Tải bản đầy đủ (.docx) (138 trang)

tieu su trieu nguyen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 138 trang )

[tắt]
Mời tham gia thảo luận về Chiến lược phong trào Wikipedia tiếng Việt 2017!

Gia Long
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đối với các định nghĩa khác, xem Gia Long (định hướng).

Gia Long
嘉嘉
Vua Việt Nam (chi tiết...)

Chân dung phổ biến của vua Gia Long.
Nguyễn vương

Đăng quang

1780

Tiền nhiệm

Nguyễn Phúc Thuần
Nguyễn Phúc Dương

Kế nhiệm

Thay đổi tước hiệu
Hoàng đế Việt Nam

Trị vì


1802 – 1820

Đăng quang

1 tháng 6 năm Nhâm Tuất (1802)

Tiền nhiệm

Sáng lập triều đại

Kế nhiệm

Minh Mạng


Thông tin chung

Thê thiếp

Thừa Thiên Cao hoàng hậu
Thuận Thiên Cao hoàng hậu
Đức phi Lê Ngọc Bình
cùng nhiều thê thiếp khác.

Hậu duệ

Nguyễn Phúc Cảnh
Nguyễn Phúc Đảm
...
tổng cộng 15 hoàng tử và 18 công

chúa

Tên húy

Nguyễn Phúc Ánh (阮阮阮)

Niên hiệu

Gia Long (阮阮)

Thụy hiệu

Cao Hoàng đế (阮阮阮) (đầy đủ)

Miếu hiệu

Thế Tổ (阮阮)

Triều đại

Nhà Nguyễn

Hoàng gia ca

Đăng đàn cung

Thân phụ

Nguyễn Phúc Luân


Thân mẫu

Hiếu Khang hoàng hậu

Sinh

8 tháng 2 năm 1762
Huế, Việt Nam

Mất

3 tháng 2, 1820 (57 tuổi)
Huế, Việt Nam

An táng

Thiên Thọ Lăng, Huế

Gia Long (chữ Hán: 阮阮; 8 tháng 2 năm 1762 – 3 tháng 2 năm 1820), tên thật
là Nguyễn Phúc Ánh (阮阮阮), thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh (阮阮), là
vị hoàng đế đã thành lập nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch
sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820, được truy tôn
miếu hiệu là Nguyễn Thế Tổ (阮阮阮).
Là cháu nội của chúa Nguyễn Phúc Khoát, một trong những vị chúa Nguyễn cuối
cùng ở Đàng Trong, sau khi gần như toàn bộ gia tộc bị quân Tây Sơn bắt giết
năm 1777, Nguyễn Ánh phải trốn chạy và bắt đầu cuộc chiến 25 năm với Tây


Sơn để khôi phục lại cơ nghiệp của dòng tộc. Sau nhiều thất bại lớn và phải cầu
viện sự giúp đỡ của Xiêm La và Pháp, ông giữ vững được Nam Hà và đến

năm 1802 thì đánh bại quân Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, thống nhất Việt
Nam sau nhiều thế kỷ nội chiến.
Triều đại của Gia Long được đánh dấu bằng việc chính thức sử dụng quốc hiệu
Việt Nam với cương thổ thống nhất rộng lớn nhất cho đến thời đó, kéo dài từ
biên giới với Trung Quốc tới vịnh Thái Lan, gồm cả quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa; thay thế các cải cách của triều Tây Sơn bằng chính sách điều
hành xã hội và nền giáo dục gắn chặt với các giá trị Nho giáo truyền thống từ
các triều đại trước nhằm củng cố cũng như xây dựng sự ổn định đất nước; và
việc định đô tại Phú Xuân.
Ngoài ra, ông còn là người mở đường cho các ảnh hưởng của người Pháp ở
Việt Nam qua việc mời họ giúp xây dựng các thành trì lớn, huấn luyện quân đội
và khoan thứ cho việc truyền đạo Công giáo. Dưới sự cai trị của ông, Việt Nam
trở thành một thế lực quân sự hùng mạnh ở Đông Dương, cùng Xiêm La phân
chia ảnh hưởng đối với Chân Lạp và Lào.
Mục lục
[ẩn]



1Thời trẻ



2Thất thế ở Nam Hà
o 2.1Xưng vương
o 2.2Quan hệ với Xiêm La
o 2.3Thất thế trước Tây Sơn
o 2.4Cầu viện Xiêm La
o 2.5Lưu vong ở Xiêm và Hiệp ước với Pháp




3Củng cố thế lực
o 3.1Về nước
o 3.2Người Pháp giúp đỡ
o 3.3Ổn định Nam Hà


 3.3.1Tổ chức chính quyền và kinh tế
 3.3.2Chính sách quân sự và ngoại giao


4Bắc tiến thắng lợi
o 4.1Tây Sơn suy yếu
o 4.2Thống nhất quốc gia
o 4.3Trả thù Tây Sơn



5Cai trị
o 5.1Tổ chức chính quyền
o 5.2Chính sách đối ngoại
o 5.3Chính sách kinh tế
o 5.4Chính sách xã hội
 5.4.1Chính sách tôn giáo
o 5.5Chính sách quân sự



6Các vụ án công thần




7Qua đời
o 7.1Chôn cất và thờ cúng



8Truyền ngôi cho Minh Mạng



9Cuộc sống cá nhân
o 9.1Ngoại hình và tính cách
o 9.2Gia quyến



10Nhận định



11Chú giải




12Chú thích và tham khảo
o 12.1Ghi chú
o 12.2Thư mục




13Đọc thêm



14Liên kết ngoài

Thời trẻ[sửa | sửa mã nguồn]
Nguyễn Ánh sinh vào ngày 15 tháng 1 năm Nhâm Ngọ (tức ngày 8 tháng
2 năm 1762), là con trai thứ ba của Nguyễn Phúc Luân và Nguyễn Thị Hoàn[1].
Khi còn nhỏ Nguyễn Ánh còn có tên khác là Nguyễn Phúc Chủng (阮阮阮)
và Noãn (阮).
Ông nội ông là chúa Vũ muốn truyền ngôi lại cho cha ông là Nguyễn Phúc Luân.
Nhưng năm ông 4 tuổi, cha ông bị quyền thần Trương Phúc Loan bắt giam và
chết trong ngục. Năm ông 9 tuổi (1771), khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ. Năm ông
13 tuổi (1775), chúa Nguyễn bị chúa Trịnh và quân Tây Sơn đánh kẹp từ hai
mặt. Nguyễn Ánh và bốn anh em trong nhà đi theo chúa Nguyễn Phúc
Thuần chạy vào Quảng Nam rồi vượt biển vào Gia Định[1][2].
Trong thời gian ở Gia Định, nội bộ chúa Nguyễn xảy ra tranh chấp giữa phe ủng
hộ Nguyễn Phúc Thuần của Đỗ Thanh Nhơn và phe ủng hộ Nguyễn Phúc
Dương của Lý Tài, còn Nguyễn Ánh trú tại Ba Giồng với quân Đông Sơn[3].
Đầu năm 1777, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy tiến đánh Sài Gòn. Thái
Thượng Vương Nguyễn Phúc Thuần, Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương
cùng vài người anh em ruột của Nguyễn Ánh và nhiều người khác trong gia tộc
chúa Nguyễn bị Nguyễn Huệ bắt giết hết, chỉ có một mình ông thoát nạn ở Long
Xuyên[2][4][5][6]. Nguyễn Ánh chạy tiếp ra đảo Thổ Chu[5][6]. Tại đây, Nguyễn Ánh gặp
gỡ và được một Giám mục Công giáo thuộc Hội Thừa sai Ba Lê tên là Bá Đa
Lộc (Pigneau de Behaine) che chở[7][8][9][10].


Thất thế ở Nam Hà[sửa | sửa mã nguồn]
Xưng vương[sửa | sửa mã nguồn]


Lược đồ một số địa danh ở Gia Định cuối thế kỷ thứ 18 xuất hiện trong bài viết. Bản đồ này
chứa đựng hầu hết các địa danh ở miền nam Việt Nam và khu vực lân cận xuất hiện trong
bài viết (riêng địa danh Long Xuyên thế kỷ 18 nay là Cà Mau, Long Xuyên trong bản đồ này
chỉ là địa danh từ cuối thế kỷ 19 khi thuộc Pháp).

