Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

CÁC DẠNG ĐỀ SO SÁNH NGỮ VĂN 2018 DÀNH CHO CÁC BẠN ÔN KHỐI D

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.2 KB, 43 trang )

SO SÁNH CON ĐƯỜNG GIẢI PHÓNG A
NỦ-Tnú
32 A PHỦ - TNU
Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Ông có vốn hi ểu biết phong
phú, sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau của đất nước. V ợ chồng A Phủ
(1952) là một truyện ngắn đặc sắc rút từ tập Truyện Tây Bắc của Tô Hoài. Truyện đã xây dựng
thành công vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng mãnh liệt và quá trình vùng lên chống lại b ọn thực
dân, chúa đất để tự giải phóng của đồng bào vùng cao Tây Bắc tổ quốc.
Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chi ến, gắn bó m ật thiết v ới
mảnh đất Tây Nguyên. Truyện ngắn Rừng xà nu được viết năm 1965; đăng trên tạp chí Văn nghệ
Quân giải phóng Trung Trung Bộ, sau đó in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc
là tác phẩm đặc sắc của ông .Truyện xây dựng thành công vẻ đẹp của con người Tây Nguyên đi
theo cách mạng, kiên cường, bất khuất, lựa chọn con đường đấu tranh vũ trang chiến đấu ch ống lại
kẻ thù để tự giải phóng.
Tô Hoài xây dựng nhân vật A Phủ hiện lên với hình ảnh vô cùng đẹp: Chàng v ượt lên b ất hạnh ( mồ
côi cha mẹ) trở thành một thanh niên lao động giỏi, thạo công việc , cần cù chịu thương chịu khó,
tính cách bộc trực, thẳng thắn, hồn nhiên, ham hoạt động…Không sợ cường quyền b ạo chúa , bị
đẩy vào cuộc sống nô lệ vẫn mạnh mẽ ,gan góc …Có khát vọng sống tiềm tàng mãnh liệt, chạy khỏi
nhà thống lí Pá Tra tìm đến chân trời tự do, tham gia đấu tranh góp phần giải phóng bản làng.
Với nghệ thuật khắc họa nhân vật sinh động, có cá tính: nhân vật A Phủ hiện lên thiên về hành
động, công việc và vài lời đối thoại ngắn …Tác phẩm thành công ở nghệ thuật kể chuyện: cách giới
thiệu nhân vật, dẫn dắt khéo léo , ngôn ngữ sinh động chọn lọc , nhiều sáng tạo …
Vẻ đẹp của nhân vật Tnú được thể hiện qua những phẩm chất như: Tnú là người gan góc, dũng
cảm, mưu trí.Tnú là người gắn bó, trung thành với cách mạng được tôi luyện qua thử thách trở
thành người chiến sĩ kiên trung, có tính kỉ luật cao.Tnú là người có trái tim yêu th ương và sôi s ục
căm giận, biến đau thương thành hành động. Xây dựng thành công nhân v ật v ừa có nét cá tính
sống động vừa mang những phẩm chất có tính khái quát, tiêu biểu. Nghệ thu ật trần thu ật sinh
động , khắc họa nhân vật trong những tình huống quyết liệt và mang đậm chất Tây Nguyên t ừ ngôn
ngữ, tâm lí đến hành động…
Số phận, con đường giải phóng của nhân vật A Phủ trong "Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tố Hoài
và nhân vật Tnú trong "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành có sự t ương đồng và khác biệt trong


vẻ đẹp của hai nhân vật:
Điểm tương đồng: Là hai nhân vật trung tâm trong văn học giai đoạn 1945-1975. C ả hai là nh ững
chàng trai của núi rừng tự do, mồ côi cha mẹ , đều có nghị lực vươn lên trong hoàn cảnh kh ắc
nghiệt trở thành những con người có phẩm chất tốt đẹp ,đi theo cách mạng , chiến đấu bảo v ệ quê
hương. Cả hai đều được khắc họa với những chi tiết sống động, mang tính cách đậm bản sắc miền


núi…
Nhưng vẫn có sự khác biệt: A Phủ là người con của núi rừng Tây Bắc, côi cút từ nh ỏ, tự vươn lên
trong hoàn cảnh khắc nghiệt của chế độ chúa đất và thực dân Pháp; còn Tnú là người con của núi
rừng Tây Nguyên, sớm giác ngộ cách mạng được dân làng Xô Man nuôi dạy, vươn lên trong hoàn
cảnh thử thách ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, Tnú là nhân vật được kh ắc họa mang đậm
tính sử thi…
Thành công cơ bản của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là nghệ thuật xây dựng nhân vật, đặc biệt là
nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Cả hai nhân vật Mị và A Phủ đều thể hiện một cách s ống động
vả chân thực những nét riêng, nét lạ trong tính cách của người Mông nói riêng và đồng bào miền
núi nói chung. Trên hết là một lối sống mộc mạc, hồn nhiên, phóng khoáng, tự do. Những ph ẩm
chất này khiến người Mông có một sinh lực sống dồi dào khiến họ đủ sức m ạnh để v ượt qua bất cứ
sự áp bức đè nén nào. Mị bề ngoài lặng lẽ, âm thầm, nhẫn nhục nhưng bên trong sôi nổi m ột khát
vọng sống, khát vọng tự do và hạnh phúc. A Phủ táo bạo, gan góc mà chất phác, tự tin. c ả hai cùng
là nạn nhân của bọn chúa đất, quan lại thống trị miền núi tàn bạo, độc ác. Trong con ng ười họ tiềm
ẩn sự phản kháng vô cùng mãnh liệt.
Bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo của Tô Hoài thể hiện rõ nhất qua việc th ể hiện những di ễn
biến nội tâm tinh tế và phức tạp của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân và hành động Mị c ắt dây
trói cứu A Phủ.
Tô Hoài vốn là nhà văn có biệt tài miêu tả thiên nhiên và những phong tục, tập quán xã hội. Khung
cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng cùng con người Tây Bắc với tính cách độc đáo… đã được tác
giả khắc họa bằng ngòi bút tài hoa, mang phong vị đặc trưng của vùng núi rừng Tây Bắc.
Nghệ thuật kể chuyện của Tô Hoài uyển chuyển, linh hoạt, vừa tiếp thu truyền th ống v ừa sáng t ạo.
Nhà văn chủ yếu vẫn kể chuyện theo trình tự thời gian, tạo nên một dòng chảy liên tục nh ưng nhiều

lúc đan xen quá khứ với hiện tại một cách tự nhiên, hợp lí để làm nổi bật điểu cần thể hi ện.
Qua việc miêu tả số phận của hai nhân vật Mị và A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã làm sống lại trước m ắt
người đọc cả quãng đời tăm tối, cơ cực của người dân miền núi dưới ách thống trị dã man của b ọn
quan lại, chúa đất phong kiến. Quá trình giác ngộ cách mạng của vợ chồng A Phủ tiêu bi ểu cho con
đường đến với Đảng, với cách mạng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi. Qua các hình
tượng văn học trong tác phẩm, tác giả gián tiếp khẳng định chỉ có cách mạng m ới gi ải phóng con
người ra khỏi ách thống trị đầy áp bức bất công, giúp con người vươn tới cuộc sống tự do, h ạnh
phúc. Đó chính là giá trị hiện thực và nhân đạo to lớn của tác phẩm. Giá trị này giúp truyện đứng
vững trước thử thách của thời gian và vẫn được nhiều thế hệ bạn đọc yêu thích.
Dù có như thế nào đi chăng nữa thì hai nhân vật Tnú và A Phủ chính là hai trong nh ững anh hùng
dân tộc ở miền ngược. Họ có những tố chất và phẩm chất của một người anh hùng. Thông qua 2
nhân vật, tác giả xây dựng nên hai số phận, và con đường giải phóng có nhiều điểm giống nhau.
Nhưng họ đều có những cái riêng, cái đặc trưng mà không thể lẫn vào đâu được.


SO SÁNH MỊ (ĐÊM TÌNH MÙA XUÂN ) VÀ
LIÊN (ĐỢI TÀU)
31 MỊ LIÊN
Trong các nhà văn lãng mạn nổi tiếng (1930-1945), Thạch Lam có phong cách riêng bi ệt không l ẫn
với bất kì nhà văn nào. Đang khi các nhà văn Nhất Linh, Khái Hưng thiên về tần l ớp trên của xã hội
thì Thạch Lam lại viết về những con người bé nhỏ, nghèo khổ , sống trong bóng tối. V ăn Th ạch Lam
nhẹ nhàng với lối quan sát độc đáo và phân tích tâm lí tinh tế. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” tiêu bi ểu
cho văn phong Thạch Lam cho lí tưởng xã hội và quan điểm thẩm mĩ của Thạch Lam.
Thạch Lam có lối viết truyện ngắn không có cốt truyện. Ông không kích thích người đọc b ằng c ốt
truyện li kì và tình tiết éo le. Ông hấp dẫn người đọc bằng chất liệu bên trong của đời sống, bằng lí
tưởng xã hội tiến bộ của nhà văn, bằng phân tích tâm lí tinh tế và bằng tinh thần lãng m ạn của ông.
Thạch Lam dồn nén các nhân vật, các sự kiện và diễn biến của con người, của hành động trong
một thời gian ngắn và không gian nhỏ. Nó cũng thích hợp với những nhân vật nh ỏ bé của ông.
Truyện của Thạch Lam có chiều sâu hun hút, chiều sâu của cuộc sống, chiều sâu của lòng ng ười và
chiều sâu của mộng mơ, ước vọng.

Liên và An là hai đứa trẻ từng sống ở Hà Nội, rồi gia đình bị sa cơ thất thế nên đã trở về quê, m ột
phố huyện hẻo lánh. Hai chị em trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu. “Một gian hàng bé thuê l ại
của bà lão móm, ngăn ra bằng một tấm phên nứa dán giấy nhật trình”. Bu ổi t ối hai chị em cùng ng ủ
ở đây để trông hàng. “Đêm nào Liên và em cũng phải ngồi trên chiếc chõng tre dưới gốc cây bàng
với cái tối của quang cảnh phố chung quanh”, thế giới chung quanh hai đứa trẻ là nh ững con ng ười
bé nhỏ đang thương, sống lẩn lút trong bóng tối. Đó là chị Tí ngày thì mò cua b ắt ốc, tối đến d ọn cái
hàng nước dưới gốc cây bàng với ngọn đèn Hoa Kỳ leo lét. Đó là cụ Thi, bà lão h ơi điên, tối tối đến
cửa hàng Liên nốc một cút rượu rồi lẫn vào bóng tối với giọng cười khanh khách. Đó là bác ph ở
Siêu gánh gánh phở, món quà xa xỉ của phố huyện, có chấm than h ồng như ma trơi. Đó là v ợ ch ồng
bác Xẩm góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật lên trong yên lặng. Đó là m ấy đứa trẻ con nhà
nghèo đi nhặt thanh nứa thanh tre hoặc bất cứ cái gì có thể dùng được. Từ cảnh thiên nhiên đến s ố
phận con người đều có một cái gì tàn lụi, không tương lai, leo lét một cách tội nghi ệp, trong nghèo
đói, buồn chán và tăm tối.
“Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo kh ổ của họ”.
Thạch Lam đã hiểu sâu sắc những con người bé nhỏ trong bóng tối này với những ước v ọng đáng
thương của họ.
Sống trong bóng tối, trong yên lặng, trong buồn chán, đêm đêm chị em Liên c ố th ức để được nhìn
chuyến tàu đi qua “tàu đến chị đánh thức em dậy nhé!”. Nghe lời dặn của bé An ta cảm thấy hai đứa
trẻ tha thiết với chuyến tàu đêm đến biết chừng nào. Rồi đèn ghi ra. Rồi tiếng còi xe l ửa ở đâu v ọng
lại trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi. Và chỉ cần nghe chị Liên g ọi: “D ậy đi An! Tàu
đến rồi!” là Anh nhổm dậy dụi mắt và tỉnh hẳn. Rồi tiếng còi rít lên, đoàn tàu rầm rộ đi tới. Liên quan
sát rất kĩ đoàn tàu, thèm khát như được nhìn một thế giới xa lạ “Liên chỉ thoáng trông thấy những
toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh và các c ửa kính sáng”. Rồi
chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt. Chuy ến tàu đã xáo tr ộn
cả cõi yên tĩnh của phố huyện. Chuyến tàu gợi cho Liên mơ tưởng: “Họ ở Hà nội về! Hà Nội xa x ăm,
Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo”.
Rõ ràng là Liên và An đợi tàu không phải để bán ít quà vặt cho khách đi đường mà là một nhu cầu


bức xúc về tinh thần của hai đứa trẻ, muốn trong chốc lát được thoát ra khỏi cuộc sống buồn chán

tối tăm này. “Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác h ẳn, đối v ới Liên
khác hẳn các vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu”. Dưới mắt hai đứa trẻ, chi ếc
tàu là hình ảnh của một thế giới văn minh, giàu sang, nhộn nhịp, huyên nào và đầy ánh sáng.
Qua tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ, tác phẩm thể hiện một niền xót thương vô h ạn đối với những
**** người nhỏ bé vô danh không bao giờ được biết ánh sáng và hạnh phúc. Cu ộc sống mãi mãi b ị
chôn vùi trong tăm tối nghèo đói, buồn chán nơi phố huyện và nói rộng ra trên đất n ước còn chìm
đắm trong cảnh nô lệ và đói nghèo. Qua tâm trạng Liên, tác giả đồng thời cũng mu ốn thức tỉnh tâm
hồn uể oải đang lụi tắt ngọn lửa lòng khao khát được sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn, khao
khát thoát khỏi cuộc đời tăm tối đang chôn vùi họ.
Bài 2:
Thạch Lam xuất hiện trên văn đàn Việt Nam 1930 - 1945 như một làn "gió đầu mùa" tinh khi ết, êm
nhẹ. Người đọc văn Thạch Lam cảm nhận được một tình người đằm thắm trong một giọng văn tha
thiết. Cái đẹp tự lan toả, "tiềm tàng trong mọi vật bình thường" khiến cho "lòng người thêm trong
sạch và phong phú hơn". Thạch Lam đã khơi gợi ánh sáng cho những tâm hồn từ ngay nh ững
mảng đời chìm trong bóng tối. Truyện ngắn Hai đứa trẻ - câu chuyện về hai chị em ở ph ố huyện
nghèo - như một bài thơ thấm đẫm tình người. Thế giới trẻ thơ gợi lại cho mỗi chúng ta những rung
động êm đềm mà sâu sắc, mở ra những suy tư về thân phận con người.
Trong văn xuôi Việt Nam những năm 30 của thế kỉ XX, có lẽ khó ai tìm ra được những nét đẹp tiềm
ẩn trong cái bình thường giỏi như Thạch Lam. Các nhà văn Tự lực Văn đoàn, những anh em của
Thạch Lam cũng hay nói về cảnh nhà quê, người nhà quê nhưng đã t ước đi vẻ h ồn nhiên tươi tắn
chân thực của cuộc sống ấy, thay vào đó là những cái nhìn có phần xa lạ, kẻ cả, đôi chút khinh
miệt. Có lẽ, trong số anh em họ Nguyễn Tường, Thạch Lam là người sống sâu nặng h ơn cả v ới kí
ức tuổi thơ của mình. Trong tâm tư của nhà văn, phố huyện Cẩm Giàng (Hưng Yên) và người chị
tần tảo đã trở thành chuỗi kỉ niệm đẹp đẽ nhất, khiến cho ông khi viết về hình ảnh phố huyện v ẫn
còn vẹn nguyên những ấn tượng sâu đậm của tuổi thơ. Hai chị em Liên và An chính là những gì
Thạch Lam yêu mến, gắn bó thuở thiếu thời.
Người đọc không thể nào quên ấn tượng về một không gian phố huyện chuy ển dần vào bóng đêm.
Những âm thanh của một ngày sắp tắt cùng với một phương tây cháy rực gieo vào lòng ng ười n ỗi
buồn mơ hồ. Một phiên chợ chiều tàn, dăm đứa trẻ nhặt nhạnh những thứ vương vãi xung quanh
chợ không chỉ đánh động tình thương của cô bé Liên đầy lòng trắc ẩn mà còn khi ến chúng ta cũng

