Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Giải pháp phát triển hoạt động đào tạo nghề tại các trường cao đẳng tỉnh vĩnh phúc ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (707.89 KB, 94 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐẶNG PHÚ XUYÊN

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG
NGHỀ TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐẶNG PHÚ XUYÊN

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG
NGHỀ TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐỖ TRỌNG HÙNG



THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và các kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là hoàn toàn trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc
chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
Tác giả luận văn

Đặng Phú Xuyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
đƣợc sự giúp đỡ quý báu của Ban Giám hiệu, Khoa sau đại học, các giáo sƣ, tiến
sĩ cùng các thầy, cô trong trƣờng Kinh tế và QTKD - Đại học Thái Nguyên.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các quý cơ quan lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc, Sở
LĐ-TB&XH tỉnh Vĩnh Phúc, các trƣờng Cao đẳng nghề trong tỉnh, các cơ quan
hữu quan khác, đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, sự hƣớng dẫn tận tình của

thầy giáo hƣớng dẫn khoa học: TS. Đỗ Trọng Hùng, Bộ Lao động - Thƣơng
binh và Xã hội.
Do sự hạn chế về thời gian nghiên cứu nên luận văn này có thể còn
thiếu sót. Tôi mong nhận đƣợc sự góp ý, chỉ bảo chân thành của các thầy, cô
giáo và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
Tác giả

Đặng Phú Xuyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ ......................................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3
2.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 3
2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................ 3
4. Những đóng góp mới về khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn .......... 3
5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 4

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG
ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ .......... 5
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5
1.1.1. Khái niệm về đào tạo nghề ...................................................................... 5
1.1.2. Chính sách Nhà nƣớc về đào tạo nghề .................................................. 11
1.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo nghề ............................. 19
1.1.4. Kinh nghiệm đào tạo nghề trong và ngoài nƣớc ................................... 20
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 23
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 27
2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết .............................................. 27
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 27
2.2.1. Cơ sở phƣơng pháp luận ....................................................................... 27
2.2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể ..................................................... 27
2.3. Hệ thống các tiêu chí nghiên cứu ............................................................. 30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

iv
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI CÁC
TRƢỜNG CAO ĐẲNG Ở VĨNH PHÚC .............................................. 32
3.1. Đặc điểm chung tỉnh Vĩnh Phúc .............................................................. 32
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 32
3.1.2. Đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục........................... 33
3.1.3. Tổng quan hoạt động đào tạo nghề của tỉnh Vĩnh Phúc ....................... 38
3.2. Thực trạng hoạt động dạy nghề tại các trƣờng cao đẳng nghề ở
Vĩnh Phúc ............................................................................................ 39
3.2.1. Khái quát kết quả đào tạo từng đơn vị .................................................. 39
3.2.2. Tổng quan hoạt động dạy nghề tại các trƣờng cao đẳng nghề ở
Vĩnh Phúc ............................................................................................ 54

3.3. Đánh giá chung về thực trạng đào tạo nghề ở các trƣờng Cao đẳng
nghề ở Vĩnh Phúc ................................................................................ 65
3.3.1. Những thành tựu đạt đƣợc..................................................................... 65
3.3.2. Những tồn tại, hạn chế .......................................................................... 66
3.3.3. Nguyên nhân ......................................................................................... 67
Chƣơng 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
Ở VĨNH PHÚC................................................................................... 68
4.1. Bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam và yêu cầu đặt ra đối với hoạt
động đào tạo nghề hiện nay ................................................................ 68
4.1.1. Bối cảnh quốc tế .................................................................................... 68
4.1.2. Bối cảnh trong nƣớc .............................................................................. 68
4.1.3. Thời cơ và thách thức ............................................................................ 68
4.2. Quan điểm, phƣơng hƣớng, mục tiêu nhằm nâng cao chất lƣợng
đào tạo nghề ở các trƣờng Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc ........................ 69
4.2.1. Quan điểm và mục tiêu đào tạo nghề .................................................... 69
4.2.2. Định hƣớng phát triển công tác đào tạo nghề ....................................... 75
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

v
4.3. Giải pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề ở các trƣờng Cao đẳng
nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc........................................................ 75
4.3.1. Nhóm giải pháp chung .......................................................................... 75
4.3.2. Nhóm giải pháp từ phía các trƣờng Cao đẳng nghề trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc .................................................................................... 77
4.4. Kiến nghị khác ......................................................................................... 79
KẾT LUẬN .................................................................................................... 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 84


