục được nâng lên. Hoạt động
giáo dục hướng tới phát triển năng lực học sinh được coi
trọng, tỷ lệ học sinh khá giỏi ngày càng tăng

2.1. Công tác huy động học sinh đến trường và phổ cập giáo dục thu hút
được sự quan tâm của toàn xã hội và cả hệ thống chính trị
Tỷ lệ huy động trẻ 0-2 tuổi đến lớp đạt 30,6%; trẻ 5 tuổi đến trường đạt 99,5%;
trẻ 6-14 tuổi đến trường đạt 98,5% dân số trong độ tuổi. Tiếp tục duy trì, giữ vững
chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS. Đặc biệt,
Bộ GD&ĐT kiểm tra, công nhận Tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5
tuổi thời điểm năm 2015 theo đúng kế hoạch đề ra. Các địa phương thực hiện tốt công
tác huy động học sinh đến trường và duy trì sĩ số học sinh tiêu biểu như: thành phố Hà
Giang, huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Yên Minh, Hoàng Su Phì; thực hiện tốt công tác
phổ cập giáo dục như: huyện Xín Mần, Quản Bạ.
2.2. Công tác giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên
được triển khai đúng hướng dẫn của Bộ GD&ĐT

3


Chương trình giáo dục mầm non mới được triển khai tới các cơ sở giáo
dục mầm non trên địa bàn toàn tỉnh. Trẻ mẫu giáo đến trường được tăng cường
tiếng Việt và tham gia các hoạt động giáo dục1.
Tập trung quản lí, chỉ đạo tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập của
học sinh theo “chuẩn kiến thức, kĩ năng” theo hướng đổi mới. Công tác quản lý
trong trường phổ thông, sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường, sinh hoạt
chuyên môn trên môi trường mạng thông qua trang web “Trường học kết nối”...
được chú trọng. Thực hiện việc đánh giá học sinh theo Thông tư 30/2014/TTBGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ GD&ĐT có nhiều chuyển biến. Chú trọng các
hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm thực tiễn, giáo dục kỹ năng sống, tăng cường
tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số...
Triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020
và Đề án “Xóa mù chữ đến năm 2020” đạt được những kết quả bước đầu. Một số
địa phương như: huyện Vị Xuyên, Quản Bạ, Xín Mần, Đồng Văn, Hoàng Su Phì
đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi người về ý nghĩa,

tác dụng của việc học tập suốt đời, tăng cường vận động người dân đi học để biết
chữ, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao thu nhập góp phần
xóa đói giảm nghèo bền vững. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, củng cố, duy trì
và nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng.
Ngành GD&ĐT đã phối hợp với các cơ quan trong tỉnh biên soạn được 06
cuốn tài liệu học tập phục vụ hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng
(gồm 15 chuyên đề với gần 1.500 trang).
Chất lượng giáo dục2, năng lực tiếp cận tri thức mới được nâng cao. Học
sinh luôn được bồi dưỡng về phương pháp tự học, khả năng hợp tác, kĩ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn. Chất lượng giáo dục mũi nhọn được coi trọng; Tỷ
lệ học sinh khá giỏi được nâng lên.
Tổ chức thành công Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Hà Giang lần thứ VII. Tham
gia Hội khỏe Phù Đổng cấp toàn quốc lần thứ IX, khu vực I tổ chức tại tỉnh Phú
Thọ đạt 20 huy chương, xếp thứ 7/13 đoàn.
2.3. Kết quả xây dựng trường chuẩn quốc gia đã góp phần quan trọng
trong việc nâng cao chất lượng giáo dục
Tỉnh Hà Giang đã hoàn thành kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc
gia giai đoạn 2013-2015 với kết quả có 137/643 trường đạt chuẩn quốc gia chiếm
tỉ lệ 21,3% (vượt 1,3% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang
khóa XV). Ngày 05/4/2016, UBND tỉnh tiếp tục ban hành, triển khai kế hoạch xây
dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2016-2020. Sở GD&ĐT, UBND các
1

Trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non mới trước khi vào lớp 1 đạt tỷ lệ
100%. Tỷ lệ trẻ 3-5 tuổi đi mẫu giáo đạt 98,2%; Trẻ mẫu giáo đến trường được tăng cường tiếng Việt
và tham gia các hoạt động giáo dục đạt tỷ lệ 100%.

