Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Sáng kiến BIÊN SOẠN VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ PHIẾU KỸ THUẬT, PHIẾU THỰC HÀNH TRONG DẠY HỌC NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG CHƯƠNG TRÌNH 70 TIẾT CẤP THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.85 MB, 42 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ SÔNG CẦU
TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP-GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến :
BIÊN SOẠN VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ
PHIẾU KỸ THUẬT, PHIẾU THỰC HÀNH TRONG DẠY HỌC NGHỀ
ĐIỆN DÂN DỤNG CHƯƠNG TRÌNH 70 TIẾT CẤP THCS
NĂM HỌC 2015 - 2016
(TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
SÔNG CẦU, TỈNH PHÚ YÊN).

Tên tác giả: PHẠM NGỌC SƠN
Chức vụ : GIÁO VIÊN
Sông Cầu, ngày 19 tháng 08 năm 2016

1


Mục lục
Mục lục

2

Khái niệm và thuật ngữ

3

1.Tên Sáng kiến



4

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

4

3. Mô tả các giải pháp cũ thường làm

4

4. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến

5

5. Mục đích của giải pháp sáng kiến

6

6. Thời gian thực hiện

7

7. Nội dung

7

7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến

7


7.1.1. Giai đoạn chuẩn bị nội dung dạy học

9

7.1.2. Thực hiện kế hoạch dạy học

18

7.1.3. Kết quả của sáng kiến

23

7.1.4. Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp

24

7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng của sáng kiến

24

7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội

25

Tài liệu tham khảo

27

Phụ lục (Bảng và một số hình ảnh đồ dùng dạy học đã tự làm)


28

- Bảng 1: Phân phối chương trình 70 tiết GDNPT 2008-2009

28

- Bảng 2: Phân phối chương trình 70 tiết GDNPT 2015-2016

29

- Bảng 6: Danh mục đồ dùng trực quan

32

- Bảng 7: Sử dụng phiếu kỹ thuật, phiếu thực hành

34

- Bảng 8: Kết quả học tập nghề phổ thông 2015-2016

36

- Hình ảnh một số đồ dùng dạy học tự làm

37

Tài liệu (Hồ sơ minh chứng kèm theo SKKN)

42


2


Khái niệm và thuật ngữ :
Trong phương thức đào tạo nghề theo mô đun kỹ năng hành nghề thường
đề cập đến một số khái niệm và thuật ngữ sau đây:
1. Lĩnh vực nghề nghiệp: (occupationnal aean) được hiểu như ngành
chuyên môn.
2. Lĩnh vực công việc: (field of work) được hiểu như một nghề. Một lĩnh
vực nghề nghiệp bao gồm nhiều lĩnh vực công việc, tương tự như một ngành
chuyên môn bao gồm nhiều nghề.
3. Nhiệm vụ hay công việc: (task) trong quá trình hành nghề mỗi nghề
được quy định bởi một số công việc hoặc nhiệm vụ nào đó mà người lao động
phải thực hiện.
4. Mô đun kỹ năng hành nghề: (Modules of Employable Skills), là một
phần nội dung đào tạo của một hoặc một số nghề hoàn chỉnh được cấu trúc theo
các mô đun tích hợp giữa ký thuyết và thực hành mà sau khi học xong học sinh
có thể ứng dụng để hành nghề trong xã hội. Nói cách khác, mô đun kỹ năng
hành nghề tương đương với một nghề xã hội và ký hiệu là MKH.
5. Mô đun: (Modular units), ký hiệu là Mo, là một phần của mô đun kỹ
năng hành nghề (MKH), được phân chia một cách logic theo từng công việc
(task) hợp thành của một nghề nào đó, có mở đầu và kết thúc rõ ràng, và về
nguyên tắc công việc này không chia nhỏ hơn được. Kết quả của công việc này
là một sản phẩm, một việc phục vụ hoặc một quyết định cần thiết.
6. Đơn nguyên học tập: (Learning Element), ký hiệu là ĐN, đơn nguyên
học tập là thành tố cơ bản và quan trọng nhất của phương thức đào tạo nghề theo
mô đun kỹ năng hành nghề. Nội dung đào tạo của mô đun được chia thành từng
phần tố gọi là đơn nguyên học tập. Mỗi đơn nguyên học tập trình bày một vấn
đề chuyên biệt về kiến thức và kỹ năng của một nghề nào đó và có thể dùng cho

cả người dạy lẫn người học.
* Trích dẫn từ tài liệu: Mô đun kỹ năng hành nghề, phương pháp tiếp cận,
hướng dẫn biên soạn và áp dụng của Viện nghiên cứu đại học và Giáo dục chuyên
nghiệp-NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội-1993; Phương pháp đào tạo nghề theo mô
đun kỹ năng hành nghề (MKH), tài liệu bồi dưỡng giáo viên năm học 1994-1995 của
GS.TS Nguyễn Minh Đường, KS. Nguyễn Tiến Dũng và KS Vũ Hữu Bài (Bộ Giáo dục
và Đào tạo-Vụ Giáo viên, NXB Giáo dục-Vụ Giáo viên -1994.

Chữ viết tắt:
- GDNN-GDTX: Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên
- GDNPT: Giáo dục nghề phổ thông
3


- NPT

: Nghề phổ thông
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:
BIÊN SOẠN VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ PHIẾU KỸ THUẬT, PHIẾU THỰC HÀNH
TRONG DẠY HỌC NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG CHƯƠNG TRÌNH 70 TIẾT CẤP THCS
NĂM HỌC 2015 - 2016
(TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
SÔNG CẦU, TỈNH PHÚ YÊN).

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:

Mục tiêu trong dạy học chương trình giáo dục nghề phổ thông 70 tiết dành
cho học sinh lớp 8 ngày nay là thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nhằm
phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong học tập nghề phổ
thông nói chung và nghề điện dân dụng nói riêng. Đồng thời tạo cơ hội cho học
sinh được học tập, thử thách trong điều kiện của một nghề, từ đó hình thành
động cơ, thái độ lựa chọn nghề phù hợp.
Để đáp ứng mục tiêu nêu trên và căn cứ chương trình khung 70 tiết nghề
điện dân dụng năm học 2008-2009 của Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Yên, người
viết đã nghiên cứu, biên soạn giáo trình, phiếu giảng dạy và áp dụng hiệu quả
trong dạy học nghề điện dân dụng chương trình 70 tiết Giáo dục nghề phổ thông
(GDNPT) cấp THCS dành cho học sinh lớp 8 học nghề tại trung tâm Giáo dục
thường xuyên và Hướng nghiệp nhiều năm học qua và ở trung tâm Giáo dục
nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Sông Cầu năm học 2015-2016.
Biên soạn phiếu giảng dạy (gồm có: phiếu kỹ thuật và phiếu thực hành) là
để tăng cường khả năng và nhịp độ tiếp thu của các đối tượng khác nhau, việc sử
dụng phiếu giảng dạy có ý nghĩa nâng cao tính chủ động tích cực của học sinh,
là một trong những biện pháp giúp học sinh tích cực hoạt động tự lĩnh hội tri
thức và phát huy tính sáng tạo của bản thân, đồng thời mang tính kinh tế trong
quá trình dạy và học nghề phổ thông nghề điện dân dụng chương trình 70 tiết
GDNPT dành cho học sinh lớp 8 học tại trung tâm GDNN - GDTX Sông Cầu.
3. Mô tả các giải pháp cũ thường làm:
Từ năm học 2008 – 2009 thực hiện Chỉ thị số 47/2008/CT-BGDĐT ngày
13/8/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT “về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm
non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm
học 2008 - 2009”, công văn số 7475/BGDĐT-GDTrH ngày 15/8/2008 “V/v
hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2008-2009”, và công văn số:
4


1224/GDĐT, ngày 03/9/2008 của Sở GDĐT Phú Yên hướng dẫn nhiệm vụ giáo

dục trung học năm học 2008-2009, việc dạy nghề phổ thông cho học sinh cuối
cấp THCS thực hiện chương trình GDNPT 90 tiết được rút ngắn lại còn 70 tiết
dạy cho học sinh lớp 8 và chương trình 180 tiết rút lại còn 105 tiết cho học sinh
lớp 11 THPT và có tài liệu giáo khoa (Hoạt động giáo dục nghề phổ thông nghề
điện dân dụng lớp 11) dành cho học sinh lớp 11 kèm theo. Đối với học sinh lớp
8, giáo viên vẫn tiếp tục sử dụng tài liệu giáo khoa dạy nghề điện dân dụng (tái
bản năm 2004) để giảng dạy theo quy định chương trình khung 70 tiết GDNPT
của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Yên. Do đó:
- Tài liệu giáo khoa nghề điện dân dụng chương trình 70 tiết GDNPT đến
nay không có, giáo trình nghề điện dân dụng chương trình 70 tiết GDNPT dành
cho học sinh lớp 8 cũng không, nên khi xây dựng kế hoạch dạy học thì giáo viên
phải lựa chọn nội dung giảng dạy (lý thuyết và thực hành) từ tài liệu giáo khoa
nghề điện dân dụng dành cho chương trình 180 tiết cấp THPT để soạn giáo án
lên lớp, nên không thể tránh khỏi sự thiếu thống nhất về nội dung dạy học sao
cho phù hợp với đối tượng học sinh lớp 8.
- Trong dạy học kỹ thuật, dạy nghề phổ thông thì phiếu giảng dạy hay còn
gọi là phiếu dạy học chưa được giáo viên quan tâm đưa vào tài liệu dạy học
nghề phổ thông ở cả hai cấp học (THCS và THPT), mà chỉ soạn và sử dụng khi
giáo viên có tiết dạy thao giảng hay hội giảng cấp cơ sở, nên không có tính liên
tục và chưa thực sự gây hứng thú đối với học sinh. Đối với bài giảng lý thuyết,
phương pháp dạy học còn chú trọng việc truyền đạt những nội dung dạy học chủ
yếu mà học sinh cần thu nhận được qua giờ học, vẫn là thầy giảng, trò ghi, giảng
giải xen kẽ vấn đáp, tranh ảnh, mẫu vật chỉ dùng để minh họa, dẫn đến hạn chế
là học sinh học tập một cách thụ động. Đối với bài thực hành, giáo viên dạy quy
trình, học sinh chép lại và giáo viên làm mẫu, học sinh quan sát mẫu vật và bắt
chước làm theo. Nên sự thành công của tiết dạy, buổi dạy thực hành phụ thuộc
nhiều vào yếu tố khách quan (nếu thiếu thiết bị, vật tư, sự tiếp thu của học sinh)
khó đạt mục tiêu đề ra.
- Về việc biên soạn và áp dụng phiếu giảng dạy: Giáo viên dạy nghề phổ
thông tại trung tâm GDNN - GDTX Sông Cầu chưa thực sự nghiên cứu kỹ càng,

