Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật nhân nuôi hai loài ốc nhồi pila polita (deshayes, 1830) và pila conica (wood, 1828) tại địa bàn ba tỉnh điện biên, lai châu và sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.75 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN NUÔI
HAI LOÀI ỐC NHỒI Pila polita (Deshayes, 1830) VÀ
Pila conica (Wood, 1828) TẠI ĐỊA BÀN BA TỈNH
SƠN LA, ĐIỆN BIÊN VÀ LAI CHÂU
Mã số: B 2016-TTB-02

Chủ nhiệm đề tài: TS. Đỗ Đức Sáng

Sơn La - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN NUÔI
HAI LOÀI ỐC NHỒI Pila polita (Deshayes, 1830) VÀ
Pila conica (Wood, 1828) TẠI ĐỊA BÀN BA TỈNH
SƠN LA, ĐIỆN BIÊN VÀ LAI CHÂU
Mã số: B 2016-TTB-02

Xác nhận của tổ chức chủ trì


Chủ nhiệm đề tài

(ký, họ tên, đóng dấu)

(ký, họ tên)

Sơn La - 2017


LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật nhân nuôi hai loài ốc nhồi Pila polita (Deshayes,
1830) và Pila conica (Wood, 1828) tại địa bàn 3 tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Sơn
La”, mã số B2016-TTB-02, được Bộ Giáo dục & Đào tạo phê duyệt với thời gian
thực hiện 2016–2017, mục đích góp phần hoàn thiện kỹ thuật nuôi hai loài ốc nhồi
Pila polita và Pila conica tại địa bàn ba tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Sơn La.
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ và chỉ
đạo của Vụ Khoa học Công nghệ, Vụ Tài chính, thuộc Bộ Giáo dục & Đào tạo; Ban
Giám hiệu, Phòng Khoa học Công nghệ & Hợp tác quốc tế, Phòng Kế toán–Tài
chính, Ban Chủ nhiệm khoa Sinh–Hóa, Ban Chủ nhiệm khoa Nông Lâm, Trường
Đại học Tây Bắc, Sở Khoa học & Công nghệ các tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Sơn
La. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn!
Chúng tôi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu về chuyên môn, nguồn tài
liệu, mẫu vật từ các nhà khoa học và đồng nghiệp thuộc Viện Sinh thái & Tài
nguyên sinh vật–Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam, Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Tây Bắc, Trường Đại
học Sư phạm–Đại học Thái Nguyên, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực

phẩm quốc gia.
Trong quá trình triển khai các nội dung đề tài, chúng tôi nhận được sự giúp
đỡ tận tình của chính quyền địa phương, các gia đình được chọn làm điểm nghiên

cứu, nuôi thử nghiệm thuộc xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La, xã Chiềng La,
huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La; xã Quài Tở, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên; xã
Mường Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Xin được trân trọng cảm ơn!
Sơn La, ngày

tháng 12 năm 2017

Chủ nhiệm đề tài

Đỗ Đức Sáng

i


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1
PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................. 3
1.1. Ở KHU VỰC LÂN CẬN VÀ TRÊN THẾ GIỚI ............................................... 3
1.2. Ở VIỆT NAM..................................................................................................... 6
1.2.1. Nghiên cứu về sinh học, sinh thái học ............................................................. 6
1.2.2. Nghiên cứu về sinh sản và phát triển ............................................................... 7
1.2.3. Nghiên cứu về khả năng sinh trƣởng ............................................................... 8
PHẦN 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 12
2.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................. 12
2.2. ĐỐI TƢỢNG VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ................................................ 12
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................. 12
2.4. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU .............................................................................. 13
2.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 14
2.5.1. Thiết kế thí nghiệm........................................................................................ 14

2.5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 17
PHẦN 3. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
VÙNG NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 20
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN .................................................................................. 20
3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................... 20
3.1.2. Địa hình, địa mạo .......................................................................................... 21
3.1.3. Đặc điểm thổ nhƣỡng .................................................................................... 23
3.1.4. Đặc điểm khí hậu ........................................................................................... 24
3.1.5. Chế độ thuỷ văn ............................................................................................. 25
3.1.6. Tài nguyên sinh vật ....................................................................................... 26
3.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ ..................................................................................... 27
3.2.1. Cơ cấu kinh tế................................................................................................ 27
3.2.2. Sản xuất nông nghiệp .................................................................................... 28

ii


3.2.3. Công nghiệp và xây dựng .............................................................................. 29
3.2.4. Dịch vụ, thƣơng mại ...................................................................................... 29
3.2.5. Tài nguyên nƣớc và tiềm năng thủy sản ........................................................ 30
3.3. ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI ....................................................................................... 31
3.3.1. Đặc điểm về dân số, dân tộc .......................................................................... 31
3.3.2. Đặc điểm văn hóa, tôn giáo ........................................................................... 32
3.3.3. Tình hình giáo dục và y tế ............................................................................. 32
3.4. NHẬN XÉT...................................................................................................... 33
3.4.1. Thuận lợi ....................................................................................................... 33
3.4.2. Khó khăn ....................................................................................................... 33
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................... 34
4.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC ĐIỂM NUÔI THÍ NGHIỆM ...................................... 34
4.1. Tỉnh Điện Biên ................................................................................................. 34

