Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Biện pháp dạy trẻ 5 6 tuổi đọc thơ diễn cảm tại trường mầm non bế văn đàn, thành phố sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 102 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

BIỆN PHÁP DẠY TRẺ 5-6 TUỔI ĐỌC THƠ DIỄN CẢM
TẠI TRƢỜNG MẦM NON BẾ VĂN ĐÀN,
THÀNH PHỐ SƠN LA

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học giáo dục

Sơn La, tháng 5 năm 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

BIỆN PHÁP DẠY TRẺ 5-6 TUỔI ĐỌC THƠ DIỄN CẢM
TẠI TRƢỜNG MẦM NON BẾ VĂN ĐÀN,
THÀNH PHỐ SƠN LA

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học giáo dục
Sinh viên thực hiện: Mè Thị Hƣơng

Giới tính: Nữ

Dân tộc: Thái

Vì Thị Thảo



Giới tính: Nữ

Dân tộc: Thái

Lò Thị Minh

Giới tính: Nữ

Dân tộc: Thái

Lớp: K56 ĐHGD Mầm non

Khoa: Tiểu học – Mầm non

Năm thứ 3/Số năm đào tạo: 4
Ngành học: ĐHGD Mầm non
Sinh viên chịu trách nhiệm chính: Mè Thị Hƣơng
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Trần Thị Thanh Hồng
Sơn La, tháng 5 năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, chúng em xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên TS. Trần Thị Thanh Hồng, ngƣời đã
tận tình hƣớng dẫn chúng em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề
tài.
Chúng em xin trân trọng cảm ơn Phòng khoa họo công nghệ và Quan hệ
Quốc tế trƣờng Đại học Tây Bắc, Ban chủ nhiệm khoa Tiểu học - Mầm non đã
tạo mọi điều kiện để chúng em hoàn thành đề tài này.

Chúng em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các cô giáo Trƣờng Mầm
non Bế Văn Đàn, thành phố Sơn La đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho chúng em
trong quá trình khảo sát, dạy thể nghiệm tại Nhà trƣờng.
Sơn La, tháng 5 năm 2018
Nhóm sinh viên:
Mè Thị Hƣơng
Vì Thị Thảo
Lò Thị Minh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..........................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...........................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................4
3.1. Mục đích ...................................................................................................................4
3.2. Nhiệm vụ ..................................................................................................................4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................4
4.1. Đối tƣợng của đề tài .................................................................................................4
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ..................................................................................4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................................5
6. Giả thuyết khoa học .....................................................................................................6
7. Đóng góp đề tài............................................................................................................6
8. Cấu trúc đề tài ..............................................................................................................7
NỘI DUNG .....................................................................................................................8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .... 8
1.1. CƠ SƠ LÝ LUẬN ....................................................................................................8
1.1.1. Cơ sở tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ..........................................................8
1.1.2. Cơ sở ngôn ngữ và văn học .................................................................................10
1.1.3. Đặc điểm của thơ trong Chƣơng trình Giáo dục Mầm non .................................12

1.1.4. Đặc điểm đọc và cảm thụ thơ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .......................................13
1.1.5. Vai trò của thơ đối với sự phát triển toàn diện ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ..............15
1.1.6. Nghệ thuật đọc thơ diễn cảm ...............................................................................22
1.1.7. Yêu cầu hoạt động giáo dục ở trƣờng mầm non trong bối cảnh đổi mới căn bản
và toàn diện hiện nay .....................................................................................................24
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ..............................................................................................28
1.2.1. Khái quát khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động dạy trẻ 5-6 tuổi đọc thơ diễn
cảm ................................................................................................................................28
1.2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động dạy trẻ 5-6 tuổi đọc thơ diễn cảm ở Trƣờng Mầm
non Bế Văn Đàn, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La .........................................................30
1.2.3. Phân tích kết quả khảo sát ...................................................................................32
1.2.4. Đánh giá chung về tổ chức hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi đọc thơ diễn cảm ...........40
Tiểu kết chƣơng 1 ..........................................................................................................43


CHƢƠNG 2: BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY TRẺ 5-6 TUỔI ĐỌC
THƠ DIỄN CẢM .........................................................................................................45
2.1. Nguyên tắc cơ bản của việc đề xuất biện pháp ......................................................45
2.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu, toàn diện ........................................................................45
2.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn .....................................................................................45
2.1.3. Đảm bảo tính khoa học ........................................................................................45
2.1.4. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển .....................................................................46
2.2. Biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đọc thơ diễn cảm ..........................................46
2.2.1. Đọc thơ diễn cảm cho trẻ nghe và dạy trẻ đọc thuộc thơ ....................................46
2.2.2. Sử dụng các phƣơng tiện trực quan giúp trẻ hứng thú đọc thơ ...........................47
2.2.3. Biện pháp giảng giải, đàm thoại giúp trẻ hiểu đƣợc nội dung, ý nghĩa của bài
thơ ..................................................................................................................................50
2.2.4. Tạo môi trƣờng hoạt động và định hƣớng cho trẻ đọc thơ diễn cảm qua các hoạt
động giáo dục.................................................................................................................52
2.2.5. Sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy trẻ đọc thơ diễn cảm .............54

2.2.6. Rèn luyện đọc diễn cảm thơ theo mẫu ................................................................56
Tiểu kết chƣơng 2 ..........................................................................................................57
CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ THỂ NGHIỆM SỰ PHẠM ......................................59
3.1. Thử nghiệm một số biện pháp đã đề xuất...............................................................59
3.1.1. Mục đích thể nghiệm ...........................................................................................59
3.1.2. Đối tƣợng, thời gian và địa điểm .........................................................................59
3.1.3. Nội dung và tiêu chí thể nghiệm..........................................................................59
3.1.4. Phƣơng pháp thể nghiệm .....................................................................................63
3.2. Kết quả thể nghiệm .................................................................................................66
3.2.1. Kết quả trƣớc thể nghiệm ....................................................................................66
3.2.2. Kết quả sau thể nghiệm .......................................................................................66
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................68
1. Kết luận......................................................................................................................68
2. Khuyến nghị ..............................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................71
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tổng hợp các ý kiến của giáo viên về các phƣơng pháp giáo dục trẻ
thƣờng đƣợc sử dụng trong dạy thơ cho trẻ ......................................................... 33
Bảng 1.2. Tổng hợp các ý kiến của giáo viên về các hình thức tổ chức dạy trẻ đọc
thơ ........................................................................................................................ 36
Bảng 1.3. Tổng hợp kết quả hiểu bài thơ, đọc thuộc thơ và đọc thơ diễn cảm của
trẻ ......................................................................................................................... 39
Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả trƣớc thể nghiệm.................................................... 66
Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả sau thể nghiệm ....................................................... 66
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ đánh giá kết quả thể nghiệm ............................................. 67



TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
Khoa: Tiểu học – Mầm non
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1. Thông tin chung
Tên đề tài: Biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi đọc thơ diễn cảm tại Trƣờng Mầm
non Bế Văn Đàn, thành phố Sơn La.
Sinh viên thực hiện:
 Mè Thị Hƣơng
 Vì Thị Thảo
 Lò Thị Minh
Lớp: K56 ĐHGD Mầm non
Năm thứ: 3

Khoa: Tiểu học – Mầm non.
Số năm đào tạo:4

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Trần Thị Thanh Hồng
2.Mục tiêu đề tài.
Nghiên cứu cơ lý luận có liên quan đến đề tài
Nghiên cứu khảo sát thực trạng của việc dạy trẻ đọc thơ diễn cảm ở Trƣờng
Mầm non Bế Văn Đàn, thành phố Sơn La.
Đề xuất một số biện pháp dạy trẻ đọc thơ diễn cảm ở Trƣờng Mầm non Bế
Văn Đàn, thành phố Sơn La.
3.Tính mới và sáng tạo.
Trên cơ sở và lý luận và thự tiễn chúng tôi đã dề xuất một số biện pháp mới
dạy trẻ đọc thơ diễn cảm ở trƣờng Mầm non Bế Văn Đàn, thành phố Sơn La.
Nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học đọc thơ diễn cảm .
4.Kết quả nghiên cứu.
Từ nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn chúng tôi đã đề xuất 6 biện

pháp dạy trẻ đọc thơ diễn cảm, đó là:
 Đọc thơ diễn cảm cho trẻ nghe và dạy trẻ đọc thuộc thơ


 Sử sụng các phƣơng tiện trực quan giúp trẻ hứng thú đọc thơ
 Biện pháp giảng giải, đàm thoại giúp trẻ hiểu đƣợc nội dung, ý nghĩa
của bài thơ
 Tạo môi trƣờng hoạt động và định hƣớng cho trẻ đọc thơ diễn cảm qua
các hoạt động giáo dục ở mọi nơi mọi lúc.
 Sử dụng công nghệ thông tin trong quá tình dạy trẻ đọc thơ diễn cảm
 Rèn luyện đọc diễn cảm thơ theo mẫu.
Để khẳng định đƣợc hiệu quả của các biện pháp trên, chúng tôi đã tiến
hành thể nghiệm sƣ phạm. Kết quả thu đƣợc đã thể hiện tính khả quan của đề
tài.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh quốc
phòng và khả năng áp dụng của đề tài.
Làm tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành giáo dục Mầm non, khoa Tiểu
học – Mầm non, Trƣờng Mầm non Bế Văn Đàn.
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi
rõ tên tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả
nghiên cứu nếu có):
Đề tài đã nhận đƣợc một số phản hồi tích cực từ các giáo viên trong
Trƣờng Mầm non Bế Văn Đàn, thành phố Sơn La.
Ngày

tháng

năm 2018

Sinh viên chịu trách nhiệm chính

(Ký và ghi rõ họ, tên)


Nhận xét của ngƣời hƣớng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh
viên thực thiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Ngày
Xác nhận của khoa

tháng

năm 20…

Ngƣời hƣớng dẫn
(Ký và ghi rõ họ, tên)


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I.SƠ LƢỢC VỀ SINH VIÊN
Họ và tên: Mè Thị Hƣơng
Sinh ngày: 06/06/1997
Nơi sinh: xã Chiềng Bằng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
Lớp: K56 ĐHGD Mầm non

Khóa: 2015 – 2019
Khoa: Tiểu học – Mầm non
Địa chỉ liên hệ: xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La.
Điện thoại: 0962089278
Email:

II.QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm 1 đến
năm đã học)
*Năm thứ 1:
Ngành học: Giáo dục Mầm non
Khoa: Tiểu học – Mầm non
Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lƣợc thành tích:
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
*Năm thứ 2:
Ngành học: Giáo dục Mầm non
Khoa: Tiểu học – Mầm non
Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lƣợc thành tích:
Tích cực tham gia các phong trào, hoạt động của khoa, của trƣờng và Đoàn
trƣờng và đƣợc khen thƣởng một số giấy khen: Giấy khen của BCH Đoàn
trƣờng,…
Ngày
tháng
năm2018
Xác nhận của trƣờng đại học
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
(Ký tên và đóng dấu)

thực hiện đề tài
(Ký và ghi rõ họ, tên)


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Ở trƣờng mầm non, thơ chính là ngƣời bạn thân thiết, luôn đồng
hành, gắn bó với trẻ và cũng chính là phƣơng tiện quan trọng không thể thiếu
trong quá trình giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ, phát triển trí tƣởng tƣợng và phát
huy tính tích cực của trẻ, giáo dục những tình cảm lành mạnh trong sáng. Thơ ca
là một thể loại trong việc dạy trẻ làm quen với văn học ở lứa tuổi mầm non nói
chung và lứa tuổi 5-6 tuổi nói riêng. Bên cạnh các câu chuyện, ca dao, đồng dao
thì thơ có vai trò rất quan trọng. Thơ là tiếng nói lớn nhất của tâm hồn. Thơ dễ
đi vào lòng ngƣời, đặc biệt đối với trẻ, ngay từ khi lọt lòng trẻ đã đƣợc nghe
những lời ru ngọt ngào, dịu dàng của mẹ. Khi lớn hơn một chút, tại trƣờng mầm
non trẻ đã đƣợc cô giáo dạy cho những bài thơ hay, ý nghĩa mang nhiều giá trị
nhân văn sâu sắc. Khi trẻ đƣợc tiếp xúc với một tác phẩm thơ giúp trẻ phát triển
về thẩm mỹ, quá trình tƣ duy, đồng thời giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ, những
cảm xúc, tình cảm lành mạnh, có sự hiểu biết về môi trƣờng xung quanh trẻ. Từ
đó giúp cho vốn kiến thức của trẻ ngày càng phong phú, sinh động. Thơ ca đã
cung cấp cho trẻ những hiểu biết nhận thức về cuộc sống, cung cấp những tri
thức dần hoàn thiện và phát triển nhân cách cho trẻ, thông qua các bài thơ trẻ
hiểu và biết điều chỉnh hành vi của mình, học theo điều tốt và không làm những
việc xấu, góp phần quan trọng đối với việc phát triển nhận thức và phát triển
toàn diện cho trẻ. Trong nhà trƣờng mầm non, dạy trẻ đọc thơ là hình thành
những kỹ năng với các mức độ khác nhau: đọc thuộc thơ, đọc đúng, đọc diễn
cảm bài thơ. Đặc biệt thơ có vai trò to lớn trong việc phát triển toàn diện ở trẻ, là
phƣơng tiện giáo dục hữu hiệu nhất giáo dục nhân cách cho trẻ thơ. Giáo dục về
đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục thẩm mĩ. Tác phẩm thơ đƣa đến cho các em
những bài học hay và ý nghĩa về cuộc sống xã hội, hay mang một nguồn kiến

