Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

môn xã hội học báo chí ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH “điều ước THỨ 7” TRÊN KÊNH VTV3 – đài THVN của SINH VIÊN BA TRƯỜNG đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.1 KB, 17 trang )

MỤC LỤC

1

1


ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH “ĐIỀU ƯỚC THỨ 7” TRÊN KÊNH
VTV3 – ĐÀI THVN CỦA SINH VIÊN BA TRƯỜNG ĐẠI HỌC
(Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học
Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội)
Đài truyền hình Việt Nam cũng như các đài truyền hình địa phương của
Việt Nam hiện nay có rất nhiều các chương trình thực tế hay và ý nghĩa, thu hút
được sự quan tâm theo dõi của công chúng, như “Sống khác”, “Bố ơi mình đi
đâu thế”, “Vua đầu bếp”, “Vietnam Idol”, “The Voice”,... Hầu hết các chương
trình thực tế này đều được đài truyền hình Việt Nam mua bản quyền của nước
ngoài và phải tuân thủ đúng kịch bản đã mua. Một thực tế đáng buồn cần được
thừa nhận là các chương trình thực tế này có tuổi thọ khá ngắn ngủi do sự “cả
thèm chóng chán” của khán giả, do sự bùng nổ các chương trình truyền hình hay
do các chương trình chưa phù hợp, các số ra ngày càng kém chất lượng? Nhiều
cuộc khảo sát đã được thực hiện nhằm lấy ý kiến của khán giả về chương trình
để có những thay đổi hợp lý, kịp thời và đây là một cuộc khảo sát như vậy.
Được chọn ra mắt vào đúng dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 18 của kênh
VTV3, “Điều ước thứ 7” là một chương trình khá đặc biệt với mục đích trở
thành cầu nối cho những ước mơ trở thành hiện thực. Đây là chương trình truyền
hình thực tế, đồng hành với nhiệm vụ thực hiện những ước mơ cụ thể của nhân
vật. Những nhân vật, ước mơ xuất hiện trong chương trình đều bắt nguồn từ
những con người có thật, có đời sống nội tâm đẹp, có những câu chuyện cá nhân
lay động lòng người. Từ việc đưa những ước mơ này thành sự thật, chương trình
hy vọng sẽ là món quà cho niềm tin yêu cuộc sống của khán giả.”
Chương trình “Điều ước thứ 7” phát sóng vào 13h thứ Bảy và phát lại vào


10h thứ Năm, trên kênh VTV3, Đài truyền hình Việt Nam. Đây là chương trình
mới trên truyền hình, đội ngũ sản xuất đã thực hiện được trên 30 số với những
điều ước giản đơn và ý nghĩa trong cuộc sống. Cuộc khảo sát này được thực
2

2


hiện nhằm lấy ý kiến đóng góp của các bạn sinh viên về chương trình để có thể
đánh giá hiệu quả của nó, từ đó đề xuất ra các phương hướng, giải pháp nâng
cao chất lượng, giảm thiểu những hạn chế không đáng có của chương trình, cải
thiện chương trình cho phù hợp với khán giả. Và điều quan trọng đó là đưa ra
các hướng để chương trình có sức sống lâu bền trong lòng công chúng. Cuộc
khảo sát được tiến hành tại ba trường đại học trên địa bàn Hà Nội với 150 bảng
hỏi (gồm 38 câu hỏi được chia ra các mục “Thông tin chung”, “Thực trạng xem
chương trình “Điều ước thứ 7”, “Đánh giá chương trình “Điều ước thứ 7”). Đó
là các trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Kinh tế (Đại học
Quốc gia Hà Nội), Đại học Sư Phạm Hà Nội. Sau khi phân tích, xử lý bảng hỏi,
tôi đã đưa ra những nhận xét chung sau đây.

3

3


I.

Thực trạng xem chương trình “Điều ước thứ 7” của sinh viên 3
trường được khảo sát


