Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Bài thu hoạch thực tế Huế Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.39 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ............................

***

BÀI THU HOẠCH THỰC TẾ

“CHUYẾN HÀNH TRÌNH ĐẦY Ý NGHĨA”

Năm học 2014

1


5 giờ sáng..chúng tôi lên xe xuất phát cho chuyến đi thực tế vào Huế Đà Nẵng, trong lòng ai ai cũng phấn khởi cho cuộc hành trình đầy ý nghĩa
này. Ai ai cũng chuẩn bị cho mình những hành trang cá nhân đầy đủ và không
quên cây bút, quyển sổ nhỏ để ghi chép cho cuộc hành trình, máy camera,
máy quay để chụp lưu những tư liệu hay những bức ảnh kỷ niệm trong
chuyến đi. Sau nửa ngày đường dài chúng tôi đã đến đất Quảng Bình…xem
lại tờ chương trình, nơi đầu tiên chúng tôi được đặt chân xuống đó là “Ngã
Ba Đồng Lộc”. Ngồi trên xe chúng tôi đều thấp thỏm mong chờ giây phút
được đặt chân lên mảnh đất đã đi vào lịch sử hào hùng nơi đây…
Có lẽ không ai trong chúng ta không ít nhất một lần được nghe đến địa
danh "Ngã ba Ðồng Lộc", một cái tên đã đi vào lịch sử dân tộc và gắn liền
với những chiến công của các đơn vị Thanh niên xung phong (TNXP) trong
giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Song không phải tất cả chúng ta
đều đã có dịp đến Ngã ba Ðồng Lộc, đã nhìn thấy những gì còn lại trên mảnh
đất này và đã nghe câu chuyện về những con người ở đây trong thời kỳ máu
lửa. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà chúng tôi đã chọn Ngã Ba Ðồng Lộc
làm điểm dừng chân đầu tiên trong chặng đương "Nam Tiến" của mình.

Tháng 3/2014



2


Nhắc đến Ngã ba Đồng Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), chúng ta
nghĩ ngay đến tấm gương anh dũng hy sinh của 10 cô gái thanh niên xung
phong khi họ mới mười tám, đôi mươi. Với tinh thần xả thân quên mình hiên
ngang trước mưa bom, bão đạn, các chị chính là biểu tượng của truyền thống
chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam anh hùng.
Về Ngã ba Đồng Lộc vào những ngày giữa tháng 3, ấn tượng đầu tiên
với du khách là màu xanh bạt ngàn trên đồi thông, những cánh đồng lúa đang
thì con gái và vườn cây trái xum xuê. Đâu đó là tiếng cười, nói bi bô của trẻ
thơ như xua tan cái nắng chói chang của miền Trung, khiến không gian yên
bình đến lạ thường. Trong khung cảnh ấy, khó có thể hình dung được 45 năm
trước, nơi này lại được mệnh danh là “tọa độ chết”, là “túi bom” mà đế quốc
Mỹ thả xuống, nhằm ngăn chặn sự chi viện cho miền Nam. Thật không thể
tin được chính trên mảnh đất này, trung bình mỗi mét vuông đất ở Ngã ba
Đồng Lộc phải gánh chịu tới 3 quả bom tấn. Chỉ tính từ tháng 3 đến tháng
10/1968, không quân địch đã trút xuống nơi này 48.600 quả bom các loại.
Không thể tin được nhưng đó là sự thật mà Ngã Ba Đồng Lộc phải hứng
chịu.
"...Năm 1968 là năm khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh. Sau Tổng tiến
công và nổi dậy Tết Mậu thân, phía chúng ta phải trả giá bằng nhiều tổn thất.
Yêu cầu tăng viện cho chiến trường vũ khí, lương thực, xăng dầu để củng cố
lực lượng, giữ vững địa bàn trở nên vô cùng cấp thiết. Thêm vào đó, từ ném
bom không hạn chế, Mỹ chuyển sang thực hiện kế hoạch ném bon hạn chế,
tập trung toàn bộ sức mạnh không quân, hải quân đánh phá ác liệt 4 tỉnh
thuộc khu 4 (cũ) nhằm ngăn chặn và cắt đứt con đường chi viện cho tiền
tuyến của ta. Ðường Trường Sơn qua sông Lam, sông La đến địa phận Hà
Tĩnh phải phơi mình trống trải khoảng 50km giữa đồng bằng. Ðến ngã ba Bãi

