Tải bản đầy đủ (.pptx) (26 trang)

Slide ống kính máy ảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 26 trang )

Ống Kính


Mua máy ảnh DSLR: ống kính quan trọng hơn thân máy?


1



Lỗi cơ bản thường gặp.



Lỗi này không hoàn toàn nằm ở phía người dùng.

• Hệ quả.


Thành phần của ống kính và chất lượng
ảnh

• Mỗi ống kính chứa rất nhiều thấu kính.
• Mỗi nhóm trong ống kính nhằm hội tụ chùm ánh sáng để tạo
hình ảnh chính xác ở cảm biến máy ảnh. Mục đích là để hạn
chế thấp nhất quang sai khi sử dụng ít dụng cụ và giá cả
không phải đắt nhất.

2



3

Những vấn đề kể trên đều có thể xuất hiện ở một mức độ nào đó với bất kì ống kính nào. Khi một ống
kính được xem là có chất lượng quang học thấp hơn các ống kính khác thì rõ ràng là do những vấn đề
trên. Một số ống kính có chất lượng tốt hơn các ống kính khác phụ thuộc chính vào các tiêu chí dưới
đây


Ảnh hưởng của chiều dài tiêu cự



Tiêu cự ống kính quyết định góc ngắm, theo đó quyết định lượng
đối tượng sẽ được phóng đại cho một vị trí chụp ảnh nhất định. Ống
kính góc rộng có chiều dài tiêu cự nhỏ, trong khi ống kính chụp ảnh
từ xa có chiều dài tiêu cự tương ứng lớn hơn.

4


5

•Nhiều người sẽ nói rằng tiêu cự cũng ảnh hưởng đến chiều sâu của
một hình ảnh nhưng thật ra chiều sâu chỉ thay đổi khi vị trí của người
chụp tới vật thay đổi.

•Nếu người chụp cố gắng chụp cùng một vật trong khung hình với cả
góc xem rộng và ống kính chụp xa thì chiều sâu thay đổi vì người đó buộc
phải lại gần hoặc xa vật. Chỉ trong hoàn cảnh này, ống kính góc rộng mới
tăng hoặc giảm chiều sâu, trong khi ống kính chụp xa thì làm phối cảnh

như phẳng hơn.


6

Ống tele

Ống góc rộng


Bảng dưới đây cung cấp tiêu cự cần được xem để chọn góc rộng hay ống kính tele. Xin hãy lưu ý là tiêu cự trong danh
sách dưới đây chỉ là khoảng tiêu cự nên sử dụng thực tế có thể sẽ khác; nhiều ống kính chụp xa được sử dụng khi chụp
phong cảnh có thể làm giảm chiều sâu của ảnh.

Chú ý: Tiêu cự ống kính dành cho máy ảnh 35mm tương ứng. Nếu bạn có máy ảnh SLR, compact hoặc máy ảnh số thì kích thước cảm biến có thể khác nhau.

7





Tiêu cự ống kính có thể ảnh hưởng đến các thành phần khác.
Ống kính chụp xa dễ bị ảnh hưởng khi máy bị rung vì chỉ cần một chuyển



động nhỏ cũng sẽ bị phóng đại trong phạm vi bức ảnh, tương tự như khi bị
rung khi xem ống nhòm ở chế độ zoom lớn.




Ống kính góc rộng chống lóe sáng tốt hơn, một phần vì các nhà thiết kế giả
sử rằng ánh sáng mặt trời dễ lọt vào khung hình hơn khi góc xem rộng hơn.



Một điểm khác nữa là ống kính chụp xa và trung bình thường có chất lượng
quang học tốt hơn với cùng mức giá.

8


Các loại ống kính
Nhiếp ảnh phổ thông có 4 loại ống kính.

1.

Ống kính trung bình (normal)

2.

Ống kính góc rộng (wide-angle)

3.

Ống kính télé ( ống kính tiêu cự dài, ống kính tầm xa)

4.


Ống kính zoom (đa tiêu cự)

9


Ống kính trung bình (normal)

10

Là ống có độ dài tiêu cự tương đương đường chéo khung phim hoặc cảm biến của máy ảnh dùng ống kính này. Chẳng
hạn máy ảnh phim 35mm, kích thước khung phim là 24mm x 36mm có đường chéo là 43mm thì tiêu cự trung bình là từ
45mm - 55mm. Nhiều người bảo ống có tiêu cự tầm trung này tương đương góc nhìn của mắt người, phù hợp với nhiều
tình huống chụp.
* Đặc tính của ống kính trung bình:





Góc thu hình khoảng 45°, xấp xỉ góc nhìn phối cảnh như mắt người.
Chủ đề giữ đúng tỷ lệ, không bị biến dạng.
Đa dụng trong nhiều hoàn cảnh chụp.


Ống kính góc rộng (wide-angle)

11

Là ống kính có tiêu cự ngắn hơn và dĩ nhiên góc thu hình rộng hơn ống kính 35mm đối với máy ảnh DSLR Full-Frame.