Sau chừng một tháng trốn chạy, khi Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đã về Quy Nhơn
thì Nguyễn Ánh lại trở lại Long Xuyên, tiến lên Sa Đéc với Đỗ Thanh Nhơn và Lê
Văn Quân[5]; ông ra hịch cáo quân và thu nhận được thêm một đội quân cùng các
tướng Nguyễn Văn Hoằng, Tống Phước Khuông, Tống Phước Luông và Hồ Văn
Lân[5]...
Tháng 11 âm lịch năm 1777, ông tập hợp một đạo quân mặc toàn áo tang bất
ngờ tấn công dinh Long Hồ và sau đó nhanh chóng đuổi quan trấn thủ Tây Sơn
tại Gia Định là Tổng đốc Chu (hay Tổng đốc Châu), lấy lại thành Sài Gòn tháng
12 cùng năm[11].
Năm 1778, khi Nguyễn Ánh được 17 tuổi, các tướng tôn ông làm Đại nguyên súy
Nhiếp quốc chính[12]. Ngay lập tức, vào tháng 2 năm 1778, Tây Sơn phái Tổng
đốc Chu, Tư khấu Uy và Hộ giá Phạm Ngạn vào đánh Gia Định. Họ nhanh
chóng đánh chiếm các vùng Trấn Biên, Phiên Trấn và một số khu vực ven biển[13].
Nguyễn Ánh để Đỗ Thanh Nhơn giữ Gia Định rồi cùng Lê Văn Quân và Nguyễn
Văn Hoằng đi đánh quân Tây Sơn ở khu vực Bến Lức. Tại Bến Lức, quân
Nguyễn chặn được Tây Sơn rồi sau đó mở cuộc phản công, ngăn chặn và đẩy
lùi được thủy binh Tây Sơn do Tư khấu Uy chỉ huy ở Bến Nghé rồi chiếm lại
được Trấn Biên[13]. Thủy binh của Phạm Ngạn thì bị Lê Văn Duyệt phá, buộc ông
này phải rút về lại Quy Nhơn[13].
Suốt các năm 1778 và 1779, Nguyễn Ánh ra sức củng cố và mở mang Phiên An

trấn (vùng Sài Gòn-Gia Định-Long An hiện giờ) với mục đích biến vùng này
thành căn cứ địa chống Tây Sơn[14]. Ông cho tổ chức phân chia hành chính[15] đất
Gia Định dưới sự cố vấn của Bá Đa Lộc[16], đặt quan coi giữ, đóng thuyền, trữ
lương chuẩn bị, xây dựng chiến lũy phòng thủ và củng cố lực lượng thủy bộ[1][17]
[18]
. Trong đó Nguyễn Ánh đặc biệt quan tâm tới thủy binh: khi ngay sau khi vừa
được tôn làm đại nguyên soái, ông liền cho đóng ngay 50 chiến hạm đầu nhọn


gọi là Long Lâm Thuyền[19]. Hai năm sau, tướng Đỗ Thanh Nhơn lại đưa ra sáng
kiến đóng thủy sư hai bánh (thuyền hai lái) với một bánh lái dài đi biển và bánh
lái tròn đi sông, phía dưới thuyền có gác sàn che phiên tre hai bên bảo vệ thủy
binh chèo thuyền, phía trên là bộ binh xung kích. Đây được xem là một sáng
kiến cho kỹ thuật đóng thuyền thời bấy giờ[19].
Năm 1779, Chân Lạp xảy ra nội loạn do tranh giành ngôi vua, Nguyễn Ánh bèn
sai Đỗ Thanh Nhơn, Hồ Văn Lân và Dương Công Trừng đi đánh Chân Lạp và
giữ quân lại bảo hộ[18][20]. Tháng 1 năm 1780, Nguyễn Ánh xưng vương, dùng theo
niên hiệu Cảnh Hưng của nhà Lê và lấy ấn "Đại Việt quốc Nguyễn chúa Vĩnh
Trấn chi bửu" làm ấn truyền quốc[21], phong cho Đỗ Thanh Nhơn chức Ngoại hữu,
Phụ chính, Thượng tướng công[22]. Cùng năm, người Miên ở Trà Vinh dưới sự chỉ
huy của tù trưởng Ốc Nha lợi dụng tình hình nổi lên chống Nguyễn Ánh, ông sai
Đỗ Thanh Nhơn và Dương Công Trừng đi đánh dẹp[23][24]. Nguyễn Ánh ngoài ra
còn cho đặt quan hệ ngoại giao với Xiêm La[20].
Đỗ Thanh Nhơn vì có nhiều công lớn nên được Nguyễn Ánh trọng đãi[25], nhưng
lại có biểu hiện hung bạo, cậy công lấn lướt quyền hành với Nguyễn Ánh, tạo
thêm vây cánh thậm chí muốn giành quyền lực[25][26]. Thấy vậy, tướng Tống Phúc
Thiêm bèn bày mưu để giết Đỗ Thanh Nhơn[25]. Tháng 3 năm 1781, Nguyễn Ánh
cùng Tống Phúc Thiêm lập mưu giả bệnh, gọi Thanh Nhơn đến rồi sai võ sĩ giết
chết[25][26]. Đây là một việc gây nhiều tai hại cho Nguyễn Ánh: sau đó dù ông đã
nhanh chóng đưa ra chính sách chia cắt để làm suy yếu quân Đông Sơn của Đỗ

Thanh Nhơn nhưng họ vẫn phản lại Nguyễn Ánh. Nguyễn Ánh phải ra sức đánh
dẹp mãi, trong việc đánh dẹp này Thống binh Tống Văn Phước tử trận[20][25].

Quan hệ với Xiêm La[sửa | sửa mã nguồn]
Tháng 10 âm lịch năm 1781, vua Xiêm La là Taksin sai hai anh em đại
tướng Chakri (Chất Tri) và Sô Si chỉ huy quân sang đánh Chân Lạp. Nguyễn Ánh
cho sai Nguyễn Hữu Thụy và Hồ Văn Lân mang quân sang cứu Chân Lạp. Khi
quân Việt và quân Xiêm còn đang đánh nhau thì ở Xiêm La, vua Taksin, có lẽ bị
rối loạn tâm thần, bắt giam vợ con hai tướng Chakri, ở Xiêm lại xảy ra loạn do
tướng Phraya San (Phan Nha Văn Sản - Oan Sản) cầm đầu. Hai tướng Xiêm
là Chất Tri và Sô si buộc phải thỏa hiệp với Nguyễn Hữu Thụy, thề cứu nhau
trong lúc hoạn nạn, rồi rút quân về nước dẹp loạn Phan Nha Văn Sản và giết
luôn Taksin. Chất Tri đoạt ngôi, xưng là vua Rama I của Xiêm La, mở đầu nhà
Chakri[20]. Chính biến ở Xiêm khiến quan hệ giữa Nguyễn Ánh và Xiêm thay đổi:
từ chỗ đối kháng trở thành đồng minh[27].

Thất thế trước Tây Sơn[sửa | sửa mã nguồn]


Hình trang bìa tác phẩm Gia Long tẩu quốc của Tân Dân Tử (1875-1955) mô tả về quá
trình trốn chạy của Nguyễn Ánh. Trong văn hóa Việt, quá trình Nguyễn Ánh bôn tẩu khắp
chốn Nam Hà đã làm nảy sinh cụm từ "Gia Long tẩu quốc" (Gia Long bôn tẩu vì nước). Về
sau, cụm từ này sau đó trở thành chủ đề văn học được viết thành tiểu thuyết, chuyển thể
thành cải lương, được in chạm vào các sản phẩm gốm sứ ở miền Nam Việt Nam [28][29].

Đến thời điểm mùa hè năm 1781, quân đội của Nguyễn Ánh phát triển lên đến
khoảng 3 vạn người với 80 chiến thuyền đi biển, 3 thuyền lớn[30] và 2 tàu đánh
thuê Bồ Đào Nha do Giám mục Bá Đa Lộc giúp Nguyễn Ánh mời được[25][31]. Ông
bèn tổ chức tấn công Tây Sơn đánh tới tận đất Phú Yên nhưng sau cùng phải rút
chạy vì gặp bộ binh rất mạnh của Tây Sơn[31]. Tức giận vì tốn kém nhưng không

thu được kết quả, quan lại Gia Định để cho một người phụ việc của Bá Đa Lộc là
cai cơ Manuel[a] lập mưu giết chết các tay lính đánh thuê Bồ Đào Nha và cướp
tàu của họ[31].
Tháng 3 năm 1782, Nguyễn Huệ cùng vua anh Thái Đức mang quân thuỷ bộ
Nam tiến. Tây Sơn đụng trận dữ dội ở sông Ngã Bảy và cửa biển Cần Giờ với
quân Nguyễn do chính Nguyễn Ánh chỉ huy. Dù lực lượng thuyền của Tây Sơn
yếu hơn, nhưng nhờ lòng can đảm họ đã phá tan quân Nguyễn đồng thời buộc
Manuel tự sát, tuy vậy cũng thiệt hại khá nhiều binh lực[32]. Nguyễn Ánh thất trận
bỏ chạy về Ba Giồng, rồi có khi trốn sang tận rừng Romdoul, Chân Lạp[33] (rừng
Romdoul là khoảng khu vực phía bắc tỉnh Svay Rieng). Tây Sơn đuổi theo vào
cuối tháng 4 âm lịch, bắt vua quan Chân Lạp là Ang Eng hàng phục và buộc tất
cả những người Việt ở đấy phải về nước nhưng Nguyễn Ánh lại trốn kịp. Tướng
Tống Phước Thiêm bị quân Đông Sơn bắt giết.[34]
Vua Thái Đức khi chiếm lại Nam Bộ thì gặp phải sự chống đối mạnh của người
Hoa ủng hộ Nguyễn Ánh tại đây. Tháng 4 âm lịch năm 1782, tiết chế dinh Bình
Thuận là Tôn Thất Dụ đem Tả chi Trần Xuân Trạch, thuộc tướng là Trần Văn Tự,
và thuộc tướng đạo Hòa Nghĩa là Trần Công Chương vào cứu viện Nguyễn Ánh.
Quân Nguyễn Ánh giết được Hộ giá Tây Sơn là Phạm Ngạn ở cầu Tham
Lương[34]. Đô đốc Phạm Ngạn, người vốn rất thân thiết với Nguyễn Nhạc và
Nguyễn Huệ, tử trận và đồng thời binh lính Tây Sơn thương vong nhiều trong khi


