Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

2011 da dang sinh hoc loai nhom hai san giap xac o vung bien phia tay vinh bac bo tuyen tap VI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (692.6 KB, 15 trang )

ĐA DẠNG SINH HỌC LOÀI NHÓM HẢI SẢN GIÁP XÁC Ở VÙNG
BIỂN PHÍA TÂY VỊNH BẮC BỘ
Trần Văn Cƣờng
TÓM TẮT
Đa dạng sinh học loài nhóm giáp xác ở vùng biển phía Tây vịnh Bắc Bộ được nghiên cứu
trên dữ liệu thu thập được của 37 chuyến điều tra trong giai đoạn 1996-2009. Kết quả đã bắt gặp
77 loài/nhóm loài (52 loài/nhóm loài tôm và 25 loài/nhóm loài cua/ghẹ) nằm trong 35 giống thuộc
20 họ giáp xác. Một số họ có đa dạng thành phần loài cao bao gồm họ Penaeidae (23 loài), họ
Portunidae (16 loài), họ Squillidae (8 loài) và họ Scyllaridae (6 loài). Vùng ven bờ có đa dạng
sinh học cao hơn so với các vùng khác. Loài/nhóm loài ưu thế trong nhóm giáp xác bao gồm
Metapenaeopsis sp., Portunus sp., Charybdis feriatus ở vùng biển ven bờ và Charybdis cruciata,
Charybdis feriatus, Calapa philagicus, Metapenaeus ensis ở vùng biển khơi. Kết quả cũng đã chỉ
ra một số khu vực có đa dạng sinh học nhóm giáp xác cao như vùng biển xung quanh đảo Cô Tô,
đảo Long Châu, vùng ven biển Thái Bình, ven biển Thanh Hóa và vùng biển phía Nam đảo Hòn
Mê.
Từ khóa: Giáp xác, đa dạng sinh học, thành phần loài, loài ưu thế.

DIVERSITY OF CRUSTACEANS IN THE WESTERN PART
OF THE TONKIN GULF
Tran Van Cuong
ABSTRACT
Diversity of crustaceans in the western part of the Tonkin Gulf was studied using thirty
seven independent fisheries resources surveys in the period from 1996 to 2009. A total of 77
species/group species (52 shrimp species/group species, 25 crab species/group speceis) belongs to
35 genus in 20 families was statistically recorded. The diversified families were Penaeidae (23
species), Portunidae (16 speciesi), Squillidae (8 species) and Scyllaridae (6 species). The shallow
waters were more diversified in comparision to that of other areas. Metapenaeopsis sp., Portunus
sp., Charybdis feriatus were dominated in the inshore waters while in the offshore waters,
Charybdis cruciata, Charybdis feriatus, Calapa philagicus, Metapenaeus ensis were highly
dishtributed . The results also indicated that the waters around Co To island, Long Chau island
and the inshore water of Thai Binh, Thanh Hoa provinces and the southern waters of Hon Me


island were more diversified compared to other parts of the gulf.
Keywords: crustacean, biodiversity, species composition, dominant species .

1. MỞ ĐẦU
Đa dạng dạng sinh vật biển luôn biến động theo thời gian và không gian. Trước khi
con người biết khai thác nguồn lợi sinh vật biển, tác nhân duy nhất gây nên sự biến động
đa dạng sinh học biển là những biến cố của môi trường thiên nhiên biển. Tuy nhiên, hiện

1


nay hoạt động khai thác ngày càng mạnh mẽ, rõ ràng các hoạt động của con người là tác
nhân gây lên biến động mạnh nhất cho đa dạng sinh học biển (Đặng Ngọc Thanh, 2009).
Nghiên cứu đa dạng sinh học nói chung và đa dạng sinh học biển nói riêng có vai
trò quan trọng trong việc bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học làm cơ sở cho việc tái tạo, phục
hồi và phát triển nguồn lợi. Trong giai đoạn vừa qua, nghiên cứu đa dạng sinh học động vật
biển tập trung chính vào nhóm cá biển, các đối tượng khác ít được quan tâm nghiên cứu
đặc biệt là giáp xác. Đa dạng sinh học nhóm giáp xác đã được công bố trong một số công
trình (Bộ Thủy Sản, 1996; Chu Tiến Vĩnh et al., 2001; Mai Công Nhuận et al., 2009), tuy
nhiên phạm vi nghiên cứu của các công trình này chủ yếu ở vùng biển ven bờ từ Quảng
Ninh đến Thanh Hóa (<30m nước). Đồng thời, các nghiên cứu đã công bố chỉ tập trung
vào một số họ tôm kinh tế, các họ tôm khác và nhóm cua/ghẹ chưa được đề cập đến. Bên
cạnh đó, một số công trình thống kê chưa được đầy đủ, đã bỏ qua các nhóm bắt gặp một
lần và chỉ phân loại được đến họ. Đến nay, chưa có công trình nào công bố về đa dạng sinh
học nhóm giáp xác nói chung cho toàn vùng biển phía Tây vịnh Bắc Bộ.
Chính vì vậy, bài viết này sẽ tổng hợp những kết quả nghiên cứu trong giai đoạn
1996-2009 về đa dạng sinh học nhóm giáp xác (nhóm tôm, nhóm cua) ở vùng biển phía
Tây vịnh Bắc Bộ nhằm cung cấp những thông tin làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo
về đa dạng sinh học và nguồn lợi của nhóm đối tượng này.
2. TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Tài liệu nghiên cứu
Tài liệu sử dụng trong bài viết này được tổng hợp từ các chương trình điều tra đa
dạng sinh học và nguồn lợi hải sản ở vùng biển phía Tây vịnh Bắc Bộ. Tổng số có 37
chuyến điều tra sử dụng 5 loại ngư cụ khác nhau với 954 trạm đánh lưới thu mẫu (bảng 1).
Bảng 1: Số liệu điều tra ở vùng biển phía Tây vịnh Bắc Bộ, giai đoạn 1996-2009
Số chuyến
Tổng số
điều tra
trạm thu mẫu
Lưới kéo đáy cá (kéo đơn)
1996-2009
27
770
Lưới kéo đáy cá (kéo đôi)
1999-2002
3
21
Lưới kéo đáy tôm
2002-2003
4
159
Lưới rê
2001-2002
2
2
Lồng bẫy
2005
1
2
Tổng số

