Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

XÂY DỰNG GÓI GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH KÍCH THÍCH KINH TẾ VỚI MỤC TIÊU CHỐNG SUY GIẢM TĂNG TRƯỞNG GIAI ĐOẠN 2009 – 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1019.36 KB, 128 trang )

BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

XÂY DỰNG GĨI GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH
KÍCH THÍCH KINH TẾ VỚI MỤC TIÊU CHỐNG SUY GIẢM
TĂNG TRƯỞNG GIAI ĐOẠN 2009 – 2010

Trưởng ban nghiên cứu: TS. Bùi Khắc Sơn
Phó Trưởng ban:

Ths. Nguyễn Lĩnh Nam

Các thành viên:

Ths. Phạm Bảo Khánh
Ths. Đặng Duy Cường
Ths. Hoàng Anh Tuấn
Ths. Nguyễn Thu Phương
Nguyễn Mai Thanh
Nguyễn Thị Việt Hà
Nguyễn Xuân Khánh
Nguyễn Thanh Huệ
Hoàng Ánh Ngọc

Hà nội 12-2008
1/128


Mục lục
Danh mục các Hình vẽ...........................................................................................................................5


Danh mục bảng biểu...............................................................................................................................6
Danh mục các từ viết tắt trong đề tài....................................................................................................7
Lời cảm ơn..............................................................................................................................................9
Lời nói đầu............................................................................................................................................10
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GÓI GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG
VIỆC TRIỂN KHAI GĨI GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH........................................................................11
1.1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GĨI GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH.....................................................11

1.1.1

Khái niệm, bản chất và bối cảnh triển khai gói giải pháp tài chính............................11

1.1.2

Mục đích, nội dung của gói phải pháp tài chính...........................................................13

1.2
1.2.1

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRIỂN KHAI GĨI GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH..................14
Kinh nghiệm của một số quốc gia triển khai Gói giải pháp.........................................14

1.2.2 Vai trị của cơ chế bảo hiểm tiền gửi trong việc ngăn ngừa khủng hoảng và triển khai
Gói giải pháp của các quốc gia....................................................................................................28
1.2.3

Kết luận từ kinh nghiệm quốc tế triển khai Gói giải pháp...........................................30

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM VÀ SỰ CẦN THIẾT TRIỂN KHAI GĨI GIẢI
PHÁP TÀI CHÍNH..............................................................................................................................32
2.1

THỰC TRẠNG KINH TẾ VIỆT NAM.............................................................................32

2.1.1 Tăng trưởng kinh tế và lạm phát........................................................................................32
2.1.2 Xuất nhập khẩu và nhập siêu.............................................................................................32
2.1.3 Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài..........................................................35
2.1.4 Thị trường chứng khoán.....................................................................................................36
2.1.5 Vấn đề tỷ giá........................................................................................................................37
2.1.6 Thâm hụt cán cân vãng lai..................................................................................................38
2.1.7 Tình hình thực trạng hệ thống ngân hàng.........................................................................39
2.2 DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009-2010.......................................................45
2.2.1

Tăng trưởng.....................................................................................................................45

2.2.2

Lạm phát..........................................................................................................................46

2.2.3

Thu hút FDI.....................................................................................................................50

2/128



2.2.4

Xuất nhập khẩu..............................................................................................................50

2.2.5

Chính sách thắt chặt tiền tệ có điều tiết linh hoạt được duy trì...................................51

2.2.6

Cán cân vãng lai và cán cân thanh tốn........................................................................53

2.2.7

Thâm hụt ngân sách chính phủ......................................................................................54

2.2.8

Vấn đề an sinh xã hội......................................................................................................55

2.3

SỰ CẦN THIẾT TRIỂN KHAI GÓI GIẢI PHÁP...........................................................56

2.4

MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐƯỢC CỦA GÓI GIẢI PHÁP..........................59

2.4.1


Mục tiêu...........................................................................................................................59

2.4.2

Yêu cầu đạt được............................................................................................................59
CHƯƠNG 3

NỘI DUNG ĐỀ XUẤT VỀ GĨI GIẢI PHÁP TÀI CHÍNHKÍCH THÍCH KINH TẾ....................62
3.1

MƠ HÌNH GĨI GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH KÍCH THÍCH KINH TẾ............................62

3.1.1

Đối với khu vực sản xuất................................................................................................63

3.1.2

Đối với khu vực thương mại dịch vụ.............................................................................65

3.1.3

Đối với khu vực tài chính ngân hàng.............................................................................66

3.2

CHI PHÍ CHO GĨI GIẢI PHÁP.......................................................................................69

3.2.1


Cơ sở cho việc tính tốn giá trị gói giải pháp................................................................69

3.2.2

Phương pháp áp dụng.....................................................................................................70

3.2.3

Dữ liệu sử dụng ước lượng Gói giải pháp......................................................................87

3.2.4

Giá trị Gói giải pháp và phân bổ Gói giải pháp theo khu vực.....................................88

3.3

CƠ CHẾ PHÊ DUYỆT VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN................................................96

3.3.1

Phê duyệt Gói tài chính..................................................................................................96

3.3.2

Trách nhiệm của các Bộ, ngành cơ quan được giao thực thi gói giải pháp................96

3.3.3

Nguồn tài chính thực hiện Gói giải pháp.......................................................................97


3.3.4

Cơ chế giám sát thực hiện..............................................................................................98

3.4

NHỮNG RỦI RO CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI GÓI GIẢI PHÁP........98

3.4.1

Rủi ro khách quan..........................................................................................................98

