TRƯỜNG ………………….
KHOA……………………….
----------
Báo cáo tốt nghiệp
Đề tài:
Tổng quan về Đa dạng sinh học là nền
tảng của Nông nghiệp bền vững.
1
MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………1
PHẦN 2. PHƯƠNG PHÁP NGUYÊN CỨU …………………………………………2
PHẦN 3. NỘI DUNG…………………………………………………………………2
3.1. Đang dạng sinh học Hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái Nông nghiệp………… ..2
3.2. Đặc điểm của Hệ sinh thái Nông nghiệp và các thuộc tính ………………………..3
3.3. Bản chất và chức năng của Đa dạng sinh học trong Hệ sinh thái Nông nghiệp……6
3.4. Nông nghiệp với bảo tồn đa dạng sinh học…………………………………………8
3.5. Bảo tồn các hệ sinh thái đảm bảo sự sống ổn định Đa dạng sinh học trong Nông
nghiệp…………………………………………………………………………………..12
3.6. Thực hiện sản xuất nông nghiệp trong giới hạn chịu đựng của Hệ sinh thái Nông
nghiệp…………………………………………………………………………………..14
3.7. Vấn đề quản lý hệ sinh thái nông nghiệp bền vững……………………………….17
PHẦN 4. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ ………………………………………………19
4.1 Kết luận…………………………………………………………………………….19
4.2 Khiến nghị……………………………………………………………………….....20
4.3 Tài liệu tham khảo……………………………………………………………..…..20
2
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
Đa dạng sinh học là một khái niệm được xuất hiện từ giữa những năm 1980, nhằm
nhấn mạnh sự cần thiết trong các hoạt động nghiên cứu về tính đa dạng và phong phú
của sự sống trên trái đất. Thuật ngữ này ngày nay được sử dụng rộng rãi trên khắp toàn
thế giới. Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về Đa dạng sinh học ; định nghĩa đầu
tiên do Quỹ Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên đưa ra từ năm 1989. "Đa dạng sinh học là sự
phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là
những gen chứa đựng trong các loài và là hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong
môi trường". Do vậy đa dạng sinh học bao gồm 3 cấp độ: Đa dạng gen, đa dạng loài và
đa dạng hệ sinh thái.
Sau quá trình nghiên cứa các hệ sinh thái tự nhiên, tồn tại và phát triển theo thời
gian, Trong nhiên hầu như không có vấn đề dịch bệnh nghiêm trọng. Nguyên nhân của
hiện tượng này là do có tính đa dạng về loài cây động vật và vi sinh vật. Tính đa dạng
đảm bảo được cân bằng sinh thái. Còn các hệ sinh thái Nông nghiệp được áp dụng, ứng
dụng nhiều tiến bộ của khoa học kỷ thuật tiên tiến trên mọi phương diện; về nhân giống,
các biện pháp dâm canh, các loài thuốc … song hàng năm nền nông nghiệp nói chung,
đã phải đối mặt với rất nhiều dịch bệnh hoành hành. Sản phẩm Nông nghiệp có thể tăng
về số lượng còn chất lượng có chiều hướng giảm xuống. Điều này có cho chúng ta một
nhận định là độc canh là hệ canh tác không ổn định và mẫn cảm với những hiện tượng
như bùng nổ dịch bệnh. Tăng cường tính đa dạng trong nông nghiệp cũng tăng hiệu quả
kinh tế trong Nông nghiệp.
Đa dạng sinh học nông nghiệp là một thuật ngữ bao gồm tất cả các thành phần của
ĐDSH ở cấp gen, cấp loài và cấp hệ sinh thái - liên quan đến thực phẩm và nông nghiệp,
hỗ trợ các hệ sinh thái mà trong đó nông nghiệp được thực hiện. Thuật ngữ này bao gồm
các cây trồng, vật nuôi và nhiều giống thuộc các loài đó, ngoài ra còn có các thành phần
khác hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp. Những phương pháp canh tác đảm bảo tình đa
dạng của nông nghiệp bao gồm: trồng những loại cây giống cây khác nhau; lai tạo giống;
luân canh; trồng cây lưu niên; bảo tồn và phát triển gia súc gia cầm và xen canh…
Cùng với sự tiến bộ của xã hội loài người, chân lý về phát triển bền vững đang
được xuất hiện, Năng suất, hiệu quả sản xuất đang được xem xét với bản chất sâu xa hơn.