Trong tổng số 150 sinh viên làm phiếu khảo sát có đến 82,67% là nữ,
chiếm đa số ý kiến đánh giá về chương trình, trong đó: sinh viên năm nhất
chiếm 25,33%, sinh viên năm 2 chiếm 26%, sinh viên năm 3 chiếm 34% và sinh
viên năm 4 chiếm 14,67%. Cụ thể: tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền chủ
yếu sinh viên năm 3 làm khảo sát (chiếm 44%), Đại học Kinh tế (Đại học Quốc
gia Hà Nội) chủ yếu là sinh viên năm 2 làm khảo sát (chiếm 44%), Đại học Sư
Phạm Hà Nội chủ yếu sinh viên năm 3 làm khảo sát (chiếm 36%).
Ngày nay, dường như có quá nhiều dịch vụ giải trí hấp dẫn hay các trang
mạng xã hội kết nối miễn phí (như facebook, zalo, viber, tiwter,…) thu hút công
chúng hơn nên lượng thời gian dành cho truyền hình cũng không được cao. Đặc
biệt, đối với các bạn sinh viên, ngoài thời gian dành cho học tập trên lớp ra cùng
thời gian vui chơi, giải trí khác thì thời gian dành cho truyền hình cũng không
nhiều: 38% sinh viên được khảo sát dành từ 1 – 2h trong ngày để xem truyền
hình, 33,33% sinh viên dành 2 – 3h trong ngày để xem truyền hình, chỉ có 12%
sinh viên dành trên 3h trong ngày để xem truyền hình và 16,67% sinh viên dành
dưới 1h để xem truyền hình trong ngày. Sinh viên năm nhất thường chỉ theo dõi
truyền hình trung bình khoảng 2h/ngày (chiếm 73,68%), sinh viên năm 2 cũng
thường xem trong khoảng thời gian ấy (chiếm 64,10%), sinh viên năm 3 thường
theo dõi trung bình từ 1 – 2h/ngày (chiếm 41,18%), sinh viên năm 4 cũng chỉ
theo dõi truyền hình trung bình từ 1 – 2h/ngày (chiếm 45,45%). Trong khi đó số
lượng thường xuyên theo dõi truyền hình trên 3h/ngày rất ít (năm 1 là 13,16%,
năm 2 là 10,26%, năm 3 là 9,80%, năm 4 là 18,18%). Bên cạnh đó, các trang
thông tin, báo mạng điện tử hiện nay xuất hiện rất nhiều với các loại thông tin,
trò chơi, cũng cạnh tranh với truyền hình khá lớn, làm lượng thời gian theo dõi
truyền hình giảm xuống. Ngoài ra, kết quả thu được còn cho thấy sinh viên Học
4

4



viện Báo chí và Tuyên truyền dành thời gian xem truyền hình rất ít, tận 52%
sinh viên chỉ dành 1 – 2h xem truyền hình và 4% dành trên 3h để xem truyền
hình. Dường như, việc dành thời gian để cập nhật thông tin qua truyền hình,
hoặc giải trí bằng các trò chơi truyền hình đang dần mất đi trong công chúng,
ngay cả sinh viên trường báo.
Mặc dù điều kiện đi trọ hầu hết sinh viên không có ti vi để xem nhưng
vẫn có máy tính để vào mạng, truy cập các kênh truyền hình. Thời buổi các ứng
dụng khoa học phát triển phổ biến, rộng rãi, các phần mềm công nghệ ngày càng
phát triển, người ta có thể dễ dàng truy cập mạng internet ở mọi lúc mọi nơi với
một chiếc smartphone hay laptop. Hơn nữa, do điều kiện học tập, lịch hoạt động
ngoại khóa dày đặc nên xem truyền hình qua internet vừa tiện lợi vừa hữu ích
cho sinh viên. Điều đó đã giải thích vì sao lại có 56,67% sinh viên được khảo sát
xem truyền hình qua internet. Tuy nhiên, 43,33% vẫn theo dõi truyền hình
thường xuyên qua ti vi. Cụ thể: Học viện Báo chí và Tuyên truyền có 64% sinh
viên xem truyền hình qua internet, 36% xem qua ti vi, Đại học Kinh tế (Đại học
Quốc gia Hà Nội) có 62% sinh viên xem qua internet, 38% xem qua ti vi, Đại
học Sư Phạm Hà Nội có 68% sinh viên xem qua internet và 32% xem qua ti vi.
Hầu hết sinh viên được khảo sát đều xem VTV3 nhiều nhất (chiếm 80,67%). Dễ
hiểu điều này bởi VTV3 là một kênh truyền hình miễn phí “già cội” của Đài
truyền hình, đây cũng là kênh thông tin, văn hóa giải trí phù hợp với mọi lứa
tuổi, giới tính. Với nhiều gameshow truyền hình hấp dẫn, nhiều chương trình thú
vị cùng phim truyền hình hay, VTV3 luôn thu hút nhiều công chúng hơn, đặc
biệt là sinh viên các kênh khác của truyền hình không phải trả tiền. Trong khi
cũng là kênh “già cội” của Đài, xong VTV1 lại là kênh thiên về mảng thông tin
chính trị nên ít thu hút sinh viên hơn, VTV6 là kênh dành cho thanh thiếu niên,
có nhiều chương trình mới lạ dành cho giới trẻ, xong nó lại là kênh mới, chưa
thu hút được giới trẻ hiện nay như VTV3. VTV3 và VTV6 là hai kênh truyền
hình có rất nhiều chương trình thực tế hấp dẫn như “Điều ước thứ 7” trên VTV3,
5


