Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Quản lý nhà nước về du lịch từ thực tiễn tỉnh ninh bình ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.38 KB, 84 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ HÒA

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TỪ
THỰC TIỄN TỈNH NINH BÌNH

Chuyên ngành: Luật hiến pháp và Luật hành chính
Mã số : 8380102

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG MINH ĐỨC

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

PHẠM THỊ HÒA


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH .............................................................................. 9
1. 1. Khái quát chung về quản lý nhà nước về du lịch ........................................ 9
1.2. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch ....................................................... 22
1.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về du lịch ............................... 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH Ở
TỈNH NINH BÌNH .......................................................................................... 31
2.1. Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội ở tỉnh Ninh
Bình và những tiềm năng, thế mạnh du lịch của tỉnh ....................................... 31
2.2. Thực tiễn quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Ninh Bình hiện nay ............ 43
2.3. Đánh giá về quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Ninh Bình ...................... 51
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TỪ THỰC TIỄN TỈNH NINH BÌNH ........... 64
3.1. Quan điểm về quản lý nhà nước phát triển du lịch .......................................... 64
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường quản lý nhà nước về du
lịch ở tỉnh Ninh Bình ......................................................................................... 66
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 79


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, những năm qua, ngành du lịch
thế giới nói chung, ngành du lịch Việt Nam nói riêng tiếp tục đà tăng trưởng bền
vững và khẳng định vai trò quan trọng trong việc đóng góp trở lại vào sự phát
triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm và thúc đẩy thương mại, đầu tư, phát triển cơ
sở hạ tầng... Do đó, du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của
nhiều quốc gia, các vùng lãnh thổ, và Việt Nam hiện nay cũng không phải ngoại
lệ. Trong thời gian gần đây, hàng năm tổng thu từ khách du lịch của Việt Nam
ngày càng tăng, thậm chí doanh thu từ du lịch năm 2000 (17,4 nghìn tỷ đồng)

cho đến năm 2016 đạt 382,6 nghìn tỷ đồng.
Tỉnh Ninh Bình là tỉnh có rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng và hấp dẫn,
với nhiều tài nguyên vật thể, phi vật thể thuộc các thể loại chính như: Tự nhiên,
văn hóa/lịch sử...Các địa điểm nổi tiếng có thể được kể đến như Tam Cốc - Bích
Động, rừng quốc gia Cúc Phương, quần thể Tràng An, khu bảo tồn thiên nhiên
đất ngập nước Vân Long... Đặc biệt, quần thể danh lam thắng cảnh Tràng An
hiện là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới do UNESCO công nhận. Tỉnh còn
có nhiều điểm tham quan văn hóa, đem đến những trải nghiệm về văn hóa và
lịch sử cho du khách như Cố đô Hoa Lư, Nhà thờ đá Phát Diệm, chùa Bái Đính,
phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn... Đây chính là những điều kiện rất tốt cho
việc hình thành và phát triển những khu du lịch trọng điểm, có sức hấp dẫn và
thu hút đối với nhiều du khách trong và ngoài nước.
Với thế mạnh đó trong những năm qua, Ninh Bình đã tập trung vào phát
triển du lịch đồng bộ trên cả ba nội dung: Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển chất
lượng cũng như sản phẩm du lịch và xây dựng hệ thống đội ngũ nhân viên ngành
du lịch chuyên nghiệp hơn.
Tuy nhiên, dù được thiên nhiên ưu đãi, đồng thời có tiềm năng lớn để trở
thành một vùng hấp dẫn, là nguồn thu đóng góp vào ngân sách địa phương
1


nhưng thực tế, kết quả của hoạt động du lịch đạt được chưa tương xứng, hiện
nay vẫn còn đứng ở vị trí khá khiêm tốn so với các tỉnh ở miền Bắc nói riêng và
du lịch cả nước nói chung. Nguyên nhân dễ thấy đó chính là chất lượng dịch vụ
chưa cao, số lượng khách lưu trú đặc biệt là khách quốc tế còn ít, doanh số kinh
doanh du lịch còn khiêm tốn... Thêm vào đó, tỉnh còn có quá ít các khu nghỉ
dưỡng, khách sạn, khu vui chơi giải trí cao cấp đạt chuẩn quốc tế. Về quản lý
nhà nước, các ban ngành còn đang lúng túng, thực hiện kém hiểu quả, thiếu sáng
tạo, thiếu dứt khoát ở tất cả các khâu, đặc biệt là công tác truyền thông, quảng bá
du lịch, quản lý các cơ sở, quản lý chất lượng, uy tín còn chưa cao...