4.1.1. Huyện Mƣờng Chà ........................................................................................ 34
4.1.2. Huyện Tuần Giáo .......................................................................................... 35
4.2. Tỉnh Lai Châu................................................................................................... 37
4.3. Tỉnh Sơn La ...................................................................................................... 38
4.3.1. Huyện Thuận Châu ........................................................................................ 38
4.3.2. Thành phố Sơn La ......................................................................................... 38
4.2. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC .................................................... 40
4.2.1. Vị trí phân loại............................................................................................... 40
4.2.2. Đặc điểm sinh học ......................................................................................... 42
4.2.3. Đặc điểm sinh thái học .................................................................................. 53
4.3. ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN ................................................................................... 56
4.3.1. Đặc điểm giới tính ......................................................................................... 56
4.3.2. Tỷ lệ đực cái .................................................................................................. 58
4.3.3. Một số hoạt động sinh sản ............................................................................. 58
4.3.4. Sức sinh sản ................................................................................................... 59
4.3.5. Thời gian trứng nở và tỷ lệ nở ....................................................................... 59

iii


4.4. THÀNH PHẦN DINH DƢỠNG VÀ KÝ SINH TRÙNG Ở HAI LOÀI ỐC
NHỒI PILA ............................................................................................................. 62
4.4.1. Thành phần dinh dƣỡng ................................................................................. 62
4.4.2. Ký sinh trùng ở ốc nhồi Pila.......................................................................... 63
4.5. ẢNH HƢỞNG CỦA THỨC ĂN VÀ MẬT ĐỘ ĐẾN SINH TRƢỞNG CỦA
ỐC NHỒI PILA ....................................................................................................... 64
4.5.1. Loài ốc nhồi Pila conica................................................................................ 64
4.5.2. Loài ốc nhồi Pila polita ................................................................................. 65
PHẦN 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ............................................ 79
5.1. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 79

5.2. TỒN TẠI .......................................................................................................... 80
5.3. KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 80
CÁC BÀI BÁO CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. So sánh đặc điểm chẩn loại giữa giống Pila và Pomacea. ......................... 4
Hình 2.1. Một số hình ảnh về nơi thí nghiệm nuôi ốc nhồi Pila .............................. 14
Hình 3.1. Vị trí của Điện Biên, Lai Châu và Sơn La trong Tây Bắc Việt Nam ....... 20
Hình 3.2. Sơ đồ phân bố các diện đá vôi chủ yếu ở Việt Nam ................................ 22
Hình 3.3. Hệ thống các sông lớn thuộc Bắc Việt Nam ............................................ 26
Hình 4.1. Biến động nhiệt độ trung bình tháng tại Sơn La (2016) ........................... 39
Hình 4.2. Biến động lƣợng mƣa trung bình tháng tại Sơn La (2016) ...................... 39
Hình 4.3. Đa dạng hình thái vỏ loài Pila polita ....................................................... 42
Hình 4.4. Hình thái vỏ của Pila conica ................................................................... 44
Hình 4.5. Hình thái ốc nhồi Pila khi bỏ lớp vỏ (nhìn từ trên) .................................. 46
Hình 4.6. Hình thái ốc nhồi Pila khi bỏ lớp vỏ (nhìn từ dƣới)................................. 46
Hình 4.7. Cấu tạo giải phẫu của ốc nhồi Pila. ......................................................... 47
Hình 4.8. Sơ đồ cấu tạo hệ tiêu hóa của ốc nhồi Pila conica ................................... 48
Hình 4.9. Hình thái lƣỡi bào với các hàng răng của Pila conica ............................. 47
Hình 4.10. Sơ đồ cấu tạo hệ tuần hoàn của ốc nhồi Pila ......................................... 49
Hình 4.11. Sơ đồ cấu tạo hệ bài tiết của ốc nhồi Pila .............................................. 50
Hình 4.12. Sơ đồ cấu tạo hệ sinh dục đực của ốc nhồi Pila polita........................... 51
Hình 4.13. Sơ đồ cấu tạo cơ quan giao phối của ốc nhồi Pila ................................. 51
Hình 4.14. Sơ đồ cấu tạo hệ sinh dục cái của ốc nhồi Pila polita ............................ 52
Hình 4.15. Sơ đồ cấu tạo hệ thần kinh của ốc nhồi Pila. ......................................... 53

Hình 4.16. Một số hình ảnh về nguyên nhân đe dọa suy giảm quần thể Pila .......... 55
Hình 4.17. Phân biệt ốc nhồi Pila polita đực và cái ................................................ 57
Hình 4.18. Hình ảnh ghép đôi ở ốc nhồi Pila polita ................................................ 58
Hình 4.19. Hình ảnh về ốc nhồi P. polita đẻ trứng trên giá thể bờ đất và lá củ ấu... 59
Hình 4.20. Một số hình ảnh về sinh sản của Pila polita .......................................... 61
Hình 4.21. Biến động nhiệt độ sáng và chiều theo thời gian (ngày) ........................ 66
Hình 4.22. Một số loại thức ăn cho ốc nhồi Pila polita ........................................... 67
Hình 4.23. Trung bình khối lƣợng của ốc theo thời gian ......................................... 68

v


Hình 4.24. Chiều cao trung bình của ốc theo thời gian............................................ 69
Hình 4.25. Chiều rộng trung bình của ốc theo thời gian .......................................... 70
Hình 4.26. Biến động nhiệt độ sáng và chiều theo thời gian (0C) ............................ 73
Hình 4.27. Chiều cao của ốc ở hai mật độ theo thời gian nuôi ................................ 74
Hình 4.28. Tỷ lệ sống ốc nhồi ở các mật độ nuôi khác nhau ................................... 77

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Diện tích, dân số của các xã đƣợc chọn làm điểm nuôi thử nghiệm ........ 35
Bảng 4.2. Nhiệt độ trung bình (0C) và lƣợng mƣa (mm) tại huyện Mƣờng Chà và
Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên ............................................................................................. 36
Bảng 4.3. Nhiệt độ, lƣợng mƣa, độ ẩm và số giờ nắng tại thành phố Sơn La .............. 39
Bảng 4.4. So sánh một số đặc điểm hình thái hai loài ốc nhồi Pila ......................... 44
Bảng 4.5. Phân biệt ốc nhồi Pila đực và ốc cái giai đoạn trƣởng thành................... 57
Bảng 4.6. Các chỉ số khi ấp trứng ốc Pila polita ..................................................... 60
Bảng 4.7. Thành phần dinh dƣỡng của hai loài ốc Pila polita và Pila conica ......... 62