2 Cấp THCS: học lực giỏi 4,2%, khá 29,7%, trung bình 61,6%, yếu 4,5%, kém 0,7% (so với
năm học 2014-2015 tỉ lệ khá, giỏi tăng 1,8%, tỉ lệ yếu, kém giảm 1,0%).
Cấp THPT: học lực giỏi 2,4%, khá 29,1%, trung bình 57,6%, yếu 11,3%, kém 0,4% (so với năm

học 2014-2015 tỉ lệ khá, giỏi tăng 3,6%, tỉ lệ yếu, kém giảm 1,7%).

4


huyện/thành phố tập trung nguồn lực, đẩy mạnh huy động các nguồn vốn xã hội
hóa cho công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Trong 6 tháng đầu năm
2016 đã hoàn thành và công nhận 05 trường. Tính đến 31/5/2016, toàn tỉnh có
142 trường đạt chuẩn quốc gia (tăng 19 trường so với cùng kỳ năm trước). Trong
đó: mầm non 52 trường; tiểu học 47 trường; THCS 42 trường; THPT 01 trường.
2.4. Việc tổ chức các cuộc thi, kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, khu vực và cấp
quốc gia đã thúc đẩy phong trào học tập, phát hiện, bồi dưỡng nhân tài trong bậc
học phổ thông
Công tác chỉ đạo, triển khai thi chọn học sinh giỏi cấp huyện/thành phố, cấp
tỉnh và cấp quốc gia theo đúng kế hoạch và đạt kết quả tốt. Thi chọn học sinh giỏi
cấp Quốc gia khối THPT có 07 học sinh đạt giải (tăng 02 giải so với năm học
trước), trong đó: 02 giải Nhì (môn Ngữ văn, môn Lịch sử); 03 giải Ba (môn Ngữ
văn 02, môn Địa lý 01); 02 giải Khuyến khích (môn Ngữ văn, môn Lịch sử).
2.5. Kết quả thực hiện một số mô hình trong giáo dục có hiệu quả, góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh và đẩy mạnh các hoạt
động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giá trị công viên địa chất toàn cầu
Cao nguyên đá Đồng Văn để phát triển du lịch tại địa phương
Mô hình tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo gắn với
nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất tại các địa phương đã được nhiều trường
học quan tâm. Nhiều dự án, đề tài nghiên cứu của học sinh đã gắn liền với việc
quảng bá, sản xuất, kinh doanh của địa phương (THPT Lê Hồng Phong; THPT
Đồng Yên; THPT Chuyên; THPT Ngọc Hà; PTDT nội trú THPT tỉnh...). Các
buổi tham quan, trải nghiệm tại các cơ sở sản xuất, dịch vụ tại địa phương đã
gắn nhà trường với thực tiễn chặt chẽ hơn.
Mô hình tổ chức các hoạt động giáo dục gắn với di sản đã được các cơ sở

giáo dục tổ chức thực hiện tốt như: cho học sinh học tập, tham quan trực tiếp tại
các điểm di sản, danh lam thắng cảnh và qua hình ảnh, Video Clip; tổ chức các hình
thức sân khấu hóa cho học sinh (tiêu biểu đó là các trường của huyện Quản Bạ, Yên
Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, Hoàng Su Phì, Xín Mần...).
Mô hình tổ chức các hoạt động giáo dục gắn với việc “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” được các nhà trường chú trọng thực hiện tốt
như: xây dựng môi trường, cảnh quan sư phạm “sáng - xanh - sạch đẹp và văn
minh”; Xây dựng các thư viện thân thiện, thư viện ngoài trời, thư viện trong lớp
học ... tạo thói quen về “văn hóa đọc” cho cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh
viên (Phòng GD&ĐT: Thành phố, Quang Bình, Bắc Mê, Quản Bạ, Bắc
Quang...).
Mô hình xã hội hóa để huy động mọi nguồn lực trong xã hội hỗ trợ cho
giáo dục và đào tạo phát triển đã được các cơ sở giáo dục tích cực tham mưu với
cấp ủy, chính quyền các địa phương và phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học
sinh thực hiện khá tốt.

5


Mô hình đưa văn hóa truyền thống vào truyền dạy trong các nhà trường đã được
các đơn vị trường học trên toàn tỉnh thực hiện nghiêm túc, thông qua nhiều hình
thức phong phú, đa dạng phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Nhiều
trường đã liên hệ với địa phương mời các nghệ nhân dân gian hướng dẫn học sinh
tham gia học hát then, hát cọi, múa khèn, múa gậy đồng xu... Việc đưa dân ca, dân
vũ vào trường học đã tạo niềm đam mê và khả năng biểu diễn, cảm thụ những làn
điệu dân ca. Một số trường đã tổ chức cho học sinh thi trang phục các dân tộc, thi
hát dân ca, thi ném còn (huyện Đồng Văn, Vị Xuyên, Xín Mần). Nhiều trường đã
tổ chức xây dựng góc cộng đồng để trưng bày các trang phục dân tộc, nhạc cụ
truyền thống các dân tộc, đồ dùng sinh hoạt và sản phẩm đặc trưng của địa
phương (như thành phố Hà Giang, huyện Xín Mần, Quản Bạ, Mèo Vạc...).