thức phong phú cho trẻ về bao điều mới lạ, thú vị thế giới xung quanh trẻ. Thông
qua thơ ca, trẻ cảm nhận đƣợc cái hay cái đẹp của tự nhiên, cuộc sống, biết yêu
và bảo vệ cái đẹp và muốn khám phá nó.
1


1.2. Xuất phát từ đặc điểm của trẻ mẫu giáo, nhất là trẻ 5-6 tuổi rất yêu thích
thơ ca và có khả năng ghi nhớ nhanh, đọc thuộc và đọc diễn cảm bài thơ. Các bài
thơ sáng tác cho lứa tuổi mầm non có nhịp, có vần thơ nhƣ những bài hát, giúp
trẻ thích thú và thuộc lòng nhanh.
1.3. Xuất phát từ thực tế dạy trẻ đọc thơ ở Trƣờng Mầm non Bế Văn Đàn,
thành phố Sơn La còn có những hạn chế nhƣ: giáo viên chƣa gây hứng thú cho
trẻ vào tiết học đọc thơ với không khí hào hứng và sôi nổi; cách thức dạy vẫn
còn theo hệ thống cũ, cô vẫn còn bị lệ thuộc vào giáo án; phƣơng pháp trong tiết
học đọc thơ còn chƣa linh hoạt, sáng tạo, phƣơng pháp dạy học lấy trẻ làm trung
tâm chƣa thực sự hiệu quả; trẻ vẫn còn đọc thơ một cách hời hợt, chƣa lƣu loát,
rõ ràng; việc đọc thơ diễn cảm ở trẻ còn gặp nhiều hạn chế, trẻ đọc thơ còn chƣa
đúng vần, đúng nhịp thơ, chƣa có sự kết hợp giữa tƣ thế, điệu bộ, nét mặt, cử
chỉ,…
Từ những lí do trên chúng tôi đã chọn đề tài: “Biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi
đọc thơ diễn cảm tại Trường Mầm non Bế Văn Đàn, thành phố Sơn La” để
nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc vận dụng các phƣơng pháp, biện pháp dạy học vào dạy đọc diễn cảm
tác phẩm thơ cho trẻ mẫu giáo đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà
giáo dục. Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đặc biệt quan tâm tới các công trình
nghiên cứu sau:
Cuốn Tiếng Việt-văn học và phương pháp giáo dục, của tác giả Lƣơng Kim
Nga, Nguyễn Thị Thuận, Nguyễn Thu Thuỷ (Nhà xuất bản giáo dục, 1998). Tác
giả rất quan tâm đến cách dạy trẻ đọc thuộc thơ, kể lại chuyện và tiến hành các

loại bài thơ cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
Cuốn Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học một số vấn đề lí luận và thực
tiễn của Hà Nguyễn Kim Giang, NXBĐHQG Hà Nội (2006) đã nêu ra những
kết quả nghiên cứu cơ bản của các nhà khoa học có tên tuổi trên thế giới: P.M
Lacop sơn, E.I Trikhiêva, A.V Zapôrôze…về khẳ năng, năng lực tiếp nhận văn
học của trẻ mầm non: trẻ mầm non hoàn toàn có thể hiểu sâu sắc (ở mức độ của
2


trẻ nội dung và tƣ tƣởng tác phẩm văn học có thể phân biệt đƣợc hình ảnh nghệ
thuật với hiện thực, chỉ ra và nhận xét đƣợc những phƣơng tiện biểu đạt hình
tƣợng, ngôn ngữ, các thủ pháp nghệ thuật, có khả năng nắm bắt đƣợc cơ bản
cách xây dựng cốt truyện, cấu trúc và mối quan hệ giữa các nhân vật.
Cuốn Văn học và phương pháp giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học,
của Cao Đức Tiến, Nguyễn Đắc Diệu Lam, Lê Thị Ánh Tuyết (Hà Nội 1993). Ở
cuốn sách này tác giả đã đề cập tới những vấn đề cơ bản nhƣ: các thủ thuật đọc
và kể diễn cảm; các phƣơng pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học; các
hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Các nội
dung trên đƣợc trình bày một cách định hƣớng và khái quát.
Cuốn Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, của Nguyễn
Thị Tuyết Nhung, Phạm Thị Việt (Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội,
2002). Tác giả đã đề ra các hình thức khác nhau để rèn luyện kỹ năng đọc, kể
diễn cảm và thể hiện các tác phẩm văn học.
Cuốn Văn học thiếu nhi,với giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non của Lã Thị
Bắc Lý, Nhà xuất bản Đại Học Sƣ Phạm, (2008) dựa trên cơ sở nghiên cứu đặc
điểm tiếp nhận văn học của trẻ mầm non để khẳng định vai trò của văn học đối
với việc giáo dục trẻ một cách toàn diện. Theo đó các tác phẩm thơ tham gia tích
cực vào các lĩnh vực phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình
cảm xã hội, phát triển thẩm mĩ và phát triển thể chất cho trẻ. Nhƣ vậy việc nâng
cao chất lƣợng đọc diễn cảm cho trẻ là cần thiết và ý nghĩa.