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CĐN

Cao đẳng nghề

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CNTT

Công nghệ thông tin

CTMTQG

Chƣơng trình mục tiêu quốc gia

ĐTN

Đào tạo nghề

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội


GDTX

Giáo dục thƣờng xuyên

HDI

Chỉ số phát triển con ngƣời

HĐND

Hội đồng nhân dân

ILO

Tổ chức lao động quốc tế

KCN

Khu công nghiệp

KHCN

Khoa học công nghệ

KTXH

Kinh tế - xã hội

NN


Nhà nƣớc

NNL

Nguồn nhân lực

NXB

Nhà xuất bản

NXLĐ

Năng suất lao động

SXKD

Sản xuất kinh doanh

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

THPT

Trung học phổ thông


UBND

Ủy ban nhân dân

VP

Vĩnh Phúc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

vii
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng 3.1. Tổng hợp về kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh
Phúc từ khi tái lập tỉnh đến năm 2013 ............................................ 34
Bảng 3.2. Lao động qua đào tạo chia theo các cấp bậc đào tạo ...................... 36
Bảng 3.3. Dự tính nhu cầu nhân lực chia theo bậc đào tạo của toàn bộ
nền kinh tế đến năm 2020 ................................................................. 37
Bảng 3.4. Các cơ sở có tổ chức đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc phân cấp theo cấp quản lý ........................................................ 38
Bảng 3.5. Số lƣợng giáo viên trong các trƣờng Cao đẳng nghề ở tỉnh
Vĩnh Phúc .......................................................................................... 56
Bảng 3.6. Cơ sở vật chất chủ yếu của các trƣờng Cao đẳng nghề trên
địa bàn Tỉnh Vĩnh Phúc .................................................................... 57
Bảng 3.7. Kết quả đầu tƣ cơ sở vật chất cho đào tạo nghề các trƣờng
Cao đẳng nghề tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013 ........................................ 59
Bảng 3.8. Kết quả tuyển sinh các trƣờng Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc
năm 2012 - 2013 ............................................................................... 61

Bảng 3.9. Kết quả học sinh tốt nghiệp các trƣờng Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc
năm 2013 ........................................................................................... 63
Bảng 3.10. Đánh giá của một số doanh nghiệp tại Vĩnh Phúc về chất
lƣợng kiến thức chuyên môn kỹ thuật của ngƣời lao động đƣợc
đào tạo cao đẳng nghề ....................................................................... 64
Bảng 3.11. Đánh giá chất lƣợng thực hành tác phong sản xuất công
nghiệp ngƣời lao động đƣợc đào tạo Cao đẳng nghề ....................... 64
Bảng 3.12. Kết quả học sinh xin đƣợc việc làm sau khi tốt nghiệp năm 2013 ........ 65
Sơ đồ 1.1. Hệ thống QLNN về đào tạo nghề .................................................. 13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển nguồn nhân lực là một trong những vấn đề ƣu tiên hàng đầu
của chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Trong đó nhân lực đƣợc
đào tạo là một bộ phận rất quan trọng và có vai trò to lớn đối với toàn bộ lĩnh
vực đầu tƣ phát triển. Để góp phần tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, cần phải
phát triển hệ thống đào tạo nghề nghiệp. Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011 2020 đã nêu rõ “Đặc biệt quan tâm nâng cao chất lƣợng dạy nghề gắn với
nâng cao ý thức kỷ luật lao động và tác phong lao động hiện đại. Gắn đào tạo
với nhu cầu sử dụng, với việc làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
cơ cấu lao động, đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp, các khu chế xuất,
khu vực nông thôn, các ngành kinh tế mũi nhọn và xuất khẩu lao động”.
Thực tế trong những năm gần đây việc đào tạo nghề nhằm phát triển
nguồn nhân lực đã đƣợc chú trọng, tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo nghề trong
tổng số lao động tăng lên từ 10% năm 1995 lên 20% năm 2000 và dự kiến là
30% vào năm 2020. Trong 5 năm (2000 - 2005) riêng đào tạo nghề dài hạn