Vọt, đường chia làm hai nhánh. Một nhánh là đường số 1 men theo bờ biển
qua Ðèo Ngang, nằm hoàn toàn trong tầm kiểm soát của máy bay địch, hầu
hết các cầu lớn đều bị phá. Nhánh kia là đường 15 qua Ngã ba Ðồng Lộc lên
3


miền Tây Quảng Bình, vì vậy Ngã Ba Ðồng Lộc trở thành yết hầu của mạch
giao thông nối liền "hậu phương lớn miền Bắc" với "tiền tuyến lớn miền
Nam". Mỹ biết được điều đó nên đã tập trung toàn lực để cắt đứt con đường
này, chỉ riêng nửa đầu năm 1968, chúng đã trút xuống nơi đây (tập trung ở
1km vuông xung quanh Ngã Ba Ðồng Lộc) 4.200 quả bom và tên lửa các
lọai, không kể bom nổ chậm và mìn sát thương...Người ta đã thống kê rằng,
mỗi mét vuông ở Ngã Ba Ðồng Lộc phải gánh chịu ít nhất 3 quả bom tấn.
Bên địch quyết phá thì bên ta quyết giữ, chúng ta đã tập trung mọi nguồn lực
để giữ bằng được con đường này. Vào lúc cao điểm nhất, chỉ tại ngã ba này
thôi đã tập trung 1,6 vạn người, phần lớn là bộ đội pháo binh và lực lượng
TNXP...". Ðó là những gì chúng tôi đọc được trong Bảo tàng TNXP đặt ngay
tại Ngã Ba Ðồng Lộc. Thầm hiểu được trong những ngày gian khó đó, với
tinh thần xả thân quên mình “sống bám cầu bám đường, chết kiên cường
dũng cảm”, hơn 16.000 thanh niên xung phong cùng các lực lượng khác như
bộ đội pháo binh, dân quân tự vệ, công an đã ngày đêm phá bom, mở đường
cho xe tiến vào Nam. Sau mỗi lần bom địch đánh phá, hố bom lại nham nhở
mặt đường, rất khó khăn cho xe qua lại.
Khẩu hiệu “máu có thể chảy, tim có thể ngừng nhưng mạch máu giao
thông không bao giờ tắt”, giờ phút “quay về lịch sử” tôi mới biết rằng nhiều
đêm các anh, các chị thanh niên xung phong còn phải mặc áo trắng làm hàng
rào, cọc tiêu dẫn lối cho xe qua an toàn. Mưa bom, bão đạn không làm khuất
phục ý chí anh hùng của lực lượng thanh niên xung phong.
Trong tất cả những người đến đây hôm nay, hơn một nửa còn rất trẻ,
những đứa con sinh ra sau chiến tranh nhưng vẫn muốn đi tìm, vẫn muốn biết

về một thời kỳ oanh liệt mà cha ông chúng ta đã trải qua. Với mỗi lời kể, với
mỗi đoạn phim chúng tôi như được đi vào trong lịch sử, không ai không khỏi
nỗi xúc động đến nghẹn ngào, rưng rưng nước mắt trước sự hy sinh cao cả
của những người con dân tộc Việt, những con người tuổi đời còn rất trẻ…và
càng căm hờn trước những tội ác của giặc Mỹ…
4


