Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Bien phap thi cong sản xuất lắp dựng gióng lan can khóa cổ bò

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.45 KB, 32 trang )

I:
GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án: Tổ hợp các Trang trại Bò sữa công nghệ cao – GĐ2
2. Tên gói thầu 08: Cung cấp, lắp đặt Gióng, Lan can
3. Địa điểm xây dựng: Khu phố Sao Đỏ, Thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định, tỉnh
Thanh Hóa
4. Hình thức lựa chọn Nhà thầu: Đấu thầu hạn chế
5. Phương thức đấu thầu: Một túi hồ sơ
6. Hình thức hợp đồng: Hợp đồng trọn gói
7. Thời gian thực hiện hợp đồng: 120 ngày (bao gồm ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ
tết)
8. Nguồn vốn: Vốn chủ sở hữu
II. CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH THUỘC PHẠM VI GÓI THẦU
1. Gióng và lan can chuồng
III. MÔ TẢ KỸ THUẬT VÀ KẾT CẤU CHÍNH
1. Hệ thống Gióng bò nằm
2. Hệ thống khóa cổ bò ăn
3. Hệ thống lan can
4. Hệ thống cửa
5. Hàng rào sân chơi
Kết cấu chính: Sử dụng thép Ống, sắt tròn đặc, bản mã thép, cáp, tăng đơ; toàn bộ
được mạ kẽm nhúng nóng.
PHẦN II:
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG TỔNG THỂ
Những vấn đề biện pháp thi công cần giải quyết:
Để đáp ứng mục tiêu xây dựng và hoàn thành dự án, sớm đưa vào sử dụng cũng như
việc giữ uy tín của Nhà thầu trước Chủ đầu tư, trong quá trình thi công nhà thầu cần
đặc biệt quan tâm giải quyết các vấn đề sau:
- Cụ thể hóa thiết kế ở giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công.
- Thiết kế giải pháp thi công hợp lý: Thi công chủ yếu cơ giới kết hợp thủ công.


- Bố trí thiết kế thi công phù hợp, mang tính chuyên dùng cao.
- Thiết bị thí nghiệm, kiểm tra đầy đủ, hiện đại.
- Thiết kế tổ chức thi công khoa học.
- Có biện pháp đảm bảo giữ gìn môi trường, an toàn.
- Đề xuất kỹ thuật hợp lý, khoa học.


- Bố trí cán bộ quản lý, chỉ đạo thi công, giám sát, thí nghiệm…. có trình độ, năng
lực, số lượng đáp ứng phù hợp yêu cầu công trình.
- Tiến độ thi công hợp lý, khả thi.
- Quan tâm giải pháp thi công trong mùa mưa bão, lũ lụt.
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ MẶT BẰNG THI CÔNG:
1. Khảo sát vị trí xây dựng:
1.1 Ví trí địa lý, đặc điểm địa hình, địa chất:
a. Ví trí công trình:
b. Điều kiện khí hậu:
c. Điều kiện địa hình, thủy văn:
d. Ví trí xây dựng công trình nằm trong khu vực dân cư thưa thớt.
1.2 Khảo sát nguồn điện thi công:
Hiện tại có hệ thống điện hạ thế và trạm biến áp ở gần công trường, đang sử dụng để
cung cấp điện cho trang trại hoạt động. Nhà thầu làm các thủ tục xin mua điện từ
trạm biến áp này của Chủ đầu tư.
2. Bố trí mặt bằng công trường:
Các công trình tạm phục vụ thi công gồm: kho, văn phòng tạm, nhà vệ sinh, hàng rào
bảo vệ, cổng, đường thi công và vận chuyển vật tư, thoát nước mưa, cung cấp điện,
nước, vệ sinh xe ra vào công trường; Thông tin liên lạc, biển báo và nội quy công
v.v… (Bố trí tổng mặt bằng thi công có bản vẽ mặt bằng bố trí thi công đính kèm)
2.1. Lối ra vào công trường:
a. Hiện tại trên công trường đã có các con đường lớn của Chủ đầu tư, vào cổng phải
có sự kiểm soát của các nhân viên bảo vệ Chủ đầu tư. Trước khi triển khai thi công

Nhà thầu có trách nhiệm làm việc với Chủ đầu tư để đăng ký danh sách vào công
trường. Ra vào phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn cho người và phương tiện khi
lưu thông.
b. Nhà thầu có trách nhiệm xin giấy phép của cơ quan chức năng cho việc vận chuyển
và bốc dỡ hàng hóa và di chuyển thiết bị tới công trường.
2.2. Văn phòng công trường và lán trại tạm:
a. Văn phòng công trường được bố trí ở vị trí trung tâm để thuận tiện cho việc chỉ đạo
thi công của công trường.
b. Nhà thầu sẽ xây dựng văn phòng công trường có phòng họp, phòng làm việc,
phòng ở cán bộ riêng biệt, đảm bảo điều kiện làm việc tốt cho các kỹ sư và giám sát
thi công của Nhà thầu và Chủ đầu tư: Phòng làm việc có diện tích từ 20-22m2 với
đầy đủ bàn làm việc, tủ đựng hồ sơ, bàn ghế làm việc, bàn ghế tiếp khách, máy tính,
máy in, hệt thống thông tin liên lạc, internet và các điều kiện làm việc khác….; Khu ở
và làm việc sẽ bao gồm cả vệ sinh nam nữ đúng tiêu chuẩn.


- Phòng họp khoảng 25m2 đủ để tổ chức các cuộc họp giao ban của BCH công
trường và các cuộc giữa Nhà thầu và Chủ đầu tư.
c. Kho chứa vật tư: Bố trí một kho chứa vật liệu và phụ kiện (Bản mã thép, bu lông).
Diện tích kho dự tính 100m2 được tính toán đảm bảo cho lượng vật ư được cung cấp
liên tục và kịp thời trong suốt quá trình thi công. Kho được bao che đảm bảo không
thấm dột. Vật tư được chứa trong thùng kín, xếp trên hệ sàn gỗ cao 0,3m.
d. Khu vực chứa hệ thống Gióng, lan can: Là nơi tập kết Gióng, Lan can trong các
chuồng hiện hữu. Khu vực này được lựa chọn nơi khô ráo, ít người đi lại.
Các vật liệu cần phải bảo quản tránh mưa, nắng, thiết bị khác được chứa trong kho có
mái che.
Tại các kho đều có khu vực dành riêng để lắp ráp, chỉnh sửa hoàn thiện trước khi vận
chuyển lại vị trí lắp đặt.
h. Lán trại cho công nhân: Lán trại công nhân được bố trí ngoài khu vực trang trại.
Cấu tạo từ nhà khung thép hoặc gỗ, lợp tôn thuận lợi cho việc lắp dựng, di chuyển.

Làm bằng nhà định hình khung thép hộp, lợp tôn, diện tích khoảng 150m2.
i. Khu vệ sinh công trường: Các khu VP Ban chỉ huy công trường và khu ở công nhân
đều được nhà thầu xây dựng các khu vệ sinh, có bể tự hoại đảm bảo yêu cầu vệ sinh
sức khỏe đối với người và vệ sinh môi trường đối với nước và chất thải.
k. Nhà thầu sẽ tuân thủ yêu cầu của Hồ sơ mời thầu: Vị trí xây dựng nhà xưởng, nhà
kho và văn phòng công trường do đại diện chủ đầu tư duyệt trước khi thi công.
3. Phương án cung cấp điện:
Căn cứ vào kết quả tham quan khảo sát hiện trường, Nhà thầu có phương án cung cấp
điện và nước thi công như sau:
3.1. Điện phục vụ thi công:
- Hiện nay hệ thống điện đã được Chủ đầu tư hạ trạm gàn khu vực thi công nên Nhà
thầu chủ động làm việc với Chủ đầu tư để xin đấu điện thi công (làm các thủ tục, hợp
đồng mua điện). Dây điện phục vụ thi công được lấy từ nguồn điện đến cầu dao tổng
đặt tại phòng trực là loại dây cáp mềm bọc cao su có kích thước 3x16+1x10. Dây dẫn
từ cầu dao tổng đến các phụ tải như máy trộn bê tông, máy hàn….. là loại cáp mềm
bọc cao su có kích thước 3x10+1x6. Hệ thống cáp mềm cao su nếu đi qua đường xe
chạy phải đặt trong ống thép bảo vệ và chôn sâu ít nhất 0,7m.
- Ngoài ra còn bố trí 01 máy phát điện dự phòng phục vụ cho thi công khi mất điện.
II. MÁY MÓC, THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ THI CÔNG HUY ĐỘNG CHO GÓI
THẦU:
1. Phương án đáp ứng:


Nhà thầu đảm bảo cung cấp toàn bộ máy móc thiết bị và dụng cụ phương tiện phục
vụ thi công có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu thi công liên tục, chính xác và đặc,
đảm bảo an toàn tuyệt đối cho toàn bộ con người và tài sản trong quá trình thi công.
1.1. Máy móc, thiết bị thi công:
Để đảm bảo chủ động cho công tác thi công đạt tiến độ, máy móc thiết bị thi công
được huy động chủ yếu là thiết bị sẵn có của nhà thầu, ngoài ra nhà thầu sẽ hợp đồng
với nhà cung cấp thiết bị để huy động tăng cường cho gói thầu khi cần thiết phải tăng

cường tiến độ thi công.
1.2. Máy móc, thiết bị gia công tại xưởng sản xuất:
Với sự đầu tư chuyên sâu vào ngành cơ khí chế tạo. Nhà thầu đã đầu tư mua sắm hệ
thống máy uốn ống, máy dập, máy phay, máy tiện, máy mài, máy cắt, máy hàn Mig,
máy hàn rùa tự động…..Với hệ thống thiết bị, máy móc đồng bộ, nhà thầu cam kết
đảm bảo đạt tiến độ gia công hệ thống Gióng, Lan can để vận chuyển lắp đặt tại công
trường.
1.3. Dụng cụ thi công lắp đặt:
Nhà thầu sẽ đảm bảo việc cung cấp mọi vật dụng thi công cần thiết đối với một công
trình xây dựng. Đặc biệt đối với công trình xây dựng Trang trại của Vinamilk như dự
án này, các máy móc, dụng cụ chuyên dụng khác sẽ được sự dụng để phục vụ công
tác lắp đặt gồm: Máy bắn leser, máy đo khoảng cách laser, máy thủy bình, máy khoan
đục bê tông, máy phá bê tông, máy siết ốc nhà thầu đã đầu tư để thi công các trang
trại trước đây.
2. Danh mục máy móc, thiết bị thi công đáp ứng cho gói thầu:
S.lượng
Năm sản
STT
từng
xuất
loại
1 Máy đột dập cơ khí Aida 80
02
1998,2002
tấn (Nhật)
2 Máy tiện Wasino (Nhật)
01
1985
3 Máy phay Makino (Nhật)
01

1990
4 Máy uốn ống thủy lực đa
01
2014
năng (Công ty chế tạo)
5 Máy ép thủy lực đa năng
01
1990
Komatsu (Nhật)
6 Máy cắt sắt Makita (Nhật)
02
2012
7 Máy cắt sắt Bosch (Đức)
02
2014
8 Máy cắt sắt Hồng Ký
02
2014
(Việt Nam)
9 Máy hàn Mig Panasonic
02
2007
(Nhật)
Mô tả thiết bị (Loại, kiểu,
nhãn hiệu, công suất)

Số thiết bị từng loại
Thuộc sở
Đi thuê
hữu

02
01
01
01
01
02
02
02
02


10

Máy hàn Mig Legi LG
02
2015
02
(Hàn Quốc)
11 Máy mài Bosch cầm tay
08
2014
08
(Đức)
12 Máy khoan phá bê tông
04
2014
04
Makita
(Nhật)
13 Máy khoan bê tông Bosch

10
2012,2014
10
(Đức)
14 Máy khoan sắt cầm tay
03
2014
03
Bosch (Đức)
15 Máy thủy bình Sabaru Laser
02
2014
02
(Nhật)
16 Máy chiếu tia Laser Geo
03
2014
03
Fennel (Đức)
17 Máy đo khoảng cách Bosch
03
2013,201
03
(Đức)
5
III. VẬT TƯ CUNG CẤP CHO GÓI THẦU:
1. Chủng loại, xuất xứ vật tư:
1.1. Nhà thầu đảm bảo rằng, mọi vật tư cung cấp cho công trình sẽ đảm bảo chất
lượng, tiêu chuẩn, xuất xứ theo yêu cầu của Bảng yêu cầu vật tư cung cấp được nêu
trong Hồ sơ mời thầu.

1.2. Các chứng minh chất lượng vật liệu đính kèm hồ sơ dự thầu của chúng tôi sẽ bao
gồm:
- Đối với vật tư sản xuất trong nước: Các giấy chứng nhận xuất xưởng, Chứng chỉ
chất lượng của nhà sản xuất đối với các loại vật liệu sản xuất như: Ống thép, thép
tấm, bu lông
- Đối với vác vật tư nhập khẩu: Chứng nhận chất lượng, xuất xứ (CQ, CO).
- Các kết quả thí nghiệm, thử nghiệm được cung cấp bởi các đơn vị thí nghiệm độc
lập có uy tín.
2. Nhà cung cấp:
Danh mục các nhà cung cấp được nêu rõ trong bảng danh mục vật tư; Các nhà cung
cấp của chúng tôi hầu hết là những khách hàng truyền thống, có khả năng cung cấp
vật tư cho gói thầu một cách nhanh chóng và tin cậy.
3. Danh mục vật tư cung cấp cho gói thầu: (có Bảng danh mục đính kèm)
Danh
mục
Kết cấu
chính

Vật liệu
Cấu kiện tổ hợp

Chỉ tiêu kỹ thuật/Quy cách
Theo quy định của hồ sơ thiết kế

Xuất xứ
Hòa Phát, Việt
Nam


Thép ống đen uốn

nguội mạ kẽm
Theo quy định của hồ sơ thiết kế
nhúng nóng
Kết cấu Thép tạo hình uốn nguội
Thép mạ kẽm
ASTM A653M-2000 cấp SS340 loại 1
phụ
nhúng nóng
 Thanh tròn JIS G3101 SS400 hoặc ASTM A; Cường
độ tối thiểu Fy=235Mpa. Mạ kẽm nhúng
nóng
JIS G3101 SS400 hoặc ASTM A; Cường
 Thép góc
độ tối thiểu Fy=235Mpa. Mạ kẽm nhúng
nóng
Bu lông Bu lông neo mạ
ASTM A307 hoặc JIS G 3101 SS400;
kẽm nhúng nóng
Cường độ tối thiểu Fy=237Mpa
Bu lông cường độ ASTM A325M Class 8.8 loại 1 hoặc
cao
tương đương mạ kẽm nhúng nóng hoặc
DIN 933 loại 8.8 mạ kẽm nhúng nóng
Bu lông thường
DIN 933
loạiĐỐC
4.6/4.8 hoặc tương đương.
GIÁM
ĐIỀU
ÁN

QUẢN LÝ
CÔNG
(liên
kết) TY
Mạ
điệnHÀNH
cromatDỰ
vàng

Hòa Phát, Việt
Nam

Hàn Quốc, Đài
Loan, Việt Nam
Việt Nam

Việt Nam

Việt Nam
Việt Nam (hoặc
nhập ngoại)
Việt Nam

(QUẢN LÝ CHUNG)

IV. BIỂN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG TẠI HIỆN TRƯỜNG:
1. Sơ đồ tổ chức hiện trường:
CÁC PHÒNG
BAN CHỨC
NĂNG KHÁC


PHÒNG
KẾ TOÁN
TÀI CHÍNH

PHÒNG
KẾ HOẠCH \KỸ
THUẬT

VPĐD ĐẶT
\TẠI TPHCM

BAN CHỈ HUY CÔNG TRƯỜNG
CHỈ HUY TRƯỞNG
CÔNG TRƯỜNG

KS XÂY DỰNG
CHỦ TRÌ KT

ĐỘI THI CÔNG
CHỈNH SỬA,
HOÀN THIỆN

KS CƠ KHÍ
CHẾ TẠO

ĐỘI THI CÔNG
VẬN CHUYỂN

ĐỘI THI CÔNG

CHUỒNG 5,6,8

KS CƠ ĐIỆN
CÔNG TRÌNH

ĐỘI THI CÔNG
CHUỒNG 8A,10

BỘ PHẬN QL
CHẤT LƯỢNG, AN
TOÀN LAO ĐỘNG

KS TRẮC ĐẠC

ĐỘI THI CÔNG
CHUỒNG 9

ĐỘI THI CÔNG
CHUỒNG 11,
NXL


2. Thuyết minh sơ đồ bố trí cán bộ thi công tại hiện trường.
2.1. Quản lý chung (Giám đốc điều hành Dự án): 01 Kỹ sư chuyên ngành Xây dựng
dân dụng và công nghiệp, có thâm niên>05 công tác.
- Đã điều hành thi công nhiều dự án có giá trị đến 80 tỷ đồng và các Dự án xây dựng
Trang trại bò sữa của Vinamilk: Trang trại bò sữa Nghệ An; Trang trại bò sữa Bình
Định; Trang trại bò sữa Thanh Hóa và nhiều công trình tương tự khác.
- Giám đốc điều hành có trách nhiệm và quyền hạn thay Tổng giám đốc công ty điều
hành toàn bộ mọi hoạt động của dự án.

2.2. Chỉ huy trưởng công trường: 01 Kỹ sư chuyên ngành Xây dựng dân dụng và
công nghiệp, có thâm niên công tác >05 năm và đã từng chỉ huy lớn 02 công trình có
giá trị> 10 tỷ đồng.
- Chịu trách nhiệm quản lý, điều hành toàn bộ các công tác thi công trên công trường.
- Được toàn quyền chủ động điều hành và tổ chức công tác thi công trên cơ sở đảm
bảo các yêu cầu về tiến độ kỹ thuật và chất lượng công trình.
- Lập kế hoạch và cung ứng vật tư, nhân lực, thiết bị, tiền lương trình Giám đốc điều
hành Dự án (trực thuộc công ty) để điều hành công tác cung ứng.