Bảng 4.8. Thành phần dinh dƣỡng chính của một số loài phổ biến ......................... 63
Bảng 4.9. Biến động một số yếu tố môi trƣờng trong tráng thí nghiệm................... 66
Bảng 4.10. Tốc độ tăng trƣởng khối lƣợng tuyệt đối và tƣơng đối của ốc nhồi theo
thời gian nuôi .......................................................................................................... 67
Bảng 4.11. Tốc độ tăng trƣởng chiều cao tuyệt đối và tƣơng đối của ốc theo thời gian........ 69
Bảng 4.12. Tốc độ tăng trƣởng chiều rộng tuyệt đối và tƣơng đối của ốc theo thời gian ...... 70
Bảng 4.13. Trung bình khối lƣợng, chiều cao và chiều rộng của ốc trong các nghiệm
thức ......................................................................................................................... 71
Bảng 4.14. Tỷ lệ sống, tỷ lệ tăng sinh khối và hệ số chuyển hóa thức ăn của ốc nhồi
trong các nghiệm thức ............................................................................................. 72
Bảng 4.15. Giá trị trung bình của các yếu tố môi trƣờng trong các nghiệm thức thí
nghiệm..................................................................................................................... 73
Bảng 4.16. Tốc độ tăng trƣởng chiều cao tuyệt đối (mm/ngày) và tƣơng đối
(%/ngày) của ốc nhồi Pila polita ............................................................................. 75
Bảng 4.17. Tốc độ tăng trƣởng chiều rộng tuyệt đối (mm/ngày) và tƣơng đối
(%/ngày) của ốc nhồi Pila polita ............................................................................. 76
Bảng 4.18. Tốc độ tăng trƣởng khối lƣợng tuyệt đối (mg/ngày) và tƣơng đối
(%/ngày) của ốc nhồi Pila polita ............................................................................. 76
Bảng 4.19. Trung bình tỷ lệ sống, tỷ lệ tăng sinh khối, hệ số thức ăn, năng suất của
ốc nhồi ở hai mật độ nuôi ........................................................................................ 78

vii


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung

- Tên đề tài: Nghiên cứu kỹ thuật nhân nuôi hai loài ốc nhồi Pila polita
(Deshayes, 1830) và Pila conica (Wood, 1828) tại địa bàn ba tỉnh Điện Biên, Lai
Châu và Sơn La.
- Mã số: B2016-TTB-02
- Chủ nhiệm đề tài: TS. Đỗ Đức Sáng
- Các thành viên tham gia:

1. ThS. Vũ Thị Thanh Nhàn
2. ThS. Vũ Thị Thảo
3. KS. Phạm Thị Thu Hoài

- Cơ quan chủ trì: Trƣờng Đại học Tây Bắc
- Thời gian thực hiện: 2016–2017
2. Mục tiêu
Xây dựng đƣợc quy trình nhân nuôi hai loài ốc nhồi Pila polita (Deshayes,
1830) và Pila conica (Wood, 1828) tại địa bàn ba tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai
Châu.
3. Kết quả đạt đƣợc
- Về khoa học:
+ Bổ sung thêm nguồn dẫn liệu khoa học về hai loài ốc nhồi Pila polita và
Pila conica, gồm các đặc điểm về cấu trúc hình thái vỏ, đặc điểm cấu tạo giải phẫu,
sinh thái học và sinh sản.
+ Đã xác định đƣợc các mối đe dọa đến hai loài ốc nhồi Pila polita và Pila
conica, gồm chế độ thủy văn và điều kiện vi khí hậu của các thủy vực bị tổn thƣơng
do hoạt động của con ngƣời; suy giảm chất lƣợng nƣớc do nguồn nƣớc bị ô nhiễm;
phá hủy hoặc mất nơi sống; bị khai thác quá mức trong môi trƣờng tự nhiên; xâm
lấn của các loài ngoại lai.

viii



+ Đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển hai loài ốc nhồi tại khu vực
nghiên cứu trong thời gian tới, gồm: (1) Đánh giá tác động môi trƣờng cần phải bao
gồm những đánh giá tác động đến nhóm thân mềm nƣớc ngọt, đảm bảo sự cân bằng
giữa phát triển kinh tế và bảo tồn đa dạng sinh học; (2) Kiểm soát chất lƣợng môi
trƣờng các thủy vực nƣớc ngọt, xây dựng một nền nông nghiệp an toàn và bền
vững; (3) Kiểm soát chặt chẽ số lƣợng cá thể và phạm vi phân bố các loài ngoại lai,
đặc biệt là ốc bƣơu vàng (Pomacea); (4) Đẩy mạnh công tác nhân nuôi trong cƣ dân
địa phƣơng.
+ Bổ sung thêm dẫn liệu về đặc điểm sinh sản của hai loài ốc nhồi Pila polita
và Pila conica, nhƣ đặc điểm sai khác giữa đực và cái qua đặc điểm hình thái, cấu
tạo giải phẫu ở hai loài, xác định đƣợc tỷ lệ đực/cái và mùa sinh sản, hoạt động
ghép đôi và sức sinh sản ở loài P. polita.
+ Xác định đƣợc thành phần dinh dƣỡng của ốc nhồi Pila polita và Pila
conica, gồm chất đạm, chất béo, chất bột đƣờng và hàm lƣợng tro. Kiểm tra tỷ lệ
nhiễm ký sinh trùng ở hai loài ốc nhồi.
+ Nghiên cứu và xác định đƣợc ảnh hƣởng của ba loại thức ăn (thức ăn xanh,
thức tự chế và thức ăn kết hợp) đến khả năng sinh trƣởng (trọng lƣợng, chiều cao
vỏ, chiều rộng vỏ) và tỷ lệ sống của loài ốc nhồi Pila polita, trong đó ốc tăng trƣởng
cao nhất khi cho ăn bằng thức ăn kết hợp, tiếp đến thức ăn xanh và thức ăn tự chế.
+ Nghiên cứu và xác định đƣợc ảnh hƣởng của mật độ nuôi đến khả năng sinh
trƣởng của ốc nhồi Pila polita, trong đó ốc tăng trƣởng cao hơn khi nuôi với mật độ
100 con/m2 so với mật độ 200 con/m2.
- Về ứng dụng:
+ Dựa trên những kết quả nghiên cứu thử nghiệm của đề tài, có thể lựa chọn
loài ốc nhồi Pila polita làm đối tƣợng nuôi tại các thủy vực nhƣ ao, ruộng trũng tại
ba tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Sơn La.
+ Xây dựng đƣợc tài liệu hƣớng dẫn kỹ thuật nuôi loài ốc nhồi Pila polita tại
địa bàn ba tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Sơn La.