10 cô gái TNXP ở Ngã ba Ðồng Lộc - 10 cô gái đó là những chiến sĩ
thuộc Tiểu đội 4, Ðại đội 2 Tổng đội TNXP 55 của tỉnh Hà Tĩnh do tiểu đội
trưởng Võ Thị Tần chỉ huy. Tuổi đời các cô đều còn rất trẻ, chỉ trên dưới 20,
ngoài tiểu đội trưởng Võ Thị Tần thì chưa ai có người yêu. Người trẻ nhất
tiểu đội là Võ Thị Hà, lúc đôi mắt khép lại Hà mới tròn 17 tuổi. Các cô gái
TNXP này đã có mặt tại Ngã ba Ðồng Lộc vào những ngày ác liệt nhất.
Thường thì mọi hoạt động ở Ngã ba Ðồng Lộc đều diễn ra về đêm, ban ngày
để mặc cho máy bay Mỹ bắn phá. Nhưng đêm ngày 23/7/1968 có lệnh đặc
biệt phải thông đường. Nhận được lệnh của Ðại đội, 10 cô gái TNXP đã ra
ngã ba giữa ban ngày với cuốc xẻng trên vai. Ra ngã ba giữa ban ngày làm
nhiệm vụ, chỉ có mấy chiếc hầm sơ sài ở chân đồi che chở, mạng sống chỉ
hoàn toàn trông chờ vào sự may mắn. Ðúng như dự đoán, sau mấy lần máy
bay trinh sát điện tử A35 rẹt qua, buổi chiều hôm ấy 15 lần các tốp máy bay
lao tới trút bom vào mục tiêu nhỏ xíu phía dưới ngã ba mù mịt vì khói bom, 3
lần tiểu đội các cô bị bom vùi, nhưng sau đó các cô lại rũ đất đứng lên tiếp
tục công việc. Nhưng đến lượt bom thứ 15 ấy, lúc công việc đang dở dang,
một quả bom rơi ngay trước cửa hầm của họ. Một phút trôi qua...rồi năm phút
trôi qua, trên đài quan sát không thấy ai trong số mười cô rũ đất đứng dậy. Cả
trận địa lặng đi rồi òa lên tiếng khóc nức nở của những người đồng đội. Các
cô đã hy sinh rồi!...
Khi nghe kể đến đây, những người có mặt trong viện Bảo tàng đều
rưng rưng nước mắt. Nhưng mọi người thực sự òa lên khóc khi nghe người

hướng dẫn viên kể chuyện về cái chết của tiểu đội phó Hồ Thị Cúc. Sau hơn
hai tiếng đồng hồ, đồng đội đã đào đất tìm được xác chín người, đặt lên 9 cái
cáng xếp hàng ngang, chỉ riêng có Hồ Thị Cúc là vẫn chưa tìm được. Cả mặt
trận quyết tâm phải tìm bằng được Cúc bởi mười cô gái đã cùng chiến đấu
bên nhau, gắn bó thân thiết với nhau như chị em một nhà, nên mọi người
quyết định phải tìm bằng được Cúc rồi mới tổ chức an táng cho các cô.

5


Nhưng 2 tiếng, 3 tiếng...và đến hết ngày hôm đó, đồng đội vẫn chưa tìm được
Cúc. Ðồng đội bật khóc, nhà thơ Yến Thanh đã viết thành một bài thơ:
CÚC ƠI!
(Yến Thanh)
Tiểu đội đã xếp một hàng ngang
Cúc ơi em ở đâu không về tập hợp?
Chín bạn đã quây quần đủ hết
Nhỏ-Xuân-Hà-Hường-Hợi-Rạng-Xuân- Xanh
A trưởng Võ Thị Tần điểm danh
Chỉ thiếu mình em
(Chín bỏ làm mười răng được!)
Bọn anh đã bới tìm vết cuốc
Ðất sâu bao nhiêu bọn anh không cần
Chỉ sợ em đau nên nhát cuốc chùng
Cúc ơi! Em ở đâu?
Ðất nâu lạnh lắm
Da em xanh
Áo em thì mỏng!
Cúc ơi! Em ở đâu?
Về với bọn anh tắm nước sông Ngàn Phố

Ăn quýt đỏ Sơn Bằng
Chăn trâu cắt cỏ
Bài toán lớp Năm em còn chưa nhớ
Gối còn thêu dở
Cơm chiều chưa ăn
Ở đâu hỡi Cúc
Đồng đội tìm em
Đũa găm, cơm úp
6


Gọi em
Gào em
Khan cổ cả rồi
Cúc ơi!
Phải chăng hương hồn cô Cúc linh thiêng đã nghe được lời đồng đội.
Ba ngày sau, đồng đội tìm thấy thi thể cô nằm sâu trong lòng đất đá, đầu vẫn
đội nón, vai vác cái cuốc, các đầu ngón tay đều thâm tím. Mọi người bảo rằng
cô đã cố gắng bới đất chui lên nhưng hầm sâu quá...
…Cuối cùng thì các cô cũng lại được quây quần cùng nhau dưới lòng
đất mẹ, khu mộ của các cô đặt dưới một ngọn đồi thoai thoải, cách tượng đài
chiến thắng 200 mét.

