Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố vinh, tỉnh nghệ an ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.8 KB, 90 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG VĂN SƠN

TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI
CHO SỨC KHOẺ CỦA NGƯỜI KHÁC THEO PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ VINH,
TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG VĂN SƠN

TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI
CHO SỨC KHOẺ CỦA NGƯỜI KHÁC THEO PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ VINH,
TỈNH NGHỆ AN
Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. NGUYỄN NGỌC CHÍ

HÀ NỘI – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa
học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào.
Tác giả luận văn

Hoàng Văn Sơn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VỀ TỘI CỐ Ý GÂY
THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHOẺ CỦA
NGƯỜI KHÁC THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM.................... 8
1.1. Khái niệm về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác .................................................................................................. 8
1.2. Sự cần thiết và ý nghĩa việc quy định tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại sức khoẻ cho người khác .............................................................. 12
1.3. Những quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức
khoẻ cho người khác trong Luật hình sự một số nước trên thế giới ............... 15
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ
TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO
SỨC KHOẺ CỦA NGƯỜI KHÁC .............................................................. 18
2.1. Quá trình phát triển của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khoẻ của người khác trong luật hình sự Việt Nam ............................ 18

2.2. Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi) về tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ........................... 26
Chương 3: THỰC TIỄN THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC
GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHOẺ CỦA NGƯỜI KHÁC ....................... 58
3.1. Thực tiễn việc áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở
thành phố Vinh,tỉnh Nghệ An ......................................................................... 58
3.2. Các giải pháp nhằm áp dụng đúng quy định của Bộ luật Hình sự về
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ....... 68
KẾT LUẬN .................................................................................................... 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 82


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

XHCN

:Xã hội chủ nghĩa

BLHS

: Bộ luật Hình sự

BLTTHS

: Bộ luật Tố tụng hình sự

CTTP


: Cấu thành tội phạm

CYGTT

: Cố ý gây thương tích

HĐTP

: Hội đồng thẩm phán

TAND

: Tòa án nhân dân

THTT

: Tiến hành tố tụng

TNHS

: Trách nhiệm hình sự

VKSND

: Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC

: Viện kiểm sát nhân dân tối cao



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Số liệu, tỷ lệ tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác với tội phạm nói chung ..................................... 60
Bảng 3.2: Số liệu, tỷ lệ tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác với các tội về trật tự trị an nói chung................ 60
Bảng 3.3: Kết quả truy tố tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác theo từng khoản cụ thể ............................... 63
Bảng 3.4: Hình phạt được áp dụng đối với các bị cáo bị xét xử về tội cố
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ..... 65


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề bảo vệ con người tạo dựng một xã hội trong sạch và lành mạnh
đảm bảo cho sự phát triển của xã hội, của đất nước là nhiệm vụ cấp bách
trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt bảo vệ con người gắn với việc bảo vệ sức
khoẻ và tính mạng được coi là nhân tố quan trọng hàng đầu, trong điều kiện
nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển do công cuộc đổi mới cũng như hội
nhập quốc tế, giao lưu kinh tế với các nước trên thế giới thì tình hình tội phạm
ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp. Theo đó quyền con người luôn được
pháp luật bảo hộ, nhất là quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ,
danh dự và nhân phẩm. Tại Điều 20 Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: Mọi người
có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ,
danh dự và nhân phẩm. Chính vì thế mà các cơ quan bảo vệ pháp luật đã luôn
tích cực đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ,
danh dự, nhân phẩm của con người và đặc biệt là các hành vi phạm tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người khác và được quy định
rất sớm trong pháp luật hình sự ở nước ta

Cùng với tình hình đổi mới và đi lên chung của đất nước, Thành phố
Vinh, tỉnh Nghệ An - là một trong những trung tâm văn hoá chính trị của khu
vực miền Trung, đạt được nhiều thành tựu to lớn, ngày càng khẳng định được
vị trí của mình, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tuy nhiên kéo
theo đó cũng nảy sinh sự phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc, sự tha hoá
về đạo đức, lối sống, sự xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội cũng như các loại tội
phạm như về trộm cắp, cướp giật, ma tuý, mại dâm, các tội xâm phạm sức
khoẻ, danh dự nhân phẩm của người khác, trong đó có tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người khác có chiều hướng gia tăng, xâm
phạm trực tiếp tới khách thể được Pháp luật hình sự bảo vệ đó là tính mạng
sức khoẻ của con người. Hậu quả mà tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
1