Tất cả những hạn chế nêu trên đang cản trở sự phát triển của ngành du
lịch tỉnh Ninh Bình, điều này dù chủ quan hay khách quan cũng đều xuất phát từ
sự yếu kém, thiếu nhanh nhạy trong công tác quản lý nhà nước về du lịch. Thực
tiễn này đòi hỏi phải có nhiều công trình nghiên cứu hơn nữa để đi sâu, đi rộng
vào việc tìm ra những giải pháp, những bước đi đúng đắn thúc đẩy vai trò của
quản lý nhà nước về du lịch, giúp tỉnh Ninh Bình có thể tận dụng được tối đa
những lợi thế của mình, trở thành điểm đến, điểm khám phá được nhiều du
khách lựa chọn, tìm đến hơn nữa.
Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về du lịch từ
thực tiễn tỉnh Ninh Bình” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Du lịch và quản lý nhà nước về du lịch là vấn đề được rất nhiều chuyên gia,
nhà khoa học và cả các nhà quản lý quan tâm nghiên cứu. Tại Việt Nam, đã có
một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực này ở nhiều cấp độ khác nhau:
- “Phát triển nhân lực ngành Du lịch Thủ đô và các địa phương phụ cận”Báo cáo tham luận Hội thảo quốc gia lần II "Đào tạo nhân lực du lịch theo nhu
cầu xã hội" tháng 11/2011 của ThS. Mai Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch Hà Nội. Trong Báo cáo tham luận của mình, ông đã tập
trung vào lĩnh vực quản lý nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực ngành du
lịch ở Hà Nội, và nghiên cứu rộng ra địa bàn xung quanh Hà Nội như một mạng
2


lưới liên kết vùng mà tâm điểm là Hà Nội. Tác giả vừa là người nghiên cứu đồng
thời vừa là nhà quản lý với cương vị Phó Giám đốc Sở Văn hóa – thể thao và du
lịch thành phố Hà Nội đã đưa ra những nhận định, đánh giá dựa trên sự kết hợp
giữa nhãn quan khoa học và những kinh nghiệm thực tiễn mà ông tích lũy được
trong quá trình công tác về nhu cầu, thực trạng, xu hướng phát triển nguồn nhân
lực cho ngành kinh tế du lịch của Thủ đô và các vùng phụ cận, từ đó đưa ra
những giải pháp nhằm góp phần từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ nhân
lực này trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng. Ninh Bình cũng là

một tỉnh được nhắc đến trong công trình nghiên cứu này, và quản lý nhà nước
tỉnh Ninh Bình cũng cần kết hợp với những tỉnh lân cận để có những bước phát
triển một cách thống nhất, bền vững.
- Trịnh Đăng Thanh (2004) “Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt
động du lịch ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh. Công trình này nêu lên cơ sở lý luận của sự cần thiết
phải quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch và thực trạng
quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam trong thời
gian tới và các giải pháp nhằm hoàn thiện việc quản lý đó. Tuy nhiên, tác giả
chưa nghiên cứu toàn diện vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch nói
chung và ở từng địa phương nói riêng. Ninh Bình là một tỉnh của Việt Nam. Do
đó, để đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường quản lý nhà nước
về du lịch của tỉnh Ninh Bình nói riêng cũng cần phải căn cứ vào thực trạng và
giáp pháp chung ở Việt Nam nói chung, phải đi từ cái chung đến cái riêng.
- Trần Xuân Ảnh (2007) “Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thị
trường du lịch”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 132. Cũng như tên đề tài, tác giả
bài viết này đi sâu vào nghiên cứu và đề ra những giải pháp tăng cường quản lý
nhà nước về thị trường du lịch. Những giải pháp mà tác giả đưa ra là những
tham khảo quý báu để đưa ra những giải pháp cho quản lý nhà nước về du lịch ở
tỉnh Ninh Bình.

3


- Đỗ Thị Nhài (2008), “Hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh
nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội” - Luận văn Thạc sỹ Du lịch học Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đã hệ thống
hóa một số cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch và doanh
nghiệp du lịch; nghiên cứu tập trung thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối
với doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở Hà Nội hiện nay dưới các góc độ: tổ chức

