Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận môn quản trị tài chính doanh nghiệp đánh giá tình hình tài chính của công ty cổ phần nhựa bao bì vinh VBC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.77 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
LỚP CAO HỌC CH26P
-------o0o-------

BÀI TẬP
NHÓM
Đề tài: Đánh giá tình hình tài chính Công ty cổ phần
nhựa - bao bì Vinh - VBC
Môn học

: Quản trị tài chính doanh nghiệp

Giáo viên hướng dẫn:

: TS. Lê Đức Hoàng

Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Chu Thị Thương
2. Phùng Thị Thu Hằng
3. Nguyễn Thanh Quế
4. Nguyễn Nga Linh

LỜI MỞ ĐẦU


Trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, cùng với xu hướng toàn cầu hoá
đã mở ra những cơ hội cùng những thách thức mới cho các doanh nghiệp. Do đó để có
thể tồn tại và phát triển trong môi trường rộng lớn, giàu tiềm năng nhưng cũng đầy rủi ro
mạo hiểm này, các doanh nghiệp luôn phải nắm bắt được những biến động trên thị trường
và có kế sách ứng phó kịp thời. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào mà một doanh nghiệp có thể
giải quyết được vấn đề trên, trong khi đó phải tiếp tục duy trì các hoạt động sản xuất kinh


doanh của mình sao cho có hiệu quả. Nhờ có phân tích tình hình tài chính của doanh
nghiệp, chúng ta sẽ có cái nhìn chung nhất về thực trạng tài chính của doanh nghiệp đó,
giúp các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp xác định được trong điểm trong công tác
quản lý tài chính, tìm ra những giải pháp tài chính hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa có rất nhiều chủ thể kinh tế khác
cũng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp dưới nhiều góc độ tuỳ theo mục
đích của mỗi chủ thể. Vì vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp đóng vai trò ngày càng
quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nói chung và của
CTCP nhựa - bao bì Vinh - VBC nói riêng.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, nhóm em lựa chọn đề tài: “Đánh giá tình
hình tài chính của CTCP nhựa - bao bì Vinh - VBC”
Bài thảo luận được chia làm 3 phần chính:
Phần 1: Phân tích chung về ngành nhựa – bao bì tại Việt Nam
Phần 2: Khái quát về CTCP nhựa – bao bì Vinh - VBC
Phần 3: Phân tích, đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các chỉ
số

I.

PHÂN TÍCH CHUNG VỀ NGÀNH NHỰA – BAO BÌ TẠI VIỆT NAM:


Trên thế giới cũng như là ở Việt Nam, Nhựa là ngành công nghiệp còn khá non trẻ
so với những ngành công nghiệp khác như cơ khí, điện – điện tử, dệt may… nhưng đây
lại là ngành có tốc độ tăng trưởng rất mạnh mẽ.
Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển của xã hội, ngành công nghiệp
Nhựa ngày càng gia tăng nhanh chóng không chỉ về sản lượng sản xuất mà còn nâng cao
cả về chất lượng. Đây là ngành công nghiệp tiêu biểu cho hoạt động sản xuất trong nước,
thu hút một lượng lớn lao động. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành nhựa cũng kéo theo
các hệ lụy về ô nhiễm môi trường. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội về bảo vệ môi

trường và hướng tới cộng đồng là nhân tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển bền
vững của Doanh nghiệp.
Chỉ riêng trong giai đoạn 2010 – 2015, ngành Nhựa đã vươn lên là một trong
những ngành công nghiệp có tăng trưởng cao nhất của Việt Nam, với mức tăng hàng năm
từ 16% - 18% (chỉ sau ngành viễn thông và dệt may), có những mặt hàng tốc độ tăng
trưởng đạt gần 100%/năm. Điều này cũng xuất phát từ chính đặc điểm của thị trường nội
đia nước nhà khi ngành Nhựa mới chỉ ở bước đầu phát triển so với thế giới do đó còn
nhiều tiềm năng chưa khai thác hết cùng với sự thiết yếu của các sản phẩm ngành Nhựa
trong tất cả các lĩnh vực đời sống thường ngày của người dân. Nhằm phát triển một
ngành công nghiệp nhựa vững mạnh, năm 2011 Chính phủ Việt Nam đã thông qua kế
hoạch phát triển ngành công nghiệp Nhựa Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2025
đã được sự chấp thuận của Bộ Công nghiệp và Thương mại.
Theo kế hoạch này, mục tiêu ngành Nhựa Việt Nam sẽ đạt giá trị sản xuất công
nghiệp 78.5 nghìn tỷ đồng vào năm 2015 và 181.57 nghìn tỷ đồng vào năm 2020. Tốc độ
tăng trưởng giá trị sản xuất trong giai đoạn 2011 – 2020 theo kế hoạch được duyệt sẽ ở
mứ 17.5%/năm, ngành công nghiệp nhựa sẽ chiếm 5.5% tổng giá trị sản xuất công nghiệp
vào năm 2020. Kế hoạch xuất khẩu sản phẩm nhựa sẽ đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm là
15% để đạt 2.15 tỷ USD vào năm 2015 và 4.3 tỷ USD vào năm 2020.
Hiện nay các sản phẩm ngành Nhựa của Việt Nam đang có mặt tại gần 160 nước
với kim ngạch xuất khẩu ngành nhựa tăng khá mạnh qua các năm điển hình là từ 1,2 tỷ
USD vào 2012 tăng gấp đôi lên 2,4 tỷ USD vào 2015. Từ đó đưa sản phẩm ra rộng hơn
với thị trường quốc tế như Nhật Bản, Mỹ, một số quốc gia thuộc khu vực châu Âu và
ASEAN,… Nguồn nguyên liệu đầu vào phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu từ nước ngoài
do ngành Hóa dầu trong nước chưa phát triển và áp lực đến từ các Hiệp định thương mại
tự do sẽ là các khó khăn chính mà ngành Nhựa trong nước phải đối mặt trong thời gian
tới.