hại cho sức khỏe của người khác là rất lớn, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới
sức khỏe của người bị hại, ảnh hưởng tới tình hình trật tự, an ninh của xã hội.
Bên cạnh đó thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội cố
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác còn có nhiều
vướng mắc, nhiều vụ án rất khó trong việc điều tra,truy tố dễ dẫn đến hiện tượng
oan sai, bỏ lọt tội phạm. Quy định của pháp luật hình sự, xét xử về loại tội này
còn chưa thống nhất, còn nhiều bất cập.
Do đó, việc nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam
hiện hành về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác không những có ý nghĩa lý luận - thực tiễn và pháp lý quan trọng
mà còn là vấn đề mang tính cấp thiết. Đây cũng chính là lý do mà tác giả chọn
nghiên cứu đề tài "Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của
người khác theo pháp luật hình sự Việt nam từ thực tiễn Thành phố Vinh,
tỉnh Nghệ An” làm luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

không phải là vấn đề mới mẻ, đã có khá nhiều sách, công trình nghiên cứu, các
bài viết đăng trên các tạp chí pháp lý đề cập đến loại tội phạm này. Tuy nhiên,
hiện nay tội phạm này là một trong các vấn đề nóng trong xã hội, diễn biến với
tính chất ngày càng phức tạp nên đã được nhiều nhà khoa học Luật gia đề cập,
nghiên cứu ở nhiều hình thức, mức độ, khía cạnh khác nhau nhưng các công
trình nghiên cứu này chủ yếu tiếp cận ở các góc độ khái quát chung nhất hoặc
dưới góc độ so sánh tội phạm này với các loại tội phạm khác trong cùng chương
hoặc các công trình nghiên cứu đó nghiên cứu tại thời điểm áp dụng BLHS cũ,
đã gần hết hiệu lực, phạm vi bài viết thuộc các địa phương khác nhau như:
Trong các giáo trình luật hình sự như: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam
của Đại học Luật Hà Nội năm 2008; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần
các tội phạm cụ thể của Trung tâm đào tạo từ xa Đại học Huế; Giáo trình Luật
2


hình sự Việt Nam phần các tội phạm cụ thể của Khoa luật Đại học quốc gia
Hà Nội năm 2005; Trong các công trình nghiên cứu khoa học về luật hình sự;
Các tập bình luận khoa học về luật hình sự...
Các công trình nghiên cứu đối với tội danh này như các bài viết trong các
luận văn thạc sỹ, tiến sỹ của một số tác giả: Luận văn thạc sỹ Luật học về
“Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo
pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Phước” của tác giả Tô
Ngọc Đường - Học viện khoa học xã hội, năm 2011; Luận án tiến sĩ luật học “
Đấu tranh phòng, chống tội CYGTT trên địa bàn tỉnh Thái Bình” của tác giả
Phạm Thị Mỹ Hương - Học viện khoa học xã hội năm 2016; Luận văn thạc sỹ
Luật học về “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình”
của tác giả Trần Cẩm Thanh - Học viện khoa học xã hội, năm 2016 và “Tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo pháp
luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hải Phòng” của tác giả Nguyễn

Thị Hoà - Viện khoa học xã hội, năm 2016...
Ngoài các công trình nghiên cứu nêu trên, còn rất nhiều bài viết trên các tạp
chí chuyên ngành, như Tạp chí Kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao,
Tạp chí Tòa án nhân dân, trên rất nhiều số đã đề cập đến loại tội này trên nhiều
góc độ, khía cạnh khác nhau như bài viết của tác giả: Nguyễn Văn Dũng, Bàn về
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại
điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Tạp chí Tòa
án nhân dân, số 1/2018; Đỗ Đức Hồng Hà, Các quan điểm chung quanh quy
định về chuẩn bị tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 7 (335)/2017; Nguyễn
Thanh Bình “ Một số giải pháp, kiến nghị nhằm phòng, chống tội cố ý gây
thương tích trên địa bàn huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang”, tạp chí kiểm sát số 7
(4/2010); bài viết của tác giả Đỗ Đức Hồng Hà “Các quan điểm chung quanh
3