Gần đây là cuốn sách đƣợc bạn đọc biết đến đó là cuốn Cho trẻ làm quen
với tác phẩm văn học, của Hà Nguyễn Kim Giang. Tác giả đã đề cao việc phát
huy tính tích cực của chủ thể tiếp nhận, coi đó là phƣơng pháp rất cơ bản và chủ
đạo trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Khi nói đến nội dung
của phƣơng pháp đọc thơ tác giả đã đƣa ra quan niệm về việc đọc mẫu của giáo
viên cho trẻ nghe, giúp trẻ tiếp thu bài thơ một cách dễ dàng sẽ có tính chất quyết
định cho việc dạy trẻ đọc lại thơ.
Các công trình nghiên cứu là tài liệu tham khảo quý báu, mang tính chất
định hƣớng, là cơ sở để chúng tôi đi sâu tìm hiểu nghiên cứu đề tài: Biện pháp
3


dạy trẻ 5-6 tuổi đọc thơ diễn cảm tại Trường Mầm non Bế Văn Đàn, thành phố
Sơn La.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn dạy trẻ đọc thơ, đề tài nhằm
đề xuất một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi đọc thơ diễn cảm tại Trƣờng Mầm non
Bế Văn Đàn, thành phố Sơn La.
3.2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ chính của đề tài là:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy trẻ 5-6 tuổi đọc
thơ diễn cảm tại Trƣờng Mầm non Bế văn Đàn, thành phố Sơn La.
- Đề xuất các biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi đọc thơ diễn tại Trƣờng Mầm
Non Bế Văn Đàn, thành phố Sơn La.
- Tiến hành thiết kế giáo án và thực nghiệm dạy trẻ 5-6 tuổi đọc thơ diễn
cảm tại Trƣờng Mầm non Bế Văn Đàn, thành phố Sơn La.
- Phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu thể nghiệm nhằm khẳng định khả
thi của các biện pháp đề xuất trong đề tài.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tƣợng của đề tài
Chúng tôi chọn đối tƣợng là: Biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi đọc thơ diễn cảm
tại Trƣờng Mầm non Bế Văn Đàn, thành phố Sơn La.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Với đề tài này chúng tôi tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
a. Nghiên cứu cơ sở lý luận
- Nghiên cứu một số cơ sở lí luận của việc dạy trẻ 5-6 tuổi đọc thơ diễn
cảm;
- Nghiên cứu biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi đọc thơ diễn cảm.
b. Nghiên cứu thực trạng
Khảo sát thực trạng về dạy trẻ 5-6 tuổi đọc thơ diễn cảm tại Trƣờng Mầm
non Bế Văn Đàn, thành phố Sơn La.
4


c. Nghiên cứu thể nghiệm
- Đề xuất một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi đọc thơ diễn cảm tại Trƣờng
Mầm non Bế Văn Đàn, thành phố Sơn La.
- Thiết kế giáo án và dạy thể nghiệm sƣ phạm.
d. Địa bàn nghiên cứu: Trƣờng Mầm non Bế Văn Đàn, thành phố Sơn La.
e. Khách thể nghiên cứu
- Khảo sát thực trạng: Mẫu nghiên cứu là 25 trẻ 5-6 tuổi lớp mẫu giáo lớn.
- Khảo sát thực nghiệm: 25 trẻ 5-6 tuổi lớp mẫu giáo lớn.
- Khảo sát giáo viên: 20 giáo viên Trƣờng Mầm non Bế Văn Đàn, thành
phố Sơn La.
- Tổng kết kinh nghiệm.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để tiến hành đề tài, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp:
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa lý thuyết, nhằm thu
thập thông tin khoa học thông qua sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn

những khái niệm và tƣ tƣởng cơ bản làm cơ sở lý luận của đề tài, hình thành
giả thuyết khoa học, dự đoán về những thuộc tính của đối tƣợng nghiên cứu,
xây dựng mô hình lý thuyết hay thực nghiệm ban đầu.
Ở đây chúng tôi đã tìm các tài liệu có liên quan, tổng hợp lại, rồi lên ý
tƣởng thực hiện đề tài, hình thành một số giả thuyết khoa học, sau đó chúng tôi
dự đoán một số vấn đề khi thực hiện đề tài. Ví dụ nhƣ khó khăn về việc đi lại,
khó khăn về việc tiếp cận trẻ để thực hiện đề tài.
- Phƣơng pháp điều tra viết: sử dụng phiếu trƣng cầu ý kiến bằng một hệ
thống câu hỏi đã đƣợc soạn sẵn nhằm thu thập những thông tin cần thiết về vấn
đề nghiên cứu đƣợc đặt ra. Chúng tôi đã lập ra phiếu khảo sát gồm có một số
câu hỏi xoay quanh vấn đề dạy trẻ đọc thơ diễn cảm.
- Phƣơng pháp đàm thoại: thông qua các câu hỏi, (là sự trao đổi giữa cô và
trẻ), cô hỏi, trẻ trả lời để tăng cƣờng tƣ duy cho trẻ, hƣớng trẻ vào việc tri giác
các vật thật, các hiện tƣợng ở môi trƣờng xung quanh, các vấn đề nội dung, các

5


giá trị nghệ thuật… trong tác phẩm văn học, tái hiện lại những cái đã tri giác, hệ
thống hóa các kiến thức đã biết và dẫn đến các kết luận một cách tổng quát.
- Phƣơng pháp quan sát: nhằm thu thập các dữ liệu sơ cấp về vấn đề để ghi
lại.
- Phƣơng pháp thực nghiệm: nhằm thu thập các sự kiện trong những điều
kiện đƣợc tạo ra một cách đặc biệt đảm bảo cho sự thể hiện một cách tích cực,
chủ động của các hiện tƣợng, sự kiện nghiên cứu. Hay nói cách khác đi, thực
nghiệm là phƣơng pháp chủ động gây ra hiện tƣợng nghiên cứu trong những
điều kiện đƣợc khống chế nhằm xác định mối quan hệ nhân quả giữa từng yếu tố
tác động với hiện tƣợng giáo dục đƣợc nghiên cứu.
- Phƣơng pháp thống kê toán học nhằm tập hợp dữ liệu, phân tích, giải
thích hoặc thảo luận về một vấn đề nào đó, và trình bày dữ liệu.

6. Giả thuyết khoa học
Chúng tôi đặt giả định nếu các biện pháp đề xuất trong đề tài chứng minh
đƣợc tính khả thi, phù hợp với dạy đọc thơ cho trẻ mẫu giáo lớn thì đề tài sẽ góp
phần giải quyết thực trạng khó khăn, hạn chế trong việc dạy trẻ 5 - 6 tuổi đọc
thơ diễn cảm tại Trƣờng Mầm non Bế Văn Đàn, thành phố Sơn La. Đồng thời đề
tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên chuyên nghành giáo
dục mầm non trƣờng Đại học Tây Bắc.
7. Đóng góp đề tài
- Đề tài đã tổng hợp đƣợc một hệ thống lý thuyết về vấn đề dạy trẻ đọc thơ và
đọc thơ diễn cảm ở trƣờng mầm non, làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu;
- Khảo sát một số thực trạng về dạy trẻ 5 - 6 tuổi đọc thơ diễn cảm ở
Trƣờng Mầm non Bế văn Đàn, thành phố Sơn La, làm cơ sở nghiên cứu thực
tiễn cho việc xây dựng các biện pháp dạy trẻ 5 - 6 tuổi đọc thơ diễn cảm;
- Xây dựng đƣợc một số biện pháp dạy trẻ 5 - 6 tuổi đọc thơ diễn cảm ở
Trƣờng Mầm non Bế văn Đàn, thành phố Sơn La;
- Thiết kế và thể nghiệm sƣ phạm, bƣớc đầu đã minh chứng đƣợc tính khả
thi của các phƣơng án đề xuất.