3.4.2

Rủi ro chủ quan...............................................................................................................99

3.4.3

Phương pháp giảm thiểu rủi ro....................................................................................101

3/128


CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN.........................................................................................................................................103
4.1
Gói giải pháp cần được cơng bố chính thức trong thời gian sớm nhất để phát huy tối ưu
những mục tiêu đề ra......................................................................................................................103
4.2


Gói giải pháp chỉ thực hiện trong ngắn hạn đúng với vai trị “kích thích”...................104

4.3
Định kỳ và đột xuất cần tổng kết, đánh giá việc triển khai Gói giải pháp nhằm có
những điều chỉnh thích hợp...........................................................................................................104
4.4

Những giới hạn của Gói giải pháp do Nhóm nghiên cứu đề xuất..................................105

4.5

Về vai trò của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong việc triển khai Gói giải pháp..........105

Phụ lục 01............................................................................................................................................107
Phụ lục 02............................................................................................................................................115
Phụ lục 03............................................................................................................................................119
Phụ lục 04............................................................................................................................................121
Phụ lục 05............................................................................................................................................124
Phụ lục 06............................................................................................................................................125
Phụ lục 07............................................................................................................................................127

Danh mục tài liệu tham khảo …………………………………………………………………. 128

4/128


Danh mục các Hình vẽ
STT


Tên Hình vẽ

Trang

Hình 1

Tình hình nhập siêu năm 2008

34

Hình 2

Tỷ lệ vốn FDI thực hiện so với đăng ký

35

Hình 3

Giá trị mua thuần của khối đầu tư nước ngồi trên sở GDCK
TPHCM

37

Hình 4

Tỷ giá cơng bố VND/USD - Tỷ giá giao dịch trên thị trường
liên ngân hàng -Tỷ giá giao dịch tương lai 6 tháng và 1 năm

38


Hình 5

Tỷ lệ cán cân vãng lai/GDP

39

Hình 6

Tăng trưởng vốn

40

Hình 7

Tăng trưởng tổng dư nợ

41

Hình 8

Nợ xấu hệ thống ngân hàng

42

Hình 9

Nợ xấu – Nợ quá hạn

43


Hình 10

Chênh lệch thu nhập – Chi phí

43

Hình 11

Dự báo giá dầu thơ năm 2009 - 2010

48

Hình 12

Dự báo giá vàng năm 2009

49

Hình 13

Biến động tỷ giá một số đồng ngoại tệ so với VNĐ

52

Hình 14

Mơ hình gói giải pháp tài chính kích thích kinh tế

62


Hình 15

Kết quả ước lượng

73

Hình 16

Cấu trúc của mơ hình I/O liên vùng

75

Hình 17

Dự trữ ngoại hối và thâm hụt tài khoản vãng lai

100

Hình 18

Chi ngân sách của VN/GDP so với các nước khác năm 2007

101

5/128


Danh mục bảng
STT


Tên Bảng biểu

Trang

Bảng 1

Tỷ lệ xuất khẩu/gdp của một số nước châu á

33

Bảng 2

Dự báo kinh tế Việt Nam 2009

46

Bảng 3

Dự báo chỉ số giá của một số loại hàng hóa trên thế giới
(năm 2000=100)

49

Bảng 4

Các kịch bản về tăng trưởng tự nhiên và mục tiêu của chính
phủ

71


Bảng 5

Danh sách biến số và mơ tả

80

Bảng 6

Mơ hình lựa chọn ban đầu

81

Bảng 7

Các mơ hình sau khi bỏ biến

82

Bảng 8

Đánh giá ý nghĩa của mơ hình khi xem xét tới tình hình thực tế

83

Bảng 9

Quy mơ gói kích cầu và lộ trình giải ngân

89


Bảng 10

Quy mơ gói kích cầu và lộ trình giải ngân theo tính tốn của
Phương pháp 3

89

Bảng 11 Ảnh hưởng của kích cầu đối với các thành phần của tổng cầu

90

Bảng 12 Chỉ số lan toả và độ nhạy

90

Bảng 13 Ước lượng quỹ tái cấu trúc ngân hàng

94

Bảng 14

Tổng giá trị giao dịch mua lại giấy tờ có giá thơng qua thị
trường mở của NHNN

6/128

95


Danh mục các từ viết tắt trong đề tài

Chữ viết tắt
ADB
BASEL
BHTG
BHTGVN
BTC
CAMEL
CPI
DEA
DIV
DN
DNNVV
FDI
FDIC
FED
FSCS
FSI
IMF
NHNN
NHTMCP
ODA
OLS
RND
TCKT
TCTD
TCTG
TNCN
TTCK
WB
XDCB


Diễn giải
Ngân hàng phát triển châu á
Ủy ban BASEL về giám sát Ngân hàng
Bảo Hiểm Tiền Gửi
Bảo Hiểm Tiền Gửi Việt Nam
Bộ tài chính
Nhóm tiêu chuẩn giám sát
Chỉ số giá tiêu dùng
Phương pháp phân tích bao dữ liệu
Bảo Hiểm Tiền Gửi Việt Nam (Tên viết tắt tiếng Anh)
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp
Bảo Hiểm Tiền Gửi Hoa Kỳ
Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ
Cơ chế bồi thường dịch vụ tài chính Anh
Ủy Ban giám sát Tài chính Quốc gia
Quỹ tiền tệ quốc tế
Ngân Hàng Nhà Nước
Ngân hàng thương mại cổ phần
Nguồn vốn hỗ trợ chính thức
Phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất
Hoạt động nghiên cứu triển khai
Tổ chức kinh tế
Tổ chức tín dụng
Tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi
Thu nhập cá nhân
Thị trường chứng khoán
Ngân hàng thế giới