37
954
Chỉ số đa dạng sinh học của nhóm giáp xác được xác định dựa trên số liệu của 4
chuyến điều tra bằng lưới kéo đáy tôm ở vùng ven bờ và 5 chuyến điều tra bằng lưới kéo
đáy cá ở toàn vùng biển phía Tây vịnh Bắc Bộ. Các chuyến điều tra được thực hiện bởi
“Đánh giá nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam - ALMRV, giai đoạn 2”. Trạm vị điều tra được
thiết kế cố định theo hệ thống, bao phủ rộng khắp toàn vùng biển nghiên cứu và được sử
dụng đồng nhất cho các chuyến biển (hình 1).Giai đoạn trước năm 2000 các trạm thu mẫu
được thực hiện ngẫu nhiên trong vùng nghiên cứu.
Loại ngƣ cụ

Thời gian

2


Hình 1: Sơ đồ trạm vị điều tra bằng tàu đánh lưới kéo đáy cá và lưới kéo tôm vùng biển
phía Tây vịnh Bắc Bộ giai đoạn 2000-2005.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Điều tra nguồn lợi bằng tàu đánh lưới kéo đáy tôm
Khu vực tiến hành điều tra là vùng biển ven bờ (từ 30m nước trở vào) phía tây vịnh
Bắc Bộ được giới hạn từ vĩ tuyến 19o00’N đến 21o30’N. Các chuyến điều tra bằng lưới kéo
tôm được thực hiện trong giai đoạn 2002-2003, mỗi năm có 2 chuyến vào thời điểm tháng
4 (mùa gió Tây Nam-TN) và tháng 9 (mùa gió Đông Bắc-ĐB). Trạm nghiên cứu được thiết
kế trên các mặt cắt song song với đường vĩ tuyến, khoảng cách giữa các mặt cắt là 10 hải
lý, khoảng cách giữa các trạm trên cùng một mặt cắt là 15 hải lý. Sơ đồ trạm nghiên cứu
được trình bày ở hình 1. Tàu QB9129BTS, có công suất máy chính là 350 CV được sử
dụng để điều tra nguồn lợi. Ngư cụ sử dụng là lưới kéo đáy tôm có chiều dài giềng phao là
32m và kích thước mắt lưới nhỏ nhất ở đụt là 2a=22mm. Tại mỗi trạm nghiên cứu đánh 1

mẻ lưới, thời gian kéo lưới trung bình là 1 giờ. Các mẻ lưới được thực hiện vào ban đêm,
tốc độ kéo lưới trung bình khoảng 2,2 hải lý/giờ.
3


Điều tra nguồn lợi bằng tàu đánh lưới kéo đáy
Tàu Đông Nam 05 (500 CV) được sử dụng để điều tra nguồn lợi hải sản tầng đáy ở
vịnh Bắc Bộ trong giai đoạn 2001-2004. Năm 2005, chuyến điều tra được thực hiện bở tàu
BV9262BTS (600 CV).. Tốc độ dắt lưới tối đa của cả 2 tàu khoảng 4,5 hải lý/giờ. Lưới kéo
đáy đơn được sử dụng trong các chuyến điều tra có chiều dài giềng phao là 29m và kích
thước mắt lưới ở đụt 2a = 20mm. Trạm nghiên cứu được thiết kế cố định trên các mặt cắt
song song với đường vĩ tuyến, khoảng cách giữa các mặt cắt là 15 hải lý. Khoảng cách
giữa các trạm trên cùng một mặt cắt là 30 hải lý. Hệ thống trạm vị được thiết kế đảm bảo
bao phủ đều và trên toàn phạm vi của vịnh Bắc Bộ. Tại mỗi trạm nghiên cứu đánh một mẻ
lưới, thời gian kéo lưới trung bình là 1 giờ hoặc tối thiểu phải đạt 45 phút. Sơ đồ trạm thu
mẫu được trình bày ở hình 1.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Đa dạng sinh học về thành phần loài nhóm giáp xác ở vùng biển phía Tây vịnh Bắc
Bộ được tổng hợp dựa trên toàn bộ số liệu của các chương trình điều tra bằng 5 loại ngư cụ
khác nhau trong giai đoạn 1996-2009 thuộc phạm vi nghiên cứu. Thành phần loài nhóm
giáp xác được phân tích bằng phương pháp so sánh hình thái. Một số tài liệu được sử dụng
để định loại bao gồm: FAO species identification guide for fishery purposes, Vol 2
(Carpenter and Niem, 1998); FAO species catalogue, Vol 1 - Shrimps and Prawns of the
World (Holthuis, 1980) và các tài liệu của một số tác giả như (Moosa, 2000)...
Chỉ số đa dạng loài (H’) được sử dụng đánh giá mức độ đa dạng loài của nhóm giáp
xác ở từng trạm thu mẫu theo công thức (1) (Shannon, 1948). Chỉ số đa dạng sinh học
được tính trung bình cho toàn vùng biển theo thống kê thông thường.
S

H'

i 1

ni
n
log 2 i
N
N

(1)