bồi hồi vì những nét thân thuộc của quê hương, một "mủi riêng của đất, của quê hương này". Tài
năng của Thạch Lam đã giúp chúng ta nhận ra cái hồn quê hương dìu dịu thấm vào từng cảnh v ật
và những sinh hoạt ban đêm của những con người phố huyện. Tất cả những gì nhà văn mô t ả đều
hết sức bình thường trong một câu chuyện không có cốt truyện. Khung c ảnh và những con ng ười
đều như hướng vào một chủ đích của nhà văn: khắc hoạ những nét bình dị, lặng lẽ trong một không
khí xã hội đang chìm trong bóng đêm dày đặc của cuộc sống quẩn quanh không l ối thoát.
Những nhân vật phố huyện: mẹ con chị Tý với hàng nước, bác Siêu bán phở, gia đình bác X ẩm...
từng ấy nhân vật đã làm nên cái đặc trưng của phố huyện. Đó là những con người đang lầm lũi
trong cuộc mưu sinh, tâm trạng lúc nào cũng lo toan và nhẫn nhịn. Họ cùng ch ờ đợi, không ph ải là
những người khách mà chính là đang mòn mỏi hy vọng . Những cuộc đời trong bóng t ối ấy, cũng
giống như không gian phố huyện kia, dày đặc tăm tối nhưng vẫn loé lên ánh sáng của một thế gi ớ
khác, một thứ ánh sáng mong manh nhưng không hề lịm tắt.
Không phải ngẫu nhiên nhà văn đã miêu tả cuộc sống phố huyện gắn với ba thời điểm nối tiếp:
hoàng hôn - tối - khuya. Bóng tối càng dày đặc bao nhiêu thì khát vọng h ướng về ánh sáng càng
khắc khoải bấy nhiêu. Ánh đỏ rực của buổi hoàng hôn dẫu đẹp nhưng lại gieo vào lòng cô bé Liên


nỗi buồn man mác vì cuộc sống của hai đứa trẻ trong một gia đình sa sút đã mang sẵn nh ững dư vị
của bóng tối. Đó là thời điểm bắt đầu những lo toan của thế giới người lớn nên "bóng tối ng ập đầy
dần" đôi mắt Liên. Liên đã chứng kiến những con người "đi lần vào bóng t ối", "từ từ đi vào bóng
đêm" và rồi từ bóng tối mênh mông lại hiện lên những bóng đời chập chờn ánh sáng ng ọn đèn, bếp
lửa. Ánh sáng của thực tại chỉ còn là "nguồn sáng" xa lạ của những vì sao trên tr ời. Là những "khe
sáng", "quầng sáng", "hột sáng" mong manh của những con người cùng sống n ơi phố huyện nghèo.
Sự sống như ẩn mình trong ánh sáng nhưng vẫn không xua tan được những ám ảnh bóng tối. Nó
chỉ đánh thức những hoài niệm tuổi thơ. Những ngày tháng êm đềm của chị em Liên khi c ảnh nhà
chưa sa sút. "Vùng sáng rực và lấp lánh" của quá khứ là một tương phản để cắt nghĩa cho tâm
trạng của Liên: "Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa". Đó là sự chấp nhận, là thực
tế đáng buồn mà Thạch Lam đã nhận ra từ cuộc sống của hai đứa trẻ.
Hoàn cảnh không cho phép hai chị em Liên - An được sống bình thường nh ư bao đứa trẻ khác, tu ổi
thơ của những đứa trẻ con nhà nghèo không có ánh sáng, đang cằn cỗi dần cùng bóng tối. Phải

chăng vì vậy mà cô bé Liên dễ động lòng trắc ẩn trước "mấy đứa trẻ con nhà nghèo", còn An dù
thèm nhập bọn cùng đám trẻ con chơi đùa, nhưng nhớ lời mẹ dặn nên đành ngồi im. Cảnh nghèo
dễ khiến tạo ra mặc cảm, dù cho là những đứa trẻ. Thạch Lam dường như không muốn để cho
những cảm giác bi kịch đè nặng lên số phận những con người nghèo khổ, bằng thái độ trân tr ọng,
ông đã nâng đỡ cho các nhân vật của mình, vực dậy những khát khao đổi đời ngay trong nh ững
khoảnh khắc ánh sáng mong manh nhất: "Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì t ươi
sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ"...
"Một cái gì tươi sáng hơn", bản thân họ cũng không hề biết trước, chỉ là nh ững trông ngóng m ơ h ồ.
Nhà văn không thể chỉ ra "con đường sáng" cho những con ng ười nghèo kh ổ ấy. Có lẽ, ông cũng
không mơ hồ, ảo tưởng như những cây bút Tự lực Văn đoàn khác như Khái Hưng, Nhất Linh,
Hoàng Đạo để mong chờ một thay đổi theo khuynh hướng cải lương, một tình thương bố thí nửa
vời. Ông cũng không trông chờ nhiều vào hoạt động của "Hội Ánh sáng" do các anh em của ông t ổ
chức sẽ cải thiện cuộc sống dân nghèo. Bằng trực giác và sự nhạy cảm của tâm hồn ngh ệ sĩ giàu
yêu thương, Thạch Lam đã phát hiện những nội lực để vươn lên của con người từ chính nền cu ộc
sống nghèo khổ. Ông đã diễn giải sâu sắc bằng hình tượng chuyến tàu đêm ngang qua ph ố huyện.
Chuyến tàu ấy là hoạt động cuối cùng về đêm của phố huyện, là dịp cuối cùng để cho nh ững người
bán hàng đêm như chị em Liên mong "may ra còn có một vài người mua". Nhưng v ượt lên cu ộc
sống thường nhật mà nỗi thất vọng lớn hơn niềm hy vọng, là sự háo hức trông đợi chuyến tàu
"mang ánh sáng của một thế giới khác đi qua" để con người không đánh mất niềm tin vào s ự s ống .
Vì vậy Thạch Lam đã dành những câu văn thật tinh tế để diễn tả cảm giác đợi chờ ở Liên và An.
Đặc biệt, cô bé Liên đã chiếm được nhiều cảm tình ở người đọc. Không chỉ vì Liên là người chị lớn
đảm đang, tay hòm chìa khoá của mẹ, vì dẫu cho cô bé Liên có tự hào về chiếc chìa khoá đeo vào
chiếc dây xà tích bạc thì điều ấy chỉ làm người đọc buồn và thương cảm cho một cô bé s ớm già
trước tuổi. Điều mà Thạch Lam làm cho người đọc yêu mến nhân vật chính là khoảnh kh ắc ông
giúp phát hiện vẻ đẹp giàu nữ tính của nhân vật: "Liên khẽ quạt cho em, vuốt lại mái tóc t ơ (...) Qua
kẽ lá của cành bàng, ngàn sao vẫn lấp lánh; một con đom đóm bám vào dưới mặt lá, vùng sáng nh ỏ
xanh nhấp nháy rồi hoa bàng rụng xuống vai Liên khe khẽ, thỉnh thoảng từng lo ạt một. Tâm h ồn
Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu". Đây là trang văn đậm ch ất th ơ, đem đến
sự ngọt ngào của tình cảm nhà văn dành cho Liên, tạo ra cảm xúc đồng điệu ở ng ười đọc. M ột cô
bé giàu mộng mơ, ắt hẳn không thể để tâm hồn ngập dần trong bóng tối. Đó là tiền đề để Liên có

thể cảm nhận ánh sáng chuyến tàu đêm khác hẳn mọi người: Liên lặng theo m ơ tưởng. Hà N ội xa
xăm, Hà Nội sáng rực,vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua". Ánh
sáng rực rỡ của con tàu mang hình ảnh chứa đựng khát vọng về tương lai, đánh th ức sức s ống


mãnh liệt của tâm hồn Liên. Không phải một lần Liên đón nhận ánh sáng ấy mà đêm nào cô cũng
được sống trong những giờ phút mơ tưởng này. Mơ ước lãng mạn bao giờ cũng là cơ sở của hành
động. Thạch Lam đã đem đến một thông điệp giàu ý nghĩa về con người, tạo nên giá trị nhân văn
của tác phẩm: hãy tin tưởng và trân trọng khát vọng của con người, dẫu thực tại còn đầy bóng tối
như không gian phố huyện nghèo kia, nhưng con người dù trong hoàn cảnh nào cũng v ẫn hướng
về ánh sáng. Cảm quan lãng mạn không cho phép nhà văn đi xa h ơn, nhưng cũng giúp cho ng ười
đọc thêm yêu mến những con người nghèo khổ đầy hy vọng.
Từ tình cảm dành cho những con người bé nhỏ, Thạch Lam còn làm sống dậy nh ững tình c ảm gắn
bó với quê hương, mảnh đất và con người bình dị mà thân thương. Có th ể xem đó là một khía cạnh
khác của tâm hồn nhân ái Thạch Lam. Ông nói về những cảm nhận của hai chị em cũng là phát
hiện về mối quan hệ gắn kết giữa con người với mảnh đất. Dường như những hương vị bình
thường, mùi đất, mùi chợ cũng là một phương diện của tâm hồn hai đứa trẻ, cũng là sự tha thiết trìu
mến của nhà văn hướng về vùng đất Cẩm Giàng từng lưu dấu tuổi thơ. Những chi tiết bình thường
nhất nơi phố huyện còn lan toả cảm giác ấm áp ân tình của Thạch Lam đến tận bây gi ờ. Bóng tối
mênh mông là miền đời không thể lãng quên và không được phép lãng quên, b ởi ở đó có nh ững
con người mà nhà văn thương mến nhất.
Huyền Kiêu, một người bạn của Thạch Lam đã rất có lí khi cho rằng "Thạch Lam là m ột ng ười Vi ệt
Nam thành thực nhất", có lẽ bởi nhà văn đã yêu cuộc sống và những con người nghèo khổ qua
những trang văn thấm đượm tình người, những trang văn "rất nhiều Thạch Lam trong đó". Độ chân
cảm từ những trang văn Thạch Lam sẽ còn làm cho nhiều thế hệ người đọc còn bồi hồi xúc động./.
Bài 3: Phân tích khung cảnh phố huyện và tâm trạng chị em Liên khi ch ờ tàu trong tác phẩm Hai
đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam
Hai đứa trẻ in trong tập "Nắng trong vườn" cũng giống như một số truyện ngắn khác của Thạch
Lam, hai đứa trẻ bề ngoài như chẳng có gì đáng chú ý nhưng đi sâu vào bên trong, n ơi sâu kín của
tâm hồn thì mảnh đời nào cũng gợi lên bao nỗi xót xa, thương cảm.

Bối cảnh câu chuyện là một phố huyện nghèo nàn, xơ xác. Tiếng là phố huyện nh ưng chỉ là huy ện
nhỏ. Cảnh phố huyện hiện ra từ cái chòi canh lẫn vào lũy tre làng đang đen l ại, vào lúc tr ời tây đỏ
rực nhưng "sắp tàn", cánh đồng đầy ắp "tiếng ếch nhái kêu ran". Cửa hàng bé xíu của chị em Liên
"muỗi bay vo ve", chợ phố huyện đã vãn. Bây nhiêu chi tiết đều nhằm vào cái th ế giới thu nhỏ lại, lụi
tàn đi của những cảnh vật ban ngày và cái thế chiếm lĩnh, tràn dâng ngày càng m ạnh mẽ của những
cảnh đêm, trong đó bóng tối sẽ ngự trị cảnh vật, ngự trị tâm hồn cả con người và cuộc đời.
Tác giả đã lựa chọn những âm thanh, hình ảnh, màu sắc độc đáo vẽ nên cảnh chiều tàn ở phố
huyện xa xôi, hẻo lánh, tiêu điều, xơ xác và sự sống gần như tàn lụi.
Lúc còn tranh tối tranh sáng, tuy các nhà đã "lên đèn" nhưng những ngu ồn sáng ấy không đủ xua
tan bóng tối khiến những hòn đá nhỏ vẫn còn "một bên sáng, một bên tối". Có ánh sáng của ngàn vì
sao lấp lánh, ánh sáng của ngọn đèn, ánh sáng lập lòe của bếp lửa bác Siêu. Nh ững nguồn sáng
này không xua tan được bóng tối mà còn làm nền tăng thêm bóng tối, bóng tối tr ở nên dày thêm,
làm cho phố huyện bị bao trùm ở bóng tối. Cảnh phố huyện về đêm êm ắng, mát mẻ, đêm ng ập tràn
bóng tối "Đường phố và ngõ ngập tràn bóng tối và tối cả con đường ra sông, các ngõ vào làng đen
sẫm". Chiếc đèn ghi nhà ga thì "xanh biếc như đóm lửa ma tr ơi" trong khi xung quanh những đi ểm
sáng leo lét ấy là cả một bóng tối dày đặc, đen nghịt, mênh mông vô t ận. Những h ột sáng, những
chấm lửa ấy chỉ làm cho bóng tối thêm tăm tối, âm u.
Trong cảnh xơ xác, tiêu điều và ngập tràn bóng tối ấy là những cuộc đời bóng tối. "Hai đứa trẻ"
không chỉ là bức tranh thiên nhiên mà trước hết đó là bức tranh đời sống. Bức tranh đời sống chân
thật và thấm đượm cảm xúc trữ tình của nhà văn đã gây nên cảm giác buồn thương, day dứt trong
lòng người đọc.