Nói về cái ống 35mm được nhiều người chụp ảnh chuyên nghiệp "xem" là ống tiêu chuẩn (normal) nhưng bản chất nó là
ống wide. Loai ống góc rộng này sử dụng trong ảnh đại cảnh, kiến trúc... và đắc dụng khi ghi hình ở hoàn cảnh bị hạn
chế góc chật, hoặc người dùng muốn có hiệu ứng góc rộng. Với loại ống góc rộng, chỉ cần thay đổi nhỏ trong góc chụp
(vị trí đặt máy) có thể làm một khung ảnh bình thường trở nên độc đáo và ngược lại.

* Đặc tính của ống kính góc rộng:





Góc thu hình từ 60° - 180°
Vùng ảnh rõ (dof) rất sâu
Tăng sự nổi bật của chủ đề ở gần trong phối cảnh rộng, ống càng
có tiêu cự ngắn, hiệu ứng này càng tăng.



Đường chéo là phần mạnh nhất trong tầm nhìn góc rộng, kéo hướng
nhìn về hộ tụ rất xa. chẳng hạn con hẻm cụt có thể như một ngõ
sâu hun hút.



Hạn chế các chủ đề hình dạng tròn, mặt người ở gần góc và cạnh




Ống kính télé ( ống kính tiêu cự dài, ống kính tầm xa)

Là ống kính có độ dài tiêu cự lớn hơn tiêu cự của ống kính normal. Loại ống này cho ta góc nhìn
hẹp đến rất hẹp, tức là khuếch đại rất lớn các thành phần nhỏ của chủ đề trong khung ảnh. Vì
vậy, ống tele hữu dụng khi cần lấy chi tiết một chủ đề mà ta không thể tiếp cận. Ống có tiêu cự
càng dài thì độ khuếch đại hình ảnh càng lớn và khoảng ảnh rõ càng mỏng. Phối cảnh chụp bởi
ống kính tele có hiệu ứng "mỏng/ dẹt", các mặt phẳng trong khung sát lại với nhau, có thể tạo
bố cục độc đáo nhưng cũng tạo đối tượng ở xa to hơn bình thường như mặt trăng/ mặt trời.

* Đặc tính của ống kính télé:






Độ khuếch đại lớn
Vùng ảnh rõ mỏng, tách chủ đề với hậu cảnh (xoá phông)
Tiêu cự càng lớn, phối cảnh bị dồn ép lại, chiều sâu ảnh giảm
Dài và nặng hơn các loại khác

12


13

Ống kính Canon 800mm f/5.6 Fixed Super Telephoto IS USM


Ống kính zoom (đa tiêu cự)




14

Là ống kính thay đổi được tiêu cự. Nếu tiêu cự thay đổi trong khoảng tiêu cự ngắn
được gọi là wide-zoom (chẳng hạn ống 14-24mm); nếu thay đổi trong khoảng tiêu
cự dài được gọi là tele-zoom (chẳng hạn ống 100-400mm); nếu thay đổi từ tiêu cự
ngắn đến tiêu cự dài thì được gọi đơn giản là zoom (chẳng hạn ống 18-200mm).






Đặc tính của ống kính zoom:
Cơ động của nhiều tiêu cự.
Có thể chụp zoom in / zoom out
Phù hợp với nhiều hoàn cảnh cần phản ứng nhanh


15

Ống kính Sigma 150-600mm F/5-6.3 DG OS HSM


Ống kính đặc biệt:Ống kính macro và ống kính Fisheye
Các loại ống kính thông thường có khoảng cách lấy nét tối thiểu

Ống macro thường được dùng để chụp các loại côn trùng, bò sát,

xấp xỉ gấp 10 lần độ dài tiêu cự.


hoa lá nhỏ, các chi tiết nhỏ phục vụ nghiên cứu. Người ta còn gắn
thêm các ống nối (tube) để tăng độ khuếch đại.

Nên loại ống kính macro hay micro là ống kính một tiêu cự được
thiết kế đặc biệt để có thể lấy nét cực gần và cho hình ảnh cực

Một ống kính góc rộng khác là ống fish-eye có góc thu hình rất

nét ở cự ly gần. Ống macro thường có tỷ lệ phóng đại 1:1 tức là

rọng và tạo hiệu ứng cong méo. Tất cả đường thẳng không đi qua

kích thước vật thể bao nhiêu trong thực tế thì trên bề mặt phim

tâm đều bị uốn cong, càng xa tâm càng cong.

hay cảm biến ảnh cũng có kích thước như vậy.

Ống kính Macro

Ống kính

Nikon 200mm

Fisheye Nikon

f/4

16mm f/2.8


16


Những ống kính phổ biến nhất cho máy
ánh số DSLR

17


18

Ống kính khác nhau của các hãng Canon, Nikon, Olympus,
Pentax, Tamron, Tokina, Sigma, Minolta


5 ống kính được ưa chuộng nhất, xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1-5:

1.

Canon EF 70-200mm f/2.8L IS USM Telezoom (Ống góc rộng, tê-lê, có chống rung, chống
ồn, căn nét tự động)

2.

Nikon 50mm f/1.8D AF Nikkor (Ống tiêu chuẩn, góc rộng, căn nét tự động)

3.