có biên soạn nhưng chưa đầy đủ, vì rất tốn công sức và thời gian, nên chỉ biên
soạn đơn lẻ (phiếu kỹ thuật hoặc phiếu thực hành) nên còn nhiều hạn chế như về
hình thức, cấu trúc, trình bày kênh hình và kênh chữ ... còn nhiều thiếu sót, dẫn
đến học sinh chưa thực sự hứng thú tiếp nhận, như sau tiết dạy các phiếu này bị
bỏ lại trên lớp, học sinh không có ghi chép gì.
4. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến:
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị
quyết Trung ương 4 khóa VII (1 - 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII
(12 - 1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12 - 1998), được cụ thể hóa
trong các Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là Chỉ thị số 15 (4 1999). Luật Giáo dục (14/6/2005), điều 28.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù
5


hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học,
rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem
lại niểm vui. hứng thú học tập cho học sinh" (2). Có thể nói cốt lõi của đổi mới
phương pháp dạy học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói
quen học tập thụ động. Do đó, nội dung của hoạt động GDNPT mang tính tích
hợp giữa lý thuyết và thực hành, tính kỹ thuật của mỗi nghề phù hợp với lứa tuổi
học sinh, tính thực tiễn ứng dụng trong sản xuất và đời sống. Nghề điện dân
dụng là một môn học đòi hỏi người dạy phải trang bị thêm nhiều kiến thức của
thực tiễn phù hợp với địa phương nơi mình công tác và phải phù hợp với từng
bài dạy cụ thể của môn học. Khi biên soạn tài liệu dạy học nghề phổ thông các
hình ảnh thể hiện hình dáng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động..., từng quy trình kỹ
thuật, đến động tác, thao tác... là rất cần thiết trong việc dạy học nghề điện dân
dụng. Tác dụng của tranh ảnh hay thiết bị trực quan nói chung là làm cho học
sinh tiếp thu nhanh, dễ hiểu, cảm thấy hứng thú, thích học và biến kiến thức từ
thiết bị trực quan thành cái của mình, qua đó học sinh có thể tự học, tự đánh giá,
nhờ có các hướng dẫn, các bài tập kiểm tra, trắc nghiệm sau khi học xong mỗi

phiếu (phiếu kỹ thuật hoặc phiếu thực hành) sẽ khắc sâu kiến thức và mở mang
kiến thức cho bản thân. Một bài giảng được sử dụng các hình ảnh, thiết bị giảng
dạy một cách hợp lý sẽ nâng cao tính sáng tạo, ý thức tìm tòi trên thiết bị và phát
hiện ra cái mới từ nguồn tri thức giáo viên cung cấp trong phiếu kỹ thuật, phiếu
thực hành cho học sinh. Vì thế, trong dạy học kỹ thuật cần vận dụng các phương
tiện dạy học phù hợp với tình hình thực tế và cơ sở vật chất giúp học sinh hứng
thú, chủ động với việc học tập, khả năng tự học, tiếp thu và vận dụng kiến thức
đã học dễ dàng hơn.
Nhằm giúp bản thân đạt được mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học, vận
dụng những tri thức đã học, hình thành được những kỹ năng sử dụng đồ dùng và
phương tiện dạy học, thu thập thông tin thực tế, thu thập những tư liệu, hình ảnh
liên quan đến nội dung dạy học, quá trình nhận thức của học sinh trong việc hình
thành biểu tượng về kiến thức, các thao tác kĩ thuật để hình thành quan điểm thế
giới quan, nhân sinh quan khoa học cho học sinh và ứng dụng vào thực tế cuộc
sống. Nên người viết mạnh dạn đề xuất kinh nghiệm áp dụng phương pháp đào
tạo nghề theo mô đun kỹ năng hành nghề (MKH) kết hợp với phương pháp dạy
học kỹ thuật cho học sinh học nghề phổ thông để biên soạn và sử dụng hiệu quả
phiếu kỹ thuật, phiếu thực hành trong dạy học nghề điện dân dụng chương trình
70 tiết GDNPT cấp THCS (dành cho học sinh lớp 8).
5. Mục đích của giải pháp sáng kiến:
- Để khắc phục sự không thống nhất về việc lựa chọn nội dung dạy học từ
tài liệu giáo khoa nghề điện dân dụng (tái bản năm 2004), người viết đã căn cứ
vào mục tiêu GDNPT, và phân phối chương trình khung nghề điện dân dụng 70
tiết GDNPT (dành cho học sinh lớp 8) của Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Yên đã
ban hành từ năm học 2008-2009 để biên soạn giáo trình nghề điện dân dụng vì
là nguồn tài liệu rất tốt, vừa cập nhật, vừa đảm bảo tính sư phạm và tính thực
tiễn cao, đồng thời có nội dung dạy học phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 8.
6



Mục đích là để biên soạn được phiếu giảng dạy (phiếu kỹ thuật và phiếu thực
hành), giúp cho việc giảng dạy trở nên chủ động, có tổ chức, có kế hoạch, có
điều kiện để đánh giá kết quả việc giảng dạy của mình để cải tiến chiều sâu nội
dung và phương pháp dạy học đối với học sinh.
- Theo cách dạy cũ, giáo viên thường quan tâm trước hết đến việc hoàn
thành trách nhiệm của mình là truyền đạt hết nội dung quy định trong chương
trình và tài liệu giáo khoa, cố gắng làm cho học sinh hiểu và nhớ những điều
giáo viên giảng. Cách học tập thụ động, thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ, cho
nên đã hạn chế chất lượng, hiệu quả dạy và học, không đáp ứng yêu cầu phát
triển năng động của xã hội. Trên thực tế, trong quá trình dạy học, học sinh vừa là
đối tượng của hoạt động dạy, vừa là chủ thể của hoạt động học. Thông qua hoạt
động học, dưới sự hướng dẫn của thầy, người học phải tích cực chủ động cải
biến chính mình về kiến thức, kỹ năng, thái độ, hoàn thiện nhân cách, không ai
làm thay cho mình được. Ngược lại, nếu người học không tự giác chủ động,
không chịu học, không có phương pháp học tốt thì hiệu quả của việc dạy sẽ rất
hạn chế.
Để khắc phục nhược điểm này và rèn luyện phương pháp học tập cho học
sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục
tiêu dạy học, người viết đã áp dụng phương pháp đào tạo nghề theo mô đun kỹ
năng hành nghề (MKH) vào việc biên soạn phiếu giảng dạy nghề điện dân dụng
chương trình 70 tiết GDNPT dành cho học sinh lớp 8, và phương pháp dạy học
kỹ thuật vào kế hoạch bài học tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực học
tập, có tài liệu tự học phù hợp với điều kiện kinh tế, tự tìm hiểu kiến thức, kỹ
năng liên quan đến bài học mới, phát huy tích cực tính tự học, không chỉ tự học
ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên.
6. Thời gian thực hiện:
Kể từ năm học 2013-2014 nội dung giáo trình nghề điện dân dụng do người
viết biên soạn đã có tính ổn định, vừa sức đối với học sinh lớp 8. Nên việc biên
soạn phiếu kỹ thuật, phiếu thực hành cho từng tiết dạy, bài dạy về cấu trúc nội
dung không thay đổi, về hình ảnh, hình vẽ minh họa, cũng như câu hỏi, bài tập

trắc nghiệm... đã có điều chỉnh, bổ sung, chỉnh sửa và được người viết đưa vào
sử dụng trong quá trình dạy học đến nay (2013-2014 đến 2015-2016).
7. Nội dung:
7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến:
Giáo dục nghề phổ thông là hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
phổ thông, là một bộ phận của nội dung giáo dục toàn diện (7). Thông qua giáo
dục nghề phổ thông, học sinh làm quen với việc tìm hiểu một nghề cụ thể, có
điều kiện thử sức bản thân trong hoạt động thực tế, từ đó hình thành động cơ,
thái độ lựa chọn nghề phù hợp. Đặc trưng cơ bản của giờ học nghề phổ thông là
hoạt động thực hành, nhằm giúp học sinh hiểu rõ và vận dụng kiến thức lý
thuyết vào thực hành rèn kỹ năng.
7


Căn cứ vào mục tiêu chương trình 70 tiết GDNPT nghề điện dân dụng
dành cho học sinh lớp 8, người viết đã đặt vấn đề: "Làm thế nào để phát huy tính
tích cực của học sinh trong học tập nghề phổ thông?", "học đi đôi với hành" như
thế nào? trong điều kiện cơ sở vật chất tại trung tâm còn hạn chế, tài liệu giảng
dạy dành cho giáo viên và tài liệu học tập của học sinh không có. Do đó, người
viết đã áp dụng quy trình phân tích nghề để xây dựng kế hoạch soạn nội dung
dạy học nhằm hình thành thói quen thường xuyên cải tiến, cập nhật nội dung dạy
học để có phương pháp dạy học phù hợp với tiết dạy, bài dạy, phù hợp với lứa
tuổi học sinh. Thông qua phân tích nghề, ta xác định nhiệm vụ của nghề, danh
mục các công việc thuộc nghề, các bước của từng công việc và điều kiện để thực
hiện các công việc đó. Cụ thể sơ đồ khái quát các thành phần của nghề như sau:

HÌNH- Sơ đồ phân tích nghề

- Thông qua sơ đồ phân tích nghề, ta thấy được mối liên hệ giữa các thành
phần của một nghề:

+ Nghề: Là công việc chuyên làm theo sự phân công lao động trong xã
hội và được xã hội chấp nhận. Ở đây, nghề được hình dung như là một tổ chức
có hệ thống gồm nhiều cấp, nhiều thành phần, nhiều bộ phận.
+ Nhiệm vụ (NV): Là một nhóm hoạt động có liên hệ chặt chẽ với nhau
cần được thực hiện để hoàn thành một mục đích yêu cầu nào đó của nghề.
+ Công việc (CV): Là một bộ phận của nghề, nó bao gồm các động tác
hợp thành và khi đó tạo ra giá trị sử dụng, không có quy tắc nào ổn định quy mô
lớn nhỏ của công việc.
+ Động tác (ĐT): Là cách làm của một công việc, là kết quả của phân
tích nghề. Động tác là đơn vị để dạy nghề, nó có một nội dung rõ rệt trong quá
trình sản xuất. mang tính liên tục về thời gian và tương đối ổn định về không
gian. Động tác không là vật cụ thể, không có kích thước, không liên quan đến
vật liệu, nó xảy ra trong khi hành nghề.
8


- Sơ đồ phân tích một nghề được chia ra nhiều công việc, "có thể gọi là
những mô đun của nghề đó và trong quá trình hành nghề, mỗi công việc được
tiến hành theo một quy trình với những bước hoạt động được sắp xếp một cách
lô gic" (3) và là quá trình hình thành một hay nhiều đơn nguyên học tập (về lý
thuyết hay thực hành). Đồng thời mỗi đơn nguyên học tập này là những phần tử
cơ bản của nội dung dạy học theo chương trình đào tạo quy định.
Dựa trên cơ sở đó, người viết thực hiện kế hoạch dạy học như sau:
7.1.1. Giai đoạn chuẩn bị nội dung dạy học:
* Bước 1: Biên soạn giáo trình nghề điện dân dụng cho học sinh lớp 8
- Cơ sở để biên soạn giáo trình:
+ Căn cứ bảng 1: Phân phối chương trình khung 70 tiết GDNPT nghề điện
dân dụng dành cho học sinh lớp 8 năm học 2008-2009 của Sở Giáo dục và Đào
tạo Phú Yên (xem trang 28).
+ Trên cơ sở phân phối chương trình khung nêu trên, người viết xây

dựng bảng 2: Phân phối chương trình chi tiết nội dung bài giảng (xem trang 29).
+ Căn cứ vào tài liệu giáo khoa nghề điện dân dụng của Bộ Giáo dục và
Đào tạo tái bản tháng 8 năm 2004 được biên soạn dùng chung cho học sinh các
lớp cuối bậc trung học (chương trình 90 tiết cho học sinh lớp 9 THCS và 180 tiết
cho học sinh lớp 12 THPT)*.
- Dựa trên cơ sở đó, giáo trình nghề điện dân dụng dành cho học sinh lớp
8 học chương trình 70 tiết GDNPT được người viết trích dẫn từ nội dung tài liệu
nghề điện dân dụng đã nêu trên và có tham khảo thêm các tài liệu khác phù hợp
với thực tế, điều kiện giảng dạy, đảm bảo tính chính xác của nội dung kiến thức,
kỹ năng và mang tính vừa sức với đối tượng học sinh. Mục tiêu chung của giáo
trình nhằm cung cấp những kiến thức và hình thành những kỹ năng cơ bản của
một số công việc trong nghề điện dân dụng đối với học sinh lớp 8 học chương
trình 70 tiết giáo dục nghề phổ thông đã quy định (có tài liệu giáo trình nghề
điện dân dụng dành cho học sinh lớp 8 kèm theo). Giáo trình gồm 4 chương với
15 bài lý thuyết/35 tiết lý thuyết và 13 bài thực hành/29 tiết thực hành, được
biên soạn đúng theo bảng 3 chương trình khung dưới đây:
BẢNG 3 :

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG
CHƯƠNG

Chương 1
Chương 2
Kiểm tra HKI
Chương 3
Chương 4
Kiểm tra HKII

NỘI DUNG


Bài mở đầu
An toàn điện
Mạng điện sinh hoạt
- Thực hành
- Lý thuyết
Máy biến áp
Động cơ điện
- Lý thuyết
- Thực hành

Tổng cộng

9

* Tài liệu giáo khoa nghề điện dân dụng (mã số: 6H134T4) của Phạm Văn Bình, Lê
Văn Doanh và Trần Mai Thu của Trung tâm Lao động-Hướng nghiệp Bộ GDĐT. NXB
Bộ GDĐT tái bản lần thứ tư (tháng 8/2004).

SỐ TIẾT
LT
TH

1
4
11
1
7
12
1
37


3
15
2
4
7
2
33


* Bước 2: Biên soạn các phiếu giảng dạy
Để giải quyết vấn đề "Làm thế nào phát huy tính tích cực của học sinh
trong học tập nghề phổ thông" nói chung và đối với học sinh học tập nghề điện
dân dụng nói riêng, thì việc áp dụng quá trình phân tích nghề cho một nghề học
để biên soạn phiếu dạy học là rất cần thiết, vì những lý do sau:
- Trong thực tiễn dạy nghề, một nghề thường là nghề hẹp, được chia làm
nhiều phần việc, mỗi phần việc (nhiệm vụ) gồm nhiều công việc. Mỗi công việc
có nội dung và tiến hành trong một thời gian nhất định với điểm khởi đầu và
điểm kết thúc, thường bao gồm những bước thực hiện khác nhau. Mỗi bước thực
hiện (động tác, thao tác) có thể sử dụng một loại công cụ lao động riêng. Trong
dạy nghề, người học học tập một công việc gọi là mô đun nghề, các bài học cho
từng mô đun gọi là đơn nguyên học tập. Mỗi đơn nguyên học tập trình bày một
vấn đề chuyên biệt về kiến thức và kỹ năng của một nghề và có thể dùng chung
cho cả người dạy lẫn người học.
- Dạy nghề phổ thông là một nghề xã hội, nghề hẹp. Học xong chương
trình 70 tiết GDNPT nghề điện dân dụng là người học (Học sinh) có thể làm
được một số công việc cụ thể của nghề (như lắp đặt bảng điện hoặc bảo dưỡng
quạt điện...). Như vậy áp dụng việc xây dựng đơn nguyên học tập trong phương
thức đào tạo nghề theo mô đun kỹ năng hành nghề (MKH) vào hoạt động giáo
dục nghề phổ thông là sự đổi mới phương pháp dạy học đối với học sinh phổ

thông. Mỗi đơn nguyên học tập (kiến thức hay kỹ năng) là một phiếu kỹ thuật
hoặc là phiếu thực hành về nội dung (có kênh chữ và kênh hình) thể hiện được
các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng một cách trọn vẹn, hoàn chỉnh (không dở
dang).
Dựa trên cơ sở đó, người viết lập bảng phân tích nhiệm vụ và công việc
để biên soạn nội dung các phiếu kỹ thuật, phiếu thực hành, cụ thể như sau:
BẢNG 4 :
PHÂN TÍCH NHIỆM VỤ NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG CẤPTHCS (MKH)
NGHỀ ĐIỆN
DÂN DỤNG

(CẤP THCS)
NHIỆM VỤ 1
AN TOÀN ĐIÊN

NHIỆM VỤ 2

NHIỆM VỤ 3

NHIỆM VỤ 4

MẠNG ĐIỆN
SINH HOẠT

MÁY BIẾN ÁP
MỘT PHA

ĐỘNG CƠ ĐIỆN
KĐB MỘT PHA


KIỂU CẢM ỨNG
(dùng cho thiết bị điện)

KIỂU TỰ NGẪU
(dùng trong gia đình)

BẢNG 5 :

PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC (Mo)
10


NHIỆM
VỤ
AN
TOÀN
ĐIỆN

MẠNG
ĐIỆN
SINH
HOẠT

CÔNG VIỆC (Mo)
Tác hại của dòng điện
đối với cơ thể người và
điện áp an toàn
ĐN01

Đặc

điểm
mạng
điện
sinh
hoạt

ĐN06
MÁY
BIẾN
ÁP
MỘT
PHA

ĐỘNG

ĐIỆN
KĐB
MỘT
PHA

Vật
liệu
dùng
trong
lắp
đặt
mạng
điện
sinh
hoạt

ĐN
07

ĐN27

ĐN02

Nối
dây
dẫn
điện,
nối
tiếp

phân
nhánh

Nối
dây
dẫn
điện
ở hộp
nối
dây

Các
dụng
cụ cơ
bản
dùng

trong
lắp
đặt
điện

Vạch
dấu
trên
bảng
điện

ĐN
08÷10

ĐN
11÷13

ĐN
14

ĐN
15

Một số vấn đề chung về
máy biến áp
ĐN26

Một số biện pháp xử lý khi có
tai nạn điện
ĐN03


ĐN28

Một số vấn đề
chung về
động cơ điện
xoay chiều
một pha

Phạm vi
ứng dụng của
động cơ điện
xoạy chiều
một pha

ĐN31÷ĐN35

ĐN36

ĐN29

ĐN04

Một số
khí cụ

thiết bị

Lắp
đặt

dây
dẫn

các
thiết
bị

ĐN
16&17

ĐN
18

Sử dụng và bảo dưỡng máy
biến áp dùng trong gia đình

Cấp cứu người bị
tai nạn điện
ĐN05

Lắp
bảng
điện
(1)

Một
số sơ
đồ
của
mạng

điện
sinh
hoạt

Lắp
bảng
điện
(2)

Lắp
bảng
điện
(3)

ĐN
19

ĐN
20÷23

ĐN
24

ĐN
25

Vẽ sơ đồ, giải thích các thông số trên
máy biến áp và vận hành, kiểm tra điện
áp định mức máy biến áp
dùng trong gia đình