ix


+ Bƣớc đầu xác định điều kiện các ao đất tại khu vực nghiên cứu không phù
hợp cho loài Pila conica sinh trƣởng. Tuy vậy, cần có những nghiên cứu và đánh
giá bổ sung trong thời gian tới, làm cơ sở khoa học cho nhận định trên.
4. Tính mới và đóng góp của đề tài
+ Bổ sung thêm cho khoa học nguồn dẫn liệu khoa học của hai loài ốc nhồi
Pila polita và Pila conica, gồm các dẫn liệu về đặc điểm cấu trúc hình thái vỏ, giải
phẫu các hệ cơ quan, đặc điểm sinh thái học, một số đặc điểm về sinh sản.
+ Xác định đƣợc các mối đe dọa đến quần thể hai loài ốc nhồi Pila polita và
Pila conica ở khu vực nghiên cứu.
+ Đề xuất đƣợc các biện pháp bảo tồn và phát triển hai loài ốc nhồi tại khu vực
nghiên cứu.
+ Bổ sung thêm cho khoa học một số đặc điểm sinh sản của loài Pila polita
nhƣ tỷ lệ đực cái, hoạt động ghép đôi, sức sinh sản.
+ Nghiên cứu và đánh giá ảnh hƣởng của loại thức ăn đến khả năng sinh
trƣởng của ốc nhồi Pila polita, xác định ăn thức ăn kết hợp (50% thức ăn xanh +
50% thức ăn tự chế) cho hiệu quả cao hơn thức ăn xanh và thức ăn tự chế.
+ Nghiên cứu và xác định đƣợc ảnh hƣởng của mật độ nuôi đến khả năng sinh
trƣởng của ốc nhồi Pila polita, trong đó ốc tăng trƣởng cao hơn khi nuôi với mật độ
100 con/m2 so với mật độ 200 con/m2.
+ Xây dựng đƣợc tài liệu hƣớng dẫn kỹ thuật nuôi loài ốc nhồi Pila polita tại
địa bàn ba tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Sơn La.
5. Sản phẩm
Số lƣợng
TT

Tên sản phẩm


Thuyết

Kết

minh

quả

Báo cáo về đặc điểm sinh
1.

học, sinh thái học của hai

- Đảm bảo tính khoa học.
01

01

loài ốc nhồi
2.

Tài liệu hƣớng dẫn kỹ
thuật nhân nuôi hai loài

Yêu cầu khoa học

- Thuận lợi cho ngƣời tham
khảo.

01


01

x

- Đảm bảo tính khoa ho ̣c.
- Phù hợp với điều kiện khu


ốc nhồi Pila polita và Pila

vực nghiên cứu.

conica.

- Nghiệm thu ở cấp Cơ sở.

Báo cáo về hiệu quả kinh
3.

tế kỹ thuật nhân nuôi hai

01

01

500

500


cá thể

cá thể

loài ốc nhồi
4.

5.

Nguồn ốc nhồi giống

Quy trình nhân nuôi hai
loài ốc nhồi

Đảm bảo tính chính xác và
khoa học.
Đảm bảo chấ t lƣơ ̣ng và các
điều kiện về nhân nuôi.
- Đảm bảo tiń h khoa ho ̣c.

01

01

- Phù hợp với điều kiện khu
vực nghiên cứu.
- Phản ánh kết quả nghiên

6.


Bái báo khoa học

02

02

cƣ́u của đề tài.
- Đăng trên các ta ̣p chí và kỷ
yế u cấ p quố c gia.
- Kết quả đề tài gắn với nội

7.

Hỗ trợ đào tạo NCS

01

01

dung nghiên cứu.
- Bảo vệ thành công luận án
tiến sỹ.
- Giải quyết đƣợc mu ̣c tiêu

8.

Báo cáo tổng kết

01


01

và các nội dung nghiên cứu.
- Đảm bảo tiń h khoa ho ̣c.

Các bài báo đã công bố:
1. Đỗ Đức Sáng, Nguyễn Thị Hồng Thịnh (2017), Tình trạng và bảo tồn loài
ốc nhồi Pila polita (Deshayes, 1830) ở vùng Tây Bắc Việt Nam (Gastropoda:
Ampullariidae). Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 7,
Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ: 903–908.
2. Đỗ Đức Sáng (2018), Ảnh hƣởng của loại thức ăn đến sinh trƣởng và tỷ lệ
sống của ốc nhồi Pila polita (Deshayes, 1830) nuôi trong tráng tại tỉnh Sơn La. Tạp
chí khoa học Trƣờng Đại học Tây Bắc, 2018 (đang chờ in).