Một nghiên cứu lớn trên toàn cầu mới đây, Đánh giá Hệ sinh thái Thiên niên kỷ đã nhấn
mạnh rằng, sức khỏe và sự thịnh vượng của con người và những loài khác trên hành tinh
này phụ thuộc vào sự phong phú của các hàng hóa và dịch vụ hệ sinh thái. Một trong
những dịch vụ hệ sinh thái quan trọng nhất đối với con người là dịch vụ cung cấp mang
1
lại thức ăn và các sản phẩm nông nghiệp khác. Chính vì vậy chúng ta nhận ra rằng Đa
dạng sinh học là một cơ sở vô cùng quan trọng trong sản xuất Nông nghiệp bền vững. Đó
cũng chính là lý do tôi quyết định chọn thực hiện nghiên cứu vấn đề “Tổng quan về Đa
dạng sinh học là nền tảng của Nông nghiệp bền vững”. Nhằm góp phần làm rõ tầm quan
trọng của đa dạng sinh học trong đời sống của xã hội loài người.
PHẦN II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp phân tích hệ thống, tổng hợp hệ thống: Sử dụng phương pháp này
sẽ giúp đánh giá các thông tin một cách toàn diện trên cùng một chuẩn mực đánh giá.
- Phương pháp kế thừa số liệu, kế thừa các nghiên cứu đã có sẵn.
Sẽ là nguồn tài liệu vô cùng quan trọng cho việc thực hiện nghiên cứu “Tổng quan
về Đa dạng sinh học là nền tảng của Nông nghiệp bền vững”.
PHẦN III. ĐA DẠNG SINH HỌC LÀ NỀN TẢNG CỦA NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
3.1. Sự khác nhau giữa Đa dạng sinh học hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nông
nghiệp.
Hệ sinh thái (HST) là một khái niệm tương đối rộng lớn với ý nghĩa khẳng định
quan hệ tương hỗ, quan hệ phụ thuộc qua lại, quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi
trường và giữa các sinh vật với nhau. Như vậy HST có thể rất rộng có thể là bao gồm
toàn bộ sinh quyển, mà cũng có thể là một vùng rất nhỏ như một tổ chim hay chậu cảnh.
Hệ sinh thái là một đơn vị cấu trúc và chức năng, bao gồm quần xã sinh vật và môi
trường. Trong HST luôn diễn ra các quá trình trao đổi luôn diễn ra các quá trình trao đổi
vật chất, năng lượng và thông tin như: Chu trình nước, chu trình Nitơ, các chu trình sinh
địa hóa. Mối quan hệ giữa môi trường và sinh vật, giữa các sinh vật với nhau thông qua
sự vận chuyển năng lượng, vật chất và thông tin từ nguồn đi qua hàng loạt các cơ thể sinh
vật tạo ra các chuỗi thức ăn vô cùng phức tạp. Chính mối liên hệ giữa các mạng lưới thức
ăn chằng chịt đó đã làm nên độ bền vững của các hệ sinh thái.
Hệ sinh thái nông nghiệp là tổng hợp của sản xuất nông nghiệp, phản ảnh mối
tương tác giữa cây trồng, vật nuôi và giữa chúng với môi trường theo các qui luật tự
nhiên tuân thủ theo nguyên tắc là một hệ thống động (luôn luôn biến đổi, vận động và
tiến hoá). HST nông nghiệp do con người tạo ra và duy trì không phải trên cơ sở các quy
luật khách quan của các HST với mục đích thoả mãn nhu cầu về nhiều mặt và ngày càng
2
tăng của mình. HST nông nghiệp chủ yếu cung cấp cho con người các sản phẩm của cây
trồng vật nuôi.
