Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Hòa thượng thích trí tịnh trong sự nghiệp giáo dục đào tạo tăng tài ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.88 KB, 77 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TÔ HOẰNG DỰ
(Thích Hoằng Dự)

HÒA THƢỢNG THÍCH TRÍ TỊNH TRONG SỰ NGHIỆP
GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TĂNG TÀI Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TÔ HOẰNG DỰ
(Thích Hoằng Dự)

HÒA THƢỢNG THÍCH TRÍ TỊNH TRONG SỰ NGHIỆP
GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TĂNG TÀI Ở VIỆT NAM

Ngành: TÔN GIÁO HỌC
Mã số: 8.22.90.09

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS,TS.TRỊNH SÂM

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Tô Hoằng Dự, ngƣời thực hiện Luận văn này.
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chƣa đƣợc ai công bố trong
bất cứ công trình nào khác. Những trích dẫn cần thiết trong luận văn đƣợc tôi
chú thích rõ ràng và trung thực
Tác giả luận văn

Tô Hoằng Dự


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu của học viên tại
khoa Tôn giáo học, Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội
tại Việt Nam.
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến học Viện khoa học Xã hội,
đã tạo những điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tôi học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng gởi lời cảm ơn đến quý thầy, cô giáo, những ngƣời phụ
trách khoa Tôn giáo học đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm
quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại trƣờng.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trịnh Sâm, thầy đã tận tình chỉ dạy,
truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm có giá trị, giúp tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin tri ân TS. Thích Đồng Bổn đã tạo mọi điều kiện cho tôi tiếp cận
học tập trong suốt thời gian qua

Cuối cùng, tôi xin đƣợc cảm ơn chƣ huynh đệ đồng học và những ngƣời
thân. Xin cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2018
Học viên

Tô Hoằng Dự


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Bối cảnh Phật giáo Việt Nam đầu thế kỉ XX và yêu cầu đặt

Trang
1
9
9

ra đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo tăng tài
1.2. Cuộc đời và đạo nghiệp của Hòa thƣợng Thích Trí Tịnh
Chƣơng 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TĂNG TÀI CỦA

19
26

HÒA THƢỢNG THÍCH TRÍ TỊNH
2.1. Gây dựng cơ sở giáo dục đào tạo Phật giáo và xây dựng 26
chƣơng trình đào tạo tăng tài
2.2. Phiên, biên dịch tài liệu và quản lý giáo dục


39

2.3. Hòa thƣợng Thích Trí Tịnh với việc đào những học trò 45
thành danh
Chƣơng 3: THÀNH TỰU VÀ BÀI HỌC RÚT RA TỪ SỰ NGHIỆP 52
GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TĂNG TÀI CỦA HÒA
THƢỢNG THÍCH TRÍ TỊNH
3.1. Những thành tựu trong sự nghiệp của Hòa thƣợng Thích 52
Trí Tịnh
3.2. Những bài học rút ra từ cuộc đời và sự nghiệp đào tạo tăng 58
tài của Hòa thƣợng
KẾT LUẬN

65

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

67


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

GHPGVN

: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

GHPGVNTN

: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thống nhất


BTS

: Ban trị sự

THPGTPHCM

: Thành Hội Phật Giáo Thành Phố Hồ Chí Minh

TW

: Trung ƣơng

TP. HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

UBMTTQVN

: Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam

UBTWMTTQVN : Ủy ban trung ƣơng mặt trận tổ quốc Việt Nam


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phật giáo là tôn giáo du nhập vào Việt Nam từ khá sớm. Đến nay đã trải
qua gần 20 thế kỷ và là một bộ phận không thể tách rời sự thăng trầm của lịch sử
dân tộc Việt Nam. Trong những hoàn cảnh biến thiên của lịch sử dân tộc, luôn
có những vị tăng tài xuất hiện không chỉ hoằng Pháp, độ sinh mà còn đóng vai