Trong đó: H’ là chỉ số đa dạng loài; S là số loài giáp xác bắt gặp ở trạm thu mẫu; ni
là số cá thể của loài giáp xác thứ i ở trạm thu mẫu (cá thể); N là tổng số cá thể của nhóm
giáp xác có trong trạm thu mẫu (cá thể).
Chỉ số cân bằng (J’) xác định cho từng trạm theo công thức của Pielou (1966): J =
H’/Log2S. Trong đó: H’ là chỉ số đa dạng loài và S là số loài giáp xác có trong trạm thu
mẫu. Chỉ số J’ trung bình được tính cho từng dải độ sâu ở từng chuyến điều tra theo thống
kê thông thường.
Chỉ số ưu thế (K) được sử dụng để đánh giá tính ưu thế của loài trong nhóm giáp
xác. Chỉ số ưu thế được xác định theo vùng cho từng chuyến điều tra. Đối với vùng biển
ven bờ (<30m nước) sử dụng nguồn số liệu của nhóm giáp xác từ các chuyến điều tra bằng
tàu đánh lưới kéo tôm. Đối với vùng biển khơi sử dụng nguồn số liệu của nhóm giáp xác từ
các chuyến điều tra bằng tàu đánh lưới kéo đáy cá. Điều cần lưu ý ở đây là có thể thời gian

4


kéo lưới ở từng trạm thu mẫu là khác nhau nên số liệu cần được chuẩn theo đơn vị thời
gian kéo lưới, cụ thể ở đây là giờ (h). Như vậy, các chỉ số đưa vào tính toán ở đây là giá trị
về CPUE (kg/h), NPUE (cá thể/h) của các loài ở từng dải độ sâu hoặc toàn vùng biển.
Phương pháp chồng bản đồ và phương pháp nội suy từ các điểm lân cận được sử

dụng để khoanh vùng các khu vực có đa dạng sinh học nhóm giáp xác cao dựa trên chỉ số
đa dạng đã xác định ở từng trạm thu mẫu. Các bước được thực hiện trên phần mềm
MapInfo 7.5 (Anon, 2004) tích hợp với công cụ Vertical Mapper (VM, 2001).
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đa dạng thành phần loài
Đã bắt gặp 77 loài/nhóm loài nằm trong 35 giống thuộc 20 họ giáp xác ở vùng biển
phía Tây vịnh Bắc Bộ (bảng 2). Thành phần và vị trí phân loại của từng loài giáp xác được
trình bày ở phụ lục 1. Sự đa dạng về thành phần loài ở nhóm tôm là cao hơn so với nhóm
cua/ghẹ. Cụ thể, đã bắt gặp 52 loài/nhóm loài thuộc 25 giống, 13 họ tôm và 25 loài/nhóm
loài thuộc 10 giống, 7 họ cua/ghẹ. Một số nhóm loài giáp xác bắt gặp chỉ định danh được
đến họ như họ Alpheidae, Paguridae trong nhóm tôm và họ Eriphiidae, Gecarcinidae trong
nhóm cua/ghẹ.
Bảng 2: Số lượng họ, giống, loài giáp xác bắt gặp ở vùng biển phía Tây vịnh Bắc Bộ
Nhóm giáp xác

Số bộ

Số họ

Số giống

Số loài/nhóm loài

Nhóm cua/ghẹ

1

7

10


25

Nhóm tôm

2

13

25

52

Tổng số

3

20

35

77

Ghi chú: Nhóm loài là chỉ phân loại đến họ hoặc giống

Đặc trưng phân bố của nhóm giáp xác là tập trung chủ yếu ở vùng nước ven bờ, nơi
có các cửa sông lớn đổ ra. Kết quả khảo sát từ các chuyến điều tra nguồn lợi tôm đã bắt
gặp 51 loài/nhóm loài thuộc 21 giống và 11 họ giáp xác ở vùng biển ven bờ phía Tây vịnh
Bắc Bộ (bảng 3). Trong đó, nhóm tôm bắt gặp 37 loài và nhóm cua/ghẹ bắt gặp 14 loài. Số
loài bắt gặp ở vùng ven bờ chiếm 65,4% tổng số loài giáp xác ở toàn vịnh Bắc Bộ. Đối với

nhóm tôm, họ Alpheidae chỉ xác định được đến họ, chưa định danh được đến giống và loài.
Bảng 3: Số lượng họ, giống, loài giáp xác bắt gặp ở vùng ven bờ bằng lưới kéo tôm
Số bộ

Số họ

Số giống

Số loài/nhóm loài

Nhóm cua/ghẹ

1

3

5

14

Nhóm tôm

2

8

16

37


Tổng số

2

11

21

51

Nhóm giáp xác

Ghi chú: Nhóm loài là chỉ phân loại được đến họ hoặc giống

5


Đa dạng thành phần loài nhóm giáp
xác ở vùng biển phía Tây vịnh Bắc Bộ tập

12%

Portunidae (16)
21%

trung vào một số họ nhất định (hình 2). Họ
tôm he (Penaeidae) có số loài đa dạng cao

Penaeidae (23)
Scyllaridae (6)


19%

nhất, với 23 loài chiếm 30% tổng số loài
giáp xác. Một số họ khác có thành phần
loài phong phú là họ Portunidae (16 loài

Squillidae (8)
30%

Họ tôm khác (15)

10%

chiếm 21 %), họ Squillidae (8 loài chiếm
10%) và họ Scyllaridae (6 loài chiếm 8%).