- Các loại vật tư phụ, các công tác thi công nhỏ lẻ được giao công trường thực hiện
trên cơ sở định mức nội bộ Công ty.
- Cùng với bên A xử lý các sự cố nhỏ. Báo với Công ty các sự cố hoặc các vấn đề xử
lý ngoài thẩm quyền của BCH công trường.
2.3. Kỹ sư Giám sát hiện trường:
- Gồm 03 kỹ sư, là những người có thâm niên công tác trên 3 năm, đã từng thi công
các công trình tương tự; trong đó có 1 Chỉ huy phó công trường chịu trách nhiệm
chính về mặt kỹ thuật thi công của công trường; hướng dẫn thi công; phụ trách thí
nghiệm đồng thời thay mặt khi Chỉ huy trưởng đi vắng, đồng thời phụ trách bộ phận
an toàn lao động trên công trường, 02 kỹ sư khác phụ trách chỉ đạo thi công các hạng
mục theo chuyên môn được phân công.
2.4. Các nhân viên khác: Kế toán, kho, quỹ, vật tư, xe máy…. Là các cán bộ thuộc
biên chế công ty, được phân công nhiệm vụ tại công trường theo các chức năng
nhiệm vụ chuyên môn.
2.5. Các đội thi công: Mỗi đội gồm có Đội trưởng và số lượng công nhân có trình độ
tay nghề phù hợp với công tác thi công. Lực lượng công nhân chủ chốt là công nhân
trong biên chế công ty, ngoài ra theo yêu cầu của tính chất và khối lượng công việc
Nhà thầu sẽ hợp đồng lao động với lực lượng công nhân, lao động tại địa phương.
3. Chức năng các bộ phận chuyên môn:
3.1. Bộ phận hành chính, an toàn và vệ sinh môi trường:

- Quản lý nhân sự hiện trường.
- Chịu trách nhiệm quan hệ với các cơ quan chức năng trong việc giải quyết các thủ
tục trong quá trình thi công như: Trật tự an ninh khu vực, phòng chống cháy nổ…
- Tổng hợp tài liệu báo cáo, quản lý công văn, hồ sơ giấy tờ có liên quan đến dự án.
- Xác lập chương trình an toàn, vệ sinh môi trường: Tổ chức phổ biến nội quy công
trường, tập huấn an toàn trước khi triển khai. Lập biển báo an toàn, giám sát, kiểm tra
việc thực hiện công tác an toàn các đơn vị, đội thi công.
3.2. Bộ phận Tài chính - Kế toán
- Thực hiện công tác kế toán.
- Lập bảng lương chi trả cho các đơn vị, đội thi công.
- Kê khai, nộp thuế và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.
- Lưu trữ các hồ sơ, tài liệu liên quan của dự án.
3.3. Bộ phận Kế hoạch –Cung ứng vật tư công trình
- Chịu trách nhiệm lập và quản lý toàn bộ các tài liệu hợp đồng chính, phụ, hợp đồng
mua bán vật tư, thiết bị trong phạm vi được ủy quyền và các tài liệu khác có liên quan
đến hợp đồng nói chung.


- Chịu trách nhiệm về việc chuẩn bị, triển khai và theo dõi việc thực hiện hợp đồng đã
kỹ.
- Lập hồ sơ nhanh, quyết toán hạng mục công trình với Chủ đầu tư và thanh toán nội
bộ.
- Lập báo cáo và theo dõi dự toán công trình.
- Chuẩn bị báo cáo, chi phí công trình theo định kỳ để có phương án dự trù.
- Đề xuất các phương án giá vẫn đảm bảo chất lượng công trình theo yêu cầu của Chủ
đầu tư nhưng giảm chi phí công trình.
- Nghiên cứu, lập kế hoạch cung ứng vật tư, thiết bị.
- Kiểm tra vật tư, vật liệu sử dụng trong công trình theo yêu cầu hồ sơ kỹ thuật.
3.4. Bộ phận kỹ thuật và điều hành thi công:
- Chịu trách nhiệm về toàn bộ kỹ thuật các phần hạng mục công trình.

- Quản lý chất lượng công trình.
- Bộ phận giám sát kỹ thuật thi công chịu trách nhiệm trước Ban điều hành dự án về
việc hướng dẫn, giám sát thực hiện công việc của các đơn vị thi công theo yêu cầu
thiết kế, đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình.
- Tiếp nhận, phân phối toàn bộ bản vẽ xây dựng, bản vẽ sửa đổi từ Chủ đầu tư, cơ
quan thiết kế.
- Kỹ sư trưởng và các kỹ sư lập dự án tập trung nghiên cứu thiết kế, để đề xuất, thiết
kế chi tiết biện pháp thi công phù hợp với điều kiện thực tế.
- Lập tiến độ thi công cụ thể theo tháng, tuần, ngày, bao gồm cả công tác chuẩn bị vật
tư, nhân lực, máy móc thiết bị, sản phẩm cần gia công trước và các yêu cầu về bậc
thợ, dụng cụ cầm tay, thiết bị kiểm tra, đặc biệt với vật tư phải đảm bảo yêu cầu về
chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế đã được thẩm định. Bộ phận này cần hoạt
động có hiệu quả vì đây là bộ phận then chốt trợ giúp Giám đốc điều hành dự án đảm
bảo các mục tiêu đề ra của công trình.
- Bộ phần này thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các nội dung công việ, tiến độ
thi công hạng mục ngoài hiện trường. Kiểm tra các mối nối thép, các mối liên kết bê
tông, thực hiện việc lấy mẫu bê tông để thí nghiệm, kiểm tra việc thi công phần
ngầm, chống thấm…..Ngoài việc kiểm tra ngoài hiện trường, các vật tư đưa vào Công
trình cũng phải được kiểm tra chặt chẽ về mặt chất lượng trước khi đưa vào công
trường.
- Quản lý hồ sơ thi công và nghiệm thu công trình. Mỗi phần việc xây dựng đều phải
nghiệm thu chất lượng để nghiệm thu chuyển bước thi công và luôn luôn kiểm tra
giám sát đảm bảo an toàn lao độngtrong mọi quá trình thi công.
- Cán bộ kỹ thuật cần nắm chắc và báo cáo cụ thể từng nội dung công việc trên hiện
trường để kỹ sư trưởng kịp thời điều chỉnh các vấn đề lớn phát sinh. Kỹ sư trưởng


cần báo cáo Giám đốc điều hành quyết định khi thấy ảnh hưởng đến tiến độ công
trình.
- Trong bộ phận giám sát hiện trường có bộ phận trắc địa. Bộ phận này có nhiệm vụ

xác định chính xác tim cốt và các kích thước hình học, theo dõi độ lún công trình.
Lập và bảo vệ mạng lưới mốc khống chế trong suốt quá trình xây lắp công trình.
- Ngoài các công việc trên, Bộ phận giám sát kỹ thuật thường xuyên phối hợp cùng
với tư vấn giám sát điều chỉnh tiến độ chi tiết cho từng ngày củ từng phần việc, giải
quyết các vướng mắc kỹ thuật, làm thủ tục chuyển bước thi công, lập biện pháp thi
công chi tiết và thường xuyên liên hệ với các đơn vị chuyên ngành để đảm bảo chất
lượng công trình theo đúng các qui trình qui phạm kỹ thuật.
3.5. Bộ phận quản lý chất lượng
Bộ phận quản lý chất lượng hoạt động độc lập, bộ phận này bao gồm các kỹ sư có
trình độ kỹ thuật cao, kinh nghiệm thi công. Bộ phận này chịu trách nhiệm về tất cả
các hoạt động kiểm tra chất lượng trên công trường, thực hiện việc kiểm soát quản lý
chất lượng thường xuyên và định kỳ đối với từng hạng mục công trình. Bộ phận quản
lý chất lượng có trách nhiệm phát hiện các sai phạm về chất lượng tại hiện trường, có
quyền kiến nghị với Giám đốc điều hành dự án, báo cáo Công ty để có biện pháp xử
lý, điều chỉnh kịp thời.
- Lập quy trình và các thông số kỹ thuật, chất lượng.
- Thực hiện việc kiểm tra chi tiết đối với các hạng mục công trình.
- Chứng kiến, chứng nhận các kết quả thí nghiệm.
- Kiểm tra khối lượng, kỹ thuật thực hiện của các đơn vị, bộ phận thi công.
4. Mối quan hệ giữa trụ sở chính và việc quản lý ngoài hiện trường:
4.1. Trụ sở chính là cơ quan cao nhất của Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm chỉ đạo, hỗ trợ
Ban điều hành công trường về mọi mặt như các hoạt động quản lý chung, quản lý
hành chính, quản lý kỹ thuật, giám sát hiện trường, huy động nhân lực, vật tư và các
công việc khác có liên quan phục vụ công trường hoàn thành đúng tiến độ với chất
lượng cao nhất.
Kiểm tra thường xuyên và đưa ra các giải pháp tốt nhất chỉ đạo nếu cần thiết để công
trình hoàn thành.
4.2. Trách nhiệm và thẩm quyền giao cho quản lý hiện trường:
Ban điều hành đứng đầu là Chỉ huy trưởng công trình được bổ nhiệm bởi trụ sở chính
và hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của trụ sở chính. Chỉ huy công trường được ủy

nhiệm quản lý, chỉ đạo thực hiện thi công công trình về mọi mặt và trực tiếp tiếp xúc,
làm việc với Kỹ sư tư vấn giám sát và Chủ đầu tư trong thời gian thi công công trình.
Báo cáo thường xuyên tình hình thực hiện công trình với trụ sở chính va xin ý kiến
chỉ đạo nếu có vấn đề nảy sinh.


