Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Áp dụng án treo theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.07 KB, 87 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ QUANG HÀO

ÁP DỤNG ÁN TREO
THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ QUANG HÀO

ÁP DỤNG ÁN TREO
THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN TỈNH VĨNH PHÚC
Ngành

: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Mã số

: 8.38.01.04



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN NGỌC CHÍ

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Áp dụng án treo theo pháp luật
hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc” là công trình nghiên cứu của cá
nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho
tới thời điểm này.
Hà Nội, Ngày

tháng

Tác giả luận văn

năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận này bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi
còn nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của Thầy giáo PGS.TS Nguyễn
Ngọc Chí. Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với sự quan tâm của
thầy đã dành cho tôi.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Học viện, Khoa luật, các thầy cô giáo trong
Khoa và Học viện, người thân, bạn bè đã nhiệt tình động viên, giúp đỡ và tạo điều

kiện để tôi hoàn thành tốt khoá luận này!
Hà Nội , ngày

tháng

Học viên

năm 2018


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ ÁP DỤNG
ÁN TREO ................................................................................................................... 5
1.1.

Khái niệm, đặc điểm, các yếu tố tác động và ý nghĩa của áp dụng án treo. .. 5

1.2.

Quy định của pháp luật hình sự về áp dụng án treo. ................................... 11

CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG ÁN TREO TẠI VĨNH PHÚC............... 31
2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc tác động
đến áp dụng án treo. ............................................................................................... 31
2.2. Tổng quan tình hình áp dụng án treo tại tỉnh Vĩnh Phúc. ............................... 32
2.3. Thực trạng áp dụng đúng án treo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. ...................... 34
2.4. Thực trạng áp dụng không đúng án treo và nguyên nhân. ............................. 38
CHƯƠNG 3. NHỮNG YÊU CẦU, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIÊU QUẢ ÁP
DỤNG ÁN TREO .................................................................................................... 57

3.1.

Các yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng án treo ................................................ 57

3.2.

Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng án treo .............................................. 63

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS:

Bộ luật hình sự.

TAND:

Tòa án nhân dân.

TANDTC:

Tòa án nhân dân tối cao.

VKS:

Viện kiểm sát.


VKSNDTC:

Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

HĐTP:

Hội đồng thẩm phán.

TNHS:

Trách nhiệm hình sự.

NCPL:

Nghiên cứu pháp luật.

NQ:

Nghị quyết.

QĐTHA:

Quyết định thi hành án.

TGTT

Thời gian thử thách.

UBND:


Ủy ban nhân dân.

THAHS

Thi hành án hình sự.

QDTHA

Quyết định thi hành án.


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Phân biệt các điểm các nhau của Khoản 1 Điều 46 BLHS 1999(sửa đổi bổ
sung 2009) và Khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015 về các tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự.
Bảng 2.1: Thống kê của ngành Tòa án về số bị cáo đã đưa ra xét xử, số bị cáo có
hình phạt tù từ 3 năm trở xuống và số bị cáo được hưởng án treo từ năm 2014 đến
năm 2016.
Bảng 2.2: Biểu đồ so sánh số bị cáo được hưởng án treo so với số bị cáo có hình
phạt tù từ 3 năm trở xuống và tổng số bị cáo đã xét xử tại tỉnh Vĩnh Phúc trong ba
năm 2014, 2015, 2016.
Bảng 2.3: Biểu đồ so sánh tỉ lệ tổng hợp án treo trên tổng số bị cáo bị xét xử với tỷ
lệ phần trăm của số bị cáo phạt tù cho hưởng án treo trên tổng số bị cáo có hình phạt
tù từ 3 năm trở xuống.
Bảng 2.4: Bảng 2.4. Thống kê số bị cáo bị chuyển từ cho hưởng án treo sang hình
phạt tù trong giải quyết các vụ án hình sự phúc thẩm tại Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh
Phúc từ năm 2014 đến hết năm 2016.