xi


6. Phƣơng thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại từ
kết quả nghiên cứu đề tài
- Phƣơng thức chuyển giao:
+ Chuyển giao tài liệu hƣớng dẫn kỹ thuật nuôi loài ốc nhồi Pila polita cho
chính quyền và ngƣời dân địa phƣơng.
+ Chuyển giao những kết quả nghiên cứu cho những tổ chức, cá nhân có nhu
cầu nghiên cứu về hai loài ốc nhồi Pila polita và Pila conica.
- Địa chỉ ứng dụng: Các tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Sơn La.
- Tác động và lợi ích mang lại từ kết quả nghiên cứu đề tài:
+ Bổ sung them nguồn dẫn liệu khoa học về hai loài ốc nhồi Pila polita và
Pila conica.
+ Góp phần xây dựng tài liệu hƣớng dẫn kỹ thuật nuôi loài ốc nhồi Pila polita,
làm cơ sở khoa học đề xuất loài ốc này vào danh mục loài có thể nuôi để phát triển

kinh tế ở ba tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Sơn La.
+ Xác định các nhân tố đe dọa đến quần thể hai loài ốc nhồi, đề xuất biện pháp
bảo tồn và phát triển chúng, góp phần trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học vùng
Tây Bắc Việt Nam.

xii


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
TAY BAC OF UNIVERSITY

INFORMING OF RESEARCH RESULTS
1. General Information
- Project title: The research breeding engineering of Pila polita (Deshayes,
1830) and Pila conica (Wood, 1828) in Dien Bien, Lai Chau and Son La provinces.
- Classification: B2016-TTB-02
- Project manager:

Dr. Do Duc Sang

- Participants:

1. Mas. Vu Thi Thanh Nhan
2. Mas. Vu Thi Thao
3. Bac. Pham Thi Thu Hoai

- Institution: Tay Bac of University
- Duration: 2016–2017
2. The purpose of Research
Contributing to improvement technique of breeding of Pila polita (Deshayes,

1830) and Pila conica (Wood, 1828) in Dien Bien, Lai Chau and Son La Provinces.
3. Research results
- For science:
+ Additional scientific data on Pila polita and Pila conica, including shell
morphology, anatomical, ecological and reproductive characteristics.
+ They are at risk of being depleted in the natural environment from threats,
such as pollution to freshwater habitats, loss of habitats, rapid exhaustion of the
exploitation, and competition from invasive alien species.
+ The conservation of Pila polita and P. conica should focus on
environmental impact assessment; control to the environmental quality of
freshwater habitats; limiting the number of individuals and distributed range of alien
species; deploy one’s economic resources from these species.

xiii


+ Add to the science some reproductive characters of Pila polita such as sex
ratio, ability of reproduction, activities of mating.
+ Determine the nutritional content of Pila polita and Pila conica, including
protein, fat, carbohydrate and ash content.
+ Study and determine the effects of three food (Vegetable, Vegetable +
Mixture powder, Combined food) on growth (weight, shell height, shell width) and
survival of Pila polita, of which, after 60 days of culture period, feeding with
combined food, snails also reached highest body weight, shell height and shell
width compared to feeding with vegetable diet or mixture powder.
+ Research and determine of the effect of stocking densities on the growth of
Pila polita, of which the growth was higher at snail population at density of 100
ind./m2 compared to 200 ind./m2.
- For application:
+ Based on the results of this research, Pila polita can be selected for breeding

in ponds, lowland fields of Dien Bien, Lai Chau and Son La Provinces.
+ Development of technical guide paper for Pila polita breeding in Dien Bien,
Lai Chau and Son La Provinces.
+ Initially, conditions of the ponds in the studied area was not suitable for
growing of Pila conica. However, additional studies will be needed, which of as the
basis to this finding.
4. The new contribution of the Research
+ Supplementary scientific data on Pila polita and Pila conica, including shell
morphology, anatomical, ecological and reproductive characteristics.
+ Identification of the threats to populations of Pila polita and Pila conica in
the study region.
+ Proposed measures to preserve and develop two species of snails in the
study region.
+ Add to the science some reproductive characters of Pila polita such as sex
ratio, ability of reproduction, activities of mating.

xiv


+ Study and determine the effects of three food on growth and survival of
Pila polita, of which, determined combined food (vegetable + mixture powder) for
higher efficiency than vegetable and combined food.
+ Development of technical guide paper for Pila polita breeding in Dien Bien,
Lai Chau and Son La Provinces.
+ Determine of the effect of stocking densities on the growth of Pila polita, of
which the growth was higher at snail population at density of 100 ind./m2 compared
to 200 ind./m2.
5. Products
No.


1.

2.

3.

4.

5.

Name of Products
Report on biological
and ecological data
The guide paper for
breeding
Report on economic
efficiency
Speciments

The process of raising
two species of Pila

Amount
Plan

Result

01

01


Requirements of Science
- Ensure accuracy and science.
- Advantages to reference
- Scientific integrity

01

01

- Acceptance at the grassroots
level

01

01

Ensure accuracy and science

500

500

Quality assurance and breeding

ind.

ind.

conditions

- Ensure accuracy and science.

01

01

- Suitable to conditions of
studied region
- Reflect the research results.

6.

Papers

02

02

- Published in journal or
proceedings

7.

8.

Supporting to train of
doctor
Final Report

01


01

01

01

xv

The results of dissertation have
been related to this research
- Complete the objective and
contents. Ensure for science.


Papers have published:
1.

Do Duc Sang, Nguyen Thi Hong Thinh (2017), The status and conservation of
Pila polita (Deshayes, 1830) in the Northwestern Vietnam (Gastropoda:
Ampullariidae). Proceedings of the 7th National Scientific Conference on
Ecology and Biologycal Resource, Vietnam Academy of Science and
Technology: 903-908.

2.

Do Duc Sang (2018), The effects of different food on the growth and survival
rate of apple snail Pil polita (Deshayes, 1830) in Son La Province. Journal of
Science of Tay Bac University (in press).