4.3. Các ban nghiệp vụ và các đội sản xuất chịu trách nhiệm chung và riêng cho việc
thực hiện hợp đồng trước Chỉ huy trưởng công trình.
V. TIẾN ĐỘ THI CÔNG:
1. Tiến độ thi công tổng thể:
Bản tiến độ này được nhà thầu đề xuất trong Hồ sơ dự thầu (đính kèm) với tổng tiến
độ thi công là 120 ngày, đáp ứng so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
2. Tiến độ thi công chi tiết:
Bản tiến độ này sẽ được đệ trình Chủ dầu tư trong vòng 7 ngày kể từ ngày ký hợp
đồng. Căn cứ vào khối lượng công việc của gói thầu và yêu cầu phố hợp với các Nhà
thầu khác cùng thi công toàn bộ dự án, bản tiến độ sẽ chi tiết về thời gian bắt đầu,
thời gian hoàn thành các công tác chuẩn bị, công tác huy động thiết bị, nhân lực, cung
ứng vật tư và thời gian thi công các hạng mục công việc cũng như toàn bộ thời gian
để hoàn thành gói thầu.
3. Các biện pháp bảo đảm tiến độ thi công:
- Nghiên cứu kỹ thiết kế, các yêu cầu của dự án, điều kiện thi công thực tế để điều
chỉnh biện pháp thi công hợp lý đảm bảo kế hoạch thi công trên công trường.
- Tổ chức thi công các công việc theo đúng trình tự, sát với tiến độ thi công, lập kế
hoạch cung ứng vật tư, vật liệu tiến độ huy động thiết bị phù hợp với tình hình thực tế
trên công trường đảm bảo đầy đủ các điều kiện để công việc trên công trường được
thực hiện liên tục, không bị gián đoạn do các yếu tố chủ quan.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng đến tiến độ thi công của các yếu tố khách quan để có
biện pháp đề phòng hoặc khắc phục kịp thời để không làm chậm tiến độ đề ra.
- Bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm quản lý, thi công vào các công
việc chủ chốt trên công trường. Đồng thời tăng cường sự hỗ trợ từ cấp công ty về

Tổng công ty để đảm bảo công tác điều hành sản xuất tại hiện trường được thuận lợi.
- Sử dụng công nhân với số lượng và tay nghề phù hợp với khối lượng và tính chất
của từng loại hình công việc trên công trường.
- Trong trường hợp tiến độ thi công trên công trường gấp rút, Công ty có thể tạo điều
kiện thuận lợi nhất cho công trường thiết bị, nhân lực, tài chính để đảm bảo đạt mục
tiêu đề ra về tiến độ công việc trên công trường. Ngoài ra trên công trường áp dụng
các hình thức như: Phát động thi đua nhằm nâng cao tiến độ chất lượng và hiệu quả.
Biểu dương, khen thưởng đối với các đơn vị và các cá nhân có thành tích tốt trên
công trường..v…v..
PHẦN III
BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁC HẠNG MỤC CÔNG VIỆC
I. CÔNG TÁC CHẾ TẠO GIÓNG VÀ LAN CAN:
Tiêu chuẩn áp dụng:


- TCXD 338-2005: Kết cấu thép-tiêu chuẩn thiết kế.
- TCXD 170-89: Kết cấu thép- Sản xuất, lắp dựng, kiểm tra và nghiệm thu- Yêu cầu
kỹ thuật.
- QPXD 71-77: Hướng dẫn hàn cho thành phần thép và chi tiết neo trong cấu kiện bê
tông.
- Tiêu chuẩn của Hiệp hội kiểm tra Vật liệu Hoa Kỳ (ASTM):
+ ASTM A6: Tiêu chuẩn đưa ra yêu cầu tổng quát cho tấm thép cuộn, thép hình và
thép thanh dùng trong kết cấu thép;
+ ASTM A36, ASTM 572: Tiêu chuẩn đưa ra yêu cầu tổng quát cho kết cấu thép.
+ Tiêu chuẩn hàn kết cấu thép của Hiệp hội hàn Hoa Kỳ AWS D1.1:2000 cho các thủ
tục, bề mặt và chất lượng đường hàn và phương pháp sử dụng công tác hàn đúng
nhất;
+ Tiêu chuẩn ISO 8501-1:2007 hay SA 2.5 cho việc chuẩn bị bề mặt.
Công tác gia công của nhà thầu được tổ chức tại nhà xưởng :…………………Là khu
vực gần đường QL1A chuyên về gia công cơ khí, thuận tiện cho việc tập kết vật tư,

vận chuyển lên công trường.
Công tác chế tạo được xem là công tác quan trọng nhất của gói thầu, mức độ hoàn
thiện sản phẩm tốt hay không về kỹ thuật, mỹ thuật sẽ ảnh hưởng đến việc vận hành
và sử dụng lâu dài sau này.
Với tiến độ thi công gấp rút. Tổ chức công tác chế tạo khoa học hợp lý sẽ rút ngắn
được thời gian gia công tại xưởng để đáp ứng kịp thời cho công tác lắp dựng tại công
trường.
1. Công tác chuẩn bị:
- Huấn luyện an toàn cho thợ gia công.
- Kiểm tra lại toàn bộ dụng cụ, thiết bị gia công chế tạo, hệ thống điện.
- Bố trí khoa học mặt bằng tập kết vật tư, thiết bị gia công chế tạo.
2. Công tác tập kết, kiểm tra vật tư đầu vào:
- Ống thép đen được sử dụng ống thép Hòa Phát (Việt Nam). Tất cả thép phải mới,
tốt, sạch được cán theo đúng kích thước, tiết diện, trọng lượng quy định của nhà máy.
Thép không có vết rạn nứt bề mặt, không kéo dát mỏng. Thép phải được sản xuất từ
năm 2015- 2017. Nhà cung cấp phải xuất trình đầy đủ ngay khi giao hàng: các chứng
chỉ xuất xưởng, chứng chỉ chất lượng của nhà máy, bảng kê chi tiết đặc trưng cơ học
và hóa học của sản phẩm, nhà cung cấp phải là Đại lý, nhà phân phối cấp I của hãng
thép Hòa Phát.
- Cấu kiện không được xoắn, uống cong, vẹo, lệch cục bộ ra khỏi trục. Việc lệch khỏi
đường thẳng trục của cấu kiện sẽ không vượt quá 1/1000 chiều dài của cấu kiện. Khi
hai hay nhiều những chiều dài này nối với nhau, độ sai lệch khỏi đường thẳng trục


của cấu kiện sẽ không vượt quá 1/1000 chiều dài của toàn cấu kiện trừ khi có quy
định khác được Giám sát công trườn đồng ý.
- Thép ống phải được kỹ thuật, thủ kho kiểm tra quy cách, độ dày, chất lượng trước
khi nhập kho chờ chế tạo.
- Thép tấm, bản thép được chấn theo đúng quy cách, độ dày của thiết kế. Thép phải
xuất xứ của Hàn Quốc hoặc Đài Loan. Tất cả thép phải mới, tốt, không hen rỉ, không

rạn nứt. Nhà cung cấp phải kèm theo chứng chỉ CO, CQ của nhà nhập khẩu và nhà
sản xuất.
- Bu lông, đai ốc, vòng đệm: Bu lông liên kết phải là bu lông cường độ cao loại 8.8,
được mạ kẽm nhúng nóng. Nhà cung cấp phải kèm theo các chứng chỉ thí nghiệm để
đảm bảo được tiêu chuẩn theo quy định.
- Dây hàn Mig: Là loại dây hàn thép carbon có hàm lượng hợp kim thấp, được kéo
với độ chính xác cao có đường kính từ Ø 0.8 – Ø 3,2mm. Dây hàn được quấn thành
cuộn, chứa trong thùng. Thành phần dây hàn như sau: carbon (C: ,06 đến 0,08%,
mangan (Mn: 1,0 đến 1,5%), silic (Si: 0,6 đến 0,9%), Lưu huỳnh (S: 0,025%) và
phospho (P: 0,025%)
3. Công tác gia công, chế tạo:
- Cán bộ kỹ thuật phải kiểm tra thiết kế, quy cách của từng hệ thống Gióng, lan can
tính toán ra detail cho vật tư ống thép sử dụng. Phối hợp với Giám đốc điều hành sản
xuất kiểm tra vật tư để xuất đưa vào gia công chế tạo.
- Dựa trên detail thép đã được kiểm tra phát hành. Thợ kỹ thuật tiến hành cắt thép ống
theo các quy cách định sẵn.
- Sắt ống sau khi cắt xong được chuyển sang bộ phận mài sạch các mạt sắt và xử lý
khoan các lỗ chảy và thoát kẽm (Ống mạ nhũng kẽm sau khi gia công). Các lỗ phải
nằm trên một đường thẳng, kích thước các lỗ khoan tối thiểu là 12mm.
- Công tác uốn ống thép: Đây là công tác phức tạp, ống được uốn nhiều R với khẩu
độ uốn khác nhau, không để hiện tượng ống móp méo, ô van, đòi hỏi phải có độ
chính xác cao, thợ vận hành điều khiển thiết bị lành nghề. Thiết bị uốn là hệ thống
máy uốn thủy lực, có bộ điều khiển hành trình.
- Công tác dập đình hình các bản mã, cùm: Bằng hệ thống máy tiện, máy phay, nhà
thầu chế tạo các khuôn để đột, dập định hình các bản mã, cùm liên kết theo đúng thiết
kế.
- Công tác hàn: Tất cả công tác hàn phải phù hợp tiêu chuẩn AWS về các thủ tục bề
mặt và chất lượng của đường hàn. Tất cả các công tác hàn được sử dụng công nghệ
hàn Mig, được thực hiện bởi những thợ hàn có kinh nghiệm, được đào tạo chính quy.