II.

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA - BAO BÌ VINH – VBC



1. Giới thiệu về công ty:
Công ty Cổ phần Nhựa - Bao bì Vinh (tên quốc tế: Vinh Plastic And Bags Joint
Stock Company - Viết tắt: VBC) là công ty chuyên sản xuất và cung ứng bao bì xi măng,
bao bì nông sản và các loại bao bì nhựa uy tín, chất lượng tại Thành phố Vinh.
Được thành lập từ năm 1990, đến nay đơn vị vẫn khẳng định vị trí là một trong
những nhà phân phối lớn sản phẩm bao bì các loại, đảm bảo hàng cung ứng liên tục, giao
hàng đúng hẹn. Với đội ngũ nhân viên không ngừng lớn mạnh (khoảng 1000 người), hệ
thống trang thiết bị máy móc hiện đại tiên tiến, Bao bì Vinh cam kết: Mang tới khách
hàng những sản phẩm chất lượng tốt nhất, giá cả cạnh tranh nhất.
a. Lịch sử hình thành:
Công ty Cổ phần Nhựa - Bao bì Vinh tiền thân là Nhà máy Nhựa Bao bì thuộc
Công ty Hợp tác kinh tế - Quân khu 4, được thành lập theo quyết định số 1531/QĐ/QP
ngày 31 tháng 8 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Sau một thời gian xây dựng và
ổn định bộ máy, đầu năm 1997 đơn vị chính thức đi vào hoạt động.
Thực hiện chủ trương của Nhà nước về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, ngày 10/10/2002 Bộ Quốc phòng phê duyệt
phương án thí điểm chuyển Nhà máy Nhựa Bao bì thuộc Công ty Hợp tác kinh tế thành
Công ty Cổ phần Nhựa - Bao bì Vinh theo Quyết định số 144/2002/QĐ-BQP của Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng. Công ty Cổ phần Nhựa - Bao bì Vinh đi vào hoạt động theo mô
hình Công ty Cổ phần ngày 01/01/2003.
Ngày 04/02/2010 Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã có Quyết định số 66/QĐSGDHN về việc chấp thuận niêm yết cổ phiếu Công ty Cổ phần Nhựa - Bao bì Vinh
(VBC) tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Ngày 17/03/2010 là ngày giao dịch đầu
tiên cổ phiếu VBC. Tháng 8 năm 2011, công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh
bằng việc chính thức đưa vào hoạt động Nhà máy sản xuất bao bì cơ sở II tại Gia lách,
Nghi xuân Hà tĩnh với tổng vốn đầu tư 54 tỷ đồng.
Qua hơn 15 năm hoạt động công ty đã phát triển vững mạnh về mọi mặt và trở
thành Công ty sản xuất bao bì lớn nhất khu vực miền Trung với sản lượng trên 100 triệu
vỏ bao mỗi năm. Sản phẩm của công ty có mặt trên thị trường toàn quốc và được khách

hàng tin cậy.
b. Lĩnh vực kinh doanh
- Ngành nghề kinh doanh:

Sản xuất, mua, bán bao bì xi măng, bao bì PP, PE và các sản phẩm bằng nhựa.

