Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN nâng cao hiệu quả hoạt động luyện nói trong tiết tiếng việt cho học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.38 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
A .PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ

Trang
Trang số 1

I.Lý do chọn SKKN………
1.lý do khách quan………………
2.Lý do chủ quan……………………
II.Thời gian thực hiện và triển khai SKKN…………

Trang số 1
Trang số 1
Trang số 2
Trang số 3

B .. PHẦN THỨ HAI : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Trang số 4

I.Cơ sở lý luậncủa vấn đề……………
II.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu………
III.Các biện pháp………………………
IV.Hiệu quả của SKKN…………………

Trang số 4
Trang số 4
Trang số 6
Trang số 12

C.PHẦN THỨ BA : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ



Trang số 14

I.Bài học kinh nghiệm…………………
II..Kiến nghị………………………………………
* Tài liệu tham khảo……………………
* Ý kiến của hội đồng khoa học…………

Trang số 14
Trang số 15
Trang số 17

DANH MỤC CÁC CHỮ ĐƯỢC VIẾT TẮT
ST

CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ ĐƯỢC VIẾT TẮT

T
0


1
2
3
4
5

GV

HS
TB
TSHS
SKKN

Giáo viên
Học sinh
Trung bình
Tổng số học sinh
Sáng kiến kinh nghiệm

A. PHẦN THỨ NHẤT :
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Lý do khách quan:
Ngôn ngữ là hiện tượng kỳ thú. Chúng ta nghe, chúng ta nói hàng ngày, hàng
giờ nó rất quen thuộc với chúng ta và là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất
1


của con người. Ngôn ngữ tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành nhận thức
và tư duy của con người. Để thực hiện chức năng giao tiếp ngôn ngữ hoạt động
dưới hai dạng: Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong đó ngôn ngữ nói có sớm
nhất được biểu hiện bắng âm thanh và tiếp thu bằng cơ quan thính giác.Trong
đời sống xã hội hoạt động núi được tồn tại mọi nơi, mọi lúc, ở mỗi người tuỳ
theo đặc điểm nghề nghiệp đều sử dụng hoạt động núi với những mục đích
khác nhau. Và bậc học đầu tiên đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách
con người đó là bậc Tiểu học. Tôi còn nhớ có một nhà văn đã từng nhắc nhở
chúng ta: Ngôi trường Tiểu học, người thầy giáo Tiểu học là những hình
ảnh thân thiết sẽ theo suốt cuộc đời mỗi con người như một thứ hành trang

tinh thần có sức dìu đỡ, động viên để vượt khó khăn và sống cho xứng đáng.
Trình độ văn hoá của chúng ta có thể bộc lộ rõ và phổ biến ở các ngôi
trường Tiểu học, hãy chăm lo tỉ mỉ và chu đáo hơn nữa cho con người ngay
từ tuổi thơ. Hãy bắt đầu từ trường Tiểu học. Ta muốn khắc sâu trong tâm trí
những người dân Việt Nam về sự giàu có, về rừng vàng, biển bạc của đất
nước. Đây là bậc học cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên,
xã hội, trang bị những phương pháp và kĩ năng ban đầu về hoạt động nhận thức
thực tiễn. Bên cạnh đó nó còn bồi dưỡng, phát huy tình cảm đạo đức và nhân
cách tốt đẹp của con người trong tương lai. Các môn học ở Tiểu học có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau. Đặc biệt môn Tiếng Việt có vị trí
quan trọng trong tất cả các môn học ở Tiểu học. Ngay từ ngày đầu đến trường,
các em đã được làm quen với bộ môn này. Đó là chiếc chìa khoá mở cánh cửa
tri thức đưa các em đến với kho tàng văn hoá của nhân loại. Cùng với sự phát
triển của xã hội, năm học 2002 - 2003 cũng đánh dấu một bước ngoặt lớn trong
lịch sử giáo dục Việt Nam, đó là việc thay sách.Việc thay sách này kéo theo sự
thay đổi trong cách dạy, cách học ở tất cả các môn học trong đó có
phân môn Tiếng Việt . Đây là một phân môn có vai trò hết sức quan trọng
không thể thiếu được, bởi vì:
2