đánh dẹp[35][36]. Hay tin, Nguyễn Nhạc rất đau đớn và cho rằng người Hoa có tham
gia trong đội quân Hòa Nghĩa giết Phạm Ngạn[34]. Để trả thù, ông tiến hành tàn
sát hơn một vạn người Hoa ở vùng Gia Định và tàn phá nặng nề vùng Cù Lao
Phố[35][36]. Vụ tàn sát này cộng với vụ tương tự trước kia Tây Sơn thực hiện ở Hội
An khiến cho cộng đồng người Hoa giàu có, vốn dĩ trước đã có cảm tình nhiều
hơn với Nguyễn Ánh, quay sang ủng hộ Nguyễn Ánh hết lòng cho đến hết cuộc
chiến của mình khiến cho ông có được một nguồn lực kinh tế rất lớn[37][38]. Ngoài
ra, việc này còn cản chân Tây Sơn trong việc truy bắt Nguyễn Ánh, khiến cho

Nguyễn Ánh có cơ hội quay trở về Giồng Lữ (Lữ Phụ), một đô đốc Tây Sơn là
Nguyễn Học đem quân đuổi theo Ánh bị quân Nguyễn bắt giết khiến cho Nguyễn
Ánh có được 80 thuyền của Tây Sơn. Nguyễn Ánh thấy vậy định kéo về chiếm
lại Gia Định nhưng gặp Nguyễn Huệ dàn binh quay lưng ra sông đánh bại khiến
Nguyễn Ánh phải chạy, lưu thủ Thăng và Tiên phong Túy đón Nguyễn Ánh về
miền Hậu Giang[39].
Nguyễn Ánh sai Nguyễn Hữu Thụy, Trần Xuân Trạch cùng cai cơ Cao Phước Trí
mượn đường Chân Lạp sang Xiêm cầu viện nhưng quân Chân Lạp lại hợp tác
với Tây Sơn, giết các tướng của Nguyễn Ánh. Nguyễn Ánh lui về Rạch Giá,
Chân Lạp lại cho 30 chiến thuyền vây đánh đến Sơn Chiết, Tiên phong Túy chặn
được quân Chân Lạp. Nguyễn Ánh lại rút tiếp ra Hà Tiên rồi theo thuyền nhỏ trốn
ra Phú Quốc[38][39].
Tháng 5 âm lịch năm 1782, nhận thấy Nguyễn Ánh đã hết sức phản kháng, anh
em Tây Sơn rút quân về Quy Nhơn, để lại hai hàng tướng của quân Đông Sơn là
Đỗ Nhàn Trập và Hộ bộ Lãnh (hoặc Bá) lãnh 3.000 quân đóng ở đồn Bến Nghé
để trấn giữ Gia Định[39][40]. Châu Văn Tiếp, một tướng trước đây từng theo Tây
Sơn, cùng Nguyễn Phước Mân (Tôn Thất Mân) lại từ Bình Thuận mang quân
vào đánh chiếm được Gia Định và đón Nguyễn Ánh trở về. Quân Tây Sơn do Đỗ
Nhàn Trập chỉ huy rút chạy về Quy Nhơn[41]. Ngay lập tức Nguyễn Ánh tìm cách
tổ chức lại Gia Định nhưng quân của ông rất yếu ớt vì các thất bại trước, buộc
ông phải sai sứ là Lê Phước Điển và Lê Phước Bình[42] sang Xiêm kết giao trước
để đề phòng Tây Sơn[41], đồng thời ủy thác cho Bá Đa Lộc chuẩn bị trước thuyền
bè để khi Tây Sơn đến có đường mà đi[43]. Sau đó, Nguyễn Ánh cho các tướng
lập các đồn binh trên sông Vàm Cỏ và Gia Định để tăng sức phòng thủ trước
Tây Sơn.[44]
Tháng 2 âm lịch năm 1783, Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ mang
quân tiến đánh Gia Định. Quân Tây Sơn từ biển Cần Giờ ngược dòng tiến lên
đánh Gia Định. Dù Nguyễn Ánh đã lập tuyến phòng thủ trước nhưng vẫn bị
quân Tây Sơn phá tan trong trận đánh ở cửa Cần Giờ[45][46]. Tướng của Nguyễn
Ánh là Nguyễn Phước Mân bị giết chết, Dương Công Trừng bị bắt sống, chỉ

riêng Châu Văn Tiếp chạy thoát. Bản thân Nguyễn Ánh buộc phải bỏ chạy về Ba
Giòng cùng tướng Nguyễn Kim Phẩm với tầm 100 quân[44][47].


Tháng 4 âm lịch, Nguyễn Ánh sai Nguyễn Kim Phẩm làm tiên phong và Nguyễn
Huỳnh Đức chỉ huy một đạo quân người Chân Lạp làm hậu ứng, tập hợp cùng
các tướng Tôn Thất Dụ, Nguyễn Đình Huyên, Lại bộ Hồ Đồng, Binh bộ Minh,
Tham nghị Trần Đại Thể, Tham mưu Trần Đại Huề (con Đại Thể), Hoảng làm Tả
chi, Nguyễn Văn Quý làm Hữu chi, quay về đóng quân ở Đồng Tuyên[42][43].
Nguyễn Huệ hay tin, kéo quân đánh phá Đồng Tuyên, quân Nguyễn Ánh thua to.
Trong trận này, Đồng bị Tây Sơn bắt, còn Minh, Quý, Thuyên và Huề đều chết.
[43]
Riêng Nguyễn Ánh chạy về sông Lật Giang (nay là đoạn sông Vàm Cỏ
Đông ngang Bến Lức) dưới sự truy sát của Tây Sơn, tới khúc sông gặp nước
chảy mạnh, nhiều tùy tùng chết đuối, còn Nguyễn Ánh nhờ biết bơi nên bơi qua
được. Chạy đến sông Đăng Giang, sông nhiều cá sấu, không thể bơi qua được,
may lúc ấy có con trâu nước đang nằm bên bờ, Nguyễn Ánh cỡi trâu sang sông.
Qua được sông, Nguyễn Ánh đi Mỹ Tho và dong thuyền đem theo mẹ và vợ con
ra đảo Phú Quốc[48].
Cùng lúc, Nguyễn Ánh sai Tôn Thất Cốc và tướng quân Hòa Nghĩa là Trần Đĩnh
trở về cửa biển Cần Giờ dò xét quân Tây Sơn. Vì Cốc có mâu thuẫn nên giết
Đĩnh. Việc này khiến hai thuộc hạ người Hoa của Đĩnh là Tổng binh Trần Hưng
và Lâm Húc nổi dậy chiếm giữ Hà Tiên và chống Nguyễn Ánh. Nguyễn Ánh sai
Nguyễn Kim Phẩm lấy lại Hà Tiên và cho Thái trưởng công chúa là Ngọc Đảo
(con gái thứ bảy của chúa Nguyễn Phúc Khoát, gả cho Trương Phước Nhạc là
Cai cơ thuyền Nghi Giang) lo việc quân nhu. Trần Hưng dẫn quân đánh úp, giết
chết Phẩm và công chúa. Nguyễn Ánh tức giận, tự mang quân đến đánh, phe
Hưng thua chạy. Tướng Xiêm là Vinh Li Ma ở đảo Cổ Long mang hơn chục
chiến thuyền và 200 quân tới Hà Tiên theo Nguyễn Ánh.[49] Có quân binh trong
tay, Nguyễn Ánh cho tổ chức tầm 2-3 đợt cướp vùng Hà Tiên để kiếm khí giới và