6


- Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên chuyên
nghành giáo dục mầm non trƣờng Đại học Tây Bắc.
8. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
Chƣơng 2 : Biện pháp tổ chức hoạt động dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đọc thơ
diễn cảm.
Chƣơng 3: Thiết kế và thể nghiệm sƣ phạm.


7


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SƠ LÝ LUẬN
1.1.1. Cơ sở tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
1.1.1.1.Đặc điểm tâm lý của trẻ 5-6 tuổi
a, Nhận thức
Trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổ i ham ho ̣c hỏi , thích tìm tòi, khám phá và tìm hiểu
về thế giới xung quanh. Trẻ thƣ̣c sƣ̣ là nhƣ̃ng chủ thể với nhƣ̃ng năng lƣ̣c riêng, có
khả năng tƣ duy, sáng tạo và giao tiếp với mọi ngƣời. Trẻ có kỹ năng nghe, hiể u lời
nói của ngƣời khác và nói cho ngƣời khác hiểu. Trẻ 5-6 tuổ i chủ đô ̣ng, đô ̣c lâ ̣p, có
sáng kiến, biế t tƣ̣ tim
̀ kiế m các phƣơng thƣ́c giải quyế t các nhiê ̣m vu ̣ đă ̣t ,ratƣ̣ kiể m
tra kế t quả trong hoa ̣t đô ̣ng ho ̣c và chơi. Trẻ 5 - 6 tuổ i tâ ̣p trung chú ý và nỗ lƣ̣c, cố
gắ ng giải quyế t và hoàn nhiê ̣m vu ̣ đă ̣t ra trong hoa ̣t đô ̣ng của chúng
.
Ở lứa tuổi mẫu giáo, lớn tƣ duy trực quan hình tƣợng phát triển mạnh. Đó
là điều kiện thuận lợi nhất để giúp trẻ cảm thụ tốt những hình tƣợng nghệ thuật
đƣợc xây dựng trong các tác phẩm văn học. Thơ là tiếng nói của tâm hồn, dễ đi
vào lòng ngƣời. Đặc biệt là đối với trẻ đã đƣợc nghe những lời ru ngọt ngào của
mẹ. Tuy lúc đó chỉ thƣởng thức những nhịp điệu lúc trầm, lúc bổng, lúc ngân
nga của lời thơ. Nhƣng trong trẻ một thế giới về thơ đã đƣợc tạo nên ở mức ban
đầu. Mặt khác, những bài thơ giàu tính nhạc, mang những âm điệu vui tƣơi, hoạt
bát nhƣng cũng có khi mang một thanh điệu đa âm sắc lôi cuốn trẻ làm trẻ say
mê, hứng thú. Qua việc cảm thụ các tác phẩm văn học vốn biểu tƣợng của trẻ
mẫu giáo phong phú hơn, lòng ham hiểu biết và nhận thức ở trẻ tăng lên rõ rệt.
Vì vậy đề ra một số biện pháp dạy trẻ đọc thơ diễn cảm xuất phát từ vấn đề này.

Ở tuổi mẫu giáo lớn chỉ việc đặt mục đích cho hành động và lập kế hoạch
thực hiện hành động thƣờng đƣợc thể hiện rất rõ nét, điều đó thúc đẩy các hành
động bên trong (tức là quá trình tâm lý) phát triển mang tính chủ định rõ ràng. Tính
chủ định này đƣợc phát triển cùng với sự tiến triển của hoạt động vui chơi ở trẻ
mẫu giáo lớn, làm cho “trò chơi đóng vai theo chủ đề” sang “trò chơi có luật”.
8


Vào cuối tuổi mẫu giáo lớn đã xuất hiện kiểu tƣ duy trực quan sơ đồ. Lúc này
trẻ đi sâu vào những mối liện hệ phức tạp của sự vật và mở ra khả năng nhìn thấy
bản chất của sự vật, hiện tƣợng, giúp trẻ lĩnh hội kiến thức ở trình độ khái quát cao
nhƣng vẫn nằm trong phạm vi của tƣ duy trực quan hình tƣợng nói chung.
Trí tƣởng tƣợng của trẻ lúc đầu còn hạn chế, một mặt có tính chất tái tạo
thụ động; mặt khác có tính tái tạo không chủ định. Lứa tuổi mẫu giáo, sự tƣởng
tƣợng của các em không chỉ dừng ở tính chất tái tạo đƣợc giới hạn trong hoạt
động của chủ thể và đƣợc thể hiện trong quá trình vận động những đặc trƣng của
thơ. Sự sáng tạo, sự linh hoạt đƣợc thể hiện ỏ chỗ: khéo léo sử dụng toàn bộ kho
tàng sắc thái giọng nói của mình thông qua việc sử dụng các thủ thuật linh hoạt
và hợp lí hóa. Với sự phong phú của trí tƣởng tƣợng hay “ý thức bản ngã” rất
cao, trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi luôn lấy mình làm trung tâm để nhìn
nhận thế giới xung quanh. Với cách nhìn “vật ngã đồng nhất” và trí tƣởng tƣợng
phong phú, vạn vật qua con mắt trẻ thơ đều sinh động và có hồn. Các em tìm
thấy trong tự nhiên đời sống của chúng mình và hòa chúng vào thiên nhiên,
đồng nhất với thế giới xung quanh với chính bản thân chúng.
b, Tình cảm, xúc cảm
Giàu xúc cảm và tình cảm là nét tâm lý nổi bật ở trẻ thơ, nhất là trẻ ở lứa
tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi. Chính vì vậy, nhận thức của trẻ cũng mang đậm màu sắc
cảm xúc ( nhận thức cảm tính). Trẻ luôn có nhu cầu đƣợc ngƣời khác quan tâm
và cũng luôn bày tỏ tình cảm của mình đối với mọi ngƣời xung quanh. Lứa tuổi
này đặc biệt nhạy cảm trƣớc sự đổi thay của thế giới xung quanh và xúc động,