ĐN30

Một số đồ dùng điện trong gia đình
Tháo
Quan
lắp,
sát
quan
cấu
sát cấu
tạo và Máy
Máy
Quạt điện
tạo và
sử
sấy
bơm nước
bảo
dụng
tóc
dưỡng
máy
quạt
bơm
bàn
nước
ĐN37÷ĐN40 ĐN41
ĐN42÷43
ĐN44 ĐN45


Sử
dụng

bảo
dưỡng
máy
sấy
tóc
ĐN46

- Học tập là một quá trình cá nhân hóa, đối tượng học sinh bao gồm cả
nam lẫn nữ (độ tuổi: từ 14-15 tuổi), tất cả học sinh trong một lớp (từ 15 đến 25
học sinh) đều có những khả năng gần như nhau hoặc khả năng tiếp thu bài khác
nhau và mức tiến bộ cũng khác nhau trong quá trình học tập. Do đó một trong
các biện pháp dạy học kỹ thuật có hiệu quả để bổ sung bài giảng trên lớp là sử
dụng phiếu giảng dạy. Bởi vì các phiếu giảng dạy sẽ đóng vai trò hướng dẫn
giúp đỡ hoạt động học tập của học sinh, bổ sung bài giảng của thầy, khắc phục
sự chênh lệch khả năng giữa học sinh trong lớp, rèn luyện kỹ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn và phát huy tính chủ động, tích cực học tập của học sinh.
- Lập kế hoạch dạy học là công việc hết sức quan trọng và cần thiết đối
với việc giảng dạy của giáo viên. Do đó, việc biên soạn các phiếu giảng dạy sẽ
giúp cho giáo viên chủ động soạn giáo án lên lớp, cách sắp xếp các hoạt động
trong giờ học, cũng như bố trí thời gian, cách tổ chức từng hoạt động trong giờ
học sao cho có hiệu quả. Mặt khác, biên soạn phiếu giảng dạy giáo viên có điều
kiện để tra cứu, bổ sung kiến thức cần thiết cho bài học hoặc thực hiện lại thí
nghiệm trước những thao tác khó, tránh được sự lúng túng không đáng có trên
11


lớp. Đồng thời biết trước được những phương tiện dạy học cần thiết cho bài học,

biết trước được cái đích mà giáo viên và học sinh phải đạt được trong quá trình
giờ học. Từ đó có sự chuẩn bị và đề ra phương án sử dụng phương pháp dạy học
kỹ thuật một cách hợp lý, hiệu quả.
Các loại phiếu giảng dạy (phiếu dạy học) được biên soạn gồm có:
- Phiếu kỹ thuật: dùng trong dạy học lý thuyết của nghề.
- Phiếu thực hành: dùng dạy học thực hành nghề
- Phiếu kiểm tra: dùng khi kiểm tra (đầu giờ, giữa giờ, định kỳ)
Việc biên soạn phiếu giảng dạy được người viết thực hiện như sau:
a) Xác định tên phiếu kỹ thuật (đề mục), tên phiếu thực hành (công
tác)
- Đối với phiếu kỹ thuật: Tên (đề mục) của phiếu được lấy theo đề mục
của bài lý thuyết (theo bảng 2 - phân phối chương trình chi tiết) để xác định rõ
nội dung cơ bản của phiếu kỹ thuật, nhưng hết sức ngắn gọn. Ví dụ: "An toàn
điện", "Phân loại sơ đồ điện"...
- Đối với phiếu thực hành: Tên (công tác) của phiếu được lấy theo tên bài
thực hành (theo bảng 2 - phân phối chương trình chi tiết), trình bày những nội
dung có liên quan chủ yếu đến việc hình thành những kỹ năng hoạt động như đo
đạc, lắp ráp, bảo dưỡng ...Ví dụ: " Nối nối tiếp dây dẫn điện", "Lắp bảng điện"...
b) Phạm vi của phiếu giảng dạy và phạm vi áp dụng
- Xác định khuôn khổ của một phiếu kỹ thuật hay thực hành (đơn nguyên
học tập): Là "chỉ để thực hiện một kỹ năng hoặc kiến thức qua việc sử dụng một
hoặc một nhóm dụng cụ, công cụ, bởi lẽ về nguyên tắc sư phạm nói chung rèn
luyện để hình thành 2 kỹ năng cùng một lúc thường mang lại hiệu quả thấp (3).
"Do vậy, về nguyên tắc, phạm vi của một đơn nguyên thường chỉ trong
khuôn khổ hình thành một kỹ năng (hành động hoặc tư duy) nào đó" (3).
- Phạm vi áp dụng của phiếu kỹ thuật, phiếu thực hành: Là có thể dùng
chung ở một số nghề khác.
Ví dụ 1: Phiếu kỹ thuật "An toàn điện", "Vật liệu dùng trong lắp đặt mạng
điện sinh hoạt"...; phiếu thực hành " Vạch dấu", "Nối dây ở hộp nối dây", "Lắp
bảng điện", "Vận hành kiểm tra máy biến áp một pha", "Tháo lắp, bảo dưỡng

quạt điện"...
Hình ảnh đồ dùng
dạy học tự làm:
Máy biến áp
tự ngẫu 1 pha
(8/2015)

12


Ví dụ 2 về: TÍNH DÙNG CHUNG CỦA ĐƠN NGUYÊN HỌC TẬP
(PHIẾU KỸ THUẬT, PHIẾU THỰC HÀNH)
Loại đơn nguyên
- Thông tin kỹ thuật về công cụ
Dụng cụ cầm tay

Các nghề

khí ô

(CO)

Xây
dựng
(X)

điện,
điện
tử
(Đ)



khí
(C)

Hàn
(H)

Nhận biết các loại búa tay

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Nhận biết các loại đục

Đ

X

X

Đ


X

Nhận biết các loại tuavít

Đ

X

Đ

Nhận biết các loại kìm

Đ

X

Đ

Đo bằng thước lá và thước xếp

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ


Đánh dấu bằng thước lá, thước xếp và
vạch dấu

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

C

H

H

H

CO

CO

CO

CO


X

Đ

C

H

- Hoạt động đo, đánh dấu

Đánh dấu bằng mũi nhọn, bằng poăngtu
- Thông tin kỹ thuật về vật liệu
Vật liệu hàn (thiếc)

H

Vật liệu chất dẻo, cao su
Vật liệu kim loại (đồng, nhôm và sắt)

Đ

Vật liệu cách điện (giấy cách điện, cao su,
amiăng)

Đ

H

- Đối với phiếu kiểm tra, tùy theo loại yêu cầu kiểm tra có giới hạn về thời

gian làm bài kiểm tra, người viết xây dựng nội dung kiểm tra kiến thức, hoặc kỹ
năng nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh và để điều chỉnh phương pháp
dạy học của thầy cho phù hợp.
c) Xác định mục tiêu phiếu giảng dạy
Mục tiêu là cái đích phải đạt được của hoạt động. Mục tiêu bài học là kết
quả học tập học sinh phải đạt được sau khi hoàn thành bài học đó. Vì vậy, mục
tiêu bài học phải chỉ ra một cách cụ thể, rõ ràng, chính xác về kết quả học sinh
đạt được sau khi học xong bài học, vì đó chính là những căn cứ để giáo viên xây
dựng tiêu chí đánh giá và xác định những chứng cứ đánh giá một cách cụ thể.
Mục tiêu của phiếu giảng dạy được người viết soạn trong giáo án lên lớp
đối với từng phiếu (kỹ thuật, thực hành hay kiểm tra định kỳ), bao gồm mục tiêu
về kiến thức, kỹ năng và thái độ sau khi học sinh học xong bài học đó có khả
năng đạt được.

13


d) Biên soạn nội dung phiếu giảng dạy
* Phiếu kỹ thuật: Là loại tài liệu được người viết cô đọng những vấn đề
cốt lõi, nhằm cung cấp cho học sinh lượng thông tin kiến thức cơ bản ở dạng gợi
mở (nội dung kiến thức có một khoảng trống bằng các dấu chấm để học sinh tự
ghi lại câu từ ngắn ở dạng thuật ngữ, kiến thức cơ bản hoặc ký hiệu...) hoặc
lượng thông tin đầy đủ (nội dung kiến thức, hình ảnh và hình vẽ minh họa, câu
hỏi, bài tập ...), đồng thời giúp cho giáo viên thực hiện công tác giảng dạy một
cách thuận tiện hơn và phát huy tính tích cực học tập, chủ động của học sinh
trong quá trình tiếp thu bài. Người viết đã biên soạn được 30 phiếu/35 tiết lý
thuyết (có tập phiếu kỹ thuật kèm theo), cụ thể mẫu phiếu kỹ thuật như sau:
PHIẾU KỸ THUẬT
Bộ môn :


Môn : ĐIỆN DÂN DỤNG CẤP THCS

ĐIỆN

Đề mục : ................................................

Phiếu số :

I. Giới thiệu : (mở đầu bài giảng, gây động cơ học tập)
II. Nội dung :
1. >.........

Hình vẽ hay hình
ảnh minh họa

a. .........
b. .........
2.>...........