lương thực cho binh lính, nhưng cũng chính các hoạt động này khiến cho nơi trú
ẩn của Nguyễn Ánh bị lộ.[50]
Tháng 6 âm lịch, khi Nguyễn Ánh lui ra đóng ở tại đảo Điệp Thạch (hòn Đá
Chồng) thuộc Phú Quốc thì một thống suất của quân Tây Sơn là Phan Tuấn
Thuận bất ngờ kéo quân ra truy kích, tình thế bức bách tướng Lê Phước
Điển dùng kế hy sinh mặc áo ngự đóng giả Nguyễn Ánh khiến Tây Sơn bắt
nhầm[21][42][42][50][50][51]. Nguyễn Ánh đi thuyền khác thoát chạy ra được đảo Côn
Lôn trong khi các thuộc tướng khác đều bị Tây Sơn bắt và giết sau khi dụ hàng
không được[49].
Tháng 7 âm lịch, dò biết được Ánh đang đóng ở ngoài đảo (là đảo nào thì sử liệu
chép khác nhau: Huỳnh Minh ghi rằng Phú Quốc[51], Tạ Chí Đại Trường cho là Cổ
Long[52], còn Thực Lục thì lại chép là Côn Lôn[53]), Nguyễn Huệ sai phò mã Trương
Văn Đa của Tây Sơn kéo quân vây đánh 3 vòng trùng trùng điệp điệp. Nhưng lúc
này bất ngờ có bão biển, mây mù kín mít, các thuyền Tây Sơn phải giãn ra và
một số bị đánh đắm[54]. Nguyễn Ánh thừa cơ lên thuyền trốn và sau bảy ngày
đêm lênh đênh trên biển, ông quay ra hòn Cổ Cốt rồi lại về Phú Quốc[21][55]. Thời
gian này, vì thiếu lương thực binh sĩ Nguyễn Ánh phải đi hái cỏ, tìm củ mà ăn.


Có người đàn bà buôn bán ở Hà Tiên tên là Thị Uyển chở một thuyền gạo đến
dâng[54][55]. Thuyền Nguyễn Ánh gặp gió, buồm và cột buồm bị hỏng, lại có thuyền
buôn đem lá buồm đến dâng[49].
Chính trong thời gian này, với những khó khăn gặp phải và mối quan hệ của
Nguyễn Ánh với Bá Đa Lộc ngày càng thắt chặt, hình ảnh nước Pháp ngày càng
lớn dần trong tâm trí của Nguyễn Ánh, kèm theo đó là lời bày của Bá Đa Lộc
khiến Nguyễn Ánh bắt đầu nảy sinh ý định cầu viện Pháp[56]. Hay tin Bá Đa
Lộc đang ở Chan Bô (Chanthaburi, Xiêm La), Nguyễn Ánh mời đến Phú Quốc và
nhờ ông này làm sứ giả nhằm nhờ mang quân sang giúp. Nguyễn Ánh giao cho
Bá Đa Lộc một tờ quốc thư 14 khoản cầu viện Pháp và quốc ấn để vị Giám mục
này được toàn quyền thay mặt Nguyễn Ánh[56] sang Pháp cầu viện triều đình

vua Louis XVI. Đi kèm với Bá Đa Lộc là con cả của Nguyễn Ánh là Nguyễn Phúc
Cảnh (để làm con tin) và Phó vệ úy Phạm Văn Nhân và Cai cơ Nguyễn Văn
Liêm[42][56][57]. Con đi rồi, Nguyễn Ánh cũng từ biệt gia đình đi nơi khác[42][53].
Nguyễn Ánh vẫn tiếp tục tìm cách quay lại Gia Định qua cửa biển Ma Ly (một
cửa biển xưa thuộc Bình Thuận ngày nay[58]), Tây Sơn nghe tin liền đưa hơn 20
chiến thuyền đuổi bắt khiến ông phải giăng bồm chạy sang hướng đông, lênh
đênh hơn 7 ngày đêm mới thoát được về Phú Quốc.[49][54] Sau đó, Nguyễn Ánh
cùng Cai cơ Võ Văn Chính quay về khu vực Long Xuyên (nay là Cà Mau) tập
hợp quân đợi sẵn. Thuyền Nguyễn Ánh về tới cửa biển Đốc Công (sông Ông
Đốc) bắt giết được tướng Tây Sơn là Quản Nguyệt. Việc này đánh động tới Tây
Sơn, tháng 8 âm lịch năm đó, lưu thủ Tây Sơn là Nguyễn Hóa đem 50 chiến
thuyền ngầm phục kích Nguyễn Ánh ở của biển Đốc Công. Quân Nguyễn Ánh
bắt được một chiến thuyền Tây Sơn và hay tin, vội chạy nhanh ra biển, Hóa đuổi
theo không kịp. Lúc này anh em Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đã về Quy Nhơn, để
Gia Định lại cho Trương Văn Đa và Chưởng tiền Bảo giữ. Nguyễn Ánh chạy ra
hòn Chông, rồi sang đảo Thổ Châu[49].

Cầu viện Xiêm La[sửa | sửa mã nguồn]
Khi Bá Đa Lộc chưa kịp đi vì trái mùa gió[56] thì Nguyễn Ánh liên tiếp gặp những
thất bại trước quân Tây Sơn, do đó ông có ý chuyển sang cầu viện Xiêm La[56].
Nguyên trước đó, khi Nguyễn Ánh còn phải lênh đênh trốn chạy, một tướng thân
tín của ông là Châu Văn Tiếp chạy thẳng qua Xiêm cầu cứu.
Tháng giêng âm lịch năm 1784, Chưởng cơ Hồ Văn Lân đem quân sở bộ tiến
đến đồn Tinh Phụ. Tôn Thất Hội nghe tin có viện binh đến, trổ vòng vây mà ra,
thẳng tới sông Tân Hòa, hợp với quân Lê Văn Quân. Phò mã Tây Sơn là Trương
Văn Đa đuổi đánh. Các tướng của Nguyễn Ánh thua chạy và tan rã, còn Lê Văn
Quân chạy sang Xiêm.[49]
Đến tháng 2 âm lịch năm Giáp Thìn (tháng 5 năm 1784), vua Xiêm La là Rama
I cho tướng Thát Xỉ Đa đem thuyền sang Hà Tiên đón Nguyễn Ánh[59]. Nguyễn
Ánh, trước đó nhận được thư của Châu Văn Tiếp, tới Long Xuyên hội kiến tướng



Xiêm rồi cùng 30 viên quan và mấy chục tướng sĩ theo sang Xiêm La hội kiến
vua Xiêm tại Vọng Các (Bangkok) vào tháng 3 năm 1784[59] mà không màng việc
thân tướng là Nguyễn Văn Thành hết sức can ngăn việc cầu viện nước ngoài[60].
Trước khi đi Xiêm, Nguyễn Ánh cho người đưa mẹ và vợ sang đảo Thổ Châu.
Các thuộc hạ cùng đi sang Xiêm với Nguyễn Ánh là Tôn Thất Hội, Trương
Phước Giáo, Hồ Văn Bôi, Lưu Văn Trung, Nguyễn Văn Trị, Nguyễn Văn Huấn,
Trần Văn Xạ, Nguyễn Văn Tồn (người Chân Lạp), Bùi Văn Khoan, Lê Thượng
và nội trù Nguyễn Văn Hội, hơn 30 người, quân theo cũng vài mươi người[49].
Tháng 3 âm lịch, Nguyễn Ánh tới Vọng Các. Vua Xiêm Rama I vốn từng giao
ước với tướng Nguyễn Hữu Thụy của Nguyễn Ánh trước đây ở Chân Lạp và lại
cũng đang e ngại sự lớn mạnh của Tây Sơn có thể tranh giành ảnh hưởng với
Xiêm ở Lào và Chân Lạp, nên đồng ý giúp Nguyễn Ánh để phân tán lực lượng
Tây Sơn[61][62]. Ngoài ra, Nguyễn Ánh cũng trọng dụng con cháu còn sống sót ở
Xiêm của Mạc Thiên Tứ, nhất là Mạc Tử Sinh[62].
Tháng 6, Nguyễn Ánh về đánh Gia Định. Vua Xiêm cử hai tướng là Chiêu Tăng,
Chiêu Sương đem 2 vạn quân thủy cùng 300 chiến thuyền sang giúp. Ngoài ra
còn có 3 vạn quân bộ tiến sang Chân Lạp với danh nghĩa giúp vua Chân Lạp,
thực chất với ý đồ tạo gọng kìm phía Tây, chờ cơ hội tiêu diệt quân Tây Sơn[63].
Tháng 7, liên quân Nguyễn Ánh - Xiêm La đánh bại đô đốc Tây Sơn là Nguyễn
Hóa ở sông Trấn Giang, lấy được Rạch Giá, Ba Thắc, Trà Ôn, Mân Thít, Sa
Đéc[64]. Nguyễn Ánh cho Mạc Tử Sinh làm Tham tướng giữ Hà Tiên[65].
Tháng 10, Châu Văn Tiếp tử trận khi đánh nhau với quân Tây Sơn của Chưởng
tiền Bảo tại Mân Thít[66]. Lại thêm trong thế tiến quân nhanh chóng, quân Xiêm ỷ
thế làm đủ điều tàn bạo với dân chúng khiến cho Nguyễn Ánh rất thất vọng.[59][64]
[67]
. Tháng 11, Lê Văn Quân làm Khâm sai tổng nhung chưởng cơ, quân Nguyễn
Ánh chiếm các đồn Ba Lai, Trà Tân. Thái giam Lê Văn Duyệt đến hội quân với
Nguyễn Ánh. Tham tướng Mạc Tử Sinh giữ Trấn Giang, tham tán Nguyễn Thừa

Diễn giữ Bình Áo (Vũng Bèo)[6]. Riêng về phía Tây Sơn thì tướng trấn thủ Gia
Định là phò mã Trương Văn Đa thấy quân Xiêm thế lực mạnh, bèn cố thủ tại Gia
Định và sai người về Quy Nhơn báo.