Xây Dựng cơ bản

7/128


Lời cảm ơn
Đề tài nghiên cứu “Xây dựng Gói giải pháp Tài chính kích thích Kinh tế với
mục tiêu chống suy giảm tăng trưởng giai đoạn 2009 – 2010” được nhóm nghiên
cứu của Bảo Hiểm Tiền Gửi Việt Nam triển khai bước đầu đã nhận được sự quan tâm
và đánh giá đúng mức về tầm quan trọng cũng như sự cần thiết đối với nền kinh tế của
Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn hiện tại. Trong q trình nghiên cứu, nhóm
thực hiện đề tài đã tổ chức các hội thảo khoa học và thảo luận trực tiếp với các chuyện
gia kinh tế của các cơ quan, tổ chức liên quan và đã nhận được sự cộng tác và phản hồi
tích cực từ các cơ quan này.
Nhóm nghiên cứu xin cảm ơn sự đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ
thuật, phương pháp tính tốn và cung cấp những tài liệu quý báu của các chuyên gia
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách trường Đại học kinh tế - Đại học quốc gia
Hà nội, Đại học kinh tế quốc dân, Ủy Ban giám sát Tài chính Quốc gia, Học Viện Ngân
hàng, Bộ Tài chính, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương – Bộ Kế hoạch Đầu
tư và các cơ quan ban ngành khác trong quá trình xây dựng đề tài này.
Cuối cùng nhóm nghiên cứu đề tài xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Bảo
hiểm tiền gửi Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm nghiên cứu làm việc, cám
ơn các phịng ban nghiệp vụ tại Trụ sở chính Bảo Hiểm Tiền Gửi Việt Nam về việc chia
sẻ thông tin, số liệu, các phương pháp tính tốn bao gồm Phòng Giám sát 1, Phòng
Nghiên cứu Tổng hợp và Hợp tác Quốc tế.
Thay mặt nhóm nghiên cứu

TS Bùi Khắc Sơn
Trưởng ban nghiên cứu
Tổng Giám đốc Bảo Hiểm Tiền Gửi Việt Nam


8/128


Lời nói đầu
Khủng hoảng và suy thối nền kinh tế tồn cầu đã và đang gây nhiều khó khăn cho
rất nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Tăng trưởng GDP 9
tháng đầu năm 2008 ước tính đạt 6,52%, thấp hơn tốc độ cùng kỳ năm ngoái là 8,16%.
Triển vọng tăng trưởng cả năm 2008 được dự báo sẽ duy trì ở mức xấp xỉ 6,5%, thấp
hơn nhiều so với mức 8,5% năm 2007 và thấp hơn so với mức chỉ tiêu 7% Quốc hội đã
điều chỉnh hồi giữa năm. Vấn đề này đang là vấn đề rất thời sự, được sự quan tâm đặc
biệt của chính phủ cũng như các cơ quan quản lý, nghiên cứu phát triển kinh tế của nhiều
quốc gia trên thế giới.
Ở nước ta, gần đây cũng đã có một số giải pháp từ việc chống lạm phát cho đến
chống suy thối của chính phủ được triển khai nhưng chưa có các tính tốn hiệu quả cụ
thể. Xuất phát từ thực trạng đó, việc đưa ra gói giải pháp tài chính kích thích nền kinh tế
là cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Một số nước trong khu vực cũng như trên thế giới đã đưa ra được gói tài chính
kích thích nền kinh tế và đã bước đầu đạt được những thành cơng nhất định ví dụ như:
Trung Quốc (568 tỷ USD), Singapore, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái
Lan, Mỹ (700 tỷ USD,) và các nước Châu Âu.
Với tinh thần như vậy, nhóm nghiên cứu của Bảo Hiểm Tiền Gửi Việt Nam kết
hợp với các chuyên gia kinh tế của các cơ sở nghiên cứu, đào tạo và các bộ ngành liên
quan khác đã tập trung nghiên cứu ứng dụng các phương pháp tính tốn có độ chính xác
cao, đồng thời tham khảo kinh nghiệm của các nước đã và đang triển khai thực hiện gói
giải pháp tài chính này để đưa ra gói giải pháp tài chính phù hợp với tình hình cụ thể của
nước ta hiện tại. Mục tiêu của gói giải pháp là kích thích kinh tế cho 3 khu vực chính gồm
khu vực sản xuất, khu vực thương mại dịch vụ và khu vực tài chính ngân hàng. Nhóm
nghiên cứu hy vọng đề tài nghiên cứu khoa học này sẽ đóng góp phần nào vào quá trình
quản lý phát triển nền kinh tế quốc gia trong bối cảnh suy thối tồn cầu theo định hướng

của Chính phủ.