bộ máy quản lý nhà nước, tổ chức các doanh nghiệp du lịch, thực trạng hoạt động
quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch. Trên cơ sở đó đưa ra những đánh
giá về thuận lợi, khó khăn, thời cơ, thách thức và giải pháp, kiến nghị về chính
sách vĩ mô đối với các cấp có thẩm quyền từ Trung ương đến chính quyền và các
ban ngành của Thành phố Hà Nội.
- Nguyễn Minh Đức (2007), “Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương
mại, du lịch tỉnh Sơn La trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Luận
án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Đây là một công
trình nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch ở một
địa phương cụ thể. Luận án đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm làm rõ
chức năng, nhiệm vụ; đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm góp phần đổi mới
và nâng cao trình độ quản lý nhà nước về thương mại, du lịch ở tỉnh Sơn La.
Tuy nhiên, tác giả chỉ nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động thương
mại, du lịch thuộc khu vực Tây Bắc Bộ, bao gồm các tỉnh miền núi, trong đó có
tỉnh Sơn La, có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa, tiềm năng phát triển
du lịch khác nhiều so với khu vực Đông Bắc Bộ, trong đó có tỉnh Ninh Bình.
- Nguyễn Thị Thanh Hiền (1995) “Quản lý nhà nước về du lịch trong

giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ khoa học
kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn đã phân tích đặc
điểm, vai trò của ngành du lịch trong giai đoạn đầu phát triển nền kinh tế thị
trường Việt Nam, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về du lịch nói chung và
đề xuất những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về
du lịch. Tuy nhiên, tác giả chưa nghiên cứu vấn đề quản lý nhà nước về du lịch
4


ở một địa phương cụ thể.
- Nguyễn Văn Mạnh (2007), “Để du lịch Việt Nam phát triển nhanh và bền
vững sau khi gia nhập WTO”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 115. Bài viết này

nghiên cứu về tình hình phát triển của ngành du lịch không chỉ ở phạm vi quốc
gia mà cả trên phạm vi thế giới. Tác giả nhấn mạnh ngành du lịch là ngành kinh
tế đi tắt và đón đầu để đuổi kịp trình độ các nước trong khu vực, rút ngắn khoảng
cách và chống tụt hậu nhanh nhất. Đồng thời, tác giả đưa ra những giải pháp cần
thiết để Việt Nam – khi đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO – phát triển
nhanh và bền vững trong điều kiện phải thực hiện tốt các cam kết với WTO. Có
thể thấy rằng, hội nhập phát triển là quá trình tất yếu của sự phát triển. Do đó,
quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Ninh Bình cũng cần phải phát triển sao cho
đảm bảo thực hiện tốt các cam kết quốc tế.
- TS. Đỗ Thanh Hoa (2005) “Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt
động tuyên truyền, quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch quốc
tế trọng điểm”, Đề tài cấp nhà nước, Viện nghiên cứu phát triển du lịch. Công
trình này tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp và lộ trình thực hiện đẩy
mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam đến 2010 tại một số thị
trường du lịch quốc tế trọng điểm nhằm thu hút nhiều thị phần khách du lịch từ
các thị trường này.
- Ths. Lê Văn Minh (2006), “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát
triển khu du lịch”, Đề tài cấp bộ, Viện nghiên cứu phát triển du lịch. Tác giả đã
xây dựng và đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm khuyến khích và thu hút đầu tư
ban đầu để phát triển các khu du lịch (không đi sâu nghiên cứu các giai đoạn
kinh doanh sau đầu tư), khai thác sử dụng có hiệu quả và bảo tồn các nguồn tài
nguyên ở các khu du lịch, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tăng thời
gian lưu trú của khách và khắc phục tính mùa vụ trong hoạt động du lịch.
Đối với tỉnh Ninh Bình nói riêng, cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu
về quản lý nhà nước về du lịch ở những khía cạnh khác nhau, cụ thể:

5


- Tạ Minh Phương (2006) “Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh

Ninh Bình, thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính
trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Đề tài đã nghiên cứu cơ sở khoa học phát triển du lịch
sinh thái, chỉ ra những yêu cầu cơ bản đối với phát triển du lịch sinh thái trong
điều kiện kinh tế thị trường nói chung và ở tỉnh Ninh Bình nói riêng; Đánh giá
tiềm năng và phân tích một số yếu tố tác động đến phát triển du lịch sinh thái;
Đề xuất một số giải pháp cơ bản phát triển du lịch sinh thái ở Ninh Bình.
- “Hướng đột phá phát triển du lịch Ninh Bình trong Vùng Đồng bằng sông
Hồng và duyên hải Đông bắc”, Than luận tại Hội thảo: “Ninh Bình - 20 năm đổi
mới và phát triển”, tại thành phố Ninh Bình ngày 25/7/2012, website
www.itdr.org.vn thứ tư, 22 tháng 8 năm 2012, 7:00 của Viện nghiên cứu phát
triển du lịch. Bài viết tập trung vào đánh giá sơ lược về hiện trạng du lịch và
quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Ninh Bình, qua đó, đánh giá chung và đưa ra
những hướng đột phá để phát triển du lịch.
- Lâm Thị Hồng Loan (2012), “Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở
tỉnh Ninh Bình”, Luận văn thạc sĩ ngành Kinh tế chính trị, Trung tâm đào tạo,
bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị. Tác giả đề xuất các giải pháp phát triển
du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Ninh Bình.
Khác với các nghiên cứu trên, bài luận văn này sẽ nghiên cứu công tác quản
lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thời gian gần đây nhất từ
2013 tới 2017, một cách trực diện và toàn diện nhất, tức là chúng ta đề cập một
cách trực tiếp và đầy đủ về thực trạng công tác quản lý nhà nước từ trung ương
đến các cấp ủy, chính quyền, ban ngành, đoàn thể của tỉnh Ninh Bình và hệ quả
của nó trên tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế du lịch của tỉnh và ở các cấp
độ từ chung đến riêng, từ vĩ mô đến vi mô, cả ngắn hạn và dài hạn. Đây cũng
chính là điểm mới của luận văn này so với các công trình, đề tài khoa học từ
trước tới nay.