trung bình hàng năm tăng 12%, chất lƣợng đào tạo nghề có nhiều chuyển biến
tích cực. Tuy nhiên, về số lƣợng, chất lƣợng lao động qua đào tạo nghề chƣa
đáp ứng đƣợc yêu cầu nguồn nhân lực cho thị trƣờng lao động, còn mất cân
đối giữa cơ cấu lao động đƣợc đào tạo đại học, trung học, công nhân (năm
2000 tỷ lệ cơ cấu lao động là 1/1,31/4,8, năm 2005 tỷ lệ là 1/1,7/5,5, trong khi
tỷ lệ đƣợc đánh giá hợp lý là 1/4/10. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề còn
thấp, chất lƣợng đào tạo nghề chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Thực tế trong
những năm qua hầu hết các trƣờng dạy nghề, trong đó có các trƣờng cao đẳng
nghề tại Vĩnh Phúc chƣa thực sự chú trọng đến đầu ra của đào tạo nghề, mà
chỉ cốt tuyển sinh sao cho đƣợc nhiều. Nhiều ngƣời sau khi tốt nghiệp không
đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc hoặc ít đƣợc vận dụng kiến thức khi học
trong doanh nghiệp. Hay muốn làm đƣợc việc thì chấp nhận đào tạo lại. Có


2
nhiều nguyên nhân, nhƣng một trong những nguyên nhân quan trọng của
những hạn chế đó là các chính sách quản lý Nhà nƣớc, công tác quản lý đào
tạo, công tác đầu tƣ cho phát triển đào tạo nghề chƣa phát huy đƣợc hiệu quả.
Mặt khác, kể từ khi Luật giáo dục 2005, Luật dạy nghề đƣợc ra đời đã
góp phần hoàn thiện khung pháp lý để phát triển mạnh mẽ hệ thống dạy
nghề. Hệ thống dạy nghề đã có bƣớc tiến nổi bật qua việc chuyển đổi từ dạy
nghề theo bậc thợ chuyển sang dạy nghề theo 3 cấp trình độ: Cao đẳng nghề;
Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề. Hiện tại toàn quốc đã có gần 100 trƣờng
cao đẳng nghề là những cơ sở đầu đàn không những góp phần rất lớn đào tạo
nguồn nhân lực mà còn là những hạt nhân phát triển hệ thống, hoàn thiện sứ
mệnh của ngành. Tuy nhiên, đây là một loại hình cơ sở khá mới mẻ trong hệ
thống giáo dục quốc dân, do đó các chính sách quản lý nhà nƣớc đối với loại
hình này còn nhiều bất cập và cần nghiên cứu giải quyết trên cơ sở xác định
nhiệm vụ quan trọng của đào tạo nghề giai đoạn hiện nay là “Tạo sự chuyển
biến căn bản về chất lượng dạy nghề, tiếp cận trình độ tiên tiến của khu vực

và thế giới”.
Vĩnh Phúc là một tỉnh, chỉ với 15 năm đƣợc tái lập, nhƣng với những
chính sách phát triển kinh tế và thu hút đầu tƣ phù hợp đã trở thành một
trong những tỉnh phát triển nhanh về kinh tế và xã hội, có hệ thống các cụm
và khu công nghiệp với quy mô lớn trong toàn quốc, đặt ra yêu cầu nguồn
nhân lực rất lớn. Mặt khác xuất phát từ yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn theo xu thế đổi mới, tăng năng xuất lao động, hiệu
quả, xây dựng nông thôn mới cũng đặt ra phải nâng cao chất lƣợng đào tạo
nghề cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Đáp ứng yêu cầu đó, tỉnh
Vĩnh Phúc cũng có nhiều chính sách nhằm phát triển hệ thống cơ sở dạy
nghề. Tính đến nay toàn tỉnh có trên 50 cơ sở dạy nghề, trong đó có 03
trƣờng Cao đẳng nghề.
Là cán bộ công tác trong ngành Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, cơ
quan quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực dạy nghề, tôi chọn đề tài “Giải pháp phát
triển hoạt động đào tạo nghề tại các trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc”.