9/128


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GÓI GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH VÀ KINH NGHIỆM
QUỐC TẾ TRONG VIỆC TRIỂN KHAI GĨI GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GĨI GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH
1.1.1 Khái niệm, bản chất và bối cảnh triển khai gói giải pháp tài chính
Gói giải pháp tài chính là một phần trong các cơng cụ chống suy thoái kinh tế
của một quốc gia trong một giai đoạn nhất định. Gói giải pháp có thể được áp dụng vào
một hoặc một nhóm ngành cụ thể hoặc cả nền kinh tế nhằm ngăn chặn đà suy thoái,
tránh khủng hoảng kinh tế và tiếp tục phát triển bền vững.
Để hiểu rõ hơn về gói giải pháp tài chính, chúng ta cần hiểu rõ các vấn đề liên
quan đến suy thoái kinh tế và khủng hoảng kinh tế.
Suy thoái kinh tế được định nghĩa trong Kinh tế học vĩ mô là sự suy giảm của
Tổng sản phẩm quốc nội thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm
(nói cách khác, tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong hai quý). Tuy nhiên, định
nghĩa này không được chấp nhận rộng rãi. Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia
(NBER) của Hoa Kỳ đưa ra định nghĩa về suy thoái kinh tế “là sự tụt giảm hoạt động
kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng”. Suy thối kinh tế có thể liên quan sự suy
giảm đồng thời của các chỉ số kinh tế của toàn bộ hoạt động kinh tế như việc làm, đầu
tư, và lợi nhuận doanh nghiệp. Các thời kỳ suy thối có thể đi liền với hạ giá cả (giảm
phát), hoặc ngược lại tăng nhanh giá cả (lạm phát) trong thời kì lạm phát đình đốn (đình
lạm). Một sự suy thối trầm trọng và lâu dài được gọi là khủng hoảng kinh tế.
Trên thực tế, giải thích một cách ngắn gọn, khủng hoảng kinh tế là tình trạng mất
kiểm sốt của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như sản lượng (tăng trưởng), giá cả (lạm phát),
tiền tệ (lãi suất, cung tiền), ngoại hối (tỷ giá), thất nghiệp …
Các nền kinh tế theo định hướng thị trường có đặc điểm là tăng giảm theo chu kỳ

kinh tế, nhưng sự suy giảm thực tế (suy giảm các hoạt động kinh tế) không thường xảy
10/128


ra. Nhiều tranh luận về việc chính phủ có nên can thiệp để điều hòa kinh tế (học thuyết
kinh tế vĩ mô của Keynes), khuyếch đại chu kỳ kinh tế (lý thuyết chu kỳ kinh tế thực),
hoặc thậm chí là tạo ra chu kỳ kinh tế (chủ nghĩa tiền tệ).
Những ngun nhân đích thực của suy thối kinh tế là đối tượng tranh luận sôi
nổi giữa các nhà lý thuyết và những người làm chính sách mặc dù đa số thống nhất rằng
các kỳ suy thoái kinh tế gây ra bởi sự kết hợp của các yếu tố bên trong (nội sinh) theo
chu kỳ và các cú sốc từ bên ngoài (ngoại sinh).
Những nhà kinh tế học chủ nghĩa Keynes và những lý thuyết gia theo lý thuyết
chu kỳ kinh tế thực sẽ bất đồng về nguyên nhân của chu kỳ kinh tế, nhưng sẽ thống nhất
cao rằng các yếu tố ngoại sinh như giá dầu, thời tiết, hay chiến tranh có thể tự chúng
gây ra suy thối kinh tế nhất thời, hoặc ngược lại, tăng trưởng kinh tế ngắn hạn.
Trường phái kinh tế học Áo giữ quan điểm rằng lạm phát bởi cung tiền tệ gây ra
suy thoái kinh tế ngày nay và các thời kỳ suy thối đó là động lực tích cực theo nghĩa
chúng là cơ chế tự nhiên của thị trường điều chỉnh lại những nguồn lực bị sử dụng
không hiệu quả trong giai đoạn “tăng trưởng” hoặc lạm phát.
Phần lớn học giả theo thuyết tiền tệ tin rằng những thay đổi triệt để về cơ cấu
kinh tế không phải là nguyên nhân chủ yếu; nguyên nhân của các thời kỳ suy thoái ở
Mỹ là bởi quản lý tiền tệ yếu kém.
Nhìn lại lịch sử kinh tế thế giới trong 50 năm gần đây đã xẩy ra một số cuộc
khủng hoảng kinh tế sau đây:
-

Năm 1973 thế giới đã xẩy ra cuộc khủng hoảng năng lượng (chủ yếu là xăng
dầu) với giá dầu thô đã tăng lên tới hơn 100 USD/thùng. Cuộc khủng hoảng này
đã làm nhiều nước nhập khẩu xăng dầu điêu đứng, làm kinh tế thế giới trì trệ
trong vài năm.


-

Năm 1985 thế giới đã xẩy ra cuộc khủng hoảng cơ cấu kinh tế trên phạm vi tồn
cầu; trong đó nền kinh tế thế giới với mơ hình chủ yếu từ nền kinh tế đại công

11/128


nghiệp cơ khí (với đặc trưng là cơng nghiệp cơ khí máy móc to lớn, cồng kềnh
và ơ nhiễm mơi trường) chuyển sang nền kinh tế dịch vụ với đặc trưng chủ yếu
là công nghệ cao, năng suất cao, sạch và thân thiện với môi trường. Sau cuộc
khủng hoảng này, một số nước đã có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp từ
nền kinh tế đại công nghiệp cơ khí sang nền kinh tế dịch vụ nên đã chuyển đổi
cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế rất thành công với tốc độ cao như Hoa Kỳ, Nhật
Bản, Ireland, Singapore, Hàn Quốc…
-

