Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SKKN một số BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG dạy học vần ở lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.41 KB, 25 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆT TRÌ
TRƯỜNG TIỂU HỌC BẠCH HẠC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
VẦN Ở LỚP 1”

Người thực hiện:

Vò ThÞ Ninh

Chức vụ: Giáo viên
Chuyên môn: Đại học Tiểu học

Việt Trì, Tháng 10 năm 2012


MỤC LỤC
TT

Nội dung

Trang

1

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Trang số 1-3

2



PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

3

I- Cơ sở lý luận

4

II- Thực trạng của vấn đề

Trang số 9- 14

5

III- Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề

Trang số 14-18

6

IV- Hiệu quả của sáng sáng kiến kinh nghiệm

7

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

8

Tài liệu tham khảo


Trang số 4
Trang số 4-9

2

Trang số 19
Trang số 20-21


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi
hỏi phải có những người chủ nhân tương lai vừa giỏi về chuyên môn vừa có
năng lực tư duy, vừa có nhân cách tốt mà ngành giáo dục chủ trương thay đổi
chương trình và sách giáo khoa đòi hỏi người giáo viên phải tiếp cận nội dung
và phương pháp dạy học mới để nâng cao chất lượng đào tạo. Môn Tiếng việt
và phân môn Học vần không nằm ngoài qui luật đó.
Học vần là môn học khởi đầu giúp cho học sinh chiếm lĩnh một công cụ mới
để sử dụng trong học tập và giao tiếp.
Tầm quan trọng của học vần chịu sự qui định bởi tầm quan trọng của chữ
viết trong hệ thống ngôn ngữ. Nếu chữ viết được coi là phương tiện ưu thế nhất
trong giao tiếp thì học vần có một vị trí quan trọng không thể thiếu được trong
chương trình môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học.
Cùng với Tập viết, Học vần có nhiệm vụ lớn lao là trao cho các em chìa
khóa để vận dụng chữ viết vào học tập. Khi biết đọc, biết viết các em có điều
kiện nghe lời thầy giảng trên lớp, sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo… từ
đó có điều kiện học tốt các môn học khác trong chương trình.
Chúng ta đều nhận thức sâu sắc rằng môn Tiếng Việt ở tiểu học rèn luyện
cho học sinh 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Song mục tiêu của dạy và học
Tiếng việt ở lớp 1 là đem lại cho các em kĩ năng đọc đúng, viết đúng. Quá trình

đọc và viết đều thông qua chữ. Chữ viết của Tiếng việt là chữ ghi âm( về cơ bản
đọc thế nào, viết thế ấy ). Muốn nắm được kĩ năng đọc, viết các em phải đồng
thời nắm được cả hai. Bởi vậy về nguyên tắc không thể nói ở lớp 1 dạy âm hay
dạy chữ mà phải kết hợp dạy chữ và dạy âm, dạy chữ trên cơ sở dạy âm, dạy âm
trên cơ sở dạy chữ.
Tuy nhiên với trẻ em người Việt học Tiếng việt thì vấn đề cơ bản đầu tiên là
biết dùng kí hiệu văn tự để kí mã hệ thống âm tiết mà các em đã biết từ khi lọt
lòng mẹ đến 6-7 tuổi, biết nhận đủ và nhớ được hệ thống kí hiệu đó.
3


Bởi vậy nội dung chương trình sách giáo khoa cũng như phương pháp
dạy học ở lớp 1 phải thỏa mãn bằng cách nhanh nhất giúp cho trẻ làm quen với
hệ thống kí hiệu mới ngoài hệ thống tín hiệu âm thanh tiếng nói đã có qua giao
tiếp. Với yêu cầu này thì mục tiêu dạy chữ phải đặt lên hàng đầu, mục tiêu dạy
âm xếp ở hàng thứ hai; thông qua việc dạy chữ, dạy âm- học vần còn phải phát
triển vốn từ ở các em( làm giàu vốn từ, biết nói đúng các mẫu câu ngắn) và tạo
cho các em sự ham thích thơ văn. Đây là điều kiện chuẩn bị để các em học tốt
môn Tiếng Việt ở các lớp trên.
Ngoài ra lớp 1 còn là lớp đầu cấp, nó có tầm quan trọng đặc biệt, nó gây ấn
tượng sâu sắc trong tâm trí trẻ bởi từ chỗ chưa biết đọc biết viết (ở mẫu giáo)
đến chỗ các em biết đọc, biết viết rồi đọc thông, viết thạo (ở lớp 1) là một bước
nhảy vọt về chất. Do đó nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và khả năng phát triển
tâm lí của trẻ lớp 1, các em được học đủ các môn, được tham gia nhiều hoạt
động như Thể dục thể thao, văn hóa- văn nghệ, vui chơi… nhằm tạo điều kiện
phát triển cho trẻ. Tất cả các môn học đều nhằm 3 mục tiêu: cung cấp kĩ năng,
kĩ xảo môn học, phát triển tư duy và giáo dục tư tưởng, tình cảm trong đó có
môn Tiếng Việt.
Phân môn học vần là một trong những nội dung có tầm quan trọng đặc
biệt ở cấp tiểu học. Học vần cung cấp cho các em toàn bộ hệ thống nguyên âm,

phụ âm, thanh điệu cùng các chữ ghi âm và các dấu ghi thanh. Luyện cho các
em kĩ năng ghép âm thành vần, ghép vần thành tiếng và phát âm đúng. Luyện
cho học sinh viết đúng qui cách, bước đầu viết đúng chính tả và viết đẹp. Thông
qua giờ học vần, học sinh mở rộng được vốn từ cần thiết làm giàu vốn từ cho cá
nhân.
Học vần, Tập đọc giúp trẻ đọc thông, Tập viết giúp trẻ viết thạo. Hai kĩ
năng này có quan hệ mật thiết với nhau. Học vần là phân môn có tính chất thực
hành, thể hiện rõ ở từng bài học. Học bài nào học sinh phải nhận dạng, đọc, viết
ngay từ đầu. Ngoài ra Học vần còn bồi dưỡng tình cảm đẹp thông qua các bài
học.
4