5


“Vua đầu bếp” trên VTV3, “Sống khác” VTV6,…Đa số công chúng xem các
chương trình thực tế trên các kênh đều rất thích và theo dõi thường xuyên. Đến
94,67% người thích xem chương trình thực tế, chỉ 5,33% trong tổng số được
khảo sát là không thích truyền hình thực tế. Và 99,33% thường xuyên theo dõi
“Điều ước thứ 7”, còn lại chỉ xem chương trình nhưng không theo dõi thường
xuyên chương tình này. Bên cạnh đó, các chương trình còn lại được khá ít bạn
quan tâm, như “Ngôi sao Việt” chỉ có 9,33% thường xuyên theo dõi, “Nhân tố bí
ẩn” là 25,33%, “Vua đầu bếp” là 48,66% (trong tổng số 150 người được khảo
sát). Điều này cho thấy “Điều ước thứ 7” đã thu hút được ánh nhìn của khán giả,
lôi cuốn được họ theo dõi các câu chuyện cảm động mà ekip chương trình thực
hiện.
Đa phần các bạn sinh viên tình cờ biết đến chương trình “Điều ước thứ 7”
chiếm 41,33%, quảng cáo đạt hiệu quả chưa cao, chỉ thu hút được 21,33%,
mạng xã hội là 18,67% và biết chương tŕnh thông qua bạn bè giới thiệu là 18,
67%. Chương trình nên có sự cải thiện trong công tác quảng cáo, giới thiệu
chương trình qua các trang mạng xã hội (đặc biệt là facebook) để thu hút khán
giả truyền hình hơn nữa. Bởi, hiện nay, số người sử dụng các trang mạng này rất
lớn, đây cũng là mảnh đất màu mỡ để quảng cáo miễn phí các sản phẩm truyền
hình của Đài. Ekip nên tận dụng tối đa hơn về phương diện này, để khán giả biết
đến chương trình và ủng hộ chương trình nhiều hơn nữa.
“Điều ước thứ 7” là chương trình thực tế ý nghĩa, mang tính nhân văn cao,
nên đa phần khán giả xem nhằm mục đích học tập cách ứng xử, tu dưỡng đạo
đức. Ở mỗi trường, trên 40% số sinh viên xem để học tập cách ứng xử (cả 3
trường là 44%). Số người xem để giải trí chiếm 26,67%, số vì kiến thức chung
chiếm thấp, chỉ 9,33%, vì rảnh rỗi vào đúng thời điểm phát sóng nên xem chiếm
15,33%. Số người xem chương trình để giúp cho học tập và củng cố chuyên
môn chỉ có 4,67%, đặc biệt, số sinh viên trường Học viện Báo chí và Tuyên

truyền xem chương trình vì mục đích học tập, củng cố kiến thức chuyên môn
6

6


cũng ít, chỉ chiếm 10%. Trong khi, chương trình thực tế là nơi rất bổ ích để các
bạn khối nghiệp vụ của trường báo có thể học hỏi cách làm việc, chuẩn bị và tổ
chức sản xuất chương trình,…một cách chuyên nghiệp, năng động. Tuy nhiên,
số người xem để học hỏi thì vẫn chiếm con số rất khiêm tốn.
Chủ yếu các bạn sinh viên xem chương trình bằng cách phát mới trên
VTV3 hoặc xem trực truyến qua Internet, số này chiếm 46,67%. Điều này cho
thấy đa phần các bạn quan tâm, theo dõi chương trình, đón xem từng số của
chương trình. Cũng không ít bạn, với nhiều lí do về thời gian và điều kiện xung
quanh nên chỉ có thể xem lại trên internet, số này chiếm cũng khá lớn là 44%.
Chỉ có 9,33% xem phát lại chương trình trên VTV3. Kết quả này cũng đã trả lời
cho việc tần suất xem của khán giả có sự khác biệt: 30% sinh viên xem chương
trình liền nhiều số, không cố định (bởi các bạn thường xem qua internet, tiện
thời gian rảnh thì xem nhiều tập cùng lúc). Ngoài ra, có 25,33% sinh viên xem 1
số/tháng, 18% sinh viên xem 2 số/tháng, 15,33% sinh viên xem 3 số/tháng và
chỉ có 11,34% sinh viên xem đủ 4 số/tháng. Như vậy, sinh viên được khảo sát
xem chương trình “Điều ước thứ 7” chưa thường xuyên cố định số xem theo
tuần. Tuy tần suất xem của sinh viên không cố định mà thường xem liền nhiều
số một lúc, nhưng mức độ tập trung của các bạn rất cao: có đến 67,33% sinh
viên xem chương trình tập trung từ đầu đến cuối, chỉ có 3,33% sinh viên xem
lướt qua và 29,34% sinh viên vừa làm việc khác vừa xem chương trình. Điều
này sẽ thuận lợi cho việc các bạn đưa ra những đánh giá, nhận xét khách quan,
hợp lý về chương trình theo các tiêu chí được đưa ra ở bảng hỏi.
Không những mức độ tập trung cao khi xem chương trình “Điều ước thứ
7”, mà ngay cả sự tương tác sau chương trình cũng cao, đến 45,33% sinh viên có

trao đổi về chương trình sau khi xem chương trình. Mặc dù vậy, số sinh viên
không trao đổi sau khi xem chương trình ở tất cả các trường đều lớn hơn số sinh
viên có sự trao đổi. Con số này ở cả ba trường là 54,67%, cụ thể: Học viện Báo
chí và Tuyên truyền là 54%, Đại học Sư phạm Hà Nội là 52% và Đại học Kinh
7