ngỡ ngàng trƣớc những điều tƣởng chừng nhƣ rất đơn giản. Chính đặc điểm dễ
nhạy cảm này làm cho trẻ khi nghe đọc thơ có thể dễ dàng hóa thân vào thế giới
nhân vật trong tác phẩm và biểu hiện những cảm xúc, tình cảm của mình một
cách hồn nhiên khi tiếp xúc với tác phẩm. Cho nên, ngôn ngữ, giọng điệu, ngữ
điệu hoặc cử chỉ, điệu bộ của ngƣời đọc tác phẩm cho trẻ nghe là vấn đề rất
quan trọng. Việc cho trẻ tiếp cận với tác phẩm văn học, ngoài kiến thức còn tạo
cho trẻ một năng lực cảm nhận cái đẹp, một thái độ cảm nhận cuộc sống - một
phong cách sống.
9


c, Khả năng chú ý
Đặc điểm chú ý của trẻ 5-6 tuổi chủ yếu là không chủ định. Trẻ mẫu giáo
chỉ chú ý ghi nhớ những gì mình thích và có thể liên quan đến nhu cầu chính của
bản thân trẻ, những gì gây ấn tƣợng xúc cảm đối với trẻ, cũng dễ bị phân tán sự
chú ý. Vì vậy để tổ chức cho trẻ đọc diễn cảm tác phẩm thơ, phải căn cứ vào đặc
điểm này. Trƣớc hết, cô phải có biện pháp, thủ thuật thế nào để lôi cuốn sự chú
ý của trẻ. Trẻ có chú ý ghi nhớ đƣợc bài thơ thì trẻ mới có thể đọc diễn cảm lại
bài thơ đó.
1.1.2. Cơ sở ngôn ngữ và văn học
1.1.2.1. Cơ sở ngôn ngữ
Độ tuổi mẫu giáo lớn là giai đoạn cuối cùng của trẻ em ở lứa tuổi mầm
non, tức là tuổi trƣớc khi đến trƣờng phổ thông. Ở giai đoạn này, trẻ đã biết sử
dụng đƣợc một cách thành thạo tiếng mẹ đẻ trong đời sống hằng ngày, không
chỉ thế trẻ 5-6 tuổi còn xuất hiện nhu cầu dùng ngôn ngữ để biểu đạt thái độ, tình
cảm một cách sinh động và truyền cảm. Trẻ đã biết sử dụng ngữ âm và ngữ điệu
khi biểu đạt cảm xúc hay khi đọc một bài thơ. Trẻ dần hoàn thiện về mặt ngữ
âm, các phụ âm đầu, âm cuối, âm đệm, thanh điệu dần dần đƣợc định vị. Trẻ
phát âm đúng các âm vị của tiếng mẹ đẻ, kể cả các âm, các vần khó. Vốn từ của
trẻ mẫu giáo lớn tích lũy đƣợc khá phong phú không chỉ về danh từ mà còn về

tính từ, động từ, liên từ,… Trẻ nắm đƣợc vốn từ trong tiếng mẹ đẻ đủ để diễn đạt
các mặt trong đời sống hằng ngày. Nhu cầu đó vừa phản ánh về sự phát triển về
ngôn ngữ của trẻ vừa cho thấy khả năng có thể tác động, rèn luyện cho trẻ cách
nói tiếng việt sao cho hay, rèn luyện cho trẻ năng lực cảm thụ tính nghệ thuật
của tiếng Việt thông qua các tác phẩm thơ.
Phát triển tính linh hoạt, tính nghệ thuật của tiếng Việt trong ngôn ngữ nói
của trẻ 5-6 tuổi một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của giáo viên mầm non. Nhiệm
vụ này đƣợc thực hiện thông qua nhiều hình thức dạy học, nhƣng chủ yếu nhất
và cũng đạt hiệu quả cao nhất là hình thức cho trẻ tiếp xúc với thơ qua hoạt động
đọc diễn cảm.

10


Lứa tuổi này có sự phát triển rõ rệt và cực nhanh về ngôn từ theo hƣớng hoàn
thiện dần về các mặt ngữ âm, từ vựng và nắm các cấu trúc câu, có sự môtip hay
liên kết giữ từ, câu và đoạn thơ. Tuy nhiên, các từ mang ý nghĩa trừu tƣợng trẻ
chƣa thể hiểu.
Chính vì vậy, với những từ mới, từ khó trong tác phẩm giáo viên cần chỉ ra
và giảng giải bằng nhiều hình thức để trẻ hiểu tác phẩm dễ dàng.
1.1.2.2. Cơ sở văn học.
Trẻ mẫu giáo chƣa biết chữ, trẻ tiếp nhận tác phẩm văn học qua trung gian
là giáo viên, ngƣời lớn. Tác phẩm văn học là một văn bản nghệ thuật ngôn từ một công trình nghệ thuật nên việc cảm thụ tác phẩm đối với trẻ còn nhiều khó
khăn.
Để giúp trẻ nhỏ cảm thụ đƣợc tác phẩm văn học, giáo viên cần lƣu ý những
đặc điểm sau đây:
Sự cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ là một quá trình thống nhất, trọn vẹn
dựa trên mối liên hệ không ngừng giữa yếu tố nhận thức và cảm xúc. Sự cảm thụ
tác phẩm của trẻ phụ thuộc vào độ tuổi, vào kinh nghiệm và cá tính của chúng.
Trong cảm thụ tác phẩm, trẻ không chỉ cảm thụ nội dung mà còn cảm thụ

nghệ thuật (đặc biệt là yếu tố ngôn ngữ: vần, nhịp điệu).
Với những bài thơ, trẻ thƣờng chú ý đến hình ảnh đƣợc miêu tả trong
những câu thơ và nhịp điệu của bài thơ. Trẻ yêu thích và ghi nhớ những bài thơ
có hình ảnh rực rỡ, độc đáo, bay bổng, giàu vần điệu. Các em thuộc rất nhanh
các bài thơ có vần và đọc lại các bài thơ một cách diễn cảm nhờ sự giúp đỡ của
giáo viên.
Dù là cảm thụ thơ hay truyện thì chúng ta cũng thấy rằng lúc đầu trẻ tham
gia hồn nhiên trong quá trình tiếp nhận tác phẩm. Các em chƣa phân biệt hình
tƣợng trong tác phẩm và hiện thực đƣợc nhà văn phản ánh. Sau đó, khi dần lớn
lên tƣ duy nhận thức phát triển đã đứng ngoài tác phẩm để nhận xét, đánh giá.
Từ đó, trẻ phân biệt đƣợc hình tƣợng nghệ thuật và hiện thực đƣợc tác giả thể
hiện trong tác phẩm.