Phân môn Tiếng Việt cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu
về hệ thống tiếng nói và chữ viết Tiếng Việt. Học tốt phân môn Tiếng Việt sẽ
giúp học sinh rèn luyện kĩ năng đọc - nghe - nói - viết và còn tạo điều kiện cho
học sinh học tốt các môn học khác. Sự thay đổi, nâng cao hiểu biết về ngôn
ngữ, vẻ đẹp của đất nước, con người và nền văn hoá dân tộc mình cũng như
trên thế giới. Từ đó, các em có vốn sống, vốn tri thức vững chắc để tiếp tục học
lên bậc học cao hơn.
2. Lý do chủ quan:
Hoạt động nói là nhu cầu lớn của con người đặc biệt trong giao tiếp, thông

qua nói học sinh mới mở rộng hiểu biết về tự nhiên, cuộc sống con ngưới, văn
hoá, văn minh, phong tục tập quán của các dân tộc trong nước và trên thế giới.
Việc nói đối với học sinh mang ý nghĩa giáo dục, giáo dưỡng và phát triển lớn.
Trong chương trình thay sách giáo khoa mới ở Tiểu học thì việc đổi mới
phương pháp dạy học đánh dấu một bước nhảy vọt đáng kể trong việc dạy và
học ở tất cả các môn học. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện bản thân tôi cũng
như nhiều Giáo Viên khác có rất nhiều những ý kiến tranh luận, trao đổi, bàn
bạc. Trước thực tế đó nhiều chuyên đề về ngôn ngữ được mở ra. Song ở mỗi
khoá học, mỗi vùng, mỗi trường, mỗi đối tượng học sinh khác nhau lại có một
khả năng khác nhau.
Học sinh lớp 1 có khả năng tự trả lời các câu hỏi đơn giản và phát triển lời
nói thành một câu, theo cảm xúc, suy nghĩ của mình.
Đồ dùng dạy học đầy đủ, tranh ảnh đẹp kích thích học sinh có tư duy nói,
ham học, ham tìm hiểu.
Đa số các chủ đề luyện nói gần gũi với thực tế cuộc sống của học sinh (Chủ
đề về bản thân bé, bạn bè xung quanh, ba mẹ, ông bà, những sinh hoạt thông
thường của các em : phim hoạt hình, đọc truyện, nhà trẻ, chuối, bưởi, vú
sữa …).
3


Giáo viên được tham gia tập huấn, dự giờ riêng cho phần luyện nói , từ đó
giúp giáo viên nắm được các mục tiêu chính trong phần luyện nói cho học sinh.
Cũng như các trường học khác Trường Tiểu học Bạch Hạc vẫn thường xuyên
quan tâm đến các hoạt động đặc thù khi dạy học để hình thành kỹ năng nói cho
học sinh. Thực tế học sinh trong trường đều là con em nông dân, điều kiện giao
lưu của các em còn hạn chế , kỹ năng nói của các em là điều đáng quan tâm. Là
giáo viên trực tiếp giảng dạy tại trường tôi thấy cần phát triển khả năng ngôn
ngữ của các em. Chính vì lý do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Nâng cao hiệu
quả hoạt động luyện nói trong tiết tiếng việt cho học sinh lớp 1”.Tôi hy vọng

với biện pháp của bản thân tôi phần nào giúp học sinh có kỹ năng nói ngày một
tốt hơn.
II. Thời gian thực hiện và triển khai sáng kiến kinh nghiệm
- Nghiên cứu và thực hiện từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 4 năm 2012
- Nghiên cứu tại trường Tiểu học Bạch Hạc - Thành phố Việt Trì

B .PHẦN THỨ HAI :
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
Sống trong xã hội, con người luôn có nhu cầu giao tiếp với nhau và ngôn
ngữ đóng vai trò là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất. Có thể nói không
4