7


tế là 58% (điều này có lẽ bởi sinh viên của khối ngành Kinh tế xem chương trình
với mục đích giải trí, học cách ứng xử là chủ yếu nên họ ít có những bình luận,
đánh giá cụ thể sau khi xem chương trình). Tuy nhiên, cách thức trao đổi chủ
yếu của sinh viên vẫn là nói chuyện trực tiếp với bạn bè, chiếm tới 94,12% (Học
viện Báo chí và Tuyên truyền có 100% sinh viên trao đổi với bạn bè, Đại học Sư
phạm Hà Nội là 87,5%, Đại học Kinh tế là 95,24%), trong khi đó, chỉ có 1,47%
gọi điện cho ban biên tập, 1,47% trao đổi trên fanpage, 2,94% trao đổi qua
youtube. Các trang fanpage trên facebook, youtube của chương trình chưa có độ
tương tác với khán giả chưa cao, chưa kích thích nhưng bình luận của sinh viên.
Nhìn chung, sinh viên được khảo sát ở ba trường đại học vẫn thường
xuyên xem các kênh truyền thống không phải trả tiền, cụ thể là VTV3 – Đài
truyền hình Việt Nam. Đa số đều thích xem các chương trình thực tế, và thường
xuyên theo dõi tập trung chương trình “Điều ước thứ 7”, có những phản hồi về
chương trình nhưng chưa đa dạng trong cách thức trao đổi. Chương trình bước
đầu đã tạo được sức hút đối với công chúng, đặc biệt là sinh viên Tuy nhiên, liệu
sức hút này có được lâu dài và bền bỉ hay không phải phụ thuộc vào chất lượng
của chương trình cũng như thái độ làm việc của toàn ekip chương trình.
II.

Đánh giá chương trình “Điều ước thứ 7” của sinh viên ba
trường được khảo sát


Hầu hết sinh viên của cả ba trường đều có câu trả lời sát nhau, không có
sự chênh lệch lớn về ý kiến, quan điểm giữa sinh viên của ba trường đại học
được chọn khảo sát. “Điều ước thứ 7” là một chương trình thực tế, kết nối với
công chúng bằng những câu chuyện cảm động có thật trong cuộc sống, bằng
những ước mơ giản dị, đời thường nhưng lại mang lại biết bao ý nghĩa, động lực
sống cho con người. Đa số các bạn sinh viên xem chương trình đều nhận xét
rằng chương trình phù hợp với lứa tuổi sinh viên (99,33%) và duy chỉ có 0,67%
cảm thấy chương trình chưa phù hợp. Như vậy, nội dung mà ekip thực hiện
8

8


chương trình hướng tới đã đến được cái mà sinh viến “muốn” nói riêng và công
chúng xem chương trình nói chung. Đối với những sinh viên xem chương trình
qua ti vi và trực tuyến trên internet, đa số các bạn ở ba trường đều đánh giá
chương trình lên sóng đúng với thời gian đã giới thiệu, chỉ có khoảng 10% cho
rằng chương trình luôn phát muộn hơn và khoảng gần 4% cho rằng chương trình
phát sớm hơn thời gian đã giới thiệu. “Điều ước thứ 7” được phát sóng vào
khoảng 13h chiều ngày thứ 7, trên kênh VTV3 – Đài truyền hình Việt Nam. Với
thời gian phát sóng như vậy khá phù hợp cho công chúng theo dõi vào ngày nghỉ
cuối tuần. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thời giân rảnh rỗi vào đúng thời
điểm chương trình phát sóng, đặc biệt là với thời gian biểu không cố định của
sinh viên. Có 48,67% sinh viên cho rằng thời gian phát sóng như vậy là hợp lý,
51,33% sinh viên cho rằng nên thay đổi khung giờ phát sóng sẽ hợp lý hơn:
89,61% sinh viên chọn chương trình phát sóng vào buổi tối (từ 20h trở đi). Dễ
hiểu, bởi thời gian này các bạn rảnh rỗi hơn, các công việc trong ngày gần như
đã xong nên có thời gian để xem chương trình. Chỉ có 1,30% chọn chương trình
phát vào buổi sáng (từ 8h-10h), 3,90% chọn chương trình phát sóng vào buổi

trưa (11h-13h), 5,19% chọn chương trình phát sóng vào buổi chiều (14h-18h).
Như vậy, thời gian phù hợp nhất để công chúng theo dõi chương trình là vào
buổi tối, khoảng từ 20h trở đi. Tuy nhiên, điều này cũng khó cho Đài truyền
hình, bởi khung chương trình phát sóng đã được cố định sẵn, khó thay đổi lịch
phát sóng, ảnh hưởng đến các chương trình khác.
Trung bình, thời lượng phát sóng một số của chương trình kéo dài từ 45 –
50 phút. 84,67% số người được khảo sát đồng ý rằng thời lượng phát sóng
chương trình như vậy là hợp lý. Thời gian đó đủ để truyền tải hết thông điệp mà
ekip chương trình muốn gửi đến khán giả. Thời lượng 45 – 50 phút phát sóng
một chương trình thực tế như vậy không phải là dài, nhưng khán giả vẫn cho là
phù hợp là bởi ngoài chương trình ra còn rất nhiều những chương trình, phim
truyền hình, các trò chơi giải trí khác thu hút khán giả. Vì vậy, ekip sản xuất
9

