BÀI 3
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CUỘC ĐẤU TRANH ĐỂ
XÂY DỰNG, BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN NHÂN
DÂN VÀ TIẾN HÀNH CUỘC KHÁNG
CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM
LƯỢC (1945-1954)
1. Đảng lãnh đạo đấu tranh để xây
dựng và bảo vệ chính quyền nhân
dân
(1945-1946)
1. Đảng lãnh đạo đấu tranh để xây
dựng và bảo vệ chính quyền nhân
dân
(1945-1946)
2. Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược
(19-12-1946 đến 20-7-1954).
2. Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược
(19-12-1946 đến 20-7-1954).
NỘI
DUNG
NỘI
DUNG
1.Đảng lãnh đạo đấu tranh để xây dựng và bảo vệ
chính quyền nhân dân (1945-1946)
a.Tình thế đất nước và khả năng giữ vững chính
quyền nhân dân.
-Ngay sau khi giành được độc lập, nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời, đứng trước
những khó khăn, thách thức rất nghiêm trọng.
-Chủ nghĩa đế quốc, các thế lực phản động quốc tế và
trong nước đã liên kết với nhau bao vây và chống
phá quyết liệt, hòng xóa bỏ thành quả cách mạng mà
nhân dân ta vừa giành được.
+Ở miền Bắc, 20 vạn quân Tưởng ồ ạt kéo vào
nước ta, mưu đồ của chúng là tiêu diệt Đảng.
+Ở miền Nam, quân đội Anh đã cùng với quân đội
Nhật tạo điều kiện cho thực dân Pháp trở lại tiêu
diệt chính quyền cách mạng.
-Ngày 23-9-1945, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm
Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược trở lại của Pháp
với Việt Nam.
-Trong lúc đó, lực lượng mọi mặt của chính
quyền mới còn rất non yếu, với nhiều khó khăn:
+ Kinh tế - tài chính kiệt quệ.
+ Văn hóa-xã hội: tàn dư văn hóa lạc hậu của
chế độ thực dân, phong kiến để lại rất nặng nề.
+Ngoại giao: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
ra đời nhưng chưa được các nước trên thế giới
công nhận.
Đất nước bị bao vây bốn phía. Vận mệnh
đất nước như “ngàn cân treo sợi tóc”!
b.Những chủ trương và biện pháp lớn của Đảng.
*Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, tạm hòa hoãn
với Tưởng để chống Pháp (từ tháng 9-1945 đến
3-1946).
-Đảng xác định nhiệm vụ lúc này là phải củng cố
chính quyền nhân dân, ổn định tình hình, cải thiện
đời sống của nhân dân, chống thực dân Pháp xâm
lược, bài trừ bọn phản động.
-Ngày 25-11-1945, Đảng đã đề ra Chỉ thị Kháng
chiến kiến quốc.
-Ngày 6-1-1946, toàn thể nhân dân Việt Nam đi bỏ
phiếu bầu Quốc hội đầu tiên.
-Về kinh tế tài chính, Đảng và Chính phủ đẩy mạnh
tăng gia sản xuất để chống giặc đói.
-Về văn hóa – xã hội, Đảng đã phát động toàn dân
xây dựng nền văn hóa cách mạng và đời sống mới,
bài trừ mê tín, dị đoan, hủ tục, xóa bỏ tệ nạn xã hội
và xóa nạn mù chữ.
-Trên mặt trận quân sự, đấu tranh vũ trang để bảo vệ
chính quyền cách mạng, chống thực dân Pháp xâm
lược đẩy mạnh.
-Đối với quân đội Tưởng ở miền Bắc, Đảng đưa ra
chủ trương hòa hoãn, có những nhân nhượng nhất
định với chúng để tránh cùng một lúc phải đương
đầu với nhiều kẻ thù, tập trung lực lượng đánh Pháp.
*Tạm hòa hoãn với thực dân Pháp, chuẩn bị
kháng chiến toàn quốc (từ tháng 3-1946 đến
12-1946)
-Hiệp ước Hoa – Pháp được ký ngày 28-2-1946,
quân đội Pháp tiến vào miền Bắc thay thế quân
Tưởng.
Tình thế đó buộc chúng ta phải tạm hòa hoãn với
Pháp để gạt 20 vạn quân tưởng về nước.
-Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946.
-Tạm ước ngày 14-9-1946.
*Những bài học kinh nghiệm của thời kỳ này:
-Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng.
-Xây dựng khối đoàn kết toàn dân, dựa vào dân.
Phát huy cao độ sức mạnh của nhân dân.
-Lợi dụng triệt để mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù,
tập trung mũi nhọn vào kẻ thù chính, kẻ thù nguy
hiểm nhất.
2.Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược (19-12-1946 đến 20-7-
1954).
a.Đường lối kháng chiến của Đảng
-Ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc
bùng nổ. Chủ tịch HCM ra Lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến.
-Ngày 22/12/1946 TW Đảng ra “ Chỉ thị Kháng
chiến kiến quốc”
Hai văn kiện này đã nêu khái quát những nội
dung cơ bản của đường lối kháng chiến.