Thắp nén tâm nhang, trong mỗi chúng tôi không ai không thấy bồi hồi,
xúc động, tiếc thương cho những người anh dũng kiên trung. Trong khói
hương nghi ngút chúng tôi đã hát vang bài ca “Cô gái mở đường” của nhạc
sĩ: Xuân Giao – ca ngợi chiến công của các chị tại Ngã Ba Đồng Lộc này.
Tiếng hát như vang động núi rừng, những giọt nước mắt nghẹn ngào…tiếc
thương các chị biết bao, chúng tôi mong các chị nghe được tiếng hát của mỗi
chúng tôi, mong các chị thấu được lòng biết ơn vô hạn của mỗi chúng tôi, cầu

7


mong cho các chị được yên nghỉ ngon giấc ngàn thu nơi suối vàng. Tên tuổi
của các chị sẽ mãi mãi sống cùng với Ngã ba Đồng Lộc!
Phải tạm biệt 10 cô gái kiên trung và hàng vạn chiến sĩ anh dũng,
chúng tôi lên đường tiếp tục cuộc hành trình của mình, ngồi trên xe mà chúng
tôi vẫn chưa nguôi ngoai được những cảm xúc khi đứng bên mộ các chị,
đứng bên những tấm bia ghi hàng vạn tên tuổi của những người chiến sĩ đã
hy sinh tại Ngã Ba Đồng Lộc này, thì chúng tôi đã đặt chân tới Thành cổ
Quảng Trị.
Thành cổ Quảng Trị, địa danh nằm giữa trung tâm thị xã Quảng Trị,
cách quốc lộ 1A khoảng 2km về phía Đông, cách bờ sông Thạch Hãn chừng
200m về phía Nam. Đứng soi mình xuống dòng sông Thạch Hãn hiền hòa,
Thành cổ Quảng Trị uy nghi, trầm mặc, sáng ngời biểu tượng chủ nghĩa anh
hùng cách mạng với khát vọng tự do, độc lập. Nơi đây, dưới lớp cỏ non
Thành cổ, lòng đất đã thấm đẫm máu của hàng ngàn chiến sĩ và đồng bào
Quảng Trị.
Chúng tôi được nghe hướng dẫn viên kể lại lịch sử cuộc chiến đấu anh
hùng 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị. Chao ôi! Lòng xúc động,
nghẹn ngào làm sao…mỗi tấc đất nhỏ bé như nơi đây mà phải chịu bao nhiêu
bom đạn và những khối lượng chất nổ khổng lồ của giặc Mỹ. Cuộc hành
quân cực kỳ tàn bạo mà kẻ thù không từ một hành động tội ác nào: Ném đủ
các loại bom bi, bom 7 tấn, bom điều khiểu bằng la-de; bắn đủ các loại pháo
chụp, pháo khoan; thả chất độc hóa học, hơi độc và hơi ngạt... Số bom đạn
chúng ném xuống đây khoảng 328 nghìn tấn, tương đương với sức công phá
của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống hai thành phố Hi-rô-si-ma và
Na-ga-sa-ki (Nhật Bản), năm 1945. Trong lịch sử chiến tranh thế giới, chưa
hề có một cuộc hành quân nào mà mục tiêu chủ yếu chỉ đánh vào một tòa
Thành cổ, có chu vi 2.080m, rộng chưa đầy 3km2, khiến đối phương có thể

huy động một lực lượng hải, lục, không quân đông và sử dụng một khối
lượng chất nổ khổng lồ như vậy…
8