Tất cả các mối hàn sẽ là mối hàn liên tục, kích cỡ và chiều dài của các mối hàn
sẽ không ít hơn những yêu cầu được chỉ định trên bản vẽ, các vị trí mối hàn không
được thay đổi.
Tất cả các mối hàn sẽ được hoàn tất đầy đủ và được thực hiện chính xác về số
lần kéo que hàn, các mối hàn được làm sạch khỏi bị dính xỉ hàn hoặc các tạp chất
khác. Các thủ tục hàn sẽ thực hiện khéo léo, hạn chế tối đa sự biến dạng cục bộ của
kết cấu.
Mối hàn góc: Các phần hàn góc sẽ được đặt tiếp xúc chặt chẽ với nhau, khoảng
hở không được vượt quá 1.5mm. Chiều dài cạnh tối thiểu của một mối hàn góc khi
hàn xong sẽ không ngắn hơn kích thước được quy định, chiều dày của mối hàn không
nhỏ hơn 0,7 chiều dài cạnh khi các bề mặt nóng chảy được hàn vuông góc với nhau.
Mối hàn đối đầu: Các bề mặt của các mối hàn đối đầu sẽ được tiến hành tại tất
cả những vị trí nhô ra khỏi các bề mặt của thép chính. Các mối hàn đối đầu có chiều
dày hơn 12mm sẽ được hàn từ cả hai phía. Chân của mối hàn ban đầu sẽ được khoét
rãnh, được đục hoặc được loại bỏ đi để có được phần thép tốt. Các mối hàn đối đầu
được thực hiện với việc sử dụng miếng đệm sẽ có mối hàn được nung chảy hoàn toàn
cùng với nó. Miếng đệm sẽ đặt sát cạnh những phần thép cần hàn. Những chỗ nối
trong miếng đệm sẽ được thực hiện với các mối hàn đối đầu xuyên từ bên này sang
bên kia. Các mối hàn sẽ được kết thúc tại các điểm cuối của mạch nối sử dụng các
thanh kéo dài hoặc tấm dòng chảy để đảm bảo các mối hàn bằng phẳng. Các thanh
hoặc các tấm đó được tháo gỡ ra sau khi các mối hàn đã nguội. Điểm cuối của các
mối hàn sẽ được mài nhẵn, bằng phẳng với các cạnh của các phần được hàn với nhau.
Các sai số kích thước của các cấu kiện được hàn trong phạm vi cho phép như
sau:
+ Sai lệch so với phương thẳng đứng của các cấu kiện được hàn khi khong quy định
rõ độ vồng hoặc đường cong cụ thể: 01mm x tổng chiều dài cầu kiện (m) những
không quá 09mm.
+ Sai lệch so với phương thẳng đứng của các cấu kiện được hàn: 01mm x tổng chiều
dài cấu kiện (m)/3 hoặc 06mm lấy theo giá trị lớn hơn.

Chất lượng các mối hàn phải đồng dạng và theo kích thước quy định. Chúng sẽ
hợp nhất lại kỹ lưỡng với kim loại cơ bản và với các lớp liên kết của kim loại hàn và
sẽ không có các sự đồng chất và các cạnh dốc đứng hoặc các đường rãnh và thoát
khỏi độ sâu không hoàn chỉnh của vết hàn, không bị dính xỉ, chưa cắt hết, các rãnh
không bằng phẳng, các lỗ rỗng, các vết rạn nứt, độ xốp và các khiếm khuyết khác.
Các vết lõm sẽ được lấp đầy cho đến phần mặt cắt quy định của mối hàn.
II. CÔNG TÁC XỬ LÝ BỀ MẶT GIÓNG VÀ LAN CAN


Gióng và lan can sau khi được gia công chế tạo hoàn chỉnh, các tổ trưởng tiến hành
kiểm tra lần cuối các đường hàn, mặt cắt đã được mài, vệ sinh sạch sẽ các mạt sắt, xỉ
hàn bám vào cấu kiện. Trong trường hợp một cấu kiện có mối hàn chưa đạt yêu cầu
(không bằng phẳng hoặc khiếm khuyết) sẽ được sửa chữa bằng cách loại bỏ thay thế
toàn bộ mối hàn, việc loại bỏ kim loại hàn hoặc các phần của kim loại căn bản được
thực hiện bằng cách gia công cơ khí, mài, bào, khoét bằng ooxxy hay khí carbon hồ
quang sao cho phần kim loại hàn hoặc kim loại căn bản còn lại không bị mẻ hoặc bị
cắt, phần khiếm khuyết mối hàn sẽ được loại bỏ mà không loại bỏ đáng kể kim loại
căn bản. Kim loại hàn bổ sung để bù vào sự thiếu hụt về kích cỡ sẽ được đưa vào
bằng cách sử dụng một qua hàn điện có đường kính nhỏ hơn loại đã sử dụng cho việc
thực hiện ban đầu, các bề mặt sẽ được làm sạch trước khi hàn, các phần khớp không
chính xác sẽ được cắt rời ra và được hàn lại.
Sau khi xử lý các đường hàn, mài sạch các mạt sắt, xỉ hàn còn sót lại, các cấu kiện sẽ
được vệ sinh sạch sẽ các mặt sắt bằng máy thổi hơi cường độ cao, bàn chải sắt. Kỹ
thuật và Giám đốc sản xuất tiến hành nghiệm thu lần cuối để chuyển sang công đoạn
xử lý bề mặt kết cấu trước khi mạ kẽm.
III. CÔNG TÁC XỬ LÝ BỀ MẶT KẾT CẤU TRƯỚC KHI MẠ KẼM
Bước 1: Tẩy nhờn
Trong quá trình gia công, bảo quản các kết cấu thép, ống thép, các sản phẩm bằng
thép luôn có một lượng dầu mỡ và các tạp chất bám trên bề mặt chi tiết. Nếu không
tẩy rửa hoặc tẩy rửa không triệt để lớp dầu mỡ và tạp chất này, lớp kẽm mạ nhúng

nóng sẽ không bám hoặc bám không bền, lớp mạ có màu sắc khác thường. Việc tẩy
dầu mỡ và các tạp chất được thực hiện trong bể dung dịch kiềm nguội vó thêm chất
phụ gia.
Bước 2: Rửa sạch
Mục đích: rửa sạch kiềm (để không trung hòa khi mang qua bể acid) và váng dầu mỡ
khỏi chi tiết. Đây là bể nước tràn.
Bước 3: Tẩy rỉ lần 1
Mục đích: Tẩy phần lớn phần rỉ sét trên bề mặt chi tiết. Bể này là dung dịch acid
clohydric (HCl) trong nước có nồng độ cao và được cho vào một lượng nhỏ chất phụ
gia có tác dụng kiềm hãm acid ăn mòn nền thép và hạn chế acid bay hơi.
Bước 4: Tẩy rỉ lần 2
Mục đích: Tẩy triệt để phần rỉ sét còn lại trên bề mặt chi tiết. Bể này là dung dịch
acid clohydric (HCl) loãng trong nước và cũng được cho vào một lượng nhỏ chất phụ
gia có tác dụng kiềm hãm acid ăn mòn nền thép.
Bước 5: Rửa sạch


Mục đích: Rửa sạch acid và clorua sắt hình thành trong quá trình tẩy rỉ khỏi chi tiết.
Đây là bể nước tràn.
Bước 6: Kiểm tra
BTP sau khi tẩy rỉ và rửa sạch tiến hành kiểm tra. Nếu BTP đạt (không còn lớp dầu
mỡ, tạp chất và rỉ sét bán trên bề mặt chi tiết) chuyển sang bể hóa chất xử lý. Nếu
BTP không đạt (vẫn còn lớp dầu mỡ, tạp chất và rỉ sét bám trên bề mặt chi tiết) thực
hiện trở lại bước 1 theo như lưu đồ.
Bước 7: Xử lý hóa chất
Mục đích: Bảo vệ bề mặt chi tiết không bị ooxxy hóa (tạo rỉ) lại trong quá trình sấy
và tăng mức độ thấm ướt của kẽm lên bề mặt chi tiết khi mạ nhúng.
Bước 8: Sấy khô
Nhằm mục đích cho chi tiết bốc phần lớn hơi nước để khi dìm chi tiết vào bể nhúng
kẽm không bị bắn tung tóe và bước sấy khô còn nhằm mục đích gia nhiệt sơ bộ cho

chi tiết trước khi chuyển sang nhúng kẽm.
III. CÔNG TÁC MẠ KẼM:
- Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 5408:2007 lớp phủ kẽm nhúng nóng trên bề mặt sản
phẩm gang và thép – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
- Tiêu chuẩn ASTM A123 và ASTM A153
Bước 1: Nhúng kẽm
Nhúng dìm chi tiết vào trong bể kẽm có nhiệt độ và thành phần thích hợp để kẽm
khuếch tán và bám cơ học vào chi tiết với độ dày nhất định. Lớp phủ kẽm sẽ bao gồm
một lớp kẽm nguyên chất đồng nhất, không bị trầy xước, rạn nứt, phồng rộp, không
có các vết hóa chất hoặc những thiếu sót khác và sẽ dính chặt, chắc chắn với bề mặt
cảu thép. Chiều dày lớp mạ >=100µm.
Bước2: Làm nguội
Nhằm mục đích tạo cho lớp kẽm phủ trên bề mặt chi tiết có tổ chức tế vi thích hợp,
do đó lớp phủ bền hơn và bóng sáng hơn. Đây là bể nước tràn.
Bước 3: Dung dịch thụ động
Nhằm mục đích tạo độ bám chặt lớp kẽm phủ trên bề mặt sản phẩm. Tăng khả năng
chịu lực va đập, bền vững của lớp mạ (nâng cao độ không bong tróc của lớp kẽm phủ
trong môi trường tự nhiên)
Bước 4: Kiểm tra thành phẩm
Sản phẩm sau khi nhúng kẽm được tiến hành kiểm tra độ bám dính, chiều dày lớp
mạ, màu sắc….Nếu sản phẩm đạt tiến hành nhập kho thành phẩm. Nếu sản phẩm
không đạt thực hiện lại quy trình xử lý bề mặt kết cấu từ đầu.
V. CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN KẾT CẤU TỪ NHÀ MÁY ĐẾN CÔNG
TRƯỜNG:


Các hệ gióng, lan can phải được đánh dấu ký hiệu để tránh nhầm lẫn trong quá trình
bốc xếp vận chuyển. Do hàng hóa là vật liệu bằng sắt thép mạ kẽm nhúng nóng có
trọng lượng lớn tương đối cồng kềnh. Việc vận chuyển phải sử dụng bằng xe tải lớn
trên 5 tấn, chiều dài tối thiểu 12,5m, có thùng, bạt che mui tránh trời mưa. Kết cấu cơ

bản được phân chia làm hai loại để bảo quản vận chuyển như sau:
1. Cấu kiện là hệ lan can liên kết bằng cùm, bu lông (LC6-C1; LC3-C2; LC3-C3): Cơ
bản cấu kiện nay lắp ráp lại với nhau bằng hệ thống cùm và bu lông liên kết. Sản
phẩm có thể tháo rời dễ sắp xếp cho việc vận chuyển. Tuy nhiên để hạn chế các ống
thép va chạm trầy xước lớp phủ mạ kẽm do có nhiều kích thước. Sàn xe phải được
trải lớp bạt phủ kín, ống thép được xếp thành nhiều lớp theo chi tiết từng hệ lan can
để thuận tiện việc phân biệt quy cách của từng chủng loại, có bìa carton ngăn cách
các tầng và thùng xe.
Công tác bốc lên và hạ xuống công trường phải bằng phương pháp thủ công để đảm
bảo hạn chế tối đa việc va chạm, chèn ép làm trầy xước ống thép.
2. Cấu kiện là hệ thống Gióng bò nằm, khóa kẹp cổ bò, các hệ lan can khác liên kết
bằng đường hàn, hệ thống cửa: Đây là hai hệ thống có kết cấu tương đối phức tạp do
hệ thống thép ống đã được uốn cong, liên kết bằng mối hàn, tích hợp các bản mã, các
bản khóa, thanh khóa là hệ thống động. Nếu việc bảo quản vận chuyển không tốt sẽ
gây ảnh hưởng đến kết cấu, sự vận hành hệ thống trong quá trình sử dụng.
Các cấu kiện phải xếp lên xe theo phương thẳng đứng, xếp thành từng lớp giữa các
lớp phải được ngăn cách bằng hệ thống ván ép cứng, các lớp phải có dây cáp thừng
bằng liên kết chặt vào nhau và được cố định vào khung sườn thùng xe.
Công tác bốc xếp lên, xuống phải sử dụng xe cẩu với hệ thống dây cáp mềm kết hợp
nhân công điều khiển hệ thống gióng, khóa, lan can sao cho việc trách va chạm tối đa
giữa các lớp kết cấu.
3. Cấu kiện là hệ thống cùm, bu lông liên kết: Phải được đóng trong thùng gỗ kín
được vận chuyển bằng xe tải cẩu tự hành để thuận tiện việc bốc xếp lên, xuống.
VI. CÔNG TÁC LẮP ĐẶT BU LÔNG MÓNG, BU LÔNG CHỜ TRONG BÊ
TÔNG CỘT NỀN:
Với tiến độ thi công theo qui định. Việc định vị, lắp đặt bu lông, khoan các vị trí chờ
lắp đặt lan là rất cần thiết. Công tác này phải được tiến hành song song với công tác
chế tạo ở nhà máy. Sau khi kiểm tra bản vẽ thiết kế, thực tế tại hiện trường, cán bộ kỹ
thuật phải có ý kiến phản hồi ngay cho BQL dự án trong trường hợp phát hiện sự bất
cập giữa thực tế so với thiết kế (nếu có) để kịp thời xử lý. Triển khai các tổ, đội thi

công lắp dựng tiến hành thực hiện các công tác định vị, khoan lỗ chờ. Với khối lượng
bu lông nở định vị sẵn theo kích thước quy định trong thiết kế để lắp đặt hệ thống
gióng bò nằm (là hệ thống có khối lượng sử dụng bu lông lớn nhất). Công tác định vị


bu lông nở, bu lông (sắt) chờ: Bằng hệ thống máy đo kích thước, máy bắn tia bằng
laser. Nhà thầu xác định, đánh dấu các vị trí lắp đặt, cấy bu lông, vị trí khoan lỗ chờ
lắp đặt hệ lan can để phù hợp quy cách, vị trí của gióng bò nằm, hệ lan can.
Phương pháp lắp đặt bu lông nở M12 cho gióng bò nghỉ: Sau khi xác định các vị trí
lắp đặt bu lông. Nhà thầu dùng máy khoan bê tông khoan tạo lỗ để đặt bu lông nở vào
vị trí. Sau khi khoan lỗ, người thợ phải tiến hành đặt thử bu lông để kiểm tra cao độ
đã đạt theo tiêu chuẩn thiết kế hay chưa. Việc cân chỉnh phải hoàn tất mới thực hiện
lỗ khoan mới.
- Công tác lắp đặt bu lông (sắt) chờ trong bê tông cho các hệ lan can khác: Do
công tác xây dựng thuộc nhà thầu khác thi công. Công tác đổ bê tông nền chuồng độc
lập với công tác lắp đặt bu lông. Việc phối hợp để thực hiện các công tác lắp đặt bu
lông chờ là rất khó khăn, do tiến độ thi công các hạng mục khác nhau về thời điểm.
Theo yêu cầu thiết kế, nhà thầu thi công gióng, lan can phải thực hiện công tác đục
phá lớp bê tông đã đổ để thực hiện công tác đặt bu lông (sắt) chờ liên kết với cốt thép
nền. Để thực hiện công tác này là rất khó khăn với nhà thầu thi công gióng lan can.
Để rút ngắn được công đoạn đục phá bê tông không cần thiết để thực hiện công tác
lắp đặt bu lông (sắt) chờ cho hệ lan can. Rất cần có sự thực hiện đồng bộ với công tác
đổ bê tông nền của nhà thầu xây dựng. Trình tự thực hiện: Trong quá trình nhà thầu
xây dựng thực hiện đổ bê tông nền, nhà thầ thi công Gióng, lan can tiến hành định vị
và đặt sẵn vào vị trí lắp đặt bu lông (sắt) chờ 01 viên gạch vuông 4 lỗ. Nhà thầu xây
dựng tiến hành đổ bê tông bình thường. Khi nhà thầu Gióng, lan can thi công đến
công tác lắp đặt bu lông chỉ cần bỏ viên gạch chờ sẵn là có thể thực hiện nhanh công
tác đặt bu lông (sắt) chờ.
VII. CÔNG TÁC LẮP DỰNG KẾT CẤU TẠI CÔNG TÁC
Công tác lắp dựng các kết cấu tại công trường phải được chia thành nhiều tổ đội, mỗi

tổ đội được phân công lắp dựng những hệ kết cấu lan can, gióng bò gần giống nhau
về chủng loại về quy cách và cách lắp dựng để phát huy hết tất cả những kinh nghiệm
sự thành thạo trong thi công, giúp đẩy nhanh tiến độ công việc.
- Trước khi lắp dựng, các đội trưởng phải kiểm tra cao độ của các bu lông đã phù
hợp thiết kế hay chưa? Việc kiểm tra này phải đặt dưới sự giám sát của Chủ Đầu Tư,
đơn vị TVGS. Các cao độ bu lông phải phù hợp với cao độ quy định trong thiết kế.
Mọi thiết bị kiểm tra phải được kiểm định chính xác.
- Các kết cấu được vận chuyển tới các vị trí lắp đặt: Tiến hành lắp dựng, cân chỉnh hệ
lan can, gióng bằng hệ thống máy bắn tia laser đảm bảo hệ lan can đã cân bằng cả về
trục đứng, trục ngang và cao độ. Hệ gióng và lan can trong quá trình lắp dựng phải
được neo bằng cùm vào hệ giằng được nhà thầu chế tạo bằng thép ống đặt vuông góc
với chiều của gióng và lan can để thuận tiện cho việc vận hành các thiết bị chiếu tia


kiểm soát. Siết chặt bu lông định vị cố định hệ lan can và gióng và tiến hành tháo hệ
giằng.
- Biện pháp lắp đặt lan can: Do đặc thù gói thầu xây dựng và gói thầu gióng, lan
can độc lập nhau và thời gian đổ bê tông, xây tường gạch của nhà thầu xây dựng sẽ
tiến hành trước kết quả trúng thầu của nhà thầu thi công gióng, lan can. Vì vậy biện
pháp thi công lan can ra, sau đó dùng máy khoan bê tông khoan xuống nền bê tông
đóng các cây thép D10 xuống và sau đó hàn chân lan can vào. Sau khi chân lan can
được hàn vào các cây sắt khoan xuống nền một cách chắc chắn, cân chỉnh thẳng bắt
đầu cho đổ bê tông chân trụ.
- Sau khi công tác lắp đặt Gióng và lan can và công tác cân chỉnh đã hoàn tất. Nhà
thầu xây dựng tiến hành đổ bù phần bê tông chân gióng nghỉ và các phần chân lan
can còn lại.
VIII. PHỐI HỢP THI CÔNG ĐỒNG BỘ VỚI PHẦN VIỆC CỦA NHÀ THẦU
XÂY DỰNG
1. Yêu cầu chung:
- Chúng tôi nhận thức rõ rằng: “Nhà thầu thi công các hạng mục thuộc tổng mặt bằng

có trách nhiệm phối hợp với các nhà thầu khác để hoàn thành dự án. Việc bỏ qua các
phối hợp trong thi công dẫn tới gây thiệt hại cho các nhà thầu khác thì nhà thầu Thi
công các hạng mục thuộc tổng mặt bằng có trách nhiệm bồi thường các thiệt hại, bao
gồm các thiệt hại trực tiếp (là giá trị các khối lượng công việc phải làm lại) và các
thiệt hại gián tiếp (chi phí ca cẩu, lương nhân viên, chi phí thuê mặt bằng….)”
- Các nhà thầu cùng tham gia thực hiện chủ lực của Dự án bao gồm 04 nhà thầu xây
lắp (1), Nhà thầu thi công hạ tầng (2), Nhà thầu thi công khung kèo (3), Nhà thầu thi
công phần gióng và lan can và các Nhà thầu khác như nhà thầu lắp đặt thiết bị…v..v..
2. Phối hợp lập tiến độ thi công chi tiết:
- Chúng tôi hiểu rằng: Nhà thầu chúng tôi có trách nhiệm phối hợp với các nhà thầu
khác: Nhà thầu thi công xây lắp, Nhà thầu lắp đặt thiết bị... và tất cả các Nhà thầu
khác. Việc bỏ qua sự phối hợp trong thi công dẫn tới thiệt hại cho các nhà thầu khác
hoặc/và Chủ đầu tư thì sẽ chịu bồi thường thiệt hại.
- Chúng tôi sẽ được Chủ đầu tư cấp tiến độ của các nhà thầu cùng thực hiện dự án,
căn cứ vào đó, Nhà thầu thi công gói gióng và lan can sẽ điều chỉnh Tiến độ thi công
chi tiết để phù hợp với tiến độ thi công của các Nhà thầu cùng thi công. Sau khi
chúng tôi sẽ tổ chức cuộc họp (hoặc cập nhật thông tin qua Chủ đầu tư) thông tin lại
nội dung tiến độ nêu trên để các nhà thầu được biết để phục vụ cho việc phối hợp thi
công.
- Tiến độ thi công chi tiết được lập trong vòng 7 ngày kể từ khi ký hợp đồng với Chủ
đầu tư.