3
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nhận dạng đúng thực trạng hoạt động đào tạo nghề tại các
trƣờng Cao đẳng Nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, luận văn đề xuất những
giải pháp nhằm tiếp tục phát triển hoạt động này trong thời kỳ tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ một số vấn đề lý luận và cơ sở pháp lý về Đào tạo nghề (ĐTN).
- Đánh giá hiện trạng Đào tạo nghề của các trƣờng Cao đẳng nghề
(CĐN) tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ vừa qua, phân tích mặt đƣợc, mặt tồn tại
và nguyên nhân của chúng.
- Đề xuất định hƣớng và giải pháp phát triển Đào tạo nghề từ các
trƣờng CĐN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ tới năm 2020.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, cơ sở pháp lý liên
quan tới ĐTN.
- Không gian nghiên cứu: Tập trung vào các trƣờng CĐN trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc.
- Thời gian nghiên cứu: Đánh giá hiện trạng ĐTN tại các trƣờng CĐN
tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2009 - 2013.
4. Những đóng góp mới về khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Hệ thống hóa, có phân tích các vấn đề lý luận và cơ sở pháp lý liên
quan tới ĐT nghề.
- Nhận dạng, phân tích hoạt động đào tạo Nghề tại các trƣờng CĐ Nghề
tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đề xuất các giải pháp phát triển ĐT nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
thời kỳ tới.
Vì vậy, luận văn này có ý nghĩa thực tiễn phục vụ sự chỉ đạo của lãnh
đạo tỉnh Vĩnh Phúc, các cơ quan quản lý nhà nƣớc và các trƣờng Cao đẳng
nghề đối với hoạt động đào tạo nghề trong thời kỳ tới.


4
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 4 chƣơng.
Chương 1: Cơ sở lý luận đối với hoạt động đào tạo nghề tại các trƣờng
cao đẳng nghề.
Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng hoạt động đào tạo nghề tại các trƣờng cao đẳng
nghề ở Vĩnh Phúc.
Chương 4: Một số giải pháp phát triển hoạt động đào tạo nghề tại các
trƣờng Cao đẳng nghề ở Vĩnh Phúc.



5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO
NGHỀ TẠI CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm về đào tạo nghề
a. Khái niệm đào tạo nghề
Đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng là một trong những yếu tố quan
trọng quyết định sự thành công trong phát triển kinh tế xã hội của quốc gia,
vấn đề đào tạo nghề đƣợc hầu hết các nƣớc trên thế giới quan tâm nhằm nâng
cao chất lƣợng nguồn nhân lực.
Đến nay có nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu đƣa ra quan điểm khác
nhau về khái niệm đào tạo nghề trong đó các tổ chức, cơ quan trong và ngoài
nƣớc đƣa ra khái niệm về đào tạo nghề nhƣ sau:
Khái niệm của Tổ chức lao động thế giới (ILO):
Đào tạo nghề là nhằm cung cấp cho ngƣời học những kỹ năng cần thiết để
thực hiện tất cả các nhiệm vụ liên quan đến công việc, nghề nghiệp đƣợc giao.
Tuy nhiên, hiện nay trong các văn bản chính thức, cũng nhƣ trong đời
sống xã hội, thuật ngữ “dạy nghề”, hoặc“đào tạo nghề” đƣợc dùng khá phổ
biến, có ý nghĩa tƣơng đồng.
Dạy nghề theo điều 5 của luật dạy nghề của nước ta đƣợc kỳ họp lần
thứ 10, Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/11/2006 có nêu: “Dạy nghề là
hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
cần thiết cho người học nghề để có thể tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm sau
khi hoàn thành khóa học”.
Theo cách tiếp cận của luận văn này, đào tạo nghề được quan niệm
như sau:
Đào tạo nghề là hoạt động dạy nghề trong cơ sở dạy nghề của hệ thống
giáo dục và đào tạo quốc dân, nhằm truyền đạt về kiến thức và kỹ năng thực