Năm 1997 đã xẩy ra cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ Châu á (điển hình nhất
là ở Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc. Sau cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ
này, một số nước đã cải tổ nền kinh tế, đổi mới cơ cấu kinh tế, đặc biệt là đổi
mới nền tài chính – tiền tệ quốc gia; áp dụng chính sách tiền tệ phù hợp; áp dụng
tỷ giá ngoại hối linh hoạt; tăng dự trữ ngoại tệ mạnh; phát triển nền kinh tế theo
định hướng xuất khẩu; giảm dần nhập siêu, tiến tới cân bằng thương mại và xuất
siêu. Điển hình trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính – tiền tệ năm 1997
và sau đó tiếp tục phát triển nền kinh tế với chất lượng mới và ở trình độ cao hơn
là các nước Thái Lan và Hàn Quốc.
Với lập luận nền kinh tế thế giới phát triển theo chu kỳ thì trong năm 2009 nền

kinh tế thế giới sẽ xảy ra cuộc khủng hoảng. Trên thực tế, từ tháng 9/2008, thế giới đã

chứng kiến những vụ sụp đổ của những ngân hàng lớn nhất thế giới cùng tình trạng suy
thối tại Mỹ và một số quốc gia phát khác. Bên cạnh đó, tình trạng lạm phát tăng cao,
mất giá đồng nội tệ, tăng trưởng kinh tế suy giảm ở các quốc gia đang phát triển cũng
minh chứng cho nguy cơ khủng hoảng kinh tế tồn cầu đang hiện hữu.
1.1.2 Mục đích, nội dung của gói phải pháp tài chính
Đối mặt với suy giảm kinh tế và nguy cơ khủng hoảng kinh tế, một gói các giải
pháp đồng bộ là rất cần thiết để đưa nền kinh tế thoát khỏi đà suy thoái trước mắt, đồng
thời kích thích nền kinh tế tăng trưởng trở lại, từng bước thúc đẩy nền kinh tế phát triển
bền vững. Mục đích của gói giải pháp tài chính trong ngắn hạn là hỗ trợ về mặt tài

12/128


chính cho các thành phần trong nền kinh tế nhằm chống suy giảm tăng trưởng trong
một giai đoạn nhất định.
Gói giải pháp tài chính có thể nhằm hỗ trợ để tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất và
xuất khẩu (vốn, thị trường, tỷ giá, thuế,…); kích cầu đầu tư và tiêu dùng (đầu tư nhà
nước và doanh nghiệp); thực hiện các chính sách tài chính và tiền tệ (tỷ giá, lãi suất, các
chính sách thuế); tái cấu trúc nhằm làm lành mạnh hóa hệ thống các trung gian tài
chính (sáp nhập, mua lại, cơ cấu lại nợ…). Gói giải pháp tài chính phải được thực hiện
song song với các chính sách an sinh xã hội. Ngồi ra, cơng tác tổ chức điều hành, giám
sát thực hiện và can thiêp của nhà nước cũng rất quan trọng (dự báo nắm chắc tình hình,
các thủ tục (đầu tư XDCB, nhất là đất đai, hồn thuế…).
1.2 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRIỂN KHAI GĨI GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH
1.2.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia triển khai Gói giải pháp
Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính có dấu hiệu từ cuối năm 2007 đầu 2008,
nhiều nước đã thực hiện những gói giải pháp kích thích kinh tế mà chủ yếu là kích cầu
tiêu dùng và tăng chi tiêu chính phủ nhằm đưa đất nước thốt khỏi vịng xốy suy thối
từ Mỹ. Đến giờ, đã có nhiều nước cơng bố và thực hiện các gói giải pháp tài chính
nhằm vực dậy nền kinh tế, tránh rơi vào tình trạng suy thối kinh tế. Các quốc gia từ

Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Á và một số nước trong khu vực Đơng Nam Á đã cơng bố
Gói giải pháp tài chính tại quốc gia mình.
Trong q trình nghiên cứu, nhóm tác giả đề tài đã lựa chọn quốc gia nghiên cứu
chuyên sâu về Gói giải pháp dựa theo một hoặc một số các tiêu chí sau: i) quốc gia có
Gói giải pháp đồng bộ, đã bắt đầu triển khai và đem lại kết quả nhất định được các quốc
gia khác học tập theo; ii) quốc gia trong khu vực có một số đặc điểm kinh tế xã hội
tương tự với Việt Nam. Với nguyên tắc trên, đề tài nghiên cứu giới thiệu kinh nghiệm
một số quốc gia sau:
1.2.1.1 Kinh nghiệm triển khai gói giải pháp của Mỹ

13/128


Xuất phát điểm của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu hiện nay có nguyên
nhân sâu xa từ nước Mỹ, việc sửa chữa sai lầm cũng bắt đầu từ nước này. Quốc hội Mỹ
đã thông qua bản kế hoạch dày 200 trang, trong đó những điểm chính của kế hoạch bao
gồm:
-

Chống khủng hoảng: Bộ Tài chính được sử dụng khoản tiền 700 tỷ USD theo
từng giai đoạn để mua nợ xấu của các tổ chức tài chính. Trong đó, 250 tỷ USD
sẽ được cấp ngay lập tức trong đợt đầu.

-

Tăng trần bảo hiểm tiền gửi: mức tiền bảo hiểm tối đa của FDIC đối với các tài
khoản tiết kiệm của người dân trong các ngân hàng tạm thời tăng từ mức
100.000 USD lên mức 250.000 USD. FDIC cũng tạm thời có quyền vay tiền
khơng hạn chế từ Bộ Tài chính để bù đắp cho khoản tiền bảo hiểm tăng thêm
này.

Điều khoản này nhằm mục đích tăng cường niềm tin của người dân vào hệ thống
ngân hàng và như thế sẽ không ồ ạt đi rút tiền.