Sở GD&ĐT đã phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tổ chức phát
sóng phim “Chuyện chúng mình” từ ngày 20/3/2016. Phim dài 365 tập, nhằm
trang bị những kiến thức, kỹ năng ứng xử, giao tiếp cho học sinh, sinh viên. Đồng
thời giúp các bậc phụ huynh trong việc hiểu và nắm bắt diễn biến tâm sinh lý của
lớp trẻ để việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh hiệu quả hơn (đến
05/8/2016 đã phát sóng được 139 tập phim).
2.6. Công tác xã hội hóa giáo dục đã được các cấp, các ngành quan tâm
tuyên truyền, vận động và được sự ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội, các tầng lớp nhân dân
Trong năm học 2015-2016, ngành GD&ĐT đã nhận được nhiều sự hỗ trợ
về kinh phí, ngày công lao động, hiện vật của các tổ chức, cá nhân góp phần
giảm bớt khó khăn, nâng cao chất lượng giáo dục. Tính đến tháng 5/2016, ngành
giáo dục tỉnh Hà Giang nhận được từ các doanh nghiệp, cá nhân, phụ huynh học
sinh với số tiền và hiện vật trị giá gần 30 tỷ đồng 3 cùng hàng nghìn ngày công
3

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại
thương Việt Nam (Vietcombank) hỗ trợ xây 08 phòng học kiên cố với số tiền trên 10,3 tỷ đồng và tặng
05 bộ máy vi tính và nhiều hiện vật khác số tiền 170 triệu đồng cho Trường Mầm non, Tiểu học,
THCS Lũng Thầu - Đồng Văn; Hỗ trợ xây dựng công trình Trường Mầm non Sơn Vĩ – Mèo Vạc gồm:
01 nhà lớp học 2 tầng (6 phòng), nhà công vụ giáo viên (5 phòng), 02 bếp ăn, nhà vệ sinh, cổng hàng
rào, sân bê tông, tổng trị giá trên 7 tỷ đồng;
Agribank Hà Giang trao 1,5 tỷ đồng tiền tài trợ “An sinh Xã hội” lĩnh vực giáo dục cho
UBND Thành phố Hà Giang để xây dựng nhà lưu trú cho học sinh các thôn vùng cao của Trường Tiểu
học Phương Thiện - xã Phương Thiện - Thành phố Hà Giang;
Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam và tổ chức Plan Internation Việt Nam tài trợ
xây trường Mầm non Cán Chu Phìn – Mèo Vạc trị giá 1,2 tỷ đồng. Ngân hàng Thương mại cổ phần
đầu tư và Phát triển Hà Giang tài trợ 2,9 tỷ đồng và BIDV Việt Nam tài trợ 2 tỷ đồng xây nhà lớp học
trường THCS xã Đông Minh – Yên Minh;
Đồng chí Triệu Tài Vinh và Câu lạc bộ Moto phân khối lớn Hà Nội, Việt Trì, Hội Doanh

nghiệp tỉnh, huyện Vị Xuyên cũng đã ủng hộ số tiền trên 400 triệu đồng xây dựng điểm trường Lý Chá
Tủng - xã Sà Phìn - huyện Đồng Văn;
Ngân hàng nông nghiệp và PTNT Việt Nam trao 200 triệu đồng mua bàn ghế, 10 tỷ đồng xây
trường học...
Công ty cổ phần JVNET Hà Nội và Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành – Hà Nội tặng
cho Trường PTDTBT THCS Bạch Ngọc - Vị Xuyên với tổng số tiền và hiện vật trị giá 446.155.000
đồng.
Nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đã hỗ trợ cho GD&ĐT vùng khó khăn tỉnh Hà
Giang với nhiều hiện vật giúp học sinh có điều kiện tốt hơn trong sinh hoạt và học tập.