11


1.1.3. Đặc điểm của thơ trong Chương trình Giáo dục Mầm non
Thơ là một thể loa ̣i văn học thuộc phƣơ ng thức biểu hiện trữ tình. Thơ tác
động đến ngƣời đọc bằng sự nhận thức cuộc sống, những liên tƣởng, tƣởng
tƣợng phong phú; thơ đƣợc phân chia thành nhiều loại hình khác nhau, nhƣng
dù thuộc loại hình nào thì yếu tố trữ tình vẫn giữ vai trò cốt lõi trong tác phẩm.
Nhân vâ ̣t trữ tình (cũng gọi là chủ thể trữ tình, cái tôi trữ tình) là ngƣời trực
tiế p cảm nhâ ̣n và bày tỏ niề m rung đô ̣ng trong thơ trƣớc sƣ̣ kiê ̣n

. Nhân vật trữ

tình là cái tôi thứ hai của nhà thơ , gắ n bó máu thiṭ v ới tƣ tƣởng , tình cảm của
nhà thơ. Tuy vậy, không thể đồ ng nhấ t nhân vâ ̣t trƣ̃ tiǹ h với tác giả.
Thơ là tiế ng nói của tin
̀ h cảm con ngƣời


, nhƣ̃ng rung đô ̣ng của trái tim

trƣớc cuô ̣c đời. Thơ chú tro ̣ng đế n cái đe ̣p, phầ n thi vi ̣của tâm hồn con ngƣời và
cuô ̣c số ng khách quan. Vẻ đẹp và tính chất gợi cảm, truyề n cảm của thơ có đƣơ ̣c
còn do ngôn ngữ thơ cô đọng , hàm súc , giàu hình ảnh và nhạc điệu . Sƣ̣ phân
dòng, và hiệp vần của lời thơ, cách ngắt nhịp, sƣ̉ du ̣ng thanh điê ̣u…làm tăng sƣ́c
âm vang và lan tỏa , thấ m sâu của ý thơ . Ngôn ngữ thơ luôn căng tràn sức sống.
Sau lớp vỏ ngôn từ là những hình tƣợng những thông điệp nghệ thuật lạ lẫm độc
đáo khẳng định sự sáng tạo nghiêm túc của những ngƣời - phu - chữ: "Tim lồng
nhƣ chợ vỡ - Ve vào tai thổi kèn" (Bố cũng đi thi - Nguyễn Hoàng Sơn), "Thƣơng
mẹ con bận rộn - Chƣa kịp giật đƣờng kim - Bố vá màn lúng túng - Khâu luồn
vào bóng đêm" (Với con - Nguyễn Công Dƣơng)... lời thơ trong trẻo, ý thơ cũng
tràn ngập yêu thƣơng.
Kết cấu trùng điệp đƣợc sử dụng khá nhiều nhƣ chính một đặc điểm tâm lí
của trẻ: thích nghe mãi một câu chuyện mà không biết chán, đố nhau một câu dù
ai cũng biết đáp án là gì… Trẻ rất thích đƣợc vỗ về đƣợc trò chuyện (và thậm chí
đƣợc nghe chính tiếng nói của riêng mình). Bé "hỏi mẹ" xem "ai quạt thành gió Thổi mây ngang trời?" muốn tìm hiểu bầu trời "ai nhuộm" mà xanh đến thế...
Với bé, bầu trời với muôn ngàn vì sao lấp lánh với ông trăng rằm và chú Cuội...
là cả một khoảng không bao la kì bí: "Mẹ ơi có phải - Cuội buồn lắm không Nên chú phi công - Bay lên thăm Cuội?" (Hỏi mẹ - Nguyễn Xuân Bồi). Kết cấu
đối - đáp hình thành xuất phát từ chính những câu hỏi hồn nhiên trong trẻo ấy.
12


Và bởi viết cho thiếu nhi cũng là viết cho chính tuổi thơ của mình viết cho những
đứa con yêu thƣơng cho những đứa trẻ thánh thiện xung quanh mình... nên các
nhà thơ đã sử dụng kết cấu này nhƣ một gợi dẫn để đi dần vào thế giới tâm hồn
trẻ thơ. Mỗi tác phẩm hơn thế còn là tấm vé về lại tuổi ấu thơ trên con tàu mang
tên nỗi nhớ. Kí ức và tình yêu quá khứ và những câu hỏi ngây thơ khát vọng
sống và sự sẻ chia của tấm lòng ngƣời sáng tạo đã đẩy nhà thơ vào cuộc hành

trình đi tìm những câu trả lời để từ đó mở ra cho con trẻ những chân trời mới lạ.
1.1.4. Đặc điểm đọc và cảm thụ thơ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
* Đặc điểm đọc thơ
Bộ máy phát âm của trẻ chƣa hoàn thiện, nên khả năng đọc của trẻ còn gặp
nhiều khó khăn và chƣa rõ ràng, rành mạch. Phần lớn trẻ chƣa biết đọc thơ chủ
yếu đọc thơ theo sự hƣớng dẫn của cô. Trẻ đọc thơ còn mắc nhiều lỗi sai về ngữ
pháp, cách ngắt nhịp,...Vì vậy, cô giáo phải là ngƣời hƣớng dẫn sửa sai trong khi
trẻ đọc thơ.
Ví dụ: khi dạy trẻ bài thơ “Bắp cải xanh” cô sẽ là ngƣời đọc mẫu cho trẻ
nghe, từ đó trẻ tiếp thụ và đọc thơ theo sự hƣớng dẫn của cô. Trẻ lần lƣợt đọc thơ
theo lớp, nhóm, cá nhân cô chú ý lắng nghe và sửa sai những từ trẻ đọc còn mắc
lỗi, để trẻ đọc tốt hơn.
* Đặc điểm cảm thụ
Trẻ trƣớc tuổi đến trƣờng phổ thông có nhu cầu và khả năng hiểu đƣợc các
tác phẩm văn học ngắn gọn, có nội dung đơn giản, kết cấu, ngôn ngữ dễ hiểu. Tuy
vậy, do hạn chế của độ tuổi này là trẻ chƣa biết chữ nên trẻ chƣa tự mình tiếp xúc
trực tiếp với tác phẩm, chƣa tự mình hiểu đầy đủ về giá trị nội dung, nghệ thuật
của tác phẩm. Việc nắm bắt tác phẩm văn học ở trẻ mầm non phụ thuộc vào
truyền thụ của giáo viên. Chính vì thế ở lứa tuổi này ngƣời ta chƣa thể gọi là dạy
văn cho trẻ mà là cho trẻ làm quen với văn học. Nhƣ vậy cho trẻ làm quen với tác
phẩm văn học chỉ mức độ tiếp xúc ban đầu của trẻ với tác phẩm văn học. Khi cho
trẻ làm quen với văn học ngƣời giáo viên mầm non có nhiệm vụ:

13


 Giúp trẻ biết rung động và yêu thích văn học, hào hứng và có nhu cầu
tham gia vào các hoạt động văn học nghệ thuật nhƣ: thích nghe đọc thơ, đọc
thuộc thơ, đọc lại thơ một cách diễn cảm.