6
hành cho ngƣời học nghề, để ngƣời học nghề có đƣợc trình độ, kỹ năng, kỹ
xảo và đạt đƣợc những tiêu chuẩn nhất định của một nghề hoặc nhiều nghề
đáp ứng đƣợc yêu cầu việc làm của thị trƣờng lao động.
Thực chất quan niệm đào tạo nghề được cụ thể như sau:
Là đào tạo ngƣời lao động có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đạt
đƣợc những tiêu chuẩn nhất định của một nghề hoặc nhiều nghề, tốt nghiệp
các khóa đào tạo đƣợc cấp bằng hoặc chứng chỉ nghề.
- Mục tiêu của đào tạo nghề: Là đào tạo ngƣời lao động có kiến thức,
kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lƣơng tâm nghề
nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều
kiện cho ngƣời lao động có khả năng tìm việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng. Đào tạo nghề đƣợc kết hợp chặt
chẽ giữa giảng dạy lý thuyết với rèn luyện kỹ năng thực hành, để sau khi tốt
nghiệp có thể hành nghề. Đào tạo nghề đƣợc tiến hành một cách khoa học,
đảm bảo tính hệ thống, hợp lý, toàn diện trên cả 3 phƣơng diện: Kiến thức; kỹ
năng, kỹ xảo; thái độ lao động và đạo đức nghề nghiệp.
- Hình thức đào tạo: ngƣời học đƣợc học tại cơ sở đào tạo, đƣợc học
theo khung chƣơng trình do Nhà nƣớc quy định. Kết quả sau một khóa đào
tạo phải đạt đƣợc trình độ nhất định của một hay nhiều nghề, trình độ đó đƣợc
kiểm tra, đánh giá và đƣợc cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ hay bằng nghề
theo quy định của hệ thống văn bằng. Quá trình truyền nghề từ ngƣời này
sang ngƣời khác hoặc tự học, tự tích lũy kinh nghiệm trong thực tiễn không
đƣợc gọi là đào tạo nghề.
Ngoài khái niệm về đào tạo nghề, trong luận văn còn sử dụng một số
khái niệm liên quan đến đào tạo nghề khác như sau:
- Dạy nghề trình độ Cao đẳng, là trình độ cao nhất hiện nay: Dạy nghề
trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho ngƣời học nghề kiến thức chuyên môn và

năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập


7
và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công
nghệ vào công việc; giải quyết đƣợc các tình huống phức tạp trong thực tế; có
đạo đức lƣơng tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức
khỏe, tạo điều kiện cho ngƣời học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc
làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
- Dạy nghề trình độ trung cấp: Dạy nghề trình độ trung cấp nhằm trang
bị cho ngƣời học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công
việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công
nghệ vào công việc; có đạo đức lƣơng tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác
phong công nghiệp, có sức khỏe, tạo điều kiện cho ngƣời học nghề sau khi tốt
nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình
độ cao hơn.
- Dạy nghề trình độ sơ cấp: Dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm trang bị cho
ngƣời học nghề năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực
hành một số công việc của một nghề; có đạo đức lƣơng tâm nghề nghiệp, ý
thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe, tạo điều kiện cho ngƣời học
nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp
tục học lên trình độ cao hơn.
- Đào tạo nghề mới: Là đào tạo những ngƣời chƣa có nghề, gồm ngƣời
đến tuổi lao động chƣa đƣợc học nghề, hoặc những ngƣời trong độ tuổi lao
động nhƣng trƣớc đó chƣa học nghề.
- Đào tạo nghề bổ sung: Là bổ sung thêm những kiến thức lý thuyết và
kỹ năng thực hành cho những ngƣời đã có nghề, để họ nâng cao trình độ lý
thuyết, kỹ năng, kỹ xảo của nghề đang làm.
- Đào tạo lại nghề: Là đào tạo nghề mới cho những ngƣời đã có nghề
nhƣng do yêu cầu cần sản xuất, tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, chuyển

đổi mặt hàng sản xuất mà nghề đang làm không đáp ứng đƣợc yêu cầu hoặc
không đƣợc sử dụng.