-

Bảo vệ người nộp thuế: nếu Chính phủ Mỹ thua lỗ vì trả giá q cao cho các
khoản nợ xấu, đạo luật yêu cầu Tổng thống phải đề xuất một kế hoạch thu hồi
vốn trong trường hợp kế hoạch này thua lỗ trong vòng 5 năm kể từ ngày có hiệu
lực. Bộ Tài chính được phép có cổ phần sở hữu trong các doanh nghiệp tham dự
chương trình

-

Cắt giảm thuế:
 Mở rộng chương trình ưu đãi thuế năng lượng tái sinh đối với các cá
nhân và doanh nghiệp, bao gồm việc chiết khấu thuế đối với việc mua
các tấm pin nhiên liệu mặt trời. Chương trình cắt giảm thuế này có trị giá
17 tỷ USD.
 Tiếp tục gia hạn thêm một số chương trình cắt giảm thuế đã hết hạn,
trong đó có các loại tín dụng thuế nghiên cứu và phát triển dành cho các

14/128


doanh nghiệp và tín dụng thuế cho cá nhân. Chương trình kéo dài 2 năm
này trị giá 42 tỷ USD.
 Kế hoạch cũng bao gồm việc thêm 1 năm nữa người Mỹ không phải nộp
thuế tối thiểu lựa chọn (AMT), loại thuế mà 24 triệu hộ gia đình ở Mỹ sẽ
phải nộp tổng số tiền thuế thu nhập 62 tỷ USD vì sự giàu có của họ.
-


Các quy định kế toán mới: Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC) có thẩm
quyền đình chỉ các tiêu chuẩn kế tốn điều chỉnh theo thị trường – các quy định
đòi hỏi các công ty định giá tài sản của họ tại mức giá thị trường hiện tại, thay vì
giá dự kiến. Các tập đoàn ở Phố Wall đã phàn nàn rằng quy định này là phi thực
tế vì buộc họ phải định giá hàng tỷ USD nợ xấu bất động sản ở mức bèo bọt,
khiến thị trường mất niềm tin nghiêm trọng vào ngành tài chính, làm cho khủng
hoảng thêm trầm trọng.

-

Chương trình bảo hiểm: Bộ Tài chính sẽ thành lập một chương trình bảo hiểm
dành cho các tài sản xấu của các doanh nghiệp với mức phí do các doanh nghiệp
trả dựa trên mức độ rủi ro của tài sản.
 Hạn chế lương thưởng cho các lãnh đạo doanh nghiệp: Lương thưởng cho
các doanh nghiệp bán tài sản hoặc mua bảo hiểm của Chính phủ Mỹ theo
chương trình này sẽ bị hạn chế.

-

Thành lập hai ủy ban giám sát:
 Ủy ban thứ nhất có tên Ủy ban Ổn định Tài chính sẽ bao gồm Chủ tịch
FED, Chủ tịch Ủy ban Giao dịch và Chứng khốn (SEC), Giám đốc Cơ
quan Tài chính Địa ốc Liên bang, Bộ trưởng Bộ Nhà đất và Phát triển đơ
thị, Bộ trưởng Bộ Tài chính.
 Ủy ban thứ hai là một ủy ban của Quốc hội bao gồm 5 thành viên do lãnh
đạo Thượng viện và Hạ viện chỉ định trong số các thành viên của hai
đảng. Ủy ban Ổn định tài chính phải báo cáo lên ủy ban này.

15/128



-

Chi phí: Theo tính tốn của Liên ủy ban về thuế, các điều khoản về thuế trên có
thể khiến thu nhập từ thuế của Chính phủ Mỹ giảm 110 tỷ USD trong vịng 10
năm tới. Hãng tin CNBC thì cho rằng, chi phí cho các điều khoản mới về thuế
trong kế hoạch sẽ là 150 tỷ USD.
Kế hoạch nói trên là hành động can thiệp mạnh nhất của Chính phủ Mỹ vào nền

kinh tế nước này từ Đại khủng hoảng 1929 tới nay. Kế hoạch được đưa ra trong bối
cảnh khủng hoảng tài chính ở Mỹ khiến hàng loạt tập đồn lớn trong ngành tài chính
khơng chỉ ở Mỹ mà cịn ở châu Âu phá sản, bị quốc hữu hóa hoặc thâu tóm.
Sự thắt chặt tín dụng do các ngân hàng mất niềm tin trong việc cho vay đã khiến
kinh tế tồn cầu nói chung, và các nền kinh tế đầu tàu của thế giới nói riêng giảm tốc
mạnh mẽ, thậm chí có nguy cơ rơi vào suy thối.
Kế hoạch này là ý tưởng của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson và Chủ tịch
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED đưa ra ngày 19/9 và đã được Quốc Hội Mỹ thông qua
đầu tháng 10. Sau một tháng thực hiện, Bộ Tài chính Mỹ đã đưa ra quyết định thay đổi
kế hoạch giải ngân gói 700 tỷ USD để giải cứu hệ thống tài chính Mỹ , theo đó Bộ Tài
chính Mỹ sẽ duy trì khoản 250 tỷ USD để mua cổ phiếu của các ngân hàng Mỹ, tiếp tục
bơm tiền vào hệ thống tài chính để hỗ trợ khối này, đồng thời sẽ hỗ trợ thị trường tín
dụng tiêu dùng, bơm vốn cho các khoản vay mua ôtô và cho sinh viên vay.
Tuy nhiên, do khủng hoảng kinh tế diễn ra ở mức trầm trọng nên tác động của
gói kích thích kinh tế và việc cắt giảm lãi suất khơng diễn ra như mong đợi. Trong tâm
của gói kích thích là nâng đỡ cầu tiêu dùng từ khu vực hộ gia đình. Nhưng theo khảo sát
thì phần lớn khoản hoàn thuế TNCN được các cá nhân sử dụng để chi trả các nghĩa vụ
nợ (54%), tiết kiệm (29%). Chỉ 17% số tiền này được các cá nhân sử dụng cho tiêu
dùng. Do vậy việc cắt giảm lãi suất gần tới mức 0 hiện nay chưa tạo được chuyển biến
tích cực trong nền kinh tế.

