Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tiểu luận môn quản trị tài chính phân tích đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần bao bì dầu khí việt nam PBP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

----------

BÀI TẬP LỚN
Môn: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
ĐỀ BÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ DẦU KHÍ VIỆT NAM – PBP

Lớp

:

CAO HỌC CH26P

Giảng viên
Nhóm thực hiệnoạch

:
:

TS. LÊ ĐỨC HOÀNG
Nguyễn Phương Lê
Phạm Trung Kiên
Hà Hoàng Linh
Phạm Duy Khánh
Đỗ Thu Thủy
Bùi Thị Hồng Nhung


Hà Nội, tháng 6 năm 2018


Mục Lục
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................. 3
I. Giới thiệu Công ty Cổ phần bao bì dầu khí Việt Nam - PBP ... 4
1. Tổng quan vể PBP ............................................................... 4
2. Lịch sử phát triển ................................................................ 4
3. Sản phẩm chủ đạo ............................................................... 4
4. Báo cáo tài chính ................................................................. 5
4.1 Báo cáo kết quả kinh doanh ............................................... 5
4.2 Bảng cân đối kế toán ........................................................ 6
4.3 Lưu chuyển tiền tệ ............................................................ 7
4.4 Tỷ số tài chính của doanh nghiệp qua các năm .................... 8
5. Thông số tài chính trung bình ngành ................................... 8
II.

Phân tích các tỷ số theo báo cáo trung bình ngành ............... 9

III. Phân tích xu hướng 5 năm của doanh nghiệp ..................... 10
1. Tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận:................................ 10
2. Đánh giá về sự tăng trưởng nguồn vốn: .............................. 11
3. Phân tích tăng trưởng EPS và Giá ..................................... 12
4. Tỷ lệ tăng trưởng khối lượng và giá sổ sách: ...................... 13
5. Dự đoán xu hướng trong 5 năm tới: .................................. 14


Đề tài:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CÔNG
TY CỔ PHẦN BAO BÌ DẦU KHÍ VIỆT NAM – PBP

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường mỗi doanh nghiệp là một tế bào kinh tế, là một đơn vị độc lập
tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu về lợi nhuận. Vì vậy, tối đa hóa
lợi nhuận là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Muốn vậy, doanh nghiệp
cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, quản lý và sử
dụng tốt nguồn nguyên vật chất cũng như nhân lực của mình để có những quyết sách, chiến
lược phù hợp.
Phân tích hoạt động tài chính là công việc thường xuyên và vô cùng cần thiết không những
đối với các chủ sở hữu doanh nghiệp mà còn cần thiết đối với tất cả các đối tượng bên
ngoài doanh nghiệp có quan hệ về kinh tế và pháp lý với doanh nghiệp. Đánh giá được
đúng thực trạng tài chính, doanh nghiệp sẽ đưa ra các quyết kinh tế thích hợp, sử dụng một
cách tiết kiệm và có hiệu quả vốn và các nguồn lực, nhà đầu tư có quyết định đúng đắn với
khoản cho vay, nhà cung cấp và khách hàng đảm bảo được việc doanh nghiệp sẽ thực hiện
các cam kết đặt ra các co quan quản lý Nhà nước có được các chính sách để tạo điều kiện
thuận lợi cũng như hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đồng thời kiểm
soát được hoạt động của doanh nghiệp bằng pháp luật
Báo cáo tài chính là sản phẩm cuối cùng của công tác kế toán được xem như tấm gương
phản ánh toàn diện về tình hình tài chính, khả năng và sức mạnh của một doanh nghiệp tại
một thời điểm nhất định. Do đó, việc trình bày các báo cáo tài chính một cách trung thực
và khách quan sẽ là điều kiện tiên quyết để phân tích chính xác hoạt động tài chính của
doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích hoạt động tài chính và
đánh giá thực trạng tài chính của một doanh nghiệp nhóm em đã chọn đề tài “PHÂN TÍCH
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ DẦU KHÍ
VIỆT NAM – PBP”.


I.

Giới thiệu Công ty Cổ phần bao bì dầu khí Việt Nam - PBP


1. Tổng quan vể PBP
Thực hiện theo chỉ đạo của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, vào ngày
8/6/2010 Tổng Công ty CP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco) đã cùng với
Tổng Công ty Phân bón và Hóa Chất Dầu khí (PVFCCo) và Công ty TNHH
Trang Hoàng Mỹ tổ chức thành công Đại hội Cổ đông thành lập Công ty Cổ
phần Bao bì Dầu khí Việt Nam (PSP) với vốn điều lệ ban đầu của Công ty là 25
tỷ đồng, trong đó Petrosetco góp 51%; PVFCCo góp 19% và Công ty TNHH
Trang Hoàng Mỹ góp 30% vốn điều lệ. Nhiệm vụ chính của Công ty trong thời
gian đầu là điều hành và phát triển Dự án Nhà máy sản xuất Bao bì Dầu khí tại
Bạc Liêu.
2. Lịch sử phát triển
-

Năm 2010: Ngày 10/06/2010, PBP chính thức được thành lập.