một nội dung nào mà ngôn ngữ không truyền đạt nổi, ngay cả các sắc thái tình
cảm sâu kín và tế nhị nhất. Để có được ngôn ngữ con người phải dày công rèn
luyện giữa một tập thể nói một ngôn ngữ nhất định. Như ta đã thấy trẻ em
không phải tự nhiên nói được muốn sử dụng công cụ giao tiếp quan trọng phải
trải qua quá trình rèn luyện phức tạp đặc biệt giai đoạn học sinh Tiểu học ngôn
ngữ của các em bắt đầu hình thành do vây ảnh hưởng nhiều yếu tố như xã hội,
yếu tố tâm sinh lý.
II.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Ở bậc Tiểu học, môn Toán và môn Tiếng Việt cùng với các môn học khác
đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách và khả năng học tập
của HS. Đặc biệt, Học Vần là một phân môn có ý nghĩa quan trọng trong
chương trình giảng dạy môn Tiếng Việt.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy học sinh lớp 1 tại trường. Tôi nhận thấy
các em còn mắc nhiều lỗi về thói quen phương ngữ. Ngoài ra cũng chưa kể
hết việc HS nói ngọng các cặp phụ âm khác như ch/tr; s/x hoặc thanh (~) sắc
(/), nói ngọng sai các vần: ang, ác, ăn, ưn, ân, ich,…

Như vậy chúng ta có thể thấy ngay rằng việc nói sai sẽ dẫn đến nhiều tác
hại như làm sai lệch nội dung của văn bản, viết sai, hiểu sai ý định biểu đạt của
nội dung bài
Ở lớp, phần luyện nói được biên soạn theo các chủ đề với nội dung rất
phong phú, đa dạng. Không chỉ với mục đích rèn nói mà nó còn giáo dục lòng
yêu quê hương Đất Nước, yêu thiên nhiên, giáo dục đạo đức lối sống, giúp HS
tiếp cận với những thông tin thời sự cập nhật qua các văn bản hành chính, giúp
HS có kĩ năng ứng sử giao tiếp trong cuộc sống…Chính lẽ đó mà thông qua
phần luyện nói GV cần liên hệ thực tế và giúp các em rút ra những bài học sâu
sắc nhất thì có GV lại còn vô tình quên việc này.
Với HS lớp 1 tôi áp dụng sáng kiến, qua giảng dạy tôi thấy có một số thuận
lợi và khó khăn sau:
5


* Thuận lợi: Hầu hết các em thích môn Tiếng Việt đặc biệt là phần luyện nói
là những bài có nội dung rất gần gũi với cuộc sống thực của các em, phù hợp
với tâm lý lứa tuổi nên có tác dụng khơi dậy trí tò mò, lòng ham hiểu biết ở các
em. Các em có ham muốn tìm hiểu nhiều vấn đề mà cuộc sống diễn ra xung
quanh.
* Khó khăn: Trường Tiểu học Bạch Hạc là một trường vùng ven của thành
phố, trình độ dân trí chưa cao. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 1 của
trường ngay buổi đầu tôi thấy khả năng ngôn ngữ của các em cần lưu ý một số
học sinh còn nói ngọng, nhiều em chưa phân biệt được các tiếng có phụ âm l/n,
ch/tr ,s/x, đ/l… Bên cạnh đó phải có tới 2/3 số phụ huynh HS trong lớp đi làm
kinh tế xa, gửi con lại cho ông bà đã già, chưa thực sự quan tâm đến việc học
hành của con em mình. Điều này đã ảnh hưởng gián tiếp đến việc học của các
em. Nhiều gia đình HS còn gặp khó khăn nên chưa thực sự quan tâm đến việc
học tập của con em mình.
*.Nguyên nhân:

* Khách quan: Bạch Hạc là một Phường vùng ven của Thành phố nên điều
kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều em gia đình nằm trong hộ nghèo
nên bản thân phụ huynh mải làm ăn chưa quan tâm thực sự đến việc học của
con em mình.
Địa bàn dân cư sống thưa thớt nên việc tiếp xúc của các em với xã hội còn
nhiều hạn chế dẫn đến các em nói ngọng ngay từ lúc còn bé.
* Chủ quan: Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế chưa theo
kịp với các trường trong Thành Phố nên việc truyền tải kiến thức đến cho các
em chưa được phong phú.
III.CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ LUYỆN NÓI TRONG
TIẾT TIẾNG VIỆT CHO HS LỚP 1.
6


Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy thì đòi hỏi người GV phải nhận thức
đúng về vị trí và tầm quan trọng của việc rèn nói cho HS đặc biệt với phân môn
Học Vần . Bởi vì, phân môn này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập và
ứng xử trong cuộc sống của các em.
Khi dạy mỗi phần luyện nói khác nhau thì bắt buộc GV phải có cách tổ
chức luyện nói khác nhau. Tuy nhiên tuyệt đối không được thay đổi phần cứng
của phương pháp giảng dạy mà trong sách thiết kế đã trình bày rất cụ thể.
Để giải quyết vấn đề tôi tiến hành điều tra thực trạng hoạt động luyện nói
của học sinh lớp 1B tại trường vào thời điểm đầu tháng 10 năm 2011. Cụ thể
như sau.
Lớp TSHS
1B
30