Về thực trạng dạy học phân môn Học vần ở tiểu học: Trong những năm gần
đây, nước ta đang tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế. Để thực hiện điều này thì
yếu tố đầu tiên không thể thiếu dẫn đến thành công là tri thức con người. Chính
vì vậy Bộ Giáo Dục đã quyết định đổi mới sách giáo khoa. Đó là việc làm hoàn
toàn đúng để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy- học. Việc đổi mới sách giáo
khoa Tiếng Việt 1 cho ta các hình ảnh minh họa đẹp, sách in 4 màu tươi sáng,
tranh sinh động. Các âm vần mới ghi bằng màu khác phân biệt, nổi rõ nên dễ
nhìn, dễ nhớ.
Hệ thống chữ cái thay đổi cũng cho ta biểu tượng về dáng chữ thanh, đẹp
hơn, hầu như trở về nét chữ truyền thống.
Song việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa làm cho học sinh và giáo
viên gặp một số khó khăn nhất định trong thời gian đầu dạy-học :
Đối với giáo viên: trước đây thường dạy theo chương trình công nghệ, cải
cách giáo dục nay lại theo chương trình mới nên việc nhanh chóng xóa bỏ nếp
cũ, thay vào nắm bắt và thực hiện phương pháp dạy học mới gặp không ít khó
khăn.
Mẫu chữ cũng thay đổi: các nét khuyết cao 5 li( vở Tập viết ) các chữ mẫu

minh họa trong sách giáo khoa và vở Tập viết không thống nhất về điểm đặt
bút, dừng bút, nét nối nên khi dạy giáo viên mất nhiều thời gian giải thích, chỉnh
sửa.
Với học sinh: Có một số âm, vần khó đọc do phát âm địa phương, các em
đọc dễ lẫn dẫn đến đọc sai, viết sai: l- n, iêu-ươu, iu-ưu, uên- uyên…
Sách mới ít có bài nêu mẹo hoặc luật chính tả, đọc chưa phân biệt được nên
khi viết cũng sai.
Một số vần khó không được học, học sinh gặp khó khăn khi văn bản chứa
vần đó. Ví dụ: oong, uyn, uyt…
Xuất phát từ những lí do vừa nêu trên và qua thực tế giảng dạy, tôi chọn
Sáng kiến kinh nghiệm:“ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy Học vần ở
lớp 1”.
5


PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Sáng kiến:“ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy Học vần ở lớp 1”
góp phần quan trọng vào việc rèn cho học sinh kĩ năng hàng đầu của học Tiếng
Việt là kĩ năng đọc, đồng thời thông qua đọc học sinh có kĩ năng viết đúng, đẹp
bồi dưỡng tình cảm đẹp, óc thẩm mĩ cho học sinh.
Đã nhiều năm nay, nhiều giáo viên dạy lớp 1 trăn trở, tìm tòi phương
pháp dạy Học vần để làm sao cho các em đọc nhanh nhất, đúng nhất song việc
đọc phát âm sai, phát âm vùng miền còn khá phổ biến nên việc đọc sai dẫn đến
viết sai. Mà đọc, viết sai thì người nghe, người đọc không hiểu đúng ý người
trình bày.
Vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học vần ở lớp 1 là rất cần thiết, giúp
các em đọc rõ ràng, lưu loát, bước đầu thể hiện giọng điệu qua câu văn, bài
thơ… từ đó bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho các em.
I. Cơ sở lí luận
1. Cơ sở triết học Mác-Lê nin

Triết học Mác-Lênin là cơ sở quyết định phương hướng chung của
phương pháp dạy học Tiếng Việt. Theo Lê-nin:“ Ngôn ngữ là phương tiện giao
tiếp quan trọng nhất của loài người”. Không có ngôn ngữ xã hội không thể tồn
tại được. Mục đích nghiên cứu ngôn ngữ trong nhà trường phải là cho học sinh
có thể sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện sắc bén để giao tiếp. Vì vậy phát triển
lời nói là nhiệm vụ quan trọng nhất của dạy “tiếng” trong nhà trường.
Tất cả các giờ dạy Tiếng Việt, kể cả dạy đọc, dạy viết hay nghiên cứu từ
ngữ, ngữ pháp đều phải đi theo khuynh hướng này. Các em cần hiểu rõ: Người
ta nói và viết không chỉ để cho mình mà còn để cho người khác nên ngôn ngữ
cần chính xác, rõ ràng, đúng đắn, dễ hiểu. Đồng thời vì ngôn ngữ là phương tiện
giao tiếp nên phải lấy hoạt động giao tiếp làm phương tiện để dạy và học Tiếng
Việt .
Ngôn ngữ luôn gắn bó với tư duy:“ Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư
tưởng”( C.Mac). Ngôn ngữ là phương tiện của nhận thức lô-gic, lí tính. Tư duy
6


của con người không thể phát triển nếu thiếu ngôn ngữ. Việc chiếm lĩnh ngôn
ngữ nhằm tạo ra tiền đề phát triển tư duy. Từ đây người ta rút ra kết luận có tính
chất phương pháp: kiến thức, kĩ năng, ngôn ngữ phải được xem xét như là yếu
tố của phát triển tư duy, các hệ thống dạy học Tiếng Việt cần đảm bảo mối liên
hệ giữa lời nói và tư duy. Phải thường xuyên luyện tập cho học sinh có kĩ năng
diễn đạt tư tưỏng của mình bằng những hình thức khác nhau. Lời nói cần có nội
dung đó chính là tư duy. Trong dạy tiếng có thể đi từ tư duy đến ngôn ngữ.
Nhận thức luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin dạy rằng: Con đường biện
chứng của nhận thức chân lí đi qua giai đoạn nhận thức cảm tính và nhận thức lí
tính. Đây là cơ sở của nguyên tắc trực quan trong dạy tiếng và là cơ sở để lên
nguyên tắc phải tính đến đặc điểm tiếng mẹ đẻ của học sinh trong quá trình dạy
học Tiếng Việt.
Đứa trẻ bắt đầu nhận thức thế giới xung quanh bằng cảm tính: mắt, tai gắn