8
- Đào tạo liên thông: Là loại hình đào tạo căn cứ vào chƣơng trình đào
tạo, giúp cho ngƣời học nghề khi chuyển từ trình độ đào tạo thấp lên trình độ
cao hơn của một nghề hoặc chuyển sang học ngành nghề trình độ đào tạo
khác không phải học lại những nội dung đã học.
- Xét rộng hơn, đào tạo nghề còn gắn liền với đào tạo và phát triển nhân
lực. Đó chính là gắn đào tạo nghề tại các trƣờng nghề với thị trƣờng lao động,
tại đó các công ty, doanh nghiệp nhận học viên tốt nghiệp các trƣờng nghề sẽ
tiếp tục đào tạo nhân sự.
Đào tạo nghề có vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất:
Đào tạo và phát triển nghề là hai nội dung cơ bản trong vấn đề nâng cao
trình độ tinh thông nghề nghiệp cho ngƣời lao động. Phải đào tạo và phát triển
nghề vì trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng, công nghệ kỹ
thuật luôn đổi mới không ngừng, muốn bắt kịp với thời đại thì con ngƣời cần
phải đƣợc trang bị những kiến thức và kỹ năng nhất định về nghề nghiệp, đó
vừa là một nhu cầu vừa là một nhiệm vụ.
Trong quá trình đào tạo mỗi ngƣời sẽ đƣợc bù đắp những thiếu hụt
trong học vấn, đƣợc truyền đạt những khả năng và kinh nghiệm thiết thực
trong lĩnh vực chuyên môn đƣợc cập nhật hóa kiến thức và mở rộng tầm hiểu
biết để không những có thể hoàn thành tốt công việc đƣợc giao mà còn có thể
đƣơng đầu với biến đổi của môi trƣờng xung quanh ảnh hƣởng tới công việc
của mình. Quá trình đào tạo đƣợc áp dụng cho những ngƣời thực hiện một
công việc mới hoặc những ngƣời đang thực hiện một công việc nào đó nhƣng
chƣa đạt yêu cầu. Ngoài ra còn có quá trình nâng cao trình độ đó là việc bồi
dƣỡng thêm chuyên môn nghiệp vụ cho ngƣời lao động để họ có thể làm đƣợc
những công việc phức tạp, với năng suất cao hơn.

Lao động là một yếu tố quý của quá trình sản xuất, vì vậy những lao
động có trình độ chuyên môn cao là một yếu tố quý của sản xuất xã hội nói


9
chung, nó quyết định đƣợc việc thực hiện mục tiêu của quá trình sản xuất kinh
doanh. Vì vậy công tác đào tạo nhân sự có vai trò rất quan trọng đối với sự
phát triển của một doanh nghiệp. Đào tạo về tƣ duy, kiến thức, trình độ, nhận
thức của con ngƣời.
b. Khái niệm Trường cao đẳng nghề
Khái niệm:
Trƣờng cao đẳng nghề là cơ sở dạy nghề thuộc hệ thống giáo dục quốc
dân đƣợc thành lập và hoạt động theo quy định của điều lệ Trƣờng cao đẳng
nghề và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trƣờng cao đẳng nghề là đơn vị sự nghiệp, có quyền tự chủ và tự chịu
trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Trƣờng có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
c. Chức năng, nhiệm vụ trường cao đẳng nghề
Chức năng, nhiệm vụ:
- Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở
trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề nhằm trang bị cho
ngƣời học năng lực thực hành nghề tƣơng xứng với trình độ đào tạo, có sức
khỏe, đạo đức lƣơng tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp,
tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục
học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động.
- Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chƣơng trình, giáo trình,
học liệu dạy nghề đối với ngành nghề đƣợc phép đào tạo.
- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh học nghề.
- Tổ chức các hoạt động dạy và học, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp,
cấp bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trƣởng Bộ lao động - TB&XH.

- Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trƣờng đủ
về số lƣợng; phù hợp với ngành nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định
của pháp luật.


Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full








×