Tải bản đầy đủ (.pdf) (210 trang)

Tác động của chính sách xã hội tới đời sống nữ công nhân lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 210 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



HOÀNG THỊ NGA




TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỚI ĐỜI SỐNG
NỮ CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
NGOÀI NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC
MÃ SỐ: 62 31 30 01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC




Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TSKH Nguyễn Viết Vượng
2. TS. Nguyễn Thị Kim Hoa












HÀ NỘI - tháng 7/ 2010


iii



MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt

Danh mục các bảng, biểu đồ

MỞ ĐẦU
1
1. Đặt vấn đề

1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3
3. Mục đích nghiên cứu
4
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
5
5. Phương pháp thu thập thông tin
5
6. Giả thuyết nghiên cứu
6
7. Khung lý thuyết
6
8. Kết cấu luận án
8
NỘI DUNG
9
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
9
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
9
1.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân và lao động nữ
15
1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về chính sách xã hội đối
với lao động nữ
17
1.4. Các lý thuyết vận dụng trong luận án
20
1.4.1. Lý thuyết hành động xã hội
20

1.4.2. Lý thuyết tương tác biểu trưng
23
1.4.3. Lý thuyết biến đổi xã hội
26

iv
1.4.4. Các lý thuyềt về giới
29
1.5. Các khái niệm công cụ
33
1.5.1. Chính sách xã hội.
33
1.5.2. Chính sách xã hội đối với nữ CNLĐ
36
1.5.3. Tác động
37
1.5.4. Nữ CNLĐ
38
1.5.5. Doanh nghiệp
38
1.5.6. Doanh nghiệp ngoài Nhà nước
39
CHƢƠNG 2: THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI
ĐỜI SỐNG NỮ CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
NGOÀI NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
42
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu
42
2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Hà Nội
42

2.1.2. Đôi nét về khu vực kinh tế ngoài Nhà nước
45
2.1.3. Đặc điểm nữ CNLĐ trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước
49
2.2. Thực hiện chính sách xã hội đối với nữ CNLĐ trong doanh
nghiệp ngoài Nhà nƣớc tại Hà Nội
52
2.2.1. Chính sách tuyển dụng và ký kết hợp đồng lao động
52
2.2.2. Chính sách việc làm
59
2.2.3. Chính sách tiền lương, tiền công
63
2.2.4. Chính sách cải thiện điều kiện lao động
66
2.2.5. Chính sách thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
73
2.2.6. Chính sách bảo hộ lao động
79
2.2.7. Chính sách bảo hiểm xã hội
83
2.3. Đời sống nữ CNLĐ trong doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc trên
địa bàn Hà Nội hiện nay
87
2.3.1. Đời sống vật chất
87
2.3.1.1. Tiền lương, thu nhập
87

v

2.3.1.2. Nhà ở, tiện nghi sinh hoạt
94
2.3.1.3. Sức khoẻ
101
2.3.2. Đời sống văn hoá tinh thần
104
2.3.2.1. Hoạt động văn hoá xã hội
105
2.3.2.2. Hoạt động vui chơi, giải trí
108
2.3.2.3. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục
113
2.4. Đánh giá sự thực hiện chính sách xã hội
120
2.4.1.Ưu điểm
120
2.4.1.1. Tạo cơ hội việc làm cho nữ CNLĐ
120
2.4.1.2. Nữ CNLĐ có điều kiện tăng thêm thu nhập
126
2.4.1.3. Vị thế xã hội của nữ CNLĐ được khẳng định
129
2.4.2. Hạn chế
132
2.4.2.1. Điều kiện, môi trường làm việc chưa đảm bảo, suy giảm sức
khoẻ của nữ CNLĐ
132
2.4.2.2. Làm thêm giờ, tăng ca nhiều, nữ CNLĐ hạn chế khả năng học
tập nâng cao trình độ học vấn, khó khăn trong tìm bạn đời và nuôi dạy
con cái

140
2.4.2.3. Tiền lương, tiền công chưa thoả đáng và thiếu ổn định, dẫn
tới giảm thiểu cơ hội tham gia các hoạt động văn hoá tinh thần của nữ
CNLĐ
150
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC CHÍNH
SÁCH XÃ HỘI NHẰM NÂNG CAO ĐỜI SỐNG NỮ CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG
TRONG DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƢỚC
161
3.1. Phƣơng hƣớng
161
3.2. Giải pháp
164
3.2.1. Điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các chính sách xã hội đối với
nữ CNLĐ trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước
164
3.2.2. Nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi của các chủ thể thực hiện
chính sách xã hội đối với nữ CNLĐ trong các doanh nghiệp ngoài
169

vi
Nhà nước
3.2.3. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách xã hội đối với
nữ CNLĐ.
173
3.2.4. Tăng cường vai trò của phương tiện truyền thông nhằm nâng
cao hiệu quả thực hiện các chính sách xã hội đối với nữ CNLĐ.
175
3.2.5. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công đoàn cơ sở tại các
doanh nghiệp ngoài Nhà nước

177
KẾT LUẬN
182
1. Kết luận
182
2. Khuyến nghị
184
Tài liệu tham khảo
188
Danh sách các công trình, bài báo đã đăng trên tạp chí
194
Phụ lục
195











vii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1.
AT-VSLĐ

An toàn vệ sinh lao động
2.
BHXH
Bảo hiểm xã hội
3.
BHYT
Bảo hiểm y tế
4.
CĐCS
Công đoàn cơ sở
5.
CNLĐ
Công nhân lao động
6.
CBCNV-LĐ
Cán bộ công nhân viên lao động
7.
CNXH
Chủ nghĩa Xã hội
8.
CNH-HĐH
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
9.
DN
Doanh nghiệp
10.
DNNNN
Doanh nghiệp ngoài Nhà nước
11.
HĐLĐ