với cảm xúc, âm thanh cụ thể. Do đó nhiệm vụ đầu tiên của nhà trường trong
dạy tiếng là phát triển những kĩ năng nhận thức cảm tính của trẻ. Dạy tiếng phải
dựa trên kinh nghiệm sống và kinh nghiệm lời nói của học sinh. Những quan sát
và kinh nghiệm sống của trẻ em là cơ sở cho bài học tiếng. Thông qua việc phân
tích, tổng hợp, khái quát hóa từ đó quay về thực tiễn giao tiếp, lời nói sống động
trong dạng nói và dạng viết. Mà hệ thống tín hiệu âm thanh tiếng nói quan trọng
hàng đầu khi trẻ mới bắt đầu vào lớp 1; trẻ có đọc thông mới viết thạo được.
2. Cơ sở tâm lí học
Đối với học sinh việc bắt đầu mới vào lớp 1 có ý nghĩa cực kì quan trọng.
Nó được coi là bước ngoặt quan trọng trong đời sống trẻ em vì từ đây các em
chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang một hoạt động mới với đầy đủ ý
nghĩa của nó là hoạt động học tập, nó tác động rất lớn đến tâm sinh lí trẻ em.
Sự hình thành hoạt động có ý thức của học sinh lớp 1 thể hiện ở chỗ: sinh
lí của các em cũng phát triển, cùng với sự phát triển tâm lí của trẻ giúp các em
có thể thực hiện được hoạt động mang tính kế hoạch, hoạt động có mục đích cụ
thể, hoạt động có ý thức. Đó chính là hoạt động học tập mặc dầu hoạt động này
7


chỉ tồn tại ở dạng ban đầu. Vì vậy việc tạo cho các em động cơ học tập vừa nhẹ
nhàng, vừa có hứng thú là rất quan trọng.
Về hoạt động tư duy: Nhờ ý thức phát triển nên tư duy của học sinh lớp 1
cũng phát triển. Việc tư duy bằng tín hiệu ngôn ngữ tạo tiền đề cho học sinh có
thể nắm bắt được chữ viết; loại tín hiệu ngôn ngữ thay cho tín hiệu âm thanh tạo
cho học sinh có khả năng tách từ thành tiếng, tách tiếng thành âm và chữ. Song
hoạt động tư duy phân tích, tổng hợp của học sinh lớp 1 còn ở mức sơ đẳng về
cả nội dung và hình thức; tuy nhiên cũng có mức độ cao thấp ở từng em.
Về năng lực vận động của học sinh lớp 1 đã có sự phát triển đáng kể, thể
hiện ở chỗ: các em có thể chủ động điều khiển được các hoạt động của cơ thể,
đặc biệt các hoạt động của tai, mắt, đầu, cổ… để phối hợp với nhiều động tác

khác nhau tạo điều kiện cho học sinh học viết, vừa viết vừa kết hợp với mắt
nhìn, tai nghe. Bên cạnh đó ý thức về không gian của các em cũng bắt đầu hình
thành.
Nói tóm lại, những đặc điểm tâm lí trên cho ta thấy học sinh lớp 1 có đầy
đủ các điều kiện để học chữ, học vần. Để cho hoạt động này có thể phát triển
tốt, cần tạo ra những mục đích, động cơ thích hợp với học sinh. Mặt khác, học
vần nhằm tạo ra những kĩ năng và thói quen do đó các hoạt động phải được lặp
đi lặp lại, nghĩa là học sinh phải được đọc nhiều và viết nhiều, đồng thời nội
dung đọc, viết phải thay đổi và luôn thay đổi để tạo ra hứng thú học tập ở học
sinh. Ngoài ra khi dạy cũng cần phải chú ý bằng cách nào giúp các em hiểu điều
đã học, đã viết dù ở mức độ sơ giản nhất.
3. Cơ sở ngôn ngữ học
Đặc trưng loại hình Tiếng việt là ngôn ngữ đơn lập thể hiện rất rõ ở mặt
ngữ âm, là ngôn ngữ có thanh điệu và hệ thống 6 thanh. Mặt khác trong Tiếng
Việt các tiếng, các âm tiết hầu hết đều có nghĩa, ranh giới rõ ràng trên ngữ điệu.
Nói rời từng âm, viết rời từng chữ tạo điều kiện cho việc dạy âm và dạy chữ cho
học sinh.
8


Ở lớp 1 chọn đơn vị tiếng là đơn vị cơ bản để dạy học sinh đọc, viết. Âm
tiết Tiếng Việt có cấu trúc theo hai bậc:
Âm đầu

Vần

Âm đệm Âm chính Âm cuối
Trong âm tiết có hai thành phần không thể vắng là âm chính và thanh điệu.
Khi dạy học vần bao giờ cũng dạy ghép vần trước rồi mới ghép âm đầu và
thanh điệu để rút ngắn thời gian học đọc.

Cơ chế của việc đọc và viết Tiếng Việt: Đó là một quá trình mã hóa thực hiện
cụ thể ở chỗ khi chúng ta vận dụng mã để lồng ý tạo nên lời và ngược lại khi
chuyển lời thành ý từ những gì nghe được để rút ra nội dung chứa đựng trong đó
gọi là sự giải mã.
Như vậy chữ viết là mã của mã. Nếu như ngôn ngữ âm thanh (lời nói) là
mã bậc 1 thì chữ viết là mã bậc 2 và mục đích của việc dạy Học vần ở tiểu học
là trang bị cho học sinh chữ viết tức là bộ mã bậc 2. Cùng với khả năng giải mã
(đọc), giữa viết và đọc có mối quan hệ chặt chẽ. Vì vậy dạy Học vần không thể
dạy Tập đọc và Tập viết tách rời nhau ra được.
Về chữ viết Tiếng Việt là thứ chữ ghi âm với nguyên tắc cơ bản là đảm bảo
sự tương ứng 1-1 giữa âm và chữ cái ghi âm ngoại trừ một số trường hợp không
đảm bảo sự tương ứng này.
Ví dụ: 1 âm có thể ghi bằng nhiều chữ :
c
/ K/ - q
k
1 con chữ ghi nhiều âm:
g - / Z/ : già
/ / : gà
Về quan điểm dạy học: Việc sắp xếp nội dung dạy âm- vần dễ dạy trước,
khó dạy sau; dạy âm rồi đến vần, âm một con chữ học trước, âm 2-3 con chữ
học sau.
9