Vũ khí quân Xiêm bỏ lại sau trận Rạch Gầm-Xoài Mút.


Tháng 12, vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc sai Long Nhương tướng quân Nguyễn
Huệ đem quân vào đánh. Tây Sơn đánh thắng lẫy lừng trong trận Rạch Gầm –
Xoài Mút. Chỉ một trận quyết chiến diễn ra không đầy một ngày đã tiêu diệt gần 2
vạn quân Xiêm, chỉ sót vài nghìn người[68][69] chạy theo đường thượng đạo trốn về
nước. Từ sau vụ việc này, Nguyễn Ánh không còn trông mong gì vào Xiêm nữa
vì "họ (Xiêm La) sợ quân Tây Sơn như sợ cọp"[68][70]. Các tướng Chiêu Tăng và
Chiêu Sương chạy theo đường núi Chân Lạp mà về Xiêm. Nguyễn Ánh cùng Lê
Văn Duyệt trốn đi Trấn Giang với vài chục người. Nguyễn Ánh sai Mạc Tử Sinh
và Cai cơ Trung (cậu Châu Văn Tiếp) sang Xiêm trước báo tin, còn mình thì theo
đường thủy qua đảo Thổ Châu[71]. rồi về Cổ Cốt với một nhóm nhỏ quân tướng[70].
Thời gian này, cuộc sống của Nguyễn Ánh khốn khổ đến mức Nguyễn Văn
Thành phải đi làm ăn cướp nuôi chủ và bị đánh suýt mất mạng[72].
Tháng 3 âm lịch năm 1785, quân Tây Sơn đuổi tới đảo Thổ Châu, Nguyễn Ánh
chạy sang đảo Cổ Cốt, Cai cơ tên Trung đem binh Xiêm đến đưa Nguyễn Ánh
về Vọng Các, Xiêm La[70][71]. Tháng 4 âm lịch năm 1785, Nguyễn Ánh tới Xiêm,
được vua Xiêm cho trú tại khu vực Samsen và Bangpho (trong tiếng Việt gọi là
Đồng Khoai hoặc Long Kỳ, hiện nay đều thuộc nội thành Bangkok), tháng 5, Lê
Văn Quân mang hơn 600 quân sang Xiêm hội quân với Nguyễn Ánh[71]. Binh
tướng từ Gia Định nghe tin kéo sang và lực lượng của ông tụ tập lại được
khoảng 1000 người[73]. Khi ở Xiêm, người Xiêm gọi Nguyễn Ánh là Ong Chiang
Su (阮阮阮阮阮
阮阮阮阮
阮, Chiang Sue) tức Ông Thượng Sư, sau này nhiều tài liệu khác

của Thái Lan cũng hay đề cập tới Nguyễn Ánh với tên này.[74][75][76]

Lưu vong ở Xiêm và Hiệp ước với Pháp[sửa | sửa mã nguồn]
Xem thêm: Nguyễn Phúc Cảnh

Chân dung Bá Đa Lộc.

Sau một năm chuẩn bị, ngày tháng
12 năm 1784[77] Giám mục Bá Đa Lộc cùng Nguyễn
Phúc Cảnh và phái đoàn đem quốc thư của Nguyễn
Ánh xuống thuyền đi Malacca rồi
sang Pondichéry ở Ấn Độ (thuộc Pháp), còn Nguyễn


Ánh đưa mẹ và vợ sang trú ở Long Kì (hay Đồng
Khoai, Vọng Các)[78].
Với số binh tướng từ Đại Việt mà Nguyễn Ánh thu nhặt
được, ông cho tổ chức lại binh tướng trên đất Xiêm rồi
lâu lâu cho quân đột kích về Gia Định[70]. Tháng 2 năm
1786, Nguyễn Ánh cùng tướng Lê Văn
Quân và Nguyễn Văn Thành giúp vua Xiêm Rama
I đánh quân Miến Điện ở đất Sài Nặc. Vua Xiêm cảm
tạ, định lại cho mượn quân sang đánh lấy lại Gia Định
nhưng Nguyễn Văn Thành can ngăn nên Nguyễn Ánh
từ chối.[79] Tháng 3 năm 1786, Lê Văn Quân lại giúp
Xiêm đánh quân hải tạc Mã Lai, nên Xiêm La rất hậu
đãi[79][80].
Đầu năm 1787, có người Bồ Đào Nha tên Ăng Tôn Nui
đến gặp Nguyễn Ánh dâng quốc thư và nói rằng
hoàng tử Cảnh có nhờ nước Bồ Đào Nha giúp, đã

chuẩn bị được 56 tàu chiến ở Goa, mời Nguyễn Ánh
sang đất thuộc địa của Bồ Đào Nha. Nguyễn Ánh có
cử sứ giả đi thăm dò nhưng do thấy vua Xiêm không
hài lòng nên rốt cục không hợp tác[81][82][83].

Phần chữ ký trên Hiệp ước Versailles năm 1787.

Về Bá Đa Lộc, do một số vấn đề rắc rối tại Pondichéry,
mãi đến tháng 2 năm 1787 Bá Đa Lộc và Nguyễn
Phúc Cảnh mới tới hải cảng Lorient ở Pháp và mất
một thời gian vận động, đầu tháng 5 năm 1787 họ mới
được gặp vua Louis XVI. Ngày 28 tháng 11 năm
1787[84], tại cung điện Versailles, Bá Đa Lộc với tư cách
là đại diện của Nguyễn Ánh đã ký với Thượng thư Bộ
Ngoại giao Pháp là Armand Marc, một bản hiệp ước
"Tương trợ tấn công và phòng thủ" (thường gọi là Hiệp
ước Versailles). Hiệp ước này gồm có 10 khoản, nội
dung chính là về việc vua Pháp cam kết cung cấp cho
Nguyễn Ánh 4 chiếc tàu chiến loại frégaté cùng 1.200
bộ binh 200 pháo binh và 250 lính Cafres (lính da đen


châu Phi)[84] và các phương tiện trang bị vũ khí tương
ứng; ngược lại Nguyễn Ánh chấp thuận nhường cửa
biển Đà Nẵng và quần đảo Côn Lôn cho Pháp, cho
phép người Pháp được quyền tự do buôn bán và kiểm
soát thương mại của người nước ngoài ở Việt Nam[85],
mỗi năm sẽ đóng trả cho Pháp một chiếc tàu giống với
loại tàu Pháp viện trợ đồng thời cung cấp lương thực
và quân nhu thiết yếu cho Pháp khi Pháp có chiến

tranh với một nước khác ở khu vực Viễn Đông[86].
Các sử gia về sau cho rằng tuy là ký kết dưới danh
nghĩa Nguyễn Ánh, nhưng người chịu trách nhiệm về
việc soạn ra các điều khoản đặc biệt có lợi cho
phía Pháp trong hiệp ước này có thể là Giám mục Bá
Đa Lộc chứ không phải là chính bản thân Nguyễn Ánh;
nếu không có lệnh đình chỉ việc thực thi điều ước thì
khi trao đổi văn kiện chưa chắc Nguyễn Ánh đã chịu
chấp nhận một hiệp ước bất bình đẳng như thế này[87].
Nhưng dù như thế nào, Hiệp ước Versailles năm
1787 không thành hiện thực[88].

Củng cố thế lực[sửa | sửa mã nguồn]
Về nước[sửa | sửa mã nguồn]

Miếu thờ Gia Long ở khu vực Nước Xoáy, nơi ông đóng
quân sau khi về lại Nam Hà từ Xiêm La.

Sau 3 năm lưu vong ở Xiêm, Nguyễn Ánh thấy vua
Xiêm ngày càng tỏ ra không vừa lòng vì lực lượng
quân Nguyễn trở nên quá mạnh, ông viết thư cảm ơn
rồi ban đêm lặng lẽ trở về vùng Gia Định[89][90]. Ngoài ra,
khi này nội bộ Tây Sơn xảy ra tranh chấp giữa anh em
Nguyễn Nhạc - Nguyễn Huệ khiến việc phòng bị ở Gia
Định bị lỏng lẻo.