trò quan trọng trong sứ mệnh: Đạo Pháp - Dân tộc.
Trên tinh thần khế lý, khế cơ, khế thời, khế xứ, các liệt vị Tổ sƣ vớitrí tuệ
và lòng bi mẫn, đem Đạo vào đời mà vẫn không mất đi “mùi vị Đạo”, khiến cho
Phật giáo vẫn luôn là chỗ dựa tinh thần, là nét đẹp trong văn hóa và đời sống của
ngƣời Việt, là chất keo gắn kết sức mạnh toàn dân, đồng hành cùng dân tộc vƣợt
qua những khó khăn của thời cuộc; xây dựng đất nƣớc, chấn hƣng nền tảng Phật
học, đào tạo những nhân tài Phật giáo trong và sau những năm tháng chiến
tranh.
Trong công cuộc vừa hoằng truyền Chánh Pháp vừa phụng sự dân tộc,
Tăng bảo luôn đóng vai trò hàng đầu. Tất cả những ngƣời con Phật đều biết
rằng, ngƣời xuất gia là hình ảnh của Phật, quần chúng nhìn Đức Phật qua hình
ảnh của chƣ Tăng. Tăng bảo còn là Phật Pháp còn. Vì thế, mạt pháp chƣa hẳn là
do thời mạt pháp, mà chính là do Tăng thiếu Đạo Phong, thiếu Giới Đức, Tâm
Đức, thiếu hoằng nguyện độ sanh và tự độ[22, tr.481].
Nhận thức rõ điều đó, ngay từ đầu trên con đƣờng hoằng pháp, lợi sanh
các liệt tổ bao giờ cũng gắn liền với công cuộc đào tạo Tăng tài để phụng sự cho
hiện tại và mai sau.
Từ những năm 1920, tại các tổ đình, tự viện lớn ở các vùng miền đều có
tổ chức các khóa học từ sơ cấp đến trung cấp và cao hơn để đào tạo tăng tài,
phụng sự cho giáo hội, đạo pháp và dân tộc. Các tỉnh Nam Bộ bây giờ nhƣ: Sài
Gòn-Gia Định, Bà Rịa, Vĩnh Long, An Giang, Rạch Giá... là những nơi khởi
xƣớng đầu tiên, sau đó lan rộng các tỉnh Trung Bộ nhƣ: Huế, Bình Định và các
tỉnh Bắc Bộ nhƣ: Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng...
1


Ở Nam bộ, trong công cuộc vận động chấn hƣng Phật giáo phải kể đến
công lao của những vị danh tăng đầu tiên nhƣ: Hòa thƣợng Khánh Hòa, Sƣ
Thiện Chiếu, Hòa thƣợng Chánh Tâm, Hòa thƣợng Viên Giác, Hòa thƣợng
Khánh Anh, Hòa thƣợng Huệ Quang... Các Tổ đã tạo ra một luồng sinh khí mới