9


chương trình nên thể hiện câu chuyện trong mỗi số một cách cô đọng, mang
nhiều thông tin và cảm xúc nhất trong thời lượng phát sóng. Tránh trường hợp
thể hiện câu chuyện hời hợt, nhàm chán. Nếu câu chuyện hấp dẫn và có nhiều
khía cạnh để khai thác nhân vật, sự việc thì có thể chia ra hai số để thể hiện. Tuy
nhiên, vẫn có một lượng nhỏ khán giả cho rằng, thời gian phát sóng chương
trình như vậy là chưa hợp lý. Với 8,67% người cho rằng chương trình phát sóng
quá dài và chỉ nên phát sóng khoảng 30 phút/số. Như vậy là đủ để truyền tải
thông tin và ekip nên cắt bớt những đoạn không cần thiết, dài dòng. Còn với
6,67% người cho rằng thời lượng phát sóng chương trình còn ngắn, nên kéo dài
chương trình trung bình 60 phút/số là hợp lý. Họ cho rằng, thời lượng đó mới có
thể truyền tải hết thông điệp và nội dung của chương trình, thỏa mãn nhu cầu
xem của họ. Tuy lượng khán giả cho thời lượng chương tŕnh kéo dài từ 45 – 50
phút là chưa hợp lý nhưng đó vẫn là những ý kiến đánh giá khách quan, cần lưu

ý để có những điều chỉnh phù hợp hơn, đáp ứng nhu cầu tiếp nhận của khán giả
nói chung và sinh viên nói riêng.
Tất cả các chương trình truyền hình được phát sóng đều có chèn thêm
quảng cáo. Điều này dễ giải thích, bởi, thứ nhất, quảng cáo là nguồn thu trở lại
cho đài, thứ hai, những quảng cáo được xen giữa chương trình sẽ giúp quá trình
tiếp nhận thông tin của khán giả tốt hơn, giúp khán giả không nhàm chán khi
theo dõi chương trình quá lâu. Nhưng, nếu quảng cáo dài hoặc có nhiều quảng
cáo cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xem, làm gián đoạn quá trình tiếp
nhận thông tin của khán giả. Có đến 76,19% khán giả sinh vineenkhi xem
chương trình qua ti vi và xem trực tuyến trên internet cho rằng không nên có
quảng cáo xen giữa chương trình, họ muốn được theo dõi xuyên suốt chương
trình mà không có bất cứ quảng cáo nào cản trở. Mặc dù vậy, 23,81% số sinh
viên lại cho rằng nên có quảng cáo trong quá trình chương trình phát sóng, như
vậy mới phù hợp. Và, trong đó, đa số (65%) cho là chỉ nên có một quảng cáo là
phù hợp nhất. Giữa sinh viên các trường được khảo sát dù học các khối ngành
10

10


khác nhau nhưng các ý kiến cũng tương tự như nhau, không có độ chênh lệch
lớn giữa ba trường.
Đánh giá về hình thức thể hiện của chương trình, hầu hết sinh viên của ba
trường đại học được khảo sát đều đánh giá chất lượng tốt. Được đánh giá cao là
phần âm nhạc được lồng ghép trong chương trình: với 56% sinh viên cho là âm
nhạc hay, phù hợp, 39,33% cho là tốt và chỉ có số nhỏ còn lại cho là phần âm
nhạc cần thay đổi. Ngoài ra, các phần hình thức như hình ảnh chung của chương
trình, màu sắc cũng được các sinh viên đánh giá là rõ nét, đẹp mắt, tươi sáng.
Phần hình ảnh có đến trên 70% sinh viên đánh giá tốt, 25% sinh viên đánh giá
rất tốt và chỉ có dưới 3% sinh viên đánh giá hình ảnh chưa đạt. Phần màu sắc