Hình vẽ hay hình
ảnh minh họa

....................
III. Câu hỏi : (củng cố nội dung bài học, giúp học sinh hiểu bài, tự học ở nhà)
IV. Dụng cụ và phương tiện (chỉ ghi đồ dùng dạy học chính, phương tiện chung
không ghi)

Người viết đã thực hiện biên soạn theo trình tự sau:
- Phân chia nội dung của bài giảng thành các chủ điểm với một lượng
thông tin kiến thức phù hợp (theo bảng 2- Phân phối chương trình chi tiết)

- Xác định mục tiêu của đề mục, các bước trình bày và triển khai.
- Chọn lựa các hình ảnh minh họa, xác định các công cụ và phương tiện
dạy học.
- Các câu hỏi được lựa chọn đảm bảo tính hệ thống và nhấn mạnh vào
trọng tâm của tài liệu.
- Ngôn ngữ trình bày trong phiếu phải chính xác, rõ ràng và đơn giản.
Các phiếu kỹ thuật này thường được trình bày trên 2 hay 3 trang giấy khổ
A4, trong đó một trang dùng trình bày các bước của đề mục, trang còn lại trình
bày hình ảnh minh họa... hoặc xen kẽ cùng nội dung (kênh chữ và kênh hình),
những điểm mấu chốt của nội dung thường để lại khoảng trống, để học sinh tự
ghi trong quá trình tìm hiểu, học tập. Căn cứ theo nội dung, phiếu kỹ thuật phải
14


đảm bảo các vấn đề về tri thức cơ bản của nghề điện dân dụng, tri thức khoa học
và tri thức hướng nghiệp. Tri thức cơ bản giữ vai trò quan trọng, không thể trình
bày thiếu sót, tri thức khoa học nhằm giải thích công việc làm, còn tri thức
hướng nghiệp giúp học sinh hiểu biết thêm về các mặt lịch sử, kinh tế, xã hội
liên quan đến nghề, giúp học sinh hứng thú với nghề và có hướng tự lựa chọn
nghề khi rời ghế nhà trường bước vào cuộc sống lao động.
* Phiếu thực hành: Phiếu thực hành công nghệ là loại phiếu hướng dẫn
học sinh thực hiện công tác trong thực hành tại xưởng trường (hoặc tại phòng
thực hành) mức độ và hình thức tùy thuộc vào tính chất nội dung thực hành,
trình độ và khả năng kinh nghiệm của học sinh. Kết quả người viết đã biên soạn
được 16 phiếu/29 tiết thực hành (có phiếu thực hành kèm theo).
Cụ thể mẫu phiếu thực hành như sau:
PHIẾU THỰC HÀNH
Bộ môn : Môn : ĐIỆN DÂN DỤNG CẤP THCS
ĐIỆN


Phiếu số :

Công tác : .....................................................

I. Hình vẽ : (sản phẩm)
HÌNH VẼ

II. Quy trình thực hiện (công viêc):
Bước 1 : (động tác)……)
(thao tác)…………………….
Bước 2 : ……………..
Bước 3 : ………………………..

Hình vẽ hay hình
ảnh minh họa
Hình vẽ hay hình
ảnh minh họa

Lưu ý : (ghi điểm cần chú ý khi thực hiện công đoạn …)
III. An toàn lao động
IV. Dụng cụ : (đồ dùng và phương tiện để thực hiện bài thực hành)

Nội dung phiếu thực hành được chia thành các bước thực hiện, đánh số
thứ tự. Mỗi bước thực hiện có tiêu đề và được trình bày bằng những động từ
hành động ngắn gọn, rõ ràng, chính xác về động tác cần thực hiện. Trong các
bước (động tác, thao tác) thỉnh thoảng xuất hiện những chỗ cần lưu ý đó là mốc
kiểm hoặc điểm khóa. Mốc kiểm cho biết cần phải kiểm tra trước khi tiến hành
bước kế tiếp. Nếu sơ sót không kiểm tra, dù có tiến hành các bước kế tiếp đúng
kỹ thuật, kết quả thực hiện cũng không đạt yêu cầu. Vai trò kiểm tra ở đây rất
quan trọng, nó quyết định kết quả thực hành. Điểm khóa là chi tiết cần lưu ý nói

lên mức độ thành thạo của học sinh khi rèn luyện bài thực hành. Nếu bỏ qua chi
tiết này thì cũng không ảnh hưởng gì đến kết quả thực hành, nhưng nếu thực
hiện được điểm khóa thì kết quả sẽ tốt hơn.
15


Căn cứ vào nội dung bài thực hành, người viết đã thực hiện biên soạn theo
trình tự sau:
" - Căn cứ theo trình độ và khả năng của học sinh.
- Chọn lựa các động tác rèn luyện.
- Chọn công tác bao gồm những động tác cần rèn luyện.
- Soạn mục tiêu, và soạn các chỉ dẫn và hình vẽ.
- Soạn sơ đồ nguyên công (Chú ý đến mốc kiểm, điểm khóa và các vấn đề
về an toàn lao động trong quá trình thực hành) " (5).
đ) Lập danh mục dụng cụ, phương tiện dạy học
Phương tiện dạy học là những đối tượng vật chất được giáo viên sử dụng
với tư cách là những phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh.
Nó còn là nguồn tri thức phong phú để học sinh lĩnh hội kiến thức và rèn luyện
kỹ năng (ví dụ như các vật thật, mô hình, hình vẽ mô phỏng đối tượng...). Mục
tiêu chủ yếu của dạy học nghề phổ thông là hình thành một số kỹ năng kỹ thuật
của nghề và góp phần hướng nghiệp cho học sinh.
"Vì vậy, phương tiện dạy học đóng vai trò vô cùng quan trọng. Có thể
khẳng định, không có phương tiện dạy học cần thiết thì không thể hoàn thành
được mục tiêu dạy học" (7).
Để sử dụng phương tiện trực quan đúng lúc, đúng chỗ, đủ cường độ, và
gây hứng thú cho học sinh, người viết đã lập danh mục phương tiện dạy học cho
kế hoạch bài học chương trình 70 tiết GDNPT nghề điện dân dụng (Bảng 6- xem
trang 32)
- Nhóm dụng cụ có tay cầm cách điện an toàn thường được sử dụng trong
các tiết dạy học lý thuyết, cũng như dạy học thực hành đến cuối khóa học như:

Kìm mỏ nhọn, kìm cắt dây, tuavít, bút thử điện.
- Nhóm đồ dùng trực quan: Bao gồm tranh ảnh, mô hình, mẫu vật, sơ đồ
mạch điện... đảm bảo tính thẩm mĩ, phản ánh đúng yêu cầu kỹ thuật và có đủ độ
lớn để học sinh quan sát rõ nhằm giúp học sinh có được biểu tượng đúng về sự
vật và tiếp thu kiến thức, kỹ năng theo mục tiêu bài học một cách thuận lợi, dễ
dàng. Ở nhóm đồ dùng trực quan này, người viết không sử dụng phương tiện
nghe nhìn hoặc phần mềm dạy học có kết nối máy tính (như bài giảng điện tử),
vì mong muốn rằng với danh mục đồ dùng trực quan dưới đây có thể dùng
chung cho các giáo viên khác tại trung tâm hoặc ở vệ tinh (dạy nghề phổ thông)
mà vẫn đảm bảo đạt các yêu cầu về mục tiêu bài học. Vì bài giảng điện tử là một
phương tiện dạy học, mang tính phức tạp khi chuẩn bị, hơn nữa không phải lúc
nào cũng có máy projestor để giáo viên trình chiếu trong một thời điểm của tiến
trình dạy học. Vì vậy, nên lựa chọn ưu tiên những phương tiện và học liệu phổ
biến, thông thường, giản dị và có thể tự tạo tương đối nhanh chóng, chủ động
như: Câu hỏi, trích đoạn sách báo hay tranh ảnh, các mô hình tự xây dựng, các
đồ họa tự thiết kế, các tài liệu tự sưu tập, các đồ vật sẵn có xung quanh... Hiện
nay, câu hỏi và phiếu giảng dạy là những phương tiện rất có hiệu quả để tổ chức
16


các biện pháp dạy học tích cực hoá trên cơ sở các kĩ thuật thông thường như lời
nói, thông tin, sự kiện, thảo luận, nghiên cứu, điều tra, luyện tập...
Với danh mục nêu trên, người viết đã chủ động xây dựng kế hoạch bài
học và trong năm học có kế hoạch tự làm thêm đồ dùng dạy học (ĐDDH):
Dưới đây là một trong các ĐDDH của người viết tự làm, đạt giải A trong
cuộc thi ĐDDH tự làm cấp cơ sở tháng 12/2005.
KWh

BĐ1
BĐ2

BĐ3
BĐ3
BĐ4

b)
a)

BĐ5

Hình ảnh: ĐDDH "Mạng điện sinh hoạt"-12/2005
a- Lắp đặt; b- Sơ đồ nguyên lý

Bước 3: Thiết kế kế hoạch bài học (soạn giáo án)
Thiết kế kế hoạch bài học (soạn giáo án) phải dựa trên cơ sở giáo trình
chuyên môn, phiếu giảng dạy và phương tiện dạy học cần thiết. Vì giáo án là kế
hoạch bài học chi tiết lên lớp của giáo viên cho một chương, một bài học, hoặc
một tiết học do chính giáo viên soạn ra trước khi giảng dạy trên lớp nhằm nói
lên cách thức con đường (phương thức) mà người giáo viên đưa (truyền đạt)
được nội dung dạy học vào trong trí tuệ học sinh. Trong dạy học kỹ thuật, dạy
nghề phổ thông có hai loại giáo án: Giáo án lý thuyết và giáo án thực hành (có
sổ giáo án soạn 70 tiết chương trình GDNPT nghề điện dân dụng kèm theo).
Căn cứ vào nội dung dạy học (giáo trình, các phiếu giảng dạy như phiếu
kỹ thuật, phiếu thực hành và phiếu kiểm tra) và bảng danh mục đồ dùng dạy học
trực quan, người viết đã chọn cách soạn từ 1 tiết đến 3 tiết học trên một giáo án,
phù hợp với nội dung dạy học (lý thuyết hoặc thực hành) và đảm bảo thời lượng
theo phân phối chương trình quy định. Giáo án này được ghi cụ thể mục tiêu của
bài học, tiết học (bao gồm mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ). Căn cứ vào
dạng bài học (lý thuyết hay thực hành), mục tiêu, nội dung bài học, người viết
thiết kế các hoạt động dạy học, chi tiết phần nội dung chuyên môn, những hành
động của giáo viên trên từng ý, từng đoạn kể cả hoạt động xen kẽ giữa các phần

bài học khi học sinh làm việc với phiếu kỹ thuật hoặc phiếu thực hành, cách
thức sử dụng phương pháp dạy học, cách thức triển khai sử dụng phương tiện
dạy học cũng như hình thức dạy học và có câu hỏi nhỏ để làm học sinh chú ý
vào bài giảng. Nhờ có phiếu thực hành mà các hoạt động để hình thành kỹ năng
17