6. Transfer method, application address, impact and benefit of this research
- Transfer method:
+ Transfering breeding guide of Pila polita to authorities and people.
+ Transfering the results of this research to organizations and people, who
have able to raise Pila polita.
- Application address: Dien Bien, Lai Chau and Son La Provinces.
- Impact and benefit of this research:
+ Contribute additional scientific data on two species of Pila.
+ Developing technical documentation on breeding of Pila polita, as the
scientific basis proposed in the list of species, who can be raised in Dien Bien, Lai
Chau and Son La Provinces.
+ Identification of threats to populations of two species of Pila, suggesting
measures to conserve and develop, contributing to conserve of biodiversity in
Northwest Vietnam.

xvi


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ba tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Sơn La thuộc Tây Bắc Việt Nam, khu vực
giàu tiềm năng về nuôi trồng thủy sản [41, 44, 45]. Tiêu biểu nhƣ tỉnh Sơn La với
nguồn tài nguyên nƣớc mặt lớn (khoảng 19 tỷ m3), chủ yếu từ nguồn nƣớc mƣa tích
trữ vào hai hệ thống sông Đà và sông Mã [17, 45]. Sông Đà bắt nguồn từ tỉnh Vân
Nam (Trung Quốc), đoạn chảy qua tỉnh Sơn La dài 250 km, diện tích lƣu vực
khoảng 9.844 km2. Sông Mã có đoạn chảy qua Sơn La dài 93 km, diện tích lƣu vực
khoảng 3.978 km2. Bên cạnh hai hệ thống sông chính, Sơn La còn có 35 suối lớn,
hàng trăm suối nhỏ nằm trên địa hình dốc. Mật độ sông suối lớn, khoảng 1,8
km/km2 [20, 42, 44]. Ngoài hệ thống sông suối tự nhiên phong phú, còn có diện tích
mặt nƣớc các hồ nhân tạo khá rộng, tiêu biểu nhƣ khu vực lòng hồ nhà máy thủy
điện Sơn La (thuộc huyện Quỳnh Nhai, Mƣờng La, Thuận Châu, Mai Sơn và Thành

phố Sơn La), thủy điện Hòa Bình, Nậm Chiến, Huổi Quảng,…. [17].
Tỉnh Điện Biên nằm ở khu vực đầu nguồn của ba hệ thống sông lớn gồm sông
Đà, sông Mã và sông Mê Kông, trong đó riêng lƣu vực sông Đà có diện tích khoảng
5.300 km2. Trong khi Lai Châu cũng thuộc vùng thƣợng lƣu sông Đà với đặc điểm
thủy văn đa dạng và phong phú, hệ thống các sông, suối và phụ lƣu khá phức tạp.
Về tài nguyên nƣớc mặt gồm nƣớc trong các sông suối (chiếm tỷ trọng chủ yếu) và
nƣớc trong các ao, hồ. Mật độ sông, suối khá dày, đạt 5,5–6,0 km/km2. Các dòng
chảy thƣờng có nƣớc quanh năm, đạt số lƣợng 16,9 triệu m3, phân bố giảm dần từ
Bắc xuống Nam [15, 16, 41, 43].
Mặc dù lĩnh vực thủy sản là một trong những lợi thế của ba tỉnh Điện Biên,
Lai Châu và Sơn La, tuy nhiên việc nuôi trồng chỉ mới tập trung vào các đối tƣợng
nhƣ cá, ba ba, tôm càng xanh,… chủ yếu phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu. Các loài
ít có giá trị xuất khẩu nhƣng có vai trò quan trọng góp phần ổn định tính bền vững
của các thủy vực nƣớc ngọt dƣờng nhƣ ít đƣợc quan tâm, trong đó có hai loài ốc
nhồi Pila conica và Pila polita. Nghiên cứu nuôi ốc nhồi thƣơng phẩm và sinh sản
là những vấn đề cần thiết để đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng, giảm áp lực khai thác,

1


bảo vệ và khôi phục nguồn lợi ốc tự nhiên, đa dạng hoá đối tƣợng nuôi trong nuôi
trồng thủy sản.
Ốc nhồi Pila thuộc họ Ampullariidae (Gastropoda: Caenogastropoda), đƣợc sử
dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày, chúng có thể làm nguyên liệu cho các món
ăn giàu dinh dƣỡng hoặc tác dụng phòng và chữa bệnh [3, 29]. Tuy nhiên, nhóm ốc
này đang đứng trƣớc nguy cơ nghiêm trọng về giảm số lƣợng và phạm vi phân bố
ngoài tự nhiên [6, 13]. Nguyên nhân của nguy cơ trên có thể do khai thác quá mức,
cạnh tranh của các loài ngoại lai xâm hại (ốc bƣơu vàng Pomacea), môi trƣờng biến
đổi do chƣa quản lý tốt nguồn chất thải, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, hóa chất nông
nghiệp, chất thải sinh hoạt,… [38, 40].

Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật nhân nuôi hai loài
ốc nhồi Pila polita (Deshayes, 1830) và Pila conica (Wood, 1828) tại địa bàn 3 tỉnh
Điện Biên, Lai Châu và Sơn La” đƣợc đề xuất và thực hiện.

2


PHẦN 1.
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Ở KHU VỰC LÂN CẬN VÀ TRÊN THẾ GIỚI
Lớp Chân bụng (Gastropoda Cuvier, 1795) còn đƣợc biết đến với tên
Univalves, là lớp đa dạng nhất trong ngành Thân mềm (Mollusca) với khoảng
60.000 - 80.000 loài [30]. Ngoài ra, Chân bụng là lớp duy nhất trong ngành Thân
mềm có đại diện sống ở biển, nƣớc ngọt và trên cạn. Với môi trƣờng nƣớc ngọt,
Ampullariidae là họ có thành phần loài đa dạng và vai trò rất lớn trong đời sống xã
hội và các hệ sinh thái thủy vực.
Họ ốc nhồi Ampullariidae (có tên đồng vật Pilidae Preston, 1915) gồm các
loài ốc kích thƣớc lớn nhất trong nhóm ốc nƣớc ngọt, phân bố rộng ở vùng nhiệt đới
và cận nhiệt đới thuộc châu Á, châu Phi, Nam và Trung Mỹ. Chúng thƣờng chiếm
tỷ lệ lớn về thành phần loài trong các khu hệ thân mềm nƣớc ngọt của các vùng.
Các loài Ampullariidae đặc trƣng bởi vỏ hình cầu, mặt vỏ nhẵn, bóng, có nắp
miệng, lỗ rốn dạng khe hẹp. Họ ốc này xuất hiện sớm trong lịch sử tiến hóa (khoảng
160 triệu năm trƣớc), có thể bắt nguồn từ châu Phi hoặc châu Á [29, 54, 55].
Đến nay, trên thế giới đã phát hiện khoảng trên 200 loài và phân loài, thuộc 13
giống trong họ ốc nhồi Ampullariidae gồm:
1. Giống Ampullaria Lamarck, 1799
2. Giống Afropomus Pilsbry & Bequaert, 1927
3. Giống Asolene d'Orbigny, 1838
4. Giống Carnevalea Harzhauser et al., 2016 (hóa thạch)
5. Giống Doriaca Willmann, 1981