Mua, bán vật tư, nguyên liệu, thiết bị sản xuất bao bì các loại (hạt nhựa, giấy
Krapt, máy móc sản xuất bao bì…);
- Địa bàn kinh doanh: Toàn quốc
c. Vị thế công ty
Công ty đã có trên 10 năm kinh nghiệm sản xuất kinh doanh bao bì và hệ thống
khách hàng đã quan hệ gắn bó nhiều năm. Sản phẩm của công ty được sản xuất trên dây
chuyền công nghệ mới, tiên tiến và đồng bộ được nhập khẩu từ Đức, Áo, Ấn Độ, Đài
Loan và được tiêu thụ trên toàn quốc thông qua kênh phân phối bán hàng của công ty tại
Thành phố Vinh.


d. Chiến lược phát triển
Trong năm tới và những năm tiếp theo Công ty tiếp tục phát huy tốt công suất thiết
bị tại hai cơ sở, giữ vững thị trường hiện có và khai thác, lựa chọn các thị trường mới có
hiệu quả về kinh doanh và khả năng thanh thanh toán.
Tiếp tục đầu tư hoàn thiện dây chuyền máy móc thiết bị phục vụ sản xuất bao
container loại 1,5-2 tấn và bao Jumboo nhằm giảm tối đa lượng vật tư nguyên liệu hiện
phải mua ngoài.
Tìm kiếm thị trường và các ngành nghề sản xuất mới liên quan đến ngành nhựa để
đầu tư giai đoạn II Dự án Nhà máy sản xuất bao bì tại Cơ sở II Gia lách, Nghi xuân, Hà
tĩnh.
2. Đánh giá chung tình hình hoạt động của Công ty năm 2017:
Năm 2017, Công ty Cổ phần Nhựa - Bao bì Vinh hoạt động trong điều kiện nền
kinh tế thế giới phát triển ổn định, kinh tế Việt Nam tham gia hội nhập sâu rộng vào các

tổ chức Thương mại trong khu vực và Quốc tế. Lạm phát tương đối ổn định, lãi vay ngân
hàng vẫn duy trì ở mức tương đối cao; cạnh tranh về lao động giữa các doanh nghiệp
ngày càng lớn. Tiền lương tối thiểu, chi phí BHXH, BHYT do nhà nước quy định tăng
đều hàng năm....các yếu tố trên đó tác động đến giá thành sản phẩm và hiệu quả của công
ty. Giá cả nguyên vật liệu đầu vào của ngành sản xuất bao bì biến động thường xuyên.
Ngành xây lắp xây dựng bị hạn chế về đầu tư công nên mặt hàng xi măng thiêu thụ chậm.
Mặt hàng xi măng xuất khẩu chịu thuế xuất ở mức cao nên hạn chế xuất khẩu. Cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp trong ngành sản xuất bao bì để tăng thị phần diễn ra rất gay gắt.
Trong nhiệm kỳ qua Công ty sản xuất tăng trưởng hàng năm với các chỉ số tăng
trưởng năm sau cao hơn năm trước. Công ty đã đầu tư hàng năm để đáp ứng nhu cầu thị
trường, đến nay công ty đã đầu tư sản xuất đồng bộ cho 3 nhà máy (nhà máy 1; nhà máy
2; nhà máy 3) đảm bảo được yêu cầu của khách hàng với năng lực sản xuất đạt trên 765
tỷ đồng/ năm. Công tác thị trường và chất lượng sản phẩm được Công ty đặc biệt quan
tâm, hiện nay công ty tập trung phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các dòng
sản phẩm bao PP, OPP, jambo, sling. Công tác kỹ thuật, công nghệ, kiểm soát chất lượng,
quản lý các định mức kinh tế kỹ thuật được duy trì chặt chẽ và hiệu quả do đó chất lượng
sản phẩm về cơ bản đảm ứng được yêu cầu của người dùng; ưu tiên cải tiến công nghệ,
tăng năng suất lao động giảm giá thành sản xuất để sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị
trường.
Thực hiện có hiệu quả việc kiểm soát chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO
9001-2008, Thị phần của công ty ngày càng được mở rộng và phát triển trên thị trường.
Ngoài ra luôn đảm bảo việc làm cho người lao động, bố trí sắp xếp lao động hợp lý,
không ngừng nâng cao đời sống cho người lao động; thực hiện đầy đủ các chế độ chính
sách về tiền lương, thưởng, ăn ca, chế độ bồi dưỡng độc hại, BHXH, BHYT, chế độ hợp
đồng…đối với người lao động theo pháp luật quy định và quy chế của công ty. Các hoạt
động về công tác Đảng, Đoàn, thanh niên, phụ nữ được duy trì và hoạt động có hiệu quả
từ đó tạo ra nét văn hóa riêng của công ty. Tổ chức biên chế, nhân sự chủ chốt trong năm
2017 có nhiều thay đổi đã phần nào ảnh hưởng đến công tác quản lý điều hành của công
ty. Tuy nhiên nhờ sự đồng lòng từ ban quản trị cho tới cán bộ công nhân viên nên công
tác thị trường và quản lý điều hành sản xuất dần ổn định và phát huy có hiệu quả. Chất



lượng sản phẩm được duy trì, khẳng định được thương hiệu và uy tín đối với khách hàng.
Các chỉ tiêu chính về sản xuất kinh doanh đã đạt và vượt kế hoạch đặt ra. Trong đó
Doanh thu thuần đạt hơn 763 tỷ đồng vượt kế hoạch 8.76% dẫn đến lợi nhuận sau thuế
cũng tăng 8.11% so với kế hoạch và đạt gần 27 tỷ đồng vào cuối năm 2017.