Canon EF 50mm f/1.8 II (Ống tiêu chuẩn, góc rộng, căn nét tự động thế hệ 2)


4.

4. Canon EF 50mm f1.4 USM Telephoto (Ống tiêu chuẩn góc rộng, căn nét tự động,
chống ồn)

5.

19

5. Canon EF 24-70mm f/2.8L USM (Ống góc rộng tê-lê trung bình, chống ồn, căn nét tự


Các ống kính Canon được ưa chuộng nhất

1.

Canon EF 70-200mm f/2.8L IS USM Telezoom Lens - Ống kính góc rộng hạng sang trọng, chống rung, chống ồn; tốc độ nhanh, phù hợp cho chụp
chân dung, đám cưới, thể thao với nhiều cự ly khác nhau. Ống này tương đối nặng và giá khá đắt.

2.
3.
4.

Canon EF 50mm f/1.8 II Lens - Ống kính tiêu chuẩn, góc rộng thế hệ 2, một ống kính cho ảnh cực chuẩn với giá phải chăng.
Canon EF 50mm f1.4 USM - Ống tiêu chuẩn, góc rộng có độ mở lớn f/1.4 nhưng giá đắt hơn nhiều so với ống cùng tiêu cự f/1.8.
Canon EF 24-70mm f/2.8L USM - Ống zoom tiêu cự trung bình hạng sang trọng, thuận tiện chụp đa năng. Tốc độ nhanh hơn ống 24-105mm
nhưng không có chống rung.

5.


Canon EF 24-105mm f/4 L IS USM - Ống zoom hạng sang trọng, khẩu độ mở hẹp hơn ống 24-70 nhưng có chống rung và tiêu cự dài hơn, chụp đa
năng.

6.

Canon EF 70-200mm f/4L USM Telezoom - Mặc dù tốc độ không nhanh bằng ống 70-200mm f2.8 và không có chống rung, đây là một ống kính
cho hình ảnh sắc nét và có giá thấp hơn, trọng lượng nhẹ hơn.

7.

Canon EF-S 17-55mm f/2.8 IS USM - Ống kính đa năng, góc rộng, chống rung được nhiều người ưa chuộng.


Các ống kính Canon được ưa chuộng nhất

8. Canon EF 85mm f/1.8 USM Telephoto - Ống kính têlê tiêu cự cố định với khẩu độ mở lớn f/1.8 cùng tầm tiêu cự với ống f/1.2 nhưng giá rẻ hơn.
9. Canon EF 17-40mm f/4L USM - Ống kính góc cực rộng, tuy tốc độ (khẩu độ mở) không hẳn nhanh nhưng rất phù hợp chụp phong cảnh.
10. Canon EF 100mm f/2.8 Macro USM - Ống kính tiêu cự cố định, khẩu độ mở lớn, chụp cận cảnh phóng đại (marcro).


Các ống kính Nikon được ưa chuộng nhất:

1.
2.

Nikon 50mm f/1.8D AF Nikkor - Ống kính tiêu chuẩn, khẩu độ mở lớn cho hình ảnh cực sắc nét được đông đảo ưa chuộng bởi giá.
Nikon 18-200mm f/3.5-5.6 G ED-IF AF-S VR DX - Ống kính zoom có tầm tiêu cự rộng thuận tiện cho chụp đa năng dành riêng cho thân máy cảm
biến cúp nhỏ; có chống rung với giá cả phải chăng.


3.

Nikon 70-200mm f/2.8G ED-IF AF-S VR Zoom Nikkor - Ống kính được nhiều nhiếp ảnh gia đánh giá cao và nổi tiếng bởi chất lượng; có chống rung
và tốc độ tương đối nhanh phù hợp chụp chân dung, đám cưới, thể thao. Giá ống này tương đối cao.

4.
5.

Nikon 80-200mm f/2.8D ED AF Zoom Nikkor - Ống kính có tầm tiêu cự rộng và phổ biến mặc dù không có chống rung.
Nikon 105mm f/2.8G ED-IF AF-S VR Micro-Nikkor - Ống kính tiêu cự cố định với khẩu độ mở tương đối lớn; có chống rung và phù hợp cho chụp cận
cận cảnh phóng to (macro / micro).

6.

Nikon 17-55mm f/2.8G ED-IF AF-S DX Nikkor - Ống kính tốc độ tương đối nhanh cho thân máy cảm biến cúp nhỏ; tầm tiêu cự ngắn nhưng đủ phù
hợp với chụp du lịch hay trong nhà.

7.

Nikon 24-70mm f/2.8G ED AF-S Nikkor - Ống kính tốc độ tương đối nhanh với tầm tiêu cự rộng hơn ống 17-55mm. Nhiều nhiếp ảnh gia đánh giá
đây là một ống kính căn nét nhanh và cho hình ảnh sắc nét.

8.

Nikon 10.5mm f/2.8G ED AF DX Fisheye Nikkor Lens - Ống kính mắt cá góc cực rộng và khẩu độ mở tương đối lớn cho thân gắn cảm biến cúp nhỏ.


thanks!
Any questions?
You can find me at






Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×