Ví dụ : n – g – ng – ngh .
Vần 1 âm dạy trước, vần 2- 3 âm dạy sau.
Ví dụ : u (nụ) – ua (mùa) – uyên (thuyền) .
Chữ dễ viết viết trước, chữ khó viết viết sau.
Ví dụ : e - b


; h – k - kh

Chỉ yêu cầu các em viết tiếng, chữ các em đã biết.
Về phương pháp dạy học: Chương trình mới chú ý đến quan điểm giao
tiếp. Trong một bài học vần phải dạy trẻ cả 4 kĩ năng: Nghe- nói- đọc- viết. Các
phương pháp chủ yếu trong dạy Học vần là:
Phương pháp trực quan:
Học sinh quan sát vật thật, tranh ảnh hoặc quan sát việc làm của giáo viên.
Có khi các em còn được nghe giọng nói, khuôn miệng của giáo viên khi phát
âm hoặc đánh vần mẫu. Phương pháp này có tác dụng trong giới thiệu bài mới
hoặc trong phần luyện tập nhằm giúp học sinh tiếp thu kiến thức mới dễ dàng
hơn cũng như củng cố sâu sắc âm, vần đã học.
Phương pháp phân tích-tổng hợp: là phương pháp mà giáo viên tách các
hiện tượng ngôn ngữ theo cấp độ và khi đó gọi là phương pháp phân tích.
Ví dụ: lá sen
sen
en.
Và ngược lại là tổng hợp: ghép các yếu tố ngôn ngữ đã được tách trở lại dạng
ban đầu.
Ví dụ:

en
sen
lá sen.

Phương pháp hỏi đáp: giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi và học sinh trả
lời các câu hỏi đó để tìm ra tri thức mới. Phương pháp này có tác dụng giúp học
sinh tìm hiểu bài mới một cách tích cực, chủ động, thuộc bài nhanh hơn và hứng
10



thú học tập hơn. Sử dụng phương pháp này giáo viên có thể nắm bắt được trình
độ học sinh, từ đó phân loại được học sinh và có phương pháp dạy phù hợp.
Phương pháp luyện tập thực hành: là phương pháp dạy học đặc trưng của
phân môn Học vần nên thực hiện một cách triệt để. Giáo viên giúp học sinh biết
vận dụng phối hợp các giác quan để rèn 2 kĩ năng đọc - viết. Học sinh phân tích
từ khóa, tiếng khóa ngay sau khi học âm, vần. Phương pháp này có tác dụng
khắc sâu kiến thức đã học, hình thành các kĩ năng đặc biệt là kĩ năng đọc, viết
một cách có hệ thống, phát triển các đặc điểm tâm lí lứa tuổi.
Phương pháp sử dụng trò chơi học tập: Học sinh được học tập thông qua
các trò chơi nhưng đây là trò chơi có mục đích cụ thể. Phương pháp này được
tiến hành sau khi học âm vần mới(cuối tiết 1) hoặc phần luyện tập củng cố cuối
tiết 2. Để tiến hành trò chơi có thể sử dụng vật thật, các phiến từ, các thao tác
bằng tay, bằng lời, biểu tượng... Phương pháp này có tác dụng giúp giờ học sinh
động, duy trì hứng thú học tập ở học sinh, giúp các em phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo trong học tập.
Tuy nhiên, mục tiêu của dạy học Tiếng Việt ở lớp 1 là giúp các em đọc
thông viết thạo Tiếng Việt, giáo viên cần lựa chọn, phối hợp các phương pháp
dạy học hợp lí để giờ học đạt hiệu quả.
II. Thực trạng vấn đề
1. Thuận lợi
1.1. Phương tiện dạy học:
Thiết bị dạy học: theo chương trình mới, Bộ Giáo Dục đã trang bị đồ dùng
cho cấp học riêng tương đối đầy đủ ở tất cả các môn học, đặc biệt là môn Tiếng
Việt.
Bộ đồ dùng dạy Học vần của giáo viên và bộ Học vần thực hành của học
sinh đủ tới từng giáo viên, học sinh. Các chữ cái, dấu thanh đầy đủ, đẹp, sử
dụng tương đối thuận tiện.


11


Bộ đồ dùng Học vần vỏ bìa cứng, bóng, chữ in một mặt có gạch chân chữ
để học sinh dễ nhận đúng chiều của con chữ nên sử dụng rất dễ dàng, thuận tiện
cho cả quá trình dạy của giáo viên và học tập của học sinh.
Về mẫu chữ: Mẫu chữ đã cải tiến, có nhiều nét trở về nét chữ truyền thống
rất đẹp. Bảng mẫu chữ viết thường, viết hoa có đầy đủ, sử dụng thuận tiện, song
đây cũng là khó khăn cho những giáo viên đã quen viết chữ cải cách.
Về tranh minh họa: tranh minh họa chủ yếu là ở trong sách giáo khoa, học
sinh quan sát tranh thuận tiện.
1.2. Về tài liệu dạy học
Để dạy Học vần, tài liệu chính thống và cơ bản nhất là sách giáo khoa
Tiếng Việt 1. Theo chương trình mới, kênh hình chiếm ưu thế hơn kênh chữ rất
nhiều. Nhìn chung các hình vẽ đẹp, minh họa rõ ràng, chữ rõ, dễ phân biệt được
các âm vần mới học.
Phần luyện nói: Chương trình mới không chỉ chú ý tới cung cấp kiến thức
mà còn chú trọng rèn kĩ năng và khả năng sáng tạo, diễn đạt ngôn ngữ ở trẻ.
Sách dành một phần bài học cho các chủ đề luyện nói. Theo các câu hỏi gợi ý,
các em có thể tự mình trò chuyện, trao đổi xung quanh chủ đề. Các chủ đề
thường là rất gần gũi với đời sống của trẻ.Cùng với sách giáo khoa, tài liệu cơ
bản để giáo viên định hướng mục tiêu, phương pháp tiến hành giờ học là sách
giáo viên.
Sách giáo viên Tiếng Việt 1 gợi ý rõ ràng, tỉ mỉ các hình thức tổ chức dạy
học ở từng bài cụ thể, giáo viên có thể tham khảo để đạt mục tiêu giờ học.
Vở bài tập Tiếng Việt là tài liệu học tập không yêu cầu bắt buộc nhưng đối
với những trường dạy hai buổi/ngày thì sử dụng vở bài tập lại hợp lí. Các bài
tập phong phú, có chất lượng tốt.
1.3. Về hoạt động dạy học
Về hoạt động dạy của giáo viên: Trong thực tế, không ở cấp học nào mà