cụ thể như hoạt động để giúp học sinh biết được những điểm cần thiết liên quan
đến công việc thực hành (đặc điểm vật mẫu, sơ đồ mạch điện, đặc điểm sản
phẩm...), hoạt động để học sinh hiểu được cách thực hiện các thao tác trong quy
trình kỹ thuật và yêu cầu kỹ thuật cần đạt được.
7.1.2. Thực hiện kế hoạch dạy học
Kế hoạch dạy học cho môn học được gọi là lịch trình giảng dạy. Lịch
trình giảng dạy là bảng liệt kê các bài dạy (cả về lý thuyết, thực hành và bài
kiểm tra) một cách hệ thống và trình tự trong một thời gian nhất định mà giáo
viên phải giảng dạy đúng theo kế hoạch đã đề ra, và đây chính là kế hoạch giảng
dạy cho môn học được thực hiện theo phân phối chương trình (Tuần/tiết dạy lý
thuyết hoặc thực hành). Nếu lịch trình giảng dạy là kế hoạch tiến hành môn học
trong cả học kỳ, năm học trên toàn bộ nội dung giảng dạy, thì giáo án là ké
hoạch tỉ mỉ tiến hành một buổi giảng dạy trên lớp (lý thuyết hoặc thực hành) của
một giáo viên mang tính hết sức sát thực, hết sức cụ thể và trả lời cho câu hỏi
"Giáo viên dạy như thế nào?" và "Học sinh học như thế nào?".
Trong đó, "Phương pháp dạy học là thành tố không thể thiếu và đóng vai
trò quan trọng trong quá trình dạy học, nó có quan hệ tương hỗ với tất cả các
thành tố khác trong quá trình dạy học. Vậy phương pháp học là cách thức, là con
đường, là hệ thống và trình tự các hoạt động mà giáo viên sử dụng để tổ chức,
chỉ đạo và hướng dẫn học sinh tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức, hình thành kỹ năng,
rèn luyện thái độ để đạt được mục tiêu bài học" (6). Do đó khi lựa chọn phương
pháp và hình thức tổ chức dạy học cần chú ý đến hứng thú, thói quen của học
sinh, kinh nghiệm sư phạm của giáo viên để giúp học sinh thích tìm tòi, tiếp thu

tri thức trong các hoạt động học tập tích cực, có sáng tạo và chủ động trong việc
hình thành các quan hệ học tập hợp tác, thân thiện cùng nhau giải quyết các
nhiệm vụ học tập.
Để học sinh được tham gia vào quá trình hoạt động nhận thức, tìm tòi, tìm
hiểu những tri thức cần học, cần rèn luyện kỹ năng một cách tự giác, tự lực dưới
sự hướng dẫn của giáo viên, người viết đã tổ chức thực hiện như sau:
a) Giới thiệu chương trình và phương pháp học tập
Ngay buổi học đầu năm, người viết đã giới thiệu cho học sinh lớp 8 về:
+ Mục tiêu và Chương trình 70 tiết GDNPT nghề điện dân dụng.
+ Cách sử dụng tài liệu tham khảo (sách công nghệ lớp 8) và internet.
+ Sử dụng tập phiếu kỹ thuật, phiếu thực hành, tập phiếu kiểm tra của
năm học trước để giới thiệu và thống nhất với học sinh cách học tập của năm
học mới, Cụ thể: Bằng kinh phí tự quản của học sinh, phiếu kỹ thuật hay phiếu
thực hành (bản gốc) sẽ được người viết giao cho lớp phó (với tư cách là thủ quỹ
của lớp) sau mỗi buổi học, lớp phó có trách nhiệm thu tiền phô tô phiếu cho học
sinh (tùy theo số lượng trang/phiếu mà thu từ 500 đến 1000 đồng/học sinh) và
phát lại (theo danh sách thu tiền). Học sinh tranh thủ trong tuần trước khi đến
18


lớp học nghề, tự nghiên cứu, tìm hiểu nội dung phiếu kỹ thuật, tham khảo thêm
sách công nghệ lớp 8 (hoặc trên internet) để có thể điền thông tin vào các đoạn
để trống hoặc đặt vấn đề thắc mắc trong quá trình học trên lớp với giáo viên; đối
với phiếu thực hành cần phải nghiên cứu nội dung hướng dẫn ở các bước (công
đoạn) để biết trước được về dụng cụ, thiết bị, vật liệu liên quan để hoàn thành
sản phẩm theo mẫu, cũng như các động tác, thao tác cũ và mới cần rèn luyện;
dặn dò học sinh sử dụng bao bì lưu giữ các phiếu kỹ thuật, phiếu thực hành theo
số thứ tự để học, ôn bài hoặc năm học sau cho các em lớp dưới lên sử dụng lại.
+ Đối với việc kiểm tra:
> Kiểm tra đầu giờ trước khi vào bài học mới (thường là giờ dạy lý

thuyết) sẽ có từ 2-3 học sinh được kiểm tra bằng phiếu (câu hỏi trắc nghiệm,
hoặc điền khuyết ...) với thời gian làm bài 03 phút. Ngoài ra, trên lớp có câu hỏi
ngắn, học sinh phát biểu đủ ý, được ghi điểm (điểm miệng) vào sổ;
> Kiểm tra 15 phút hoặc kiểm tra định kỳ có thời gian làm bài là 30 phút
(học kỳ I và học kỳ II) sẽ được giáo viên thông báo nội dung ôn tập;
+ Về phương pháp học tập ở nhà và trên lớp:
> Gợi ý lập nhóm học tập có điều kiện sinh hoạt gần gũi nhau để tiện
việc sử dụng các tài liệu, phương tiện học tập qua lại được dễ dàng và có tính
kinh tế trong quá trình học tập đến cuối khóa.
> Đối với bài giảng lý thuyết: Vở học để ghi chép nội dung các đề mục
bài học và những bổ sung cần thiết liên quan ở từng tiểu mục bài trên lớp; phiếu
kỹ thuật là tài liệu học tập kiến thức chuyên môn (35 tiết lý thuyết/chương trình
GDNPT 70 tiết), chú ý nghiên cứu, quan sát các hình ảnh, hình vẽ có liên quan ở
từng tiểu mục và những ghi chú để nhận biết về cấu tạo hay nguyên lý hoạt động
của mạch điện, thiết bị điện ... và thông qua các câu hỏi nêu vấn đề, học sinh
phát biểu xây dựng nội dung ở từng mục bài học, giáo viên củng cố và học sinh
tự ghi chép lại nội dung chính yếu vào các khoảng để trống có sẵn. Nhắc nhở
học sinh: Ghi đúng nội dung và không để có lỗi viết sai chính tả nhất là với câu
từ kỹ thuật. Nên sau khi viết xong cần đọc và kiểm tra lại hoặc yêu cầu giáo viên
nhắc lại nội dung để học sinh tự chỉnh sửa phần nội dung đã ghi có thiếu sót.
> Đối với bài giảng thực hành: Phiếu thực hành là con đường dẫn đến
hoàn thành sản phẩm, do đó cần tập trung nghiên cứu kỹ phần nội dung hướng
dẫn ở từng bước (công đoạn) trước ở nhà, nếu có điều kiện về dụng cụ, vật liệu,
thiết bị ... thì học sinh nên luyện tập trước, vì có những động tác, thao tác đã
được học có liên quan đến nội dung thực hiện sản phẩm mới. Trên lớp giáo viên
hướng dẫn cụ thể, hoặc một phần công đoạn của sản phẩm và học sinh sẽ tự chủ
thực hiện tiếp theo công đoạn còn lại. Đảm bào những sản phẩm cụ thể như lắp
bảng điện là mỗi học sinh phải tự làm được sản phẩm đúng quy trình, lắp mạch
điện đúng sơ đồ, có sáng tạo và đạt các yêu cầu về kỹ thuật, thẩm mĩ.


19


b) Thực hiện bài giảng trên lớp:
- Thực hiện theo đúng kế hoạch bài học (giáo án) lý thuyết hoặc thực hành
đã được biên soạn trước giờ lên lớp;
- Tiến trình giảng dạy trên lớp (lý thuyết hay thực hành) ở mỗi bài giảng
có đặc điểm giống nhau hoặc khác nhau và không thể trình bày một cách cụ thể
trong nội dung đề tài này, tuy nhiên nội dung chính yếu các bước giảng dạy dưới
đây có thể nhìn nhận được khái quát hoạt động của người viết trên lớp:
+ Đối với bài giảng lý thuyết: Phiếu kỹ thuật là một trong những phương
tiện dạy học hỗ trợ cho người viết trong tiến trình dạy học trên lớp, có phiếu kỹ
thuật mới soạn một giáo án hoàn chỉnh, tỉ mỉ từ mục tiêu, nội dung, cấu trúc dàn
bài, phương pháp dạy học, phương tiện (sử dụng đồ dùng trực quan), chuẩn bị
các câu hỏi ở từng khâu, tiểu mục bài, cũng như dự kiến các tình huống trên lớp.
Như vậy, người viết chủ động hướng dẫn học sinh tích cực tham gia vào hoạt
động học như tìm hiểu nội dung kiến thức để giải quyết vấn để theo nội dung
gợi ý, hoặc nhiệm vụ quan sát các hình ảnh, hình vẽ minh họa, sơ đồ mạch
điện ... có trong phiếu kỹ thuật để học sinh suy nghĩ, vận dụng kiến thức đã biết,
giải quyết vấn đề mà giáo viên đặt ra. Phần tổng kết bài (củng cố nội dung bài
học), cũng là một việc mà học sinh phải tham gia, mặc dù đây là hoạt động
giảng dạy của giáo viên. Những ý chủ chốt, những liên hệ cốt yếu... người viết
đã nhắc lại dưới những hình thức cô đọng, rút gọn, đặc biệt là những sơ đồ, mô
hình, công thức hoặc tài liệu trực quan. Đồng thời sử dụng câu hỏi, biểu bảng ở
phần cuối phiếu kỹ thuật để đặt vấn để với học sinh, học sinh tự suy nghĩ và phát
biểu. Thông qua các câu hỏi của tiến trình dạy học trên lớp, người viết nhận định
được mức độ tiếp thu bài của học sinh và có phương án điều chỉnh phương pháp
dạy học cho phù hợp. Phần giao bài về nhà người viết đã gợi ý học sinh ôn lại
bài, tìm đọc thêm ở tài liệu tham khảo để giải đáp nội dung kiến thức còn vướng
mắc khi chuẩn bị bài học mới ở nhà.