Ngay từ lúc ngày còn nhá nhem, phiên chợ đã vãn. Bóng tối chưa sụp xuống mà cu ộc đời bóng tối
đã hiện ra. Những đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ "lom khom nhặt nhạnh những gì người ta vứt
lại". Đây là cuộc sống của những người không có tương lai, không có hy vọng. Cu ộc đời của chúng
quá nghèo khổ. Mẹ con chị Tí ngày mò cua, tối lại dọn gian hàng n ước ra. Chị Tí nóng lòng tr ước
cảnh hàng ế ẩm: "Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?". Dù rằng chị đã biết trước : "Ôi chao, s ớm
với muộn mà có ăn thua gì?" Nói ra một cách ngẫu nhiên mà lại hình dung tận đáy c ảnh s ống của
mẹ con chị: đã cơ cực lại còn chỉ trông chờ vào sự may rủi, một sự trông chờ cầm chắc là vô vọng.

Cái nghèo cái khổ đã đè nặng lên gia đình chị Tí mà không sao thoát được.
Gia đình bác Xẩm lại cơ cực hơ, tối tăm hơn. Bác Xẩm ngồi ngay trên chiếc chiếu rách, thằng con
nhỏ bò ra đất, cái thau sắt trắng chờ tiền thưởng chổng trơ trước mặt, tất cả im lìm, ngoài m ấy tiếng
đàn bầu bần bật nổi lên góp chuyện rồi sau đó không khách, không hát, không tiền, họ lăn ra ng ủ
luôn trên mặt đất. Bà cụ Thi hơi điên đi dần vào trong bóng tối gợi lên một nỗi buồn xót xa đến tê tái
trong lòng. Bếp lửa của bác Siêu chỉ là "một chấm lửa nhỏ và vàng, lơ lửng đi trong đêm t ối", mất đó
rồi hiện đó, chỉ làm cho bóng bác thêm mênh mang đen tối.
Nhưng tội nghiệp nhất vẫn là Liên, An. Hai chị em đã từ giã nơi phồn vinh, nhộn nhịp để đến n ơi
nghèo nàn, xơ xác, hẻo lánh. Vào ngày chợ phiên, hai đứa bé không bán được gì.
Cuộc sống của người dân phố huyện nghèo khó buồn tẻ, héo hắt với nh ững con người lam lũ s ống
trong bế tắc, quẩn quanh trong cái nghèo túng. Thế nhưng họ không lụi tàn. Thạch Lam v ẫn để cho
họ một niềm hy vọng: hằng ngày họ đều chờ đợi tàu chạy qua phố huyện. Con tàu như con thoi ánh
sáng, mang lại ánh sáng làm cho phố huyện sáng rực lên dù chỉ một ít. Đem l ại cho ph ố huy ện một
sức sống mới. Âm thanh, tiếng cười nói của hành khách mang đến cho phố huyện m ột chút náo
nhiệt.
Chiều xuống, "mắt Liên ngập đầy dần bóng tối" thể hiện tâm trạng buồn nhưng không hiểu. Cảnh
chiều tàn và cuộc sống tối tăm của người dân phố huyện đã gợi lên một nỗi buồn thấm thía trong
lòng Liên. Liên nhìn lũ trẻ nghèo bới rác, nhặt nhạnh mà động lòng thương, thế nh ưng chính chị
cũng không có tiền để giúp cho chúng. Liên xót xa trước cảnh nghèo, chính cái nghèo đã c ướp đi
một phần tuổi thơ của Liên. Liên chán ngán trước cuộc sống hiện thực. Tâm trạng mu ốn trốn tránh,
muốn quên đi hiện thực.
Tác giả mô tả chân dung cuộc sống thật đáng thương của hai chị em, qua đó cho ta thấy niềm vui
và khát khao cuộc sống của hai chị em vẫn chưa hoàn toàn dập tắt, vẫn còn t ồn tại dù chỉ nh ỏ nhoi.
Tàu sắp đến, dường như ai cũng tỉnh hẳn dậy. Liên cũng dắt em đứng dậy để nhìn cho rõ. Tàu l ướt
qua, chỉ thấy cái "toa đèn sáng trưng, những toa hạng trên sang trọng lố nhố ng ười, đồng và kền l ấp
lánh". Rồi tàu lại đi vào đêm tối, cho đến khi "chiếc đèn xanh ở toa sau cùng xa mãi rồi khuất sau
rặng tre". Tàu đến với ánh sáng, tiếng ồn, tàu đi với chiếc đèn đuôi khuất dần. V ới chị em Liên, đó
vừa là ký ức vui tươi vừa là ước vọng mơ hồ mà đẹp đẽ như trong truyện cổ tích, nhưng chẳng
khác gì một ảo ảnh, vụt sáng rồi chợt qua ngay, xa dần, nhỏ dần, tắt dần như một sự nuối tiếc. Ấy là
vì chị em Liên đã biết qua một chút cảnh sống bình thường nhưng có hạnh phúc. Còn đối v ới đám

người nghèo khổ kia thì đó chỉ là cảnh sống của một thế giới thần tiên, mơ hồ, xa l ạ nhưng đêm
đêm lại hiện ra như một giấc mộng đẹp, một ước mơ xa xôi chẳng bao giờ thành hiện thực, nhưng
vẫn có gì như một niềm an ủi chốc lát cho cảnh đời cơ cực của họ. Và chuyến tàu đêm vẫn là một
hình ảnh lạ lạ, vui vui, ít nhất cũng gây được một chút lãng quên cần thiết để họ đi vào giấc ngủ đầy
bóng tối nhưng yên bình. Thể hiện tâm trạng đợi tàu của chị em Liên, tác giả bày t ỏ niềm thông cảm
và xót thương với những kiếp người không bao giờ biết đến hạnh phúc và ánh sáng. S ống mòn m ỏi
trong cơ cực triền miên, số phận họ bị đè nặng bởi sự túng quẫn về vật chất, nghèo nàn về tinh
thần. Ước mơ của những con người ấy chẳng qua như một chuyến tàu đêm ngang qua phố huy ện
xơ xác ngập đầy bóng tối, vụt lóe lên rồi vụt biến mất vào bóng tối.


"Hai đứa trẻ" là truyện ngắn khá thành công của Thạch Lam. Với lời văn nhẹ nhàng, cảm xúc tinh t ế
và ngôn ngữ giàu hình ảnh, tác giả đã vẽ lên một bức tranh khá chân thật về cuộc sống của ng ười
dân ở một nơi phố huyện xa xôi, hẻo lánh. Qua đó tác giả cũng bộc lộ niềm cảm thông đau đớn và
chua xót đối với cuộc sống tối tăm và ước vọng mơ hồ của tuổi thơ và đó cũng chính là cuộc s ống
của tuổi thơ Việt Nam trong xã hội đen tối bấy giờ. Truyện cũng làm bật lên tinh nhân v ăn cao c ả
của nhà văn Thạch Lam.
Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn xuất sắc nhất của nhà văn Tô Hoài trong giai đọan sáng tác sau
Cách mạng tháng Tám năm 1945. Nội dung kể về cuộc đời đầy biến cố của đôi vợ chồng trẻ người
Mông là Mị và A Phủ trong chế độ thực dân, phong kiến.
Nhân vật Mị là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc có ý nghĩa khái quát cao, tiêu bi ểu cho cuộc s ống
đau khổ, tủi nhục và quá trình vùng lên tự giải phóng của đổng bào miền núi Tây B ắc. Đo ạn văn
miêu tả diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm xuân với những tình tiết chân thực và cảm động đã
thể hiện sức sống mãnh liệt cùng khao khát tình yêu cháy bỏng của Mị – ng ười con gái xinh đẹp mà
bất hạnh.
Mị mồ côi mẹ, ở với cha già. Vì đẹp người đẹp nết nên Mị được nhiều chàng trai trong vùng để mắt
tới. Tương lai của cô lẽ ra sẽ tốt lành, yên ấm, nhưng chì vì món nợ truyền đời của cha mẹ mà Mị bị
bắt về làm con dầu trừ nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Tuổi xuân của Mị đã bị A Sử, gã con trai x ấc
xược và hung bạo tước đoạt, giày xéo.
Quãng đời Mị sống trong nhà thống lí là chuỗi dài những đọa đày, tủi nhục. Tuy danh nghĩa là con

dâu nhà quan lớn nhưng thực chất Mị chỉ là đầy tớ, nô lệ, bị coi rẻ hơn cả con trâu, con ng ựa. Đau
khổ, cực nhục đã cướp mất tuổi xuân của Mị, biến cô thành kẻ nhẫn nhịn và cam chịu. Lúc m ới bị
bắt về, Mị phản ứng quyết liệt, định ăn lá ngón tự tử, nhưng rồi thương xót cha già, Mị không đành
lòng chết. Đời Mị cứ thế lặng lẽ trôi đi. Cuộc sống không còn ý nghĩa. Cô sống mà như đã ch ết. Đau
khổ triền miên đã làm cho Mị hóa thờ ơ, lạnh lùng. Mọi cảm xúc trong cô dường nh ư đã chai lì. Tuy
nhiên, khát vọng sống trong Mị chưa hoàn toàn lụi tắt. Trong Mị luôn tồn tại hai con người tưởng
chừng đối lập: Con người bên ngoài lạnh lùng vô cảm và con ng ười bên trong có sức s ống âm th ầm
nhưng mãnh liệt.
Tác giả lấy khung cảnh mùa xuân, đêm xuân làm nền cho diễn biến tâm trạng của Mị. Mùa xuân,
đất trời tưng bừng màu sắc, rộn rã âm thanh, rất gần gũi với quãng đời hồn nhiên, vui vẻ ngày trước
của Mị: Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho. Tr ẻ
con đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều canh nương để sưởi lửa. Ở Hồng Ngài ng ười ta
thành lệ cứ ăn Tết khi gặt hái vừa xong, không kể ngày, tháng nào. Ăn Tết như th ế cho kịp lúc mưa
xuân xuống thì đi vỡ nương mới. Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng,
gió vã rét rất dữ dội. Nhưng trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra ph ơi trên m ỏm
đá xòe như con bướm sặc sỡ... Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài
đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi.
Đoạn văn tả cảnh mùa xuân trên vùng núi cao Tây Bắc với những hình ảnh đặc sắc sinh động và
đầy sức sống. Màu sắc sặc sỡ của những chiếc váy hoa của các cô gái phơi trên các m ỏm đá báo
hiệu Tết đã đến gần. Tiếng cười ầm của đám trẻ con chơi quay trên sân chơi trước nhà. Tiếng sáo
thổi réo rắt rủ bạn tình đi chơi. Tiếng chó sủa xa xa... Những đêm tình mùa xuân đã tới.
Sức sống tưng bừng của vạn vật mùa xuân đã làm cho tâm hồn Mị hồi sinh. Tâm trạng Mị lúc này
pha trộn giữa nhiều cung bậc cảm xúc: vui sướng và đau khổ, tủi nhục đến mức muốn ch ết và khao
khát sống. Những cảm xúc ấy đang trỗi dậy, cuộn xoáy, trào dâng trong lòng Mị.
Trong lúc trai gái và lũ trẻ con tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi khèn trên sân ch ơi đầu b ản
thì Mị thiết tha bồi hồi khi nghe tiếng sáo gọi bạn tình từ đầu núi vọng lại. Mị nhẩm thầm bài hát
quen thuộc mà thời con gái cô hay hát:


Mày có con trai con gái rồi

Mày đi làm nương
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu.
Sau bao năm câm lặng trong đau khổ, có lẽ đây là lần đầu tiên người con dâu g ạt nợ khe khẽ c ất
tiếng hát thầm.
Cảnh vui xuân nhộn nhịp ở đầu bản và cảnh ăn Tết ồn ào trong nhà thống lí Pá Tra đã tác động
mạnh tới tâm hồn Mị, khiến cô nhớ lại thời con gái chưa xa. Lúc đầu, Mị hành động theo thói quen
một cách vô thức: Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực t ừng bát. Mị uống
rượu mà như uống nỗi tủi hận, cay đắng vào lòng, hay là Mị cố tình uống thế cho thật say để quên
đi nỗi khổ? Tuy nhiên, hành động ấy thể hiện một sự chuyển biến khác thường đang di ễn ra trong
tâm trạng người con gái đáng thương.
Bi kịch bắt đầu khi ý thức về bản thân của Mị đang trỗi dậy. Mị say rượu lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi
người nhảy đồng, người hát Men rượu đánh thức nỗi nhớ về phần đời đã qua: Mị đang sống về
ngày trước. Tiếng sáo gọi bạn tình văng vẳng bên tai Mị. Đấy là tiếng sáo của tình yêu r ạo r ực, của
tuổi thanh xuân căng đầy sức sống. Dường như lúc này, Mị không còn là con dâu gạt n ợ nhà thống
lí Pa Tra nữa mà là cô gái xinh đẹp đang uống rượu bên bếp lửa và thổi sáo: Mị u ốn chi ếc lá trên
môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Bao kỉ niệm đẹp thời con gái sống dậy trong lòng Mị: Mị th ổi sáo
giỏi... có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị. Hồi t ưởng về mùa xuân t ươi
đẹp thời con gái, điều đó cho thấy con người thật của Mị đang hồi sinh. Khát vọng sống như ngọn
lửa đang bừng cháy trong tâm hồn Mị.
Diễn biến tâm trạng Mị rất phức tạp: Cô đang bị giằng xé bởi mâu thuẫn giữa thân ph ận tù túng của
người con dâu gạt nợ và mong muốn được tự do đi chơi Tết của cô gái đang khao khát tự do và
tình yêu. Liệu Mị có dám cắt đứt sợi dây oan nghiệt đang thít chặt lấy số phận mình để đến v ới
những cuộc chơi vui vẻ, với tiếng sáo gọi bạn tình réo rắt du dương?!
Mải mê chìm đắm trong quá Khứ nên Mị tạm quên hiện tại: Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi
chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau, Mị m ới đứng dậy, nhưng
Mị không bước ra đường chơi Mị từ từ bước vào buồng. Tâm trạng Mị phơi phới tr ở lại, trong lòng
đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị nhận ra rằng mình vẫn còn trẻ, Mị muốn đi
chơi.
Khát vọng sống như ngọn lửa bừng cháy trong lòng khiến Mị càng thêm một ph ẫn uất trước tình

cảnh tủi nhục của mình. Bao nhiêu người có chồng mà vẫn đi chơi ngày Tết đấy thôi. A Sử v ới Mị
không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau. Mị muốn ăn lá ngón cho ch ết ngay, chứ không
buồn nhớ lại nữa. Uất ức, nước mắt Mị ứa ra. Tiếng sáo gọi bạn vẫn lửng lơ bay ngoài đường:
Anh ném pao, em không bắt,
Em không yêu, quả pao rơi rồi...
Mị muốn quên thời con gái ngày trước mà không sao quên được. Tiếng sáo cứ lửng l ơ trong đầu
khiến cho Mị thiết tha bồi hồi.
Khi A Sử bất ngờ vào buồng để thay áo mới, tiếp tục đi rình bắt thêm con gái nhà người ta đem về
làm vợ; Mị lặng lẽ, thản nhiên xắn thêm miếng mỡ bỏ vào đĩa đèn cho sáng, quấn lại tóc, v ới tay l ấy
cái váy hoa, rút thêm cái áo. A Sử nhìn Mị, Mị không thèm nói một l ời. Những hành động "n ổi lo ạn"
diễn ra trong khi tiếng sáo đang rập rờn trong đầu Mị. Tiếng sáo gọi bạn tình nh ư đem đến cho Mị
một sức mạnh mới, khơi gợi khao khát yêu đương và hạnh phúc. Khi với tay l ấy váy hoa... là Mị đã
thực sự sống lại thời con gái với bao ước mơ tươi đẹp.
Mị đã bừng tỉnh; quá khứ, hiện tại đan xen trong tâm hồn Mị. Hiện tại thì tăm tối, ngột ng ạt, mà tiếng
sáo gọi bạn vẫn lơ lửng bay ngoài đường, đánh thức quá khứ đẹp đẽ chưa xa.