8%

Họ cua khác (9)

Hình 2: Tỷ lệ % số loài trong các họ giáp xác

Các họ giáp xác còn lại gồm 10 họ tôm bắt
gặp 15 loài/nhóm loài chiếm 19% và 6 họ cua bắt gặp 9 loài/nhóm loài chiếm 12% tổng số
loài thuộc nhóm giáp xác.
3.2. Chỉ số đa dạng sinh học
Chỉ số đa dạng loài của nhóm giáp xác được xác định cho từng dải độ sâu và chung
cho toàn vùng biển nghiên cứu ở từng chuyến điều tra. Chỉ số đa dạng loài trong nhóm
giáp xác ở phía Tây vịnh Bắc Bộ rất thấp, dao động trong khoảng 0,43-0,87 và trung bình

là 0,59 (bảng 4). Vùng biển ven bờ có chỉ số đa dạng loài cao hơn so với vùng khác và có
xu thế giảm dần khi ra các vùng nước sâu hơn. Ở dải độ sâu nhỏ hơn 20m nước, chỉ số đa
dạng sinh học của nhóm giáp xác cao nhất, dao động trong khoảng 0,64-1,14 với mẫu thu
bằng lưới kéo đáy cá và 1,14-1,55 với mẫu thu bằng lưới kéo tôm. Chỉ số đa dạng loài
được tính trung bình cho các chuyến điều tra ở từng dải độ sâu tương ứng là 1,09 (<20m),
0,89 (20-30m), 0,52 (30-50m) và 0,44 (50-100m). Các chuyến điều tra ở vùng ven bờ do
sử dụng ngư cụ chuyên dụng là lưới kéo tôm nên thành phần loài giáp xác bắt gặp nhiều và
chỉ số đa dạng cao hơn so với kết quả xác định bằng lưới kéo đáy cá.
Bảng 4: Chỉ số đa dạng loài (H’) của nhóm giáp xác ở vùng biển phía Tây vịnh Bắc Bộ
Loại
ngƣ cụ

Chuyến
điều tra

TN-2001
ĐB-2001
Lƣới kéo
TN-2003
đáy cá
TN-2004
TN-2005
TN-2002
ĐB-2002
Lƣới kéo
đáy tôm
TN-2003
ĐB-2003
Trung bình chung


Chỉ số H’ theo dải độ sâu (m)
Vùng ven bờ
Vùng khơi
Toàn vịnh
Bắc Bộ
<20
20-30
30-50
50-100
0,81
0,95
0,48
0,34
0,56
0,79
0,58
0,39
0,21
0,43
0,87
0,82
0,46
0,33
0,55
0,64
0,62
0,53
0,51
0,56
1,14

0,96
0,73
0,79
0,87
1,16
0,73
1,37
0,93
1,55
1,26
1,46
1,21
1.09
0,89
0,52
0,44
0,59

Ghi chú: “-” không có số liệu; TN - mùa gió Tây Nam; ĐB - mùa gió Đông Bắc

6


Chỉ số bình quân (J’) của nhóm giáp xác ở vùng biển phía Tây vịnh Bắc Bộ rất thấp,
dao động trong khoảng 0,41-0,52 và trung bình là 0,46 (bảng 5). Điều đó cho thấy, số
lượng cá thể của các quần thể trong nhóm giáp xác không đồng đều. Chỉ số bình quân
trung bình ở các dải độ sâu dao động trong khoảng 0,40-0,49, thể hiện tính không đồng đều
về số lượng cá thể của các quần thể giáp xác ở toàn vùng biển phía Tây vịnh Bắc Bộ.
Bảng 5: Chỉ số bình quân J’ của nhóm giáp xác ở vùng biển phía Tây vịnh Bắc Bộ
Loại

ngƣ cụ

Chuyến
điều tra

TN-2001
ĐB-2001
Lƣới kéo
TN-2003
đáy cá
TN-2004
TN-2005
TN-2002
Lƣới kéo ĐB-2002
đáy tôm TN-2003
ĐB-2003
Trung bình chung

Chỉ số J’ theo dải độ sâu (m)
Vùng ven bờ
Vùng khơi
<20
20-30
30-50
50-100
0,51
0,47
0,45
0,34
0,40

0,46
0,51
0,36
0,59
0,52
0,47
0,38
0,32
0,44
0,49
0,40
0,48
0,48
0,56
0,52
0,40
0,30
0,46
0,46
0,48
0,43
0,39
0,39
0,45
0,44
0,49
0,40

Toàn vịnh
Bắc Bộ

0,43
0,45
0,47
0,41
0,52
0,46

Ghi chú: “-” không có số liệu; TN - mùa gió Tây Nam; ĐB - mùa gió Đông Bắc

Do số lượng cá thể trong các quần thể là không đồng đều nên trong nhóm giáp xác
sẽ bắt gặp các quần thể chiếm ưu thế. Kết quả xác định thành phần loài ưu thế ở từng vùng
biển cho từng chuyến điều tra được trình bày ở phụ lục 2 cho thấy tính ưu thế của các
loài/nhóm loài giáp xác ở vùng biển này không cao. Đối với vùng ven bờ, kết quả điều tra
bằng lưới kéo tôm cho thấy số loài/nhóm loài ưu thế thường là 3 loài. Tỷ lệ % khối lượng
tích lũy của các loài/nhóm loài ưu thế này dao động trong khoảng 40-80%. Một số loài ưu
thế có thể kể đến ở đây bao gồm Charybdis feriatus, Metapenaeopsis barbata,
Oratosquilla gravieri. Đối với vùng biển khơi, kết quả điều tra bằng lưới kéo đáy cá cho
thấy một số loài giáp xác có tính ưu thế khá rõ ràng. Tỷ lệ % khối lượng tích lũy của các
loài/nhóm loài ưu thế này giao động trong khoảng 38-76%. Một số loài ưu thế chính có thể
kể đến bao gồm Charybdis cruciata, Charybdis feriatus, Calapa philagicus, Metapenaeus
ensis. Thành phần loài ưu thế trong nhóm giáp xác có thay đổi theo thời gian (phụ lục 2).
3.3. Khu vực đa dạng sinh học cao
Khu vực có đa dạng sinh học nhóm giáp xác cao (H’>1,5) phân bố tập trung chủ yếu
ở vùng ven bờ phía Tây vịnh Bắc Bộ từ Quảng Ninh đến Nghệ An (hình 3). Vị trí và phạm
vi phân bố của các vùng này khác nhau theo mùa. Vào mùa gió Tây Nam, vùng có đa dạng
sinh học cao bị thu hẹp và khá phân tán. Tuy nhiên, các vùng này có xu hướng trải rộng và
tập trung thành khu vực lớn hơn vào mùa gió Đông Bắc. Một số vùng có chỉ số đa dạng
cao bao gồm: vùng biển xung quanh đảo Cô Tô, đảo Long Châu, vùng ven biển tỉnh Thái