Hợp đồng lao động
12.
XHCN
Xã hội Chủ nghĩa













viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang
Bảng 2.1: Số lượng nữ CNLĐ trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước
của các thành phố
50
Bảng 2.2: Điều kiện nhà xưởng
68
Bảng 2.3: Sử dụng thời gian nhàn rỗi sau giờ làm việc
111
Bảng 2.4: Đánh giá về vai trò của Công đoàn doanh nghiệp
116

Bảng 2.5: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lao động
133
Bảng 2.6: Các bệnh thường mắc trong quá trình lao động
135
Biểu 2.1: Thời gian làm tính theo ngày
74
Biểu 2.2: Cấp phát vật dụng bảo hộ lao động
80
Biểu 2.3: Tiền lương tháng
88
Biểu 2.4: Nhà ở của nữ công nhân lao động
95
Biểu 2.5: Tiện nghi sinh hoạt
100
Biểu 2.6: Thăm hỏi, giúp đỡ khi ốm đau
102
Biểu 2.7: Các hoạt động văn hoá doanh nghiệp tổ chức
106
Biểu 2.8: Doanh nghiệp tổ chức các hoạt động chung
108
Biểu 2.9: Địa bàn sinh sống trước khi vào làm việc tại doanh nghiệp
123
Biểu 2.10: Trình độ học vấn của nữ công nhân
141
Biểu 2.11: Thâm niên công tác
144
Biểu 2.12: Mức độ tham gia các hoạt động chung của nữ CNLĐ
152
Biểu 2.13: Điều kiện để nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh
thần

158



1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đại hội VI của Đảng năm 1986 đã xác định nền kinh tế của nƣớc
ta là nền kinh tế nhiều thành phần. Trên cơ sở đó, kinh tế ngoài Nhà
nƣớc đã đƣợc chính thức thừa nhận từ năm 1989 và nhanh chóng trở
thành một bộ phận trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần hiện nay. Các
đơn vị kinh doanh thuộc khu vực kinh tế này (bao gồm các công ty liên
doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp tƣ nhân, công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn và các hộ kinh doanh cá thể hoạt động bên cạnh các
doanh nghiệp Nhà nƣớc) đã và đang góp phần quan trọng vào việc mở
rộng giao lƣu hàng hóa, khai thác những tiềm năng sẵn có để phát triển
sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân. Thống kê cho thấy các doanh
nghiệp ngoài nhà nƣớc đa số đƣợc thành lập mới (chiếm 90%), số còn
lại (khoảng 10%) là do trong quá trình cơ cấu, sắp xếp lại khu vực kinh
tế Nhà nƣớc và kinh tế tập thể trƣớc yêu cầu của kinh tế thị trƣờng có sự
chuyển đổi hình thức sở hữu các doanh nghiệp Nhà nƣớc và tập thể sang
hình thức sở hữu tƣ nhân. Trong thời gian qua, số lƣợng các doanh
nghiệp ngoài Nhà nƣớc tăng nhanh và tập trung chủ yếu ở các thành phố
lớn nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh
Với vị trí là Thủ đô của cả nƣớc, Hà Nội có điều kiện thuận lợi
trong giao lƣu và hợp tác quốc tế, nhanh chóng đƣợc tiếp cận với những
thành tựu khoa học kỹ thuật và tinh hoa văn hoá của thế giới. Là trung
tâm chính trị, văn hoá, kinh tế, khoa học của cả nƣớc nên nơi đây tập
trung nhiều cơ quan đầu não của Trung ƣơng, Quốc hội, Trung ƣơng
Đảng, Bộ Công An, Bộ Quốc phòng… Với vị trí địa lý thuận lợi, giao

thông xuyên suốt với các vùng khác trong cả nƣớc cũng nhƣ đáp ứng
nhu cầu về hàng hoá cho ngƣời dân thủ đô, mà phạm vi và tốc độ phát
triển các loại hình kinh tế ở thủ đô đƣợc mở rộng và tăng nhanh. Nhờ

2
những ƣu thế nổi trội hơn các vùng khác về mặt kinh tế, đời sống xã hội,
Hà Nội luôn là nơi thu hút rất đông khách du lịch và một lực lƣợng lớn
ngƣời lao động ở khắp nơi trong cả nƣớc đổ về.
Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2008
giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nƣớc tăng 19,9%, trong đó Công
ty trách nhiệm hữu hạn tăng 17,6%, Công ty cổ phần tăng 24,6%, doanh
nghiệp tƣ nhân sản xuất cũng tăng. Điển hình là các ngành sản xuất nhƣ:
sản xuất dụng cụ chính xác, sản xuất kim loại, khai thác đá mỏ. Khu vực
sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nƣớc trong một số năm gần đây đạt tốc
độ tăng cao là do số doanh nghiệp Nhà nƣớc cổ phần hoá có vốn Nhà
nƣớc chuyển sang khu vực công ty cổ phần và hàng năm có nhiều doanh
nghiệp mới thành lập đi vào hoạt động.
Sự phát triển nguồn nhân lực của Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn
do sự phát triển đô thị không đồng bộ, (đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ
tầng), do cơ cấu kinh tế chƣa thật hợp lý (còn tính chất tự phát trong quá
trình phát triển kinh tế thị trƣờng), do quy mô và tốc độ nguồn lao động
tăng nhanh, lại thiếu những chính sách biện pháp tổng thể có tính chất
chiến lƣợc của Nhà nƣớc trong việc sử dụng lao động. So với các tỉnh
khác, Hà Nội là một thành phố có dân số tƣơng đối già. Đây cũng chính
là một trong những nguyên nhân dẫn tới một bộ phận lớn lực lƣợng
CNLĐ thủ đô hiện nay là ngƣời lao động ngoại tỉnh đặc biệt là nữ
CNLĐ. Số lao động này tập trung đông trong một số ngành nhƣ: dệt
may, giày da, chế biến lƣơng thực, thực phẩm.
Có thể thấy, quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát
triển các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc nói riêng luôn mở ra những cơ

hội mới cũng nhƣ những thách thức mới đối với sự tham gia của phụ nữ
trong việc tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nữ CNLĐ trong các
doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc đã có những đóng góp to lớn vào phát
triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển khối doanh nghiệp ngoài