6


lao động. Các đơn vị làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục như huyện Xín Mần,
Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Bắc Quang, Bắc Mê.
2.7. Thực hiện chương trình, đề án, kế hoạch về giáo dục đào tạo
Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án, kế hoạch để phát
triển giáo dục đào tạo từng bước phát huy nội lực, nâng cao nhận thức của nhân
dân, huy động được các nguồn lực trong và ngoài tỉnh phát triển cơ sở vật chất hệ
thống trường, lớp, đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh nhằm đạt các mục tiêu của Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010-2015 và tham
mưu cho UBND tỉnh ban hành các chương trình, đề án, kế hoạch thực hiện Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015-2020 phù hợp
với điều kiện thực tế của tỉnh.
2.8. Kết quả của công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ
thông tin đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng quản lí và
chất lượng giáo dục
Sở GD&ĐT tập trung đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, kiểm soát
chặt chẽ việc ban hành các thủ tục hành chính mới theo quy định của Nhà nước
và Bộ GD&ĐT. Kiểm soát các thủ tục hành chính, các lĩnh vực thuộc thẩm

quyền. Chỉ đạo các trường học quán triệt học tập, nghiên cứu và thực hiện các
văn bản quy phạm pháp luật liên quan GD&ĐT.
Nhằm nâng cao năng lực của nhà quản lý và năng lực của giáo viên trong
công tác giảng dạy, ngành GD&ĐT đã tích cực triển khai ứng dụng công nghệ
thông tin trong các cơ quan quản lý giáo dục và trong các nhà trường. Năm học
2015-2016, có 120 đơn vị trường học được thiết lập trang web; có 628/654 trường
trong toàn ngành sử dụng phần mềm vnEdu trong quản lý, giảng dạy và học tập
đạt tỉ lệ 96% (tăng 40,2% so với với năm học trước). Có 422/654 đơn vị trường
học sử dụng sổ sách điện tử thay hình thức giấy đạt tỉ lệ 64,5% (tăng 36,1% so
với với năm học trước). Tỷ lệ lãnh đạo phòng GD&ĐT các huyện/thành phố, lãnh
đạo các trường, các trung tâm, các phòng chức năng Sở và cán bộ văn phòng Sở
được cấp email nội bộ đạt tỷ lệ 100%. Cấp tài khoản mạng cho 5.752 giáo viên,
27.124 học sinh và 100% trường THCS, THPT, TTGDTX trên địa bàn toàn tỉnh
để tổ chức trao đổi chuyên môn trên mạng. Năm học vừa qua có 5.666 bài
học/khóa học được trao đổi trên môi trường mạng (tăng 3.000 bài/khóa học so
với với năm học trước).
2.9. Tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 thành công, nghiêm túc, an
toàn, đúng quy chế
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở GD&ĐT đã phối
hợp với các cấp, ngành, Ban Tuyên giáo, cơ quan Báo, Đài PT-TH đẩy mạnh
công tác thông tin, tuyên truyền về kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 tới học sinh,
phụ huynh học sinh và toàn thể cán bộ, giáo viên các trường THPT, Trung tâm
GDTX trên địa bàn.

7


Triển khai tốt công tác hướng dẫn ôn tập, học tập quy chế thi, đăng ký dự thi.
Xây dựng các phương án thi chặt chẽ.
Kết quả đỗ tốt nghiệp đạt tỷ lệ 90,15% (tăng 8% so với năm học 2014-2015).

IV. HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
1. Hạn chế
Chất lượng giáo dục tuy có chuyển biến tích cực, nhưng tỷ lệ học sinh xếp
loại học lực yếu, kém vẫn còn khá cao. Việc giáo dục đạo đức lối sống, kỹ năng
sống, giá trị sống cho học sinh thực hiện chưa đồng đều, chưa sâu.
Năng lực quản lý, chỉ đạo, điều hành của một số cán bộ quản lý còn bộc
lộ nhiều hạn chế. Việc xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển GD&ĐT chưa
được quan tâm đúng mức. Công tác quản lý nhà trường, quản lý tài chính, tài
sản của lãnh đạo một số trường còn bộc lộ những bất cập, yếu kém do thiếu toàn
diện, thiếu sâu sát, còn mang tính ỷ lại. Vẫn còn hiện tượng cán bộ quản lý, giáo
viên và nhân viên bị xử lý kỷ luật do vi phạm quy chế chuyên môn, vi phạm
pháp luật. Việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy định về đạo đức nhà giáo, học tập
và làm theo tấm gương đạo đức phong cách Hồ Chí Minh của một số đơn vị
chưa chủ động, sáng tạo, chưa thường xuyên. Vẫn còn tình trạng gửi đơn thư
vượt cấp, không đúng quy định, phản ánh sai sự thật. Một bộ phận giáo viên
không hoàn thành nhiệm vụ tự đào tạo bồi dưỡng hoặc hoàn thành nhưng chất
lượng còn thấp. Chất lượng sáng kiến kinh nghiệm nhiều đơn vị không đảm bảo.
Công tác tuyên truyền thực hiện Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, địa
phương về giáo dục đào tạo làm chưa tốt; Chưa tích cực quyết liệt trong đổi mới
phương pháp dạy và học.
Tình trạng học sinh bỏ học, đi học không chuyên cần, chưa đạt chuẩn kiến
thức, kỹ năng ở một số địa phương, nhất là ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc
biệt khó khăn chưa được khắc phục kịp thời, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
Mặc dù đã được cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp quan tâm nhưng số học sinh
bỏ học tại một số huyện 30a vẫn còn nhiều. Kế hoạch xóa mù chữ được thực hiện
trong 2 năm hiệu quả chưa cao.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục đào tạo còn thiếu.
Nhiều đơn vị trường học do công trình xây dựng đã lâu, nay đã xuống cấp
nhưng nguồn kinh phí để sửa chữa, nâng cấp hết sức hạn hẹp; một số trường mới
chia tách, thành lập chưa đảm bảo về cơ sở vật chất.