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.
Án treo là một chế định pháp lí hình sự ra đời từ rất sớm, xuất hiện và phát
triển cùng với sự ra đời và phát triển của Luật hình sự Việt Nam. Xuất phát từ
nhiệm vụ của Luật hình sự và mục đích của việc buộc người phạm tội phải thi hành
hình phạt thể hiện việc đấu tranh phòng và chống tội phạm, cũng như mục đích răn
đe, giáo dục, cải tạo người phạm tội hoàn lương, án treo là một trong các biện pháp
tác động mà nhà nước đã sử dụng để tác động đến người phạm tội. Trải qua một
lịch sử phát triển khá dài, án treo đã ngày càng khẳng định được tính ưu việt của nó.
Chế định án treo và áp dụng án treo là một biểu hiện rõ nét sự kết hợp hài hoà giữa
phương châm trừng trị với khoan hồng, đồng thời cũng thể hiện sự tham gia của
nhân dân vào việc giám sát người phạm tội tự giáo dục, cải tạo để trở thành người
có ích cho xã hội. Tuy nhiên, về mặt lí luận, cũng như về thực tiễn áp dụng, vẫn còn
nhiều vấn đề chưa thống nhất trong quan điểm, quan niệm về án treo. Hơn nữa, xét
về mặt lập pháp còn nhiều quy định về án treo chưa chặt chẽ, chưa rõ ràng, gây khó
khăn cho việc áp dụng án treo.
Từ lí luận cũng như tình hình thực tế áp dụng án treo ở nước ta hiện nay
cũng như những quan niệm khác nhau về án treo thì vấn đề nghiên cứu một cách
toàn diện, sâu rộng về chế định này là rất cần thiết và có ý nghĩa to lớn góp phần
đem lại một cách hiểu đúng đắn, toàn diện, và thống nhất trong lí luận cũng như
trong thực tế áp dụng án treo. Đồng thời, góp phần vào việc hoàn thiện chế định án
treo, phát huy một cách có hiệu quả nhất tác dụng của án treo trong đấu tranh
phòng, chống tội phạm. Bằng đề tài “Áp dụng án treo theo pháp luật hình sự Việt
Nam từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc” Tác giả mong muốn góp phần lý giải về lý luận
cũng như thực tiễn trong Pháp luật Việt Nam khi xây dựng và áp dụng chế định này
ở Việt nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Án treo là một đề tài có nội dung phong phú được các nhà lập pháp, các cơ
1



quan bảo vệ pháp luật, các cán bộ nghiên cứu khoa học pháp lí cũng quan tâm. Trên
thực tế, vấn đề án treo được đề cập rất nhiều ở một số giáo trình Đại học chuyên
ngành luật, các bài tham luận tại các diễn đàn khoa học, các luận án, luận văn…
Điển hình như giáo trình luật hình sự - trường đại học Luật Hà Nội; giáo trình luật
hình sự - Khoa luật trường đại học Quốc gia Hà Nội; Cùng nhiều luận văn nghiên
cứu về án treo của Học viện khoa học xã hội, ngoài ra còn có các bài viết liên quan
đến chế định án treo được đăng trên các tạp chí chuyên ngành.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn rất nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến vấn đề
này. Phải làm thế nào để nâng cao hiệu quả của việc áp dụng chế định án treo cũng
như làm thế nào để khắc phục những khó khăn vướng mắc trong việc áp dụng cũng
như hoàn thiện chế định này? Đó chính là những điều mà rất nhiều nhà nghiên cứu
pháp luật quan tâm. Chính vì vậy, hiện nay vấn đề nghiên cứu chế định này luôn
nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu pháp luật, các thầy cô giáo và các
học viên cũng như các tầng lớp khác nhau trong xã hội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

1.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận về áp dụng án treo,
đánh giá thực trạng áp dụng những nhân tố tác động đến áp dụng án treo trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc, luận văn chỉ ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của
những hạn chế, bất cập của việc áp dụng án treo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó
đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng chế định này tại tỉnh Vĩnh Phúc.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục đích đặt ra trên đây, luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về án treo và áp dụng án treo trên cơ sở các
thành tựu của khoa học pháp lý hiện đại.
- Phân tích, làm rõ nội hàm của các quy định pháp luật về án treo và áp dụng
án treo.
- Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng án treo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc,
những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của chúng.