3
nhà nƣớc nói riêng. Cùng với quá trình phát triển của các doanh nghiệp
ngoài nhà nƣớc, nữ CNLĐ đã có những bƣớc phát triển đáng kể về số
lƣợng. Theo thống kê, hiện nay tổng số công nhân nƣớc ta có khoảng
9,5 triệu, trong đó nữ CNLĐ chiếm 43,6%, trong doanh nghiệp Nhà
nƣớc nữ CNLĐ chiếm 34,2%, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
nữ CNLĐ chiếm 67,4%. [59].
Bên cạnh những mặt tích cực do phát triển kinh tế thị trƣờng đem
lại, thì kinh tế thị trƣờng cũng có tác động tiêu cực đến việc làm, đời
sống của nữ CNLĐ, nhất ở khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc. Mặc
dù cơ chế mới tạo nhiều cơ hội cho ngƣời phụ nữ phát triển ngang bằng
với nam giới, nhƣng nó cũng làm cho một bộ phận phụ nữ gặp khó khăn
hơn trong cả gia đình và ngoài xã hội. Họ không có việc làm hoặc không
đủ việc làm, thu nhập bình quân rất thấp, nhiều chị phải làm trong môi
trƣờng độc hại và bị phân biệt đối xử Vấn đề tìm việc làm, giữ đƣợc
việc làm ổn định với lao động nữ ở khu vực kinh tế này cũng là một
thách thức đối với họ. Nhiều nữ CNLĐ phải làm việc quá sức, trong
điều kiện không đảm bảo về vệ sinh an toàn lao động, thu nhập chƣa
tƣơng xứng với sức lao động bỏ ra, dẫn tới đời sống vật chất, văn hoá
tinh thần của nữ CNLĐ còn gặp nhiều khó khăn.
Tóm lại, đã đến lúc cần phải có những nghiên cứu về đời sống của
nữ CNLĐ trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc hiện nay nhằm góp
phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời lao động ở khu vực kinh
tế này. Đó chính là lý do mà chúng tôi chọn đề tài “Tác động của chính
sách xã hội tới đời sống nữ công nhân lao động trong các doanh nghiệp

ngoài Nhà nước trên địa bàn Hà Nội".
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học

4
- Đề tài nghiên cứu là một quá trình vận dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu xã hội học vào việc nhận diện và phân tích một vấn đề xã
hội đang đƣợc quan tâm, đó là việc thực hiện các chính sách xã hội đối
với nữ CNLĐ trong các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp ngoài
Nhà nƣớc hiện nay.
- Qua nghiên cứu, phân tích, đánh giá đề tài góp phần phong
phú thêm lý luận xã hội học, xã hội học lao động, đặc biệt là xã hội học
về giới trong phát triển. Ngoài ra, hy vọng nghiên cứu này cũng sẽ đóng
góp thêm những kinh nghiệm và phƣơng pháp trong nghiên cứu liên
ngành kinh tế – xã hội với cách tiếp cận giới, tiếp cận về chính sách giới
trong lao động.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Làm sáng rõ thêm tình hình thực hiện chính sách xã hội và đời
sống của nữ CNLĐ trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc trên địa bàn
Hà Nội hiện nay.
- Làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách có cơ sở khoa
học trong việc định ra những chính sách phù hợp mang lại hiệu quả thiết
thực, đồng thời có những giải pháp điều chỉnh kịp thời trong từng
trƣờng hợp cụ thể góp phần thực hiện công bằng xã hội.
- Làm tài liệu tham khảo cho giảng dạy và nghiên cứu chuyên
ngành xã hội học lao động, xã hội học về giới, xã hội học công nghiệp.
3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng thực hiện chính sách xã hội đối với nữ CNLĐ
trong doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
- Phân tích một số tác động chủ yếu của chính sách xã hội tới đời

sống nữ CNLĐ.

5
- Đề xuất giải pháp và đƣa ra khuyến nghị về hoàn thiện, thực thi
chính sách xã hội nhằm góp phần nâng cao đời sống nữ CNLĐ trong các
doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Tác động của chính xã hội tới đời sống nữ công nhân lao động
trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc trên địa bàn Hà Nội (Nghiên
cứu trường hợp 3 doanh nghiệp lớn ở Hà Nội)
4.2. Phạm vi khảo sát
- Không gian: Tiến hành khảo sát tại 3 doanh nghiệp Maxport JSC,
Vit Garment, Ladoda.
- Thời gian: Từ tháng 12/ 2008 đến tháng 7/ 2009.
5. Phƣơng pháp thu thập thông tin
5.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Trong suốt quá trình nghiên cứu chúng tôi đã kế thừa và sử dụng
phân tích các nguồn tài liệu có liên quan nhƣ: các bài báo, tạp chí
chuyên ngành, các công trình nghiên cứu trƣớc, các tài liệu của những
ngành khoa học khác, các báo cáo của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà
Nội, báo cáo của doanh nghiệp - Công đoàn ngành Những thông tin
thu thập đƣợc kế thừa và sử dụng một cách có chọn lọc trong luận án.
5.2. Phương pháp phỏng vấn theo phiếu trưng cầu
Dung lƣợng mẫu 378 nữ công nhân tại các doanh nghiệp, trong
đó Maxport JSC (117 phiếu) đại diện cho các doanh nghiệp cổ phần có
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, Vit Garment (168 phiếu) đại diện cho các doanh
nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, Ladoda (93 phiếu) đại diện cho các
doanh nghiệp tƣ nhân
5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu các nam, nữ công nhân (25
ngƣời), cán bộ công đoàn (3 ngƣời), cán bộ quản lý (2 ngƣời) tại 3