cũng được trên 91% sinh viên đánh giá tốt và có dưới 9% đánh giá là chưa tốt.
Có thể lý giải điều này rằng nhiều sinh viên xem chương trình qua internet với
chất lượng video không cao dẫn đến việc làm giảm chất lượng của hình ảnh,
màu sắc chương trình. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện chương trình,
nhiều số phải quay tại hiện trường có điều kiện khó khăn nên chất lượng hình
ảnh và màu sắc có thể bị ảnh hưởng, điều này ekip thực hiện nên có các biện
pháp để khắc phục. Phần hình ảnh được sử dụng trong phần mở đầu của chương
trình được cho là bắt mắt (trên 80% sinh viên đánh giá), tuy nhiên, vẫn có tới
trên 17% số sinh viên đánh giá phần hình ảnh này chưa đạt yêu cầu. Đây cũng là
con số đáng lưu ý. Giọng nói của người dẫn rất rõ ràng, truyền cảm khi có đến
trên 35% sinh viên đánh giá rất cao giọng người dẫn và không có ai chê trách
hoàn toàn. Mặc dù vậy, vẫn có 16,67% sinh viên cho rằng không phải số nào,
giọng người dẫn cũng dễ nghe, truyền cảm. Điều này có sự khác nhau giữa các
số. Giọng nói của các nhân viên trong tổ sản xuất cũng tương tự, trên 50% sinh
viên cho rằng giọng của các nhân viên đã dễ nghe, có thể nghe tốt. Nhưng mỗi
người một giọng, và có lẽ, thiết bị thu dẫn của ekip chưa tốt nên có những lúc,
giọng của nhân viên trong ekip hơi khó nghe. Dưới 30% sinh viên đánh giá
không cao về giọng của các nhân viên trong ekip. Một phần nữa cũng đáng lưu
11

11


ý, đó là giọng nói của các nhân vật trong chương trình cũng không được sinh
viên đánh giá cao, khi có tới trên 40% sinh viên đánh giá giọng của nhân vật khó
nghe, khó hiểu. Ekip chương trình nên ghi lại lời nói của nhân vật khi họ nói
giọng địa phương hoặc nói khó nghe để làm chữ chạy trên màn hình cho người
xem hiểu hơn. Xét về góc độ chuyên môn, các sinh viên trường Học viện Báo
chí và Tuyên truyền sẽ hiểu hơn về phần hình thức này. Như kết quả chung khảo
sát sinh viên tại ba trường đại học, sinh viên của Học viện cũng đánh giá không

cao về hình ảnh được sử dụng trong phần mở đầu chương trình, giọng nói của
nhân viên trong ekip cũng như giọng nói của các nhân vật trong chương trình,
đặc biệt là giọng nói của các nhân vật. Những phương diện đưa ra đánh giá này
qua mỗi số thực hiện còn phụ thuộc vào sự tác động của điêu kiện ngoại cảnh,
nên khó tránh khỏi những khó khăn, chất lượng không đạt. Ekip chương trình
nên đưa ra các biện pháp tối ưu để khắc phục, đem lại chương trình tốt nhất cho
khán giả.
Đưa ra cảm nhận về chương trình, các bạn sinh viên đánh giá rất cao về
mức độ thiết thực cũng như sự bổ ích mà chương trình mang lại. Có đến 68%
sinh viên cho rằng điều này hoàn toàn đúng và chỉ có 1,33% sinh viên còn băn
khoăn về điều này. Cũng trên 56% số sinh viên cho rằng chương trình phần lớn
tạo cho người xem cảm giác thoải mái, thư giãn nhưng cũng có đến trên 12%
sinh viên không đồng ý với ý kiến này. Họ cho rằng chương trình thực tế này
chưa thật sự làm họ giảm bớt căng thẳng hay thấy thoải mái, dễ chịu. Chương
trình được đánh giá là có nội dung sâu sắc, ý nghĩa (trên 78% sinh viên đồng ý
hoàn toàn, 20% sinh viên đồng ý phần lớn về ý kiến, 0,67% sinh viên đánh giá
thấp ý kiến và chỉ có 0,67% sinh viên phủ nhận điều này) và có tính giáo dục
cao (70% sinh viên đồng ý hoàn toàn, 26% sinh viên đồng ý phần lớn về ý kiến
và 4% sinh viên đánh giá thấp ý kiến, không có sinh viên nào phủ nhận hoàn
toàn). Sinh viên của cả ba trường đại học được khảo sát cũng đều đánh giá rất
cao về nội dung chương trình rất sâu sắc, ý nghĩa và tính giáo dục của chương
12

12


trình. Riêng đa phần sinh viên của Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
còn đánh giá rất cao về sự bổ ích và thiết thực trong cuộc sống mà chương trình
đem lại (84% sinh viên đồng ý hoàn toàn với ý kiến này và 16% sinh viên đồng
ý phần lớn với ý kiến và không có sinh viên nào phủ nhận về ý kiến này).