7



Bình, tỉnh Thanh Hóa và vùng biển phía Nam đảo hòn Mê. Kết quả nghiên cứu cũng cho
thấy, khu vực có chỉ số đa dạng sinh học cao chủ yếu tập trung ở vùng biển ven bờ.

Hình 3: Các vùng có đa dạng sinh học nhóm giáp xác cao
4. THẢO LUẬN
Nguồn số liệu sử dụng trong bài viết này là khá phong phú và đa dạng, được thu
thập trong khoảng thời gian dài, với nhiều loại ngư cụ khác nhau và hệ thống trạm vị đánh
lưới cố định bao phủ khắp vùng biển nghiên cứu… đã khẳng định độ tin cậy cao cho các
kết quả được công bố ở đây.
Phạm Thược (1991) khi nghiên cứu nguồn lợi hải sản ở 11 tỉnh miền Trung từ
Thanh Hóa đến Thuận Hải đã công bố thành phần loài tôm ở vùng biển này. Tổng số đã bắt
gặp 8 họ tôm trong đó có 4 họ tôm kinh tế bao gồm họ tôm he Penaeidae (3 giống, 15 loài),
họ tôm rồng - Palinuridae (3 giống, 9 loài), họ tôm hùm - Homaridae (1 giống, 1 loài) và
họ tôm vỗ - Scyllaridae (2 giống, 2 loài). Do phạm vi nghiên cứu khác nhau nên thành
phần loài tôm bắt gặp trong nghiên cứu của Phạm Thược (1991) và nghiên cứu ở đây là
khác nhau. Cần lưu ý hơn là trong nghiên cứu của Phạm Thược (1991) chỉ đưa ra thành
phần loài của 4 họ tôm kinh tế, còn 4 họ tôm khác không đề cập đến.
Thành phần loài và nguồn lợi tôm biển biển Việt Nam đã được Bộ Thủy Sản (1996)
công bố tuy nhiên các kết quả này tập trung chủ yếu vào một số họ tôm kinh tế (họ tôm he,
họ tôm hùm và họ tôm vỗ), các họ tôm khác là chưa được quan tâm nghiên cứu. Tổng số
đã bắt gặp 225 loài thuộc 68 giống của 21 họ tôm khác nhau, trong đó họ tôm he
(Penaeidae) có số loài nhiều nhất - 77 loài chiếm 34,22%, họ tôm hùm (Palinuridae) có 9
8


loài, họ tôm vỗ (Scyllaridae) có 9 loài và họ tôm hùm (Nephropidae) có 4 loài (Bộ Thủy
Sản, 1996). Danh mục thành phần loài của 4 họ tôm kinh tế đã được đưa ra khá chi tiết
nhưng số lượng các loài còn lại trong tổng số 225 loài thì không được đề cập đến ở đây.

Cần lưu ý hơn rằng, công trình này công bố cho toàn vùng biển Việt Nam và chủ yếu cung
cấp các thông tin về nguồn lợi, đặc điểm sinh học loài và đặc điểm sinh thái … Thông tin
về đa dạng sinh học của nhóm tôm đưa ra ở đây chỉ đơn thuần là đa dạng về thành phần
loài mà chưa có các đánh giá trên các mặt khác cho đa dạng sinh học.
Chu Tiến Vĩnh và đồng tác giả (2001) khi nghiên cứu nguồn lợi hải sản vùng biển
ven bờ tỉnh Thanh Hóa đã công bố đa dạng thành phần loài hải sản bắt gặp ở vùng biển này
trong đó có đề cập đến các loài thuộc nhóm giáp xác bao gồm: họ tôm he (12 loài), họ tôm
vỗ (1 loài), họ tôm lửa (1 loài), họ tôm tít (1 loài), họ ghẹ (4 loài) và họ sam (1 loài). Tuy
nhiên, tên loài và thành phần loài không được các tác giả đưa ra trong công trình này mà
chỉ thông báo về số lượng loài bắt gặp. Bên cạnh đó, phạm vi nghiên cứu chỉ trong vùng
biển ven bờ Thanh Hóa nên khó có thể so sánh sự thay đổi về đa dạng sinh học của nhóm
đối tượng này.
Mai Công Nhuận và đồng sự (2009) đã công bố thành phần loài tôm bắt gặp ở vùng
biển ven bờ phía Tây vịnh Bắc Bộ dựa trên kết quả của 4 chuyến điều tra bằng lưới kéo
tôm. Tổng số đã bắt gặp 36 loài/nhóm loài nằm trong 15 giống thuộc 6 họ. Tuy nhiên, hạn
chế của công trình này là phạm vi nghiên cứu chỉ ở vùng nước ven bờ (<30m nước) từ
Quảng Ninh đến Nghệ An mà chưa bao phủ khắp toàn vùng biển phía Tây vịnh Bắc Bộ.
Đồng thời, thành phần loài được công bố ở đây chỉ thuộc nhóm tôm và chưa được đầy đủ,
các tác giả đã bỏ qua nhóm loài bắt gặp 1 lần và chỉ phân loại được đến họ.
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển khoa học công nghệ, kỹ thuật khai thác
hải sản cũng được cải tiến theo hướng tăng hiệu quả đánh bắt, vì vậy áp lực khai thác lên
nguồn lợi hải sản ở biển Việt Nam ngày càng gia tăng làm cho nguồn lợi bị suy giảm cả về
lượng và chất (Đào Mạnh Sơn, 2005b). Thành phần loài và đa dạng sinh học nhóm giáp
xác ở biển Việt Nam nói chung và vịnh Bắc Bộ nói riêng có thể có những thay đổi và cần
được đánh giá.
Kết quả nghiên cứu về đa dạng sinh học nhóm giáp xác ở vùng biển phía Tây vịnh
Bắc Bộ đưa ra ở đây có tính cập nhật cao và phản ánh rõ hiện trạng đa dạng sinh học của
nhóm đối tượng này. Ngoài kết quả nghiên cứu về đa dạng thành phần loài của nhóm giáp
xác thì mức cân bằng về số lượng cá thể của các quần thể và thành phần loài ưu thế cho
từng vùng biển cũng được đưa ra ở đây. Đồng thời, khu vực có đa dạng sinh học nhóm