Chính trong chiến dịch phản kích mang tính hủy diệt đó của kẻ thù,
cuộc chiến tại thành cổ Quảng Trị đi vào lịch sử như những trang bi tráng
nhất, 81 ngày đêm thấm đẫm "máu và hoa" với những ký ức không thể nào
quên. Sự dữ dội, quyết liệt của trận "quyết chiến chiến lược" này đã trở thành
kinh điển khắc khoải, đau nhói: “Mỗi mét vuông đất tại Thành Cổ Quảng Trị
là một mét máu và sự hy sinh của các anh đã trở thành bất tử. Trong 81 ngày
đêm, từ 28/6 - 16/9/1972, Thành Cổ Quảng Trị đã phải hứng chịu 328.000 tấn
bom đạn. Trung bình mỗi chiến sĩ phải hứng lấy 100 quả bom, 200 quả đạn
pháo. Mỗi ngày có 1 đại đội vượt dòng Thạch Hãn để tiếp viện quân số,
nhưng đêm nay một đại đội tiến vào thì ngày mai chỉ còn lại vài người sống
sót”.
Ngày 1/5/1972, Quảng Trị được hoàn toàn giải phóng, đánh dấu mốc
son vẻ vang trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, là biểu tượng
sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng yêu nước và tinh thần bất khuất kiên
cường của quân và dân ta. Những mốc son lịch sử đó sẽ mãi mãi ghi vào lịch
sử trường tồn của dân tộc Việt Nam, là niềm tự hào của mỗi con người Quảng
Trị nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói chung.
Cuộc chiến đấu anh hùng 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị kết
thúc, ghi dấu sức mạnh kiên cường, ý chí bền bỉ mạnh mẽ của quân và dân ta.
Đây là trận chiến đấu hào hùng oanh liệt nhất làm sáng ngời một chân lý: kẻ
xâm lược có sức mạnh, vũ khí tối tân đã chịu thua những con người có ý chí
thép gang vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Nước mắt tuôn trào, thắp nén tâm nhang, lòng tiếc thương vô hạn cho
các anh, các chị - những người chiến sĩ đã không kể sự sống chết xả thân cứu
nước. Chúng tôi bước đi thật nhẹ nhàng và trong lòng riêng tôi có một nỗi

sợ… không phải sợ giặc Mỹ nữa, cũng không phải sợ những loại bom tấn có
sức phá hủy ác liệt và chất nổ khổng lồ của chúng, mà tôi sợ rằng nếu lỡ chân
bước mạnh trong mỗi bước đi của chúng tôi trên từng viên gạch, lớp cỏ này
sẽ làm các anh đau.. Bước chân lên xe mà chúng tôi ai cũng chùng lại để
9


ngoảnh nhìn lại ngôi Thành cổ tưởng như nhỏ bé mà sao chứa đựng biết bao
sự lớn lao.. Đời đời, con cháu luôn luôn tưởng nhớ một thời máu lửa, một
thời oanh liệt, hào hùng mà cha anh đã làm tất cả để đánh đuổi giặc ngoại
xâm, đem lại cuộc sống hòa bình, tươi đẹp như hôm nay cho nhân loại…
Trên chuyến hành trình này có lẽ điều mang ý nghĩa lớn lao nhất là đây
– chúng tôi được ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc, được đến thăm tận nơi
những chiến trận năm xưa của cha anh, hiểu được sự hy sinh anh dũng của
các chiến sĩ, để giờ đây được sống trong cảnh thanh bình này mỗi chúng tôi
đều cần phải biết giữ gìn và phát huy tinh thần dân tộc, những giá trị truyền
thống, những di sản văn hóa của dân tộc, học tập và làm việc hết mình trong
sự nghiệp, góp phần nhỏ bé của mình cùng xây dựng một xã hội sống trong
yên bình, văn minh, giàu đẹp..
Chặng đường dài vẫn còn phía trước, nhưng trong mỗi chúng tôi không
ai cảm thấy mệt mỏi, mà tinh thần cảm thấy phấn chấn hơn, chúng tôi đã hát
suốt dọc đường tới Huế. Đến đất Huế chúng tôi đã được giao lưu với Học
Viện Âm Nhạc Huế, điều cảm nhận của tôi đầu tiên là sự thân thiện của con
người đất Huế, những giọng nói truyền cảm, những câu hò mênh mang.
Tìm hiểu về âm nhạc Huế, tôi nhận thấy rằng, với bề dày lịch sử và
truyền thống văn hóa, vùng đất sông Hương – núi Ngự là nơi hội tụ nhiều
dòng nhạc mang đậm bản sắc Huế như: dòng nhạc cung đình bác học, dòng
nhạc dân gian, dòng nhạc tín ngưỡng tôn giáo, cùng với nền tảng thơ văn, mỹ
thuật, lễ hội dân gian và làng nghề thủ công truyền thống góp phần làm
phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Huế xưa và nay.

