Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Vai trò của tổ chức công đoàn đối với công nhân lao động tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước ở thành phố tây ninh, tỉnh tây ninh ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (939.08 KB, 96 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN THUẬN

VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN
LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƢỚC Ở
THÀNH PHỐ TÂY NINH, TỈNH TÂY NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN THUẬN

VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN
LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƢỚC Ở
THÀNH PHỐ TÂY NINH, TỈNH TÂY NINH

Ngành: Xã hội học
Mã số: 8 31 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. BÙI THỊ THANH HÀ

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân. Các
số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực
hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã
được chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên

Nguyễn Văn Thuận


LỜI CẢM ƠN
Đề tài luận văn thạc sĩ “Vai trò của tổ chức Công đoàn đối với CNLĐ tại
các doanh nghiệp ngoài nhà nước ở thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh” là kết
quả của quá trình cố gắng không ngừng của bản thân và được sự giúp đỡ, động viên
khích lệ của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và người thân. Qua trang viết này tác
giả xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập nghiên cứu khoa học vừa qua.
Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với Cô Tiến sĩ Bùi Thị
Thanh Hà đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu thông tin khoa
học cần thiết cho luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, Khoa
Xã hội học, cơ sở Học viện tại thành phố Hồ Chí Minh và quý thầy cô Học viện
Khoa học xã hội đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức mới về chuyên ngành
Xã hội học và tạo điều kiện cho bản thân trong suốt quá trình theo học và nghiên

cứu khoa học.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, đơn vị công tác đã giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn.

Học viên

Nguyễn Văn Thuận


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ......................... 15
1.1. Các khái niệm công cụ ....................................................................................... 15
1.2. Các lý thuyết áp dụng trong đề tài ..................................................................... 23
1.3. Một vài đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................ 26
Chƣơng 2: HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ CÁC
DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƢỚC TẠI THÀNH PHỐ TÂY NINH ....... 31
2.1. Thực hiện hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể .............................. 31
2.2. Thời gian làm việc, tiền lương và tiền thưởng ................................................... 41
2.3. Về an toàn lao động ........................................................................................... 45
2.4. Những hoạt động của Công đoàn ....................................................................... 50
Chƣơng 3: MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN ............................................................... 57
3.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội .................................................................................... 57
3.2. Yếu tố Luật pháp, chính sách, thị trường lao động… ........................................ 58
3.3. Yếu tố Doanh nghiệp, người sử dụng lao động ................................................. 59
3.4. Yếu tố công nhân lao động................................................................................. 62
3.5. Ý kiến đóng góp CNLĐ đến hoạt động của Công đoàn .................................... 67
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 75



DANH MỤC CHỮ VIỂT TẮT
BHXH
CNLĐ

Bảo hiểm Xã hội
Công nhân lao động

CNVCLĐ

Công nhân, viên chức, lao động

DNNNN
HĐLĐ
Nxb

Doanh nghiệp ngoài nhà nước
Hợp đồng lao động
Nhà xuất bản

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

XHCN

Xã hội chủ nghĩa



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Hình thức ký hợp đồng (%) ...................................................................... 35
Bảng 2.2. Thoả ước lao động tập thể ........................................................................ 38
Bảng 2.3. Tỷ lệ CNLĐ hưởng thu nhập trung bình (%) ........................................... 43
Bảng 2.4. Ý kiến của CNLĐ về mức độ trang bị bảo hộ lao động (%) .................... 47
Bảng 2.5. Nhận thức của CNLĐ về sự cần thiết có trang bị bảo hộ lao động (%) ... 47
Bảng 2.6. Các nguyên nhân chấm dứt hợp đồng lao động ....................................... 50
Bảng 2.7. Ý kiến của CNLĐ đánh giá vai trò của tổ chức Công đoàn % ................. 53
Bảng 2.8. Ý kiến CNLĐ về những hoạt động Công đoàn (%) ................................. 53
Bảng 3.1. Cách giải quyết mâu thuẫn của CNLĐ khi có tranh chấp xảy ra giữa
CNLĐ với nhau .............................................................................................. 63
Bảng 3.2. Cách giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp lao động giữa tập thể với công
ty/doanh nghiệp .............................................................................................. 64
Bảng 3.3. Tỷ lệ CNLĐ lựa chọn tổ chức khi cần sự hỗ trợ, giúp đỡ (%) ................. 65
Bảng 3.4. Ý kiến đóng góp CNLĐ đến hoạt động của Công đoàn ........................... 70


DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu đồ 2.1. Tương quan giữa hợp đồng lao động với các loại hình doanh
nghiệp (%) ..................................................................................................... 32
Biểu đồ 2.2. Tương quan giữa ký HĐLĐ của CNLĐ và hiểu biết các chính sách,
quyền lợi (%) .................................................................................................. 33
Biểu đồ 2.3. Tương quan giữa ký hợp đồng và tham gia các loại bảo hiểm (%) ..... 36
Biểu đồ 2.4. So sánh thu nhập từ làm thêm ngoài giờ và trong giờ (%) ................... 41
Biểu đồ 2.5. Ý kiến của CNLĐ về trang bị bảo hộ lao động (%) ............................. 46
Biểu đồ 2.6. Tương quan nhận thức về sự cần thiết trang bị bảo hộ lao động với
giới tính (%) ................................................................................................... 48
Biểu đồ 2.7. Tương quan mức sử dụng bảo hộ lao động với trình độ học vấn (%) ..... 48
Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa nhận biết có tổ chức Công đoàn trong doanh
nghiệp với tính chất công việc (%) ................................................................ 62



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều Nghị quyết
về đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện để nền kinh tế ngoài
nhà nước phát triển. Từ đó, sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp
ngoài nhà nước (DNNNN) đã góp phần quan trọng vào việc mở rộng giao lưu hàng
hóa, khai thác những tiềm năng sẵn có để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống
nhân dân, tạo đà cho nền kinh tế nước ta phát triển với tốc độ nhanh hơn. Trong thời
gian qua, kết quả của chính sách đổi mới và phát triển doanh nghi

p khu vực nhà

nu ớc trên phạm vi cả nước đã đưa đến những thay đổi trong các DNNNN. Hiện
các DNNNN chiếm tỷ lệ 97% và sử dụng 62% lực lượng lao động trong các loại
hình của cả nước và ngày càng đóng góp lớn hơn trong huy động các nguồn lực xã
hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, cơ cấu lại nền
kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo
đảm an sinh xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trên thực tế, quá
trình này đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh, mức độ cạnh tranh trong nước và
quốc tế ngày càng tác động mạnh tới năng suất lao động trong các doanh nghiệp
(đặc biệt là DNNNN với quy mô nhỏ); trong khi các doanh nghiệp này khả năng
cạnh tranh hạn chế, trình độ chuyên môn của phần lớn CNLĐt hấp, ý thức tổ chức
kỷ luật chưa cao, tác phong công nghiệp chưa định hình rõ và nguy cơ doanh nghiệp
phá sản cao… kéo theo việc làm của CNLĐ (CNLĐ) chứa đựng nhiều rủi ro, tình
trạng mất việc làm gia tăng, di động nghề nghiệp diễn ra thường xuyên, liên tục…
đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người lao động. Để đảm bảo các quyền và lợi
ích cho CNLĐ, tổ chức Công đoàn cơ sở đã và đang đóng góp vai trò đáng kể và có

ý nghĩa trong các loại hình doanh nghiệp của đất nước.
Công đoàn là một tổ chức chính trị - xã hội được thành lập trong các doanh
nghiệp nhằm thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính
đáng của đoàn viên Công đoàn, người lao động; tham gia, thương lượng, ký kết và
giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định
1


mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân
chủ ở doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao
động; đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động hài
hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức. Qua đó, giúp doanh nghiệp
và CNLĐ có mối quan hệ hài hoà, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, giúp
doanh nghiệp phát triển một cách bền vững.
Các hoạt động của Công đoàn đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNLĐ đã được quy định tại các văn bản
như: Luật Công đoàn, Bộ Luật Lao động năm 2012; Hiến pháp năm 2013 và các
văn bản hướng dẫn thực hiện của các bộ, ban, ngành liên quan. Tuy nhiên, trên thực
tế việc thực hiện các vai trò của Công đoàn trong các doanh nghiệp còn nhiều vấn
đề cần tranh luận và nghiên cứu.
Địa bàn thành phố Tây Ninh hiện có 161 Công đoàn cơ sở trực thuộc. Trong
đó có 66 Công đoàn cơ sở ở các DNNNN. Thời gian qua, hoạt động Công đoàn tại
các DNNNN trên địa bàn thành phố Tây Ninh khá mờ nhạt, chưa thật sự hiệu quả
bởi nhiều yếu tố. Hơn nữa, đa số cán bộ Công đoàn không phải là những cán bộ
chuyên trách, họ là CNLĐ kiêm nhiệm, trình độ kiến thức, khả năng thực tế về các
hoạt động Công đoàn gặp nhau khó khăn bởi nhiều yếu tố khác nhau… do đó, chưa
thể đảm trách tốt hơn vai trò của một tổ chức chính trị xã hội đại diện bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp cho người lao động.
Thời gian qua, trên toàn tỉnh nói chung, thành phố Tây Ninh nói riêng số vụ
đình công, tranh chấp lao động xảy ra ngày càng tăng (năm 2012: 09 vụ; năm 2013:

12 vụ; năm 2014: 10 vụ; năm 2015: 14 vụ; năm 2016: 13 vụ và năm 2017: 21 vụ,
có 05 vụ với hơn 300 CNLĐ đình công dài hạn. Các lý do đình công chủ yếu tập
trung vào quyền và lợi ích chính đáng của CNLĐliên quan tới: tăng ca, điều kiện
làm việc, sinh hoạt không bảo đảm, lương thưởng quá thấp, doanh nghiệp thực hiện
một số nội quy, quy định khắt khe đối với người lao động, các chế độ phúc lợi và
quyền lợi vật chất, chế độ bảo hộ lao động, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, nội quy
lao động, xử lý kỷ luật CNLĐtrái với quy định của pháp luật...Theo đó, đời sống
của nhiều công nhân trở nên bất ổn và kéo theo các vấn đề xã hội khác.
2


Trước thực tế đó, thực trạng quyền và lợi ích hợp pháp của CNLĐ đang diễn
ra như thế nào? Tổ chức Công đoàn đã thực hiện vai trò, trách nhiệm của mình ra
sao? Có mối liên hệ nào giữa Nhà nước, thông qua cơ chế, chính sách, doanh nghiệp
và Công đoàn, đại diện cho CNLĐ đối với việc đảm bảo quyền lợi CNLĐ không?
Yếu tố nào chi phối các hoạt động của các tổ chức Công đoàn cơ sở trong các doanh
nghiệp này? Liệu có biện pháp nào để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức
Công đoàn cơ sở trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của CNLĐ
tại đây không?... Để trả lời được những câu hỏi trên, vấn đề quyền và lợi ích hợp
pháp của CNLĐ cần được nhìn nhận một cách tổng thể trong mối quan hệ ba bên
(Nhà nước, người sử dụng lao động và CNLĐ) trong đó, có vai trò quan trọng của tổ
chức Công đoàn trong các doanh nghiệp.
Từ những nhận định trên và ở cương vị công tác hiện tại đã thôi thúc tôi lựa
chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình: “Vai trò của tổ chức Công đoàn đối
với CNLĐ tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước ở thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây
Ninh” với hy vọng có thể nhận diện một cách khoa học về thực trạng hoạt động
chung của tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp, nhấn mạnh khía cạnh bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho CNLĐ, đồng thời chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động của các tổ chức Công đoàn cơ sở giai đoạn hiện nay hướng đến
tốt hơn trong bảo vệ quyền lợi CNLĐ của Công đoàn cơ sở ở loại hình kinh tế này.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nhìn chung, nghiên cứu về vai trò tổ chức Công đoàn, đã có rất nhiều nhà nghiên
cứu, công trình nghiên cứu trong phạm vi khác nhau, với các chiều cạnh và những mức
độ khác nhau liên quan tới chủ đề Công đoàn và CNLĐ trong và ngoài nước.
Ở Trung Quốc, nghiên cứu "Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và Công đoàn"
- Nhà xuất bản Lao động dịch năm 1995. Tác phẩm đã đề cập tới Công đoàn, CNLĐ.
Trong đó, tác phẩm đưa ra những mối quan tâm đến vấn đề quan hệ lao động trong
DNNNN và những hoạt động Công đoàn trong loại hình doanh nghiệp này.
Nghiên cứu, “Vị trí vai trò của giai cấp công nhân đương đại”- Nhà xuất bản
Công nhân Trung Quốc, Nhà xuất bản Lao động dịch năm 2008. Tác phẩm tuy
không nghiên cứu sâu về Công đoàn nhưng tác phẩm này đã dành một chương để
3