+ Đối với bài giảng thực hành: Khác với giờ dạy lý thuyết, phiếu thực
hành có nội dung hướng dẫn chi tiết bằng kênh chữ ở từng bước (công đoạn) và
hình vẽ mô tả (kênh hình) kèm theo. Dựa trên cơ sở đó, học sinh tập trung tự
nghiên cứu nội dung trước ở nhà và trên lớp, không phải ghi nội dung bài thực
hành, vở học để ghi đầu bài thực hành và tự ghi chép thêm hoặc làm bài tập, vẽ
sơ đồ ... khi giáo viên yêu cầu. Tổ chức quá trình hướng dẫn thực hành gồm 3
giai đoạn: Hướng dẫn ban đầu, hướng dẫn thường xuyên và hướng dẫn kết thúc.
Đây là quá trình cá nhân hóa, học sinh phải hoạt động liên tục. Ở phần này
người viết không thể nêu lên hết được các hoạt động của giáo viên và học sinh
hoặc ngược lại, mà chỉ đưa ra một số hoạt động chính:
> Hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu: Giáo viên đóng vai trò quan sát,
theo dõi và chủ động giải đáp thắc mắc khi học sinh hay nhóm học sinh yêu cầu.
Kết thúc thời gian dành cho tự nghiên cứu, giáo viên nêu tóm tắt nội dung bài
thực hành và thông báo cho học sinh chú ý quan sát giáo viên diễn trình mẫu (có
thể là từ đầu đến cuối hoặc chỉ làm mẫu từ 2-3 công đoạn);
20


> Diễn trình (làm mẫu): Đối với bước (công đoạn) có nội dung liên
quan ở bài thực hành trước (như sử dụng dụng cụ để vạch dấu, khoan lỗ, nối dây
dẫn ...) giáo viên yêu cầu học sinh tự thực hiện theo nội dung hướng dẫn. Đối
với bài thực hành mới, giáo viên hướng dẫn từng bước, học sinh quan sát làm
theo dưới sự theo dõi, kiểm tra của giáo viên.
> Học sinh thực hành: Tùy thuộc nội dung bài thực hành và phương
tiện dạy học (như dụng cụ, thiết bị thực hành là chủ yếu) giáo viên tổ chức cho
học sinh thực hành theo hình thức cá nhân hoặc nhóm với thời lượng quy định.
Dặn dò học sinh về an toàn lao động, nội quy thực hành. Học sinh tự lực hoàn
thành nhiệm vụ được giao; giáo viên quan sát, kiểm tra, khi cần thiết thì hướng
dẫn thêm cho học sinh (nhóm) còn lúng túng. Trường hợp cả lớp thì giáo viên
tạm dừng thực hành, và yêu cầu học sinh chú ý nghe hướng dẫn lại và quan sát

lại động tác mẫu của giáo viên. Sau đó học sinh tiếp tục thực hiện bài thực hành.
> Kiểm tra sản phầm, đánh giá kết quả: Thực hiện theo biểu điểm chấm
Điểm
Tiếu chí đánh giá

Điểm chuẩn

1. Chuẩn bị

1

2. Thực hiện quy trình và thao tác kỹ thuật

2

3. Thực hiện bài thực hành (sản phẩm)

4

4. Đảm bảo thời gian

2

5. Thái độ

1

Tổng điểm

10


Điểm đánh giá
Học sinh

Giáo viên

Với biểu điểm chấm nêu trên là tạo điều kiện cho học sinh (nhóm) tham
gia vào quá trình tự đánh giá kết quả sản phẩm cùng với giáo viên. Học sinh
(nhóm) sẽ thực hiện quan sát lại sản phẩm, thảo luận (nhóm), so sánh và tự điều
chỉnh của học sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tự trình bày, bảo vệ kết
quả... Cụ thể cách thực hiện biểu điểm chấm như sau:
"* Tiêu chí 1: Chuẩn bị vật liệu và bố trí, sắp xếp dụng cụ thực hành
đúng yêu cầu, hợp lý (1 điểm)
Nếu có bài thực hành học sinh tham gia chuẩn bị vật liệu, dụng cụ thực
hành, thì đánh giá trên hai cơ sở chủ yếu sau: Chuẩn bị đủ vật liệu, dụng cụ thực
hành và bố trí sắp xếp vật liệu, dụng cụ, thiết bị thực hành hợp lý, khoa học.
Còn với những bài thực hành học sinh không phải tham gia chuẩn bị dụng
cụ, vật liệu..., thì đánh giá tiêu chí 1 trên cơ sở quan sát cách bố trí, sắp xếp dụng
cụ, vật liệu, thiết bị thực hành của học sinh trong giờ học.
*Tiêu chí 2: Thực hiện đúng quy trình, đúng thao tác kỹ thuật (2 điểm)
Tiêu chí này được đánh giá qua quan sát hoạt động thực hành của học sinh
được tính ở 3 mức tính điểm sau: Thực hiện chưa đúng quy trình, thao tác kỹ
thuật có nhiều sai sót. Tùy theo mức độ sai sót cho từ 0 - 1 điểm; thực hiện đúng

21


quy trình, một vài thao tác kỹ thuật còn lúng túng hoặc có sai sót nhỏ: 1,5 điểm;
thực hiện đúng quy trình, đúng thao tác kỹ thuật: 2 điểm.
* Tiêu chí 3: Thực hiện bài thực hành đúng yêu cầu kỹ thuật (4 điểm)

Tiêu chí này được đánh giá qua sản phẩm hoặc kết quả thực hành của học
sinh có 3 mức tính điểm sau: Thực hiện bài thực hành có sai sót: 0 - 2 điểm; thực
hiện bài thực hành đạt yêu cầu kỹ thuật: 3 điểm; thực hiện bài thực hành đúng
yêu cầu kỹ thuật, có tính sáng tạo (thể hiện ở sản phẩm hoặc kết quả thực hành):
4 điểm.
* Tiêu chí 4: Đảm bảo thời gian quy định (2 điểm)
Khi kết thúc thời gian thực hành cá nhân (nhóm) mà: thực hiện không
đảm bảo thời gian quy định: 1 điểm; thực hiện đúng thời gian quy đinh: 2 điểm.
* Tiêu chí 5: Thái độ thực hành (1 điểm)
Tiêu chí này được đánh giá qua quan sát, cụ thể: Thực hiện nghiêm túc
nội quy, kỷ luật giờ học thực hành và có ý thức tiết kiệm vật liệu; giữ gìn vệ
sinh, an toàn lao động" (7).
Sau mỗi bài thực hành, giáo viên củng cố kiến thức liên quan đến sản
phẩm và làm mẫu lại một số động tác chưa chuẩn (Ví dụ: động tác sử dụng dụng
cụ: kìm cắt dây, tuavít khi xiết vít hay mở vít...) để học sinh tự rút kinh nghiệm.
Tóm lại:
"Phương pháp dạy và phương pháp học liên quan, phụ thuộc lẫn nhau.
Chúng vừa là mục đích, vừa là nguyên nhân tồn tại của nhau. Phương pháp dạy
của thầy như thế nào thì phương pháp học của trò sẽ như thế" (7).
- Kinh nghiệm cho thấy, học sinh có phiếu thực hành trước buổi học nghề,
ngoài giờ học văn hóa ở trường phổ thông, giờ học thêm, thì học sinh sẽ tự tạo
cơ hội cho mình thời gian tự nghiên cứu tài liệu, tự xác định được những kiến
thức liên quan, biết trước được một số động tác, thao tác mới và sự cần thiết của
các động tác, thao tác đã được rèn luyện có liên quan đến bài thực hành mới. Do
đó khi sử dụng phiếu thực hành trên lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên kết
hợp với sử dụng vật liệu, dụng cụ, thiết bị ... học sinh sẽ tiếp thu nhanh kiến
thức, làm được sản phẩm theo quy trình công nghệ và áp dụng được vào thực
tiễn lao động ở gia đình. Sự thành công của tiết dạy, buổi dạy thực hành tùy
thuộc vào kỹ năng sư phạm của giáo viên nhất là việc lựa chọn đúng, có sáng
tạo trong phương pháp hướng dẫn, dự kiến thời gian phù hợp và cách tổ chức

dạy học thực hành hợp lý.
- Dựa trên cơ sở phân tích nghề ta có thể xác định được tổng số công việc
của nghề để đưa vào giảng dạy thông qua phiếu thực hành, làm cơ sở lựa chọn
bước (động tác) thực hành và định lượng được thời gian thực hiện sản phẩm phù
hợp với lứa tuổi học sinh học nghề phổ thông. Đồng thời đảm bảo được các yêu
cầu sau:
* Đảm bảo tính trọn vẹn (phân tích từ đầu đến cuối quy trình).
22