giáo viên lại có nhiều trình độ như ở Tiểu học; các trình độ cơ bản: 12+2, Cao
đẳng, Đại học; miền núi, vùng sâu còn 7+3, 9+3. Vì vậy nhiều giáo viên chỉ dạy
12


theo kinh nghiệm, không được đào tạo bài bản về kiến thức và phương pháp dạy
học. Xuất phát từ cách dạy truyền thống lấy sách làm trung tâm giáo viên ít dám
sáng tạo, dạy ít dựa vào trình độ ngôn ngữ ở trẻ.
2. Khó khăn
2.1. Về thiết bị dạy học
Do có nhiều cơ sở sản xuất thiết bị nên các bộ đồ dùng dành cho học sinh
không đồng bộ.
Bộ đồ dùng Học vần thực hành và bộ đồ dùng học Toán thực hành do công
ty thiết bị giáo dục, cơ sở 9B Đại Cồ Việt- Hà Nội lại gây nhiều khó khăn cho
giáo viên và học sinh trong quá trình sử dụng. Vì bộ này bằng nhựa, in 2 mặt
Toán và Tiếng Việt, cách ghép cũng khác bộ giấy bìa. Quá trình tìm được tiếng
ghép chữ đã khó, thao tác ghép còn khó hơn. Bộ này không sử dụng bảng gài để
gài mà phải lắp các chữ với nhau. Đồng thời không có gì làm dấu dưới các con
chữ nên khi dùng đến các chữ d, b, q, p học sinh rất lúng túng, mất nhiều thời
gian tìm chữ, có lúc tìm ra sau bạn gây chán nản ở học trò.
Về tranh minh hoạ: không có các tranh rời, khổ rộng. Vì vậy khi cần giải
thích từ hoặc minh họa hình ảnh giáo viên phải sưu tầm, mượn các lớp khác
hoặc vẽ lấy nên tốn nhiều thời gian mà hiệu quả sử dụng không cao. Đặc biệt là
bộ tranh kể chuyện của các giờ ôn tập không có, hoàn toàn sử dụng tranh trong
sách nên khi dạy đến phần này học sinh kể chuyện là rất khó khăn.
2.2. Về tài liệu dạy học
Tài liệu dạy học còn có một số hình ảnh chưa giáo dục được toàn diện cho
học sinh, cụ thể:
Bài 1: Dạy âm và chữ e
Hình minh họa có cô bé đi xe đạp một tay, tay kia vẫy chào, mắt nhìn sang

ngang.
Hoặc ở bài 6: Tranh minh họa quả dưa hấu vỏ mầu đen, cây cọ mầu đỏ
vàng, quả dừa mầu tím. Như vậy không đảm bảo tính thực tiễn mặc dù việc
chọn mầu đồ vật cùng với dấu thanh là dụng ý của tác giả.
13


Việc xắp xếp các nội dung bài học hợp lí song trang 103 bài học âm và vần
thì còn có các vần khó mà sách không đưa vào dạy.
Khi dạy tập đọc phần sau hoặc nhiều lúc gặp nhiều các tiếng chứa vần như
vậy các em không tự đọc được, giáo viên phải hướng dẫn cách đọc hoặc phải
giải thích cho các em.
Một số từ mới có tính chất là đặc trưng của vùng miền, học sinh chưa được
làm quen, giáo viên cũng gặp nhiều khó khăn khi giải thích:
Ví dụ: từ “phố xá”, “công viên”.
Thực tế giáo viên phải dùng tranh ảnh, lời nói để giúp học sinh hiểu vì các
từ đó không gần gũi với đời sống trẻ ở nông thôn. Phần chữ mẫu viết thường
trong sách giáo khoa nhìn chung đẹp, mẫu mực song có một số chữ không
thống nhất với vở tập viết.
Ví dụ: Bài 2 đến bài 7: sách viết: be, bê, ve.
Vở viết: be, bê.
Chữ: i, y, u, ư điểm đặt bút ở sách là dưới kẻ ngang 2
điểm đặt bút ở vở Tập viết là trên kẻ ngang 2.
Vở Tập viết một số chữ in lệch dòng dẫn đến học sinh cũng bắt trước máy
móc.
Về phần luyện nói: tôi thấy yêu cầu luyện nói trong các bài học là hơi cao.
Một số chủ đề học sinh ở nông thôn không thảo luận được hoặc thảo luận ít hiệu
quả như chủ đề:
Xiếc, múa rối, ca nhạc (Bài 80)
Chúng em đi du lịch( Bài 82).

Ở các tiết ôn tập học vần, phần luyện nói được thay bằng các câu chuyện,
giáo viên kể cho học sinh nghe và dựa vào tranh các em kể lại truyện. Nhiều
bức tranh trong sách chỉ là minh họa, khó có thể nhìn vào tranh để kể lại câu
chuyện:
Ví dụ: Tranh minh họa truyện: Cây Khế.
14