Giỏi
10


%
33,3

Khá
8

% T.Bình
26,7
7

%
23,3

Yếu
5

%
16,7

Để các em đạt kết quả cao trong học tập tôi đã vận dụng một số phương
pháp và biện pháp sau.
1. Điều trước tiên, tôi phải xác định và nắm từ mục tiêu chính của chủ đề
cần luyện nói là gì? Chính chủ đề là điểm tựa, gợi ý cho phần luyện nói. Gợi
ý sao để tất cả HS đều được nói, không đi quá xa với chủ đề.
- Chẳng hạn như: Chủ đề “Nói lời cảm ơn”, “Giúp đỡ cha mẹ” ,”Con ngoan
trò giỏi” ”Những người bạn tốt”….. Nếu đi quá sâu vào chủ đề sẽ dễ lẫn sang
dạy đạo đức. Vì thế, để khắc phục điều này, tôi chỉ định hướng cho các em câu
hỏi gợi ý xoay quanh vấn đề trọng tâm cần luyện nói:
- Em hãy kể cho cô và các bạn trong nhóm nghe về những lần mình đã

cảm ơn ai đó về điều gì?
- GV khơi gợi để cho HS thấy và trả lời được hình ảnh trong SGK là một
chị cho bé quả bóng và khi được cho quả bóng thì phải biết nói lời cảm ơn .
- Hoặc kể những việc em đã làm để giúp đỡ cha mẹ của mình ?

7


- Kể những việc đã làm thể hiện em đó cố gắng để trở thành một người
con ngoan trong gia đình, một người trò giỏi của trường học? …..
- Hoặc những chủ đề về “Biển cả”, “Thung lũng, suối, đèo”,“Hươu, Nai,
Gấu, Voi, Cọp” “Sẻ, ri, bói cá, le le” “Gió, mây, mưa, bão, lũ”…rễ lẫn sang
việc dạy tự nhiên và xã hội. Do đó, tôi cũng cố gắng giúp học sinh bằng cách
gợi ý những câu hỏi thật sát với chủ đề không sa đà tìm hiểu về đời sống của
các động vật, sự vật, hiện tượng,….Chẳng hạn những chủ đề về các sự vật,
hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên.
VD: Bài 38 : Gió, mây, mưa bão, lũ
- Cho học sinh xem một số tranh ảnh liên quan đến các hiện tượng đó, Hs sẽ
nêu được tên của các sự vật trên. Sau đó, GV chỉ cần nêu câu hỏi gợi ý để các
em cùng thảo luận với nhau về những tác hại, hoặc những cách nào để ngăn
chặn, bảo vệ khi chúng xảy ra.
? Trong tranh vẽ gì.
? Trên đường đi học về gặp ma em làm thế nào.
? Khi nào em thích có gió.
? Trước khi mưa to em thường thấy gì trên bầu trời.
? Em biết gì về bão lũ.
- Những chủ đề nói về động vật : GV có thể cho các em sắm vai tên của các
con vật trong rừng cần luyện nói. Nêu lên nhận xét riêng của em về chúng(Em
yêu, không thích con vật nào đó? Nói lên cảm nhận của mình: tại sao em lại
yêu, không thích con vật đó?)

VD: Bài 42 : Hổ, Gấu, Báo, Hươu, Nai, Voi.
? Trong tranh vẽ gì.
? Những con vật này sống ở đâu.( Lưu ý cách trả lời của HS có thể là trong
rừng và đôi khi trong sở thú)
8