6
doanh nghiệp. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để bổ sung thông tin định
tính cho hệ thống thông tin thu đƣợc qua phiếu trƣng cầu.
5.4. Phương pháp quan sát
Quan sát sinh hoạt thƣờng ngày của nữ CNLĐ tại nơi cƣ trú nhằm
tìm hiểu đời sống vật chất và sinh hoạt văn hoá tinh thần của nữ CNLĐ.
5.5. Kỹ thuật xử lý thông tin
Các phiếu điều tra đƣợc tiến hành nhập và xử lý, phân tích kết quả
trên máy tính, bằng phần mềm chuyên dụng SPSS.
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Về cơ bản, các doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc đã thực hiện hầu
hết các chính sách xã hội đối với nữ CNLĐ, với mức thực hiện khác
nhau ở các loại hình doanh nghiệp khác nhau.
- Việc thực hiện chính sách xã hội đối với nữ CNLĐ phụ thuộc
vào nhận thức, thái độ hành vi của ngƣời sử dụng lao động, của nữ
CNLĐ và cơ chế kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng.
- Thực hiện chính sách xã hội trong các doanh nghiệp ngoài nhà
nƣớc có ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống vật chất và văn hoá tinh thần
của nữ CNLĐ.
7. Khung lý thuyết
Nhóm biến độc lập: Thực hiện chính sách xã hội đối với nữ CNLĐ
trong doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc.
Nhóm biến phụ thuộc: Đời sống vật chất, đời sống văn hoá tinh thần
của nữ CNLĐ hiện nay.
Nhóm biến can thiệp: Biến đổi kinh tế xã hội trong thời kỳ đổi mới,
nhu cầu việc làm, mong muốn và nguyện vọng của nữ CNLĐ, hoạt động
Công đoàn trong doanh nghiệp.




ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI

DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC


7
8. Kết cấu luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận án gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chƣơng 2: Thực hiện chính sách xã hội và tác động của nó tới đời
sống nữ CNLĐ trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc trên địa bàn Hà
Nội
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng, giải pháp hoàn thiện các chính sách xã
hội nhằm nâng cao đời sống của nữ CNLĐ trong doanh nghiệp ngoài
Nhà nƣớc hiện nay





















8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trên thế giới, một thời gian dài trƣớc đây do quan niệm, nhận
thức chƣa đúng về vai trò và năng lực của nữ trong hoạt động kinh tế -
xã hội nên việc tuyển chọn, đào tạo và sử dụng lao động nữ chƣa đƣợc
chú trọng. Đến nay, trong công cuộc xây dựng và kiến thiết của mỗi
quốc gia, một lực lƣợng phụ nữ ngày càng đông đảo đã đƣợc huy động,
sử dụng và điều này đòi hỏi lao động nữ phải đƣợc đào tạo để trở thành
ngƣời lao động có trình độ văn hoá, có chuyên môn giỏi để có thể tham
gia đƣợc vào các lĩnh vực, các ngành nghề khác nhau.
Từ những năm 80 đến những năm cuối của thập niên 90, tại các
nƣớc trên thế giới và ở khu vực và châu Á, tỷ lệ lao động nữ tham gia
vào các hoạt động kinh tế xã hội ngày một tăng lên. Cùng với xu hƣớng
chuyển dịch mô hình cơ cấu lao động nhƣ lao động nông lâm nghiệp
giảm, tăng tỷ lệ lao động công nghiệp và dịch vụ khiến tỷ lệ lao động nữ
tham gia trong các ngành sản xuất, kinh tế xã hội so với nam giới thì
không hề thua kém. Ở Hàn Quốc năm 1998 tỷ lệ nữ làm trong các ngành
công nghiệp là 19,0% so với nam giới là 34,0%, ở Indonesia là
16,0%/21%; ở Malaxia là 28,0%/34%; ở Thái Lan là 16,0%/19,0%; ở
Singapore là 23,0%/34,0%. Nhìn chung, tỷ lệ lao động nữ ngày càng
tăng và tập trung trong một số ngành nhƣ may mặc, dệt sợi, đồ chơi,

hàng thể thao [8;17,19,20]
Ở nước ta, đội ngũ nữ CNLĐ đang biến đổi theo chiều hƣớng đi
lên cả về số lƣợng và chất lƣợng. Vào năm 1991, sau 5 năm đổi mới, số
lƣợng nữ CNLĐ cũng ngày càng tăng lên, chiếm tỷ lệ gần 50,0% trong
tổng số CNLĐ toàn quốc, (khoảng 2.028.248 ngƣời). Một số ngành có
nhiều nữ CNLĐ nhƣ sản xuất công nghiệp là 377.800 ngƣời, chế biến
lƣơng thực, thực phẩm là 160.240 ngƣời. [49; 171]. Theo số liệu của
Tổng cục thống kê đến năm 2005, phụ nữ Việt Nam chiếm 51,48% dân