Mở rộng nhận thức về thế giới xung quanh, bồi dƣỡng cho trẻ những

tình cảm lành mạnh,những ƣớc mơ cao đẹp, giúp trẻ cảm nhận đƣợc vẻ đẹp trong
tự nhiên,trong quan hệ xã hội và vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học
 Dạy trẻ phát âm chính xác tiếng mẹ đẻ, làm giàu vốn từ phát triển khả
năng diễn đạt mạch lạc, sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp với đối tƣợng và
hoàn cảnh giao tiếp.
Trẻ mầm non có những đặc điểm cảm thụ tác phẩm văn học khác biệt so với
các đối tƣợng khác cao hơn.
Thứ nhất, trẻ tiếp nhận văn học gián tiếp, thông qua hoạt động đọc diễn cảm
và giảng giải nội dung, ý nghĩa, hình thức nghệ thuật, tác phẩm của cô giáo.
Thứ hai, sự tiếp nhận văn học của trẻ mang đậm màu sắc xúc cảm. Trẻ phản
ứng trực tiếp ngay với tác phẩm văn học thông qua nghe cô giáo đọc lại. Trẻ có
thể tỏ thái độ vui, buồn, yêu, ghét một cách rõ ràng đối với nhân vật trong tác
phẩm.
Thứ ba, trong cảm thụ tác phẩm, trẻ không chỉ cảm thụ nội dung mà còn cảm
thụ cả nghệ thuật của nó, đặc biệt là yếu tố ngôn ngữ: vần, nhịp điệu, giọng điệu,
ngữ điệu. Phần truyền đạt đọc diễn cảm của giáo viên nếu hài hòa cả nội dung .
Thứ tƣ, quá trình tiếp nhận văn học của trẻ ít bị ràng buộc bởi lí trí và kinh
nghiệm mà chứa đựng khả năng tƣởng tƣợng mạnh mẽ.
Cuối cùng, trẻ tiếp nhận văn học ngây thơ và triệt để, vận dụng kinh nghiệm
trực tiếp và nguyên hợp, không phân biệt sự khác nhau giữa chúng. Nên đối với
trẻ, hình tƣợng trong tác phẩm và hiện thực đƣợc nhà văn phản ánh chƣa tách
bạch (trẻ hiểu đơn giản một bài thơ, nhân vật đƣợc nghe chính là bài thơ, là con
ngƣời có thật diễn ra ngay trƣớc mắt. Chỉ sau này khi lớn lên tƣ duy nhận thức
phát triển trẻ đã đứng ra ngoài tác phẩm để nhận xét đánh giá thì trẻ mới có thể
phân biệt đƣợc hình tƣợng nghệ thuật và hiện thực đƣợc tác giả thể hiện trong tác
phẩm.
14



Ví dụ: khi trẻ đọc diễn cảm bài thơ “Hoa cúc vàng” cô đọc mẫu diễn cảm bài
thơ cho trẻ nghe và đƣa ra hệ thống câu hỏi liên quan tới tác phẩm để gợi ý cho
trẻ hiểu và cảm thụ tác phẩm tùy theo khả năng của từng trẻ về nội dung, ý nghĩa
bài thơ.
1.1.5. Vai trò của thơ đối với sự phát triển toàn diện ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Lứa tuổi thiếu nhi là giai đoạn phát triển phức tạp và có vị trí đặc biệt quan
trọng. Cùng với sự hoàn thiện dần về thể chất, trẻ có những đặc điểm tâm sinh lý
riêng biệt, tƣ duy hình tƣợng cụ thể chiếm ƣu thế, giàu cảm xúc, thích tìm tòi
khám phá ham hiểu biết. Chính vì lẽ đó, mà các bài thơ đã trở thành một phƣơng
tiện giáo dục rất hiệu nghiệm đối với trẻ.
1.1.5.1. Thơ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ phong phú và mạch lạc
Ngay từ thuở ấu thơ, trẻ đã đƣợc làm quen với các giai điệu nhẹ nhàng, tha
thiết qua lời hát ru của bà, của mẹ, những lời ru êm ái: “cầu tre lắt lẻo gập
ghềnh khó đi, khó đi mẹ dắt con đi”…. đã thấm vào tâm hồn trẻ, cùng trẻ lớn
lên từng ngày. Qua những lời ru êm ái đó, trẻ đƣợc sống trong thế giới tràn ngập
âm hƣởng của những nhạc điệu, nhịp vần của thơ ca. Tiếng ru thân thƣơng của
bà, của mẹ là nguồn nƣớc trong lành tƣới mát tâm hồn trẻ thơ. Thơ ca phần nào
giúp trẻ giải toả những lo lắng ấy. Hằng ngày trẻ đƣợc nghe cô giáo đọc thơ
trong tiết học, ngoài tiết học, lúc đón trẻ, giờ trả trẻ, và ngay cả những giờ học
hát, học vẽ. Thơ ca tạo cảm giác ấm áp, êm ái, thân thuộc, gieo vào tâm hồn trẻ
bao điều tốt đẹp.
Ví dụ: bài thơ “Cô dạy” có lời thơ nhẹ nhàng, tha thiết và mang một ý
nghĩa giáo dục phải biết những điều nhỏ nhất nhƣ: giữ gìn, vệ sinh chân tay, nói
những điều hay lẽ phải…
Khi cho trẻ phát triển ngôn ngữ với tác phẩm thơ, việc sử dụng câu hỏi đàm
thoại có ý nghĩa quan trọng quyết định hiệu quả dạy và học thơ ở trƣờng mầm
non. Giáo viên phải vận dụng hiệu quả các câu hỏi đàm thoại thì mới truyền đạt
đƣợc giá trị nội dung cũng nhƣ giá trị nghệ thuật của tác phẩm đến với trẻ, qua

đó trẻ mới có thể cảm thụ sâu sắc đƣợc cảm xúc, tình cảm trong bài thơ và hiểu
đƣợc ý nghĩa tƣ tƣởng của tác phẩm.
15


×