III.

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP


1. Phân tích tình hình thông qua Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán là một phương pháp kế toán và là một báo cáo kế toán chủ
yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo hai cách phân loại là kết
cấu vốn và nguồn hình thành vốn hiện có của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất
định. Bảng cân đối kế toán là bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp
tại thời điểm lập báo cáo. Phân tích bảng cân đối kế toán chúng ta sẽ thấy được khái quát
tình hình tài chính, trình độ quản lý và xử lý vốn, triển vọng kinh tế tài chính của công ty
để định hướng cho việc nghiên cứu, phân tích tiếp theo.
a. Đánh giá khái quát sự biến động về vốn và nguồn vốn:
Năm
Năm
Năm
Năm
Chỉ tiêu
2014KT/ĐL
2015KT/ĐL 2016KT/ĐL 2017KT/ĐL
Tài sản ngắn hạn


206,805

235,254

299,053

316,785

Tiền và các khoản tương
đương tiền

1,245

347

7,942

8,092

Các khoản phải thu ngắn hạn

144,720

165,140

189,469

221,266


Hàng tồn kho

59,015

68,331

97,943

85,214

Tài sản ngắn hạn khác

1,826

1,436

3,698

2,213

Tài sản dài hạn

53,311

48,911

81,179

103,124


Tài sản cố định

49,095

40,376

72,409

95,679

Tổng cộng tài sản

260,116

284,165

380,232

419,909

Nợ phải trả

173,079

189,037

282,026

315,460


Nợ ngắn hạn

166,593

189,037

260,725

285,451

Nợ dài hạn

6,485

21,301

30,009

Vốn chủ sở hữu

87,038

95,128

98,206

104,449

Vốn đầu tư của chủ sở hữu


30,000

30,000

30,000

75,000

Thặng dư vốn cổ phần

1,450

1,450

1,450

1,450

Lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối

21,456

25,491

26,436

26,811

260,116


284,165

380,232

419,909

Các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn

Bất động sản đầu tư
Các khoản đầu tư tài chính dài
hạn

Lợi ích của cổ đông thiểu số
Tổng cộng nguồn vốn


CÂN
ĐỐI
KẾ
TOÁN
Tổng
cộng tài
sản

Nghiên cứu sự biến động về vốn và nguồn vốn sẽ cho ta biết được sự biến động về
quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của công ty.

Đánh giá khái quát sự biến động về vốn:

Năm
Năm Năm
2014/2015
2015/2016
2016/2017
Năm
2015
2016
2017
2014
Số
KT/Đ KT/Đ KT/Đ
% Số tiền
%
Số tiền
%
KT/ĐL
tiền
L
L
L
260,116

284,16
5

380,23
2

419,9

09

24,04
9

9.25

96,067

33.81

39,677

110.4
3

Tổng giá trị tài sản năm 2014 là thấp nhất 260,116 triệu đồng. Đến năm 2017, tổng
giá trị tài sản của Công ty đã là 419,909 triệu đồng, tăng 159,793 triệu đồng, tăng 61,43%
so với năm 2014. Mức tăng của năm 2016 so với 2015 là cao nhất, 33,81%. Chứng tỏ,
quy mô kinh doanh của công ty tăng lên đáng kể. Năm 2017 tăng 10,43% so với năm
2016.
→ Như vậy, theo nhận định ban đầu, theo quy mô năm 2014 là thấp nhất trong 4
năm, công ty đã không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh trong 3 năm tiếp theo. Quy
mô được mở rộng nhất trong năm 2016. Tuy nhiên, đây mới chỉ là phân tích trên tổng thể,
sự tăng giảm tài sản chỉ nói lên rằng quy mô hoạt động kinh doanh của Công ty trong
năm được mở rộng hay thu hẹp, chưa thấy được nguyên nhân làm gia tăng vốn và hiệu
quả của việc điều tiết quy mô kinh doanh trên là tốt hay xấu. Vì thế, chúng ta sẽ tiếp tục
phân tích sâu hơn.

Đánh giá khái quát sự biến động về nguồn vốn:

Năm
Năm
Năm
Năm
2014/2015
2015/2016
2016/2017
CÂN ĐỐI 2014
2015
2016
2017
Số
Số
KẾ TOÁN KT/Đ KT/Đ KT/Đ KT/Đ Số tiền %
%
%
tiền
tiền
L
L
L
L
Nợ
phải 173,07 189,03 282,02 315,46
92,98 49.19
33,43 11.85
15,958
9.22%
trả
9