Những hành động khác thường của Mị đã bị A Sử trấn áp phũ phàng. Sau câu hỏi ngạc nhiên và
giận dữ: Mày muốn đi chơi à?, A sử trói Mị bằng cả một thúng sợi đay, quấn tóc lên cột làm cho Mị
không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Không có một dòng nào miêu tả thái độ ph ản kháng của
Mị. Suốt từ đầu đến cuối, Mị chỉ im lặng, âm thầm cam chịu. Tuy vậy, ẩn chứa bên trong lại là một
cô Mị hoàn toàn khác, một cô Mị đang say mê sống với những kỉ niệm tình yêu. A Sử chỉ trói bu ộc
được thể xác chứ không thể trói buộc được tâm hồn Mị.
Miêu tả diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân, Tô Hoài d ường nh ư đã
nhập thân vào nhân vật. Trong bóng tối, Mị đứng im lặng như không biết mình đang bị trói. H ơi rượu
nồng nàn nâng đỡ tâm hồn Mị. Tai Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những
đảm chơi. Tuy Mị chưa giải thoát được thể xác nhưng Mị đã giải thoát được tâm hồn: Lòng Mị bồi
hồi theo tiếng sáo: Em không yêu, quả pao rơi rồi, Em yêu người nào, em bắt pao nào... Nh ững v ết
dây trói đau nhức đưa Mị trở về với thực tại đau đớn, khổ nhục. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân
đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách...

Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.
Mị đang sống với con người bên trong của mình: Chừng đã khuya... Mị nín khóc, Mị lại b ồi hồi nh ớ
đến thời điểm trai bản đến bên vách làm hiệu, rủ người yêu dỡ vách ra rừng chơi. Lúc này, thực tại
và quá khứ cứ đan xen vào nhau, giằng xé tâm hồn Mị. Càng nhớ tới kỉ ni ệm cũ, Mị càng xót xa,
đau khổ, phẫn uất trước thực tại phũ phàng : Cả đêm ấy Mị phải trói đứng như thế. Lúc thì khắp
người bị dây trói thít lại, đau nhức. Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ. Hơi rượu t ỏa. Tiếng sáo. Tiếng
chó sủa xa xa. Mị lúc mê, lúc tĩnh. Cho tới khi trời tang tảng rồi không biết sáng từ bao gi ờ.
Mị bàng hoàng tỉnh... Không một tiếng động. Mị thương những người đàn bà khốn khổ sa vào nhà
quan... Đời người đàn bà lấy chồng nhà giàu ở Hồng Ngài thì một đời con người chỉ bi ết đi theo
đuôi con ngựa của chồng. Mị chợt nhớ lại câu chuyện người ta vẫn kể: Đời trước, ở nhà thống lí Pá
Tra có một người trói vợ trong nhà ba ngày rồi đi chơi, khi về nhìn đến thì vợ chết rồi. Nh ớ thế, Mị
sợ quá, Mị cựa quậy, xem mình còn sống hay chết, cổ tay, đầu, bắp chân bị dây trói si ết l ại, đau d ứt
từng mảnh thịt.
Như thế là cuộc trỗi dậy lần thứ nhất của Mị không thành. Mị không thể thoát khỏi địa ngục trần gian
là nhà bố con tên thống lí, nhưng Mị không còn là con ngựa, con rùa lùi lũi nuôi trong xó cửa n ữa.
Mị đã sống lại những thời khắc của tuổi thanh xuân tươi trẻ và tự do. Cuộc tr ỗi dậy ấy như m ột đợt
sóng dâng lên rồi nhanh chóng tan ra, dù chưa làm thay đổi cu ộc đời Mị nh ưng nh ững đợt sóng
ngầm của cảm xúc đến lúc nào đó sẽ tuôn trào mãnh liệt mà bằng chứng là hành động Mị liều lĩnh
cởi trói cứu A Phủ và cùng anh trốn khỏi Hồng Ngài.
Ở đoạn văn này, tác giả miêu tả hành động của Mị rất ít, nhưng người đọc vẫn bị cuốn hút bởi một
con người đang từ cõi âm u mơ hồ trỗi dậy, có một sức sống tiềm tàng mà không một thế lực tàn ác
nào vùi dập được. Không gian, thời gian, giọng kể chuyện của tác giả đều phù hợp với diễn biến
phức tạp của tâm trạng Mị. Tô Hoài đã dẫn dắt người đọc dõi theo tâm trạng ấy, khi thiết tha bồi hồi,
khi nghẹn ngào xót xa! Đoạn văn miêu tả tâm trạng Mị trong đêm xuân thấm đẫm tính nhân văn, góp
phần tô đậm tính cách nhân vật Mị; thể hiện một cách chân thật và cảm động giá trị hi ện thực và
tinh thần nhân đạo của truyện ngắn Vợ chổng A Phủ.


SO SÁNH VẺ ĐẸP KHUẤT LẤP VỢ NHẶT –
NGƯỜI ĐÀN BÀ HÀNG CHÀI

Ai đó đã từng nói “ Tác phẩm nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là sự tôn vinh con
người qua những hình thức nghệ thuật độc đáo”. Phải chăng vì vậy mà ta có thể bắt gặp
nhiều nghệ sĩ có phong cách hoàn toàn khác nhau trên cùng một giao lộ của hành trình
kiếm tìm và khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người. Kim Lân với truyện ngắn “Vợ nhặt” và
Nguyễn Minh Châu với tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” là một trường hợp như vậy.
Nếu như với khả năng viết rất hay về nông thôn và cuộc sống của người dân quê, Kim
Lân xây dựng thành công nhân vật người vợ nhặt qua tình huống truyện độc đáo thì với
phong cách truyện đậm chất tự sự-triết lí, Nguyễn Minh Châu đã khám phá ra những
nghịch lí trong cuộc sống của người đàn bà hang chài. Qua cả hai tác phẩm, các tác giả
đều cho ta thấy được vẻ đẹp khuất lấp của người phụ nữ Việt Nam trong những hoàn
cảnh khó khăn.
Có thể nói, trong truyện ngắn "Vợ nhặt", nhân vật người vợ nhặt tuy không phải là nhân
vật chính nhưng vẫn là một trong ba nhân vật quan trọng của tác phẩm.Tuy là một con
người vô danh nhưng nhà văn đã xây dựng cho nhân vật của mình một cá tính đậm nét.
Được khắc họa sống động theo lối đối lập giữa bên trong và bên ngoài, ban đầu và về
sau, người vợ nhặt hiện lên với đầy đủ những phẩm chất của con người bình dị trong
nạn đói thê thảm Từ một cô con gái “ngồi vêu ra ở cửa nhà kho” chao chát, chỏn lỏn đến
một nàng dâu hiền hậu, đảm đang, đúng mực là một hành trình đầy bất ngờ với bao
biến động trong cuộc đời nhân vật. Nhà văn đã chọn được tình huống truyện thật độc
đáo để nhân vật tự bộc lộ giá trị của mình.
Ở đầu tác phẩm, những vẻ đẹp của người vợ nhặt bị che khuất bởi những con số không
tròn trĩnh: không quê quán, không nghề nghiệp, không cả một cái tên, không nhan sắc,
không lòng tự trọng. Cuộc sống đói khổ càng tô đậm sự xấu xí của thị: “áo quần tả tơi
như tổ đỉa”, người “gầy sọp”, “trên cái khuôn mặt xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”. Khi
nghe tiếng hò của Tràng, thị “lon ton chạy theo” đẩy xe thóc cùng, hôm sau lại “sầm sập
chạy đến”, “cong cớn” đứng trước mặt anh ta để đòi “nợ” rồi “cắm đầu ăn liền một chặp
bốn bát bánh đúc”. Giữa sự lựa chọn nghiệt ngã: hoặc chết đói để giữ sĩ diện hoặc bỏ
lòng tự trọng sang một bên để bám víu lấy sự sống, thị đã chọn cách thứ hai.
Song, qua tiến trình của câu chuyện, con người thực sự của nhân vật người vợ nhặt dần
hiện ra dưới ngòi bút truyện tài hoa của Kim Lân. Thị “rón rén, e thẹn, đầu cúi xuống,

chân bước díu vào nhau” khi đi qua xóm ngụ cư, trên đường về nhà Tràng. Ở đây, ta chỉ
thấy một cô gái hiền hậu, biết ý tứ và ngượng ngùng một cách thật dễ thương chứ
không còn cái “cong cớn” vô duyên lúc trước. Buổi sang sau khi về làm vợ Tràng, thị dậy
sớm, quét tước, dọn dẹp, nấu cơm và cư xử, nói năng đúng mực khiến ngay cả Tràng
cũng ngạc nhiên vì sự thay đổi ấy. Thị đã trở thành người vợ đảm, người con dâu đảm
đang biết lo toan việc nhà. Phải chăng đây mới chính là bản chất tốt đẹp của con người
vợ nhặt? Ngay cả trong chi tiết theo không Tràng về làm vợ của thị, nếu xét kĩ, ta sẽ
thấy hành động ấy thực chất xuất phát từ khao khát tình yêu, hạnh phúc và tổ ấm gia


đình cháy bỏng của những người nông dân bình dị. Tóm lại, với nghệ thuật miêu tả tâm
lí nhân vật tinh tế, Kim Lân đã xây dựng thành công nhân vật người vợ nhặt với những
vẻ đẹp tâm hồn đáng được trân trọng và ngợi ca.
Bên cạnh người “vợ nhặt”, nhân vật người đàn bà hàng chài trong “CTNX” cũng để lại ấn
tượng sâu sắc. Là nhân vật chính, nhân vật này có vai trò vô cùng quan trọng đối với
việc thể hiện giá trị tư tưởng của tác phẩm. Nguyễn Minh Châu đã khắc họa nhân vật
khá sắc nét bằng bút pháp hiện thực theo lối tương phản giữa bên ngoài và bên trong,
giữa than phận và phẩm chất. Xuất hiện trong tình huống đầy nghịch lí dưới khám khá
của nhân vật Phùng, nhân vât người đàn bà hang chài hiện lên với những vẻ đẹp khuất
lấp khiến ta xót xa, lo âu và không khỏi trăn trở.
Xuất hiện trước mắt độc giả , người đàn bà hang chài hiện lên với ngoại hình xấu xí, thô
kệch: than hình cao lơn, “khuôn mặt mệt mỏi”, “tái ngắt”, “tấm lưng áo bạc phếch, rách
rưới”. Cuộc sống của chị là một chuỗi những tháng ngày vừa lao động vất vả, vừa phải
chịu đòn roi của chồng: “ ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”. Độc giả có
thể thông cảm với hoàn cảnh bất hạnh nhưng rất dễ bất bình với sự nhẫn nhục, cam
chịu quá đáng của nhân vật khi im lặng chấp nhận trở thành nạn nhân của bạo lực gia
đình.
Nhưng phía sau ngoại hình xấu xí và sự nhẫn nhục ấy là cả một tấm lòng vị tha, độ
lượng, đức hi sinh cao cả và sự cứng cỏi, can đảm hiếm có của người phụ nữ. Chị chấp
nhận cuộc sống ấy bởi lẽ chị yêu thương các con, sẵn sàng hi sinh tất cả để bảo vệ tổ

ấm gia đình. Đối với chị thì “đàn bà ở thuyền phải sống cho con chứ không thể sống cho
mình”. Và dù bị đánh đập, hành hạ bao nhiêu thì người đàn bà ấy vẫn cảm thông với
những khó khăn của chồng, vẫn cứ chắt chiu từng giây phút hạnh phúc trong cuộc sống.
Phía sau sự thất học, quê mùa, người đàn bà hang chài vẫn là người phụ nữ sâu sắc và
thấu hiểu lẽ đời. Lí lẽ của chị là lí lẽ của con người từng trải bao song gió, khó khăn,
không chỉ khiến chánh án Đẩu, nhiếp ảnh gia Phùng mà còn khiến tất cả chúng ta phải
ngạc nhiên, cảm phục.
Có thể thấy, cả hai nhân vật đều là những thân phận nhỏ bé, là nạn nhân của hoàn cảnh
nhưng vẫn giữ được những phẩm chất tốt đẹp, lương thiện. Vẻ đẹp ấy, trong những lam
lũ của đời thường, trong những khoảnh khắc khó khăn của cuộc sống có thể bị che lấp đi
nhưng không bao giờ biến mất. Cả Kim Lân và Nguyễn Minh Châu đều thành công ở
điểm này, khi miêu tả nhân vật bằng những chi tiết chân thực vô cùng, vừa làm toát lên
số phận đau khổ, cảnh sống khốn cùng của họ, vừa khám phá ra vẻ đẹp khuất lấp bên
trong những con người ấy.
Tuy nhiên, giữa hai nhân vật cũng có nhiều điểm khác biệt. Vẻ đẹp của người vợ nhặt
được khắc họa qua những phẩm chất của một nàng dâu mới, hiện lên qua các chi tiết
đầy dư vị hóm hỉnh trong nạn đói thê thảm. Thị như một luồng gió mới "lạ lùng và tươi
mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối" của những người dân xóm ngụ cư cũng như
gia đình Tràng. Trong khi đó, vẻ đẹp của người đàn bà hàng chài dưới ngòi bút của
Nguyễn Minh Châu lại là phẩm chất của người mẹ nặng gánh mưu sinh, hiện lên qua các
chi tiết đầy kịch tính trong tình trạng bạo lực gia đình. Nhân vật này không khỏi khiến ta
băn khoăn, trăn trở về cách nhìn nhận con người cũng như mối quan hệ giữa nghệ thuật
và hiện thực cuộc sống. Sở dĩ có sự khác biệt ấy là do phong cách nghệ thuật và thời


điểm sáng tác của hai nhà văn. Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt được đặt trong quá
trình phát triển biến đổi từ thấp đến cao, mang cảm hứng lãng mạn, tiêu biểu cho văn
học thời kì kháng chiến. Trong khi đó nhân vật người đàn bà hàng chài lại tĩnh tại, bất
biến như một hiện thực nhức nhối đang tồn tại. Nhân vật này thể hiện rõ cảm hứng thế
sự-đời tư trong ngòi bút truyện của Nguyễn Minh Châu sau 1975.