Trong các HST tự nhiên được hình thành bởi nhiều loài và có sự cân bằng sinh
học giữa các loài, có tính bền vững cao, chỉ số đa dạng: 150 loài/ha. Còn đối với HST
nông nghiệp thường ít loài, độc canh với năng suất cao làm suy thoái đa dạng loài; thiếu
cân bằng sinh học, thành phần loài không ổn định và kém bền vững.
HST tự nhiên có mục đích kéo dài sự sống của cộng đống sinh vật, có khả năng tự
phục hồi và phát triển nên thường phong phú và đa dạng về thành phần loài. HST tự
nhiên có chu trình vật chất khép kín, được trả lại hầu như toàn bộ khối lượng vật chất hữa
cơ và khoáng vô cơ cho đất. (Conway, 1985). Trong khi đó HST nông nghiệp do con
người tạo ra và duy trì không phải trên cơ sở quy luật khách quan của hệ sinh thái với
những mục đích khác nhau nhằm thõa mãn nhu cầu về nhiều mặt và ngày càng tăng của
con người. Chính vì vậy nên hệ sinh thái nông nghiệp có chu trình vật chất không khép
kín, chịu sự tác động rất lớn của con người như các quá trình cung cấp năng lượng bổ
sung nhằm nâng cao năng suất.
3.2. Đặc điểm của hệ sinh thái nông nghiệp và các thuộc tính
3.2.1 Các đặc điểm của Hệ Sinh thái Nông nghiệp
Với các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và quốc tế, chúng
ta nhận thấy rằng, Hệ sinh thái nông nghiệp và hệ sinh thái tự nhiên thực sự không có
một danh giới rõ ràng. Để phân biệt giữa hệ sinh thái tự nhiêm và hệ sinh thái nông
nghiệp (HST nhân tạo) chúng ta dựa vào sự can thiệp của con người vào HST.
Hệ sinh thái nông nghiệp là một bộ phận của sinh quyển (miền ngoài của trái đất),
trong đó sự sống phát triển dưới dạng các vật sống khác nhau trên bề mặt lục địa, trong
đất, trong các lớp dưới của khí quyển và thủy quyển.
Xét về mặt bản chất sinh quyển là sản phẩm do sự tác động qua lại của vật chất
sống và không gian sống trên trái đất nhờ sự hoạt động của thực vật. Trong sinh quyển có
ba hệ sinh thái chủ yếu cấu thành: Các hệ sinh tự nhiên, hệ sinh thái đô thị và các hệ sinh
thái nông nghiệp và nông thôn.. giữa ba hệ sinh thái đó luôn có sự thay đổi Trong
HSTNN có các HST phụ như: đồng ruộng cây hang năm; vườn cây lâu năm hay rừng
nông nghiệp; đồng cỏ chăn nuôi; ao cá; khu vực dân cư. Trong các HST phụ này, HST
đồng ruộng là phần lớn nhất và quan trọng nhất của HSTNN.
3
Các hệ sinh thái Nông nghiệp chủ yếu cung cấp cho con người sản phẩm của cây
trồng và vật nuôi. Trong từng thời điểm sinh khối của cây trồng vật nuôi được lấy ra khỏi
HST, do đó khác với các HST tự nhiên, HSTNN có chu trình vật chất không kép kín.
Các HSTNN là hệ sinh thái thứ cấp là sản phẩm được tạo ra từ quá trình lao động
của con người và cùng phát triển theo thời gian con người ngày một cải tạo hệ sinh thái
tự nhiên nhằm mục đích tạo năng suất cao hơn đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng làm
cho các hệ sinh thái mất khả năng cân bằng, khác với chúng các hệ sinh thái tự nhiên phát
triển theo thời gian có khả năng phục hồi.