? Trong những con vật này con nào ăn cỏ.
? Con nào thích ăn mật ong.
? Con nào to xác nhưng lại rất hiền lành.
? Em còn biết con vật nào ở trong rừng nữa.
? Em có biết bài thơ hay bài hát nào về những con vật này không. Em đọc hay
hát cho cả lớp cùng nghe.
Hoặc phần luyện nói là một đoạn truyện
VD: Bài 51: Chia phần
- GV kể mẫu kèm theo các tranh minh họa.
- Sau khi kể xong GV khơi gợi để cho hS kể theo từng nội dung bức tranh và
chốt được nội dung câu chuyện.
? Hai anh đi săn làm sao.
? Họ có chia được ba con sóc thành hai phần bằng nhau không.
? Nhờ đâu mà họ chia được
? Trong cuộc sống chúng ta phải biết làm gì.
2. GV nắm bắt thực tế về khả năng nói của từng em để đưa ra phương pháp,
hình thức dạy luyện nói phù hợp với đối tượng.
- Phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi ý cho từng nhóm đối tượng tuỳ nội dung
từng bài.
- Tùy theo từng chủ đề mà tôi có định hướng cho học sinh khi luyện nói. Khi
đặt câu hỏi để giúp các em biết cách nói cho sát nội dung bài . Tôi phải chuẩn
bị và dự trù thêm 1 số câu hỏi cho từng đối tượng, đi từ câu hỏi tổng quát, rồi
mới gợi ý bằng những câu hỏi nhỏ( Khi các em lúng túng sẽ dễ dàng có cơ sở

theo sự định hướng của cô để rèn nói)
9


- Chuẩn bị tranh ảnh, phương tiện dạy học phục vụ cho phần luyện nói thêm
sinh động, hứng thú.
- Ngoài những tranh ảnh được cung cấp, tôi cùng với các bạn trong khối sưu
tầm thêm 1 số tranh ảnh, đồ dùng khác liên quan đến bài dạy để phần luyện nói
thêm phong phú, gần gũi.
- Chẳng hạn như: với các chủ đề nói về : cây cối, hoa trái ( đưa những vật
thật, tranh ảnh của những tờ ap-phích, hình trên lịch, hình chụp….
3. Phân các chủ đề ra thành nhiều nhóm khác nhau để chọn lựa phương
pháp và hình thức khác thay đổi cho phù hợp với cá nhân, nhóm, đối thoại,
độc thoại…
- Với những chủ đề gần gũi với học sinh như: Chủ đề: Ba má; Quà quê; Nhà
trẻ; Bé và bạn bè; Người bạn tốt; Điểm 10; Bữa cơm… Giáo viên gợi mở cho
HS nói qua vốn hiểu biết thực tế của các em, chọn lựa những hình thức học tập,
trò chơi v.v…
Chẳng hạn như:
 Chủ đề nói về gia đình:”Ba má” “Bà cháu”… có thể cho học sinh sắm
vai nhân vật thể hiện tình cảm của ông bà, ba mẹ đó yêu thương, quan tâm,
chăm sóc em . Hoặc những tình cảm , việc làm của em thể hiện sự hiếu thảo
của một người cháu, người con đối với ông bà, cha mẹ của mình.
- Với những chủ đề lạ, khó hơn: chủ đề: Vó bè; Suối đèo thung lũng; Lễ
hội; Ao, hồ, giếng; Đất Nước ta tuyệt đẹp; Ba Vì; Ruộng bậc thang…
Chủ đề Vó bè : Cho Hs quan sát tranh thật kỹ , GV giới thiệu trực tiếp đó
chính là vó bè. Gợi ý để các em nói được dụng cụ đó được đặt ở đâu? dùng
để làm gì ?
Chủ đề Ba Vì : Sau khi HS quan sát tranh xong, GV giới thiệu trực tiếp
luôn: Tranh vẽ cảnh ở Ba Vì. Núi Ba Vì thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây.

10


Tương truyền cuộc chiến giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh đã xảy ra ở đây. Sơn Tinh
ba lần làm núi cao lên để chống lại Thủy Tinh và đã chiến thắng. Núi Ba Vì
chia thành ba tầng , cao vút, thấp thoáng trong mây. Lưng trừng núi là đồng cỏ
tươi tốt, ở đây có nông trường nuôi bò, có sữa nổi tiếng . Lên một chút nữa là
rừng quốc gia Ba Vì. Xung quanh Ba Vì là thác, suối, hồ, có nước trong vắt .
Đây là một khu du lịch nổi tiếng. Gợi ý cho các em nêu lên những cảnh vật có
trong bức tranh đó? Cảm nhận về cảnh vật ở đó như thế nào?( Thích hay không
thích? Tại sao thích?)
GV có thể mở rộng chủ đề luyện nói về các vùng đất có nhiều cảnh đẹp ở đất
nước ta, hoặc của chính ngay địa phương mình.
* Do học sinh còn nhỏ nên các em nhận thức một cách thụ động. Hoặc phát
biểu thì chỉ dừng lại ở chỗ trả lời những câu hỏi cụ thể đưa ra. Do vậy, để giúp
cho các em làm quen và phát triển khả năng nói, tôi đó:
a) Gợi ý bằng hệ thống câu hỏi qua phương pháp đàm thoại:
-