Tóm lại, người vợ nhặt và người đàn bà hàng chài là hai nhân vật được xây dựng rất
thành công của Kim Lân và Nguyễn Minh Châu. Tuy có nhiều điểm khác nhau trong
phong cách nhưng với tinh thần nhân đạo cao cả, hai nhà văn đều khám phá và nâng
niu trân trọng những vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Qua hai tác
phẩm, các tác giả còn cho chúng ta thêm tin tưởng vào sự bất diệt của những phẩm
chất tốt đẹp trong con người dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Với tất cả giá trị về nội dung và
nghệ thuật ấy, chắc chắn cả hai nhân vật cũng như tên tuổi của Kim Lân và Nguyễn
Minh châu sẽ có sức sống lâu dài trong kho tàng văn học dân tộc.

SO SÁNH TRÀNG –NGƯỜI CHỒNG ( CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA)
Văn chương chân chính là văn chương vì con người, phục vụ con người, văn ch ương ấy: “là th ứ khí
giới thanh cao và đắc lực để tố cáo một xã hội giả dối và tàn ác làm cho lòng ng ười thêm thanh
sạch” (Thạch Lam). Hành trình dài rộng của văn học cũng chính là hành trình mi ệt mài của người
nghệ sĩ đấu tranh với cái xấu cái ác để tôn vinh cái đẹp, cái thanh sạch, cái cao thượng. Kim Lân
với Vợ nhặt, Nguyễn Minh Châu với Chiếc thuyền ngoài xa là những nhà văn chân chính đã nói lên
tiếng nói nhân đạo của mình trong việc lên án cái ác cái xấu và ng ợi ca cái đẹp qua nh ững hình
tượng nghệ thuật sống động: Tràng và lão đàn ông hàng chài.
II. THÂN BÀI
1. Khái quát
– Giới thiệu tác giả Kim Lân, xuất xứ tác phẩm Vợ nhặt (Nếu mở bài như mở bài 1 thì các em gi ới
thiệu từ A đến Z về Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt. Nếu mở bài như mở bài 2 thì không giới thiệu
nữa mà chủ yếu nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm “Vợ nhặt” và tình huống truyện độc đáo)
2. Nội dung chính
2.1. Cảm nhận vẻ đẹp nhân vật Tràng
2.1.1. Kim Lân miêu tả nhân vật Tràng qua vài nét khắc hoạ nhưng nhân v ật hiện lên sống động, ấn
tượng. Tuy vẻ ngoài của người lao động ấy nổi bật vẻ nghèo khổ, xấu xí, thô kệch nh ưng bên trong
con người ấy lại là tấm lòng nhân hậu, rất tốt bụng và cởi mở, sẵn lòng cưu mang người đồng c ảnh
ngộ.
– Phân tích làm rõ luận điểm trên.
2.1.2. Phía sau con người thô kệch, tính cách có phần dở hơi, chỉ thích đùa với trẻ con, Tràng lại là

người đàn ông có khát khao hạnh phúc mãnh liệt và biết chăm lo, vun vén cho hạnh phúc c ủa chính
mình.


– Phân tích làm rõ luận điểm trên.
2.1.3. Tràng không còn thô kêch,
̣
vung
̣ về nữa mà tr ở thành người có ý th ức xây d ựng hạnh phúc
gia đình. Điều đó thể hiện rõ ở tâm trạng của anh vào sáng hôm sau:
– Phân tích làm rõ luận điểm trên.
* Vài nét nghệ thuật xây dựng nhân vật:
Tình huống truyện độc đáo.
Kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn, dựng cảnh sinh động, có nhiều chi tiết đặc sắc.
Ngôn ngữ đối thoại hấp dẫn phù hợp với tính cách nhân vật.
Tóm lại, nhà văn đã rất thành công trong việc xây dựng nhân vật Tràng, một thanh niên nghèo
nhưng có lòng nhân hậu, có khát vọng hạnh phúc, có ý thức xây d ựng hạnh phúc gia đình. Qua câu
chuyện của nhân vật Tràng, tác giả vừa phản ánh, tố cáo hiện thực về nạn đói, vừa phát hiện và
khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người lao động nghèo. Có thể nói, câu chuyện của nhân vật
Tràng đem đến cho người đọc một cảm nhận xót xa nhưng đồng thời nó đem lại một niềm tin về
con người trong hoàn cảnh thử thách của cuộc sống.
2.2. Liên hệ hình ảnh người đàn ông hàng chài
Chuyển đoạn như sau: Bên cạnh việc phát hiện khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của con
người, văn chương cũng cần phải chỉ ra, lên án cái ác, cái xấu. B ởi vì trong muôn mặt của đời s ống
cái ác cái xấu luôn song hành tồn tại cùng với cái đẹp, cái cao thượng. Sứ mệnh của nhà văn không
chỉ dùng ngòi bút và tư tưởng của mình để vinh danh cái đẹp mà còn có trách nhi ệm đưa ra ánh
sáng những mặt trái của cuộc đời để góp phần cải tạo xã hội. Với ý nghĩa ấy, Kim Lân và Nguyễn
Minh Châu đã góp phần không nhỏ khi mang đến cho người đọc những hình tượng nhân vật sống
động tiêu biểu cho cái đẹp và cái xấu, cái ác. Nếu trước đó, người đọc cảm động trước nhân vật
Tràng hiện lên thật đẹp đẽ, nhân hậu; người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa) “l ấp lánh v ẻ

đẹp hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”. Thì hình ảnh người đàn ông thuyền chài l ại
là mặt tối của cuộc đời với nhiều góc khuất.
2.2.1 Giới thiệu vài nét về Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn “Chiếc thuy ền ngoài xa”
Nguyễn Minh Châu là “vị khai quốc công thần của triều đại văn học mới” – “người mở đường tinh
anh và tài năng” (Nguyên Ngọc). Sáng tác của ông từ cảm hứng sử thi lãng mạn quen thuộc tr ước
năm 1975 đã chuyển thành cảm hứng thế sự, đời tư mang đậm chất triết lí nhân sinh trong giai
đoạn văn học mới. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” là sáng tác thuộc giai đoạn th ứ hai của nhà
văn.
Truyện ngắn lúc đầu được in trong tập “Bến quê”, sau được nhà văn lấy làm tên chung cho m ột t ập
truyện ngắn (in năm 1987). Truyện in đậm phong cách tự sự – triết lí của Nguyễn Minh Châu, r ất
tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác sau 1975.
2.2.2. Liên hệ những điểm giống nhau giữa Tràng và người đàn ông hàng chài
– Họ đều là những người đàn ông có vẻ ngoài kém hấp dẫn. Người đàn ông hàng chài được nhà
văn miêu tả: mái tóc tổ quạ, chân đi chữ bát, lông mày rậm cháy nắng, đôi mắt đầy vẻ độc dữ, lưng


rộng và cong như một chiếc thuyền, trông lão như một con gấu đang đi tìm ngu ồn nước.
– Họ đều là nạn nhân của hoàn cảnh đói nghèo: lão đàn ông và gia đình ở trên m ột chi ếc thuyền
lưới vó, thuyền chật, con đông; cuộc sống đói nghèo, lam lũ, nhiều lần biển động gia đình phải ăn
xương rồng luộc chấm muối.
– Họ đều là những người đàn ông có bản chất tốt đẹp: Tràng là một người nông dân hiền lành,
nhân hậu; lão đàn ông hàng chài thì xưa kia là một thanh niên hiền lành ch ẳng bao gi ờ đánh đập v ợ
con, hắn từng trốn đi lính cho ngụy, chấp nhận túng quẫn, đói nghèo chứ không cầm súng b ắn vào
đồng bào mình. Lão đàn ông ấy cũng không uống rượu, hút thuốc. Vậy phải chăng đó là m ẫu đàn
ông lý tưởng?
2.2.3. Điểm khác nhau giữa Tràng và người đàn ông hàng chài:
– Họ đều là nạn nhân của hoàn cảnh đói nghèo nhưng trong khi Tràng vẫn giữ được bản ch ất tốt
đẹp thì lão đàn ông lại bị hoàn cảnh làm cho tha hóa.
(Phân tích làm rõ)
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

– Xây dựng tình huống truyện mang tính nhận thức, khám phá.
– Kể chuyện sinh động, khách quan; ngôn ngữ chọn lọc, tinh tế
– Người đàn ông thuyền chài được tác giả đặt vào trong những tình huống và góc nhìn của các
nhân vật khác như Phùng, Đẩu, người đàn bà hàng chài, thằng Phác…Nhờ vậy, mà nhân vật này
dù chỉ xuất hiện “thoáng qua” nhưng diện mạo, ngôn ngữ, hành động, tính cách cục cằn, tàn nh ẫn
của hắn được bộc lộ một cách toàn diện, rõ nét và khách quan như chính chúng ta cũng th ường b ắt
gặp đâu đó hình ảnh này trong cuộc sống.
3. Đánh giá chung
“Cuộc sống còn tuyệt vời biết bao trong thực tế và trên trang sách. Nh ưng cuộc s ống cũng bi thảm
biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu buồn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt n ước mắt ở đời”
(Nguyễn Văn Thạc). Quả đúng như vậy, cuộc sống quanh ta nhiều bi thảm, cái đẹp luôn song hành
và trộn lẫn niềm sầu buồn; trong nên thơ vẫn còn đâu đó là nước mắt. Đọc Vợ nhặt của Kim Lân ta
đã khóc vì một tấm lòng đôn hậu với tình người lấp lánh trên mỗi câu văn. Đọc Chiếc thuyền ngoài
xa của Nguyễn Minh Châu ta không khỏi xa xót vì vẻ ngoài chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong m ơ
lại chứa đựng bên trong một bi kịch gia đình mà lão đàn ông là nguồn cơn của tình trạng bạo l ực gia
đình. Tấm lòng cao cả của Kim Lân và Nguyễn Minh Châu đã góp phần soi rọi lên văn chương dân
tộc những hình tượng nghệ thuật độc đáo để chúng ta không chỉ khóc vì cái đẹp mà còn biết căm
giận cái xấu, cái ác, cái bất lương, để từ đó đấu tranh loại bỏ cái ác, cái xấu, cái đê hèn ra kh ỏi cuộc
đời và làm cuộc sống thanh sạch hơn.
III. KẾT BÀI
“Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát v ọng khôi


phục và bảo vệ những cái tốt đẹp” (Ai – ma – tôp). Với ý nghĩa đó, Kim Lân và Nguy ễn Minh Châu
xứng đáng là những cây đại thụ của nền văn học nước nhà.

SO SÁNH A SỬ - NGƯỜI
CHỒNG(CTNX)
1. Mở bài
Trong truyện Nguyễn Du viết: “ Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Nỗi niềm ấy đâu phải chỉ riêng

Nguyễn Du, đâu chỉ riêng Truyện Kiều mà là mối quan tâm thường trực của những người ngh ệ sĩ
chân chính của những tác phầm văn chương chân chính. Bởi văn học sẽ không là cái gì cả nếu như
nó không vì con người. Người nghệ sĩ đích thực bao giờ cùng là nhà nhân đạo từ trong cốt truyện.
Họ mang mối quan tâm thường trực vì người cho nên họ xem việc lên án cái xấu cái ác là nghĩa vụ
của người cầm bút. Tô Hoài với Vợ chồng A Phủ, Nguyễn Minh Châu với Chi ếc thuyền ngoài xa đã
đạt tới điều đó
2. Thân bài
Văn chương chân chính là văn chương vì người, phục vụ người, văn chương ấy: “ra đời trong
những buồn vui của loài người và sẽ ở lại với loài người cho đến ngày tận thế” Nói nh ư Hoài Thanh
trong thi nhân Việt Nam. Văn chương ấy phải mang giá trị nhân đạo sâu sắc b ởi nhà v ăn cũng chính
là nhà nhân đạo. Những cây bút chân chính bao giờ cũng sáng tác dưới ánh sáng của tình c ảm
nhân đạo ấy. Thạch Lam từng giãi bày: “Đối với tôi, văn chương không phải là maang đến sự thoát
ly hay sự quên. Nó là thứ khí giới thanh cao và đắc lực để tố cáo một xã hội gi ả dối và tàn ác làm
cho lòng người thêm xanh sạch”. Còn Nam Cao lại đưa ra quan điểm m ột tác ph ẩm văn h ọc có giá
trị: “phải vượt lên mọi bờ cõi và giới hạn, nó ca ngợi tình thương, bác ái, sự công bình. Nó làm cho
người gần người hơn”
Bên cạnh việc phát hiện khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người, văn chương cần ph ải chỉ
ra, lên án cái ác, cái xấu. Bởi vì trong sự muôn mặt của đời sống cái ác cái x ấu là điều mà dẫu
chúng ta không thích nó vẫn luôn tồn tại.
Hành trình rộng dài của văn học cũng chính là hành trình miệt mài của ng ười nghệ sĩ đấu tranh v ới
cái xấu cái ác. Tô Hoài với Vợ chồng A Phủ, Nguyễn Minh Châu với Chiếc thuyền ngoài xa là nh ững
nhà văn chân chính đã nói lên tiếng nhân đạo của mình trong việc lên án cái ác cái xấu qua nh ững
hình tượng nghệ thuật sống động: A Sử và lão đàn ông.
+ A Sử
A Sử là con đẻ của chế độ phong kiến chúa đất ở miền núi Tây Bắc. Quyền lực của kẻ thống trị n ơi
reo cao đã mang đến cho hắn vị thế của một thiên tử bởi điều đơn giản thống lý Pá Tra mang uy lực
của ông trời con “ nhà Pá Tra giàu, Tây lại cho muối về bán”. Đó chính là ấn tượng của dân Hà N ội
về gia đình thống lý cường quyền ắt sẽ dẫn đến tiền quyền. Dễ hiểu vì sao biết bao cô gái nhà lành
ở Hà Nội đã phải nuốt nước mắt làm sợ A Sử khi hắn bộc lộ ý định: “ cho tôi đứa con gái này, còn
tiền thì bố tôi bảo đã…rồi”. Mị người con gái xinh đẹp, hiếu thảo, cô tâm hồn mộng mơ, ấp ủ m ột