Hình ảnh người anh, người em không phân biệt được. Tranh vẽ người em
dưới cây khế như là một em bé.
Một số truyện có những chi tiết khó, giáo viên phải hướng cho học sinh
nêu ý kiến của mình.
Ví dụ: Truyện“ Chia phần”.
Về Vở Bài tập Tiếng việt: vì dòng kẻ ở vở bài tập là kẻ ngang không có ô li
nên các em viết trong vở bài tập không đẹp, viết còn tùy tiện.
2.3. Về hoạt động dạy học
Khi dạy phần đọc, giáo viên chưa mạnh dạn làm mẫu, sửa sai khi học sinh
phát âm chưa chuẩn, phát âm tiếng địa phương. Chủ yếu dạy theo gợi ý hướng
dẫn trong sách giáo viên, hạn chế sự sáng tạo, chưa linh hoạt tổ chức các hoạt
động học tập cho học sinh.
Phần viết trong Học vần do trải qua nhiều kiểu chữ cộng với việc ít chịu
rèn
nên chữ của một số giáo viên chưa thực sự mẫu mực khi viết bảng cũng như
chấm bài đánh giá vở học sinh để các em học tập.
Tổ chức giờ luyện nói: chủ yếu giáo viên cho các em thảo luận cặp đôi: hai
em trong bàn thảo luận cặp đôi dựa vào các câu hỏi gợi ý trong sách giáo viên
mà giáo viên đưa ra. Chưa có nhiều hình thức tổ chức trò chơi học tập để củng
cố giờ học và phát triển ngôn ngữ ở trẻ tạo không khí học tập vui tươi, nhẹ
nhàng thoải mái để giờ học sinh động.
2.4. Về hoạt động học của học sinh

Ở lớp 1, trình độ nhận thức của các em không đồng đều, chưa quen môi
trường giáo dục nhà trường. Nhiều em vào học lớp 1 còn ngọng ảnh hưởng
nhiều tiếng địa phương. Ở trường, lớp chúng tôi còn nhiều em phát âm sai:
l- n
uya – uê (đêm khuya - đêm khuê)
uyên – uên (thuyền – thuền) ; uyêt – uêt (quyết – quết)
ưu – iu (hưu – hiu).
15


Từ việc học sinh phát âm tiếng địa phương dẫn đến viết chính tả, nhất là
phần nghe đọc còn nhiều em viết sai.
Từ những cơ sở lí luận và thực trạng trên, tôi mạnh dạn tìm hiểu nghiên
cứu đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả giờ học vần nhằm góp phần nhỏ bé
giúp các bạn đồng nghiệp tham khảo, có thể nâng cao chất lượng giờ dạy Học
vần lớp 1.
3. Nguyên nhân của khó khăn
Trường Tiểu học Bạch Hạc là địa bàn vùng ven thành phố; trường có 18
lớp, mỗi năm trường đón nhận gần 500 học sinh. Cách thành phố gần 10km
thuộc vùng nông thôn nên cơ sở vật chất chưa được khang trang. Học sinh ở rải
rác nhiều khu, một số em do thiếu sự quan tâm của gia đình nên khó khăn trong
việc học tập. Do đó cũng góp phần ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
Đối với lớp tôi chủ nhiệm, phụ huynh học sinh thuộc nhiều ngành nghề
khác nhau phần lớn đi tàu thuyền, không có thời gian dạy dỗ con cái, còn phó
thác việc học hành cho nhà trường và giáo viên chủ nhiệm.
Học sinh ở một số em phát âm chưa chuẩn, còn ngọng giữa l/n, uya/ uê,.
do chịu ảnh hưởng tiếng địa phương dẫn đến đọc sai, viết sai chính tả.
Từ các nguyên nhân trên, ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát
chất lượng học tập của học sinh của lớp 1B tôi chủ nhiệm và thu được kết quả
như sau:


Kết quả trước khi thực nghiệm
Sĩ số
23

Điểm 9-10
SL
Tỉ lệ
5
21,6

Điểm 7-8
SL
Tỉ lệ
6
26,2

Điểm 5-6
SL
Tỉ lệ
8
34,7

Điểm dưới 5
SL
Tỉ lệ
4
17,5

III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

1. Đổi mới các phương tiện dạy học
Phương tiện dạy học lớp 1 chủ yếu dựa vào hệ thống tranh minh họa trong
sách giáo khoa vì nó rất đẹp, phù hợp với đặc điểm tâm lí và nhận thức của trẻ.
16


Cần phát huy tác dụng, tận dụng triệt để tranh minh họa trong sách giáo
khoa.
Nên sưu tầm càng nhiều mẫu vật (vật thật) gần gũi với đời sống của trẻ để
minh họa cho bài học thì hiệu quả giờ học càng cao, có tính giáo dục và thực
tiễn.
Nếu có điều kiện thì nên phóng to tranh minh họa trong sách, nhất là phần
kể chuyện nhưng tranh vẽ phải đảm bảo tính thẩm mĩ và thực tiễn.
Ngoài ra giáo viên có thể tự thiết kế đồ dùng học tập cho phù hợp với bài học,
điều kiện thực tế của bản thân và của địa phương.
Song dù bằng phương tiện dạy học nào: tranh minh họa, vật mẫu, băng
hình… thì giáo viên cũng phải lưu ý đưa minh họa vào đúng lúc, đúng chỗ,
dùng song phải cất tránh để học sinh phân tán chú ý trong giờ học.
Về bộ đồ dùng dạy học vần nên mua bộ đồ dùng học vần thực hành một
loại thống nhất để thuận tiện cho quá trình dạy của giáo viên và quá trình học
của học sinh, các thao tác không mất nhiều thời gian, góp phần đảm bảo hiệu
quả giờ học.
Với những lớp học 2 buổi/ngày, việc dùng hệ thống vở bài tập là cần thiết.
Song với những dạng bài tập dạng điền khuyết, nối cột hoặc phần luyện viết có
kẻ li thì cho các em làm vào vở bài tập. Còn với nội dung cần ghi lại lượng chữ
tương đối nhiều hơn thì nên cho các em làm vào vở ô li để đảm bảo chất lượng
chữ viết của các em.
2. Đổi mới nội dung dạy học
Nhìn chung các bài dạy học vần ở lớp 1 phù hợp với đặc điểm tâm lí và
đặc điểm nhận thức của trẻ. Các bài dạy từ dễ đến khó, học sinh nắm bài tốt,