6



3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Phân tích về lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Ninh
Bình, đề xuất những giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du
lịch trên địa bàn tỉnh nhằm khắc phục những tồn tại, phát huy những hạn chế,
thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển nhanh và bền vững, đáp ứng nhu cầu
của thời kì đổi mới hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận văn xác định có những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu lý luận về quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
- Phân tích thực trạng phát triển hoạt động du lịch ở tỉnh Ninh Bình từ năm
2013 đến nay
- Phân tích quan điểm và đề xuất những giải pháp đổi mới và hoàn thiện
quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Ninh Bình, nhằm khai thác có
hiệu quả lợi thế, tiềm năng ngành du lịch của tỉnh đến năm 2030.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý nhà nước về hoạt động du
lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Tỉnh Ninh Bình, đồng thời khái quát một số điểm tổng
quát về quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn cả nước.
Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu quản lý nhà nước về du lịch từ thực
tiễn tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Cơ sở lý luận của luận văn dựa trên chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh; chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển

7



kinh tế, thể hiện trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng; các văn
bản pháp luật đã ban hành.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu như: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử.
Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp hệ
thống, đánh giá, dự báo, so sánh và phương pháp luật học.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Góp phần hệ thống hóa, làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về
quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch.
- Phân tích, đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động du
lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn từ 2013 đến 2017 về cả những
ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân.
- Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối
với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2030.
- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan và
các cá nhân trong việc nghiên cứu hoạc định chính sách phát triển du lịch nói
chung và du lịch tỉnh Ninh Bình nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần chung là phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục... thì nội dung chính của luận văn được kết cấu như sau:
CHƯƠNG 1. Những vấn đề lý luận chung về quản lý nhà nước về du lịch
CHƯƠNG 2. Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Ninh Bình
CHƯƠNG 3. Quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường quản
lý nhà nước về du lịch

8



CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH
1. 1. Khái quát chung về quản lý nhà nước về du lịch
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại du lịch
1.1.1.1. Khái niệm du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến ở
mọi quốc gia. Tuy nhiên, do bối cảnh về không gian, thời gian khác nhau hoặc
dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người, mỗi thời đại, mỗi tổ chức lại
có một các hiểu khác nhau về du lịch. Theo nghĩa chung nhất, “Du lịch” được
hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm người rời khỏi chỗ ở của
mình trong khoảng thời gian nhất định đến một nơi nào đó để nghỉ ngơi, giải trí
hay chữa bệnh [12, tr17].
Thuật ngữ du lịch bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: Tonos nghĩa là đi một vòng.
Thuật ngữ này được đưa vào hệ ngữ La Tinh thành Turnur và sau đó thành Tour
trong tiếng Pháp với nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi. Theo Robert
Langquar (1980), từ Tourism (Du lịch) lần đầu tiên được sử dụng trong tiếng
Anh vào khoảng năm 1800 và được quốc tế hóa, nhiều nước đã sử dụng trực tiếp
mà không dịch nghĩa. Trong tiếng Việt, thuật ngữ du lịch là một từ gốc Hán Việt, tạm hiểu là đi chơi, trải nghiệm [29, tr 17].
Ngày nay, khi du lịch phát triển mạnh, trở thành lĩnh vực không thể thiếu
trong đời sống con người (từ giữa thế kỉ XX đến nay), người ta đưa ra những
khái niệm cụ thể hơn về du lịch. Có quan niệm cho rằng: Du lịch là một hoạt
động của dân cư trong thời gian dỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm
thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển
thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức - văn hóa hoặc thể thao kèm
theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa [29, tr15].
Định nghĩa du lịch còn được hiểu như sau:
9



Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full














×