Tháng 7 âm lịch năm 1787, nhân lúc nửa đêm,
Nguyễn Ánh cùng gia quyến lên thuyền bỏ về hòn
Tre (Trúc Dữ). Sau đó Nguyễn Ánh đi sang đảo Cổ

Cốt rồi cho mẹ và vợ con ở đảo Phú Quốc. Nguyễn
Ánh đi tiếp và chiếm đất Long Xuyên (Cà Mau). Tháng
9, Nguyễn Ánh tiến đến cửa biển Cần Giờ.[81]
Trong lúc Nguyễn Huệ bận đối phó với quân
Thanh tại Bắc Hà (1788-1789), vùng Gia Định dưới
quyền Tây Sơn cũng không ổn định, quân Tây Sơn bị
cô lập trước dân chúng địa phương vốn có nhiều cảm
tình với Chúa Nguyễn nói chung và Nguyễn Ánh nói
riêng[91]. Tướng Tây Sơn giữ Long Xuyên là Chưởng
cơ Nguyễn Văn Trương hàng quân Nguyễn. Nguyễn
Ánh đồng thời lại thu nhận được nhiều binh lính ở địa
phương; sau đó ông bèn bắt đầu tổ chức tấn công Tây
Sơn[90].
Theo Tạ Chí Đại Trường thì Đông Định vương Nguyễn
Lữ nghe tin Nguyễn Ánh trở về vội vã tránh đi nơi khác
để Gia Định cho Phạm Văn Tham giữ[92]. Sau đó khi
thấy thế quân Nguyễn Ánh ngày càng mạnh, Nguyễn
Lữ sợ hãi mang quân bản bộ rút chạy về Quy Nhơn.
Theo Thực lục thì Nguyễn Lữ rút binh về Lạng Phụ
(Biên Hòa) đắp lũy, Phạm Văn Tham ở lại giữ thành
Sài Gòn, quân Nguyễn Ánh hạ thành không được.
Nguyễn Ánh phải dùng kế ly gián Nguyễn Lữ và Pham
Văn Tham, Nguyễn Lữ mắc mưu rút về Quy Nhơn.
Nguyễn Ánh đóng quân ở Hổ Châu (cù lao Hổ)[93].
Mặc dù sau đó Phạm Văn Tham đã nỗ lực chống trả
nhưng vì không nhận được viện binh, lại trúng mưu
Nguyễn Ánh ly gián với Nguyễn Lữ[90] và cuối cùng là
cái chết vì bệnh của Nguyễn Lữ đã làm thế Tây Sơn ở
Gia Định ngày càng yếu đi[92]. Phạm Văn Tham vẫn cố
đơn độc chiến đấu, nhiều lần đánh lui quân Nguyễn,

có lần đã buộc Nguyễn Ánh và thuộc hạ phải chạy tới
tận Cù lao Hổ (Hổ Châu)[94]. Tuy nhiên, ở sông Ba Việt,
tướng Tây Sơn là Nguyễn Kế Nhuận mang 10 chiến
thuyền đến hàng Nguyễn Ánh. Lê Văn Quân lại đánh
thắng Tây Sơn ở sông Ba Lai rồi quân Nguyễn Ánh
tiến chiếm Mỹ Tho[95]. Nguyễn Ánh tìm cách củng cố
thế đứng ngay khi chiếm được Mỹ Tho: ông cho thành
lập các dinh trấn, cho các tướng quản lý, và tổ chức lại
quân đội[96]. Phạm Văn Tham tấn công Mỹ Tho, quân


Nguyễn Ánh thua, chỉ còn hơn trăm người và vài chục
chiến thuyền chạy về Hổ Châu. Nguyễn Ánh
sai Nguyễn Văn Tồn chiêu dụ thêm người Khmer ở
xứ Trà Vinh và Mân Thít để làm lính, gọi là đồn Xiêm
binh (sau đổi thành đồn Uy Viễn).[95]
Tháng 10 âm lịch năm 1787, Hồ Văn Lăn đánh Tây
Sơn ở sông Lương Phú, Nguyễn Ánh kéo đến đóng
quân ở sông Mỹ Lung. Phạm Văn Tham đến đánh
Nguyễn Ánh không được, lui về đóng ở Ba Lai. Thái
úy Tây Sơn là Nguyễn Văn Hưng từ Quy Nhơn mang
hơn 30 chiến thuyền tới tiếp ứng cho Phạm Văn
Tham. Phạm Văn Tham lại lui về đóng ở Mỹ Tho rồi về
Sài Gòn.
Quân tướng theo Nguyễn Ánh ngày càng đông, Phạm
Văn Tham vẫn cố chống cự để chờ viện binh, nhưng
lúc đó Thái Đức Hoàng đế chỉ lo phòng bị người em
Bắc Bình vương Nguyễn Huệ ở phía Bắc mà không
đoái hoài đến việc cứu phía Nam[97].
Nguyễn Ánh đóng quân tại Nước Xoáy (Hồi Oa)[51].

Theo Huỳnh Minh, thời gian này ông cũng nhận được
sự giúp đỡ mạnh mẽ hơn của người Pháp thông qua
Giám mục Bá Đa Lộc.[51] Tuy nhiên, theo Trần Trọng
Kim và Đại Nam thực lục thì tới tháng 12 âm lịch năm
1787, Bá Đa Lộc mới cùng Hoàng tử Cảnh từ Pháp về
nước, đến tháng 6 âm lịch năm 1789 mới đến Gia
Định, khi đó đã thuộc hoàn toàn về tay Nguyễn Ánh.[98]
[99]

Quân Tây Sơn ở Gia Định ngày càng thế cùng sức
kiệt và không ngừng bị quân Nguyễn Ánh bao vây chia
cắt, chiêu hàng tướng sĩ. Đến tháng 4 nâm lịch
ăm 1788, Võ Tánh đem hơn 1 vạn quân theo Nguyễn
Ánh[100]. Nguyễn Ánh dời đồn đóng quân tới Bát Tiên
(Vĩnh Long). Tháng 7, Nguyễn Ánh tiến quân đóng ở
Ba Giòng. Tháng 8, Nguyễn Ánh từ Ba Giòng tiến
đánh Gia Định, đến Nghị Giang thì bị Phạm Văn Tham
dàn quân ở chợ Điều Khiển và chợ Khung Dung
chống lại. Võ Tánh đánh vòng phía nam, thẳng
vào Bến Nghé, Phạm Văn Tham rút qua cửa biển Cần
Giờ bị Lê Văn Quân chặn đánh. Nguyễn Ánh lấy lại
thành Gia Định và tổ chức lại công việc trong thành[101].
Phạm Văn Tham rút ra cửa biển Hàm Luông rồi về Ba


Xắc cố thủ. Đầu năm 1789, Phạm Văn Tham từ Ba
Xắc định vượt biển về Quy Nhơn, Nguyễn Ánh cho Lê
Văn Quân vây đánh ở Hổ Châu, Phạm Văn Tham phải
trở lại Ba Xắc rồi sau đó đầu hàng Nguyễn Ánh[102]. Tây
Sơn lại mất Nam Hà[103], Nguyễn Ánh dẹp yên đất Gia

Định[102].

Người Pháp giúp đỡ[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: Quan hệ của Nguyễn Ánh và người
Pháp

Jean-Marie Dayot (trái) và em trai Félix Dayot (phải).
Dayot là một trong những người Pháp tình nguyện
giúp Nguyễn Ánh từ đầu theo lời kêu gọi của Bá Đa
Lộc, ông sau này chỉ huy hai tàu chiến châu Âu trong
hải đội của Nguyễn Ánh, tham gia và có công lớn trong
hai trận thủy chiến ở Thị Nại năm 1792 và năm
1793[104].

Ngày 27 tháng 12 năm 1787, Bá Đa Lộc cùng
Nguyễn Phúc Cảnh rời Pháp và trở
lại Pondichéry để đợi sự chi viện từ phía chính
quyền Louis, nhưng ngày 14 tháng 7 năm 1789 giai
cấp tư sản Pháp đã làm cuộc cách mạng lật đổ
triều đại phong kiến Louis, thiết lập nền cộng hòa
tư sản, cộng thêm việc Bá tước nhận trách nhiệm
chi viện là De Conway vốn có hiềm khích với Bá
Đa Lộc đã tấu sàm, nước Pháp tỏ ra không muốn
nhắc đến hiệp ước cũ nữa[98].
Chờ mãi không nhận được sự chi viện từ Bá tước
De Conway[98], Giám mục Bá Đa Lộc đã tự quyên
góp tiền từ các thương gia có ý định đặt cơ sở