-

Năm 2011: Hoàn thành dự án Nhà máy Sản xuất bao bì Dầu khí Bạc Liêu.

-

Năm 2012: PBP chính thức trở thành công ty con của PVFC.

-

Năm 2013 – 2014: PBP ghép thành công sản phẩm bao BOPP trên máy tráng tận
dụng. Công suất bao bì đạt 100% công suất thiết kế.

-


Năm 2015: PBP niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội với mã chúng khoán là
PBP.

-

Năm 2016: PBP hoàn thành dự án Nhà máy Sản xuất phân bón Dầu khí Bạc
Liêu.

-

Năm 2017: PBP đưa sản phẩm phân bón N Humate + TE ra thị trường. Đồng
thời, PBP cũng được cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2015.

3. Sản phẩm chủ đạo
-

Bao bì đóng gói: Bao PP Trắng, Bao PP ghép màng BOPP, Bao PP dệt, Vải
manh,..

-

Phân bón: N.Humate Te 28.5, N.Humate Te 28.6, N.Humate Te 28.7,..


4. Báo cáo tài chính
4.1 Báo cáo kết quả kinh doanh


4.2 Bảng cân đối kế toán



5. Lưu chuyển tiền tệ


4.4 Tỷ số tài chính của doanh nghiệp qua các năm

6. Thông số tài chính trung bình ngành


II.

Phân tích các tỷ số theo báo cáo trung bình ngành
1. Tỷ lệ lãi gộp
Tỷ lệ lãi gộp của công ty năm 2017 là 5% thấp hơn gần 3 lần so với trung bình
ngành (14.25%) nên công ty đang kinh doanh chưa có lợi thế cao đối với đối thủ
cạnh tranh trong ngành, công ty sẽ phải bán nhiều sản phẩm hơn để kiếm bằng số
tiền mà đối thủ cạnh tranh ngành kiếm được.
2. Tỷ lệ EBIT
Tỷ lệ EBIT của công ty năm 2017 là 4.59% thấp hơn so với trung bình ngành
(6.54%), khả năng thu được lợi nhuận của công ty hiện đang thấp hơn trung bình
ngành rất nhiều
3. Tỷ lệ lãi ròng
Tỷ lệ lãi ròng năm 2017 là 4% xấp xỉ bằng với trung bình ngành là 4.91%. Điều này
cho thấy lợi nhuận của công ty năm 2017 chiếm 4% so với doanh thu, công ty hiện
đang có lãi tuy nhiên lợi nhuận vẫn chưa cao so với các công ty đối thủ.
4. Khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán nhanh năm 2017 của công ty là 0.4% kém gấp 5 lần so với
trung bình ngành (2.11%) điều này công ty chưa đảm bảo được khả năng thanh toán
của mình

5. Khả năng thanh toán hiện hành
Khả năng thánh toanh hiện hành năm 2017 của công ty là 1% kém 3 lần so với trung
bình ngành (3.2%) điều này cũng cho thấy khả năng thanh toán của công ty còn rất
kém.
6. Nợ dài hạn/vốn chủ sở hữu
Chỉ số này của công ty là 0.4% cao hơn trung bình ngành gấp 3 lần (0.17%) điều
này chứng tỏ công ty bị phụ thuộc vào việc huy động vốn từ vay nợ, như vậy doanh
nghiệp sẽ chịu độ rủi ro cao.
7. Tổng nợ/vốn chủ sở hữu
Chỉ số này của công ty là 1.3 cao hơn một chút so với trung bình ngành (1.1%) công
ty phụ thuộc vào việc huy động vốn từ vay nợ.


8. ROA
ROA của công ty năm 2017 là 7% cao hơn trung bình ngành là 5.81%. Điều này
cho thấy doanh nghiệp làm ăn đang có lãi. Tuy nhiên hiệu quả quản lý và sử dụng
tài sản chưa được tối ưu nên thu nhập của doanh nghiệp chưa được cao
9. ROE
ROE của công ty năm 2017 là 6% thấp hơn ROE trung bình ngành (10.72%) điều
này cho thấy việc sử dụng vốn chưa hiệu quả.
10. ROIC
ROIC của công ty năm 2017 là 4% thấp hơn của trung bình ngành là 10.15% điều
này lại một lần nữa cho thấy công ty sử dụng vốn chưa có hiệu quả.

III.