tình yêu đẹp đã bước chân về nhà thống lý Pá Tra trong cảnh ngộ ấy, khi mà cha mẹ Mị vay tiền
của nhà thống lý khi họ lấy nhau và cuộc hôn nhân của cô mới có thể xóa đi món nợ truyền kiếp ấy
mà thôi. Nhân danh người chồng, A Sử đã chà đạp cuộc đời Mị, biến Mị thành bông hoa ban tinh
khiết của núi rừng Tây Bắc thành con trâu con ngựa, con rùa lầm lũi trong xó cửa. Người đọc xót xa
biết bao trước cảnh Mị đang bồi hồi rạo rực chuẩn bị đi chơi xuân, bị A Sử trói đứng vào cột nhà
bằng thúng dây đay; A Sử dùng chân đạp vào mặt Mị để cô gã dúi mặt vào bếp l ửa.
Mang uy lực của kẻ thống trị, A Sử đã hủy diệt biết bao cuộc đời. Từ một chàng trai khỏe mạnh, tài
giỏi, chỉ vì không chấp nhận thói hung hăng của A Sử, A Phủ đã biến thành thân trâu ngựa cho nhà
thống lý. Cuộc đụng độ của trai làng đẫ mang đến cho A Phủ cái tội tày đình: “ Mày đánh con quan
làng lẽ ra mày phải chết nhưng làng tha cho mày được sống mà trả nợ”. Cuộc xử ki ện diễn ra ngay
tại nhà thống lý trong khói thuốc phiện đầy ma gái mà ở đó nguyên đơn cũng chính là quan tòa thì
làm gì có công lý. Kết cục là chàng trai vì một lẽ công bằng t ự do đã bị đánh, phải tự đào h ố chôn
cột, tự lấy dây mây cho người ta trói lên chân mình rồi lê chân đau mổ l ợn cho c ả làng ph ạt vạ
mình; mở đầu cho chuỗi ngày ở đó cơ cực chỉ vì để hổ vồ mất một con bò, A Phủ đã bị trói đứng để
chờ cái chết trong nhà thống lý, đã có biết bao kiếp người phải chịu nhục hình oan khu ất như thế
Khi Mị cắt sợi dây mây cởi trói cho A Phủ và cùng chạy trốn cũng là lúc những ng ười khốn khổ đã
tạo thành liên minh để chống lại kẻ thù chung. Sức mạnh của lòng khao khát t ự do đã đưa nh ững
người khốn khổ tìm đến với cách mạng. Điều đó đồng nghĩa với việc cái áo của kẻ thống trị nh ư A
Sử đã lùi vào kí ức.
Xây dựng hình tượng nhân vật A Sử, nhân vật tố cáo tội ác phong kiến của chúa đất miền núi Tây
Bắc.
+ Gã đàn ông làng chài
Nguyễn Minh Châu là cây bút văn xuôi tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Trong thời k ỳ kháng
chiến chống Mĩ ngòi bút của ông mang sử thi – lãng mạn. Từ sau 1980 ông đã tr ở thành m ột trong
những cây bút tiên phong của thời kỳ đổi mới, từng được đánh giá là “ người mở đường tinh anh
của văn học nước ta hiện nay” (Nguyên Ngọc). Với tâm niệm “ nhà văn viết văn đứng trước pháp
trường trắng”, “viết văn là đi tìm hạt ngọc ẩn giấu bên trong tâm hồn người”, “cần ph ải vi ết ai đều
cho một nền văn học minh họa”, ngòi bút của Nguyễn Minh Châu hướng về nh ững cá nhân v ới c ảm

hứng đời tư, thế sự. Để rồi những trang văn của ông, người đọc nhận ra rằng: cuộc chiến đấu vì
nhân cách và phẩm giá người luôn là cuộc chiến cam go và chưa có hồi kết dù chúng ta đã th ắng
lợi vẻ vang trong chiến tranh giành lại độc lập. Chiếc thuyền ngoài xa được viết sau Vợ ch ồng A
Phủ những năm ba mươi. Ở tác phẩm, gương mặt của cái ác hiện lên qua hình ảnh lão đàn ông
làng chài.
Hình ảnh gã đàn ông xuất hiện lần đầu trong một tình huống đặc biệt, qua sự cảm nh ận của Phùng,
nhân vật ít nhiều mang bóng dáng của chính tác giả. Theo yêu cầu của tác phẩm Phùng đến vùng
biển, vốn là chiến trường trước đây anh đã từng chiến đấu để chụp tấm ảnh đưa và bộ lịch với chủ
đề “ thuyền và biển”. Sau một tuần phục kích, anh đã chụp được một cảnh đắt trời cho, đó là cảnh
chiếc thuyền nhự phủ đẹp như mơ ẩn hiện trong màu hồng của sương mai. Không khí hạnh phúc
của người nghệ sĩ sáng tạo đã tới chân lý của nghệ thuật ấy là khi anh tự hỏi: “hình như ai đó đã nói
rằng cái đẹp chính là đạo đức”. Ấy vậy mà khi chiếc thuyền đâm thẳng vào bờ, Phùng đã phải đối
mặt với một sự thật cuộc đời đau lòng: tấm thảm kịch gia đình làng chài mà diễn viên và đạo diễn


không ai khác chính là người chồng người cha của gia đình này.
Lão đàn ông làng chài với mái tóc rối bù tổ quạ, cái lưng cong như mui thuyền, nh ững vết chân in
trên cát… tất cả toát lên một vẻ hoang sơ, dữ dằn. Lão trút cơn giận nh ư lửa cháy bằng cách dùng
chiếc lưng của lính Ngụy vụt tới tấp lên người đàn bà, người vợ của mình. Lão vừa vụt vừa rít lên
đầy đau khổ: “ Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”. Và cũng chính lão chõ lên thuyền nh ư quát: “
cứ ngồi nguyên đấy động đậy tao giết cả mày đi bây giờ”. Tất cả những hành động của lão diễn ra
trước con mắt của Phùng. Phẩm chất người lính không chấp nhận bất công ngang trái trong anh đã
khiến Phùng lao đến cứu người đàn bà trong tâm thể của người lính cứu nạn. Lần thứ hai, chiếc
thuyền lưới vó xuất hiện và tất cả lại diễn ra y như lần trước chỉ có điều, nếu lần trước đứa con trai
giằng được chiếc thắt lưng của lão, sau khi chịu đựng hai cái tát thì lần này cậu bé đã thủ sẵn m ột
con dao găm giấu trong cặp quần. Rất may đứa chị gái đã tước con dao. Phùng đã đánh nhau v ới
gã đàn ông làng chài và bị thương nhẹ. Tại chính mảnh đất, Phùng và đồng đội chi ến đấu để giữ
gìn từ tay kẻ thù anh đã đổ máu bởi chính những người mà trước đây anh bảo vệ.
Có ai ngờ rằng vùng đầm phá yên tĩnh đến hoang sơ như nơi chốn bị bỏ quên của đất nước lại
mang trong nó một sự thật tàn khốc đến như vậy. Không ai khác lão đàn ông là hi ện thân của cái ác

và nạn nhân không ai khác chính là người vợ, con của lão.
Người đàn bà làng chài âm thầm chịu đựng đòn chồng chỉ xin một đặc ân chồng đưa mình lên bờ
mà đánh. Những đứa con hằng ngày chứng kiến cảnh bố đánh mẹ đã bị tổn thương n ặng nề.
Trong câu chuyện của tòa án huyện, nghệ sĩ Phùng đã hiểu được nguyên nhân của việc bạo l ực
của gia đình làng chài. Điều gì đã khiến chàng trai cục tính, nhưng hiền lành trở thành gã ch ồng độc
ác. Câu trả lời chính là đói nghèo và nhận thức tăm tối cuộc sống túng thi ếu triền miên của gia đình
làng chài đã biến người đàn ông trở lên hung tợn dữ dằn mà theo như lời người vợ thì “ c ứ khi nào
khổ quá là… ra đánh”, lão đánh vợ bằng bất cứ lý do gì, đánh như cần gi ải tỏa nỗi u ất ức buồn
Phùng: “lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão độ tóc t ổ
quạ, chân chữ bát, hai con mắt đầy vẻ giận dữ vừa là kết quả của sự đẽo gọt thô sơ của t ạo hóa,
vừa là nạn nhân của đói khổ, dữ dội, vừa là giới hạn gieo bao đau thương cho người thân của
mình. Nói cho cùng lão chồng không hẳn là người xấu xa đê tiện, không đánh kinh bỉ. Nh ưng dù th ế
nào, ta cũng không thể chấp nhận lý do vì hoàn cảnh mà gã đàn ông trút tất c ả h ận thù lên v ợ. S ự
xuất hiện của lão trong tác phẩm là điển hình của nạn nhân bạo hành trong gia đình của kiểu ng ười
thiếu bản lĩnh, vừa là nạn nhân nhưng cũng vừa là tay sai của hoàn c ảnh. Điều khủng khiếp của
tình trạng bạo hành gia đình chính là việc nó gieo vào trái tim non d ại của trẻ th ơ nh ững gai nh ọn và
nọc độc của tàn bạo thô lỗ, hận thù. Tận mắt chứng kiến bố hành hạ mẹ dã man, thằng em vì
thương mẹ mà điên cuồng cầm dao lao vào bố. Còn chị nó, dẫu cõi lòng tan nát, có bé vẫn đủ can
đảm vật lộn để tước con dao trong tay thằng em, ngăn không cho nó làm việc trái ngược luôn
thường đạo lý. Thằng Phác thương mẹ một cách bồng bột theo kiểu một cột bé trai vùng biển chưa
đủ khôn lớn, nó “ lặng lẽ đưa mấy ngon tay khẽ sờ/ khuôn mặt người mẹ như muốn lau đi giọt nước
mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt. Nó tuyên bố với các bác ở xưởng đóng thuyền rằng nó
còn có mặt ở dưới thuyền này thì mẹ nó không bị đánh”. Con dao trong tay thằng bé không ch ỉ làm
chị nó tổn thương mà còn gợi bao lo âu: cha nó đã làm một việc trái đạo, liệu rằng hành động vô
đạo có xảy ra?
A Phủ của Tô Hoài khép lại bằng sự cáo chung của những thế lực đen tối, ấy là khi Mị và A Phủ đến


Pá Tra, sống cuộc đời mới tràn đầy nụ cười. Trong khi đó, chiếc thuyền ngoài xa tuy kết thúc mà
những phận người phận đời kham khổ vẫn không thôi ám ảnh. Đó là những cảm giác của ngh ệ sĩ

Phùng: Mỗi lần nhìn vào tấm ảnh đen trắng trong bộ lịch treo trên tường anh đều nhìn th ấy…và nếu
nhìn lâu hơn bao gỉờ anh cũng thấy người đàn bà lam lũ bước ra”. Tác phẩm ra đời từ n ăm 1983
khi mà cuộc giải phóng dân tộc ta đã hoàn thành xuất sắc. Song cuộc đờ cách mạng vì ng ười ở th ời
điểm đó dường như mới thật sự bắt đầu.
3. Tổng kết
Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu những tác phẩm
xuất hiện cách nhau những ba mươi năm song cùng chung một tiếng nói: Lên án cái ác, cái
xấu.Tiếng nói ấy thôi thúc từ khi con tim của người nghệ sĩ đau đáu nỗi lòng của người. Chính ti ếng
nói ấy đã khiến các nhà văn tìm đến một nghệ thuật độc đáo có ý nghĩa.