cho Phật giáo Việt Nam, khơi dậy tiềm năng sức mạnh nội tại của Phật giáo và
đã đạt đƣợc thành công nhất định. Tổ Khánh Hòa chỉ ra “Phật giáo suy đồi,
chung quy do tăng đồ thất học”. Vì vậy, một trong những việc đầu tiên phải làm
là đào tạo những ngƣời có học thức Đạo đời vững chắc mới đủ tƣ cách mà đƣa
đến hiệu quả khả quan.
Do vậy, trong phong trào chấn hƣng Phật giáo, Hòa thƣợng và các liệt tổ
đã đào tạo đƣợc một đội ngũ Tăng sĩ tinh ba kế thừa và khuếch trƣơng đƣợc vai
trò của Đạo Pháp trong giai đoạn Đạo Pháp suy vi, đất nƣớcloạn lạc do chiến
tranh, trong đó phải kể đến các bậc nhƣ: Hòa thƣợng Thiện Hòa, Hòa thƣợng
Thiện Hoa, Hòa thƣợng Trí Thủ, Hòa thƣợng Hành Trụ, Hòa thƣợng Trí
Minh,Hòa thƣợng Trí Tịnh...
Trong các bậc Cao tăng Thạc đức trên, phải kể đến Hòa thƣợng Trí Tịnh,
“là bậc thông tuệ năng văn sở văn tịch tịnh, bậc Tòng Lâm thạch trụ, là một
trong những chứng tích sống động, kích thích trí giải thoát lẫm liệt vô cùng quý
báu của của thế kỷ hai mƣơi mốt” [22, tr.486, 500].
Hòa thƣợng Thích Trí Tịnh không chỉ nổi danh Việt dịch những bộ kinh
lớn của Đại Thừa giáo nhƣ Bát Nhã, Đại Niết Bàn, Hoa Nghiêm, Đại Bảo Tích,
Pháp Hoa... mà còn một nhân vật đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với Phật
giáo Việt Nam thời cận hiện đại trong việc đào tạo đƣợc những lớp tăng tài kế
thừa, phát huy và xây dựng Phật giáo Việt Nam cho đến ngày nay.
Ngày nay, trong xu hƣớng “ôn cố tri tân”, mặc dù có nhiều công trình
nghiên cứu về Hòa thƣợng ở góc độ lịch sử, văn hóa, tôn giáo. Song, với những
nghiên cứu chuyên biệt về vai trò của Hòa thƣợng trong sự nghiệp đào tạo tăng
tài thì vẫn còn là mảng trống vắng. Việc nghiên cứu hành trạng của Hòa thƣợng
trong vấn đề đào tạo tăng tài có một ý nghĩa cấp thiết đối với Đạo pháp nói
2


riêng, giáo dục nƣớc nhà nói chung. Cụ thể, nếu sự thịnh suy của Phật giáo phụ
thuộc vào Tăng bảo,Tăng bảo còn là Phật pháp còn; thì trong vận mệnh của một

quốc gia, giáo dục là quốc sách hàng đầu, hiền tài là nguyên khí. Vì thế, nghiên
cứu lịch sử và phƣơng thức đào tạo tăng tài của các vị Cao tăng luôn đem lại bài
học quý báu cho hậu thế nhân sinh.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn “Hòa thượng Thích Trí Tịnh trong
sự nghiệp giáo dục đào tạo tăng tài” làm đề tài nghiên cứu của bản luận văn
này.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Về cuộc đời của Hòa thƣợng đƣợc đề cập đến trong nhiều công trình nghiên
cứu, trƣớc hết phải kể đến Vĩnh Long Phật giáo sử lược [22] của Giáo sƣ Trí
Không, một nhà giáo thâm niên, kinh nghiệm, thâm hiểu giáo lý nhà Phật, đƣợc
Ban trị sự Phật giáo tỉnh Vĩnh Long nhờ sƣu tầm tƣ liệu viết về lịch sử Phật giáo
tỉnh Vĩnh Long. Trong đó, giáo sƣ Trí Không đã liệt kê, chắt lọc một cách cô đọng
về toàn bộ lịch sử Phật giáo Vĩnh Long khoảng đầu những năm 1920 trở đi năm
trong dòng chảy chung của Phật giáo nƣớc Việt. Đặc biệt, trong đó tác giả đã phân
tích đƣợc vai trò của Phật giáo Vĩnh Long trong công cuộc chấn hƣng Phật giáo
Nam Kì nói riêng với vai trò của những liệt vị Tổ sƣ Cao tăng Thạc đức. Trong tác
phẩm này, công lao to lớn của Hòa thƣợng Trí Tịnh (trang 486) đƣợc ghi nhận là
“bực thông tuệ hơn 40 năm dịch kinh Đại thừa lỗi lạc”. Mặc dù đã có những liệt kê,
đánh giá xác thực về vị thế, vai trò của Ngài trong công cuộc hoằng pháp lợi sinh,
nhƣng công lao sâu dầy và bản hoài của Ngài về việc đào tạo tăng tài lại chƣa đƣợc
đề cập nhiều trong tác phẩm này.
Trong 50 năm chấn hưng Phật giáo Việt Nam [15] Hòa thƣợng Thích
Thiện Hoa đã “ghi ân những bậc tiền bối hữu công trong phong trào chấn hƣng
Phật giáo Việt Nam” từ những năm 1920 đến 1970. Trong cuốn sách này, Hòa
thƣợng mong muốn Tăng, Ni và Phật tử thấy Phật giáo Việt Nam đã viết thành
một trang sử vàng son oai hùng và oanh liệt; từ đó Tăng Ni và Phật tử đều thâm
cảm hồng ân sâu dày của Tiền bối trong sự nghiệp chấn hƣng Phật giáo nƣớc
3