* Kết hợp chặt chẽ với mô tả nghề.
* Đảm bảo tính khoa học và thực tiễn.
* Đảm bảo tính vừa sức và độ thành thạo trung bình.
- Trong quá trình học tập, học sinh hứng thú học tập, chủ động tự học tại
nhà và trên lớp học, làm việc có khoa học, hoàn thành công việc theo thời gian
quy định. Sử dụng dụng cụ cầm tay cách điện đúng kỹ thuật, an toàn. Thiết bị
thực hành được bảo quản tốt, ít hư hao. Sử dụng vật liệu tiết kiệm, không lãng
phí và không xảy ra trường hợp mất an toàn khi thực hành.
7.1.3. Kết quả của sáng kiến:
- Với giải pháp áp dụng phương pháp đào tạo nghề theo mô đun kỹ năng
hành nghề (MKH) kết hợp với phương pháp dạy học kỹ thuật để biên soạn phiếu
kỹ thuật, phiếu thực hành vào hoạt động dạy và học nghề điện dân dụng chương
trình 70 tiết GDNPT cấp THCS (dành cho học sinh lớp 8) trong năm học 2015 2016 của người viết đã đạt được hiệu quả và mục tiêu của chương trình giáo dục
nghề phổ thông cấp THCS tại trung tâm GDNN-GDTX Sông Cầu.
- Đối với người viết:
+ Phát huy được tính tự giác, làm việc có khoa học, sáng tạo, tích cực và
chủ động tự nghiên cứu bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để phục vụ tốt cho
công tác mình đang đảm nhiệm. Như đã áp dụng công nghệ thông tin vào việc
thiết kế kế hoạch dạy học, tự trau dồi kiến thức, kỹ năng dạy học để vận dụng
vào việc tổ chức thực tiễn hoạt động giáo dục nghề phổ thông, giáo dục hướng

nghiệp tại đơn vị, đồng thời đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo
quan điểm "Lấy học sinh làm trung tâm", dạy cho học sinh biết được cách tự
học, biết vận dụng kiến thức vào việc rèn luyện kỹ năng thực hành, làm việc có
khoa học và an toàn.
+ Biết được mức độ hoàn thành và kết quả áp dụng phương pháp đào tạo
nghề theo mô đun kỹ năng hành nghề (MKH) kết hợp với phương pháp dạy học
kỹ thuật để có cơ sở tự đánh giá, rút kinh nghiệm và có hướng phấn đấu.
- Đối với học sinh:
+ Kết quả học tập của 31 học sinh trong năm học 2015-2016 (Khá:
19,35%; Giỏi: 80,35%) và kết quả thi khóa ngày 10 tháng 04 năm 2016 lấy Giấy
chứng nhận nghề phổ thông nghề điện dân dụng cấp THCS: 100% đạt loại Giỏi.
(xem bảng 8: Kết quả học tập năm học 2015-2016, trang 36)
+ Đã phát huy tính tích cực, tự giác trong quá trình học tập cá nhân và
hoạt động tập thể. Như mất thói quen không chuẩn bị bài đến lớp, vì luôn được
giáo viên kiểm tra trước khi vào bài học mới. Giờ học lý thuyết mỗi học sinh có
đầy đủ phiếu kỹ thuật kèm theo sách Công nghệ lớp 8 để tích cực tham gia vào
hoạt động dạy học của giáo viên; giờ học thực hành dưới sự giúp đỡ của giáo
viên, học sinh đã phát huy tính tự lực, vận dụng được kiến thức vào rèn luyện kỹ
năng thực hành và hoàn thành được sản phẩm đạt mục tiêu bài thực hành đề ra.
23


+ Được hướng dẫn phương pháp tự học, tự tìm tòi kiến thức từ sách giáo
khoa (sách công nghệ lớp 8 hiện hành) và tài liệu tham khảo tìm kiếm trên
hoặc từ tranh ảnh, mẫu vật, từ dụng cụ, vật liệu
và thiết bị; tự khắc phục được nhược điểm (nhờ cậy vào bạn khi thực hành hoặc
làm biếng học lý thuyết...).
+ Đã hứng thú với môn học, biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được
học vào hoạt động học tập môn công nghệ lớp 8 tại trường phổ thông, và hoạt
động thực tiến lao động tại gia đình. Do đó học sinh có động cơ học tập tốt trong

năm học qua. Kết quả điểm trung bình học nghề cuối năm học sinh đều đạt từ
khá, giỏi và kỳ thi cấp giấy chứng nhận nghề phổ thông nghề điện dân dụng
(khóa ngày 10/04/2016) có 31 học sinh (trong đó: 20Hs lớp 8 trường THCS Mạc
Đỉnh Chi và 11 Hs trường THCS Nguyễn Hồng Sơn) xếp loại Giỏi, đạt tỉ lệ tốt
nghiệp 100%.
7.1.4. Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp
- Giáo trình nghề điện dân dụng chương trình 70 tiết GDNPT cấp THCS
(dành cho học sinh lớp 8).
- Tập phiếu: Phiếu kỹ thuật và phiếu thực hành: Tổng số 46 phiếu, trong
đó: 30 phiếu kỹ thuật/35 tiết lý thuyết và 16 phiếu thực hành/29 tiết thực hành.
Cụ thể, thông qua bảng 7 thể hiện được các phiếu kỹ thuật, phiếu thực
hành đã được sử dụng vào các bài giảng theo phân phối chương trình 70 tiết
GDNPT nghề điện dân dụng (dành cho học sinh lớp 8).
- Danh mục đồ dùng trực quan nghề điện dân dụng chương trình 70 tiết
GDNPT cấp THCS (Bảng 6- xem trang 34).
- Sổ giáo án nghề điện dân dụng soạn 70 tiết (chương trình 70 tiết GDNPT
cấp THCS).
- Tập phiếu kiểm tra (đầu giờ, 15 phút và định kỳ).
7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng của sáng kiến
- Từ năm học 2004 - 2005 người viết đã nghiên cứu và áp dụng thành công
phiếu thực hành cho học sinh lớp 12 THPT học chương trình 180 tiết và 90 tiết
GDNPT nghề điện dân dụng bằng việc áp dụng phương pháp đào tạo nghề theo
mô đun kỹ năng hành nghề (MKH) và phương pháp dạy học kỹ thuật tại trung
tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp Sông Cầu. Qua các năm học tiếp theo,
người viết tiếp tục nghiên cứu và áp dụng phiếu kỹ thuật, phiếu thực hành cho
học sinh lớp 8 và lớp 9 học chương trình GDNPT 90 tiết nghề điện dân dụng. Từ
năm học 2013 - 2014 (lúc này đơn vị đã đổi tên là trung tâm Giáo dục thường
xuyên và Hướng nghiệp) chương trình GDNPT 70 tiết nghề điện dân dụng dành
cho học sinh lớp 8 được tổ chức giảng dạy ổn định, người viết tiếp tục nghiên
cứu, biên soạn giáo trình theo phân phối chương trình khung của Sở Giáo dục và

Đào tạo Phú Yên ban hành năm 2008 - 2009 và phiếu giảng dạy (phiếu kỹ thuật,
phiếu thực hành, phiếu kiểm tra) áp dụng vào quá trình dạy học nghề điện dân
24


dụng với học sinh lớp 8 do mình phụ trách đến nay (năm học 2015 - 2016 tại
trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Sông Cầu).
- Giải pháp áp dụng phương pháp đào tạo nghề theo mô đun kỹ năng hành
nghề (MKH) cho học sinh phổ thông và phương pháp dạy học kỹ thuật vào quá
trình dạy học nghề điện dân dụng chương trình 70 tiết GDNPT cấp THCS (dành
cho học sinh lớp 8) là việc làm đổi mới phương pháp dạy học nghề phổ thông
theo quan điểm "Lấy học sinh làm trung tâm", "Học đi đôi với hành" của người
viết tại trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Sông Cầu
trong những năm học vừa qua và đạt hiệu quả trong năm học 2015 - 2016. Với
kinh nghiệm đã thực hiện thành công giải pháp này, người viết đề xuất phổ biến
và áp dụng kinh nghiệm "Biên soạn và sử dụng phiếu kỹ thuật, phiếu thực hành
trong dạy học nghề điện dân dụng chương trình 70 tiết GDNPT cấp THCS dành
cho học sinh lớp 8" vào hoạt động giáo dục nghề phổ thông, nghề ngắn hạn tại
đơn vị cũng như ở vệ tinh có dạy nghề phổ thông. Với giải pháp sảng kiến này
phổ biến và áp dụng được rộng rãi vào các hoạt động dạy học nghề phổ thông,
nghề ngắn hạn ở các trung tâm GDNN - GDTX khác ngoài thị xã Sông Cầu.
7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến
- Về mặt kinh tế:
+ Chi phí thực hiện dạy học nghề thấp (tỉ lệ bằng 1/2) so với Quy chế chi
tiêu nội bộ chi cho hoạt động thực hành nghề phổ thông/học sinh; nguyên vật
liệu để chế tạo đồ dùng dạy học trực quan dễ tìm kiếm (tháo dỡ từ các thiết bị hư
hỏng, kể cả ốc vít) và tự làm (xem một số hình ảnh đồ dùng dạy học của người
viết đã tự làm trong nhiều năm học qua, đến nay vẫn còn sử dụng tốt, xem trang
36); học sinh biết giữ gìn, bảo quản tốt thiết bị được giáo viên cấp, tiết kiệm
được vật liệu khi thực hành, an toàn lao động và chưa để xảy ra trường hợp hư

hỏng đồ dùng, phương tiện học tập được giao.
+ Đã tổ chức thực hiện tốt việc học sinh đồng thống nhất cách học tập,
tham gia tự nguyện cùng tập thể lớp đóng góp tiền ăn quà (do cha mẹ học sinh
cho) vào việc góp tiền phô tô tài liệu học tập cá nhân (mỗi lần từ 500 đến 1000
đồng vì phù hợp với túi tiền của học sinh). Nhờ vậy, quá trình dạy học trên lớp
(lý thuyết, hay bài thực hành) đã đảm bảo đúng thời gian quy định.
- Về mặt xã hội:
+ "Giáo dục nghề phổ thông còn là một hoạt động mang tính chất giáo
dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, một bộ phận của nội dung giáo dục
toàn diện" (7), nên với giải pháp sáng kiến đã nêu trên là việc làm đổi mới
phương pháp dạy học nghề phổ thông, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
tập nghề phổ thông (thể hiện qua kết quả học tập cuối năm học và kết quả thi
NPT khóa ngày 10/04/2016), học sinh học được cách tự học, tích cực tiếp thu
kiến thức, kỹ năng lao động cơ bản của nghề đơn giản, lao động có ý thức, làm
việc có khoa học và sáng tạo.
+ Thay đổi cách suy nghĩ, trăn trở của một số bậc phụ huynh học sinh về
công tác dạy NPT hiện nay, góp phần vào công tác vận động học sinh học nghề
25


×