- Thời gian bắt đầu thi công, hoàn thành các hạng mục công việc sẽ được xây dựng
phù hợp với thời gian thi công các hạng mục công việc của các gói thầu khác trong
toàn bộ dự án.
3. Phối hợp bàn giao đúng tiến độ từng phần và toàn bộ hạng mục công trình:
- Thực hiện hoàn thành và bàn giao từng phần gióng và lan can của mỗi hạng mục đã
được thi công theo từng khu vực và theo thời gian mà nhà thầu khác yêu cầu trong
tiến độ thi công. Tuyệt đối không vì chậm trễ của công tác thi công gióng và lan can

làm ảnh hưởng đến nhà thầu khác.
- Nhà thầu chúng tôi có trách nhiệm tạo điều kiện để các nhà thầu khác thi công một
cách thuận lợi, an toàn trên cùng một mặt bằng thi công.
4. Phối hợp quá trình thi công tránh chồng chéo:
- Nhà thầu thi công gói thầu Gióng và Lan can sẽ lập quy trình, biện pháp tổ chức thi
công hợp lý tránh chồng chéo với các nhà thầu khác, bao gồm các nguyên tắc:
+ Các công tác định vị, lắp đặt bu lông, lỗ chờ sẽ phối hợp chặt chẽ với nhà thầu xây
dựng để tiến hành vào thời điểm thích hợp nhất.
+ Bố trí hàng rào tạm hoặc giải phân cách để phân định ranh giới khu vực thi công
của từng nhà thầu.
+ Bố trí hợp lý đường di chuyển máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vật tư, nhân
công….không được cắt chéo qua khu vực đơn vị khác đang thi công.
+ Nhận lại mặt bằng để hoàn thiện sau khi các nhà thầu khác đã thi công xong phần
việc của họ.
+ Nhà thầu thi công Gióng và lan can là nhà thầu kết thúc hợp đồng sau cùng so với
các nhà thầu xây dựng khác. Lý do phải chờ các nhà thầu khác hoàn thiện bàn giao
mặt bằng theo yêu cầu của chủ đầu tư.
IX. BIỆN PHÁP BẢO VỆ VẬT TƯ KHI TẬP KẾT VÀ SAU KHI LẮP ĐẶT:
- Vật tư, cấu kiện sau khi vận chuyển tập kết tại công trường. Thủ kho sẽ tiến hành
đối chiếu, kiểm tra các cấu kiện đã đầy đủ theo phiếu xuất kho tại nhà máy. Tiến hành
phân cấu kiện dựa trên ký hiệu đã được đánh dấu sẵn phù hợp với ký hiệu trong thiết
kế. Tổ chức vận chuyển bằng thủ công vào các vị trí đã xác định sẵn. Vị trí tập kết
cấu kiện sẽ nằm trong phạm vi các chuồng, phải là nơi khô thoáng, ít người đi lại, các
cáu kiện phải xếp theo phương thẳng đứng dựa vòa các hệ kết cấu dàn đỡ của nhà
thầu, để tránh tình trạng cong vênh, tỳ đè lên nhau. Hệ dàn đỡ là hệ khung sắt V5 dày
5mm được hàn liên kết các khung đứng, khung ngang, khung chéo chịu lực, mặt
ngoài được bọc bằng các dải cao su để hạn chế tối đa việc cọ xát kim loại vào cấu
kiện. Các cấu kiện được neo liên kết với nhau bằng các sợi cáp thừng đảm bảo không
bị xê dịch.



- Cấu kiện sau khi được lắp đặt phải được bộ phận bảo vệ công trường giám sát kiểm
tra thường xuyên. Các vị trí Gióng, Lan can còn liên quan đến các công tác của nhà
thầu khác phải được quấn màng nylon bảo vệ bề mặt để tránh tình trạng dính vữa bê
tông, va chạm làm trầy xước bề mặt mạ kẽm. Đội bảo vệ phải cảnh báo thường xuyên
các tổ đội thi công khu vực xung quanh, không được để các thiết bị, dụng cụ, vật tư
thi công dựa vào hệ Gióng và Lan can, tránh tình trạng bị tác động lực làm xiêu vẹo,
cong vênh, bong tróc lớp kẽm.
X. CÔNG TÁC VỆ SINH HOÀN THIỆN
Hệ thống Gióng và Lan can sau khi được lắp đặt hoàn thiện. Nhà thầu tiến hành công
tác vệ sinh để nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng. Công tác vệ sinh phải được thực
hiện các bước căn bản sau:
- Lột màng nylon quấn ống thép để bảo vệ vữa bê tông dính bám.
- Sử dụng nước tẩy rửa đa năng MP chuyên dụng cho việc tẩy rửa các chất bụi bẩn,
dầu mỡ bám lên bề mặt kim loại.
Sau khi công tác vệ sinh hoàn thiện, nhà thầu gửi thư đề nghị Chủ Đầu Tư, Tư Vấn
Giám Sát tổ chức nghiệm thu đưa vào sử dụng.
XI. BIỆN PHÁP THI CÔNG TRONG MÙA MƯA
1. Đánh giá chung tình hình:
1.1. Căn cứ vào tài liệu khảo sát địa chất công trình, địa chất thủy văn cũng như việc
khảo sát hiện trạng của Nhà thầu, chúng tôi đánh giá tại vị trí thi công công trình
không có khả năng xẩy ra các sự cố khách quan như sụt lún đất, nước ngầm, cát chảy.
Mặt khác gói thi công chủ yếu thực hiện trong phạm vi các chuồng, vì vậy Nhà thầu
không đưa ra các giải pháp xử lý sự cố này mà chỉ đưa ra biện pháp thi công trong
điều kiện thời tiết mưa để đảm bảo tiến độ là chủ yếu (được trình bày dưới đây)
1.2. Các sự cố kỹ thuật khác do nguyên nhân chủ quan của Nhà thầu hoặc các nguyên
nhân khác sẽ được thực hiện theo trình tự:
- Nhà thầu sẽ báo cáo bằng văn bản với Ban điều hành Dự án tại hiện trường.
- Đề xuất phương án xử lý.
- Báo cáo cấp có thẩm quyền của Chủ đầu tư xem xét đối với những sai lệch lớn.

- Thực hiện xử lý theo quy định của ban điều hành hoặc cấp có thẩm quyền.
- Hoàn chỉnh hồ sơ xử lý.
2. Giải pháp tổng thể:
- Cao điểm mùa mưa ở Yên Định – Thanh Hóa là từ giữ tháng …. đến trung tuần
tháng…
- Ban phòng chống bão lụt của Công ty sẵn sàng hỗ trợ Công trường khi xảy ra bão
lụt, Chỉ huy công trường đồng thời là ban phòng chống lụt bão công trường.


- Thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về tình hình thời tiết, bão lụt để có
phương án đối phó.
- Công trường cần chuẩn bị sẵn sàng và đầy đủ vật liệu chống bão, che chắn mưa để
sẵn sàng đối phó khi có mưa bão.
3. Dụng cụ che chắn:
- Dụng cụ chống bão: Ke chống bão, đà chống bằng sắt định hình, dây neo và tăng
đơ…
- Dụng cụ che mưa: Chuẩn bị hệ thống giàn đỡ bằng sắt hộp kết hợp với giàn dáo sắt
để căng bạt che phủ khu vực thi công khi trời mưa, chuẩn bị một lượng bạt đủ để che
chắn các phần thi công dở dang; chuẩn bị đà, ván kê, palet để kê vật liệu đề phòng
ngập úng vào mùa mưa.
5. Biện pháp che chắn khi có dông bão
- Chuẩn bị bạt dứa, nilong che đậy các công việc đang thi công dở dang.
- Kho chứa vật liệu phải đắp cao nền ít nhất 0,5m so với cốt san nền. Các phụ kiện
như cùm, bulong phải được chứa trong thùng kín, cất trong kho vật tư có mái che lên
sàn gỗ cao 0,3m. Nhà kho phải được chằng buộc neo giữ chắc chắn bằng dây cáp hay
thép F6. Mái nhà phải lợp chắc chắn có biện pháp chống bão lốc mái. Khi nghe thời
tiết có mưa hoặc bão phải kiểm tra kho tàng và hiện trường thi công và có biện pháp
chống mưa bão.
6. Giải pháp đề phòng đối với Hệ thống điện thi công:
- Dây điện thi công phải đi lên cao, treo trên cột gỗ cách mặt đất 5m, các mối nối điện

băng kín và che không cho nước mưa dò vào.
- Cầu dao điện phải có hộp kín đặt nơi khô ráo có che đậy tránh nước mưa.
- Các thiết bị điện như máy hàn ... phải đưa vào trong kho kín.
- Các thiết bị điện phải có tiếp đất chống sét vào mùa mưa dông.
7. Biện pháp xử lý sự cố thi công trong điều kiện bất lợi
7.1. Căn cứ vào tài liệu khảo sát địa chất công trình, địa chất thủy văn cũng như việc
khảo sát hiện trạng của Nhà thầu, chúng tôi đánh giá tại vị trí thi công công trình
không có khả năng xẩy ra các sự cố khách quan như sụt lún đất, nước ngầm, cát chảy
vì vậy Nhà thầu không đưa ra các giải pháp xử lý sự cố này.
7.2. Trong thời gian thi công, từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm, thời gian đầu của
giai đoạn thi công gói thầu đang là cuối của mùa mưa của vùng Tây Nam Bộ, vì vậy
biện pháp thi công trong điều kiện thời tiết mưa để đảm bảo tiến độ là chủ yếu (nêu
trên).
7.3. Các sự cố kỹ thuật khác do nguyên nhân chủ quan của Nhà thầu hoặc các nguyên
nhân khác sẽ được thực hiện theo trình tự:
- Nhà thầu sẽ báo cáo bằng văn bản với Ban điều hành Dự án tại hiện trường.