9
số và 52,0% lực lƣợng lao động xã hội. Nhƣ vậy, sau hơn hai mƣơi năm
đổi mới vừa qua, chúng ta càng nhận thấy sự đóng góp hết sức to lớn
của đội ngũ nữ CNLĐ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Qua nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, xã hội ngày càng tiến
bộ và bình đẳng về giới thì vai trò của ngƣời phụ nữ lại càng thể hiện rõ
trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Thực tế, bên cạnh
các ngành nghề đƣợc coi là thế mạnh của phụ nữ, chị em còn có thể làm
những công việc nặng nhọc mà trƣớc đây thƣờng chỉ có nam giới đảm
nhận nhƣ: lái xe ôtô, vận chuyển hàng hoá và cũng có thể đảm nhận
những vị trí lãnh đạo chủ chốt trong các doanh nghiệp lớn. Ngoài ra,
nhiều nghiên cứu gần đây cũng cho thấy bức tranh về đời sống vật chất
và văn hoá tinh thần của nữ CNLĐ vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt
trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nƣớc. Thực tế này chịu ảnh hƣởng rất
lớn từ việc thực hiện chính sách xã hội đối với ngƣời lao động. Trong
quá trình lao động sản xuất, chính sách xã hội có ý nghĩa quan trọng về
cả lý luận, thực tiễn và về kinh tế xã hội. Vì thế, thực hiện chính sách xã
hội trong quan hệ lao động đã thu hút đƣợc nhiều ngành khoa học khác
nhau cùng tham gia nghiên cứu với nhiều công trình, đề tài của nhiều
nhà khoa học.
Tại công ty Dệt 8-3, công ty Dệt 19-5, Xí nghiệp gạch Văn Điển và

4 xí nghiệp vệ sinh môi trƣờng thuộc 4 quận nội thành Hà Nội vào năm
1997, tác giả Tôn Thiện Chiếu - Phòng Xã hội học Lao động và Công
nghệ, Viện Xã hội học đã triển khai đề tài nghiên cứu: “Môi trường lao
động của nữ công nhân một số ngành nặng nhọc, độc hại và thái độ của
họ”. Nghiên cứu tập trung hƣớng đến nhận diện thực trạng môi trƣờng lao
động của nữ CNLĐ cùng nhận thức của họ về điều kiện lao động và những
đảm bảo về sức khoẻ cho nữ CNLĐ. Trên cơ sở đó, kiến nghị những chính
sách nhằm cải thiện điều kiện lao động, góp phần bảo vệ và nâng cao sức
khoẻ của nữ CNLĐ để họ thực hiện tốt các chức năng của mình trong sản

10
xuất cũng nhƣ trong cuộc sống gia đình. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những
bất cập trong môi trƣờng lao động sản xuất của ngƣời công nhân nhƣng
chƣa tập trung nhiều vào thực hiện những chính sách cần thiết đối với ngƣời
lao động đặc biệt là nữ CNLĐ.
Đề tài nghiên cứu: “Môi trường lao động và bệnh xạm da nghề
nghiệp của nữ công nhân rải nhựa đường, Bộ Giao thông vận tải” của các
tác giả Phạm Đắc Thuỷ, Vũ Thị Cánh Sinh (Bộ Giao thông vận tải) đề cập
đến điều kiện làm việc còn nhiều khó khăn của công nhân rải nhựa đƣờng
và đây cũng là một đặc thù riêng của nghề. Môi trƣờng làm việc ngoài trời,
tính rủi ro cao và nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp cao nhƣ bệnh xạm da
là điển hình. Bằng các phƣơng pháp nhƣ đo khí hậu, đo nhiệt độ và độ ẩm,
đo tốc độ gió, đo nồng độ hơi khí độc nơi làm việc theo tiêu chuẩn của Viện
Y học lao động và vệ sinh môi trƣờng, đề tài đã đánh giá tình hình sức khoẻ
và bệnh tật của nữ công nhân rải nhựa đƣờng. Đề tài cũng đƣa ra một số
khuyến nghị và giải pháp nhằm cải thiện điều kiện lao động cho ngƣời lao
động, đặc biệt đối với nữ CNLĐ ngành này. Tuy nhiên, các tác giả vẫn chƣa
đề cập nhiều tới việc thực hiện chính sách đối với nữ CNLĐ nói chung và
nữ công nhân rải nhựa đƣờng nói riêng.
Năm 2000 trong cuốn sách của tác giả Bùi Thị Thanh Hà “Công

nhân công nghiệp trong các doanh nghiệp liên doanh ở nước ta thời kỳ
đổi mới” (NXB Khoa học xã hội). Tác giả tập trung nghiên cứu về đội
ngũ công nhân công nghiệp trong các doanh nghiệp liên doanh thuộc các
ngành công nghiệp: dệt may, giày da, công nghiệp thực phẩm trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đây là ngành công nghiệp chủ yếu
đang thu hút nhiều vốn đầu tƣ của nƣớc ngoài và cơ hội để xuất khẩu
sản phẩm cũng cao hơn các ngành khác. Các ngành này tập trung tại ba
trung tâm công nghiệp của nƣớc ta trong năm 1990 gồm: Hà Nội, Hải
Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, tác giả mô tả đội ngũ công
nhân công nghiệp trong các doanh nghiệp liên doanh làm việc trong môi

11
trƣờng, hoàn cảnh nhƣ thế nào để làm nền tảng cho các phân tích tiếp
theo về quan hệ xã hội trong doanh nghiệp. Những tác động của đầu tƣ
nƣớc ngoài tới điều kiện lao động của công nhân giúp chúng ta hình
dung rõ nét hơn về thực trạng ngƣời lao động trong doanh nghiệp liên
doanh cũng nhƣ khả năng, cơ hội thăng tiến của nữ CNLĐ. Phân tích
các mối quan hệ chủ thợ, các quan hệ giữa công nhân với nhau và quan
hệ giữa công nhân với các tổ chức công đoàn nhằm làm sáng tỏ các yếu
tố tác động tới tâm trạng của ngƣời công nhân và thực trạng các nhu cầu
của đội ngũ công nhân liên doanh. Bên cạnh đó tác giả cũng phân tích
các hoạt động, quan hệ ngoài giờ làm việc cùng với những khó khăn và
thuận lợi của nhóm nữ CNLĐ. Nhìn chung, cuốn sách về đội ngũ công
nhân này cũng đã đề cập một phần đến vấn đề chính sách xã hội thực
hiện trong các doanh nghiệp liên doanh trong thời kỳ đổi mới ở nƣớc ta.
Năm 2002, với sự tài trợ của Quỹ Châu Á, Ban nữ công Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì và phối hợp với Công đoàn Tổng
công ty Dệt may, Công đoàn Tổng công ty Da giầy, Liên đoàn Lao động
thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dƣơng tiến hành,
triển khai đề tài nghiên cứu “Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao

động nữ trong các doanh nghiệp công nghiệp”. Kết quả nghiên cứu đã
cho thấy thực trạng thực thi Bộ Luật Lao Động đối với nữ CNLĐ tại
một số tỉnh thành trong cả nƣớc còn nhiều bất cập. Từ đó, đề tài đã đƣa
ra một số khuyến nghị nhƣ sau: Thứ nhất là cần đẩy mạnh công tác đào
tạo nghề cho lao động nữ, chú trọng đến lao động nữ nông thôn đang
đang làm việc trong nhiều ngành công nghiệp hƣớng vào xuất khẩu, sử
dụng nhiều lao động nữ. Thứ hai là cần phát triển mạnh hệ thống trƣờng
dạy nghề, đáp ứng nhu cầu thị truờng lao động. Nhà nƣớc nên có chính
sách hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nghề, đào tạo dự phòng cho lao động
nữ nhƣ miễn giảm thuế tƣơng ứng với chi phí đào tạo, hỗ trợ vốn ƣu đãi
cho trang thiết bị, nhà xƣởng, giáo trình , và đề ra các cơ chế qui định

12
quyền và nghĩa vụ của lao động nữ đƣợc đào tạo tại doanh nghiệp. Thứ
ba là cần liên kết các hệ thống đào tạo, các hình thức đào tạo thuộc các
khu vực kinh tế khác nhau để nâng cao hiệu quả đào tạo, đáp ứng nhu
cầu thị trƣờng và sự thay đổi công nghệ. Thứ tƣ là Cần nghiên cứu ban
hành cơ chế giảm thiểu chi phí giao dịch tìm việc làm, mở rộng khả
năng tiếp cận thông tin việc làm, đào tạo nghề cho lao động nữ, đặc
biệt là những ngƣời nghèo, những ngƣời nhập cƣ, lao động nữ ở các
vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Nhìn chung, đề tài đã quan tâm tới
việc thực thi các điều luật trong lao động đối với nữ ở phạm vi rộng
trong các ngành nghề khác nhau, ở nhiều tỉnh thành khác nhau trên cả
nƣớc.
Năm 2003, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học về Gia đình và Phụ
nữ thực hiện với sự tài trợ của tổ chức NOVIB - Hà Lan, đã triển khai
đề tài nghiên cứu “Nữ công nhân khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh
và dịch vụ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam” cũng đã tập trung phân tích điều
kiện làm việc của nữ CNLĐ, thực trạng thực thi Bộ Luật Lao Động
trong các doanh nghiệp hiện nay. Qua điều tra khảo sát 13 doanh nghiệp

trên phạm vi toàn quốc nhóm nghiên cứu đã làm rõ việc thực hiện các
quy phạm của Bộ luật lao động về điều kiện làm việc, vệ sinh an toàn
lao động và Bảo hiểm xã hội với ngƣời lao động nói chung và với nữ
CNLĐ nói riêng; chỉ rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nƣớc
và tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi và lợi ích của ngƣời
lao động trong đó có nữ CNLĐ đƣợc luật pháp quy định. Đề tài đã phân
tích khá sâu sắc yếu tố tuyên truyền, phổ biến luật pháp và dịch vụ pháp
lý đối với nữ CNLĐ ở khu vực ngoài nhà nƣớc.
Đề tài khoa học - công nghệ độc lập cấp Nhà nƣớc “Khảo sát điều
kiện lao động, đề xuất cơ sở khoa học và các giải pháp phòng chống tác
hại nghề nghiệp, bảo vệ sức khoẻ cho nữ công nhân, viên chức và lao động

13
trong thời kỳ đầu CNH – HĐH đất nước” đƣợc thực hiện trong giai đoạn
1998-2000, nhằm làm sáng tỏ thực trạng điều kiện lao động ở các ngành có
sử dụng nhiều lao động nữ. Trên cơ sở của đề tài, Viện Nghiên cứu Khoa
học kỹ thuật Bảo hộ lao động và Nhà xuất bản Lao động xuất bản cuốn
sách “Điều kiện làm việc và sức khỏe nghề nghiệp của lao động nữ”, (NXB.
Lao động, Hà Nội, 2003), do tác giả Nguyễn Thế Công chủ biên. Nhóm
nghiên cứu đã quan tâm và đề cập đến những vấn đề về đặc điểm sức khỏe
và tác hại nghề nghiệp đối với lao động nữ, mô tả một bức tranh tƣơng đối
khái quát về thực trạng điều kiện làm việc, sức khỏe, bệnh tật, việc làm, đời
sống của lao động nữ một số ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đã đƣa ra các biện pháp an toàn, vệ sinh lao
động, cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho lao
động nữ trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc. Song, riêng về đời sống
vật chất và văn hoá tinh thần thì cũng chƣa đƣợc quan tâm nhiều.
Đề tài khoa học - công nghệ cấp Nhà nƣớc mã số: 01X-07/06-
2004-1 “Điều kiện sống và tâm lý của công nhân, viên chức và lao động
thủ đô trong quá trình sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp” do tác giả Vũ

