Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Toán 5 chương 3 bài 1: Hình tam giác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.25 KB, 4 trang )

To¸n
HÌNH TAM GIÁC
I/ Mục tiêu:
- Giúp HS nhận nhận biết đặc điểm của hình tam giác có: ba cạnh, ba đỉnh, ba góc,
phân biệt ba dạng hình tam giác. Nhận biết đáy và đường cao của hình tam giác.
- Rèn cho HS kĩ năng nhận biết chính xác.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II/ Chuẩn bị: các dạng hình tam giác, Ê ke.
III/ Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: (3p) kiểm tra đồ dùng của HS.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1p)
2. Hướng dẫn HS nhận biết hình tam giác:
a. Giới thiệu đặc điểm hình tam giác:
- GV vẽ lên bảng tam giác ABC và yêu cầu HS nêu rõ đặc điểm của hình tam giác
này:
+ Hình tam giác ABC có 3 cạnh là: cạnh AB, BC, AC.
+ Hình tam giác ABC có 3 đỉnh là: đỉnh A,B, C.
+ Hình tam giác ABC có 3 góc là: góc A, B, C.
b. Giới thiệu ba dạng hình tam giác ( theo góc)
- GV vẽ lên bảng 3 hình tam giác như SGK và yêu cầu HS nêu rõ tên góc dạng
góc của từng hình tam giác.
- HS quan sát và nêu: + Hình tam giác ABC có 3 góc nhọn: góc A,B,C
+ Hình tam giác EKG có góc E là góc tù, góc K,G nhọn
+ Hình tam giác MNP có góc M là vuông, góc N,P nhọn
c. Giới thiệu đáy và đường cao (tương ứng )
- Giới thiệu hình tam giác ABC, nêu tên đáy BC và đường cao AH tương ứng
- Độ dài đoạn thẳng từ đỉnh vuông góc với đáy tương ứng gọi là chiều cao của
hình tam giác.
- HS nhận biết đường cao của hình tam giác (dùng ê ke) trong các trường hợp:
A


A
A
B

C

H

C

B

C

H
B
3. Thực hành:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
- HS lên bảng làm, GV nhận xét.
+ Tam giác ABC có 3 góc A,B,C và các cạnh: AB, AC, BC.
+ Tam giác DEG có 3 góc D,E,G và các cạnh: DE, DG, EG.
+ Tam giác MKN có 3 góc M,K,N và các cạnh MK, KN, MN.
Bài 2:
- HS chỉ ra đường cao tương ứng với đáy trong mỗi hình.
+ Hình tam giác ABC có đường cao CH tương ứng với đáy AB
+ Hình tam giác DEG có đường cao DK tương ứng với đáy EG


+ Hình tam giác MPQ có đường cao MN tương ứng với đáy PQ.

Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu
- HS đếm số ô vuông và nửa số ô vuông.
a. Hình tam giác AED và hình tam giác EDH có diện tích bằng nhau vì
mỗi hình có 6 ô vuông và 4 nửa ô vuông.
b. Hình tam giác EBC và hình tam giác EHC có diện tích bằng nhau vì
mỗi hình có 6 ô vuông và 4 nửa ô vuông.
c. Hình chữ nhật ABCD có 32 ô vuông, hình tam giác EDC có 12 ô
vuông và 8 nửa ô vuông tức là có 16 ô vuông. Vậy diện tích hình chữ nhật ABCD
gấp đôi diện tích hình tam giác EDC.
4. Củng cố – Dặn dò: (2p)
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.


Giáo án toán 5
20

TOÁN
LUYỆN TẬP

I/ Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố kĩ năng tính chu vi hình tròn, từ đó vận dụng làm bài tập thành
thạo.
- Rèn cho HS kĩ năng tính đúng.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II/ Chuẩn bị: phấn màu, com pa.
III/ Hoạt động trên lớp:
A. Kiểm tra bài cũ: (3p) Gọi HS nêu cách tính chu vi hình tròn.
B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1p)
2. Hướng dẫn HS làm một số bài tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
- HS làm bảng con, GV nhận xét.
a. r = 9m
Chu vi hình tròn là: 9 x 2 x 3,14 = 96,52 m.
b. r = 4,4dm
Chu vi hình tròn là: 4,4 x 2 x 3,14 = 27,632 dm.
c. r = 2

1
= 2,5cm
2

Chu vi hình tròn là: 2,5 x 2 x 3,14 = 15,7 cm.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài, GV nhận xét.
a. Đường kính hình tròn là: 15,7 : 3,14 = 5 m.
b. Bán kính hình tròn là:
r x 2 x 3,14 = 18,84
18,84 : 3,14 : 2 = 3 dm.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu
- HS giải vào vở, GV chấm điểm.
Bài giải: a. Chu vi của bánh xe đó là:
0,65 x 3,14 = 2,041 m
b. Người đi xe đạp sẽ đi được khi bánh xe lăn trên mặt đất là 10
vòng, 100 vòng là:

2,041 x 10 = 20,41 m
2,041 x 100 = 204,1 m
Bài 4:
- GV hướng dẫn HS làm
+ Tính chu vi hình tròn: 6 x 3,14 = 18,84 cm
+ Tính nửa chu vi hình tròn: 18,84 : 2 = 9,4 cm
+ Chu vi của hình H là: 9,42 + 6 = 15,42 cm


Giáo án toán 5
Khoanh vào D
3. Củng cố – Dặn dò: (2p)
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.



×