giáp xác cao đã được chỉ rõ và có những nhận định về sự khác nhau theo mùa gió của các
khu vực này. Một số nhóm loài chưa xác định được đến loài đã ảnh hưởng đến kết quả
nghiên cứu.

9


5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1. Kết luận
 Đã bắt gặp 77 loài/nhóm loài nằm trong 35 giống thuộc 20 họ giáp xác ở vùng biển phía
Tây vịnh Bắc Bộ. Trong đó, nhóm tôm bắt gặp 52 loài/nhóm loài thuộc 25 giống, 13 họ
và nhóm cua/ghẹ bắt gặp 25 loài/nhóm loài thuộc 10 giống, 7 họ.
 Vùng biển ven bờ có tính đa dạng sinh học cao hơn so với các khu vực khác. Các họ
giáp xáccó thành phần loài phong phú gồm: họ Penaeidae (23 loài), họ Portunidae (16
loài), họ Squillidae (8 loài) và họ Scyllaridae (6 loài).
 Một số loài ưu thế trong nhóm giáp xác bao gồm Charybdis feriatus, Metapenaeopsis
barbata, Oratosquilla gravieri ở vùng biển ven bờ và loài Charybdis cruciata,
Charybdis feriatus, Calapa philagicus, Metapenaeus ensis ở vùng biển khơi.
 Khu vực có đa dạng sinh học nhóm giáp xác cao tập trung chủ yếu ở vùng ven bờ vịnh
Bắc Bộ, rải rác từ Quảng Ninh đến Nghệ An. Vị trí và phạm vi phân bố của các vùng
này khác nhau theo mùa. Một số vùng có đa dạng sinh học nhóm giáp xác cao bao gồm
vùng biển xung quanh đảo Cô Tô, đảo Long Châu, vùng ven biển tỉnh Thái Bình, tỉnh
Thanh Hóa và vùng biển phía Nam đảo Hòn Mê.
5.2. Đề xuất
 Cần thực hiện điều tra về đa dạng sinh học nhóm giáp xác ở vùng biển phía Tây vịnh
Bắc Bộ cũng như các vùng biển khác trong thời gian tới để xác định rõ hiện trạng và xu
hướng thay đổi đa dạng sinh học của nhóm đối tượng này.
 Phạm vi điều tra cần được mở rộng và bao phủ toàn vùng biển phía Tây vịnh Bắc Bộ.
 Cần thu thập tài liệu và mẫu vật để xác định được đến loài các đối tượng bắt gặp. Bởi vì,
nghiên cứu ngư loại, xác định loài là vấn đề cơ bản đầu tiên trong nghiên cứu đa dạng

sinh học.
 Cần bố trí các trạm nghiên cứu gần bờ hơn nữa để có thể bắt gặp được đầy đủ thành
phần loài thuộc nhóm giáp xác phân bố ở vùng biển này.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anon (2004). MapInfo Professional Version 7.5, MapInfo Corperation.
2. Carpenter, K. E., Niem, V. H. (1998). FAO species identification guide for fishery purposes.
The living marine resources of the Western Central Pacific. Volume 2. Cephalopods,
Crustaceans, holothurians and sharks: Rome, FAO. pp: 687-1396.
3. Holthuis, L. B. (1980). FAO Species Catalogue. Shrimps and Prawns of the World. An
Annotated Catalogue of Species of Interest to Fisheries. Vol 1: 271p.
4. Moosa, M. K. (2000). Marine biodiversity of the South China Sea: A checklist of Stomatopod
Crustacea. The Raffles Bulletin of Zoology No. 8. pp: 405-457.
5. Mai Công Nhuận, Đoàn Văn Dư và Nguyễn Công Con (2009). Nguồn lợi tôm vùng biển ven
bờ phía Tây vịnh Bắc Bộ. Tuyển tập hội nghị Khoa học toàn quốc về sinh học biển và phát
triển bền vững. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. trang 286-294
6. Bộ Thủy Sản (1996). Nguồn lợi thủy sản Việt Nam. Phần VI - Nguồn lợi giáp xác. Nhà xuất
bản Nông nghiệp. trang 456 - 477.
7. Shannon, C. E. (1948). A mathematical theory of communication. Bell System Technical
Journal 27. pp: 379-423 and 623-656.
8. Đào Mạnh Sơn. (2005b). Nghiên cứu, thăm dò nguồn lợi hải sản và lựa chọn công nghệ khai
thác phù hợp phục vụ phát triển nghề cá xa bờ. Tuyển tập các công trình nghiên cứu nghề cá
biển. Tập 3. trang 133-188.
9. Đặng Ngọc Thanh (2009). Hiện trạng đa dạng thành phần loài sinh vật biển Thế giới và Việt
Nam. Tuyển tập hội nghị khoa học toàn quốc về sinh học biển và phát triển bền vững. Nhà
xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. trang 14-27.
10. Phạm Thược (1991). Điều kiện tự nhiên và đánh giá tình hình nguồn lợi hải sản 11 tỉnh Miền