đọc, viết thuận lợi.
Song vì đặc điểm ngôn ngữ của ta là ngôn ngữ đơn lập nói rời từng tiếng,
viết rời từng chữ, mà có trường hợp: 1 âm vị biểu thị bằng 2, 3 chữ cái:
Ví dụ:

k = c, k, q.
i = i, y…
17


nên nếu khắc phục được tình trạng này, học sinh sẽ thuận lợi trong đọc, viết. Vở
tập viết và sách giáo khoa có một số nội dung không thống nhất như: sách
không yêu cầu viết liền nét b , e ở bài 2 đến bài 7, còn ở vở lại yêu cầu viết
liền nét gây khó khăn cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Nên cần
khắc phục tình trạng này để thống nhất giữa sách và vở.
Vở tập viết không có bài cho học sinh luyện viết các dấu thanh, luyện các
nét cơ bản cũng ít. Giáo viên cần cho học sinh tăng cường luyện viết các nội
dung này để tăng cường chất lượng chữ viết.
Ngoài ra khi dạy Học vần, giáo viên cần lưu ý việc mở rộng vốn từ cho
học sinh trong khi củng cố vốn từ vừa học(cuối tiết 1) hay phần củng cố bài
học( cuối tiết 2) bằng cách: tìm tiếng rồi thêm thanh điệu phù hợp để tạo tiếng
mới hoặc thay các âm đầu…
Có một số tiếng: gì, giếng, quyết… đánh vần một kiểu, viết lại lược bỏ chữ
nên cần hướng dẫn các em tỉ mỉ.
Ví dụ: gi huyền gì
gi-iêng-giêng-sắc-giếng. (bớt i)
qu- uyêt-quyết-sắc-quyết. (bớt u)
Ngoài ra, sách không đưa vào một số vần khó nên khi gặp học sinh khó
đọc được hoặc giáo viên phải giải thích, hướng dẫn các em mới đọc được.
3. Đổi mới phương pháp dạy học

Cần khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học hợp lí. Sử dụng đúng lúc, đúng
chỗ, khoa học, linh hoạt không gò bó, gượng ép.
Về qui trình giờ học: theo trình bày ở sách giáo khoa và gợi ý hướng dẫn ở
sách giáo viên thì dạy hết vần thứ nhất: cho học sinh đọc, viết bảng rồi mới
chuyển sang vần thứ hai. Làm như vậy củng cố được ngay âm, vần vừa học
song, dạy như vậy bài học ít liền mạch, việc so sánh vần với nhau khó, tốn
nhiều thời gian để học sinh mở sách, lấy đồ dùng, lấy bảng con… vì các thao
tác này học sinh phải lặp lại hai lần.
18


Vì vậy nên thay đổi qui trình: giới thiệu vần, cho học sinh nhận diện, ghép
và phát âm vần này song sang luôn vần thứ hai, sau đó hướng dẫn viết luôn cả
hai vần, tiếng mới.
Cần phân loại học sinh để giao nhịêm vụ cho phù hợp với đối tượng. Câu
hỏi để dành cho học sinh trung bình, yếu.
Ví dụ: Tìm âm vần mới trong tiếng khóa. Câu hỏi khó dành cho học
sinh khá- giỏi.
Ví dụ: Tìm tiếng chứa âm, vần mới ngoài bài.
Trong quá trình dạy vần kết hợp dạy đọc, viết với dạy nghĩa của từ. Có
trường hợp chỉ đưa ra bức tranh minh họa là đủ như: con le le, nhà sàn…
Có trường hợp phải đưa vào ngữ cảnh khi giải nghĩa.
Ví dụ: mơn mởn, oi ả…
Do ảnh hưởng phương ngữ nên khi học sinh phát âm lẫn, giáo viên cần tỉ
mỉ, bình tĩnh giúp các em khắc phục như: phát âm, đánh vần chậm, cho học sinh
nhìn khuôn miệng cô để sửa. Nên sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở tốt khi dạy
bài mới hoặc khi củng cố bài.
Ví dụ: vần ưng gồm có âm nào?
Vần ung khác vần ưng ở điểm nào?
Nhận xét độ cao của các con chữ trong vần ưng ?

Cần tích cực hóa các hoạt động của học sinh: phân tích, tổng hợp, tìm tiếng
chứa âm, vần vừa học…cho các em luỵên thành nếp.
Muốn cho các giờ Học vần có hiệu quả như vậy thì giáo viên cần có
những qui định riêng như: chỉ đọc- đọc tiếp nối hàng dọc, chỉ ngang- đọc tiếp
nối hàng ngang; qui định đọc tiếp nối cá nhân, nhóm, dãy,… ; cách đặt thước
dọc là phân tích, ngang là đọc,… Cho các em làm việc bằng nhiều hình thức
như đọc, đánh vần, ghép chữ. Ngoài việc thay đổi hình thức học tập còn phải
cho các em nghỉ giải lao giữa giờ, tổ chức thông qua các trò chơi học tập vì tâm
lí học sinh không thích tập chung một việc lâu. Các em thích chơi song giáo
viên cần tổ chức trò chơi sao cho chơi là cách thức, học là mục đích.
19


Ví dụ: các trò chơi liên quan đến tiếng:
+ Tìm tiếng chứa vần vừa học
+ Ghép chữ với tranh
+ Miêu tả chữ với tranh
+ Nối từ tạo câu
+ Giao từ để hỏi,...
Khi dạy viết trên bảng, giáo viên cần chú ý đến vị trí đứng của mình.
Nhiều khi ta không chú ý đến vấn đề này, đứng che chữ viết nên học sinh có thể
chép đúng nhưng quy trình sai. Cần lưu ý chữ viết phải mẫu mực không chỉ trên
bảng lớp mà ngay cả khi giáo viên viết đánh giá, nhận xét trong bài kiểm tra,
vở, sổ liên lạc của học sinh để: “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương sáng cho
học sinh noi theo”.
Quan điểm biên soạn chương trình là dạy theo quan điểm giao tiếp. Học
sinh được dành một thời lượng nhất định để thảo luận, nói trước lớp. Song giáo
viên cần lưu ý tạo không khí trao đổi, thảo luận thoải mái nhưng tránh lợi dụng
để đùa nghịch hoặc mở sách xem tranh. Nếu có hiện tượng như vậy cô giáo nên
nhắc nhở nhẹ nhàng tránh gây áp lực.