quy định về chuẩn bị phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khoẻ của người khác”, tạp chí nghiên cứu lập pháp số 07 (4/2017); hay bài viết
của Đại tá, PGS.TS. Bùi Văn Thịnh và ThS Vũ Bá Xiêm “Một số quy định của
pháp luật liên quan đến việc xác định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khoẻ của người khác theo Điều 104 BLHS”, tạp chí TAND kỳ II số 18
(9/2014); Nguyễn Anh Tuấn, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong Bộ luật
hình sự năm 1999, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 7 (321)/2007; Trần
Nguyên Quân, Một số vấn đề cần chú ý khi áp dụng các tình tiết định khung
tăng nặng của tội cố ý gây thương tích, Tạp chí Kiểm sát số 1/2014; Nguyễn
Nông, Phân biệt tội "giết người" với tội "cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác" trong trường hợp dẫn đến chết người, Tạp
chí Kiểm sát, số 21/2005….
Các công trình nghiên cứu trên đã đạt được những thành tựu nhất định

trong công cuộc nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành, đánh giá,
nhận xét những điểm mà nhà làm luật đã làm được trong thời gian vừa qua để từ
đó có thể đi đến việc áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng; đánh
giá những bất cập, hạn chế mà cơ quan tiến hành tố tụng chưa làm được; hay
những quan điểm của cơ quan tiến hành tố tụng gặp khó khăn trong việc áp dụng
pháp luật,… Tuy nhiên, mỗi vùng miền lại có những đặc thù về kinh tế, văn
hóa, xã hội dẫn đến tình hình tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác ở mỗi nơi là khác nhau. Đặc biệt thành phố
Vinh, Nghệ An – thành phố có vị trí quan trọng ở miền Trung sẽ mang đến
góc nhìn mới mẻ hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn hướng đến việc nghiên cứu làm sáng tỏ các quy định của
pháp luật về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
4


khác theo luật hình sự Việt Nam và việc áp dụng quy định này trong thực tiễn
trên địa bàn thành phố Vinh, Nghệ An, từ đó xác định những bất cập để đưa
ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác cũng như đề xuất những giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định Bộ luật hình sự
năm 2015 về tội phạm này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, trong quá trình thực hiện đề tài tác giả luận
văn đặt cho mình các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phân tích làm rõ vấn đề lý luận chung của tội CYGTT hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam.
- Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử phát triển của tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong luật Hình sự Việt Nam từ

thời kỳ trước Cách mạng tháng 8 cho đến nay, làm rõ khái niệm, quy định của
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong
bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi.
- Nghiên cứu thực tiễn xử lý tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khoẻ của người khác theo quy định của BLHS năm 1999 trên địa
thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trong thời gian 05 năm (từ năm 2013 đến
2017). Từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể góp phần nâng cao chất lượng truy tố
loại tội phạm này trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta
hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận chung và
thực tiễn áp dụng về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác cụ thể: khái niệm, ý nghĩa của việc quy định tội phạm này,
các dấu hiệu pháp lý, cũng như thực tiễn áp dụng đối với tội cố ý gây thương
5


tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định của pháp
luật Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung đề tài thực hiện trong phạm vi của chuyên ngành luật hình sự
và tố tụng hình sự về tội cố ý gây thưng tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
người khác quy định tại Điều 104 BLHS 1999 và Điều 134 BLHS 2015, sửa đổi.
Đề tài tập trung nghiên cứu các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn của thành phố Vinh, tỉnh Nghệ
An từ năm (2013-2017).
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn giải quyết các nội dung khoa học của đề tài dựa trên quan điểm
của chũ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các đường lối, chủ trương,

chính sách của Đảng; các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành về
công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay.
Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân
tích tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp khảo sát, thực
tiễn; phương pháp thống kê số liệu tổng kết hàng năm trong các báo cáo của
Viện kiểm sát và các tài liệu vụ án hình sự trong thực tiễn để hoàn thành các
nhiệm vụ mà luận văn đã đặt ra.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài góp phần hoàn thiện nội dung quy định của Điều 104 BLHS năm
1999 (về nhóm các tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác). Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa và đấu
tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng ở Việt Nam; giữ gìn an ninh
chính trị và trật tự an toàn xã hội. Nâng cao chất lượng truy tố loại tội này nói
chung và ở thành phố Vinh, Nghệ An nói riêng.
6


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full















×