Nhạc Huế mang sắc thái địa phương rõ rệt, nhưng nhạc Huế không
phải là một thứ âm nhạc địa phương, dưới các triều đại phog kiến nhà
Nguyễn. Do hoàn cảnh lịch sử, nhạc Huế - qua thành phần nhạc lễ và cung
đình của nó, đã có một thời gian khá dài đóng vai trò là “quốc nhạc” dưới
thời thuộc Pháp. Nhạc Huế vẫn chinh phục được quần chúng hâm mộ, được
sử dụng phổ biến ở các tỉnh phía Bắc và Nam. Và ở những nơi này, không
10


phải chỉ có vấn đề về nhạc thưởng thức nhạc Huế như một đặc sản có hương
vị lạ từ nơi khác đem đến, mà người ta còn thấy hiện tượng nhạc Huế thâm
nhập và nhạc Bắc, có ảnh hưởng trở lại và làm giàu thêm cội nguồn miền
Bắc, đồng thời đi sâu vào Nam, nó lại đóng góp những nhân tố quan trọng, từ
đó nảy sinh hình thành cái được xem như là phong cách đặc thù của âm nhạc
miền Nam.
Do hoàn cảnh địa lý, với những bãi biển, với sông Hương, núi Ngự đễ
để con người tức cảnh sinh tình, hay trong cuộc sống lao động và sự sinh tồn,
để giảm bớt những khó khăn vất vả, nhọc nhằn trong lao động sản xuất,
những điệu hò câu ví và các loại hình nghệ thuật dân gian ra đời và ngày càng
trở nên phong phú. Nói cách khác, do những điều kiện kinh tế khắc nghiệt
nhiều hơn là thuần lợi đã buộc con người bằng mọi cách, kể cả cách dùng
phương tiện nghệ thuật, vươn lên chống chọi với thiên nhiên, kiếm tìm cuộc
sống ấm no hơn. Do những dấu giọng đặc thù trong tiếng nói chung dân tộc,
hay là do chính ở đây, nơi tiếp xúc với nền văn hóa nghệ thuật dân tộc Chăm
đã hình thành những âm điệu, giọng điệu, những thể loại mới mẻ so với cái
vốn cổ truyền từ Bắc đem vào, tạo nét đặc trưng riêng – cái thường gọi là
phong cách “Huế”, phong cách “miền Trung”, hay nói gọn là “nhạc Huế”.
Ngày nay dưới con mắt của những người đanng tìm hiểu và nghiên cứu
âm nhạc truyền thống, “nhạc Huế” với tư cách một bộ phận của truyền thống
đó thường được xem như gồm ba thành phần chính yếu:

1. Nhạc Lễ (bao gồm cả nhạc Cung đình và nhạc Rõi bóng)
2. Dân ca (bao gồm các điệu hò, lý, kể vè…)
3. Ca Huế
Chúng tôi hay bất kỳ du khách nào đến Huế cũng được ngồi trên
thuyền trôi lênh đênh trên dòng sông Hương êm đềm và nghe hò Huế, tôi
phần nào hiểu thêm về hò Huế.. đặc biệt là Hò mái nhì, mái đẩy là điệu hò
trên sông nước, có âm điệu ngân nga, lan tỏa, mang sắc thái những dòng sông
ở Thừa Thiên Huế: êm đềm, phẳng lặng và đầy thơ mộng.
11