SO SÁNH THỊ NỞ - VỢ NHẶT
MB
Giới thiệu kết quả về Nam Cao và Chí Phèo, Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt.
Khám phá riêng của mỗi tác giả.
TB:
1. Khám phá riêng của Chí Phèo trong Nam Cao :
-Thân phận khốn khổ của người nông dân: Chí Phèo từ đứa trẻ bỏ rơi bơ vơ, không nhà cửa, không
họ hàng thân thích, làm anh canh điền cho nhà Bá Kiến rồi bị đầy vào tù.
Bị đẩy vào con đường tha hoá, lưu manh, bị huỷ hoại nhân tính đến nhân hình, bị g ạt b ỏ ra ngoài xã
hội loài người, trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
Khi thức tỉnh nhân tính, Chí Phèo khao khát trở về cuộc sống lương thi ện, nh ưng bị xã h ội làng V ũ
Đại lạnh lùng cự tuyệt. Chí Phèo rơi vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người dẫn đến cái chết đầy bi
phẫn.
Qua Chí Phèo, Nam Cao xây dựng một hình tượng xã hội phổ biến ở nông thôn Vi ệt Nam tr ước
Cách Mạng, một bộ phận người lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hoá, lưu manh hoá.
2. Khám phá riêng của Kim Lân trong Vợ nhăt
-Thân phận nghèo hèn của mẹ con Tràng (dân ngụ cư, nghèo túng, không l ấy nổi v ợ, dáng đi lòng
khòng.. )
-Tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.. C ảnh ngộ và v ợ
Tràng ngồi vêu bên kho thóc, mặt lưỡi cày xám xịt.. câu chuyện nhặt được vợ của Tràng và cảnh

rước nàng dâu về nhà chồng đã phơi bày sự nghèo đói và thê thảm.
3. Kết thúc của hai tác phẩm
a. Khác nhau
-Truyện “Chí Phèo” bằng cách lặp lại hình ảnh cái lò gạch cũ đã xuất hiện ở phần đầu tác phẩm khi
nghe tin Chí Phèo chết, Thị Nở nhìn ngang xuống bụng và trong đầu Thị thoáng hiện ra hình ảnh lò
gạch bỏ không và vắng người qua lại.
-Còn truyện “Vợ nhặt” kết thúc bằng hình ảnh hiện lên trong đầu Tràng : đoàn người đi phá kho thóc
của Nhật cũng với lá cờ đỏ của Việt Minh bay phấp phới. Hình ảnh này đối lập với hình ảnh về cu ộc
sống thê thảm của người nông dân được miêu tả ở những phần trước của thiên truy ện.
b. Giải thích vì sao có sự khác nhau.
Do hoàn cảnh sáng tác và hoàn cảnh lịch sử : “Chí Phèo” viết trước Cách Mạng (viết năm 1940, in


năm 1941) trong hoàn cảnh đêm tối của XHVN đương thời. Còn “Vợ nhặt” viết sau n ăm 1945 khi
quần chúng đã được CM giải phóng.
Chí Phèo thuộc khuynh hướng văn học CM từ sau năm 1945 có khả năng và cần thi ết phải chỉ ra
chiều hướng phát triển tích cực của đời sống XH.
Kết thúc của Chí Phèo đầy ám ảnh góp phần tạo nên kết cấu theo kiểu vòng tròn, thể hiện s ự b ế t ắc
của số phận người nông dân, đồng thời cho thấy hiện tượng Chí Phèo vẫn tiếp tục tồn t ại trong xã
hội cũ. Còn kết thúc “Vợ nhặt” mở ra một hướng giải thoát cho số phận các nhân vật, chỉ ra con
đường sống của người nông dân và cho thấy khi bị đẩy vào tình trạng đói khát đường cùng thì
những người nông dân nghèo khổ sẽ hướng đến cách mạng.
4.Phân tích đặc sắc, tư tưởng nhân đạo của mỗi tác phẩm.
a. Của “Chí Phèo”
- Tố cáo tội ác của xã hội cũ đẩy người nông dân lương thiện vào tình trạng tha hoá, lưu manh hoá,
huỷ hoại cả nhân tính lẫn nhân hình của con người và khi trở về với cu ộc sống lương thiện thì bị xã
hội lạnh lùng cứ tuyệt.
- Từ đó cất lên tiếng kêu khẩn thiết đòi quyền sống, quyền làm người lương thiện cho nh ững ng ười
cùng khổ thuộc xã hội.
Thể hiện niềm tin và bản chất lương thiện của người lao động. Khẳng định khát vọng l ương thi ện

của họ ngay cả khi bị đẩy vào tình trạng lưu manh hoá. Với “Chí Phèo”, Nam Cao là nhà v ăn đồng
tình với khát vọng lương thiện của con người.
b. Của “Vợ nhặt”
- Sự cảm thông với tình trạng đói khổ cùng cực của người dân lao động như nằm bên bờ v ực thẳm
của cái chết.
- Khẳng định bản chất tốt đẹp của người lao động. Trong cảnh cùng đường đói khát, họ vẫn cưu
mang đùm bọc lẫn nhau.
- Thể hiện khát vọng đầy tính nhân bản của con người. Khi bị đẩy tới bước đường cùng, ng ười lao
động vẫn không bao giờ mất hết niềm tin; vẫn khao khát có một mái ấm gia đình, khát khao về h ạnh
phúc, họ không nghĩ về cái chết mà chỉ nghĩ về sự sống.

SO SÁNH MỊ VÀ NG ƯỜI ĐÀN BÀ
HÀNG CHÀI
I. Đặt vấn đề
Đại thi hào Nga M. Goocki cho rằng “ Văn học là nhân học” Còn Nam Cao nhà v ăn hiện th ực xu ất
sắc của chúng ta quan niệm: “ một tác phẩm văn học có giá trị phải vượt lên m ọi bờ cõi và gi ới hạn
ca ngợi tình thương bác ái, sự công bình… làm cho người gần người hơn do tác phẩm v ăn học là
sản phẩm tinh thần của con người do con người tạo ra để phục vụ con ng ười. Vì thế nhà văn chân
chính đồng thời phải là nhà nhân đạo “ từ trong cốt tủy”. Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và Chiếc
thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là những tác phẩm thành công v ới tinh thần vì con ng ười,
đặc biệt là người phụ nữ.
Tô Hoài là cây bút văn xuôi tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. V ợ chồng A Phủ in trong “
truyên Tây Bắc” là kết quả của chuyến đi Tô Hoài cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc 1952. Tác
phẩm viết về cuộc sống tăm tối và khát vọng sống mãnh liệt của người dân miền núi dưới ách thống
trị của thực dân phong kiến .


Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu thời chống Mĩ cũng là cây bút tiên phong th ời kì đổi m ới.
Nếu ở giai đoạn kháng chiến chống Mĩ sáng tác của ông mang cảm hứng sử thi. Lãng mạn thì t ừ
những năm 80 của thế kỉ XX, ông chuyển dần sang cảm hứng triết luận về những giá trị nhân bản

đời thường. Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Minh Châu ở th ời kì
sau, viết về một lần giáp mặt của một người nghệ sĩ với đầy nghịch lý của một gia đình làng chài
qua đó thể hiện nỗi lòng xót thương nỗi âu lo với người và những trăn trở
Vợ chồng A Phủ và Chiếc thuyền ngoài xa, Tô Hoài và Nguyễn Minh Châu nh ững tác phẩm khác
nhau về đề tài, về phong cách nghệ thuật xuất hiện trên văn đàn cách nhau tới 30 n ăm có lẽ, song
đã gặp nhau trong mối quan tâm về người, đặc biệt là thân phận người phụ nữ.
II. So sánh
Mị là nhân vật chính của Tây Nguyên “ Vợ chồng A Phủ” trong lời kể trầm buồn mở đầu tác phẩm,
hình ảnh Mị đã mang đến cho người đọc một sự ám ảnh sâu sắc: “ Ai ở xa về, có việc vào nhà Pá
Tra thường trông thấy một cô gái ngồi quay sợi đay bên tảng đá cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy,
dù quay sợi, thái cỏ ngựa, hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, m ặt buồn r ười
rượi” . Đó là tư thế vẻ mặt của một người cam chịu làm nô lệ, không dám ng ẩng đầu, cô chìm vào
trong lao động khổ sai và lần như lần nào các vật vô tri: quay sợi, tảng đá, tàu ngựa
Theo lời kể chuyện, cuộc đời Mị dần hiện lên như một cuốn phim. Thuở thiếu nữ, Mị là một cô gái
Mèo xinh đẹp, thùy mị, nết na, tài hoa, hiền lành, yêu đời và vui sống. Mị làm siêu lòng bao chàng
trai Mông: “những đêm tình mùa xuân đến, trai đứng nhẫn cả bức vách đầu buồng Mị” Mị rất nh ạy
cảm với cái đẹp bao nhiêu rung động của tâm hồn trước vẻ đẹp của thiên nhiên, núi rừng, của
người tình Mị gửi vào tiếng sáo: “ có biết bao nhiêu người mê ngày đêm th ổi sáo đi theo Mị”. Mị
cũng có một tình yêu, có điệu gõ vách hẹn hò và ngón tay đeo nh ẫn. Tâm hồn thi ếu nữ xinh đẹp và
tài hoa ấy đã rộng mở để đón nhận hương hoa của cuộc đời.
Nhưng tất cả đã chấm dứt trong cái đêm ai oán khi Mị bị bắt cóc về nhà thống lý Pá Tra trong ti ếng
nhạc sinh tiền cúng ma, cô đã trở thành con dâu nhà thống lý để trả món nợ hôn nhân t ừ đời cha
mẹ để lại. Mị trở thành con dâu gạt nợ là người con gái hiếu hạnh và cũng là cô gái trong tr ắng, yêu
đời, khao khát được sống được yêu thương, Mị đã tìm cách cứu cha, cứu mình, cô van xin cha:
“con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô trả n ợ thay cho bố. Bố đừng bán
con cho nhà giàu”. Lòng hiếu hạnh của cô gái Mông trong tr ắng ngây th ơ không ch ống l ại được
hoàn cảnh và uy quyền của cha con nhà thống lý. Cô bị chúng biến thành nô l ệ trung thân.
Những ngày đầu làm dâu gạt nợ nhà thống lý Pá Tra, Mị thấm thía nỗi đau của một cuộc đời bị tước
đoạt: “ Có đến mấy tháng liền đêm nào Mị cũng khóc”. Mị tìm đến lá ngón mong kết thúc cuộc s ống
không đáng sống. Cô Mị hiếu thảo trước khi ăn lá ngón đã về lạy cha để vĩnh bi ệt và xin người cha

khốn khổ cho mình được chết. Vì những lời nói thống thiết của cha già, Mị không th ể chết. Mị đành
ném nắm lá ngón, quay lại nhà thống lý, chấp nhận cuộc đời nô lệ.
vo-chong-a-phu
Thân phận trâu ngựa của nhân vật Mị khi làm dâu nhà thống lý Pá tra
Ngày tháng trôi qua lạnh lùng “ ở lâu trong cái khổ Mị cũng quen rồi”. Tháng ngày của Mị là công
việc, những công việc giống nhau, nối tiếp nhau, lặp đi lặp lại một cách nhàm chán”. Ăn t ết xong thì
đi lên núi hái thuốc phiện, giữa năm giặt đay se đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp”. Mị đã trở thành
công cụ trong nhà thống lý Pá Tra “ dù làm gì trong tay cô lúc nào cũng có bó đay để tu ốt thành s ợi”.
Những nhọc nhằn về thể xác đã khiến tinh thần Mị tê liệt. Nhà văn đã dùng phép so sánh ngh ệ thu ật
đau đớn “ Mị như con trâu con ngựa. Mị không bằng con trâu con ngựa. Mị như con rùa lùi lũi trong
xó cửa” cách so sánh ấy đã cực tả nỗi đau của kiếp người là kiếp vật. Có thể nói rằng Mị đã bị bóc
lột một cách trọn vẹn, bị tước đoạt cả về ý thức thời gian không gian “ ở cái buồng Mị n ằm, kín mít,
có một cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng không bi ết là


sương hay là nắng”
Mị còn mang một nỗi ám ảnh ghê gớm: “ Con ma nhà thống lý, dù bị A Sử tra t ấn tàn bạo, Mị không
bao giờ nghĩ đến chuyện phản kháng.
Mị là hiện thân của sự bất hạnh của người phụ nữ miền núi thời phong kiến, nạn nhân của thần
quyền và thần quyền.
Người đàn bà của làng chài là hiện thân của người phụ nữ lao động vùng biển thời h ậu chi ến. N ếu
nhân vật Mị hiện trước mắt người đọc qua lời trần thuật của Tô Hoài thì người đàn bà làng chài xuất
hiện qua một tình huống mang tính nhận thức. Đó là tình huống của nghệ sĩ Phùng chụp được m ột
tấm ảnh đẹp như một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ, chụp chiếc thuyền ngoài xa. Khi
chiếc thuyền vào bờ người nghệ sĩ đã phải chứng kiến một cảnh đời cay cực ngang trái: “ Người
chồng tới tấp đánh vợ, đứa con ngăn bố với tốc độ thù ghét”.
Người đàn bà trong mắt của nghệ sĩ luôn săn tìm cái đẹp là “ người đàn bà trạc ngoài b ốn mươi,
một thân hình quen thuộc của người đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô k ệch. Mụ
rỗ mặt, khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường nh ư đang bu ồn ngủ.
Người phụ nữ ấy gây ấn tượng về cuộc đời nhọc nhằn lam lũ. Nhà văn miêu tả nhân vật của mình

một cách chân thật đến từng chi tiết khiến người đọc cảm giác người đàn bà t ừ chiếc thuyền lưới vó
bước thẳng vào trang giấy. Hình ảnh chị với “ tấm lưng áo bạc ph ếch có miếng vá, nửa thân d ưới
ướt sũng” gợi bao xót xa thương cảm.
Người đàn bà đã tự kể về mình “ từ nhỏ tôi đã là một đứa con gái xấu, lại rỗ mặt sau một trận đậu
mùa nữa” một ngoại hình thiệt thòi, việc lấy chồng của chị cũng là việc không bình thường: “cũng vì
xấu. Trong phố không ai lấy. Tôi chủ động có mang với một anh chàng trai nhà hàng chài gi ữa ph ố
hay đến nhà tôi mua bả về đan lưới”. Lời tâm sự của chị dấy lên trong lòng người đọc sự đồng c ảm
với người phụ nữ kém may mắn. Hạnh phúc đến với chị khó khăn, chật vật biết nhường nào. Khát
vọng lớn nhất của chị là có được chiếc thuyền rộng rãi và có đủ gạo để nuôi sống đàn con. Trong
cảnh túng quấn, người chồng thay đổi tâm tính. Anh ta cho rằng nỗi khổ của mình là do đám vợ con
đông đúc gây nên. Anh đã không bỏ mặc vợ con nhưng càng lao vào con đường ki ếm sống gian
nan, anh ta càng rơi vào bế tắc. Hệ quả tất yếu là anh ta trở nên dữ tợn, biến vợ thành nô l ệ cho
những hành động xâm hại lỗ mãng của mình.
Tác giả dành khá nhiều chi tiết để làm nổi bật vẻ cam chịu của người đàn bà, từ khuôn m ặt m ệt mỏi,
cặp mắt nhìn xuống chân đến vẻ mặt lúng túng khi đi vào công sở: “ Nếu như có một thoáng nào đó
người đàn bà lộ ra cái vẻ sắc sảo chỉ đến thế mà thôi, chỉ vừa đủ để kích thích trí tò mò của chúng
tôi” rồi lại trở về trong phút chốc ngồi trước mặt chúng tôi vẫn là người đàn bà đầy lúng túng s ợ s ệt:
“ Đặc biệt lạ là hành động vái lạy của chị. Lần thứ nhất như lời van xin của đứa con trai đừng làm
điều gì dại dột với bố khi thằng bé bênh mẹ, lao vào trả thù bố. Lần thứ hai hành động đó l ặp l ại v ới
Đẩu vị chánh án đang ra sức bảo vệ công lý, với những đề nghị khẩn thiết: “ Quý tòa bắt tội con
cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”.
Nếu trong “ Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài nhân vật Mị với so sánh tiềm tàng đã phản kháng, ch ờ có
cơ hội thoát khỏi những đọa đầy thì người đàn bà thầm lặng chịu mọi đớn đau dù bị chồng thường
xuyên đánh đập: “ ba ngày một trận nhẹ….” Chị hiểu rằng những trận đòn của chồng bắt ngu ồn t ừ
sự ức chế tâm lý: “… là lão xách tôi ra đánh … cũng như đàn ông khác u ống rượu”. Chị nh ớ r ất rõ
điểm tốt của chồng để biện hộ cho những hành động tội ác của anh ta: “ Lão chồng tôi khi ấy là m ột
chàng trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi”. Chị tha thi ết xin quý tòa đừng
bắt mình phải ly dị lão chồng vũ phu ấy. Với chị đàn bà vùng biển: “ Phải gánh lấy cái khổ”, “ đàn bà
ở thuyền đôi chúng tôi phải sống cho con chứ, không thể sống cho mình như ở trên đất được”. Điều
duy nhất chị dành cho mình là việc xin chồng đưa mình lên bờ mà đánh vì không muốn các con phải