75,33% sinh viên đánh giá các nhân vật được chương trình lựa chọn để
giúp họ thực hiện mong ước là phong phú, tiêu biểu, xứng đáng được nhận sự
đồng cảm, chia sẻ của khán giả thông qua chương trình. Tuy nhiên, vẫn có đến
24,67% sinh viên cho là nhân vật được lựa chọn chưa phong phú, mới chỉ tập
trung vào nhóm người có hoàn cảnh đặc biệt. Nhóm này cho rằng, ekip chương
trình nên mở rộng phạm vi lựa chọn nhân vật, bởi trong cuộc sống ai cũng có
ước mơ, khát khao nhưng không có đủ điều kiện, khả năng thực hiện được. Và
chắc hẳn, nhóm sinh viên này cũng mong muốn, mình sẽ là một trong số những
nhân vật của chương trình. Nhân vật của chương trình không chỉ có những
người có hoàn cảnh khó khăn, các em ở miền núi hay những người có bệnh
hiểm nghèo,…mà cũng có những nhân vật có tính cách, sở thích đặc biệt (ở số
38: nhân vật là một bà cụ đam mê bóng đá, mong ước được tham gia chương
trình “Ai là triệu phú” một lần). “Điều ước thứ 7” là một chương trình thực tế,
có sự trải nghiệm trực tiếp của ekip làm việc. Tất cả các hoạt động của nhân vật
cũng như thái độ, ý kiến của ekip đều được ghi lại và dĩ nhiên, cả ekip sản xuất
đều xuất hiện trong chương trình cùng nhân vật. 83,33% sinh viên cho rằng sự
xuất hiện này là cần thiết, phù hợp với chương trình, 16,67% sinh viên còn lại
thì không đồng ý với quan điểm này, cho rằng sự xuất hiện của ekip là hơi thừa,
không nhất thiết phải đưa vào. Ekip chương trình xuất hiện để khán giả thấy
được quá trình lên ý tưởng, tiếp cận nhân vật, tổ chức ra sao. Nhiều người không
muốn vì có thể nó sẽ làm loãng câu chuyện họ muốn theo dõi. Đa phần các bạn
sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền lại đồng ý với sự xuất hiện của
ekip, bởi qua đây, các bạn còn được học hỏi kinh nghiệm tổ chức, làm việc của
các anh chị nhà đài. Gần 100% sinh viên ba trường cho rằng, thái độ của đội ngũ
sản xuất đối với nhân vật được lựa chọn là rất nhiệt tình, chân thành. 93,33%
13

13



sinh viên đánh giá ý tưởng của đội ngũ sản xuất trong mỗi số ra đa dạng, độc
đáo và hấp dẫn, trong đó: 100% sinh viên Học viện Báo chí có cùng quan điểm
này, còn sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội và sinh viên Đại học Kinh tế khắt
khe hơn, cho rằng ekip nên sáng tạo hơn các ý tưởng thực hiện. 100% sinh viên
ba trường đánh giá rất cao về sự chu đáo, cẩn thận, tỉ mỉ về sự chuẩn bị của đội
ngũ sản xuất cho mỗi kế hoạch, gần 100% sinh viên đánh giá rất cao về khả
năng giải quyết tình huống khó khăn, phát sinh trong chương trình một cách
khéo léo, linh hoạt. Tuy nhiên, một vài tình huống phức tạp xảy ra, ekip nên chủ
ðộng nhanh chóng ðýa ra phýõng án giải quyết giải quyết.
Chương trình khi thực hiện ước mơ cho nhân vật còn kèm theo các phần
quà của nhà tài trợ tặng cho nhân vật. 72,67% sinh viên cho rằng những hoạt
động chương trình thực hiện mang lại cho nhân vật cả ý nghĩa vật chất cũng như
tinh thần, 26,67% lại cho rằng nhân vật chỉ nhận được ý nghĩa về tinh thần. Như
vậy, mục đích chủ yếu mà chương trình muốn đem đến cho nhân vật là những
món quà về tinh thần, mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc giản đơn trong cuộc
sống khi họ thực hiện được mong ước của mình. Ngoài ra, với những nhân vật
có hoàn cảnh khó khăn, có bệnh hiểm nghèo thì ekip có liên hệ với các đơn vị
tài trợ, hỗ trợ nhân vật một phần trong cuộc sống như: chiếc xe đạp điện cho vợ
chồng già ở xóm chạy thận, chiếc laptop cho cậu sinh viên nghèo, chiếc ti vi cho
trẻ em ở miền núi Hà Giang,... Ý kiến của sinh viên ba trường cũng tương
đương nhau, chỉ có duy nhất một sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên
truyền cho rằng nhân vật chỉ nhận được giá trị vật chất mà không nhận được giá
trị tinh thần. Chương trình có nhiều khâu trong phần nội dung, mỗi phần lại có
sự khác nhau, thu hút người xem ở các điểm khác nhau. Nhìn chung, đa số sinh
viên của ba trường đều yêu thích nhất phần phóng sự được thực hiện trong
chương trình: có đến 34,67 sinh viên yêu thích phần này, sinh viên Học viện Báo
chí và Tuyên truyền là 34%, sinh viên Đại học Kinh tế là 28%, sinh viên Đại học
Sư phạm Hà Nội là 42%). Đây là phần cảm động nhất của chương trình, là phần
bao quát hết nội dung tái hiện lại câu chuyện, cuộc đời của các nhân vật nên đa
14