Bước đầu chỉ dừng lại ở việc: “Thầy hỏi – trò đáp”. Dựa trên lời nói của

HS, GV sẽ chỉnh sửa câu nói sao cho rõ, gọn, đủ ý, diễn đạt ý theo nội dung
câu hỏi xoay quanh chủ đề.
b) Sử dụng tranh ảnh, đồ dùng trực quan:
- HS quan sát tranh và diễn đạt lại những gì đó được quan sát khi nhìn tranh.
Mỗi hình vẽ trong tranh là 1 tình huống thể hiện chủ đề của bài.
- Khi HS đó quen với việc luyện nói, GV sẽ nâng dần hình thức trong quá trình
dạy luyện nói:
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi mở thật kỹ. Ban đầu là những câu hỏi dễ dành
cho HS chọn và giúp cả lớp có được những ý chính của chủ đề cần được nói.

Sau đó câu hỏi được nâng dần cao hơn, khái quát hơn.
11


- Chẳng hạn như: với chủ đề “Chợ tết”: GV cho HS nghe nhạc hát về ngày
tết: các em sẽ dễ dàng hình dung và nhận ra ngay chủ đề cần phải luyện nói về
ngày tết.
- GV đưa ra 1 số câu hỏi mở để từng cá nhân có thể trả lời dễ dàng khi quan
sát hình vẽ về ngày tết:
- Tranh vẽ cảnh gì?
- Trong tranh con thấy có ai và có những gì? Họ đang làm gì?
- Con đã đi chợ tết bao giờ chưa?
- Một số câu hỏi khác khái quát hơn để các nhóm cùng thảo luận, diễn đạt ý
hoàn chỉnh, thành 1 đoạn văn:
- Mọi người khi đi chợ tết như thế nào?
- Ba mẹ trong gia đình con thường mua những gì khi đi chợ tết?
- Hoặc khi dạy chủ đề về “ Biển cả”:
- Phong cảnh biển đẹp như thế nào?
- Biển có gì? Nước biển màu gì?
- Âm thanh của biển ra sao?
- Em hãy kể về những lần đi tắm biển với gia đình?
- Tại sao em thích biển?
c) Tổ chức các hoạt động trò chơi, tạo hứng thú, giúp các em mạnh dạn, tự
tin, tích cực tham gia trong quá trình luyện nói.
-

Chẳng hạn như chủ đề: Nặn đồ chơi; Áo choàng, áo len, áo sơ mi; Ghế đẩu,

ghế xoay, ghế tựa; Phim hoạt hình; Đọc truyện tranh… HS sẽ được tham gia
chơi nặn hình bằng đất, tô màu, vẽ tranh, hay chọn các loại áo thích hợp với

thời tiết…

12


d) Tổ chức luyện nói theo hình thức cá nhân, nhóm đôi, nhóm sáu, tổ,
lớp… HS sẽ tự nói cho nhau nghe cùng trao đổi những nhận biết và bày tỏ
cảm xúc của mình về nội dung chủ đề.
Có thể tổ chức luyện nói theo nhóm đôi hai em kể cho nhau nghe về chủ đề
sông nước vì chủ đề này rất sát thực với các em, các em có thể nói ngay được.
Phương pháp quan sát, động viên khen thưởng:
Trong tiết dạy, tôi thường chú ý đến HS ít nói, thụ động, đặt những câu hỏi
dễ động viên các em cùng tham gia nói. Đối với những em khá giỏi tôi sẽ
khuyến khích, gợi mở bằng những câu hỏi khái quát hơn để giúp các em tự tin,
mạnh dạn trình bày ý kiến, cảm xúc của mình 1 cách chân thành.
*Từ những vấn đề trên dể xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn nói cho HS lớp
1 cần căn cứ vào :
- Sách giáo khoa, sách giáo viên môn Tiếng Việt 1
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III(2003-2007)
- Tài liệu bồi dưỡng hè môn Tiếng Việt
- Các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở Giáo dục, phòng GD&ĐT Thành
phố Việt Trì hướng dẫn giảng dạy các môn học ở Tiểu học.
- Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học
- Chuẩn kiến thức kỹ năng môn Tiếng Việt ở Tiểu học
Việc hình thành kỹ năng nói cho học sinh có vai trò quan trọng trong sự phát
triển ngôn ngữ, là công cụ để học tập và giao tiếp..
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Kết quả đạt được: Qua việc áp dụng những kinh nghiệm theo hướng của
sáng kiến vào giảng dạy lớp 1B tại trường tôi kiểm tra lại vào thời điểm
cuối tháng 4 năm 2012 kết quả thu được như sau:

Lớp

Trước khi áp dụng sáng kiến

Sau khi áp dụng sáng kiến

1B

TSHS: 30

TSHS: 30
13


Giỏi: 10 HS

Tỷlệ: 33,3%

Giỏi: 21 HS

Tỷ lệ: 70%

Khá: 8 HS

Tỷ lệ: 26,7%

Khá: 5 HS

Tỷ lệ: 16,7%


T.B: 7 HS

Tỷ lệ: 23,3%

T.B: 3 HS

Tỷ lệ: 10%

Yếu: 5 HS

Tỷ lệ: 16,7%

Yếu: 1 HS

Tỷ lệ: 3,3%

Học sinh:
-

Rất hứng thú khi học phân môn TV, nhất là trong hoạt động luyện nói.

-

Lớp học sinh động, HS tham gia tích cực phát biểu hăng hái.

-

Các em biết trả lời, diễn đạt ý nghĩ, cảm xúc của mình một cách tự nhiên,

chân thật.

-

Khoảng 70% HS nói thành 1 đoạn văn ( 3, 4 câu) đúng với nội dung chủ đề

cần luyện nói.
-

Những em nhút nhát, rụt rè, thụ động đó nhanh nhẹn hơn, tích cực hơn.

Biết tham gia vào mọi hoạt động trong quá trình luyện nói một cách chủ động.
-

Biết ứng xử các tình huống trong khi giao tiếp 1 cách nhạy bén, ngoan, lễ

phép hơn.
Giáo viên:
-

Lúc đầu tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc giúp các em luyện nói.

-

Đa số HS chỉ biết trả lời theo câu hỏi 1 cách thụ động, diễn đạt ý kém.

Nhưng với sự hỗ trợ của Ban giám hiệu, tổ khối và bằng sự cố gắng, lòng
quyết tâm của bản thân tôi đã kiên nhẫn rèn luyện, uốn nắn, chỉnh sửa “ từng
lời ăn tiếng nói” cho mỗi em.
-

Học hỏi thêm kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp, tham khảo sách vở để


lựa chọn nhiều hình thức tổ chức giúp các em trong quá trình luyện nói.

C. PHẦN THỨ BA:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
14


Việc nghiên cứu, viết bản sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mong muốn
không chỉ riêng tôi mà mọi GV Tiểu học đều sẽ hiểu rõ vai trò và tầm quan
trọng của bộ môn Tiếng Việt để trong quá trình giảng dạy, rèn tốt cho HS kỹ
năng nói và khả năng cảm thụ của HS.


Bài học kinh nghiệm:
Qua quá trình dạy các môn học ở Tiểu học, tôi thấy: Để đạt được hiệu

quả và chất lượng cao ở mỗi môn học không phải là việc dễ làm. Hơn nữa HS
tiểu học nói chung và HS lớp 1 nói riêng rất hiếu động song lại có tâm lý thích
bắt chước. Chính vì vậy những lời nói, cử chỉ, thao tác của GV được coi là mẫu
cần phải hết sức chuẩn chỉ. Trong tiết học tiếng việt , thao tác mẫu của GV
được coi là quan trọng nhất là việc nói của GV. Khi nói , tối thiểu nhất GV phải
làm nói chính xác, rõ ràng và thể hiện được ý nghĩa biểu cảm của văn bản.
- Luôn tạo cho HS những tâm thế học tập tốt, khích lệ HS đúng lúc, kịp
thời, tuyệt đối không tiết kiệm lời khen. Điều đó giúp HS có hứng thú học tập
tốt.
- Quan tâm chỉnh sửa kịp thời những lỗi sai của HS, giúp HS tự đánh giá
được kết quả nói của mình. Từ đó các em sẽ cố gắng vươn lên để luyện nói
được tốt hơn.
- Tổ chức tốt các trò chơi luyện nói, giúp HS ham thích môn học, có