miêu tả về quá trình hình thành, phát triển của Công đoàn các nước ở phương Tây.
Trong đó, nêu lên vị trí, vai trò và những thách thức lớn mà các Công đoàn các
nước đối mặt như: Công đoàn Anh - Thực hiện “quan hệ đối tác xã hội” với tư bản
chính phủ; Công đoàn Đức “tự hào vì “việc làm dồi dào” nay phải đấu tranh để bảo
vệ “công ăn, việc làm cho công nhân”; Công đoàn Pháp - đối mặt với thách thức
lớn, nhiệm vụ cấp bách hiện nay là giải quyết vấn đề thất nghiệp; Công đoàn Italy tổ chức giảm sút, ba Công đoàn lớn trong nước phải hợp tác; Công đoàn Thuỷ Điển
- tổ chức lớn nhất phương tây nhưng phải phản ứng chậm chạp trước xu thuế toàn
cầu hoá kinh tế; Công đoàn Mỹ - cực kỳ khó khăn, vấn đề cấp bách hiện nay là giải
quyết vấn đề số lượng thành viên giảm sút nhanh chóng; hay Công đoàn Nhật Bản tăng cường đoàn kết nội bộ, điều chỉnh phương thức đấu tranh, cố gắn bảo vệ công
ăn việc làm cho công nhân. Tác phẩm này đã giúp hình dung rõ rệt hơn về thực
trạng các hiệu quả hoạt động và các vấn đề mà Tổ chức Công đoàn các nước đang
phải đối mặt…
Tại Việt Nam: có thể kể đến một số nghiên cứu như: Nghiên cứu “Đổi mới
tổ chức và hoạt động Công đoàn trong giai đoạn mới” của Hoàng Thị Kim Khánh Nhà xuất bản Lao động, năm 1992 đã cho thấy sự cần thiết phải cơ cấu, đổi mới
phương thức hoạt động của tổ chức Công đoàn, đặc biệt là chức năng tham gia quản
lý để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Sách “Bác Hồ với Trường Đại học Công đoàn”, Nguyễn Viết Vượng chủ
biên - Nhà xuất bản Lao động, năm 2001. Trong nội dung tác phẩm đã nhắc lại lời
dạy của Bác Hồ về quyền lợi ích giữa công nhân và lợi ích của nhà máy là phải đi
chung; đời sống vật chất, tinh thần công nhân tốt thì kết quả sản xuất tốt.
Tác phẩm “Bác Hồ với giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam” - Nhà
xuất bản Lao động, năm 2003, Do GS.TS. Đỗ Quang Hưng (Chủ biên) cùng các
đồng sự đã tóm tắt quá trình hình thành Công hội đỏ (tiền thân Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam); khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc đổi mới tư duy lý
luận và vấn đề thực tiễn của hoạt động Công đoàn; sưu tầm các bài viết của Chủ
tịch Hồ Chí Minh với giai cấp công nhân - lao động và tổ chức Công đoàn Việt
Nam, những chỉ giáo của Bác đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

4


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full















×