nhà; Để Tăng Ni và Phật tử tin tƣởng, phấn khởi trƣớc sự trỗi dậy của Phật giáo
Việt Nam trong 50 năm qua; Để Tăng Ni, Phật tử sẽ ý thức trách nhiệm hay bổn
phận của mình, hăng hái tiếp nối, duy trì sự nghiệp của tiền bối. Những bậc tiền
bối đƣợc liệt kê trong đây có Hòa thƣợng Trí Tịnh (trang 68) đƣợc ghi nhận với
vai trò những ngƣời có công đầu trong việc thành lập và phát triển Phật Quang
học đƣờng và Học Đƣờng Liên Hải. Ngoài ra, Ngài còn đƣợc ghi nhận là ngƣời
có công đức dịch nhiều bộ kinh lớn nhƣ Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Niết Bàn, Đại
Bát Nhã....
Cả cuộc đời hoằng pháp lợi sanh, một trong những vai trò lớn nhất của Hòa
thƣợng đƣợc ghi nhận là dịch những bản kinh sách Phật giáo đồ sộ của Đại thừa.
Rất nhiều công trình, bài viết của các tác giả trong và ngoài đạo nói về công đức
này của Ngài. Hòa thƣợng Thích Thanh Từ trong Kinh Đại thừa Diệu Pháp Liên
Hoa giảng giải [70] đã nói: Bốn bản dịch kinh Pháp Hoa đƣợc dịch từ chữ Hán ra
chữ Việt thì bản dịch của Hòa Thƣợng Trí Tịnh đƣợc hầu hết ngƣời xuất gia cũng
nhƣ tại gia ở Việt Nam dùng để nghiên cứu học hỏi... tiếp đó, Hòa thƣợng Thanh
Từ khẳng định, Hòa thƣợng Trí Tịnh là ngƣời dày công nghiên cứu và phiên dịch
kinh điển nên có đầy đủ uy tín trên phƣơng diện giáo dục cũng nhƣ dịch thuật
(Thanh Từ Toàn tập, tập 8, trang 23, Nxb Tôn giáo).
Sau này, Thích Hân Kiến cũng cùng chung nhận định với Hòa thƣợng
Thanh Từ về việc “Kinh Pháp Hoa, một trong những bản kinh góp phần đào tạo
tăng tài của Hòa thƣợng Thích Trí Tịnh” [Từ Quang, tập 21, trang 51]. Căn cứ
vào bản kinh này mà Tăng Ni học, đọc tụng kinh bằng chữ quốc ngữ mà không
phải lệ thuộc Hán ngữ.
“Đạo phật ngày nay” (tập 2,3) cũng tán dƣơng công đức của Hòa thƣợng
Thích Trí Tịnh, đặc biệt là đề cập cách thực hành về pháp môn niệm Phật A Mi
Đà.
Tiểu sử danh tăng Việt Nam [5, tập 3, trang 1034] nêu khái quát về cuộc
đời và đạo nghiệp của các danh tăng có công trong sự nghiệp hoằng truyền