- Đề xuất phương án xử lý.
- Báo cáo cấp có thẩm quyền của Chủ đầu tư xem xét đối với những sai lệch lớn.
- Thực hiện xử lý theo quyết định của ban điều hành hoặc cấp có thẩm quyền.
- Hoàn chỉnh hồ sơ xử lý.
PHẦN IV: BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
I. HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA NHÀ THẦU
1. Hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001 (Đang triển khai)
2. Quy trình QLCL thi công công trình
(Có quy trình đính kèm, bao gồm Quy trình kiểm tra, nghiệm thu vật tư, kiểm tra
nghiệm thu các công tác xây dựng, hệ thống biểu mẫu).
3. Hệ thống quản lý hồ sơ chất lượng công trình xây dựng
(Có quy trình đính kèm)

II. QUY TRÌNH KIỂM TRA, NGHIỆM THU NỘI BỘ
1. Văn bản pháp quy được áp dụng:
Quy trình nghiệm thu được thực hiện theo Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày
06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; bao gồm các
công tác nghiệm thu sau đây.
2. Trình tự công tác nghiệm thu nội bộ
Nghiệm thu nội bộ là công tác nghiệm thu của Nhà thầu giữa hệ thống quản lý cấp
tren (Công ty) và bộ phận trực tiếp thi công (Công trường). Trình tự và biên bản
nghiệm thu được thực hiện theo Nghị định 15 về quản lý chất lượng công trình xây
dựng.
 Nghiệm thu công việc, cấu kiện:
- Thành phần: Kỹ thuật giám sát chất lượng của Công ty và kỹ thuật thi công của
công trường (hoặc chỉ huy trưởng công trường).
- Tất cả các công tác thi công đều được nghiệm thu theo đúng quy trình, đặc biệt
là đối với các công tác sẽ bị che khuất trong giai đoạn thi công tiếp theo. Trình
tự nghiệm thu bao gồm các công tác kiểm tra:
+ Kiểm tra hồ sơ TKKT và các yêu cầu khác của Chủ đầu tư.
+ Kiểm tra nhật ký công trình.
+ Đối chiếu với tiêu chuẩn hiện hành.
+ Kiểm tra thực tế tại hiện trường, đối chiếu với bản vẽ thiết kế.
+ Lập và ký biên bản nghiệm thu, lập và ký biên bản công việc phát sinh
+ Lập phiếu yêu cầu nghiệm thu gửi Chủ đầu tư.
 Nghiệm thu hoàn thành giai đoạn:
- Được thực hiện sau khi hoàn thành một hạng mục công trình hoặc một giai đoạn
theo mạch ngừng thi công.


- Thành phần: Lãnh đạo công ty, kỹ thuật giám sát chất lượng của Công ty, Chỉ huy
trưởng công trường và kỹ thuật thi công của công trường, trình tự nghiệm thu bao
gồm:

+ Thực hiện các công tác kiểm rta như đối với nghiệm thu công việc cấu kiện (nêu
trên)
+ Kiểm tra các biên bản nghiệm thu cấu kiện, bộ phận.
+ Lập bản vẽ hoàn công.
+ Lập và ký biên bản nghiệm thu chất lượng, khối lượng thi công thực tế, khối lượng
phát sinh (nếu có).
+ Lập phiếu yêu cầu nghiệm thu gửi Chủ đầu tư.
 Nghiệm thu hoàn thành công trình
- Được thực hiện khi hoàn thành một hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình.
- Thành phần: Lãnh đạo công ty, kỹ thuật giám sát chất lượng của Công ty, Chỉ huy
trưởng công trường và kỹ thuật thi công của công trường, trình tự nghiệm thu bao
gồm:
+ Thực hiện các công tác kiểm tra như đối với nghiệm thu Giai đoạn (nêu trên).
+ Kiểm tra các biên bản nghiệm thu cấu kiên, bộ phận.
+ Lập bản vẽ hoàn công.
+ Lập và ký biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình.
+ Lập phiếu yêu cầu nghiệm thu gửi Chủ đầu tư.
III. CÁC CĂN CỨ VÀ TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG ĐỂ QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG:
1. Văn bản pháp quy
- Luật Xây dựng và Nghị định 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về
hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn Nhà thầu.
- Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý đầu tư và
xây dựng công trình.
- Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29/09/2006 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ
sung một số điều của Nghị Định số 16/2005/NĐ-CP.
- Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng
công trình xây dựng.
2. Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng trong thi công và nghiệm thu
Nhà thầu sẽ áp dụng các Tiêu chuẩn chất lượng, thi công và nghiệm thu sau đây:

1. TCVN 5637-1991 Quản lý chất lượng xây dựng công trình và nghiệm thu sau đây
2. TCVN 5951-1995 Hướng dẫn xây dựng sổ tay chất lượng.
3. TCVN 4055-1985 Tổ chức thi công
4. TCVN 4087-1985 Sử dụng máy xây dựng – Yêu cầu chung


5. TCVN 4091-1985 Nghiệm thu các công trình xây dựng.
6. TCXD 170-1989 Kết cấu thép. Gia công lắp ráp và nghiệm thu
8. QPXD 71-77 Hướng dẫn hàn cho thành phần thép và chi tiết neo trong kết cấu bê
tông.
9. TCXD 338-2005 Kết cấu thép – Tiêu chuẩn thiết kế.
10. ASTM A6 Tiêu chuẩn đưa ra yêu cầu tổng quát cho tấm thép cuộn, thép hình và
thép thanh dùng trong kết cấu thép.
11. ASTM A36, ASTM A572 Tiêu chuẩn đưa ra tổng quát cho kết cấu thép
12. AWS D1.1:2000 Tiêu chuẩn hàn kết cấu thép của Hiệp hội hàn Hoa Kỳ cho các
thủ tục, bề mặt và chất lượng đường hàn và phương pháp sử dụng công tác hàn.
13. Tiêu chuẩn ISO 8501-1:2007 hay SA 2.5 cho việc chuẩn bị bề mặt.
14. TCVN 5640-1991 Bàn giao công trình xây dựng – Nguyên tắc cơ bản
15. TCVN 5308-1991 Quy phạm an toàn trong xây dựng
16. TCVN 3972-1985 Công tác trắc địa trong xây dựng.
17. TCVN 3255-1986 An toàn nổ. Yêu cầu chung.
18. TCVN 3254-1989 An toàn cháy. Yêu cầu chung
19. TCXDVN 371:2006 Nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng.
3. Tiêu chuẩn về an toàn lao động
- Quy phạm kỹ thuật và an toàn trong xây dựng:
TCVN 5038-1191
- Tiếng ồn và mức độ cho phép tại các vị trí lao động:
TCVN 3985-1985
- An toàn cháy – Yêu cầu chung:
TCVN 3254-1989

- An toàn nổ - Yêu cầu chung:
TCVN 3255-1986
- Quy phạm kỹ thuật an toàn thiết bị nâng:
TCVN 4244:1986
- Yêu cầu chung về an toàn trong hàn điện:
TCVN 3146:1986
IV. PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG KỸ THUẬT
Nhà thầu sẽ ký hợp đồng với một số đơn vị có chức năng, năng lực đáp ứng được
điều kiện yêu cầu của Chủ đầu tư để tiến hành thí nghiệm những vật liệu cần thiết.
- Phải nộp cho TVGS các giấy chứng nhận của nhà sản xuất, trong đó cho biết: Nước
sản xuất, Nhà máy sản xuất; Tiêu chuẩn dùng để sản xuất mác thép, bảng chỉ tiêu cơ
lý được thí nghiệm cho lô thép sản xuất ra.
- Mỗi lô thép được chở đến công trường sẽ lấy 9 thanh làm thí nghiệm: 3 mẫu kéo, 3
mẫu uốn, 3 mẫu thí nghiệm hàn theo mẫu hàn và phương pháp hàn thực tế tại công
trường. Khi thí nghiệm, các mẫu phải có sự chứng kiến của TVGS (từ khi lấy mẫu,
đưa đi thí nghiệm, và cả quá trình thí nghiệm). Mẫu phải thí nghiệm trong một cơ sở
đã được phê chuẩn.
- Trong nhà kho cốt thép phải được xếp trên bệ đỡ cách mặt đất để tránh những hư hại
về cơ học và không bị gỉ.


×