2


- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng án treo trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động áp dụng án treo trong xét xử
các vụ án hình sự qua thực tiễn việc áp dụng án treo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Để tài luận văn được nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành luật hình sự và tố
tụng hình sự.
- Về không gian: địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Về thời gian: từ năm 2014 đến hết năm 2016.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, Tác giả dựa vào phương pháp của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với việc sử dụng các phương
pháp như: phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê và
phương pháp so sánh, đối chiếu. Qua đó, rút ra những kết luận, đề xuất những biện
pháp nhằm hoàn thiện chế độ án treo cả về mặt lí luận và thực tiễn áp dụng.
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu.
Đề tài “Áp dụng án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh
Vĩnh Phúc” có ý nghĩa quan trọng cả về lí luận và thực tiễn.
Về lí luận: Đề tài đã nghiên cứu một cách có hệ thống quá trình hình thành
và phát triển của chế định án treo, bên cạnh đó là những thay đổi trong BLHS 2015
mới, những điểm sửa đổi và bổ sung và những tác động của nó trong việc áp dụng
chế định án treo, nội dung các vấn đề của án treo, phân biệt án treo với hình phạt cải
tạo không giam giữ, qua đó góp phần nâng cao nhận thức, tạo tiền đề cho việc xây
dựng và hoàn thiện chế định này.
Về thực tiễn áp dụng: Đề tài nghiên cứu góp phần đem lại cách hiểu đúng đắn về

chế định án treo, từ đó giúp cho việc áp dụng pháp luật một cách chính xác, khách quan,
đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm.
3


7. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề
tài gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về áp dụng ántreo.
Chương 2. Thực tiễn áp dụng án treo tại Vĩnh Phúc.
Chương 3. Những yêu cầu, giải pháp nâng cao hiêu quả áp dụng án treo.

4


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ ÁP DỤNG ÁN TREO

1.1. Khái niệm, đặc điểm, các yếu tố tác động và ý nghĩa của áp dụng
án treo.

1.1.1. Khái niệm áp dụng án treo.
Trước hết, áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật đặc biệt
trong đó nhà nước thông qua các thiết chế của mình tổ chức cho các chủ thể thực
hiện những quy định của pháp luật. Sự đặc biệt ở đây không phải chỉ thể hiện ở
sự tham gia có tính bắt buộc của nhà nước (mặc dù đôi khi nhà nước cũng có thể
ủy quyền cho một tổ chức xã hội ADPL) mà còn nằm ở chỗ ADPL cùng một lúc
có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Trong mối quan hệ giữa nhà nước và pháp
luật, nhà nước vừa là chủ thể ban hành pháp luật đồng thời là chủ thể phải thực
hiện một cách nghiêm chỉnh pháp luật. Tổ chức thực hiện pháp luật (nói cách

khác là ADPL) như vậy vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của nhà nước. Trong hình
thức thực hiện pháp luật này, Nhà nước vừa tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật
vừa vận dụng pháp luật. Trong mối quan hệ với các chủ thể khác, hoạt động này
có tính chất là áp đặt ý chí của nhà nước được thể hiện trong pháp luật vào hành
vi cụ thể của các chủ thể pháp luật.
Ta có thể đưa ra định nghĩa khoa học về ADPL như sau:
“Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật đặc biệt, là một
hoạt độngthực tiễn pháp lý nhằm cá biệt hóa những quy phạm pháp luật vào các
trường hợp tương ứng đối với các chủ thể pháp luật cụ thể, mang tính tổ chức quyền lực do nhà nước thông qua những thiết chế của nó thực hiện”[42, tr. 17].
Án treo là chế định pháp lý hình sự ra đời rất sớm, xuất hiện cùng với sự ra
đời và phát triển của pháp luật hình sự nước Cộng hòa xã hôi chủ nghĩa Việt
Nam. Theo Sắc lệnh 21/SLngày 14/02/1946 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa về “Tổ chức Tòa án quân sự”, án treo được hiểu là biện pháp miễn
chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Cùng với thời gian đấu tranh, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, trong thực tiễn xét xử, Tòa án nhân dân tối cao đã có nhiều văn
5


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full















×