7
6
0
9
%
4
%
Vốn chủ
104,44
87,038 95,128 98,206
8,090
9.29% 3,078 3.24% 6,243 6.36%
sở hữu
9
260,11 284,16 380,23 419,90
96,06 33.81
39,67 10.43
Tổng
24,048
9.25%
7
5
2
9
7
%
7
%
Giống như tổng tài sản, nguồn vốn cũng tăng qua các năm đúng bằng giá trị của
tổng tài sản. Mà nguồn vốn thì được hình thành từ vốn chủ sở hữu và nợ phải trả, do đó

chúng ta cần phải biết sự gia tăng này là từ đâu, có hợp pháp không?
Qua bảng trên ta thấy được, tổng nguồn vốn tăng lên qua các năm từ 2014 đến
2017 phần lớn là do nợ phải trả tăng. Năm 2016 tăng mạnh nhất, tăng 92,989 triệu đồng
so với năm 2015. Trong khi đó, nguồn vốn chủ sở hữu chỉ tăng nhẹ, nhiều nhất là 8,090


triệu đồng trong năm 2015 so với năm 2014. Tuy vậy, nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên qua
các năm cũng là một dấu hiệu đáng mừng, khả quan đối với công ty vì công ty có xu
hướng tự chủ vì tài chính.
→ Việc vốn chủ sở hữu tăng qua các năm là điều đáng mừng, cho thấy công ty
hoạt động có lãi và có xu hướng tự chủ về mặt tài chính. Tuy nhiên, ta đặc biệt chú ý năm
2016, vì để mở rộng quy mô kinh doanh, công ty đã tăng phần nợ phải trả lên quá cao,
điều này có thể làm cho chí phí tài chính tăng theo. Năm 2017 khả quan hơn, công ty
giảm nợ phải trả xuống còn khoảng 1/3 và tăng vốn chủ sở hữu gấp 2 lần.

Phân tích tính cân đối giữa vốn và nguồn vốn:
Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn là xét mối quan hệ giữa tài sản và
nguồn vốn nhằm đánh giá khái quát tình hình phân bổ, huy động sử dụng các loại vốn và
nguồn vốn. Qua đó, chúng ta có thể đánh giá được sự cân bằng tài chính của doanh
nghiệp.
 Tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn:
CÂN ĐỐI
TOÁN

KẾ Năm
2014KT/ĐL

Năm
2015KT/ĐL


Năm
2016KT/ĐL

Năm
2017KT/ĐL

Tài sản ngắn hạn

206,805

235,254

299,053

316,785

Nợ ngắn hạn

166,593

189,037

260,725

285,451

Tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn là điều hợp lý vì dấu hiệu này thể hiện
doanh nghiệp giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sử dụng
đúng mục đích nợ ngắn hạn. Đồng thời, nó cũng chỉ ra một sự hợp lý trong chu chuyển
tài sản ngắn hạn và kỳ thanh toán nợ ngắn hạn. Ngược lại, nếu tài sản ngắn hạn nhỏ hơn

nợ ngắn hạn điều này chứng tỏ doanh nghiệp không giữ vững quan hệ cân đối giữa tài
sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn vì xuất hiện dấu hiệu doanh nghiệp đã sử dụng một phần
nguồn vốn ngắn hạn vào tài sản dài hạn. Mặc dù nợ ngắn hạn có khi do chiếm dụng hợp
pháp hoặc có mức lãi thấp hơn lãi nợ dài hạn tuy nhiên chu kỳ luân chuyển tài sản khác
với chu kỳ thanh toán cho nên dễ dẫn đến những vi phạm nguyên tắc tín dụng và có thể
đưa đến một hệ quả tài chính xấu hơn.
 Tài sản dài hạn và nợ dài hạn:
CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tài sản dài hạn
Nợ dài hạn
Vốn chủ sở hữu

Năm
KT/ĐL
53,311
6,485
87,038

2014 Năm 2015 Năm 2016
KT/ĐL
KT/ĐL
48,911
81,179
21,301
95,128
98,206

Năm 2017
KT/ĐL
103,124

30,009
104,449

Tài sản dài hạn của Công ty Cổ phần Nhựa - Bao bì Vinh lớn hơn nợ dài hạn và
phần thiếu hụt được bù đắp từ vốn chủ sở hữu cũng là điều hợp lý. Vì nó thể hiện doanh
nghiệp sử dụng đúng mục đích nợ dài hạn là cả vốn chủ sở hữu, nhưng nếu phần thiếu
hụt được bù đắp từ nợ ngắn hạn là điều bất hợp lý như trình bày ở phần cân đối giữa tài
sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn phía trên. Nếu phần tài sản dài hạn nhỏ hơn nợ dài hạn điều


này chứng tỏ một phần nợ dài hạn đã chuyển vào tài trợ tài sản ngắn hạn. Hiện tượng này
vừa làm lãng phí chi phí lãi vay nợ dài hạn vừa thể hiện sử dụng sai mục đích nợ dài hạn.
Điều này có thể dẫn đến lợi nhuận kinh doanh giảm và những rối loạn tài chính doanh
nghiệp.
 Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu = Tài sản/Vốn chủ sở hữu
CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
KT/ĐL
KT/ĐL
KT/ĐL
KT/ĐL