Với những chủ đề gần gũi với đời sống các em, có thể tự cho học sinh thảo
luận. Còn đối với các chủ đề khó như: Xiếc, múa rối, ca nhạc hay Thủ đô, đây là
những chủ đề ít gần gũi với các em, giáo viên nên có hệ thống câu hỏi gợi mở
để định hướng cho các em trước khi thảo luận. Cần tập cho học sinh hỏi và trả
lời thành câu.
Ngoài việc thực hiện có hiệu quả các bước trong giờ dạy Học vần, giáo
viên còn cần lưu ý dạy tích hợp trong các môn khác. Dạy nghĩa của từ trong
Toán, Tự nhiên xã hội… để học vần Tiếng Việt là cơ sở cho các môn khác
nhưng ngược lại các môn học khác lại bổ sung, làm giàu vốn từ ngữ Tiếng Việt.
Cụ thể đầu tiên là tiết Học vần lớp 1. Vì Tiếng Việt là chìa khóa mở ra tri thức
mới ở các môn học mà các em được trang bị trong nhà trường và ngoài cuộc
sống.
20


IV. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm:
Có thể thấy kết quả học tập sau khi tiến hành thực nghiệm của học sinh lớp
1B, tính đến giữa Học kì I năm học 2012 - 2013 qua bảng thống kê chất lượng
để minh hoạ cho thành công của mình:
Sĩ số
23

Điểm 9-10
SL
Tỉ lệ
12
52,2

Điểm 7-8
SL

Tỉ lệ
8
34,7

Điểm 5-6
SL
Tỉ lệ
3
13,1

Điểm dưới 5
SL
Tỉ lệ

Nhận xét:
Qua quá trình thực hiện một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy Học
vần ở lớp1, tôi thấy bước đầu có tính khả thi, nếu tổ chức thực nghiệm trong
phạm vi rộng hơn vẫn thu được kết quả tương tự thì có thể được sử dụng một
cách chính thức trong dạy Học vần ở Tiểu học.
Ở lớp tôi, dạy theo phương pháp thông thường tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi
thấp, còn có điểm dưới trung bình. Lỗi các em thường mắc là: đọc sai nên viết
sai, chữ chưa cân đối, nét khuyết còn to, chữ gãy thân.
Sau thời gian thực nghiệm, do cải tiến phương pháp, giáo viên dạy tỉ mỉ
hơn, rèn các lỗi phát âm phương ngữ, tăng cường nét viết cơ bản nên các em
đọc chuẩn hơn, viết ít sai lỗi hơn.
Điều đó cho thấy việc cải tiến, áp dụng linh hoạt các phương pháp sẽ làm
cho học sinh tiếp thu bài tốt đem lại hiệu quả giờ dạy Học vần cao.

PHẦN III: KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
21



1. Kết luận
Qua quá trình thực hiện đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy
Học vần lớp 1- Trường Tiểu học Bạch Hạc”, tôi đã trình bày kinh nghiệm của
bản thân cùng với sự giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp để giờ dạy Học vần đạt
hiệu quả.
Trên đây, trong nội dung của Sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã phân tích những
cơ sở lí luận và thực trạng chi phối việc dạy Học vần ở Tiểu học. Tôi cũng mạnh
dạn đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả dạy Học vần ở Tiểu học; các biện pháp
đó đã bước đầu đánh giá có tính khả thi thông qua kết quả thực nghiệm. Kết quả
bước đầu cho thấy những biện pháp này bước đầu có tính khả thi và nếu thực
nghiệm trong phạm vi rộng hơn cũng cho kết quả tương tự thì có thể đưa vào
thực tiễn.
Chúng tôi rất mong được sự ủng hộ của các bạn đồng nghiệp, các cấp lãnh
đạo để những ý kiến đóng góp nhỏ của tôi được áp dụng hoặc sửa đổi trong thời
gian tới.
2. Kiến nghị
Đề nghị các cấp quản lí chuyên môn tạo điều kiện cho giáo viên học tập
nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức về môn Tiếng
Việt. Mặt khác tạo điều kiện, cho phép và động viên GV được chủ động sáng
tạo trong việc lựa chọn nội dung và biện pháp dạy học sao cho phù hợp với đối
tượng và có hiệu quả, củng cố kiến thức và hình thành kĩ năng cho học sinh một
cách chắc chắn và mau chóng nhất.
Sau một thời gian nghiêm túc nghiên cứu, tôi đã hoàn thành Sáng kiến kinh
nghiệm mang tên:“ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy Học vần lớp 1 ở
Trường tiểu học Bạch Hạc- Việt Trì”. Mặc dù đã rất cố gắng song có những hạn
chế về chuyên môn, khó khăn về tài liệu tham khảo, kinh nghiệm ít, thời gian
nghiên cứu chưa nhiều mà Sáng kiến của tôi mới chỉ nghiên cứu được đề tài ở
phạm vi nhỏ, vẫn chưa giải quyết thấu đáo những vấn đề mà đề tài đặt ra. Tôi hy

22


vọng rằng sẽ được tiếp tục nghiên cứu vấn đề này và những vấn đề có liên quan
trong một công trình khác.
Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các bạn đồng
nghiệp và các cấp lãnh đạo để Sáng kiến của tôi được bổ sung sâu sắc hơn, cô
đọng hơn, để những kinh nghiệm trong dạy Học vần được áp dụng vào các giờ
dạy Học vần có hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt
ở Tiểu học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Việt Trì, Tháng 10 năm 2012
Người viết

Vũ Thị Ninh

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Mạnh Hưởng, Dạy và học Tập viết ở Tiểu học- NXB GD, 2005
2. Đặng Thị Lanh- Hoàng Cao Cương- Trần Thị Minh Phương, Tiếng việt 1
( tập 1+ 2), NXB GD- 1998.
3. Lê Phương Nga- Đỗ Xuân Thảo- Lê Hữu Tỉnh, Phương pháp dạy học Tiếng
việt 1, NXB GD- 1998.
4. Nguyễn Trí, Dạy và học môn Tiếng việt ở Tiểu họctheo chương trình mới,
NXB GD- 2002.
5. Tập viết 1( tập 1 + 2), NXB GD - 2012.
6. Sách giáo viên Tiếng việt lớp 1( tập 1+ 2), NXB GD, 2002.
7. Vở Bài tập Tiếng việt lớp 1( tập 1+ 2), NXB GD, 2012


24


25


×