Hò mái nhì thường được ưa chuộng từ nông thôn đến thành thị, nhất là
trên dòng sông Hương tình tứ, nên thơ. Điệu hò êm ả, vang vọng, để lại
những dư âm trên mặt nước, trong bầu không khí huyền ảo của trăng, của
mây và sương khói trên sông Hương…
Hò mái đẩy cũng ngân nga vang vọng, nhưng so với hò mái nhì có
phần ngắn và mạnh hơn. Điệu hò này cũng phổ biến khắp Thừa Thiên Huế..
Chúng tôi cũng được giao lưu với các nghệ sĩ trên sông Hương, ngoài
cách điệu hò chúng tôi còn được nghe ca Huế, chầu văn…và đoàn chúng tôi
đã để lại những ấn tượng sâu sắc với các nghệ sĩ trong buổi biểu diễn ca nhạc
trên sông Hương cũng như buổi giao lưu ca nhạc với Học Viện Âm Nhạc
Huế.
Sau khi kết thúc chuyến đi thực tế, trên đường trở về Hà nội, chúng tôi
lại được dừng chân nghỉ lại tại Quảng Bình. Dù đường có xa xôi, có mệt nhọc
nhưng trong lòng ai cũng cảm thấy bồi hồi, xúc động khi quay trở lại nơi đây.
Trong tâm tưởng chúng tôi vẫn hiện lên hình ảnh những người con của Tổ
quốc sáng ngời…đan xen lẫn những nét văn hóa tinh thần đậm đà bản sắc của
dân tộc Việt. Từ quá khứ hào hùng đến hiện tại chúng ta được sống trong yên
bình, để hôm nay được học tập, được giao lưu, được vui vẻ, được đắm mình
trong những tiếng hát trên dòng sông Hương êm đềm, lung linh, huyền ảo nơi

đất Huế - Miền Trung, nơi chứa đựng biết bao điều kỳ diệu…
Là thế hệ tiếp bước cha ông, chúng tôi đã nguyện trong lòng tiếp tục
học tập, rèn luyện, phấn đấu không ngừng để góp phần nhỏ bé của mình vào
xây dựng đất nước. Và việc tuyên truyền và các hoạt động sinh hoạt văn hóa,
văn nghệ là điều kiện tốt nhất trong thời điểm này và âm nhạc là cái mà dễ đi
vào lòng người nhất. Trong chuyến đi và trở về không lúc nào chúng tôi ngơi
tiếng hát ca ngợi về những chiến sĩ anh hùng, ca ngợi về tình yêu, quê hương,
đất nước Việt Nam. Trở về cũng vậy, chúng tôi đã tổ chức và tham gia biểu
diễn sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật…với chủ đề : “ Tuổi trẻ vì ngày mai tươi
sáng”, tuổi trẻ chúng tôi hết mình trong học tập, giờ đây cũng quyết tâm để
12


rèn luyện và tất cả với tinh thần “xung trận”, cống hiến, làm việc trong nhiệt
huyết… như những tấm gương sáng ngời ấy…
Qua đợt thực tế này, chúng tôi đã thu được những kết quả tốt đẹp.
Những kiến thức về lịch sử - được đến tận nơi thăm những chiến tích năm
xưa của các anh hùng liệt sĩ, được giao lưu học hỏi về âm nhạc dân gian và
văn hóa nơi đất Huế, tổ chức tham gia sinh hoạt văn hóa, văn nghệ…chúng
tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm để phục vụ tốt trong công tác
giảng dạy của chúng tôi sau này như: công tác tổ chức các hoạt động ngoại
khóa Ôn lại những chặng đường lịch sử, Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh, Noi gương những chiến công bất khuất, v.v…tổ chức đi
thực tế thăm di tích, các hoạt động sinh hoạt văn hóa, văn nghệ… nhằm giáo
dục tinh thần yêu quê hương, đất nước, yêu tất cả những gì vốn có của dân
tộc Việt Nam. Lòng biết ơn sâu nặng với những người đã đổ bao xương máu
cho độc lập dân tộc, cho thế hệ trẻ ngày nay và mai sau biết sống, biết học tập
và làm việc như thế nào để không phụ những người chiến sĩ đã khuất.

13




×