Các HST tự nhiên thường phức tạp về thành phần loài, các hệ sinh thái nông
nghiệp thường có số lượng loài cây trồng và vật nuôi đơn giản hơn. Trong sinh thái học,
người ta phân ra các hệ sinh thái già trẻ, các hệ sinh thái trẻ thường có số lượng loài ít
hơn HST già nhưng sinh trưởng mạnh hơn, có năng suất cao hơn. Còn các HST già có
thành phần loài phức tạp và năng suất thấp.. nhưng có tính ổn định cao hơn. Các Hệ sinh
thái Nông nghiệp có đặc tính của HST trẻ nhưng không ổn định bằng các HST tự nhiên.
Hệ sinh thái nông nghiệp là một bộ phận của sinh quyển, trong sinh quyển là miền
ngoài của của Trái Đất, trong đó sự sống phát triển rất phong phú. Trong sinh quyển có
ba hệ sinh thái chủ yếu:
- Các hệ sinh thái tự nhiên như: Rừng, đồng cỏ, sông, hồ, biển …
- Các hệ sinh thái đô thị bao gồm các thành phố và khu công nghiệp.
- Các hệ sinh thái nông nghiệp và nông thôn.
3.2.2 Các thuộc tính của Hệ sinh thái Nông nghiệp
Trong qua trình nghiên cứu hệ sinh thái nông nghiệp nhằm phục vụ cho mục đích
phát triển bền vững các HST nông nghiệp phục vụ nhu cầu con người, thường tập trung
vào các thuộc tính như sau:
+ Tính năng suất: Là sản lượng sản phẩm hàng hoá và các dịch vụ của hệ, như số kg
thóc/ha/năm. Ngoài ra, có định nghĩa khác: năng suất là giá trị thực của sản phẩm trên
một đơn vị đầu tư. Thông thường được đánh giá bằng sản lượng/năm, số sản phẩm thực
thu, số sinh lãi. Với nguyên lý cổ truyền ít tập trung vào việc tăng giá trị năng suất trong
hệ sinh thái nông nghiệp và trong quan nhiệm của người nông dân thì họ thường quan
tâm năng suất trên đơn vị diện tích hơn là năng suất trên đơn vị người lao động. Trong
4
qua trình thực hiện sản xuất nông nghiệp cẩn có sự cân nhắc tính toán kỹ năng suất đạt
được trên một đơn vị diện tích và trên đơn vị
+ Tính ổn định: Là mức độ ổn định của năng suấ trong điều kiện có những dao động nhỏ
và bình thường của môi trường (điều kiện khí hậu, thị trường và kinh tế). Hệ số này có
thể đánh giá một cách dễ dàng bằng nghịch đảo của biến thiên năng suất.
+ Tính chống chịu: là khả năng duy trì năng suất của hệ khi phải chịu những áp lực và
những cơn sốc. Áp lực là những sức ép thường lệ, liên tục và có tính tích luỹ; áp lực
tương đối nhỏ thường có thể dự báo được như sự mặn hoá đất đai gia tăng, sự suy giảm
độ phì của đất…Ngược lại cơn sốc là những sức ép bất thường, tương đối lớn và không
thể dự báo trước. Tính chống chịu cũng được xem xét như khả năng duy trì năng suất
trong một khoảng thời gian kéo dài. Thiếu tính chống chịu cũng có thể biểu hiện ở sự
giảm năng suất, nhưng sự sụt giảm thường tới đột ngột, không dự báo trước được.
+ Tính tự trị: Là mức độ lệ thuộc của hệ vào các hệ khác để tồn tại ngoài sự điều chỉnh
của bản than. Tính tự trị được xác định như là phạm vi mà hệ có thể hoạt động được ở
mức độ bình thườnh khi chỉ sử dụng những nguồn tài nguyên mà qua đó hệ thực hiện sự
điều chỉnh một cách có hiệu quả.
+ Tính công bằng: Là sự đánh giá xem các sản phẩm của HSTNN đã được phân phối
công bằng như thế nào giữa những người hưởng thụ.