Còn nhiều trường chưa được đầu tư xây dựng kiên cố, thiếu nước sạch
sinh hoạt và công trình vệ sinh đúng quy cách, số điểm trường còn nhiều (mầm
non, tiểu học).
Công tác xã hội hóa giáo dục đã có tác dụng lớn nhưng chưa đầy đủ, toàn
diện. Việc phối hợp giáo dục, quản lý học sinh giữa nhà trường, gia đình và xã
hội còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao.
2. Nguyên nhân
8


Hà Giang là tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nhận
thức về tầm quan trọng của việc học tập ở một bộ phận nhân dân vùng cao, vùng
đặc biệt khó khăn còn hạn chế.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở
chưa sâu sát và quyết liệt.
Công tác tham mưu của nhiều đơn vị trường học chưa sát thực tế, thiếu
hiệu quả. Một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên chưa nỗ lực phấn đấu, chưa đáp
ứng được yêu cầu công tác.
3. Giải pháp khắc phục những hạn chế yếu kém
Tăng cường đổi mới quản lý, chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi
dưỡng tạo nguồn cán bộ quản lý giáo dục đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo.
Tạo được sự đồng thuận của xã hội, sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ của
các cấp, các ngành, các địa phương với ngành giáo dục trong triển khai thực
hiện nhiệm vụ giáo dục và đổi mới giáo dục.
Lãnh đạo các cấp quản lý giáo dục phải chủ động xác định rõ các nhiệm
vụ, mục tiêu trong từng giai đoạn, xây dựng lộ trình và các giải pháp tổ chức
thực hiện. Bám sát thực tiễn, thường xuyên kiểm tra cơ sở; giải quyết kịp thời,
dứt điểm những vướng mắc phát sinh.
Phát huy nhân tố con người, khơi dậy ý thức trách nhiệm, lòng nhiệt tình

và nâng cao năng lực hành động của đội ngũ nhà giáo, sự vào cuộc của cấp ủy,
chính quyền, của nhân dân tạo nên sức mạnh tổng hợp để phát triển và nâng cao
chất lượng giáo dục.
Chuẩn hoá đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Tăng cường huy
động nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị trường học; xây dựng cơ chế
phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc đánh giá kết quả học tập,
rèn luyện của học sinh, phát triển sự nghiệp giáo dục.
Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý dạy và học. Đổi
mới công tác thông tin và truyền thông để thống nhất về nhận thức, tạo sự đồng
thuận và huy động sự tham gia đánh giá, giám sát và phản biện của toàn xã hội
đối với công cuộc đổi mới, phát triển giáo dục.
Phần II
NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM HỌC 2016-2017
Phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những tồn tại, hạn chế
trong năm học 2015-2016, công tác giáo dục và đào tạo năm học 2016-2017 tập
trung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
1. Tiếp tục chỉ đạo quán triệt và thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày
04/11/2013 Hội nghị lần thứ Tám BCH TW Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
9


quốc tế”; Chương trình số 104-CTr/TU ngày 23/4/2014 của BCH Đảng bộ tỉnh
Hà Giang (khóa XV) thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội
nghị lần thứ Tám BCH TW Đảng (khóa XI); Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp,
Nghị quyết Hội đồng Nhân dân tỉnh khóa XVI về lĩnh vực giáo dục đào tạo;
triển khai nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Tỉnh và Bộ GD&ĐT.
2. Chỉ đạo các trường và cơ sở giáo dục thực hiện Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể,