Phân tích xu hướng 5 năm của doanh nghiệp

Nhìn chung trong 8 năm qua, công ty Cổ phần bao bì dầu khí Việt Nam hoạt động có hiệu
quả, biểu hiện là doanh thu và lợi nhuận luôn giữ ở mức ổn định. Cụ thể như sau:

1. Tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận:

 Doanh thu: Từ biểu đồ ta thấy sau giai đoạn đầu thành lập và phát triển, doanh thu
của công ty giữ ở mức ổn định trong 5 năm liền và có sự tăng nhẹ vào năm 2017. Từ
hơn 128 tỷ đồng năm 2013 tăng lên 192 tỷ đồng năm 2017 với tốc độ tăng là 50%.
 Chi phí: Song song với sự duy trì ổn định của doanh thu thì chi phí hoạt động của
công ty cũng tăng nhẹ qua các năm, trong đó, năm 2017 có chi phí cao nhất với tổng
chi phí là trên 18 tỷ đồng. Chi phí hoạt động bao gồm: chi phí tài chính, chi phí lãi
vay, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,… Nhìn vào biểu đồ ta thấy năm
2017 dù chi phí cao, nhưng doanh thu cũng tăng cao. Vì vậy, công ty vẫn có mức lợi
nhuận ổn định, không chênh lệch nhiều so với các năm trước.


 Lợi nhuận: Cùng với sự ổn định của doanh thu thì lợi nhuận cũng giữ mức ổn định
qua các năm. Năm 2013 là năm công ty thu được lợi nhuận nhiều nhất, từ năm 2014
đến 2017, lợi nhuận có sự thay đổi không đáng kể.
Tuy nhiên, tính đến tháng 6 năm 2018, ta thấy công ty chưa có sự tăng trưởng vượt
bậc về cả doanh thu lẫn lợi nhuận. Trong nửa đầu năm 2018, doanh thu của công ty
đạt mức gần 64 tỷ đồng. Nếu hiệu quả kinh doanh của công ty không thay đổi thì dự
đoán đến hết năm 2018, công ty sẽ đạt mức doanh thu xấp xỉ 128 tỷ đồng, với lợi
nhuận tương đương với trung bình các năm trước.
2. Đánh giá về sự tăng trưởng nguồn vốn:

 Tỷ trọng tổng nợ so với Tổng nguồn vốn:
Từ năm 2011 đến 2017, nhìn chung, tổng nguồn vốn có sự tăng nhẹ qua các năm,
đồng thời, tổng nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Ta thấy số
nợ phải trả so với tổng nguồn vốn giảm nhẹ vào năm 2014 và 2015, từ khoảng 47,5
tỷ năm 2012 xuống còn khoảng 24 tỷ năm 2015. Như vậy, trong vòng 3 năm, mức tỷ
trọng của nợ phải trả so với tổng nguồn vốn đã giảm khoàng 47,5%. Tuy nhiên, 2
năm sau đó, tổng nợ tăng lên rất nhiều. Nếu năm 2015 tổng nợ vào khoảng 24 tỷ đồng,

thì năm 2017 tổng nợ lên đến hơn 63 tỷ đồng.
 Tỷ trọng vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn:
Trong 3 năm đầu phát triển của công ty, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng không nhiều
so với tổng nguồn vốn, và luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn đáng kể so với tổng nợ. Đến
năm 2014, tổng nguồn vốn có sự tăng nhẹ, tỷ lệ thuận với vốn chủ sở hữu. Ở thời
điểm này, vốn chủ sở hữu và tổng nợ đạt mức gần bằng nhau, xấp xỉ 50% tổng nguồn


vốn. Năm 2015, tổng nguồn vốn lại có sự giảm nhẹ, do số tổng nợ giảm xuống. Điều
này cho thấy tình hình kinh doanh của công ty vào năm 2014 và 2015 có sự phát triển
tốt. Tuy nhiên, tình trạng này không được duy trì lâu vì năm 2016 và 2017, tổng nguồn
vốn tăng lên, nhưng tỷ lệ thuận cùng với nó là tổng nợ. Công ty lại rơi vào tình trạng
tổng nợ cao hơn vốn chủ sở hữu. Dù vậy, tỷ trọng nợ phải trả so với tổng nguồn vốn
vẫn giữ ở mức khoảng 50%. Mặt khác, tỷ trọng của vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn
vốn lại giảm xuống. Như vậy, trong các năm qua công ty đã cố gắng tăng nguồn vốn
chủ sở hữu nhưng nó vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh của công ty nên tình
hình nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Đây là điều không tốt
cho công ty vì công ty đang đi chiếm dụng vốn đồng thời nguồn vốn này chiếm chi
phí cao nên ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy, công
ty cần có biện pháp để huy động vốn hiệu quả để giảm bớt chi phí hoạt động nâng
cao lợi nhuận của công ty.
3. Phân tích tăng trưởng EPS và Giá

 EPS
Trong việc tính toán EPS, sẽ chính xác hơn nếu sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình
quân trong kỳ để tính toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời gian.
Tuy nhiên trên thực tế người ta thường hay đơn giản hoá việc tính toán bằng cách sử
dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ/ cuối năm. EPS thường được
coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu. Đây cũng chính
là bộ phận chủ yếu cấu thành nên tỉ lệ P/E.