Tổng thống mới đắc cử của Mỹ đang dự định đề xuất một gói kích thích kinh tế
mới, trị giá khoảng 675 đến 775 tỷ USD. Gói kích thích kinh tế này nhằm mục tiêu tăng

16/128


chi tiêu chính phủ và cắt giảm thuế. Tăng chi tiêu chính phủ sẽ được tập trung vào đầu
tư cơ sở hạ tầng như đường cao tốc, giao thông công cộng, chi bảo hiểm y tế, trợ cấp
thất nghiệp. Chi phí cắt giảm thuế sẽ chiếm khoảng 40% giá trị gói kích thích kinh tế.
trong đó việc hồn thuế cho người lao động và miễn trừ chi phí cho khu vực sản xuất,
kinh doanh nhằm khuyến khích đầu tư, tạo cơng ăn việc làm. Mục đích cuối cùng của
gói kích thích này sẽ nhằm kích thích cầu tiêu dùng bằng cách giảm động cơ tiết kiệm
của khu vực hộ gia đình trên cơ sở hạn chế các bất ổn, rủi ro gắn với thất nghiệp, y tế
cộng đồng. Khuyến khích đầu tư, tạo công ăn việc làm luôn được song hành (dù ở mức
hạn chế hơn), vì chỉ khi nhiều cơng ăn việc làm được tạo ra thì việc kích cầu mới bền
vững.
1.2.1.2 Kinh nghiệm triển khai gói giải pháp của Anh
Cũng nhằm tránh lan rộng của khủng hoảng nhà từ Mỹ, ngay sau khi gói cứu trợ
của Mỹ được công bố, ngày 8/10/2008, Thủ tướng Anh cũng công bố gói cứu trợ của
nước này trị giá 500 tỷ bảng. Gói cứu trợ được đưa ra 48 giờ sau khi chỉ số chứng
khoán hàng đầu của Anh, FTSE100, ghi nhận sự sụt giảm lớn nhất từ năm 1987. Nội
dung kinh phí được phân bổ như sau:
-

50 tỷ bảng dành hỗ trợ các khoản đảm bảo và khoản vay của ngân hàng

-

250 tỷ bảng Chính phủ cam kết đảm bảo các khoản vay liên ngân hàng bằng
cách đảm bảo chúng;


-

200 tỷ bảng được dùng cho các ngân hàng vay vốn ngắn hạn thơng qua các
chương trình thanh khoản đặc biệt của Ngân hàng Anh, hỗ trợ thanh khoản cho
các thị trường. Hỗ trợ các ngân hàng trong kế hoạch tăng vốn thơng qua Quỹ tái
cấp vốn Ngân hàng mới được hình thành, trong đó 25 tỷ bảng sẽ được cung cấp
ngay và thêm 25 tỷ bảng nếu cần thiết.
Tuy nhiên, trong số 500 tỷ bảng, chỉ có 400 tỷ bảng là tiền mặt, 100 tỷ bảng là

các khoản tín dụng ngắn hạn. Nhóm giải pháp này nhằm tránh cho bong bóng cho vay

17/128


của ngân hàng Anh vỡ, củng cố cơ sở vốn của các ngân hàng thương mại và tăng niềm
tin của giới đầu tư.
Bên cạnh đó, Cơ chế Bồi thường Dịch vụ Tài chính Anh (FSCS) đã thực hiện cải
cách chính sách BHTG sau sự đổ vỡ của ngân hàng Northern Rock. Nâng hạn mức bảo
hiểm tiền gửi cho tất cả các khoản tiền gửi ngân hàng từ 35.000 bảng lên 50.000 bảng
từ 7/10/2008 nhằm bảo vệ những người gửi tiền tại nước này và tránh dòng tiết kiệm
chảy tới những nước láng giềng trong khối EU cam kết bảo hiểm tồn bộ cho những
người gửi tiền.
Ngày 24/11/2008, Chính phủ Anh cơng bố gói giải pháp bổ sung trị giá 20 tỷ
bảng bắt đầu thực hiện từ nay đến tháng 4/2010 để khuyến khích tiêu dùng và giảm tốc
độ suy thối. Nguồn vốn huy động cho gói cứu trợ này được trích từ 2 nguồn trái phiếu
chính phủ và tăng thuế thu nhập đối với người giàu từ 40-45% từ năm 2011. Trong đó,
một khoản 3 tỷ bảng sẽ được dành cho các dự án chi tiêu công lớn như nâng cấp hệ
thống đường sá, trường học, nhà ở...
1.2.1.3 Kinh nghiệm triển khai gói giải pháp của Malaysia

