Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

BÀI GIẢNG THI CÔNG NỀN ĐƯỜNG NÂNG CẤP MỞ RỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.5 MB, 35 trang )

THI CÔNG NỀN ĐƯỜNG NÂNG
CẤP MỞ RỘNG
 Xây dựng nền đường trong trường hợp
nâng cấp - cải tạo
 Xây dựng nền đường qua vùng đất trượt
 Xây dựng nền đường ở các đoạn đá lăn,
đá sụt
 Xây dựng nền đường qua vùng hang động


XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG TRONG
TRƯỜNG HỢP NÂNG CẤP - CẢI TẠO
Cải tạo đường là công tác đưa đường lên cấp kỹ
thuật cao hơn và thường dẫn tới phải xây dựng
đường theo tiêu chuẩn mới
Khi cải tạo nâng cấp đường, tốt nhất là làm
đường mới bên cạnh đường cũ hoặc theo
hướng mới và sử dụng đường cũ phục vụ giao
thông địa phương. Tuy nhiên trong nhiều trường
hợp thì tuyến cải tạo lại trùng với đường cũ và
chỉ sử dụng một phần nền và mặt đường cũ


XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG TRONG
TRƯỜNG HỢP NÂNG CẤP - CẢI TẠO
 Một trong những đặc điểm quan trọng khi cải tạo




nền đường là việc đảm bảo giao thông trên các


đoạn đường thi công
Để đảm bảo giao thông thường phải làm đường
tạm, khi mật độ giao thông cao thì phải làm mặt
đường cứng lắp ghép trên đường tạm, tuy nhiên
sẽ khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng và
làm tăng giá thành công trình.
Vì vậy khi cải tạo đường cần rút ngắn diện thi
công và tiến hành thi công trên ½ chiều rộng
đường và ½ đường còn lại để đảm bảo giao
thông


XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG TRONG
TRƯỜNG HỢP NÂNG CẤP - CẢI TẠO
1. Nhiệm vụ xây dựng nền đường
- Mở rộng nền đường cũ để đạt được bề rộng

-

theo tiêu chuẩn cấp hạng mới: tuỳ theo vị trí
tuyến đường cải tạo trùng hoặc dịch chuyển
nhiều hay ít so với tuyến đường cũ, nền
đường cũ sẽ phải mở rộng cả hai bên đối
xứng hay không đối xứng hoặc về một bên
Đắp nâng cao hoặc đào hạ thấp nền đường cũ
để đạt cao độ thiết kế mới


XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG TRONG
TRƯỜNG HỢP NÂNG CẤP - CẢI TẠO


- Xây dựng các đoạn nền đào hoặc đắp
hoàn toàn mới ở những nơi vì yêu cầu
kinh tế kỹ thuật mà tuyến cải tạo đi cách
xa, bỏ hẳn tuyến cũ
- Gia cố taluy và các biện pháp cần thiết
khác để trừ bỏ các hiện tượng sụt lở nền
đường hoặc xói lở nền đường do nước
mặt gây ra


XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG TRONG
TRƯỜNG HỢP NÂNG CẤP - CẢI TẠO
2. Yêu cầu đối với thi công nền đường trong
trường hợp tuyến nâng cấp mở rộng
Yêu cầu đối với thi công nền đường trong
trường hợp tuyến nâng cấp mở rộng cũng như
đối với các biện pháp và kỹ thuật thi công, về cơ
bản là giống như việc thi công đối với tuyến
đường mới. Tuy nhiên có thêm một yêu cầu cần
đặc biệt chú ý, đó là cần thi công sao cho đảm
bảo được chất lượng phần nền mới làm, mới
mở rộng đạt được như phần nền cũ. Nhất là
phần nền dưới mặt đường, cũng như bảo đảm
tiếp xúc giữa phần mới và phần cũ được tốt


XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG TRONG
TRƯỜNG HỢP NÂNG CẤP - CẢI TẠO
3. Đặc điểm xây dựng nền đường nâng cấp cải

tạo
- Đa số các trường hợp công việc thi công sẽ tiến
hành trong điều kiện phải đảm bảo giao thông
bình thường trên tuyến
- Diện thi công hẹp, chiều cao đào đắp thêm
tương đối nhỏ, việc đổ đất thừa hoặc mượn đất
thùng đấu thường gặp trở ngại do đã có nền cũ
(có thể phải chuyển đất qua nền đường cũ)
Chính do những khó khăn này nên việc thi công
nền đường tuyến nâng cấp mở rộng nhiều khi
khó khăn phức tạo hơn so với thi công tuyến
mới


XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG TRONG
TRƯỜNG HỢP NÂNG CẤP - CẢI TẠO
4. Mở rộng nền đường
Mở rộng nền đường là công việc thường
gặp nhất khi cải tạo đường, tuỳ theo cấp
đường cần nâng cấp và cấp đường cũ
mà chiều rộng mở thêm có thể dao động
từ 27m


XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG TRONG
TRƯỜNG HỢP NÂNG CẤP - CẢI TẠO
 TH tim tuyến mới trùng với tim đường cũ thì có
thể mở rộng về cả hai bên
Để quyết định việc mở rộng này cần phải xem
xét biện pháp thi công và đặc điểm của máy làm

đất sử dụng
Khi dùng ô tô tự đổ chở đất từ xa đến để mở
rộng nền đường đắp cao và đầm nén đất bằng
lu thì chiều rộng mở thêm không nhỏ hơn 3m để
đảm bảo cho xe máy làm việc an toàn


XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG TRONG
TRƯỜNG HỢP NÂNG CẤP - CẢI TẠO

 Khi chiều rộng mở thêm nhỏ, để có thể thi
công bằng máy thì phải mở rộng về một
bên và khi đó phải dịch tim đường đến vị
trí mới
 Trên các đoạn nền đường đắp cao, để
đảm bảo an toàn cho xe máy thi công,
chiều rộng phần đắp thêm không nhỏ hơn
3-4m


XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG TRONG
TRƯỜNG HỢP NÂNG CẤP - CẢI TẠO
 TH chiều rộng mở thêm nhỏ hơn 1,5-2m thì phải
tăng lên đến 2-3m để đảm bảo có thể mở rộng
bằng máy, dù như vậy sẽ tăng chiều rộng nền
đường lớn hơn tiêu chuẩn.
Để chiều rộng nền đường tăng lên một trị số nhỏ
so với chiều rộng tiêu chuẩn khi tiến hành mở
rộng như vậy cần phải đào vào một phần nền
đường cũ và đánh cấp thành một dải rộng từ

2,5-3m để xe máy thi công làm việc thuận lợi


XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG TRONG
TRƯỜNG HỢP NÂNG CẤP - CẢI TẠO
 TH cần mở rộng nền đào hoặc nền đường trên

sườn dốc, để đảm bảo diện thi công cho xe máy
thì hợp lý nhất là tiến hành mở rộng về một bên
Để mở rộng nền đào đầu tiên phải đào bỏ đất
hữu cơ ở mái taluy
- Với các nền đào sâu có thể dùng máy đào gầu
thuận
- Với nền đào rộng thì dùng máy san tự hành và
máy đào gầu ngược để làm công việc này
Sau đó đào đất ở mái taluy và đầm chặt rãnh
biên
Phải lu lèn cẩn thận nền đường mở rộng để có
thể làm mặt đường ngay


XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG TRONG
TRƯỜNG HỢP NÂNG CẤP - CẢI TẠO

 Khi thi công mở rộng nền đường phải đảm
bảo cho phần mở rộng cùng chịu lực với
phần nền đường cũ thành một kết cấu
thống nhất. Tốt nhất là dùng ngay loại đất
của nền đường cũ để đắp phần mở rộng.
Nếu không thì dùng đất cát để đắp cạp và

phải bố trí các lớp đất trong nền đắp một
cách hợp lý. Với các đoạn đường khô ráo
thì có thể đắp bằng loại đất á sét


XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG TRONG
TRƯỜNG HỢP NÂNG CẤP - CẢI TẠO

 Để bảo vệ mái taluy chống xói phải gia cố
bằng cách bọc một lớp đất hữu cơ và
trồng cỏ



XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG TRONG
TRƯỜNG HỢP NÂNG CẤP - CẢI TẠO