Trung (từ Thanh Hóa đến Thuận Hải). Viện Nghiên cứu Hải sản. trang 36.
11. VM (2001). Vertical Mapper Version 3.0.20.09.01, Spatial analysis and display software, ©
Northwood Technologies Inc. and Marconi Mobile Limited, Canada.
12. Chu Tiến Vĩnh, Nguyễn Tiến Cảnh, Mai Hữu Thạnh, Nguyễn Quốc Lập và ctv (2001). Điều
kiện môi trường và nguồn lợi hải sản vùng biển ven bờ Thanh Hóa. Tuyển tập các công trình
nghiên cứu nghề cá biển. Tập II. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. trang 175-198.

11


Phụ lục 1: Thành phần loài/nhóm loài giáp xác bắt gặp ở vùng biển phía Tây vịnh Bắc Bộ giai đoạn 1996-2009
Stt
Tên họ
A.
I. BỘ DECAPODA
1
2 Calappidae
3
4
Dromiidae
5
Eriphiidae
6
(MacLeay, 1838)
Gecarcinidae
7
(MacLeay, 1838)
8
9
10

11
12
13
14
15
Portunidae
16
17
18
19
20
21
22
23

Tên giống

Calappa
Dromia
Lauridromia

Charybdis

Podophthalmus

Portunus

Thalamita
Scylla


Tên loài
NHÓM CUA, GHẸ
Calappa calappa (Linnaeus, 1758)
Calappa lophos (Herbst, 1782)
Calappa philagius (Linnaeus, 1758)
Dromia dormia (Linnaeus, 1763)
Lauridromia dehaani (Rathbun, 1923)

Charybdis affinis (Dana, 1852)
Charybdis anisodon (De Haan, 1850)
Charybdis annulata (Fabricius, 1798)
Charybdis feriatus (Linnaeus, 1758)
Charybdis miles (De Haan, 1835)
Charybdis natator (Herbst, 1794)
Charybdis truncata (Fabricius, 1798)
Charybdis variegata (Fabricius, 1798)
Podophthalmus vigil (Fabricius, 1798)
Portunus argentatus (Milne-Edwards, 1861)
Portunus gracilimanus (Stimpson, 1858)
Portunus pelagicus (Linnaeus, 1758)
Portunus sanguinolentus (Herbst, 1783)
Portunus tricuberculatus (Miers, 1876)
Thalamita danae (Stimpson, 1858)
Scylla sp.

12

Tên Việt Nam

Tên tiếng Anh


Cua hộp
Cua khúm núm
Cua hộp
Cua lông
Cua lông

Giant box crab
Common box crab
Spectacled box crab
Common sponge crab
Japanese sponge crab

Còng

Stone crabs

Cua bơi

Land crabs

Ghẹ aphinit

Smoothshelled swimming crab
Twospined arm swimming crab
Banded-legged swimming crab
Crucifix crab
Military swimming crab
Ridged swimming crab
Blunt-toothed crab

Swimming crab
Sentinel crab

Ghẹ chữ thập
Ghẹ mile
Ghẹ natato
Ghẹ tran phang
Ghẹ vari
Cua vigil
Ghẹ
Ghẹ gơra
Ghẹ xanh
Ghẹ ba chấm
Ghẹ đốm
Ghẹ dana
Cua bơi

Blue swimming crap
Three-spot swimming crap
Horse crab
Swimming crab


(De Haan, 1833)
24

Xanthidae

25


Galenidae

B.
I.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Demania
Galene
(De Haan, 1833)

Cua độc


Demania toxica (Garth, 1971)
Galene sp.
NHÓM TÔM

BỘ DECAPODA
Alpheidae
(Rafinesque, 1815)
Crangonidae
Pontocaris
Nephropsis
Nephropidae
(Wood-Mason, 1873)
Paguridae
(Latreille, 1802)
Palaemonidae
Exopalaemon
(Holthuis, 1950)
(họ tôm càng)
Heterocarpus
Pandalidae
Pandalus
(họ tôm trứng)
(Leach, 1815)

Metapenaeopsis

Penaeidae
(họ tôm he)


Metapenaeus

Parapenaeopsis

Tôm gõ mõ
Pontocaris pennata (Bate, 1888)

Feather shrimps

Nephropsis sp.

Exopalaemon sp.

Tôm hùm
biển sâu

Lobsterette

Họ tôm ký cư

Hermit crabs

Tôm gai

Heterocarpus sibogae (De Man, 1917 )

Mino nylon shrimp

Pandalus sp.
Metapenaeopsis barbata (De Haan, 1844)

Metapenaeopsis dalei (Rathbun, 1902)
Metapenaeopsis lamellata (De Haan, 1844)
Metapenaeopsis mogiensis (Rathbun, 1902)
Metapenaeopsis tenella (Liu and Zhong, 1986)
Metapenaeus affinis (H. Milne Edwards, 1837)
Metapenaeus brevicormis (Milne Edwards, 1837)
Metapenaeus ensis (De Haan, 1844)
Metapenaeus intermedius (Kishinouye, 1900)
Metapenaeus joyneri (Miers, 1880)
Parapenaeopsis hardwickii (Miers, 1878)
Parapenaeopsis hungerfordi (Author, Alcock, 1905)
Parapenaeopsis sculptilis (Heller, 1862)

13

Tôm vỏ lông
Tôm sắt
Tôm sắt
Tôm Mogi
Tôm sắt
Tôm bộp
Tôm bạc nghệ
Tôm bộp
Tôm đuôi xanh
Tôm vàng
Tôm sắt
Tôm sắt hoa
Tôm sắt rằn