Chính Phủ Malaysia đưa ra gói giải pháp kích thích kinh tế trị giá 7 tỷ Ringit
(2,2 tỷ USD) trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang rơi vào suy thoái mạnh mẽ hồi
đầu tháng 10/2008. Malaysia - nước vốn được xem là khá phụ thuộc vào kinh tế Mỹ là nước đầu tiên tại Đơng Nam Á nhắc đến gói giải pháp kinh tế. Mục đích của gói giải
pháp kích thích kinh tế này của Malaysia là củng cố và kích thích tăng trưởng kinh tế,
gây dựng niềm tin trong công chúng ở thời điểm thách thức suy thoái kinh tế là lớn nhất
đối với nước này kể từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á cách đây một thập kỷ.
Chính phủ Malayxia nhấn mạnh những biện pháp mạnh mẽ sẽ được thực hiện để
khẳng định Chính phủ quan tâm lớn đến phúc lợi xã hội và quyền lợi của người dân
cũng như thúc đẩy niềm tin khối doanh nghiệp tư nhân. Các mục tiêu của gói giải pháp
kinh tế theo đó sẽ bao gồm cải thiện môi trường kinh doanh khối tư nhân; tăng cường
phúc lợi xã hội.

18/128


Điểm đặc biệt là khoản tiền dùng cho giải pháp kích thích kinh tế này được thu
từ các khoản tiết kiệm có nguồn gốc từ hoạt động cắt giảm trợ cấp nhiên liệu mà nước
này đã phải bỏ ra khá nhiểu tiền trong một thời gian dài khi giá dầu trong nước liên tục
gia tăng. Bên cạnh đó Chính phủ Malaysia cũng sẽ thực thi chính sách mở rộng điều
hành linh hoạt và mở rộng tiền tệ và thực thi một số dự án tác động lớn làm thay đổi
nền kinh tế.
Khoản tiền 7 tỷ Ringit được chi cho gói giải pháp sẽ được phân bổ:
-

1,2 tỷ giúp người dân đang gặp khó khăn về nhà ở được xây dựng và sửa chữa.
Tổng số có 25.000 căn hộ giá trung bình và thấp sẽ được trao cho những đối
tượng này. 600 triệu sẽ được dùng vào kênh hỗ trợ các dự án nhỏ trong lĩnh vực
điện đường trường trạm, cầu cống.

-


500 triệu dùng hỗ trợ trường học, bệnh viện, đường xa ở khu vực thành thị

-

500 triệu hỗ trợ khu vực nông thôn

-

300 triệu sẽ được phân bổ cho quỹ cải thiện kỹ năng cho người lao động theo
nhu cầu của doanh nghiệp.

-

Một khoảng tiền lớn trị giá 1,5 tỷ ringit sẽ được sử dụng để lập quỹ đặc biệt hỗ
trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân nhằm cải thiện môi trường đầu tư và hỗ trợ
các doanh nghiệp này được vay vốn.

-

200 triệu sẽ được phân bổ cho chương trình hỗ trợ thanh niên và thành lập các cơ
sở kinh doanh mới quy mô nhỏ và vừa.
Các hoạt động dự kiến triển khai thuộc phạm vi gói kích thích tăng trưởng tập

trung chủ yếu vào các dự án phát triển, cải thiện doanh nghiệp tư nhân trong ngành
công nghiệp xi măng, sắt thép xây dựng và ngành sản xuất vốn đã bị chậm phát triển và
cạnh tranh khiến cho mờ nhạt trong thời gian qua.

19/128



Với gói giải pháp kích thích kinh tế này, Chính phủ sẽ cho phép các cá nhân và
các công ty nước được mua bất động sản trị giá từ 500.000 ringit và cao hơn nữa mà
không phải chờ sự phê duyệt của Ủy ban Đầu tư nước ngoài cho các mục đích sử dụng
cá nhân.
1.2.1.4 Kinh nghiệm Nhật Bản
Nhật Bản đã thực hiện 2 gói giải pháp tài chính tháng 8 và tháng 10:
Cuối tháng 8/2008, Nhật Bản cũng đã cơng bố một chương trình kích thích cả
gói trị giá 11.700 tỷ yên (khoảng 110 tỷ USD) nhằm đối phó với tình trạng giá năng
lượng và ngun liệu thơ tăng cao.
-

Gói hỗ trợ này chủ yếu tập trung vào các biện pháp hỗ trợ tài chính cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản, hiện đang bị tác động mạnh bởi giá
xăng dầu và giá lương thực tăng cao. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thuộc diện
này đang phải đối mặt với khủng hoảng tín dụng do các ngân hàng hạn chế cho
vay vì lo ngại các doang nghiệp này bị phá sản.
Kế hoạch này bao gồm cả những biện pháp giúp đỡ người tiêu dùng, các công ty

và người nơng dân đối phó với chi phí nhiên liệu cao và cuộc khủng hoảng tài chính.
Với những biện pháp có liên quan đến cho vay chiếm tỷ lệ rất lớn trong gói kinh tế
11.700 tỉ n này, dự kiến chính phủ Nhật Bản sẽ phải tăng chi ngân sách thêm 2.000 tỉ
yên. Nhật cũng xem xét khả năng giảm thuế thu nhập.
Trong khoản kích thích kinh tế cả gói, 400 tỷ Yên sẽ được sử dụng để thúc đẩy
chương trình bảo đảm tín dụng của Chính phủ nhằm tăng quỹ cho các doanh nghiệp vừa
và nhỏ, hiện chiếm khoảng 99% tổng số doanh nghiệp ở Nhật Bản.
-

Gói kích thích kinh tế lần thứ 2 trị giá 26.900 tỷ yên (khoảng 274 tỷ USD) của
Nhật được công bố ngày 30/10/2008 nhằm ngăn chặn những tác động tiêu cực

của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu đối với đời sống của người dân nước
này.

20/128



×