6. Giống Felipponea Dall, 1919
7. Giống Forbesopomus Bequaert & Clench, 1937
8. Giống Lanistes Montfort, 1810
9. Giống Marisa Gray, 1824
10. Giống Meladomus Swainson, 1840
12. Giống Pomacea Perry, 1810

11. Giống Pila Röding, 1798
13. Giống Saulea Gray, 1868

3


Hình 1.1. So sánh đặc điểm chẩn loại giữa giống Pila và Pomacea [84]
A, A’: Các loài thuộc giống Pila không có rãnh lõm (vị trí có mũi tên),
B, B’: Các loài Pomacea xuất hiện rãnh lõm (vị trí có mũi tên)
C, C’: Lỗ rốn đóng kín ở giống Pila (vị trí mũi tên)
D, D’: Lỗ rốn mở rộng ở giống Pomacea (vị trí mũi tên)
Giống Pila Röding, 1798 có số loài đa dạng, đã phát hiện đƣợc 31 loài và
phân loài phân bố chủ yếu ở châu Phi và châu Á: P. adusta (Reeve, 1856); P.
africana Martens, 1886; P. ampullacea (Linnaeus, 1758); P. aperta (Prashad,
1925); P. brohardi (Granger, 1892); P. cecillei Philippi, 1848; P. conica Gray,

4


1828; P. gracilis (Lea, 1856); P. gradata Smith; P. globosa (Swainson, 1822); P.
globosa layardi Reeve, 1849; P. g. moesta Reeve, 1849; P. gordini Smith, 1892; P.
lubrica (Reeve, 1856); P. luzonica Reeve, 1856; P. microglypta Pilsbry & Bequaert,
1927; P. neuberti Harzhauser et al. 2016 (loài hóa thạch); P. nevilliana Annadale &

Prashad, 1921; P. occidentalis (Mousson, 1887); P. olea Reeve, 1856; P. ovata
(Oliver, 1804); P. pesmei (Morlet, 1889); P. p. erythrochila Dautzenberg & Fischer,
1905; P. polita (Deshayes, 1830); P. saxea (Reeve, 1856); P. scultata (Housson,
1848); P. speciosa Philippi, 1849; P. theobaldi Hanley, 1875; P. virens (Oliver,
1804); P. wernei Pilsbry, 1927; P. w. leopoldvillensis Pilsbry, 1927 [52, 55, 64, 68].
Các nghiên cứu về hai loài ốc nhồi Pila polita và Pila conica và rộng hơn bao
gồm các loài trong giống Pila đƣợc các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ rất
sớm. Tuy vậy, những nghiên cứu tập trung chủ yếu vào phân loại học, đặc điểm
phân bố, sinh học, vai trò của chúng đối với y học và trong đời sống xã hội. Điển
hình cho hƣớng nghiên cứu về phân loại học là các công trình của Sowerby (1910),
Cowie và nnk (1995, 2003, 2012, 2015) [53, 54, 55], Brandt (1974) [48], Hayes và
nnk (2008, 2009, 2012) [58, 59, 60, 61, 62], Jorgensen và nnk (2008), Keawjam
(1986) [66], Thaewnon-ngiw và nnk (2003) [86], Pagulayan (1992), Burch (1983),
Lum-Kong và nnk (1989),…
Hƣớng nghiên cứu ứng dụng, đặc biệt trong lĩnh vực y học và dƣợc phẩm
đƣợc quan tâm từ khá sớm [87]. Kết quả của các công trình nghiên cứu cho thấy
trong thịt ốc có nhiều loại axit amin không thay thế, vitamin, khoáng chất… có vai
trò tốt cho sức khỏe, phòng và chữa đƣợc một số bệnh về tiết liệu, tiêu hóa, da liễu,
tim mạch,…[80, 87]. Tiêu biểu cho hƣớng nghiên cứu này là công trình của Burch
và Lohachit (1983), Jahan và nnk (2001), Oluokon và nnk (2005). Năm 1986, Tập
đoàn Tropmed Technical Group có những khảo sát, đánh giá, nghiên cứu tầm quan
trọng của ốc nhồi trong khu vực Đông Nam Á [87]. Những kết quả nghiên cứu của
Thaewnon-ngiw và nnk (2003) cho thấy loài Pila polita phân bố rộng cả ở phía bắc
và phía nam của Thái Lan, loài này đƣợc sử dụng trong y học cổ truyền và cƣ dân
địa phƣơng dùng chữa trị một số bệnh về da [86].