Trong 2 năm đầu, công ty chưa phát hành cổ phiếu. Đến năm 2013, khi công ty phát
triển mạnh hơn và bắt đầu có doanh thu, lợi nhuận thì công ty đã phát hành cổ phiếu.
Đây cũng là năm mà công ty thu được lợi nhuận trên 1 cổ phiếu cao nhất, cụ thể là


3200 đồng. Những năm sau, mức lợi nhuận giảm dần, đến năm 2017 chỉ còn hơn
1600 đồng trên một cổ phiếu. Đến quý 1 năm 2018, EPS đạt xấp xỉ 1600 đồng, và với
tốc độ tăng trưởng như bình quân các năm thì dự đoán đến hết năm 2018, công ty sẽ
đạt mức EPS tương đương với năm 2015 và 2016.
 Giá
2 năm đầu phát hành cổ phiếu chưa định giá cổ phiếu cuối kỳ. Từ năm 2018 đến hết
quý 1 năm 2018, giá cổ phiếu có khá nhiều biến động so với các chỉ tiêu khác của
công ty. Đây cũng là đặc trưng của thị trường chứng khoán. Cụ thể, vào năm 2015,
mức giá cuối kỳ của cổ phiếu đạt 11,400 nghìn. Con số này giảm nhẹ vào năm 2016,
xuống còn 10,5 nghìn. Đến năm 2017, mức giá tăng rõ rệt, đạt mức cao nhất trong
các năm, lên đến 16,800 nghìn. Vào quý 1 năm 2018, mức giá lại giảm xuống còn
12,400 nghìn.
4. Tỷ lệ tăng trưởng khối lượng và giá sổ sách:

 Khối lượng:
Cũng như những chỉ số khác đã phân tích, khối lượng cổ phiếu của công ty từ khi
thành lập tính đến quý 1 năm 2018 không có sự biến động lớn, chủ yếu là duy trì ở
mức ổn định.
Trong vòng 5 năm đầu, khối lượng gần như không có sự thay đổi, luôn giữ ở mức
trên 2,4 triệu. Đến năm 2016, khối lượng cổ phiếu có sự tăng lên rõ rệt, đạt đến khoảng
3,5 triệu, và tiếp tục duy trì con số này đến hết quý 1 năm 2018. Với tốc độ này, dự
kiến đến hết năm 2018, khối lượng của năm có thể cao hơn các năm trước, đạt mức 4
triệu.



 Giá sổ sách:
Nhìn chung từ năm 2011 đến quý 1 năm 2018, giá cổ phiếu ghi trong sổ sách chỉ có
sự biến động nhẹ, và tăng dần. Đây là điều rất tích cực đối với công ty. Cụ thể, năm
2011 và 2012, giá cổ phiếu ghi trong sổ sách gần như không có sự thay đổi, đạt mức
8,300 nghìn và 8,400 nghìn. Năm 2012, mức giá có sự tăng nhẹ so với 2 năm trước,
đạt mức 11,400 nghìn, và con số này duy trì ổn định đến năm 2015. Từ năm 2016 đến
hết quý 1 năm 2018, một lần nữa lại có sự tăng nhẹ của mức giá cổ phiếu ghi trong
sổ sách, rơi vào khoảng 13,200 nghìn đến 13,800 nghìn. Với tốc độ này, dự kiến đến
hết năm 2018, mức giá cổ phiếu ghi trong sổ sách sẽ có thể tăng lên mức 14 nghìn.
5. Dự đoán xu hướng trong 5 năm tới:
Từ việc phân tích các chỉ số trên, từ doanh thu, lợi nhuận của công ty qua từng năm
đến tổng nợ, tổng nguồn vốn, chỉ số EPS..., ta có thể thấy sau 2 năm đầu thành lập,
các hoạt động kinh doanh của công ty đã đi vào quỹ đạo ổn định. Các chỉ số chỉ có
sự tăng hoặc giảm nhẹ. Vì vậy, trong 5 năm tới, nếu không có biến động lớn trong
nền kinh tế, hoặc công ty không có những chính sách như mở rộng kinh doanh, mở
rộng quy mô công ty thì tốc độ tăng trưởng của công ty vẫn sẽ duy trì được mức tương
đương với hiện tại, không có sự tăng trưởng vượt bậc và thành tích nổi bật.



×