Whiskered velvet shrimp

Kishi velvet shrimp
Humpback shrimp
Mogi velvet shrimp
Shrimp
Jinga shrimp
Greasyback shrimp
Greasyback shrimp
Greentail prawn
Yellow, Shiba prawn
Spear shrimp, Cat tiger
Doy shrimp, Cat tiger shrimp
Rainbow shrimp


21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Parapenaeus

Penaeus

Trachypenaeus

Scyllarides
(Gell, 1898)

31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
II.
1
2
3
4
5
6
7

Scyllaridae
(họ tôm vỗ)

Scyllarus

Sicyoniidae

Thenus

Sicyonia

Solenoceridae

Solenocera

Parapenaeopsis tenella (Bate, 1888)
Parapenaeus fissuroides (Crosnier, 1986)
Parapenaeus longipes (Alcock, 1905)
Penaeus japonicus (Bate, 1888)
Penaeus merguiensis (De Man, 1888)
Penaeus monodon (Fabricius, 1798)
Penaeus semisulcatus (De Haan, 1844)
Penaeus marginatus (Randall, 1840)
Trachypenaeus curvirostris (Stimpson, 1860)
Trachypenaeus longipes (Paulson, 1875)

Tôm sắt
Tôm he
Tôm he
Tôm he nhật bản
Tôm thẻ trắng
Tôm sú vằn
Tôm he rằn
Tôm he biển sâu
Tôm đanh móc
Tôm đanh dài

Smoothshell shrimp


Scyllarides sp.

Tôm vỗ

Scyllarus bertholdii (Paulson, 1875 )
Scyllarus cultrifer (Ortmann, 1897)
Scyllarus martensii (Pfeffer, 1881)
Scyllarus rugosus (H. Milne-Edwards, 1837)
Thenus orientalis (Lund, 1793)
Sicyonia lancifera (Olivier, 1811)
Solenocera choprai (Nataraj, 1945)
Solenocera crassicornis (H. Milne Edwards, 1837)
Solenocera melantho (De Man, 1907 )

Tôm vỗ
Tôm vỗ
Tôm vỗ
Tôm vỗ
Tôm vỗ biển cạn
Tôm lửa biển sâu
Tôm lửa
Tôm lửa

Striated locust lobster
Hunchback locust lobster
Flathead lobster, Slipper lobster
Knight rock shrimp
Redgeback shrimp
Coastal mud shrimps
Razor mud shrimp


Harpiosquilla annandalei (Kemp, 1911)
Harpiosquilla harpax (De Haan, 1844)
Odontodactylus scyllarus (Linnaeus, 1758)
Raoulius cultrifer (White, 1850)
Anchisquilla fasciata (De Haan, 1844)
Carinosquilla carinata (Serène, 1950)
Carinosquilla multicarinata (White, 1848)

Tôm tít
Tôm tít
Tôm tít Silina
Tôm tít
Tôm tít bọ ngựa
Tôm tít
Tôm tít Munticari

Mantis shrimps
Robber Harpiosquillid Mantis shrimps
Reef odontoactilyd mantis shrimp
Pastel odontodactylis mantis shrimp
Mantis shrimps
Mantis shrimps
Mantis shrimps

Flamingo shrimp
Japaneses tiger prawn
White babana Australian prawn
Giant tiger prawn, Flower tiger
Green tiger prawn

Aloha prawwn
Southern rough shrimp

Two-spot locust lobster

BỘ STOMATOPODA
Harpiosquillidae
Odontodactylidae

Squillidae

Harpiosquilla
Odontodactylus
Raoulius
Anchisquilla
Carinosquilla

14


8
9
10
11
12

Miyakaea
Oratosquilla
Oratosquillina
Parasquilla

(Manning, 1961)

Miyakaea nepa (Latreille, 1828)
Oratosquilla oratoria (De Haan, 1844)
Oratosquilla perpensa (Kemp, 1911)
Oratosquillina gravieri (Manning, 1978)

Tôm tít
Tôm tít
Tôm tít
Tôm tít

Smalleyed squillid mantis shrimp
Japanese squillis mantis shrimp
Common squillis mantis shrimp
Vietnamese squillis mantis shrimp

Parasquilla sp.

Tôm tít

Mantis shrimps

Phụ lục 2: Thành phần loài/nhóm loài ưu thế ở từng vùng biển theo chuyến điều tra
Vùng ven bờ
Loài/nhóm loài
Tỷ lệ %
Chuyến biển
ƣu thế
khối lƣợng

Metapenaeopsis sp.
48
Portunus sp.
18
TN-2002
Squilla sp.
13
Metapenaeopsis sp.
17
Miyakaea nepa
12
ĐB-2002
Trachypenaeus sp.
11
Charybdis feriatus
20
Metapenaeopsis barbata
15
TN-2003
Oratosquilla gravieri
12
Charybdis sp.
15
Trachypenaeus
sp.
15
ĐB-2003
Portunus sp.
11


Tỷ lệ % khối
Chuyến biển
lƣợng tích lũy
48
66
TN-2001
80
17
28
ĐB-2001
40
20
TN-2003
34
46
15
TN-2005
30
41

15

Vùng biển khơi
Loài/nhóm loài
Tỷ lệ %
ƣu thế
khối lƣợng
Charybdis cruciata
45
Calappa philagius

16
Calappa sp.
15
Charybdis cruciata
33
Metapenaeus ensis
20
Trachypenaeus sp.
16
Charybdis cruciata
66
Calappa sp.
10
Charybdis feriatus
14
Calappa philagius
13
Harpiosquilla annandalei
6
Metapenaeopsis sp.
5

Tỷ lệ % khối
lƣợng tích lũy
45
61
76
33
53
69

66
76
14
27
33
38



×