14


phần sinh viên đều thích phần phóng sự này. Bên cạnh đó, sinh viên cũng rất yêu
thích phần các nhân vật đón nhận mong ước của mình trở thành hiện thực: 24%
sinh viên cả ba trường yêu thích phần này. Phần dẫn dắt vấn đề được ekip đưa ở
phần đầu chương trình cũng được 17,33% sinh viên lựa chọn yêu thích. Các
phần tổ sản xuất lên ý tưởng trong văn phòng và tổ sản xuất đến hiện trường
thực hiện ý tưởng được ít sinh viên yêu thích hơn bởi những phần này khô khan
và ít xúc động hơn những phần phóng sự trên. Sinh viên Học viện Báo chí và
Tuyên truyền cũng không có nhiều người yêu thích phần này nhất. Phần âm
nhạc chương trình cũng chưa nhiều người yêu thích, chỉ có 8% sinh viên đánh
giá yêu thích nhất mục này.
Mỗi số ra của chương trình đều có một thông điệp cụ thể mà ekip sản xuất
muốn gửi tới khán giả của chương trình. Nó ít nhiều cũng đã tác động đến trái
tim va có phần thay đổi thái độ, suy nghĩ của người xem: 60% sinh viên cho
rằng thông điệp của chương trình khiến họ cảm thấy tôn trọng, quan tâm hơn
đến những người có hoàn cảnh đặc biệt, 23,33% sinh viên thấy xúc động, cảm
thông tới những số phận, những cuộc đời, những ước mơ xuất hiện trong
chương trình, 9,33% sinh viên thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn và 6% sinh viên
đã học hỏi thêm về tinh thần, nghị lực sống. Có 1,33% không bị ảnh hưởng từ
thông điệp của chương trình. Số này có lẽ chưa cảm nhận được thông điêp mà
ekip sản xuất gửi gắm trong chương trình. 74,67% sinh viên được khảo sát tại ba
trường đều hài lòng về chương trình và có tới 25,33% sinh viên rất hài lòng về
chương trình. Chương trình phát sóng chưa lâu nhưng đã nhận được khá nhiều
phản hồi tích cực từ khán giả. Đây là tín hiệu tốt, giúp chương trình tiếp tục ra
các số tiếp theo có chất lượng tốt nhất, đáp ứng nhu cầu xem của sinh viên nói
riêng và toàn khán giả nói chung. Tất cả sinh viên được khảo sát đều hài lòng về
chương trình nên đa phần các bạn cũng dự định sẽ tiếp tục đón xem chương

trình vào các số trong tương lai. Tuy nhiên, có 6,67% sinh viên không thể tiếp
tục theo dõi “Điều ước thứ 7” nữa, bởi có đến 87,5% sinh viên không theo dõi
nữa là bởi không có đủ điều kiện về phương tiện xem cũng như không có đủ
15

15


điều thời gian để theo dõi chương trình. Điều này cũng dễ hiểu, như đã giải thích
ở một số phần trên, do sinh viên có lịch học, lịch hoạt động phức tạp nên thời
gian xem có phần hạn chế, cũng như không phải sinh viên nào cũng có điều kiện
có ti vi hay máy tính để theo dõi chương trình. Tuy vậy, 93,33% sinh viên vẫn
tiếp tục xem “Điều ước thứ 7”.

16

16


TỔNG KẾT
“Điều ước thứ 7” đã phát sóng được gần 40 số và cũng đã có một chỗ
đứng khá vững trong lòng khán giả, không chỉ với khán giả sinh viên mà với
mọi khán giả nói chung bởi tính nhân văn và tính giáo dục cao của chương trình.
Trên đây là báo cáo của tôi về ý kiến đánh giá chương trình “Điều ước thứ 7”
trên kênh VTV3 của sinh viên ba trường đại học: Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đây sẽ là những số liệu quan trọng, nhằm đánh giá chất lượng chương trình phát
sóng đã đảm bảo nhu cầu xem của công chúng đón nhận hay chưa để từ đó có
những điều chỉnh phù hợp, giúp chương trình hoàn thiện hơn cả về mặt nội dung
và hình thức. Cuộc khảo sát diễn ra khá suôn sẻ và thành công.

Truyền hình hiện nay có rất nhiều các chương trình thực tế nói riêng, và
các chương trình giải trí nói chung nhưng không phải chương trình nào sản xuất
và được phát sóng cũng đạt chất lượng và đáp ứng được đòi hỏi của công chúng.
Công chúng có quyền lựa chọn xem kênh này, lựa chọn thích chương trình kia.
Vì vậy, tất cả các chương trình phát sóng cần không ngừng nâng cao chất lượng
chương trình, theo kịp nhu cầu xem của công chúng để có những thay đổi phù
hợp nhất định. Điều này cũng kích thích sự năng động, sáng tạo và sự linh hoạt
của các phóng viên, của các ekip truyền hình ngày nay.

17

17



×