hiệu quả, thiết thực góp phần vào làm chuyển biến tích cực chất lượng giáo dục.
Tăng cường công tác tuyên truyền về chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước
đối với công tác giáo dục và đào tạo vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân
tộc thiểu số. Phối hợp chặt chẽ với các huyện/thành phố, các sở, ban, ngành,
đoàn thể trong việc chỉ đạo, quản lý các trường và cơ sở giáo dục.
3. Thực hiện đẩy mạnh các hoạt động đổi mới giáo dục (như: đổi mới
quản lí giáo dục; đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh giá, thi
cử;...). Chỉ đạo triển khai sử dụng tài liệu, sách giáo khoa hiện hành ở tiểu học
và trung học cơ sở thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh; Vận dụng những ưu điểm
của mô hình trường học mới trong tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường phổ
thông; Tăng cường Tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học (Theo Quyết
định số 1008/QĐ-TTg ngày 02/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ). Duy trì, giữ
vững và từng bước nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục ở các địa
phương nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn
của tỉnh. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng.
4. Tăng cường cơ sở vật chất cho các trường nội trú, bán trú và các trường
mầm non (Hà Giang có 499 trường nội trú, bán trú và trường có học sinh ở bán
trú) để đảm bảo các điều kiện thiết yếu cho công tác giáo dục. Triển khai có hiệu
quả việc đầu tư xây dựng các công trình nhà lớp học trường mầm non các huyện
30a thuộc chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ giáo viên
thuộc nguồn vốn trái phiếu Chính phủ dự phòng giai đoạn 2012-2015. Các
trường và cơ sở giáo dục đảm bảo có nước uống cho cán bộ giáo viên, học sinh,
sinh viên. Đảm bảo các công trình vệ sinh sử dụng được phù hợp với điều kiện
thực tiễn của địa phương.
5. Xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý cơ sở giáo dục theo các chuyên đề nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện
chương trình sách giáo khoa mới từ năm học 2018-2019. Bồi dưỡng kiến thức
cho 100% giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân chưa qua đào tạo, viên
chức có chuyên môn chưa phù hợp vị trí việc làm (Thư viện – Thiết bị, Văn thư

- Thủ quỹ trường học...).
6. Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách cho học sinh, sinh viên và nhà
giáo, đặc biệt là các nhà giáo công tác tại các địa bàn đặc biệt khó khăn. Chú
trọng thực hiện các chính sách mới được ban hành: Quyết định số 53/2015/QĐTTg, ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách nội trú đối với
học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp; Nghị định 116/2016/NĐ-CP, ngày
10


18/7/2016 của Chính phủ về việc Quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường
phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; Thông tư liên tịch sô 13/2016/TTLTBYT-BGDĐT, ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT Quy định về công
tác y tế học đường; Công văn số 2570/UBND-VX, ngày 04/8/2016 của UBND
tỉnh về việc thực hiện chính sách đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy tại lớp
học có người khuyết tật theo học (khoản 1, điều 7, Nghị định số 28/2012/NĐCP, ngày 10/4/2012 của Chính phủ)…
7. Từng bước triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, kế
hoạch thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo. Tăng cường xây dựng môi trường cảnh
quan sư phạm xanh – sạch – đẹp, an toàn. Tập trung xây dựng 30% số trường
thuộc phạm vi quản lý (các huyện/thành phố, các trường THPT) có thư viện
phong phú về đầu sách, nhiều về số lượng, hoạt động thư viện đạt hiệu quả cao.
Tổ chức phân luồng học sinh; gắn hoạt động giáo dục của nhà trường với lao
động sản xuất, kinh doanh tại địa phương. Chú trọng thực hiện các chương trình,
đề án, kế hoạch như: Kế hoạch chuyển học sinh tiểu học từ các điểm trường về
học tại trường chính năm học 2016-2017 và các năm tiếp theo; Kế hoạch xây
dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2016-2020; Đề án đưa kỹ năng sống
và văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số vào giảng dạy trong các trường học
trên địa bàn tỉnh Hà Giang; Kế hoạch thực hiện đề án “Xóa mù chữ đến năm
2020”...
8. Tăng cường thanh tra đột xuất, kiểm tra chức trách nhiệm vụ của người
đứng đầu các cơ sở giáo dục. Kịp thời chấn chỉnh việc quản lý, chỉ đạo thực hiện
các nhiệm vụ về giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham
nhũng, giữ gìn đạo đức nhà giáo. Sử dụng hồ sơ, sổ sách giáo viên, nhà trường