4



chánh Pháp và chấn hƣng Phật giáo trong đó có vai trò to lớn của Hòa thƣợng
Trí Tịnh.
Trong Hƣơng Sen Vạn Đức có bài “Yếu chỉ pháp trì danh niệm Phật” [66]
nói về công lao của Hòa thƣợng trên hai phƣơng diện. Đối với giáo hội, đó là
các công trình dịch thuật, đào tạo tăng tài và định hƣớng xây dựng phát triển
Giáo hội Phật giáo Việt Nam; đối với bản thân đó là chánh niệm tỉnh giác chấp
trì danh hiệu Nam Mô A Mi Đà Phật.
Năm 2014, Đại Trƣởng Lão thâu thần nhập tịch, đã có công trình và bài
viết về Hòa thƣợng là một trong những bậc thạch trụ Thạc đức của Phật giáo
Việt Nam. Trong đó phải kể đến Tưởng niệm đại lão Hòa thượng Thích trí
Tịnh (1917-2014), của Tổ Đình chùa Vạn Đức [39]. Cuốn sách nhƣ nén tâm
nhang thành kính dâng lên hàm ân công đức sâu dày của Hòa thƣợng đối với
Đạo pháp và dân tộc. Các bài viết trong đó tập trung vào bốn chủ đề chính:
tiểu sử Hòa thƣợng; Pháp ngữ; hình ảnh lúc sinh tiền và văn thơ tƣởng niệm.
Cũng nằm trong trục bài viết về cuộc đời của Hòa thƣợng, có “ăn chay,
niệm Phật, thƣơng ngƣời, thƣơng vật” [4, tập 10, trang 106]; “Niệm Phật tiễn
thầy đi” của Hoằng Dự trên Từ Quang, [4, tập 8, trang 9]; “Ngày tháng bên
thầy”, “Chánh tín và mê tín” của Hân Kiến [4, tập 9, trang 84]... để thành kính
tƣởng nhớ đến vị thầy khả kính, cao tăng thạc đức của Giáo hội PGVN và thế
giới.
Tất cả các công trình trên đây nhìn chung đều chỉ đề cập đến công lao của
Hòa thƣợng trên phƣơng diện dịch kinh sách, phƣơng cách niệm Phật A Mi Đà
và xây dựng, phát triển Giáo hội Phật giáo Việt Nam mà chƣa hệ thống hóa và
làm rõ đƣợc vai trò của Hòa thƣợng Trí Tịnh trong việc đào tạo đội ngũ tăng tài.
Trong luận văn này, chúng tôi sẽ tập trung vào công trạng của bậc Thạc
đức cao dầy Trí Tịnh trên phƣơng diện giáo dục đào tạo tăng tài phục vụ cho sự
nghiệp hoằng truyền chánh pháp tại Việt Nam
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu
5


Làm rõ vai trò của Hòa thƣợng Thích Trí Tịnh trong sự nghiệp giáo dục
đào tạo tăng tài ở Việt Nam và một số bài học đặt ra.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên, luận văn tập trung giải quyết
những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Làm rõ bối cảnh lịch sử ảnh hƣởng đến những quan điểm, tƣ tƣởng của
Hòa thƣợng Thích Trí Tịnh ở những năm đầu thế kỷ XX.
- Làm rõ những hoạt động giáo dục đào tạo tăng tài của Hòa thƣợng Thích
Trí Tịnh.
- Rút ra những thành tựu và bài học kinh nghiệm từ sự nghiệp giáo dục
đào tạo tăng tài của Hòa thƣợng Thích Trí Tịnh.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Những đóng góp của Hòa thƣợng Thích Trí Tịnh trong sự nghiệp giáo dục
đào tạo tăng tài ở Việt Nam.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Luận văn giới hạn chủ yếu nghiên cứu ở các Phật học
viện và các lớp gia giáo tại đạo tràng chùa Vạn Đức.
Về thời gian: Giới hạn giai đoạn 1945 - 2014, kể từ khi Hòa thƣợng Thích
Trí Tịnh học xong chƣơng trình tại Phật học đƣờng Báo Quốc tại Huế và trở về
miền Nam.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Luận văn vận dụng cách tiếp cận sử học và tôn giáo học để giải quyết các
nội dung của luận văn. Cách tiếp cận sử học giúp luận văn làm rõ cuộc đời, sự
nghiệp của Hòa thƣợng Thích Trí Tịnh qua các giai đoạn lịch sử, gắn với bối

cảnh lịch sử của đất nƣớc, cũng nhƣ của Phật giáo Việt Nam. Cách tiếp cận tôn
giáo học góp phần làm rõ hoạt động giáo dục đào tạo tăng tài là một trong số
hoạt động căn bản của Phật giáo.
6


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full














×