buôn bán ở Đại Việt cùng với số tiền 15.000 franc

Pháp của gia đình mình cho, đem
mua súng đạn và tàu chiến. Tháng 6 năm 1789, Bá
Đa Lộc cùng Nguyễn Phúc Cảnh về đến Gia
Định[99]. Tiếp đó, các tàu buôn chở súng ống thuốc
đạn cũng lục tục sang sau. Bấy giờ những người
Pháp gồm Jean-Baptiste Chaigneau, Philippe
Vannier, De Forcant, Olivier de Puymanel, JeanMarie Dayot v.v.. cả thảy đến non 20 người theo Bá
Đa Lộc sang gia nhập phe Nguyễn Ánh. Những
người Pháp mà do Bá Đa Lộc chiêu mộ này ra sức
giúp đỡ Nguyễn Ánh trong việc tiến hành du nhập
kỹ nghệ, và xây dựng, sửa sang thành Gia
Định, Vĩnh Long, Châu Đốc, Hà Tiên, Biên Hòa, Bà
Rịa, huấn luyện cơ đội pháo thủ, tổ chức bộ binh
và rèn luyện tập binh lính theo lối châu Âu, trung
gian mua tàu chiến và vũ khí...[105].
Việc Nguyễn Ánh ra sức củng cố Gia Định cộng
thêm những sự giúp đỡ đó từ người Pháp đã giúp
cho thế lực quân Nguyễn ngày càng mạnh, có thể
đối đầu với Tây Sơn.[98] Như sử gia Trần Trọng Kim
có nhận xét: "Từ đó, thế lực của Nguyễn Vương
mỗi ngày một mạnh, tướng tá mỗi ngày một đông,
lương thực nhiều, quân sĩ giỏi, việc đánh phá Tây
Sơn đã chắc lắm rồi."[106]
Các hoạt động giúp đỡ Nguyễn Ánh về mặt quân
sự của Giám mục Bá Đa Lộc không phải là sự trợ
giúp chính thức của chính phủ Pháp mà chỉ là hành
động tự nguyện của một nhóm người theo sự vận
động cá nhân của Giám mục. Thực tế này đã bị
cuộc cách mạng 1789 ở Pháp biến thành một "sự
nhập nhằng không rõ ràng" và những biến động

liên tục của nước Pháp từ cuộc cách mạng này
khiến hơn nửa thế kỷ sau nước Pháp luôn phải
hoài nghi và nuôi hy vọng hão huyền về những
quyền lợi tại Việt Nam mà họ nghĩ lý ra là họ phải
được nhận. Chính phủ Pháp chỉ còn ghi nhớ hiệp
ước 1787 về công cuộc trợ giúp của người Pháp
đối với Nguyễn Ánh ở Việt Nam, ngoài ra không
còn một bằng cớ xác đáng nào về vấn đề đó[88].

Ổn định Nam Hà[sửa | sửa mã nguồn]


Tổ chức chính quyền và kinh tế[sửa | sửa mã
nguồn]

Khi vừa chiếm lại Gia Định, ông bắt đầu tổ chức lại
chính quyền bằng cách lựa các viên tham mưu
quân đội chuyển qua các bộ lập thành một triều
đình, đồng thời cho tăng cường phát triển giáo dục,
mở khoa thi[107], thu dùng các nhân sĩ người
Việt và Minh Hương đã theo ông trước đó[96]. Ngoài
ra, nhiều sĩ phu lục tục ra giúp Nguyễn Ánh, trong
đó nổi bật nhất là nhóm học trò của nhà nho Võ
Trường Toản[37]. Năm 1788, Nguyễn Ánh cho lập
kho Bốn Trấn[c] làm kho chung cho các trấn Phiên
An, Biên Hòa, Vĩnh Thanh, và Định Tường để thu
thuế và làm ngân quỹ cấp lương bổng cho quan
lại[108]. Đến tháng 6 năm 1789, ông đưa ra chính
sách lấy sản xuất nông nghiệp làm trọng trên cơ sở
số lớn đất đai phì nhiêu nhưng lại bị bỏ hoang

nhiều vì cộng đồng di dân chưa định hình và chiến
tranh liên miên ở vùng Gia Định[10][108]. Nguyễn Ánh
cho đặt nhóm quan điền toán gốm 12 người (một
số vị nổi bật là Trịnh Hoài Đức, Lê Quang
Định, Ngô Tòng Châu, Hoàng Minh Khánh) để đi
bốn dinh miền Nam là Phiên Trấn, Trấn Biên, Trấn
Vĩnh, Trấn Định để đốc thúc nhân dân làm việc
nông nghiệp, phàm ai lười biếng sẽ bị bắt sung
quân[109]. Ngoài ra, Nguyễn Ánh còn đề ra chính
sách là nếu người hoặc nhóm người làm ruộng đất
tốt thu trên 100 thùng lúa, còn ruộng đất xấu thu
trên 70 thùng lúa thì sẽ được thưởng như sau: dân
thường sẽ được miễn việc xâu (những việc quan
lại cần nhân công địa phương làm như đào kênh,
đắp thành) một năm; phủ binh thì sẽ được miễn đi
đánh nhau một năm[108]. Những người dân lậu
(người không ở trong sổ bộ quản lý của địa
phương) cũng có thể làm ruộng dưới sự quản lý
của quan điền toán và được xem như là một người
lính; nếu như họ thiếu vốn thì cũng có thể được
cho vay trả sau[108]. Từ tháng 10 năm 1790, binh lính
cũng được huy động vào việc sản xuất nông
nghiệp khi phép Ngụ binh ư nông được thi hành[108]
[110]
. Binh lính được khuyến khích cầy cấy để tận
dụng các mảnh đất bị bỏ hoang vì chiến tranh[111].


Nhóm Trung Quân và các nhóm thủy quân được
cử đến khai thác vùng Thảo Mộc Câu (sông Vàm

Cỏ ngày nay) lập ra trại Đồn Điền dưới sự chỉ huy
của chánh cơ Nguyễn Bình. Trại này được nhà
nước trợ cấp dụng cụ và giống cây, phần thu
hoạch được sẽ sung vào kho công.[112] Các quan địa
phương khác cũng phải lập đội đồn điền và nộp
thuế theo hạn mức 6 hộc lúa mỗi người trong đội;
bất cứ ai tuyển được 10 người trở lên sẽ được làm
quan quản trại và trừ tên trong sổ làng (tức là khỏi
đi lính)[112]. Số lúa gạo thu được từ các đồn điền này
được giữ trong một kho gọi là kho Tích Trữ (về sau
đổi thành kho Đồn Điền hay Đồn Điền khố theo âm
Hán-Việt)[113][114].
Để có thêm lúa gạo phục vụ chiến tranh, Nguyễn
Ánh cho đặt thêm thuế phụ ngoài thuế ruộng (thuế
điền) một năm hai kỳ thu là thuế thị túc và thuế thị
nạp. Mức thu như sau[112]:
 Năm 1792, từ một tới năm phương lúa trên một
người.
 Năm 1799, vùng Bình Định và Phú Yên nộp
17 thăng gạo cho mỗi mẫu ruộng.
 Năm 1800, mỗi người ở Gia Định nộp hai
phương gạo (riêng người già và tàn tật thì chỉ
nộp một nửa). Ruộng mỗi mẫu sẽ nộp
1 phương gạo.
Tới năm 1791, Nguyễn Ánh cho đặt một lệ về việc
khẩn hoang rằng ba năm đầu từ ngày khẩn hoang
sẽ miễn thuế. Ai muốn khẩn hoang phải nộp đơn
trước 20 ngày, sau hạn này ruộng sẽ giao cho binh
lính, dân chúng không được quyền tranh chấp
nữa[115].

Các chính sách cải cách nông nghiệp này đã khiến
việc sản xuất lúa gạo ở vùng Gia Định tăng cao và
giúp rất lớn cho việc chiến tranh với Tây Sơn của
Nguyễn Ánh. Thời gian này, ông có thể nuôi được
một đội quân lên đến 30.000 lính và 1.200 thuyền
chiến (ước tính năm 1800)[10], cũng như đáp ứng


nhu cầu quân nhu các lần ông đi đánh nhau với
Tây Sơn ở Diên Khánh (năm 1795 và 1796) và
Quy Nhơn (năm 1799) một cách "không hề thiếu
thốn"[115]. Một chứng minh khác cho việc dư lúa gạo
này là việc năm 1802 có nạn đói lớn ở Gia Định,
Nguyễn Ánh lấy kho gạo quân ra phát cho dân và
cho giảm thuế ruộng ở Gia Định[115]. Cùng trong thời
gian, khi nghe tin quân Thanh giúp Lê Chiêu
Thống sang đánh Tây Sơn, Nguyễn Ánh từng sai
Phạm Văn Trọng và Lâm Đồ[89] mang thư và chở 50
vạn cân gạo ra giúp quân Thanh nhưng thuyền đi
giữa đường bị đắm hết; cũng đồng thời bên Xiêm
La có hạn hán, Nguyễn Ánh cho xuất 8.800 vuông
gạo để giúp[116].
Ngoài gạo, chính quyền cũng chú trọng tới các
mảng nông nghiệp khác, ví dụ như trầu cau dùng
cho có dịp phong tục lễ tiết[117]. Đặc biệt, Nguyễn
Ánh rất quan tâm đến ngành trồng mía sản xuất
đường vì đây là thứ hàng hóa quan trọng dùng để
trao đổi buôn bán binh khí: ông đặt ra hạn định mỗi
năm dân phải nộp 6000 kg đường, mặt khác cấp
vốn cho dân sản xuất để rồi đến mùa cho thu mua