(Theo các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và Điều lệ nhà trường)
theo hướng giảm tải, phù hợp với thực tế; quản lý tài chính, tài sản, thực hiện
luật Viên chức năm 2010... Tập trung quản lý theo các quy định chuẩn: Trường
chuẩn quốc gia, đánh giá chuẩn nghề nghiệp, chuẩn kiến thức kỹ năng, chuẩn
Hiệu trưởng, đánh giá xếp loại học sinh, sinh viên...
9. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong trường học; ứng dụng mạnh mẽ
công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy. Phấn đấu đạt trên 8.000 bài
học/khóa học trên môi trường mạng (Trường học kết nối), 80% số trường và cơ
sở giáo dục sử dụng sổ sách điện tử (năm 2015 đạt 64,5%), trên 200 trang thông
tin ddienj tử của các trường (năm 2015 có 120 trang Web trường học) hoạt động
hiệu quả. Nghiêm túc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT về chuẩn bị
cho năm học mới (các văn bản về chuyên môn nghiệp vụ).

Phần III
KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Với Bộ GD&ĐT
11


1.1. Bộ GD&ĐT sớm có chỉ đạo, hướng dẫn để các địa phương xây dựng
kế hoạch và tổ chức thực hiện:
- Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ
về “Phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo
dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn
2016-2020, định hướng đến năm 2025.
- Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 02/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ
về việc “Phê duyệt đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh
tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025”.
1.2. Ngày 08/4/2015, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 2378 về công
tác y tế, tài chính kế toán trong các cơ sở giáo dục gửi UBND các Tỉnh/Thành

phố. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND các Tỉnh/Thành phố chỉ
đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi quản lý tạm thời dừng tuyển
viên chức chuyên trách làm công tác y tế, tài chính kế toán tại các cơ sở giáo dục
mầm non, phổ thông công lập.
Tỉnh Hà Giang thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng. Đề nghị Bộ
GD&ĐT sớm có ý kiến với Chính phủ để Thủ tướng có ý kiến chỉ đạo vì thực tế
các trường THPT chỉ có 01 kế toán; nhiều xã có trường mầm non, tiểu học, trung
học cơ sở nhưng chỉ bố trí 01 kế toán. Trường hợp kế toán (ở các trường nêu trên)
nghỉ hưu, chuyển công tác, thôi việc… sẽ khó khăn trong công tác quản lý.
2. Với UBND tỉnh
UBND tỉnh xem xét có giải pháp để tổ chức thực hiện các chương trình,
đề án, kế hoạch trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Trong quá trình thực hiện các
chương trình, đề án, kế hoạch đặc biệt là kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn
quốc gia giai đoạn 2016-2020; Đề án chuyển học sinh tiểu học từ các điểm
trường về học tại trường chính; Đề án phát triển quy mô học sinh cấp THPT
nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của hệ thống các trường PTDT nội trú trên địa
bàn tỉnh Hà Giang... gặp không ít khó khăn do nguồn kinh phí chủ yếu được
lồng ghép trong chương trình MTQG, xã hội hóa...
3. Với UBND các huyện, thành phố
Chỉ đạo sát sao, quyết liệt việc thực hiện nhiệm vụ năm học trên địa bàn,
đặc biệt là công tác quản lý chuyên môn, tài chính, quản lý học sinh của các nhà
trường (nhất là các trường PTDT nội trú, PTDT bán trú).
Thống nhất chỉ đạo tập trung cho các hoạt động nhằm đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục đào tạo, chú trọng đổi mới phương pháp dạy học khắc phục
tình trạng dạy "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến
thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất cho học sinh.
Chú trọng trong công tác chỉ đạo thực hiện các đề án, kế hoạch đã ban
hành đảm bảo khi thực hiện không phát sinh những bất cập (đặc biệt quan tâm
thực hiện kế hoạch số 153/KH-UBND, ngày 05/10/2015 của UBND tỉnh về bồi
dưỡng những nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tích cực của tỉnh Hà Giang phấn

12


đấu đạt danh hiệu Nhà giáo ưu tú, giai đoạn 2015-2020 để xét công nhận vào
năm 2017).
Trên đây là báo cáo tổng kết năm học 2015-2016 và phương hướng nhiệm
vụ trọng tâm năm học 2016-2017, Sở GD&ĐT Hà Giang trân trọng báo cáo./.
Nơi nhận:

GIÁM ĐỐC

- Bộ GD&ĐT;
- TTr Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- UBND các huyện/thành phố;
- Phòng GD&ĐT các huyện/thành phố;
- Các trường và đơn vị trực thuộc;
- GĐ, các PGĐ Sở;
- Website Sở;
- Vnptioffice;
- Lưu: VT, VP .