Quang Thọ làm chủ nhiệm, đã phân tích thực trạng điều kiện sống và tâm
lý của công nhân, viên chức và lao động trong quá trình sắp xếp đổi mới
doanh nghiệp. Thời gian vừa qua, quá trình cải cách các doanh nghiệp nhà
nƣớc, đã ảnh hƣởng đến các vấn đề việc làm, tiền lƣơng, thu nhập, bảo
hiểm đến mọi mặt của đời sống vật chất và tinh thần, hiện tại và tƣơng
lai của hầu hết CNVC-LĐ. Trƣớc yêu cầu của chủ trƣơng cổ phần hoá,
khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhiều ngƣời lao động gặp nhiều
khó khăn khi quyết định tham gia góp vốn cổ phần hay chuyển sang doanh
nghiệp khác, thậm chí thôi việc Điều kiện sống của CNLĐ sẽ bị biến đổi,
suy nghĩ, thái độ, thói quen cũng thay đổi. Theo những trăn trở của ngƣời
lao động trong quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc là một thực tế cần
đƣợc quan tâm xem xét và giải quyết. Nhìn chung đề tài đã chỉ ra những

14
yếu tố tác động đến tâm lý và điều kiện sống nhƣ: yếu tố công nghệ và
trình độ học vấn của ngƣời lao động, yếu tố khí hậu, yếu tố về môi trƣờng
lao động, yếu tố về thẩm mỹ, yếu tố về tổ chức và quản lý lao động, yếu tố
về thủ tục hành chính. Trên cơ sở đó đề tài đã đƣa ra những giải pháp, kiến
nghị nhằm cải thiện đời sống, ổn định tâm lý của CNVC-LĐ trong quá
trính sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, về thực thi các
chính sách xã hội trong quá trình cổ phần hoá không cho thấy rõ sự tác
động nhƣ thế nào tới đời sống của ngƣời lao động.
Tóm lại, tính đến thời điểm này chƣa có đề tài nào trực tiếp đề
cập đến tác động của chính sách xã hội tới đời sống vật chất và văn hoá
tinh thần của nữ CNLĐ trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc giai
đoạn hiện nay. Vì vậy, với đề tài này chúng tôi cố gắng tập trung nghiên
cứu để có thể góp phần thêm về lý luận và thực tiễn của việc thực hiện
chính sách xã hội đối với nữ CNLĐ hiện nay trong một số doanh nghiệp
ngoài nhà nƣớc và tác động cụ thể nhƣ thế nào tới đời sống của nữ CNLĐ
trên địa bàn Hà Nội. Từ đó nhằm cung cấp những thông tin thực tế và đƣa

ra những khuyến nghị làm cơ sở điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống chính
sách đối với lao động nói chung và nữ CNLĐ nói riêng nhằm thúc đẩy
quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động và cải thiện đời sống của
nữ CNLĐ trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc hiện nay.
1.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân và lao động nữ
Lịch sử nƣớc ta ghi nhận phụ nữ Việt Nam luôn là lực lƣợng
cách mạng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Khẳng định vai trò của phụ nữ tại Nghị quyết 04/BCT của Bộ Chính
trị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam (Khoá VIII)
đã nêu rõ: “Phụ nữ vừa là người lao động, vừa là người công dân,
vừa là người mẹ, vừa là người thầy đầu tiên của con người. Khả năng
và điều kiện lao động, trình độ văn hoá, vị trí xã hội, đời sống vật

15
chất và tinh thần của người phụ nữ có ảnh hưởng sâu xa đến sự phát
triển của thế hệ tương lai”.
Đánh giá về vai trò của phụ nữ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã khẳng định: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như
già ra sức thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ” [22; 432]. Nhấn mạnh vai trò vị
thế của ngƣời phụ nữ trong xã hội nên Ngƣời rất quan tâm đến công tác
giải phóng phụ nữ “Nói đến phụ nữ là nói đến phần nửa xã hội. Nếu
không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người” [24,
523]. Tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhóm xã hội đặc thù này rất
rõ ràng về quan điểm giới trong phân công lao động xã hội và công tác
cán bộ. Ngƣời viết “Phải có sự phân công lao động hợp lý; phải đặc biệt
chú ý tới lao động của phụ nữ” [23; 504].
Ở nƣớc ta, phụ nữ chiếm hơn nửa lực lƣợng lao động và đánh giá
cao vai trò của họ trong xã hội, Hồ Chủ Tịch nhấn mạnh trách nhiệm của
Đảng, Nhà nƣớc cần có kế hoạch thiết thực để bồi dƣỡng cân nhắc và
giúp đỡ phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo, quản

lý. Đảng, Nhà nƣớc cần nêu cao trách nhiệm trong việc giúp đỡ cán bộ
nữ, đồng thời khuyến khích sự cố gắng vƣơn lên của bản thân họ trong
cách mạng, trong đấu tranh giành quyền bình đẳng cho ngƣời phụ nữ.
Đặc biệt, đối với giai cấp công nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu
rất sâu sắc và đánh giá cao vai trò của họ trong xã hội và trong quan hệ
cơ cấu giai cấp. Giai cấp công nhân là giai cấp chiếm vị thế trung tâm
trong xã hội, bởi họ đại diện cho phƣơng thức sản xuất tiến bộ nhất. Đó
là giai cấp có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng và toàn xã hội. Giai
cấp công nhân là một trong ba lực lƣợng nòng cốt làm cơ sở xã hội và
nền tảng của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu xây
dựng xã hội mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đề ra chính sách xã