chứng kiến cảnh bố đánh mẹ”. Nếu có một lúc nào đó khuôn mặt ng ười đàn bà sáng lên nụ c ười
hạnh phúc là lúc chị nhớ đến “ ở trên thuyền cũng có lúc việc chúng ta sống hòa thu ận vui v ẻ”. Đó là
những giây phút hiếm hoi quá ít ỏi so với những trận đòn cơm bữa của chồng, sự hòa thuận vui vẻ
đó như những đốm sáng lóc lên trong cuộc đời tăm tối dài dằng dặc của chị.
Song nếu như người đàn bà thuận theo sự giúp đỡ của Phùng và Đẩu sẽ ly dị lão chồng độc ác thì:
cuộc đời người đàn bà sẽ đi về đâu? Ai sẽ giúp mụ nuôi những đứa con. Như thế với cái nhìn của
người ngoài, người đàn bà ấy bất hạnh, trong khi đàn bà ấy ý thức rằng được ở với ng ười chồng vũ
phu đã là một may mắn hạnh phúc. Đó là cái hạnh phúc dựa trên nỗi đắng cay, hạnh phúc được
nhờ sự hy sinh.
Nguyễn Minh Châu chỉ gọi nhân vật của mình là người đàn bà một cách phi ếm định, đó là dụng ý
của nhà văn. Ông muốn nói hộ người đàn bà vô danh ở những vùng bi ển su ốt m ột dải non sông,
bao nỗi niềm đau thương, bao nhiêu giọt nước mắt tủi hổ của người đàn bà mà đời không nhìn
thấy. Thấp thoáng trong chị là bóng dáng biết bao người phụ nữ Vi ệt Nam nhân h ậu, bao dung, giàu
lòng vị tha và đức hy sinh.
Nhân vật Mị và người đàn bà làng chài đều là những nhân vật bé nhỏ nạn nhân của hoàn c ảnh. Tội
ác của phong kiến chúa đất đã biến Mị thành con dâu gạt nợ kiếp người thành ki ếp vật, còn người
đàn bà là nạn nhân của tình trạng đói nghèo và nhận thức tăm tối. Khát vọng sống mãnh liệt đã
khiến Mị vùng dậy, đổi đời nhờ cách mạng. Với người đàn bà làng chài, Nguyễn Minh Châu khiến
người đọc luôn day dứt về số phận người phụ nữ thời hậu chiến. Công cuộc giải phóng dân tộc
chúng ta đã hoàn thành vẻ vang nhưng ở đâu đó vẫn còn những phận người khốn khổ ch ưa được
giải thoát. Hình ảnh bãi xe tăng hỏng như một gợi ý rằng cuộc chiến chống đói nghèo tăm tối còn
gian nan hơn cả cuộc chiến chống ngoại xâm. Và chừng nào chưa thoát được đói nghèo, ng ười
phải chung sống với cái xấu cái ác. Và nữa qua nhân vật người đàn bà Nguyễn Minh Châu còn g ửi
gắm những quan điểm nghệ thuật: mối quan hệ khăng khít giữa nghệ thuật và đời sống, yêu cầu
hiểu biết và bản lĩnh trung thực của người nghệ sĩ, chủ nghĩa nhân đạo trong nh ư thế trong th ể xa l ạ
với sự vật cụ thể của con người.
III. Tổng kết
Qua hai nhân vật, các nhà văn Tô Hoài và Nguyễn Minh Châu không chỉ mang đến cho ng ười đọc

niềm thương cảm sâu sắc với thân phận người đàn bà mà còn giúp chúng ta c ảm nh ận được
những phẩm chất tốt đẹp của họ: lòng yêu đời, khát vọng sống mạnh mẽ, sự hy sinh thầm lặng
nhẫn lại để vun đắp hạnh phúc gia đình. Những nhân vật, những thân phận ấy ám ảnh ta để thêm
phần trân trọng tấm lòng của người nghệ sĩ, những người luôn “ một mối hoài thương trực rẽ, hạnh
phúc của những người chung quanh mình” Nguyễn Minh Châu.

SO SÁNH ĐÂY THÔN VĨ DẠ - TÂY TIẾN
So sánh hai đoạn thơ sau
" Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà"

"Người đi châu mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc


Trôi dòng nư
ớ c lũ hoa đong đư a"
Gợi ý làm bài
1.Mở bài
Giới thiệu hai đố i tư
ợ ng đư
ợ c so sánh ( Nếu như là mở bài gián tiếp thì cần thêm bư
ớ c dẫn d ắt đầ u
tiên): Đoạn trích trong Tây Tiến của Quang Dũng cũng như đoạn trích Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn M ặc
Tử
2. Thân bài




V ề Tây Ti ến

- Gi ới thi ệu khái quát vài nét v ềtác ph ẩm,v ị trí đo ạn trích và tác gi ả
- Làm sáng rõ đo ạn trích trong Tây Ti ến ( c ần v ận d ụng linh ho ạt các thao tác l ập lu ận nh ưng ch ủ
y ếu là v ận d ụng thao tác phân tích): Đo ạn th ơmiêu t ảc ảnh sông n ư
ớ c mi ền Tây hoang s ơnh ưng
c ũng r ất th ơm ộng
+ Âm đi ệu: nh ịp nhàng,tr ữtình,tha thi ết ~> k ỉ ni ệm êm đề m
+ Không gian: chi ều s ư
ơ n g ấy ~> không gian huy ền ảo ,lung linh
+ Nhân hóa h ồn lau: lau s ậy c ũng không còn vô tri vô giác mà nó nh ưcó h ồn t ạo thành h ồn riêng
trong chi ều s ư
ơ n g Châu M ộc
+ Hình ản h n ổi b ật trên dòng sông huy ền tho ại c ổtích là hình dáng m ềm m ại,uy ển chuy ển c ủa con
ng ư
ờ i trên chi ếc thuy ền độ c m ộc
+ Hòa h ợp v ới hình ản h con ng ư
ờ i là bông hoa r ừng: b ằng c ảm nh ận tinh t ế,tác gi ảg ợi đư
ợ c c ảcái
đo ng đưa duyên dáng tình t ức ủa bông hoa trên dòng n ước l ũ.Hai nét v ẽv ềcon ng ười và thiên
nhiên trong đo ạn th ơđề u ch ứa đự n g linh h ồn c ủa v ạn v ật,nh ững hình ản h ấy ch ỉ có ở ng ư
ờ i ngh ệ
s ĩ tài hoa nh ưQuang D ũng v ới c ặp m ắt đa tình m ới b ộc l ộh ết đư
ợ c
♫ Đo ạn th ơnh ưđưa ng ười đọc được s ống d ậy cùng Tây Ti ến gi ữa c ảnh sông n ước mi ền Tây –
b ức tranh thiên nhiên con ng ư
ờ i m ĩ l ệ,th ơm ộng hài hòa qua nét v ẽtinh t ếc ủa nhà th ơ.Không ph ải
là nh ững d ốc cao v ực sâu,gh ềnh thác thú d ữnh ưđo ạn th ơđầ u ,v ẻđẹ p c ủa thiên nhiên n ơi đâ y

được g ợi lên t ừnh ững chi ti ết và hình ản h mang cái bình yên thi v ị,cái duyên dáng và tình t ức ủa
thiên nhiên núi r ừng.M ột làn s ư
ơ n g m ỏng bâng khuâng bu ổi chi ều n ơi Châu M ộc mà Ch ếLan Viên
c ũng t ừng nh ắc v ềm ột k ỉ ni ệm v ềTây B ắc:
“ Nh ớb ản s ư
ơ n g gi ăng nh ớđè o mây ph ủ
N ơi nào qua lòng l ại ch ẳng yêu th ư
ơ n g”
Hay nh ững bông hoa lau ph ất ph ơtrong gió nh ẹ,cánh hoa r ừng đo ng đư a trên dòng n ư
ớ c l ũ, ch ỉ v ới


nh ững nét v ẽấy c ảnh v ật hi ện lên nh ưcó linh h ồn,có s ức s ống ,v ẻthanh bình th ơm ộng chính là cái
th ần c ủa b ức tranh.N ổi b ật gi ữa cái n ền c ủa thiên nhiên thi v ị ấy là hình ản h con ng ư
ờ i c ủa Quang
D ũng l ại g ợi nhi ều liên t ư
ở n g: “ Có th ấy dáng ng ư
ờ i trên độ c m ộc” Ng ư
ờ i đọ c có th ểc ảm nh ận v ẻ
đẹp thanh tú m ềm m ại,duyên dáng uy ển chuy ển c ủa cô gái Thái trên thuy ền độc m ộc c ũng có th ể
tìm th ấy ở đó là m ột nét kh ỏe kho ắn ,1 t ưth ếhùng d ũng c ủa chàng trai trong t ưth ếch ủđộ n g làm
ch ủ thiên nhiên núi r ừng. Dù hi ểu theo cách nào c ũng không làm m ất đi cái v ẻđẹ p th ơm ộng hài
hòa c ủa b ức tranh thiên nhiên,con ng ư
ờ i n ơi đâ y. C ảm xúc thi nhân là n ỗi nh ớda di ết mãnh li ệt tràn
ch ảy không ng ừng. T ừnh ững câu th ơở đo ạn đầ u “ Nh ớv ềr ừng núi nh ớch ơi v ơi”, “ Nh ớôi Tây
Ti ến c ơm lên khói” thì ở đâ y ta b ắt g ặp các t ừ“có th ấy”,”có nh ớ” t ạo nên âm đi ệu c ủa ti ếng lòng.Nhà
th ơv ừa nh ưh ỏi v ừa nh ưg ợi nh ắc v ềchính nh ững k ỉ ni ệm đã qua trong lòng mình.Bu ổi chi ều

ơ ng Châu M ộc th ực s ựđã tr ởthành kí ức đẹ p đẽ đã không th ểnào quên đư
ợ c




V ềĐâ y thôn V ĩ D ạc ủa Hàn M ặc T ử

- Gi ới thi ệu khai quát v ềtác ph ẩm,v ị trí đo ạn trích và tác gi ả
- Làm sáng rõ đo ạn trích cu ối bài Đâ y thôn V ĩ D ạc ủa Hàn M ặc T ử: Đo ạn th ơb ộc l ộc ảm xúc tr ực
ti ếp c ủa Hàn M ặc T ử
+ M ơ:
○ S ựm ộng t ưởn g không có th ực
○ M ơkhách đườn g xa ( 2 l ần) mong mu ốn ,hi v ọng có ng ười đến th ăm
~>Không thành hi ện th ực : tuy ệt v ọng
+Áo em tr ắng quá nhìn không ra: Hình ản h cô gái hi ện lên không rõ ràng,càng c ốg ắng n ắm b ắt thì
càng không th ể
~> N ỗi bu ồn dâng lên đế n đỉ nh đi ểm
+ Ở đâ y: n ơi Hàn M ặc T ửđa ng s ống cô đ
ộ c ,n ỗi đa u b ệnh t ật và tuy ệt v ọng đ
ố i l ập v ới ngoài kia
( thôn V ĩ) v ới cu ộc s ống t ư
ơ i đẹ p
+ Ai bi ết tình ai có đậ m đà ?
○ Đại t ừphi ếm ch ỉ "ai" (4 l ần) không xác định rõ ràng
○ Câu h ỏi khép l ại bài th ơ: B ộc l ộn ỗi b ăn kho ăn c ủa thi s ĩ,không bi ết tình c ảm m ọi ng ười dành cho
Hàn M ặc T ửcòn đậ m đà còn sâu s ắc?
~> Hàn M ặc T ửv ẫn khao khát đư
ợ c s ống, đư
ợ c giao c ảm,chia s ẻđa u bu ồn
♫ Đo ạn th ơm ỗi ngày m ột kh ắc kho ải, đi ệp t ừ“khách đườn g xa” được l ặp l ại mang n ỗi bu ồn mênh
mang sâu l ắng.Ph ải ch ăng đó là ng ư
ờ i khách mà nhà th ơh ằng mong đợ i th ấp th ỏm,n ơi g ửi g ắm

tình yêu,khát v ọng. N ếu ở kh ổth ơtr ư
ớ c x ứHu ếđẹ p th ơm ộng ở c ấu trúc nhà v ư
ờ n xinh x ắn, ở
hàng cao cao vút v ư
ơ n mình đó n ánh n ắng ban mai, đẹ p ở dòng sông H ư
ơ n g l ặng l ẽyên bình trôi, ở
dòng sông tr ăng lung linh huy ền ảo thì đế n v ới kh ổth ơcu ối, Hu ếhi ện ra tha thi ết duyên dáng trong
hình ản h cô gái áo tr ắng tinh khôi.Tuy nhiên trong hoàn c ảnh c ủa nhà th ơn ỗi đa u c ảv ềth ểxác l ẫn
tinh th ần đã khi ến cho ý th ức,c ảm nh ận v ềth ời gian không gian tr ởnên nh ạt d ần,nhòe d ần đi .T ừ
b ức tranh rõ đế n c ảđư
ờ n g nét,màu s ắc ánh sáng ở nh ững kh ổđầ u thì b ức tranh x ứHu ếở đâ y nh ư
đa ng tan d ần vào cõi m ộng. T ừ“m ơ” nh ưkh ẳng định d ưới cái nhìn c ủa Hàn M ặc T ửhình ản h x ứ
Hu ếch ỉ còn là ảo ản h. Cô gái Hu ếtrong tà áo tr ắng s ư
ơ n g khói nh ạt nhòa,x ứHu ếm ộng m ơx ứ
Hu ế m ơm ộng…t ất c ảnh ưhòa tan trong nhau nh ưth ật khó xác định.Câu th ơcu ối l ại cháy lên m ột


×