hàng hóa với giá chợ. Chính sách này khiến cho
sản lượng đường tăng lên trông thấy trong khi giá
cả lại hạ xuống[117].
Từ khi quay trở lại Gia Định, Nguyễn Ánh cũng bắt
đầu cho đưa các nhóm thợ thủ công ông đưa từ
miền Trung Đại Việt vào. Năm 1791, Nguyễn Ánh
quy hoạch lại nghề thủ công ở vùng Gia Định: ông
cho quy hoạch ra 64 ty thủ công gồm đủ các loại
ngành nghề được phân bố khắp các dinh. Khu vực
Sài Gòn có sở Nhà Đồ gồm 22 ty trong đó có các ty
thợ mộc, thợ sơn, thợ cưa (các ty này là cơ sở
quan trọng cho Nguyễn Ánh phát triển thủy quân,
ông đề ra chính sách đãi ngộ thợ trong các ty này
như là lính chính thức, họ được ăn lương và miễn
sưu thuế hằng năm; chỉ phải có lễ mừng cho các
quan sở tại).[118] Bên cạnh các ty, còn có tổ chức các
đội chuyên trách phục vụ cho các ty và tổ chức gọi
là "nậu" gồm dân thợ cùng nghề ở các vùng dân
cư hẻo lánh, chưa nên thôn xóm[119]. Đối với các
"nậu", chính quyền chỉ kiểm tra vả thu thuế và


thành viên của các nậu chỉ phải trả thuế thân và
nộp sản phẩm thay cho sưu dịch[119].
Việc mua bán với nước ngoài cũng được khuyến
khích và kiểm soát chặt chẽ (nhất là đối với các
mặt hàng có liên quan tới quân sự
như kẽm, sắt, đồ đồng, diêm, lưu
huỳnh, sắt, gang, chì đen[115][120]), để có thêm nguồn
tài chính và binh khí[121]. Tất cả đều phải do nhà

nước mua bán và quản lý, ai mua bán lén hoặc
quan lại nào không kiểm soát được đều bị tội phạt
nặng[120]. Từ trước khi Nguyễn Phúc Cảnh về,
Nguyễn Ánh đã đưa ra chính sách mời gọi
thuyền nhà Thanh vào buôn bán; hễ thuyền nào có
chở các thứ đã kể trên thì quan lại ở Gia Định sẽ
mua rồi thanh toán lại bằng gạo tùy theo số hàng ít
hay nhiều[120]. Ngoài ra, Nguyễn Ánh còn thường
xuyên cho thuộc cấp đi qua các khu vực do thực
dân phương Tây kiểm soát gần Việt Nam để mua
binh khí, trong đó quân Nguyễn thường xuyên lui
tới nhất là các khu vực lãnh thổ phía Tây
như Batavia, Malacca, Transquebar[120].
Mặt khác, Nguyễn Ánh còn gặp khó khăn với cư
dân bản địa của vùng Gia Định là người Khmer vì
họ thường xuyên nổi dậy, ông phải cho hai tướng
người Khmer của mình (một người là Nguyễn Văn
Tồn) về coi các vùng có số dân Khmer đông để
thiết lập các khu vực tự trị, đề ra các chính sách và
luật lệ hạn chế xung khắc với người Việt[122], việc
tương tự cũng diễn ra ở khu vực Hà Tiên[96].
Nguyễn Ánh còn cho xây dựng các lũy đất phòng
ngừa các nhóm người Khmer nổi dậy như: lũy Trấn
Di ở Ba Trắc và lũy Thanh Sơn ở Ba Lai[123]. Nguyễn
Ánh vẫn cho các quan chức người Khmer quản lý
các khu vực có đông người Khmer sinh sống để
trấn an họ, cụ thể như Già Tri Giáp coi phủ Ba Xắc,
Ốc Nha Trích coi phủ Trà Vinh[124]. Năm 1791,
Nguyễn Ánh lệnh cho người Hoa ở Long Xuyên ai
làm ruộng không có đồ dùng thì nhà nước cho vay,

ai không làm ruộng thì phải đi phu dịch. Người
Khmer và người Hoa ở phủ Ba Xắc và Trà Vinh
được phép khai khoang đất nhưng phải nộp thuế.
Ở Ba Xắc, cho Ốc Nha Lá làm quan phủ cai quản


người Khmer, Lâm Ngũ Quan cai quản người Hoa.
Ở Trà Vinh, Lư Việt Quan cai quản người Hoa.
Đồng thời, Nguyễn Ánh cũng cấm dân Việt tranh
giành đất của người Khmer ở Ba Xắc và Trà Vinh.
Ngoài ra thì chính sách đối xử cũng giống người
Việt: cũng phải nộp thuế, đi lính[122][125].
Bên cạnh đó, ông cũng cho kiểm tra dân số để tiện
việc bắt lính và thu thuế, đưa ra các chính sách
chống trộm cướp và gìn giữ an ninh[126]; các hình
thức tệ nạn như phù thủy, đổ bác, đồng bóng, hát
xướng đều bị cấm[127]. Đồng thời ông cũng đưa ra
chính sách hạn chế nấu rượu để tiết kiệm gạo và
cho thuộc quan tổ chức các hoạt động mua vui cho
dân chúng[126].
Chính sách quân sự và ngoại giao[sửa | sửa mã
nguồn]

Sơ đồ Thành Bát Quái Sài Gòn do Trương Vĩnh Ký vẽ,
Nguyễn Đình Đầu lược dịch và chú giải

Quân Tây Sơn vào thời gian này thường xuyên đột
kích Gia Định để lấy lương thực vào mùa gặt. Vì
vậy, hành động đầu tiên của Nguyễn Ánh sau khi
chiếm được thành Gia Định nhờ các sĩ quan Pháp

trong quân đội mình xây dựng một tòa thành
kiểu châu Âu trên đất Gia Định.
Tòa thành này bắt đầu được xây dựng vào
năm 1789[128], do hai sĩ quan
người Pháp là Theodore Lebrun và de
Puymanel thiết kế với tổng nhân công xây dựng


ước chừng 30.000 người[129]. Việc xây dựng đã
buộc quan lại Gia Định phải áp một mức thuế cao
và các nhân công lao động bị ép phải làm việc tới
mức cực hạn, khiến cho một cuộc nổi loạn nổ ra.
Đến năm 1790[128], tòa thành hoàn tất với chu vi
khoảng 4176 mét, xây theo theo kiểu Vauban[129], có
ba mặt được sông nước che chở[130] có tên là Bát
Quái. Sau đó, Nguyễn Ánh cho đặt Phiên An trấn
thành Gia Định kinh (kinh thành hay thủ phủ Gia
Định)[128]. Tòa thành Bát Quái này đã khiến cho Tây
Sơn không bao giờ tìm cách chiếm lại Gia Định
nữa, đem đến cho Nguyễn Ánh một lợi thế nhất
định trước kẻ thù chính của ông[131]. Nguyễn Ánh tỏ
ra rất thích thú về mảng kỹ thuật xây thành quách
của phương Tây, ông yêu cầu các sĩ quan Pháp đi
về châu Âu để tìm và mang về cho ông các sách
và nghiên cứu về chủ đề này[132][133].
Nhằm tăng cường quân đội, kinh tế và tăng sức
phòng thủ, từ tháng 10 năm 1788, Nguyễn Ánh cho
người bắt tráng đinh thành lập các phủ binh[121].
Nhiều người Pháp được Nguyễn Ánh đưa vào
huấn luyện quân đội; ví dụ như Jean-Marie

Dayot được phái huấn luyện chiến thuật cho thủy
binh. Và có khoảng tổng cộng 4 sĩ quan 80 binh sĩ
người Pháp tham gia đánh trận, chủ yếu ở vai trò
trợ chiến dưới sự chỉ huy của các tướng lĩnh người
Việt[134]. Đối với vũ khí mà các thuyền buôn của
người Châu Âu mang đến, Nguyễn Ánh giao cho
các quan chỉ huy quân sự ở Trấn Biên mua lại
bằng đường cát[114].
Ở Cần Giờ, Đồng Tranh, Vũng Tàu, Nguyễn Ánh
cho dựng các phong hỏa đài (các điểm cao đốt lửa
thông báo khi có giặc để phòng bị). Các Thành Cá
Trê, Thành Vàm Cỏ được xây lại, và các tướng
thân cận được điều ra đóng quân và tuần tiễu ở
các nơi[121]. Kỷ luật quân đội được Nguyễn Ánh siết
chặt và ông thực hiện chính sách luân chuyển
"binh luôn theo tướng" để đảm bảo khả năng chỉ
huy luôn ở mức tốt nhất[135]. Ngoài ra, Nguyễn Ánh
còn cho lựa ra các quân tinh nhuệ, hăng hái đánh
kẻ địch của ông để luyện tập kỹ càng và trả lương
hậu nhằm kiến tạo ra một đội quân riêng gọi là


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×