5


Nhƣ vậy, nghiên cứu theo hƣớng nhân nuôi hai loài ốc nhồi Pila polita và Pila

conica trên thế giới còn hạn chế, nội dung này chỉ đƣợc đề cập ít nhiều trong một
vài công trình nghiên cứu chung về đặc điểm sinh học hoặc sinh thái học [78, 81,
85, 88].
1.2. Ở VIỆT NAM
Các nghiên cứu về sinh học, sinh thái học, sinh sản và phát triển của hai loài
ốc nhồi Pila chỉ mới đƣợc tiến hành trong những năm gần đây, đặc biệt trong tình
hình số lƣợng và phạm vi phân bố của chúng trong tự nhiên bị đe dọa nghiêm trọng.
1.2.1. Nghiên cứu về sinh học, sinh thái học
Đặng Ngọc Thanh và nnk (1980) đã xếp hai loài Pila polita và P. conica thuộc
họ Pilidae [28, 29]. Tuy vậy, trong công bố về thành phần loài họ ốc nhồi Việt Nam,
Đặng Ngọc Thanh và nnk (2003) đã tu chỉnh và xếp giống Pila vào họ
Ampillariidae và ghi nhận phân bố của ba loài (P. ampullacea, P. conica, P. polita)
ở Việt Nam [30].
Năm 2011, tập hợp các dẫn liệu về họ Ampullariidae, Đỗ Văn Tứ đã xác định
có 11 loài thuộc họ này, trong đó giống Pila ghi nhận 9 loài (P. ampullacea, P.
compressa, P. decocta, P. gracilis, P. pesmei, P. scutata, P. simplicula, P. turbinis
var. erythrochila, P. virescens) [40].
Phan Đinh Phúc và Võ Xuân Chu (2014) nghiên cứu đặc điểm sinh học của ốc
nhồi Pila polita ở Đắk Lắk. Về đặc điểm hình thái, nhóm tác giả phân chia thành
hai dạng hình thái, chúng khác nhau về kích thƣớc, trọng lƣợng và màu sắc vỏ và cơ
chân. Vòng đời của ốc có thể phân chia thành năm giai đoạn, gồm trứng, ốc con
mới nở, ốc giống, ốc tiền trƣởng thành và ốc trƣởng thành [25].
Nguyễn Thu Tâm và nnk (2016), tiến hành phân lập vi khuẩn Clostridium
botulinum trên ốc nhồi Pila conica tại thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang và Kiên
Giang. Kết quả cho thấy vi khuẩn Clostridium spp. phân lập đƣợc từ 15,56% số
mẫu khảo sát (21/135): trong đó, tỷ lệ vi khuẩn phân lập chiếm 18,89% (17/90). Tỷ
lệ nhiễm vi khuẩn C. botulinum trên ốc là 2,22% (2/90). Kết quả kiểm tra tính nhạy
cảm của 21 mẫu vi khuẩn Clostridium spp. phân lập đƣợc với 5 loại kháng sinh gồm

6



doxycycline, norfloxacin, marbofloxacin, florfenicol và fosfomycine cho thấy các
phân lập vi khuẩn này nhạy hoàn toàn (100%) với các kháng sinh thử nghiệm [26].
1.2.2. Nghiên cứu về sinh sản và phát triển
Trần Thị Kim Anh và nnk (2010), Nguyễn Thị Bình (2011), Nguyễn Thị Bình
và nnk (2011, 2012), Tạ Thị Bình (2011) có những nghiên cứu về đặc điểm sinh
sản, sinh trƣởng và sản xuất ốc nhồi Pila polita giống. Những kết quả cho thấy ốc
nhồi sinh sản tốt trong điều kiện nuôi dƣỡng với thức ăn xanh, có bổ sung thức ăn
tinh (bột ngũ cốc) tại khu vực Trung Bộ Việt Nam. Những kết quả này mở ra hƣớng
nhân nuôi ốc nhồi tại khu vực giàu tiềm năng nhƣ Nghệ An, Hà Tĩnh [1, 8, 9, 10,
11, 12].
Ngô Thị Thu Thảo và nnk (2014, 2015), nghiên cứu ảnh hƣởng của vị trí đẻ
trứng và thời gian phun nƣớc đến quá trình nở trứng của ốc nhồi (Pila polita). Kết
quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ trứng ốc đẻ sát bờ ao luôn cao hơn (86,9%) so với
những bọc trứng đẻ ở trên thân cây mọc quanh ao (13,1%). Trong 4 chu kỳ phun
nƣớc khác nhau trong quá trình ấp trứng ốc gồm 3 giờ, 6 giờ, 9 giờ và 12 giờ. Kết
quả cho thấy tỷ lệ nở của trứng đƣợc phun nƣớc sau mỗi 6h là 90,8% cao hơn và
khác biệt so với 3 giờ (68,9%). Với chu kỳ phun nƣớc 3 giờ/lần hoặc 6 giờ/lần có
thời gian nở là 11,0–11,3 ngày ngắn hơn so với 9 giờ/lần (15,8 ngày) hay 12 giờ/lần
(18,2 ngày). Tỷ lệ nở của trứng ấp với chu kỳ phun nƣớc là 6 h/lần cao, thời gian ấp
trứng ngắn hơn và có thể áp dụng dễ dàng trong thực tế [33, 34, 35].
Ngô Thị Thu Thảo và nnk (2014) công bố dẫn liệu về ảnh hƣởng các loại giá
thể đến quá trình phát triển phôi và quá trình nở trứng ốc Pila polita [32, 36]. Kết
quả ghi nhận quá trình phát triển phôi và nở của trứng ốc diễn ra trong 12–13 ngày.
Trong số bốn loại giá thể thì khi ấp trứng trên giá thể xơ dừa có tỷ lệ nở (82,1%)
cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với rễ lục bình (61,5%), chùm dây nilon (41,8%)
và thân cây chuối (32,7%). Nhƣ vậy, ấp trứng bằng giá thể xơ dừa đa ̣t tỷ lệ nở cao,
thời gian ấp nhanh nhất và có thể dễ dàng áp dụng trong thực tế.
Ngô Thị Thu Thảo & Nguyễn Thị Nha Trang (2015) nghiên cứu ảnh hƣởng

của các chế độ ánh sáng đến tỷ lệ nở và sinh trƣởng của ốc bƣơu đồng (Pila polita)
cho thấy trong ba nghiệm thức gồm ánh sáng tự nhiên, che một lớp lƣới lan và che

7


×