16
hội đối với giai cấp này. Ngƣời nhắc nhở chúng ta phải quý trọng con
ngƣời, nhất là công nhân, vì công nhân là vốn quý của xã hội.
Trong Sắc lệnh của Chủ tịch nƣớc Việt Nam dân chủ Cộng hoà,
ký ngày 12/3/1947, có quy định: “Công nhân đàn bà hay trẻ em mà cùng
làm một công việc như công nhân đàn ông được tính tiền công bằng số
tiền công của đàn ông”. Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất quan
tâm đến vấn đề bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn cho ngƣời lao động.
Trong lần đi thăm công trƣờng Đèo Nai, Cẩm Phả, Ngƣời nói: “Một
công nhân bất kỳ nam hay nữ đều quý báu, chẳng những quý cho gia
đình, các cô, các chú mà còn quý cho Đảng, Chính phủ và nhân dân
nữa. Nếu xảy ra tai nạn là thiệt cho bản thân, gia đình, Đảng và Chính
phủ. Người bị nạn không đi làm được, gia đình sẽ gặp khó khăn, sức lao
động của nhân dân vì vậy mà kém sút. Vì thế chúng ta phải hết sức bảo
vệ an toàn lao động, bảo vệ tính mạng người công nhân” [23; 391-392].
Ngày nay, các quan điểm của Hồ Chí Minh về phụ nữ, về CNLĐ,
về lao động nữ, về chính sách xã hội đã và đang đƣợc Đảng, nhân dân ta
tiếp tục nghiên cứu, học tập noi theo.

1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về chính sách xã hội đối với
lao động nữ
Phụ nữ Việt Nam không chỉ có vai trò quan trọng trong phát
triển kinh tế, mà còn có vai trò ngày càng quan trọng trong các lĩnh vực
của đời sống xã hội. Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định:
“Người phụ nữ Việt Nam yêu nước, có tri thức, có sức khoẻ, năng động,
sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu, quan tâm đến lợi ích
xã hội và cộng đồng”. Là một thành viên trong gia đình, đồng thời là
một thành viên của xã hội, ngƣời phụ nữ có nhiều quan hệ đa dạng và
phong phú. Họ luôn có lối sống văn hoá, ứng xử tốt đẹp, quan tâm
không chỉ đến lợi ích cá nhân mà cả lợi ích của gia đình, xã hội. Chuẩn

17
mực đạo đức, tƣ cách của phụ nữ Việt Nam phản ánh tính nhân văn sâu
sắc của truyền thống ngƣời phụ nữ Việt Nam.
Có thể thấy sự bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ không chỉ là lợi
ích của riêng phụ nữ, của từng gia đình mà còn là một tiêu chí để đánh
giá sự phát triển của một xã hội. Cụ thể hoá các quan điểm của Đảng về
công tác vận động phụ nữ, trong những năm qua, nhiều chính sách nhà
nƣớc đã đƣợc ban hành và sửa đổi nhằm tạo ra cơ chế thuận lợi hơn cho
việc thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ. Ở các Bộ, cơ quan ngang
Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, đến uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ƣơng, các Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ đƣợc thành
lập và triển khai hoạt động.
Về tiêu chuẩn doanh nghiệp sử dụng nhiều nữ CNLĐ đƣợc Nhà
nƣớc qui định nhƣ sau: Các doanh nghiệp có đủ một trong hai điều kiện
sau đây là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ:
1/ Doanh nghiệp sử dụng thƣờng xuyên từ 10 đến 100 nữ CNLĐ
và có số nữ CNLĐ từ 50% trở lên so với tổng số lao động có mặt
thƣờng xuyên của doanh nghiệp.

2/ Doanh nghiệp sử dụng thƣờng xuyên trên 100 nữ CNLĐ và có
số nữ CNLĐ từ 30% trở lên so với tổng số lao động có mặt thƣờng
xuyên của doanh nghiệp.
Mặt khác, Nhà nƣớc cũng qui định những vấn đề cấm đối với
ngƣời sử dụng lao động là:
- Cấm ban hành qui định không có lợi hơn những qui định của
pháp luật cho lao động nữ.
- Cấm những hành vi làm hạn chế khả năng đƣợc tiếp nhận nữ
CNLĐ vào làm việc.
- Cấm mạt sát, đánh đập xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm
của lao động nữ trong khi làm việc.

18
Trƣờng hợp ngƣời sử dụng lao động vi phạm các điều cấm qui
định trên, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo qui định
của pháp luật.
Về chế độ làm việc của nữ CNLĐ: Để đảm bảo điều kiện thuận
lợi cho nữ CNLĐ, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 23-CP ngày 18-
4-1996, theo điều 3 của Nghị định qui định rõ các hình thức sau:
- Làm việc theo thời gian biểu linh hoạt là việc bố trí, sử dụng nữ
CNLĐ làm công việc với thời gian làm việc (thời gian bắt đầu và kết
thúc) khác với thời gian làm việc theo qui định chung của cơ quan, đơn
vị.
- Làm việc không trọn ngày là việc bố trí, sử dụng nữ CNLĐ làm
việc với thời gian ít hơn số giờ làm việc trong một ngày theo qui định
chung của cơ quan đơn vị.
- Làm việc không trọn tuần là việc bố trí, sử dụng nữ CNLĐ làm
việc với số ngày ít hơn số ngày làm việc chung của cơ quan, đơn vị
trong một tuần lễ.
- Giao việc làm tại nhà: Là hình thức giao việc làm cho nữ

CNLĐ làm việc tại gia đình, vừa không ảnh hƣởng đến yêu cầu của sản
xuất và kinh doanh, vừa mang lại lợi ích cho cả ngƣời lao động và ngƣời
sử dụng lao động.
Việc áp dụng chế độ làm việc theo các hình thức trên đối với nữ
CNLĐ, Nghị định yêu cầu doanh nghiệp cần lƣu ý đến một số nguyên
tắc sau:
- Việc xác định công việc nào là thích hợp với mỗi hình thức làm
việc kể trên là do doanh nghiệp chủ động tính toán, áp dụng trong quá
trình sản xuất, kinh doanh theo nguyên tắc thoả thuận và cùng có lợi,
đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh và nguyện vọng chính đáng của
nữ CNLĐ, bảo đảm không đƣợc vƣợt quá 8 giờ làm việc trong một
ngày, 48 giờ trong một tuần.

×