những cách thể hiện tốt.
- Liên hệ giáo dục phải sát hợp với thực tế của lớp, trường, địa phương
và cuộc sống thực của các em.
Việc dạy cho học sinh kỹ năng luyện nói tốt không phải là việc làm một
sớm một chiều. Song thông qua tất cả các môn học trong trường Tiểu học, GV
đều có thể rèn nói cho HS ở mọi lúc, mọi nơi. Kỹ năng nói có tác dụng và vai
trò quan trọng đối với HS Tiểu học, là nền móng để các em đi vào kho tàng tri
thức bằng ngôn ngữ của mình.

15


Tuy nhiên, với khả năng của bản thân còn hạn chế, bài viết cũng chỉ đáp ứng
được phần nào khía cạnh của việc dạy Tiếng Việt mà thôi. Trong việc trình bày,
hướng thực hiện, cách giải quyết vấn đề còn nhiều khiếm khuyết mà tôi chưa
nhận ra. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự cảm thông của các cấp lãnh đạo và
của đồng nghiệp. Đặc biệt tôi rất mong sự góp ý chân thành, chỉ bảo tận tình
của các cấp lãnh đạo và của đồng nghiệp để tôi thấy được cái chưa được của
bản sáng kiến kinh nghiệm này, từ đó sẽ biến lý luận thành thực tiễn góp phần
giáo dục toàn diện cho HS. Bên cạnh đó, tôi cũng mạnh dạn nêu một số kiến
nghị sau :
 Kiến nghị:
- Các cấp lãnh đạo cần tăng cường tổ chức các chuyên đề Tiếng Việt đặc biệt
là phân môn học vần, đây chính là hình thức học tập, bồi dưỡng, trao đổi kinh
nghiệm dạy học. Tạo điều kiện cho GV từng bước nâng cao trình độ, năng lực
chuyên môn nghiệp vụ và mở rộng tầm hiểu biết của mình.Tạo điều kiện cho
giáo viên được tham gia giao lưu, học tập, tập huấn về đổi mới phương pháp
dạy học, bố trí nhiều tiết dạy mẫu..để giáo viên tham khảo vận dụng vào từng
đối tượng học sinh.
- Các cấp quản lý giáo dục cần tạo cơ hội và động viên kịp thời khi giáo viên

có những sáng kiến hay dù là nhỏ nhất.
- Tăng cường quan tâm việc cung cấp thiết bị, đồ dùng dạy học như tranh ảnh,
băng đĩa hình, ti vi, đầu đĩa , màn chiếu… phục vụ bài dạy.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi và một số kiến nghị, đề xuất
nhằm đẩy cao chất lượng nói của học sinh. Một lần nữa tôi mong nhận được ý
kiến đóng góp chân thành của các bạn đồng nghiệp và sự đánh giá của các cấp
lãnh đạo.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Bạch Hạc, ngày 20 tháng 10 năm 2012
Người thực hiện
16


Hoàng Thị Bích Hường

TÀI LIỆU THAM KHẢO
17


TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11

Tên tác giả
Lê A, Nguyễn Trí
Phan Thiệu
Hoàng Tuệ
Lê Phương Nga

Nguyễn
Thản
Lê Xuân Thại

Tên tác phẩm
Phương pháp dạy học Tiếng Việt
Dạy nói cho trẻ em
Giáo trình việt ngữ 1
Dạy tập đọc cho Tiểu học
Sách Tiếng Việt TH chương trình

mới
Chương trình Tiếng Việt Tiểu học
Kim Rèn luyện về ngôn ngữ
Ngôn ngữ là gì?
Tạp chí Thế Giới trong ta
Tài liệu tập huấn thay sách Tiếng
Việt 1
Hướng dẫn chuẩn kiến thức, kỹ

Nhà xuất bản
Giáo dục

Giáo dục
Giáo dục
Giáo dục
Giáo dục
Giáo dục
Khoa học
Khoa học

Giáo dục

năng các môn học ở Tiểu học (lớp 1)

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
CẤP TRƯỜNG
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
18


…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
CẤP THÀNH PHỐ
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

19



×