 Cũng như khi làm đường mới, trong thời
gian thi công phải đảm bảo tốt công tác
thoát nước (làm rãnh thoát nước trước,
đào đất từ các đoạn địa hình thấp nhất,
đắp đất từ các đoạn cao nhất, …)
 Để đảm bảo giao thông trên đường khi
mở rộng nền đường về cả hai bên thì
trước hết phải mở rộng một bên để xe
chạy, sau đó thì mở rộng tiếp phía bên kia


XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG TRONG
TRƯỜNG HỢP NÂNG CẤP - CẢI TẠO

5. Tôn cao nền đường
Trong nhiều trường hợp khi cải tạo đường
thường nâng cao độ của nền đường cũ
lên để cải thiện trắc dọc


XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG TRONG
TRƯỜNG HỢP NÂNG CẤP - CẢI TẠO
Tuỳ theo biện pháp thi công có thể tôn cao
độ nền đường theo 3 phương án:
- PA1: Khi áo đường cũ không đắt tiền thì có
thể đắp nền đường lên trên. Trong trường
hợp này áo đường cũ sẽ có tác dụng như
là lớp trên của nền đất, cải thiện chế độ
thuỷ nhiệt của mặt đường


XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG TRONG
TRƯỜNG HỢP NÂNG CẤP - CẢI TẠO
- PA2: Tận dụng vật liệu mặt đường cũ,
trước khi đắp đất phá bỏ mặt đường cũ và
vận chuyển vật liệu đến các đoạn không
tôn cao để làm móng đường. Sau khi phá
bỏ mặt đường cũ phải san bằng nền
đường rồi tiến hành đắp đất theo từng lớp


XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG TRONG
TRƯỜNG HỢP NÂNG CẤP - CẢI TẠO


- PA3: Trường hợp nền đường cũ không có
đủ chiều rộng để tôn cao nền đường thì
tiến hành mở rộng nền đường trước để
đảm bảo độ dốc yêu cầu mái taluy và
chiều rộng nền đường mới


XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG QUA
VÙNG ĐẤT TRƯỢT
1. Nguyên tắc chung
- Khi nền đường đi qua vùng đất trượt
phải điều tra làm rõ tính chất của khối
đất trượt, điều kiện địa hình, địa mạo,
cấu tạo địa chất, tình hình địa chất thuỷ
văn, … xác định nguyên nhân hình
thành, đặc trưng và quy mô của vùng đất
trượt để có biện pháp xử lý thích đáng


XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG QUA
VÙNG ĐẤT TRƯỢT
- Khi thiết kế tuyến phải cố gắng tránh các
đoạn trượt quy mô lớn, tính chất phức tạp.
Khi tuyến đường đi qua các đoạn trượt
nhỏ thì nên tiến hành xử lý tổng hợp tận
gốc bằng các biện pháp thoát nước,
chống đỡ và cải thiện tính chất công trình


XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG QUA

VÙNG ĐẤT TRƯỢT
- Khi nghiệm toán độ ổn định của mái taluy
nền đường thì thường lấy hệ số an toàn là
1,15-1,20; với đường cao tốc là 1,20-1,30
- Nền đường phía thấp của khối đất trượt
nên làm nền đắp, nền đường phía cao thì
làm kiểu đào, tránh làm nền đường đắp
cao đào sâu


XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG QUA
VÙNG ĐẤT TRƯỢT
2. Biện pháp xử lý
a) Thoát nước mặt
- Phải làm rãnh chắn nước ở ngoài phạm vi
đường nứt của khối đất trượt ít nhất là 5m
và ở trong vùng đất ổn định. Phải căn cứ
vào địa hình, lưu lượng nước phải thoát
mà làm một hoặc một số rãnh chắn nước
cách nhau từ 50-60m


XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG QUA
VÙNG ĐẤT TRƯỢT
- Phải đầm chặt mặt mái taluy không cho
nước thấm và bịt đường nứt. Để bịt
đường nứt phải đào đất ở hai bên đường
nứt mỗi bên ít nhất 0,5m; sâu 1-2m rồi
dùng đất sét đắp thành lớp và đầm chặt
- Phải làm rãnh thoát nước cho các tụ nước

nhỏ và các mạch nước lộ trong phạm vi
khối đất trượt


×