+ Tính hợp tác: được xác định như là khả năng đưa ra các qui định về quản lý HSTNN
của hệ thống xã hội và khả năng thực hiện những qui định đó.
Xét về đa dạng sinh học trong nông nghiệp không thể chú ý đến thuộc tính đa dạng và
tính thích nghi; hai thuộc tính này ngày càng được quan tâm đến trong nông nghiệp bền
vững.
+ Tính đa dạng: Là đánh giá số lượng các loại hoặc các kiểu khác nhau của các thành
phần (ví dụ như loài) trong một hệ. Trên quan điểm của chính sách quản lý tài nguyên,
tính đa dạng là một mục tiêu quan trọng cho phép hạn chế rủi ro cho người nông dân và
duy trì chế độ tự túc ở mức tối thiểu khi nhiều hoạt động của họ bị thất bại.
+ Tính thích nghi: Tính thích nghi liên quan đến khả năng phản ứng của hệ với những
thay đổi của môi trường để đảm bảo sự tồn tại liên tục cho chính bản thân hệ. Sự thích
nghi đảm bảo cho HSTNN có nhiều khả năng phản ứng lại những nhiều loạn bằng cách
giữ cho hệ hoạt động và cho năng suất ở mức chấp nhận được.
5
3.3. Bản chất và chức năng của Đa dạng sinh học trong Hệ sinh thái Nông nghiệp
Bản chất HST nông nghiệp là hệ thống sống, bao gồm các thành phần cây trồng
vật nuôi có quan hệ tương tác nhân quả với nhau. Bất kỳ sự thay đổi nào từ thành phần
của hệ sinh thái điều có ảnh hưởng đến các thành phần khác. Ví dụ như thay đổi loài cây
trồng sẽ dẫn tới thay đổi các sinh vật ký sinh, thay đổi đất canh tác.. và cuối cùng ảnh
hưởng tác động ngược lại cây trồng. Chính vì vậy khi nguyên cứu các HSTNN cần dựa
trên nguyên lý hoạt động của hệ thống.
Tính đa dạng sinh học bao hàm tất cả các loài động thực vật và vi sinh vật đang
tồn tại và tương tác lẫn nhau trong hệ sinh thái. Hệ sinh thái nông nghiệp, các loài giúp
thụ phấn, thiên địch, giun đất là những thành phần chính của tính đa dạng sinh học, đóng
vai trò như là các dịch vụ sinh thái qua trọng: Cầu nối của các quá trình tổ hợp gen, kiểm
soát quần thể theo các quy luật tự nhiên, tuần hoàn dinh dưỡng và phân hủy (hình 1). Hệ
sinh thái nông nghiệp sẽ có kiểu và mức độ đa dạng sinh hoc khác nhau khi có sự khác
nhau về tuổi, tính đa dạng, cấu trúc và kiểu quản lý của hệ sinh thái. Mức độ đa dạng sinh
học trong các hệ sinh thái nông nghiệp phụ thuộc vào bốn đặc điểm chính của hệ sinh
thái nông nghiệp như sau:
1. Tính đa dạng thực vật trong và xung quanh các HST nông nghiệp.
2. Tính ổn định của các loại cây trồng khác trong HST nông nghiệp.
3. Mức độ quản lý
4. Mức độ cách ly của hệ sinh thái nông nghiệp đối với các loài thực vật hoang
dã.
Các hệ sinh thái nông nghiệp có xu hướng ổn định khi có tính đa dạng sinh học
cao, càng biệt lập và áp dụng các mô mình nông lâm kết hợp, các hình thức canh tác
truyền thống sẽ càng có lợi thế do dựa vào các quá trình sinh thái phù hợp với tính đa
dạng sinh học cao hơn so với các hệ sinh thái đơn giản, phụ thuộc vào các năng lượng
hóa thạch. HST đơn giản sẽ rất dễ nhiễu loạn.
6