Đã ký
Vũ Văn Sử

Các biểu kèm theo báo cáo tổng kết năm học 2015-2016
Biểu 1
PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI TRƯỜNG, LỚP, HỌC SINH (MẦM NON,
PHỔ THÔNG)
NĂM HỌC 2015-2016
( Số tuyệt đối – tỷ lệ %)

Trong đó
S
TT
1

2
3
4

Cấp học

Mầm non
So với năm 14-15
(Tăng +, giảm -)
- Nhà trẻ
- Mẫu giáo
Tiểu học
So với năm 14-15
(Tăng +, giảm -)
THCS
So với năm 14-15
(Tăng +, giảm -)
THPT
So với năm 14-15
(Tăng +, giảm -)

Trường

Trong đó


214

214

Ngoài
công
lập
0

0

0

0

196

196

+3
201

Công
lập

Lớp

Công
lập


Ngoài
công lập

Học sin

3.668

3.668

0

71.

0

-48
1.075
2.593
4.741

-68
1.075
2.593
4.741

0
0
0
0


+1.
13.
57.
86.

+3
201

0
0

-111
1.784

-111
1.784

0
0

+3.
47.

0
32

0
32

0

0

-13
505

-13
505

0
0

+1.
15.

0

0

0

+8

+8

0

13


Tổng cộng MN,

PT
So với năm14-15
(Tăng + , giảm -)

643

643

0

10.698

10.698

0

220.

+3

+3

0

-164

-164

0


+6.

Biểu 2
SỐ LƯỢNG VÀ TỈ LỆ HỌC SINH BỎ HỌC CÁC NĂM

Năm học
2015 – 2016
(Tính đến 31/5/2016)

TT

Tổng số
học sinh

Tỷ lệ
%

Năm học
2012 - 2013
(Tính đến 31/5/2013)
Tổng số
học sinh

Tỷ lệ
%

Năm
2013 (Tính đến 3
Tổng số
học sinh


1

Tổng số HS đầu năm học

2

Tổng số HS bỏ học

2.677

1.75

1.542

1.1

2.49

2.1 HS tiểu học bỏ học

368

0.42

145

0.18

23


2.2 HS THCS bỏ học

1.231

2.51

891

1.93

1.53

2.3 HS THPT bỏ học

1.078

6.57

506

3.29

72

152.815

143.206

146.20


Biểu 3
KẾT QUẢ XẾP LOẠI HỌC LỰC, HẠNH KIỂM NĂM HỌC 2015-2016
CẤP THCS
(số tuyệt đối- tỷ lệ %)
T
T

Tổng số
Sở GD&ĐT
HS
Hà Giang

Hạnh kiểm
Tốt
SL

Khá
TL

SL

TL

TB
SL

Yếu
TL SL TL


Giỏi
SL

47.470 28.437 59,9 14.720 31,0 3.907 8,2 406 0,9 2.169

Khá

TL

SL

TL

4,6 13.885 29,3

Biểu 4
KẾT QUẢ XẾP LOẠI HỌC LỰC, HẠNH KIỂM NĂM HỌC 2015-2016
CẤP THPT

Sở GD&ĐT Tổng số
HS

(số tuyệt đối- tỷ lệ %)
Hạnh kiểm
Tốt

Khá

TB


Học lực
Yếu

14

Giỏi

Khá

TB

Yếu


SL
Hà Giang

TL

SL

TL

SL

TL SL TL

15.053 8.797 58,4 4.515 30,0 1.616 10,7 125 0,8

SL

363

TL

SL

TL

2,4 4.327 28,7

SL

TL

SL

TL

8.424 56,0 1.904 12,6

Biểu 5
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH ĐỘI NGŨ CBQL, NV, GV NĂM HỌC
2015 - 2016

CBQL

Giáo viên

Nhân viên


Đơn vị
Tổng
MN
số

GD&ĐT
à Giang 1.674 531

TH

467

THCS THPT Sở+P

472

107

97

TS

MN

TH THCS THPT

TS

MN


16.960 4.810 6.758 3.895 1.497 1.767 320

15

TH

THC THP
S
T

672 389 359

G



×