Tổng cộng tài sản
Vốn chủ sở hữu
Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu

260,116
87,038
2.99


284,165
95,128
2.99

380,232
98,206
3.87

419,909
104,449
4.02

Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở
hữu. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1 thì chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp được tài
trợ bằng vốn chủ sở hữu càng ít làm cho khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp
càng kém và ngược lại. Công ty Cổ phần Nhựa - Bao bì Vinh đang có hệ số này khá cao
và tăng theo từng năm.
 Hệ số nợ trên tài sản = Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản
CÂN
ĐỐI
Năm
2014 Năm 2015 Năm
2016 Năm
2017
KẾ TOÁN
KT/ĐL
KT/ĐL
KT/ĐL
KT/ĐL

Nợ phải trả
173,079
189,037
282,026
315,460
Tổng cộng tài sản
260,116
284,165
380,232
419,909
Hệ số nợ trên tài sản 0.67
0.67
0.74
0.75
Chỉ tiêu này cho biết mức độ doanh nghiệp dùng các khoản nợ đầu tư cho tài sản
là bao nhiêu. Hệ số nợ cao, mức độ an toàn tài chính giảm đi, mức độ rủi ro cao hơn và
có thể doanh nghiệp sẽ bị lỗ nặng nếu hoạt động sản xuất kinh doanh không ổn định,
nhưng doanh nghiệp có khả năng thu lợi nhuận cao khi điều kiện kinh tế thuận lợi. Dù
vậy, nếu hệ số nợ này quá cao thì doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh
toán và không thể kiểm soát được hoạt động của mình. Công ty Cổ phần Nhựa - Bao bì
Vinh đang có hệ số này ở mức tương đối, vẫn trong tình trạng có thể kiểm soát được các
hoạt động của mình.
2. Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh
Năm 2016, doanh thu của Công ty chủ yếu đến từ doanh thu bán thành phẩm,
chiếm tới hơn 96% trong cơ cấu doanh thu. Sang năm 2017, doanh thu theo thành phẩm
vẫn tiếp tục ưu thế của mình và chiếm đến 99% trong khi đó doanh thu tiêu dùng nội địa
cũng khẳng định lợi thế với hơn 80% trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp.
Năm 2017 đánh dấu sự thành công của nền kinh tế với mức GDP cao nhất trong
vòng 6 năm trở lại đây. Cùng với sự phát triển này, trong năm 2017, Công ty Cổ phần

Nhựa Bao bì Vinh ghi nhận kết quả tương đối khả quan. Doanh thu thuần đạt hơn 763 tỷ
đồng, tăng 1.09 lần so với năm 2016 và là mức cao nhất từ năm 2014 trở lại đây. Trong
khi đó, Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 34 tỷ đồng, tăng 1.3 lần so với 2016 dù sau cùng


Lợi nhuận sau thuế năm 2017 đạt được chỉ gần 27 tỷ đồng, tăng 1.01 lần so với năm
2016. Nhờ kết quả kinh doanh khả quan mà trong năm 2017, Công ty đã hoàn thành và
vượt tất cả các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra tại Đại hội đồng cổ đông.
Trong năm 2017 các chỉ tiêu cơ bản đều đạt và vượt so với kế hoạch năm đặt ra.
Doanh thu thuần và Lợi nhuận sau thuế năm 2017 lần lượt đạt 736 tỷ đồng và 27 tỷ đồng
tương ứng tăng 8.76% và 8.11% so với kế hoạch đề ra năm trước. Các máy móc đã đầu tư
phát huy công suất, nâng doanh thu, lợi nhuận và tạo công ăn việc làm cho người lao
động. So với năm 2016 thị trường xuất khẩu đã được mở rộng góp phần nâng doanh thu
của toàn công ty đồng thời bù đắp những thiếu hụt do thị trường bao xi măng bị sụt giảm.
Đạt được thành công này không thể không kể đến sự nỗ lực của Ban lãnh đạo doanh
nghiệp trong điều hành lẫn đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm đã không
ngừng phấn đấu trong việc cải tiến bộ máy sản xuất, nâng cao trình độ công nghệ, giúp
hạn chế chi phí nhân công, tối thiểu hóa thời gian sản xuất mà cũng tối đa được sản lượng
sản xuất nhất có thể.
3. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Nhựa - Bao bì Vinh
Về tình hình tài chính: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của Công ty ở mức
an toàn; khả năng thanh toán nợ ngắn hạn >1 lần, thể hiện khả năng thanh toán ngắn hạn
của Công ty tương đối tốt; khả năng thanh toán nhanh.
4.Phân tích từng tỷ số:
CHỈ
TIÊU

Năm 2014

Năm 2015


Năm 2016

Năm 2017

1.ROA

0.095249768

0.09714082

0.076734126

0.053630481

LNST

26.811

26.436

25.491

21.456

Skd

281.481

272.141


332.199

400.071

2. ROS

0.141111269

0.118510416

0.14882127

0.112645887

LNST

26.811

26.436

25.491

21.456

LCT

189.999

223.069


171.286

190.473

3. ROE

0.264601386

0.273474919

0.279865617

0.253218935

Svc

101.326

96.667

91.083

84.733

Qua bảng phân tích trên ta có thể thấy, khả năng sinh lời của công ty là không khả quan
và điều này có thể không làm yên lòng các chủ thể có lợi ích liên quan.
- Hệ số sinh lời cơ bản cơ bản của vốn kinh doanh (ROA)



+ Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh ROA năm 2017 là 0.053630481 lần, năm
2016 là 0.076734126 lần, ROA năm 2017 giảm so với năm 2016 là 0,023103645 lần
tương ứng với tỷ lệ giảm 30,1%. Có nghĩa là trong năm 2017, bình quân một đồng vốn
tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được 0.053630481 đồng lợi nhuận
sau thuế, trong năm 2016, bình quân một đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh
doanh sẽ tạo ra được 0.076734126 đồng lợi nhuận sau thuế. Ở cả hai năm, ROA đều lớn
hơn 0 mà ROA của năm 2017 thấp hơn so với năm 2016 nên việc sử dụng tài sản tham
gia vào quá trình sản xuất kinh doanh là chưa hiệu quả
+ Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh ROA năm 2016 là 0.076734126 lần, năm
2015 là 0.09714082 lần, ROA năm 2016 giảm so với năm 2015 là 0,020406694 lần tương
ứng với tỷ lệ giảm 21%. Có nghĩa là trong năm 2016, bình quân một đồng vốn tham gia
vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được 0.076734126 đồng lợi nhuận sau thuế,
trong năm 2015, bình quân một đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ
tạo ra được 0.09714082 đồng lợi nhuận sau thuế. Ở cả hai năm, ROA đều lớn hơn 0 mà
ROA của năm 2016 thấp hơn so với năm 2015 nên việc sử dụng tài sản tham gia vào quá
trình sản xuất kinh doanh là chưa hiệu quả
+Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh ROA năm 2015 là 0.09714082 lần, năm 2014
là 0.095249768 lần, ROA năm 2015 tăng so với năm 2014 là 0,001891052 lần tương ứng
với tỷ lệ tăng 2%. Có nghĩa là trong năm 2015, bình quân một đồng vốn tham gia vào quá
trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được 0.09714082 đồng lợi nhuận sau thuế, trong năm
2014, bình quân một đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được
0.095249768 đồng lợi nhuận sau thuế. Ở cả hai năm, ROA đều lớn hơn 0 mà ROA của
năm 2015 cao hơn so với năm 2014 nhưng Lợi nhuận sau thuế và vốn kinh doanh bình
quân năm 2015 so với 2014 thấp hơn nên việc sử dụng tài sản tham gia vào quá trình sản
xuất kinh doanh là có chút hiệu quả.
-

Hệ số sinh lời hoạt đông (ROS)

+ Hệ số sinh lời hoạt đông (ROS) năm 2017 là 0.112645887 lần, năm 2016 là

0.14882127 lần, ROS năm 2017 giảm so với 2016 là 0,036175383 lần tương ứng với tỷ lệ
giảm 24,3%. Điều này cho biết trong năm 2017, bình quân một đồng thu nhập mà doanh
nghiệp thu được 0.112645887 đồng lợi nhuận sau thuế. Trong năm 2016 bình quân một
đồng thu nhập doanh nghiệp thu về được 0.14882127 đồng lợi nhuận sau thuế. Cả 2 năm
có ROS lớn hơn 0 nên doanh nghiệp làm ăn có lãi, nhưng ROS của 2017 so với 2016 lại
giảm hơn. Lợi nhuận sau thuế và Luân chuyển thuần năm 2016 cao hơn năm 2017 nên
chứng tỏ công tác quản trị chi phí năm 2017 của công ty không hiệu quả bằng năm 2016
nên doanh nghiệp cần phát huy công tác quản trị chi phí hơn.
+ Hệ số sinh lời hoạt đông (ROS) năm 2016 là 0.14882127 lần, năm 2015 là
0.118510416 lần, ROS năm 2016 tăng so với 2015 là 0,030310854 lần tương ứng với tỷ
lệ tăng 25,5%. Điều này cho biết trong năm 2016, bình quân một đồng thu nhập mà
doanh nghiệp thu được 0.14882127 đồng lợi nhuận sau thuế. Trong năm 2015 bình quân
một đồng thu nhập doanh nghiệp thu về được 0.118510416 đồng lợi nhuận sau thuế. Cả 2


năm có ROS lớn hơn 0 nên doanh nghiệp làm ăn có lãi đồng thời ROS năm 2016 cao hơn
năm 2015. chứng tỏ công tác quản trị chi phí năm 2016 hiệu quả hơn nên doanh nghiệp
cần phát huy công tác quản trị chi phí.
+ Hệ số sinh lời hoạt đông (ROS) năm 2015 là 0.118510416 lần, năm 2014 là
0.141111269 lần, ROS năm 2015 giảm so với 2014 là 0,022699853 lần tương ứng với tỷ
lệ giảm 16,01%. Điều này cho biết trong năm 2015, bình quân một đồng thu nhập mà
doanh nghiệp thu được 0.118510416 đồng lợi nhuận sau thuế. Trong năm 2014 bình quân
một đồng thu nhập doanh nghiệp thu về được 0.141111269 đồng lợi nhuận sau thuế. Cả 2
năm có ROS lớn hơn 0 nên doanh nghiệp làm ăn có lãi đồng thời ROS năm 2015 thấp
hơn năm 2014 chứng tỏ công tác quản trị chi phí năm 2015 chưa hiệu quả nên doanh
nghiệp cần phát huy công tác quản trị chi phí.
- Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu ( ROE)
+ Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu năm 2017 là 0.253218935 lần, năm 2016 là 0.279865617
lần, ROE năm 2017 so với năm 2016 giảm 0,026646682 lần tương ứng với tỷ lệ giảm
9,5%. Điều này có nghĩa là vào năm 2017 bình quân một đồng vốn chủ sở hữu tham gia

vào sản xuất kinh doanh thì đem lại 0.253218935 đồng lợi nhuận sau thuế, trong năm
2016 bình quân một đồng vốn chủ sở hữu tham gia vào sản xuất kinh doanh thì đem lại
0.279865617 đồng lợi nhuận sau thuế. Ở cả hai năm, ROE lớn hơn 0 đồng thời ROE của
năm 2017 thấp hơn 2016 chứng tỏ doanh nghiệp cần sử dụng đồng Vốn chủ sở hữu một
cách có hiệu quả hơn.
+ Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu năm 2016 là 0.279865617 lần, năm 2015 là 0.273474919
lần, ROE năm 2016 so với năm 2015 tăng 0,00639698 lần tương ứng với tỷ lệ tăng
2,33%. Điều này có nghĩa là vào năm 2016 bình quân một đồng vốn chủ sở hữu tham gia
vào sản xuất kinh doanh thì đem lại 0.279865617 đồng lợi nhuận sau thuế, trong năm
2016 bình quân một đồng vốn chủ sở hữu tham gia vào sản xuất kinh doanh thì đem lại
0.273474919 đồng lợi nhuận sau thuế. Ở cả hai năm, ROE lớn hơn 0 đồng thời ROE của
năm 2016 cao hơn 2015 nhưng vốn chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế đều thấp hơn chứng
tỏ doanh nghiệp cần sử dụng đồng Vốn chủ sở hữu một cách có hiệu quả hơn.
+Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu năm 2015 là 0.273474919 lần, năm 2014 là 0.264601386
lần, ROE năm 2015 so với năm 2014 tăng 0,008873533 lần tương ứng với tỷ lệ tăng
3,25%. Điều này có nghĩa là vào năm 2015 bình quân một đồng vốn chủ sở hữu tham gia
vào sản xuất kinh doanh thì đem lại 0.273474919 đồng lợi nhuận sau thuế, trong năm
2014 bình quân một đồng vốn chủ sở hữu tham gia vào sản xuất kinh doanh thì đem lại
0.264601386 đồng lợi nhuận sau thuế. Ở cả hai năm, ROE lớn hơn 0 đồng thời ROE của
năm 2016 cao hơn 2015 nhưng vốn chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế đều thấp hơn chứng
tỏ doanh nghiệp cần sử dụng đồng Vốn chủ sở hữu một cách có hiệu quả hơn.
Công ty đang duy trì ở mức không khả quan lắm, doanh nghiệp phải phát huy nhiều hơn
nữa công tác quản trị chi phí của mình và kế hoạch sử dụng tài sản một cách hiệu quả
nhất.


KẾT LUẬN
Phân tích tài chính là hoạt động không thể thiếu của bất kỳ doanh nghiệp nào muốn thắng
thế trong cạnh tranh, đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Trong phân
tích tài chính thì phân tích báo cáo tài chính đóng vai trò quan trọng nhất. Phân tích báo

báo tài chính cung cấp các thông tin tài chính rõ ràng nhất về tình hình tài chính, tình


hình hoạt động kinh doanh, tình hình vốn, công nợ,.... cho nhà quản trị doanh nghiệp kịp
thời đưa ra các quyết định đầu tư.
Trong bài thảo luận trên, nhóm em đã cố gắng vận dụng các kiến thức đã học cùng việc
nghiên cứu thực tês hoạt động của công ty để đưa ra những đánh giá hợp lý nhất. Tuy
nhiên do hạn chế về thời gian và kiến thức nên bài thảo luận có thể còn tồn tại một số hạn
chế nhất định.
Nhóm em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy để bài thảo luận được hoàn
thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!



×